Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết không gia đình của hector malot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (655.53 KB, 68 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
======

NGUYỄN THỊ GIANG

NGHỆ THUẬT TỰ SỰ TRONG
TIỂU THUYẾT KHƠNG GIA ĐÌNH
CỦA HECTOR MALOT
KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chun ngành: Lí luận văn học

HÀ NỘI - 2019


TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
======

NGUYỄN THỊ GIANG

NGHỆ THUẬT TỰ SỰ TRONG
TIỂU THUYẾT KHƠNG GIA ĐÌNH
CỦA HECTOR MALOT
KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chun ngành: Lí luận văn học
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học

PGS.TS. PHÙNG GIA THẾ

HÀ NỘI - 2019




LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn trân thành và lòng biết ơn sâu sắc đối với thầy
giáo: PGS. TS Phùng Gia Thế - giáo viên giảng dạy đã trực tiếp giúp đỡ, chỉ
bảo tận tình để em hồn thành khóa luận này.
Em xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo khoa Ngữ Văn đặc biệt là
các thầy cô trong tổ lý luận văn học và các bạn sinh viên trong nhóm khóa
luận đã tạo điều kiện để giúp đỡ em hồn thành khóa luận.
Khóa luận đƣợc viết bằng niềm yêu thích đặc biệt đối với vấn đề
nghiên cứu, ngƣời viết đã có nhiều cố gắng tìm tịi nhất định, xong chắc chắn
không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận đƣợc sự ý kiến đóng
góp của thầy cơ và các bạn về khóa luận hồn thiện hơn.

Em xin trân trọng cảm ơn!

Xuân Hòa, tháng 05 năm 2019

Sinh viên

Nguyễn Thị Giang


LỜI CAM ĐOAN
Khóa luận đƣợc hồn thành dƣới sự hƣớng dẫn trực tiếp của thầy giