Tải bản đầy đủ (.docx) (34 trang)

Cách ghi nhân danh trong các văn bản quốc ngữ thời kì đầu - Niên luận Ngôn Ngữ Học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (177.82 KB, 34 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

KHOA VĂN HỌC VÀ NGÔN NGỮ

NIÊN LUẬN
CHUYÊN NGÀNH: NGÔN NGỮ HỌC

Đề tài:

CÁCH GHI NHÂN DANH TRONG CÁC
VĂN BẢN QUỐC NGỮ THỜI KÌ ĐẦU
CBHD:
SVTH:
LỚP:
MSSV:

TP.HCM, ngày tháng 12 năm 2015


MỤC LỤC
DẪN NHẬP.........................................................................................................2
1. Lí do chọn đề tài............................................................................................2
2. Mục đích nghiên cứu.....................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................................3
4. Lịch sử vấn đề................................................................................................3
5. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................5
6. Ý nghĩa khoa học – thực tiễn.........................................................................6
7. Bố cục............................................................................................................6
Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN...............................................................................8
1.1 Sơ lược về lịch sử hình thành chữ quốc ngữ và những văn bản quốc ngữ


đầu tiên.................................................................................................................8
1.1.1 Về lịch sử hình thành chữ quốc ngữ.......................................................8
1.1.2 Về những văn bản chữ quốc ngữ thời kì đầu.........................................10
1.2

Vài nét về nhân danh học.........................................................................12

Chương 2: CÁCH GHI NHÂN DANH TRONG CÁC VĂN BẢN QUỐC NGỮ
THỜI KỲ ĐẦU..................................................................................................17
2.1 Họ.................................................................................................................17
2.2 Tên đệm.......................................................................................................20
2.3 Tên chính.....................................................................................................25
Chương 3: SO SÁNH CÁCH GHI NHÂN DANH TRONG CÁC VĂN BẢN
QUỐC NGỮ THỜI KÌ ĐẦU VÀ HIỆN NAY..................................................28
3.1 Khái quát quy tắc ghi nhân danh Việt Nam.................................................28
3.2 So sánh cách ghi Nhân danh qua hai thời kỳ...............................................28
KẾT LUẬN........................................................................................................35
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................36


DẪN NHẬP
1. Lí do chọn đề tài
Chữ Quốc ngữ là vốn quý của dân tộc Việt Nam, kể từ khi có chữ Quốc
ngữ, các tư liệu quý báu cũng như các tác phẩm văn học nghệ thuật hay khoa
học có nhiều thuận lợi để phát triển. Nguồn dữ liệu được lưu giữ trong chữ
quốc ngữ đã trở thành vốn quý cho rất nhiều ngành khoa học, nhân danh học
cũng không là một ngoại lệ. Có lẽ văn bản quốc ngữ xuất hiện cũng là lúc các
nhân danh xuất hiện đồng thời, được ghi dấu không ngừng nghỉ. Lật lại các
trang sách lịch sử ấy chúng tôi hy vọng sẽ cung cấp những vốn hiểu biết hữu
ích về cách ghi nhân danh trong những ngày đầu hình thành chữ quốc ngữ.

Trong vài chục năm trở lại đây, bộ môn khoa học Nhân danh học mới
thực sự được chú tâm nghiên cứu và phát triển. Cơng tác nghiên cứu cịn gặp
rất nhiều khó khăn do nguồn tài liệu cịn sơ sài, chưa được hệ thống hóa một
cách hồn chỉnh. Thế nhưng nhu cầu sử dụng các danh xưng trong cuộc sống
hàng ngày cũng như mong muốn hiểu biết về nó lại rất phong phú và đa dạng.
Với những nhu cầu cấp thiết đó, chúng tơi chọn đề tài nghiên cứu “Cách ghi
nhân danh trong các văn bản quốc ngữ thời kì đầu”.
2. Mục đích nghiên cứu
Ở Việt Nam, ngành Nhân danh học là một khoa học cịn non trẻ, chúng
tơi mong muốn rằng thơng qua đề tài này sẽ:
- Hệ thống hóa lại cách ghi nhân danh trong các văn bản quốc ngữ thời kì
đầu, từ đó nhìn thấy lịch sử phát triển của nhân danh tại Việt Nam góp phần đưa


ra những cứ liệu phục vụ cho công tác nghiên cứu nhân danh một cách khoa
học, dễ dàng.
- Cung cấp những kiến thức bổ ích để người Việt có những nhận thức đúng
đắn hơn về nhân danh học trong các cứ liệu ngôn ngữ học lịch sử.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Cách ghi nhân danh trong các văn bản quốc ngữ
thời kì đầu.
Phạm vi nghiên cứu: Trong phạm vi niên luận này, chúng tôi tiến hành
khảo sát các văn bản quốc ngữ thời kì đầu thuộc thế kỉ 17-18.
4. Lịch sử vấn đề
Nhân danh học là một trong hai chuyên ngành lớn thuộc nhân xưng học
bên cạnh địa danh học, ngành này chủ yếu nghiên cứu các khía cạnh xung
quanh tên người dưới góc nhìn ngơn ngữ học. Ở các nước Âu- Mĩ, khoa học
này ra đời khá sớm vào khoảng những năm cuối thế kỉ XIX với hàng trăm cơng
trình lớn nhỏ được công bố.
Ở Việt Nam, ngành khoa học này chưa nhận được sự quan tâm thỏa đáng

mặc dù đã xuất hiện từ lâu. Vào cuối thế kỉ thứ XVIII, nước ta đã có những loại
sách ghi tên các bề tơi nổi tiếng, những người đỗ tiến sĩ, có thể kể đến như:
“Đại Việt lịch triều đăng khoa lục” (1779) của Nguyễn Hoản; “Quốc triều đăng
khoa lục” (1894) của Cao Xuân Dục. Từ năm 1945 đến nay, rất nhiều cuốn từ
điển nhân danh Việt Nam ra đời, đáng chú ý nhất là: Nguyễn Huyền Anh với”
Việt Nam nhân danh tự điển” (1967): Trần Văn Giáp chủ biên cuốn “Lược
truyện các tác giả Việt Nam” (1971-1972); Nguyễn Quang Thắng và Nguyễn
Bá Thế với “Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam” (1992); không thể không nhắc


đến Nhật Tịnh- Nguyễn Thị Khuê Giung với “Sơ thảo tự điển biệt hiện Việt
Nam” (1975);…Tuy nhiên, những bài nghiên cứu quy mô vẫn chưa xuất hiện
nhiều bởi các nhà ngôn ngứ học vẫn cho rằng nhân danh chỉ mang tính chất
định tên, dán nhãn vào một sự vật, chưa mang nhiều thuộc tính ngơn ngữ. Các
nhà nghiên cứu đi tiên phong, phá vỡ quan niệm đó có thể kể đến như:
- Nguyễn Bạt Tụy( 1954), “Tên người Việt Nam”, liệt kê 308 họ và khảo
cứu cách đặt tên đệm, tên chính của người Việt Nam.
- Trịnh Huy Tiến (1961), “Các loại nhân danh Việt Nam” đề cập đến 15
loại danh hiệu và tên chính nhưng lại khơng nhắc đến họ và tên đệm.
- Nguyễn Kim Thản (1975), “Vài nét về tên người Việt” trình bày nguồn
gốc của một số họ người Kinh và đặc điểm của tên đệm, tên chính.
- Trần Ngọc Thêm (1976), “Về lịch sử hiện tại và tương lai của tên riêng
trong người Việt”, nêu chức năng của tên người trong đời sống xã hội cũng như
gợi ý các nguyên tắc đặt tên chính.
- Phạm Tất Thắng (1988),” Một cách phân loại tên riêng trong tiếng Việt”,
“Các kiểu cấu trúc tên chính của người Việt”, “Vài nhận xét về yếu tố đệm
trong tên gọi của người Việt”, các tác phẩm nêu một cách tổng quan các nhận
định về tên chính, tên đệm cũng như bước đầu có cách phân loại tên riêng của
ngườiViệt.
- Lê Trung Hoa (1992), “Họ và tên người Việt Nam”, công bố 679 họ.

Năm 2002, sách được tái bản và bổ sung thêm với con số 938 họ. Và gần đây
nhất, sau rất nhiều cơng sức tìm tịi, nghiên cứu, ơng cho ra đời cuốn “Nhân
danh học” với 1.050 học của người Việt, nghiên cứu kĩ lưỡng và hệ thống các
thành phần của tên gọi bao gồm họ, tên đệm, tên chính,…và các khía cạnh khác
như danh hiệu, tước hiệu,…. Ơng cũng chính là người cho rằng đây là một bộ
môn khoa học gọi là Nhân danh học.


- Lin Vĩ Tuấn (2007), luận văn thạc sĩ” Vấn đề phiên dịch tên người Tiếng
Việt sang tiếng Hán”, nhận định những vấn đề khái quát về nhân danh người
Việt cũng như đưa ra hướng chuyển đổi tên người Việt sang tiếng Hán góp
phần đơn giản hóa cơng việc hành chính, giao tiếp xã hội của người Việt với
người Trung Quốc.
- Vũ Gia Kiêm ( 2009), luận văn thạc sĩ “Đối chiếu họ tên người Việt và
người Anh”, hệ thống hóa các quy cách đặt tên vủa người Việt và người Anh từ
đó nêu lên những điểm giống và khác biệt trong cách đặt tên của người Việt và
người Anh góp phần tích cực vào việc thúc đẩy giao lưu văn hóa, kinh tế.
Đề tài “Cách ghi nhân danh học trong các văn bản quốc ngữ thời kì đầu”
cịn khá mới mẻ ở Việt Nam, trong phạm vi khảo sát của chúng tơi, chưa tìm
thấy một đề tài nào có đối tượng nghiên cứu trùng lặp, vì vậy đề tài này được
chúng tơi kì vọng sẽ mở ra những cái nhìn mới trong bộ mơn khoa học Nhân
danh học.
5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu của chúng tôi chủ yếu sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp thống kê: Khảo sát các văn bản quốc ngữ thời kì đầu, thống
kê các danh xưng được nhắc đến để đưa ra làm các luận cứ cho bài nghiên cứu.
- Phương pháp phân tích- miêu tả: Nêu lên những nét cơ bản, đặc trưng
trong cách ghi nhân danh trong các văn bản quốc ngữ thời kì đầu.
- Phương pháp so sánh- đối chiếu: Làm rõ những nét tương đồng hay khác
biệt trong sự thay đổi cách ghi nhân danh trong các văn bản quốc ngữ thời kì

đầu và hiện nay.
6. Ý nghĩa khoa học – thực tiễn


- Việc khảo sát cách ghi nhân danh trong các văn bản quốc ngữ thời kì đầu
sẽ cung cấp cách nhìn khoa học, tổng qt về một khía cạnh phát triển quan
trọng trong lịch sử chữ quốc ngữ từ đó nâng cao niềm tự hào, sự trân trọng với
vốn ngôn ngữ quý giá của dân tộc.
- Hiểu rõ cách ghi nhân danh trong các văn bản quốc ngữ thời kì đầu sẽ
giúp cho việc tiếp xúc với các nguồn tài liệu khác nhau, nhất là các tài liệu cổ
bằng chữ quốc ngữ trở nên dễ dàng hơn, khả năng đánh giá, phân tích tài liệu sẽ
tốt hơn.
7. Bố cục
Ngồi phần dẫn nhập và kết luận, đề tài gồm 3 chương chính với nội
dung như sau:
- Chương 1: Cơ sở lí luận, nêu lên những nét khái quát về lịch sử của chữ
quốc ngữ, ý nghĩa và tầm quan trọng của những văn bản quốc ngữ đầu tiên.
Đồng thời chương này cũng sẽ nêu những nét chung nhất về tình hình nghiên
cứu nhân danh học tại Việt Nam.
- Chương 2: Quy cách ghi nhân danh trong các văn bản quốc ngữ thời kì
đầu, khảo sát những văn bản chữ quốc ngữ đầu tiên, tổng hợp lại một cách cụ
thể quy tắc ghi nhân danh thời kì này.
- Chương 3: So sánh cách ghi nhân danh trong các văn bản quốc ngữ thời
kì đầu và hiện nay, trình bày những đặc điểm của cách ghi nhân danh Việt hiện
nay cũng như những khác biệt so với cách ghi nhân danh trong các văn bản
quốc ngữ thời kì đầu.


Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1 Sơ lược về lịch sử hình thành chữ quốc ngữ và những văn bản quốc

ngữ đầu tiên
1.1.1 Về lịch sử hình thành chữ quốc ngữ
Chữ viết là một trong những vấn đề quan trọng của bất kì quốc gia nào.
Nghiên cứu chữ quốc ngữ ở nước ta là một công việc cấp thiết. Rất nhiều nhà
khoa học ở nhiều ngành khác nhau như sử học, ngôn ngữ học đã tham gia giải
quyết vấn đề này.
Vào thế kỉ 17, nước Việt dưới thời hậu Lê, đất nước suy yếu, bị chia cắt
ra làm hai miền mà sơng Gianh làm ranh giới. Phía Bắc gọi là đàng Ngoài do
Chúa Trịnh đứng đầu, vua Lê chỉ là bù nhìn. Phía Nam là đằng Trong do Chúa
Nguyễn cai trị. Cả hai bên đều chờ thời cơ nhằm tiêu diệt lẫn nhau, chiến tranh
xảy ra liên miên không dứt, biết bao gia đình phải li tán, đau thương, mất mát,
…Trong bối cảnh đau thương ấy, người Việt tiếp nhận một tôn giáo mới do các
giáo sĩ Tây phương mang đến, đó là đạo Thiên Chúa.
Chữ quốc ngữ là do các giáo sĩ nước ngoài đặt ra nhằm giải quyết những
nhu cầu bức thiết của họ, nhất là công việc truyền giáo. Ban đầu, họ chỉ có thể
truyền giáo thơng qua một số người Nhật, Trung có đạo Thiên Chúa. Thế
nhưng, tùy thuộc vào một bên trung gian không phải là kế lâu dài. Ngoài ra,
trong sinh hoạt cũng như báo cáo với bề trên họ tìm cách để ghi lại các địa
danh, tên người. Tiếng Việt tuy khó nhưng nếu cố công học tập cũng sẽ đạt
được những mục đích tốt. Linh mục Francisco de Pina, người Bồ Đào Nha, đến
đàng Trong năm 1617 là người nước ngoài đầu tiên được ghi nhận nói tiếng
Việt rất thạo. Cịn bấy giờ, chữ Hán rất khó học, mà có thơng thạo được chữ


Hán mới có thể đọc được chữ Nơm. Chữ Nơm cịn khó học, khó nhớ hơn, dù
biết cũng mất nhiều cơng phu học hỏi nữa. Thêm vào đó, loại chữ này khó mà
phổ biến đại chúng, nhất là các tầng lớp thấp trong xã hội vốn khơng có điều
kiện học hành nhiều. Bằng chứng rõ nhất là sau đến năm năm truyền đạo tại
nước Việt, chỉ có một cuốn giáo lý bằng chữ Nôm và chắc chắn là do tay người
Việt viết. Cuốn này chỉ đơn thuần dành cho người Việt, khơng phải cho các

giáo sĩ nước ngồi. Xuất phát từ những nhu cầu bức thiết ấy, các giáo sĩ nước
ngoài dùng mẫu tự La Tinh để ghi âm lại tiếng Việt.
Chữ quốc ngữ ngày nay là thứ chữ đã được rất nhiều linh mục dòng Tên
ở Việt Nam (với sự cộng tác thầm lặng của một số thầy giảng người Việt) sáng
tạo ra vào thế kỉ thứ 17, ghi âm tiếng Việt rồi dần dần xếp đặt thành hệ thống.
Một cách cụ thể hơn, những giáo sĩ này đã dùng mẫu tự La Tinh rồi dựa vào
một phần của chữ Bồ Đào Nha, Ý và mấy dấu chữ Hy Lạp để kết hợp nên thứ
chữ quốc ngữ chúng ta đang dùng. Alexandre de Rhodes là người ghi những
dấu ấn quan trọng trong công cuộc sáng tạo này với cuốn tự điển An Nam- Bồ
Đào Nha- Latin (gọi tắt là từ điển Việt- Bồ- La) và “Phép giảng tám ngày” bằng
chữ quốc ngữ được tòa thánh La Mã cho xuất bản năm 1651. Nhà nghiên cứu
Võ Long Tê nhận xét: “Đành rằng giáo sĩ Alexandre de Rhodes không phải là
người duy nhất đã sáng chế và làm cho chữ quốc ngữ trở nên hoàn hảo, nhưng
lịch sử vẫn xem vị giáo sĩ này là thủy tổ chữ quốc ngữ vì đã có cơng thử thách
chữ quốc ngữ trong các lĩnh vực soạn sách tự điển, văn phạm, giáo lý, và nhất
là phổ biến rộng rãi chữ quốc ngữ bằng những tác phẩm ấn loát tại nhà in của
Thánh bộ Truyền giáo tại La Mã”. Đó là những quyển sách được coi là công cụ
bước đầu trong việc phổ truyền việc dạy và học chữ Việt, mở ra sự xuất hiện
chữ Việt trên bản đồ chữ viết của thế giới. Kể từ đó về sau, có nhiều cơng trình


từ điển, từ vựng và sách báo in bằng chữ quốc ngữ ra đời giúp cho ta hiểu sự
thống nhất, ổn định cũng như sự phát triển của chữ quốc ngữ. Bấy giờ chưa đề
ra chuẩn chính tả, song mặc nhiên các tài liệu đã cho ta thấy một số những qui
tắc chính tả chung tồn dân, kể cả chuẩn về phát âm, từ vựng, ngữ pháp. So
sánh chữ quốc ngữ trên tờ báo in bằng chữ quốc ngữ sớm nhất nước ta- tờ “Gia
Định báo”, xuất bản ở Sài Gòn năm 1865 với chữ quốc ngữ ở các từ điển cuối
thế kỉ XIX không khác với chữ quốc ngữ hiện nay bao nhiêu. Thực dân Pháp đã
lợi dụng chữ quốc ngữ làm chữ viết chính thức để củng cố chế độ bảo hộ thì
nhân dân ta đã nắm bắt chữ quốc ngữ làm công cụ đắc lực để truyền bá tư

tưởng cách mạng, văn hố.
Trải qua q trình biến đổi và phát triển lâu dài, tiếng nói thay đổi, chữ
quốc ngữ cũng đã có những thay đổi cho phù hợp nhất với đặc tính âm thanh
của dân tộc và tồn tại cho đến ngày nay.
1.1.2 Về những văn bản chữ quốc ngữ thời kì đầu
Hiện nay, việc sưu tập và tìm lại một cách đầy đủ nhất những văn bản
quốc ngữ thể hiện quá trình hình thành và phát triển của chữ quốc ngữ vẫn cịn
gặp nhiều khó khăn và mang tính nhỏ lẻ.
Theo Lý Tồn Thắng (1996), có một bài báo ngắn với tiêu đề “Chữ Quốc
ngữ cổ” của V. Barbier đăng trên tạp chí Nam Phong (1923) công bố 1 trang
sách “Phép giảng 8 ngày” của Alexandre de Rhodes, thế nhưng xuất xứ tài liệu
và danh tính của tác giả đến nay vẫn chưa được làm rõ.
Từ những năm 60 của thế kỉ XX đến nay, việc công bố, sưu tầm chủ yếu
là do các nhà Ngôn ngữ học ở nước ngoài và miền Nam thực hiện, đáng chú ý
là những sự kiện sau:


- Năm 1959, Hoàng Xuân Hãn giới thiệu tập “Một vài văn bản quốc âm
tàng trữ ở Châu Âu” (báo Đại học số 10, 1959).
- Từ 1959 đến 1963, Nguyễn Khắc Xuyên công bố nhiều khảo cứu liên
quan đến sự hình thành, ra đời của chữ quốc ngữ mà đáng quan tâm nhất là “
Sưu tập về tài liệu cổ tại Châu Âu” (Việt Nam khảo cổ tập san 1, 1960)
- Năm 1961, lần đầu tiên cuốn “Phép giảng tám ngày” được nhóm “Tinh
Việt văn đàn” xuất bản tại Sài Gòn, do Nguyễn Khắc Xuyên viết lời giới thiệu.
Chỉ đáng tiếc là cơng trình này khơng in theo đúng như bản gốc.
- Năm 1968, Thanh Lãng đã sưu tầm và có cơng bố quan trọng nhất là
cuốn “Sách sổ sang chép các việc của Philiphê Bỉnh”, đây thực sự là nguồn tư
liệu vô cùng quý giá trong việc nghiên cứu chữ quốc ngữ thế kỉ XIX.
- Năm 1972, Đỗ Quang Chính cho ra đời cơng trình “Lịch sử chữ quốc
ngữ 1620- 1659” (Tủ sách Ra Khơi, Sài Gòn 1972), trong cơng trình này, lần

đầu tiên tác giả cơng bố những bản viết tay quý giá bằng chữ quốc ngữ do
người Việt viết đó là: bức thư của Igesico Văn Tín viết ngày 12/09/1658 gửi
cho linh mục Marini; bức thư của Bento Thiện viết ngày 25/01/1659 gửi cho
linh mục Marini; tập “Lịch sử nước Annam” do Bento Thiện viết năm 1959 tại
Thăng Long.
- Năm 1982, Nguyễn Tài Cẩn và N. Stankievich công bố phát hiện một số
văn bản quốc ngữ thế kỉ XVII- XVIII tại Paris trên tạp chí Tổ Quốc (s38,1982),
và năm 1991, N. Stankievich đã thông báo trên tạp chí Khoa Học của Đại học
Tổng hợp Hà Nội (số 4, 1991) về một số tài liệu chữ quốc ngữ viết tay giai
đoạn 1687- 1797, khoảng 600 trang, lưu trữ tại Thư viện hội truyền giáo nước
ngoài ở Paris. Mặc dù lúc đó các tài liệu này chưa xuất bản nhưng một số văn
bản chẳng hạn như “Phép giảng tám ngày” của Alexandre de Rhodes đã được
sao chụp và lưu giữ tại Phòng tư liệu khoa Ngữ văn, Trường Đại học Tổng hợp
Hà Nội trong nhiều năm.


- Năm 2000, Đồn Thiện Thuật cơng bố những tài liệu bằng chữ quốc ngữ
ở thế kỉ XVIII được tìm thấy tại kho lưu trữ ở hội truyền giáo nước ngồi tại
Paris. Nhưng mãi đến năm 2008 ơng mới cho xuất bản cuốn “Chữ quốc ngữ thế
kỉ XVIII” (Nxb Khoa học Xã hội, 2008), lần đầu tiên 42 văn bản chữ quốc ngữ
từ năm 1687- 1825 bằng cả dạng gốc lẫn văn bản được chuyển đổi, xử lí sang
chữ quốc ngữ hiện nay. Có thể nói đây là cơng trình nghiên cứu công bố phong
phú và công phu nhất từ trước tới nay.
Những tác phẩm sưu tầm được công bố đã giúp cho việc nghiên cứu chữ
Quốc ngữ trở nên dễ dàng và đầy đủ hơn. Trong phạm vi đề tài này, chúng tôi
sẽ chọn những văn bản Quốc ngữ thời kì đầu thế kỉ XVII-XVIII để làm cứ liệu,
tham khảo đặc biệt các văn bản trong “Lịch sử chữ quốc ngữ 1620- 1659” của
Đỗ Quang Chính và “Chữ quốc ngữ thế kỉ XVIII” của Đoàn Thiện Thuật. Đây
thực sự là những văn bản có đề cập rõ ràng và thiết thực nhất đến vấn đề chúng
tôi rất quan tâm trong cơng trình này là cách ghi nhân danh trong các văn bản

Quốc ngữ thời kì đầu.
1.2 Vài nét về nhân danh học
Danh xưng học là một phân nhánh của từ vựng học, thuộc chuyên ngành
ngôn ngữ học, đối tượng chủ yếu là tên riêng của người, động vật và sự vật.
Danh xưng học được chia làm hai ngành nhỏ là: Địa danh học và nhân danh
học:
- Địa danh học nghiên cứu về tên đất (địa danh) ;( Lê Trung Hoa, 2013: 8)
- Nhân danh học nghiên cứu về tên người (nhân danh) ;( Lê Trung Hoa,
2013: 8)


Ta có thể hình dung một cách khái qt qua sơ đồ sau:
NGÔN NGỮ HỌC

NGỮ ÂM HỌC

TỪ VỰNG HỌC

NGỮ PHÁP HỌC

DANH XƯNG HỌC

NHÂN DANH HỌC

ĐỊA DANH HỌC

Trong xã hội hiện nay, khi giao tiếp với một người mới, thông thường
người ta sẽ quan tâm hàng đầu đến tên riêng của người đó như một cách để



phân biệt người đó với những con người khác, một cách đặc biệt để ghi dấu ấn
riêng con người đó trong bộ não.Nhưng một cách cụ thể hơn, tác giả Trần Ngọc
Thêm (1976: 11-13) cho rằng họ tên riêng có 5 chức năng cơ bản như sau:
- Chức năng phân biệt: họ và tên xuất hiện do nhu cầu cần được phân biệt
giữa một đối tượng này với một đối tượng khác. Chỉ riêng loại người mới có
tên riêng khu biệt từng cá thể để không nhầm lẫn, đây cũng là chức năng chính
của tên riêng.
- Chức năng biệt giới: chỉ trong một tín hiệu nhỏ là danh xưng, người ta có
khả năng phân biệt được người mang nhân danh đó là thuộc giới nào do những
đặc điểm chung nhất mà nhân danh khốc vào mình. Tuy nhiên chức năng này
chỉ là tương đối do sự biến đổi trong cách đặc tên không phân biệt nam nữ hiện
nay.
- Chức năng thẫm mĩ: tên của một người thường có ý nghĩa kỉ niệm ghi
dấu ấn một mong ước, một kỉ niệm, một giá trị truyền thống nào đó mà người
đặt tên hướng đến, nhìn vào tên của một lớp người trong một thời kì, một giai
đoạn nào đó ta có thể hiểu được mong ước của dân tộc đó.
- Chức năng bảo vệ: điều này thể hiện rõ ràng nhất qua việc đặt cho con
những cái tên xấu, khơng hay vì mong con không bị ganh ghét, sẽ được các
thần bảo vệ.
- Chức năng xã hội: nhờ vào cái tên người ta biết được thành phần xuất
thân hay , thân phận hay địa vị của con người.
Theo tác giả Lê Trung Hoa trong cuốn “Nhân danh học” (2013: 19-20)
thì các chức năng phân biệt và biệt giới có thể gộp vào làm một, chức năng bảo
vệ không phổ biến và chức năng xã hội thì quá rộng về nghĩa nhưng lại hẹp về
phạm vi sử dụng nên thiết nghĩ, họ tên chỉ còn hai chức năng chủ yếu là phân
biệt và thẩm mĩ.


Cũng theo tác giả Lê Trung Hoa (2013: 12-13), nhân danh Việt Nam có
thể phân loại như sau:

- Họ: là một tập hợp hữu hạn, kín về nguyên tắc, bị trung hịa về các giá trị
xã hội, ổn định, ít biến động, có lịch sử lâu đời và có tính cha truyền con nối.
- Tên đệm: đây là một hệ thống có tính chất mở, thường có chức năng khu
biệt giới tính, vừa liên hệ tới tập thể vừa liên hệ đến cá nhân, rất biến động, là
một hiện tượng tâm lý- thẫm mỹ.
- Tên chính: đây cũng là một hệ thống mở, có số lượng phong phú hơn họ
và tên đệm, gắn chặt với cá nhân và cũng là một hiện tượng tâm lý- thẫm mỹ.
- Các danh hiệu: hệ thống này thay đổi tùy theo thành phần xã hội (vua
chúa; nho sĩ, quan lại; lãnh tụ, trí thức; văn nghệ sĩ; tu sĩ; dân thường….), mang
tính thẫm mĩ cao, thấp tùy thành phần.
Nhân danh học mang đến những lợi ích thật rõ ràng. Về khía cạnh lịch
sử, nhân danh học sẽ trình bày rõ ràng được nguồn gốc, diễn biến phát triển của
các họ, tên đệm, tên chính của người Việt. Ở khía cạnh dân tộc và xã hội, nhân
danh cho thấy tâm lí của người Việt qua quá trình thay đổi cách đặt tên cho con.
Đặc biệt, về mặt ngôn ngữ nhân danh học cho thấy sự khác biệt và quan hệ giữa
tên chung và tên riêng, giữa nhân danh và địa danh. Nhân danh học sẽ đem lại
những bất ngờ vô cùng thú vị qua những chi tiết liên quan đến những tên người
cụ thể trong tên, họ, tự, bút danh, biệt danh,… (Lê Trung Hoa, 2013: 14-17).


Chương 2: CÁCH GHI NHÂN DANH TRONG
CÁC VĂN BẢN QUỐC NGỮ THỜI KỲ ĐẦU
2.1 Họ
Họ vốn chỉ một tập hợp người cùng tổ tiên, cùng một dòng máu. Về sau,
họ được dùng để chỉ các tiếng đặt trước tên đệm và tên chính, dùng chung cho
những người cùng một họ để phân biệt với những người của họ khác. (Lê Trung
Hoa, 2013: 28)
Chức năng của họ là phân biệt một tập hợp người cùng tổ tiên, dòng máu
này với một tập hợp cùng tổ tiên, dịng máu khác. Họ ln ln đi đơi với tên
chính (và cả tên đệm, nếu có), nên nó góp phần cá thể hóa, phân biệt người này

với người khác. (Lê Trung Hoa, 2013:28)
Họ của người Việt Nam ln ln đứng ở vị trí thứ nhất trong họ tên. (Lê
Trung Hoa, 2013:29)
Tập “Lịch sử nước Annam” viết tay năm 1659 của Bento Thiện gửi cho
giáo sĩ Marini bao gồm 6 tờ giấy viết chữ cỡ nhỏ ở hai mặt, khoảng 12 trang,
phần nhiều viết trong khổ 20x29. Có thể nói tập “Lịch sử nước Annam” là văn
bản quốc ngữ dài nhất của người Việt được lưu lại. Nhận thức được rằng đây là
một cơng trình có ý nghĩa đối với nước ngoài, đặc biệt là giáo sĩ Marini nên
Bentô Thiện đã viết thành hai bản đề gửi giáo sĩ Marini qua hai chuyến tàu, mỗi
chuyến một bản đề phòng rủi ro thất lạc ở chuyến tàu này thì cịn một bản ở
chuyến tàu kia. Bản ở chuyến tàu thứ nhất được tác giả ghi ở đầu thư là 1a via,
cịn bản kia có đánh dấu là 2a via. Thật may mắn, cả hai bản đều đến được tay
của giáo sĩ Marini, hiện được lưu trữ tại văn khố dòng Tên ở La Mã. Vỏn vẹn


trong 12 trang viết, tập “Lịch sử nước Annam” viết một cách khái lược những
sự kiện chính yếu đã diễn ra qua các triều đại bao gồm chuyện Sơn Tinh- Thủy
Tinh, Trọng Thủy- Mỵ Châu, Thánh Gióng và những phần về phong tục tập
quán, hành chính, địa lý, điểm qua một số chùa chiền, nhà thờ. Trong đó có
nhắc đến một số họ của người Việt thuở ban đầu như sau: “ Nước Ngơ trước
hết mới có vua trị là Phục Hi. Vua thứ hai là Thần Nông. Con cháu vua Thần
Nông sang trị nước Annam, liền sinh ra vua kinh Dương Vương. Trước hết lấy
vợ là nàng Thần Long, liền sinh ra vua Lạc Long Quân. Lạc Long Quân trị vì,
lấy vợ tên là Âu Cơ…” .
Đáng chú ý là sự khác biệt về họ của các nhân vật lịch sử được ghi lại
như sau: “Ngày sau Tô Định sang làm loạn phạt nước Annam. Khi ấy còn hai
con gái của Vua Hùng Vương tên là Trương Trắc, Trương Nhị, là hai đền Bà đi
đánh Tô Định. Ngô liền thua, mới lập nên đồng trụ trên Quảng Tây.” Hai nhân
vật Trương Trắc, Trương Nhị được nhắc đến ở đâycó sự khác biệt với cuốn Đại
Việt sử kí tồn thư do Ngơ Sĩ Liên biên soạn, có viết: “ Tên húy là Trắc, họ

Trưng. Nguyên là họ Lạc, con gái của Lạc tướng huyện Mê Linh, Phong Châu,
vợ của Thi Sách ở huyện Chu Diên”. Cũng với sự biến đổi tương tự, trong đoạn
khác ta lại có các nhân vật với tên gọi khác với thời điểm hiện nay: “ Đến đời
sau, vua Hán Quảng nhà Ngô lại sai Tướng Mã Viện cùng Lý Nam Đế cùng
Trần Bá Tiên, Triệu Việt Vương cùng sang nước Annam mà ở một người một
xứ. Đến ngày sau, vua Đàng Vương lại sai Cao Chính Bằng lại có Cao biền
học phép thiên văn địa lí mà lập thành Đại La Kẻ Chợ”. Cao Chính Bằng là
Cao Chính Bình và Đàng Vương là Đường Vương như các tài liệu ngày nay
vẫn ghi nhận lại. Ngoài ra, trong số 12 nhân vật được nhắc đến trong đoạn lịch
sử sau:“ Đến ngày sau lại dấy loạn, đặt làm 12 nhà Chúa, ở một người là một


xứ, đánh lộn nhau: một là Công Hãn ở Bạch Hạc, hai là Nguyễn Khoan, ba là
Ngô Vương, bốn là Nhật Khánh, năm là Cảnh Thạc, sáu là Xương Chức, bảy là
Nguyễn Khuê, tám là Nguyễn Thủ, chín là Nguyễn Siêu Lụy, mười là Ngô
Quảng, mười một là Kiều Quận cơng, mười hai là Bạch Hổ.” chỉ có 7 nhân vật
là có họ tên giống với ghi nhận ngày nay trong Đại Việt sử kí tồn thư: “Bấy
giờ Mười hai sứ quân đều tự xưng hùng trưởng, cát cứ đất đai. Ngơ Xương Xí
chiếm Bình Kiều, Ngơ Nhật Khánh chiếm Đường Lâm, Kiểu Tam Chế chiếm
Phong Châu, Nguyễn Thái Bình chiếm Nguyễn Gia Loan, Đỗ Cảnh Thạc chiếm
miền sông Đỗ Động, Nguyễn Lệnh Công chiếm Tây Phù Liệt, Tế Giang thì có
Lữ Tá Đường, Tiên Du có Nguyễn Thủ Tiệp, Siêu Loại có Lý Lãng Cơng, Hồi
Hồ có Kiểu Lệnh Cơng, Đằng Châu có Phạm Phịng Át, Bố Hải có Trần Minh
Cơng.” Bảy tên hồn tồn giống là Cơng Hãn, Nguyễn Khoan, Ngô Vương,
Nhật Khánh, Cảnh Thạc, Nguyễn Thủ, Bạch Hổ. Năm cái tên cịn lại hoặc là
khác hồn tồn hoặc là giống đôi chút.
Cũng trong tập này, Bento Thiện cũng nêu rõ một số họ của các nhân vật
lịch sử bao gồm: Kinh Dương Vương (An Dương Vương), Triệu Vũ Hồng
(Triệu Đà), Tơ Định, Trương Trắc, Trương Nhị, Hán Quảng, Mã Viện, Trần Bá
Tiên, Triệu Việt Vương, Đàng Vương, Cao Chính Bằng, Cao Biền, Cơng Hãn,

Nguyễn Khoan, Ngơ Vương, Nhật Khánh, Cảnh Thạc, Xương Chức, Nguyễn
Quê, Nguyễn Thủ, Nguyễn Siêu Lụy, Ngơ Quảng, , Bạch Hổ, Đỗ Thích,
Nguyễn Thục, Lê Hồn, Hồ Tơn Tinh, Đặng Dong, Liễu Thăng, Trịnh Sản,
Trần Cao, Mạc Đăng Dong,… Tổng cộng có 28 nhân vật với họ tên đầy đủ.
Bên cạnh đó cũng có một số họ được nhắc đến ở đây như: Lý, Trần, Mạc, Hồ,
Kiều Quận công, Nguyễn Quốc công, Đinh Tiên Hoàng, Lý Nam Đế, Lê Thái
Tổ, ... Những họ này được nhắc đến như tượng trưng cho những người trong


cùng một dịng họ hoặc một triều đại. Ngồi ra họ còn giữ chức năng như một
cách phân biệt người này với người khác khi đúng trước một danh xưng ( Kiều
quận cơng, Nguyễn Quốc cơng). Nhìn chung có thể thấy các họ của các nhân
vật được ghi lại trong tập “Lịch sử nước Annam” đều được viết hoa theo một
quy cách rõ ràng. Họ đứng ở vị trí đầu tiên trong tên họ. Khi được dùng để chỉ
một dòng họ riêng biệt nào đó, họ cũng được ghi hoa.
2.2 Tên đệm
Tên đệm hay tên lót là yếu tố xen giữa họ và tên chính. Đây là thành tố
phụ, có thể xuất hiện hoặc vắng mặt. (Lê Trung Hoa, 2013:62)
Tên đệm có 5 chức năng chính bao gồm: khu biệt giới tính, khu biệt bộ
phận, khu biệt thứ bậc và thế hệ trong gia đình dịng họ, chỉ mối quan hệ giữa
các thế hệ trong gia đình, tạo sự thẫm mỹ. (Lê Trung Hoa, 2013: 63-67)
Trong 35 nhân vật được nhắc đến trong tập “Lịch sử nước Annam” đã
liệt kê ở trên có 24 nhân vật khơng có tên đệm, chiếm tỉ lệ đến 75%. Các nhân
vật có tên đệm như: Kinh Dương Vương, Triệu Vũ Hoàng, Trần Bá Tiên, Triệu
Việt Vương, Cao Chính Bằng, Hồ Tơn Tinh, Mạc Đăng Dong thì tên đệm đều
được viết hoa.
Bức thư viết tay ngày 12/09/1659 của Igesico Văn Tín hiện lưu trữ tại
văn khố dòng Tên La Mã. Trong lá thư, tác giả đã khơng xưng mình là Thầy
giảng nhưng qua các ý tưởng trong thư, chúng ta có thể đốn ra được điều này.
Bức thư gồm hai trang giấy: trang nhất viết trong khổ 17x25 cm có 34 dịng

chữ cỡ trung bình, trang hai trong khổ 16x9 cm, có 11 dịng chữ, kể cả dịng kí
tên. Trong thư có đoạn: “Sau nữa [ở] Kẻ Vó, ơng Chưởng Minh nên [lên] hai


cái [mụn] độc lắm, mà người đã biết mình chẳng đã thì mời Thầy rửa tội cho
tên là Josaphat, đoạn liền sinh thì. Mà con ơng ấy tên [thánh] là Vito, Đức
Chúa lại cho chức cha [ông] ấy là ông Chưởng Minh. Cịn sự ơng Chưởng Trà
thì đã có đạo cùng tên thánh ngày trước…” .Có hai nhân danh được nhắc đến
có tên đệm là Chưởng, được viết hoa, cách tên chính một khoảng trắng. Ở phần
cuối bức thư có kí tên của chính tác giả với chữ đệm “Văn” được viết hoa.
Igesico Văn Tín bao gồm hai tên: tên thánh và tên “tục”. Tên Igesico hay
Iglésis, Iglesias, là một thứ mà ngày nay hiếm người mang tên đó, kể cả người
Âu Châu. Khi Văn Tín gia nhập giáo hộ cơng giáo mới bắt đầu mang tên
Igesico. Cịn chính tên họ của Văn Tín là gì thì khơng được ghi lại, vì cứ theo
chữ kí của ơng, chỉ có hai chữ Việt là Văn Tín . (Đỗ Quang Chính, 1972: 126127).
Ngoài ra với một bức thư viết tay khác của Bento Thiện viết ngày
25/10/1659 gửi linh mục G.F de Marini. Bento Thiện biên thư này tại Thăng
Long vì lúc đó ông đang ở chung với linh mục Onuphre Borgès. Trong thư
Bento Thiện khơng xưng rõ chức vụ của mình, nhưng nhờ chữ kí cuối thư ta có
thể biết ơng cũng là thầy giảng như Igesico Văn Tín. Bento là tên thánh của
ơng; đó là danh từ Bồ Đào Nha, tiếng La Tinh là Benedictus, tiếng Pháp là
Benoit, Tiếng Việt là Bê Nê Đích Tơ hay Biển Đức. (Đỗ Quang Chings, 1972:
135). Bức thư gồm 2 trang giấy viết cỡ nhỏ, trong khổ 21x31 cm. Đọc bức thư
chúng tôi nhận thấy không những Bento Thiện giỏi chữ quốc ngữ hơn Igesico
Văn Tín mà học lực cũng có phần cao hơn. Trong thư có đoạn: “Sau nữa
Manoel Văn Hán gưởi lời lạy ơn Thầy nghìn trùng mà đã được đội ơn thầy
lắm, chẳng có quên nghĩa Thầy đâu…”. Tên đệm của Manoel Văn Hán cũng
được viết hoa tương tự như bức thư trước của Igesico Văn Tín.



Trong “Thư của Domingo Hảo gửi thầy cả Gabriel” năm 1687 có viết: “
Từ con đức chúa trời ra đời năm 1687 năm. Tôi là Domingo văn hảo là tôi tớ
thầy”. Có thể thấy tác giả đã khơng viết hoa tên đệm của mình, chỉ viết thường
như các chữ khác, chữ được ưu tiên viết hoa là tên thánh của tác giả. Ngoài ra ở
đầu văn bản tác giả cũng có nhắc đến tên mình trong đoạn: “ Tơi là Domingo
hảo gưởi mlời kính lạy Thăy cả Gabriel được bằng an sức khỏe…” hay trong “
Thư của Domingo Hảo gửi thầy cả Bispo Luys” năm 1687, tác giả cũng nhắc
đến mình và viết: “ Tơi là Domigo hảo Thân lạy Đức thày cả Bispo Luys
Vigairo Apostolico Liêm được bằng an sức khỏe…” tác giả cũng ý thức không
viết hoa các bộ phận khác của tên mình tuy nhiên lại viết hoa tên của người
nhận. Có lẽ để cho trịnh trọng trong cách xưng hô mà tác giả đã sử dụng
phương cách này.
Trong “Thư tập thể gửi Cadinale báo cáo tình hình xấu trong việc đạo ở
nước Tunkinh” năm 1702 có một đoạn dài liệt kê các tên tuổi trong đó có nhắc
đến một số nhân vật bao gồm cả tên đệm là: “Những Sacêdotê Parơki Vitơ Trí
tuổi 64. Mighê Họp tuổi 56 Philicê Miện tuổi 63. Meriô Tào tuổi 51. Vento Sử
tuổi 54. Tuse Phước tuổi 43. Titô Bon tuổi 50. Antôn Năng tuổi 49. Cùng những
kẻ giảng nước Tũnkinh Mighê Hịa Ancolytha tuổi thì 68. Phiơ Mỹ Lộc
Ancolytha tuổi 51 Juse Huân Ancolytha tuổi 44. Jacobê Vĩnh Exercista tuổi 46.
Bảo Lộc Tri Letorê tuổi 35. Juăo Hậu Ostiariô tuổi 35. Antơn Chí Clericus tuổi
43. Vitơ Qui Clericus tuổi 38. Philiphê Bân Lector tuổi 58 Chicô Huyện Luân
tuổi 65. Tume Khiêm tuổi 67. Manhia Kiêm tuổi 65. Leăo Xuân Lĩnh tuổi 60.
Phanchicô Tân tuổi 56. Manue Man tuổi 55. Mighê Văn Phượng tuổi 48. Phero
Hiệp tuổi 47. Aocutinh văn Dănh tuổi 39. Jume Văn Mỹ tuổi 34. Juse Hữu tuổi
34. Juăo Loan tuổi 33. Gabirie Ngãi tuổi 33. Antôn Khương tuổi 31. Tomaco


Hán tuổi 30. Matcô Thuần tuổi 30. Linô Văn Nậu tuổi 29. Carôlu Khánh tuổi
29. Antôn Thoản tuổi 26. Jacinhtô Vàng tuổi 25.” Có tổng cộng 37 nhân vật
được nhắc đến, trong đó có 7 nhân vật được nhắc đến có tên đệm là: Mỹ Lộc,

Bảo Lộc, Xuân Lĩnh, Văn Phượng, văn Dănh, Văn Mỹ, Văn Nậu. Một phần
khác trong văn bản này có đoạn: “ Hai điều ấy cũng đã có tờ Mighê văn
Phượng làm chứng trước mặt Kí lục Đức thánh Phapha…”. Sáu nhân vật có tên
đệm viết hoa, riêng văn Dănh không viết hoa tên đệm. Tên Văn Phượng ở phần
đầu văn bản có viết hoa tên đệm nhưng ở phần sau lại khơng viết hoa. Có thể
thấy sự thiếu đồng nhất trong cách viết tên đệm khi khảo sát văn bản này.
Văn bản “ Thư tố cáo Phadêrê Duminh dịng Đức Chúa Jesus khơng
chịu vâng sắc vua Phalang và định hành hung thày Fêlicê” năm 1703 có các
nhân vật :
“ Juse Huân Sacêdotê Tũ Kinh
Marco Văn Thuần kẻ giảng Tũ Kinh
Carolu Văn Khánh kẻ giảng Tũ Kinh
Jacintơ Văn Thun kẻ giảng Tũ Kinh
Anjơ Văn Tốn học trò giúp việc nhà Đ. C. T
Duminh Văn Huy học trị giúp việc nhà Đ. C. T”
Có 5/6 nhân vật được nhắc đến có tên đệm là Văn và được viết hoa tồn
bộ, giữa tên đệm và tên chính có khoảng trắng cách ra, không viết liền.


Năm 1706 trong “ Thư của Dominici Văn Thịnh trình bày về việc bị
hành hung” có đoạn: “ Depositio luthensica Acoly thơ Junquinensis Dominici
Văn Thịnh…” Tên Văn thịnh được viết hoa tên đệm, có khoảng cách với tên
chính.
Năm 1759, văn bản “Tố cáo và minh oan giữa thày Hiến và người bên
Hầu tả Kiên” có nhắc đến hai nhân danh bao gồm tên đệm và tên chính: “Khi
con đã vào đến bố chính nơi hầu tả Kiên thì phải đợi chín mười ngày thì văn
Thuần là người bên nhà dịng mới về cùng đem một thư thầy cả Bảo Lộc gưởi
cho hầu tả Kiên…”Cùng trong một đoạn văn ngắn nhưng một tên đệm viết hoa,
một tên đệm không viết hoa, đây là sự không đồng nhất.
Năm 1968 Thanh Lãng sưu tầm và giới thiệu “ Sách sổ sang chép các

việc của Philiphê Bỉnh”, trang 124 đến 126 của cuốn sách này đã trình bày một
danh sách các Nhân danh được Philiphê Bỉnh nhắc tới bao gồm tên đệm là: Văn
Lưu, Văn Thạnh, Văn Tuôn, Văn Đẳng, Văn Lệ. Các tên được liệt kê theo 1
danh sách và được viết hoa tên đệm.
Tổng hợp các tên đệm được nhắc đến từ các lá thư: “Thư của Domingo
Hảo gửi thầy cả Gabriel” ;“Thư tập thể gửi Cadinale báo cáo tình hình xấu
trong việc đạo ở nước Tunkinh”; “ Thư của Dominici Văn Thịnh trình bày về
việc bị hành hung” và “ Thư tố cáo Phadêrê Duminh dịng Đức Chúa Jesus
khơng chịu vâng sắc vua Phalang và định hành hung thày Fêlicê”. Ta thấy có
4/7 nhân vật có tên đệm là Văn trong văn bản “Thư tập thể gửi Cadinale báo
cáo tình hình xấu trong việc đạo ở nước Tunkinh” gồm: Xuân Lĩnh, Văn
Phượng, văn Dănh, Văn Mỹ, Văn Nậu . 5/5 nhân vật có tên đệm là Văn ở “
Thư tố cáo Phadêrê Duminh dịng Đức Chúa Jesus khơng chịu vâng sắc vua


Phalang và định hành hung thày Fêlicê” là Văn Thuần, Văn Khánh, Văn
Thuyên, Văn Toán, Văn Huy. Trong “ Sổ sang chép các việc” có 6/6 nhân vật
xuất hiện có tên đệm là Văn gồm: Văn Lưu, Văn Thạnh, Văn Tn, Văn Đẳng,
Văn Lệ, Văn Liên. Hai là thư cịn lại cũng của các tác giả có tên lót là Văn bao
gồm: Văn Thịnh và văn hảo. Nhìn lại thời gian của các văn bản, chỉ có văn bản
“Thư của Domingo Hảo gửi thầy cả Gabriel”năm 1687 là tên đệm không viết
hoa, các văn bản sau này tên đệm đều viết hoa. Cũng sơ lược các bức thư này,
chúng tôi nhận định rằng tên lót Văn khá phổ biến, hầu như được dùng chung
cho những người có giới tính là nam.
2.3 Tên chính
Tên chính là tên gọi của từng cá nhân, để phân biệt với những cá nhân
khác. Tên chính thường ở vị trí cuối cùng. (Lê Trung Hoa, 2013: 76)
Trong lá thư của Igesico Văn Tín, có các nhân danh sau được nhắc đến:
ông Chưởng Minh, ông Chưởng Trà, ông Già Hán ( tức Manoel Văn Hán- một
người ở trong cấp bậc thấp nhất “Dòng tu” Thầy giảng) và tên tác giả là Văn

Tín. Các tên riêng được viết hoa, cách tên đệm một khoảng trắng.
Bức thư của Bento Thiện trích ra một đoạn có các nhân danh gồm: “Các
thầy giảng thì đi ở các xứ, Kẻ giảng cũng vậy. Thầy Chico còn ở Ống Mác,
song le chẳn còn ai ở cùng, có một Bento Cẩm mà thơi; các bổn đạo cũng ghét
chẳng ai cho ăn, cũng chẳng đến cùng nữa, vì nết kiêu ngạo chẳng có chừa, dù
các kẻ giảng chẳng có đi đến cùng. Bây giờ tơi kể những kẻ biết ngày xưa, thì
Bảo lộc Trương cùng ông Lucio Kẻ Cốc đã sinh thì, ông Minh ông Trà Kẻ Vó
cũng đã sinh thì […] Song le, ơng Tần, ơng Niêm dộng Chúa rằng: phơ thầy có
ý sang làm tơi mà Đức Chúa chẳng cho ở, thì phơ Thầy ấy buồn lắm…” Có thể


nhận thấy các tên riêng đều được viết hoa, để phân biệt các nhân danh, tác giả
còn kèm theo tên của địa danh nơi người đó sống là Kẻ Cốc và Kẻ Vó.
Trong tập “Lịch sử nước Annam” ngồi các nhân danh đã được nhắc đến
ở trên, được viết hoa, đứng ở vị trí cuối của tên họ, cách họ và tên đệm một
khoảng trắng thì có hai nhân danh rất đáng chú ý trong đoạn trích: “Vua An
Dương Vương sinh ra được một con gái tên là Mị Chu. Vua Triệu Vũ Hồng thì
có con trai tên là Trọng Thỉ. Mà Triệu Vũ giả nghĩa làm hòa thuận, mà hai bên
gả con cho nhau.” Có hai nhân vật nổi tiếng được nhắc đến là Trọng Thỉ và Mị
Chu mà ngày nay chúng ta vẫn biết đến cái tên Mị Châu và Trọng Thủy. Ngoài
ra, hai nhân vật Đặng Dong, Mạc Đăng Dong cũng có khác so với nhân danh
được nhắc đến hiện nay là Đặng Dung và Mạc Đăng Dung. Đây là biến chuyển
của sự biến âm từ tiếng Việt thời sơ khai so với tiếng Việt hiện đại vẫn còn dấu
vết.
Ở phần mở đầu trong “ Sổ sang chép các việc” được Thanh Lãng giới
thiệu, tác giả viết: “ Tôi là thầy cả Bỉnh làm ở Kẻ Chợ nước Potugal năm 1822
mà chép nhiều sự…” và cũng liệt kê một số nhân danh trong trang 124-126
gồm: Cụ Thao, Cụ Thiều, Cụ Quyên, Cụ Bỉnh, Thầy già Kiểm, Thầy già Miện,
Thầy Liêm, Thầy Nhâm, Thầy Thuyên, Thầy Cẩm, Thầy Bá, Thầy Tĩnh, Thầy
Nghiêm, Thầy Thạc, Thầy Mỹ, Thầy Đốc,… Khoảng 180 nhân danh. Trong đó

tác giả viết hoa tất cả các tên riêng được nhắc đến.
Văn bản “ Thư của Domingo Hảo gửi thầy cả Gabriel” năm 1687 lại
không có sự tương đồng tronh cách ghi nhân danh, đầu thư tác giả xưng “Tơi là
Domingo Hảo gửi lời kính lạy Thày cả Gabriel được bằng an lành sức khỏe…”
nhưng cuối thư lại kí tên là “ Tơi là Domingo văn hảo là tôi tớ thầy”. Cũng là


×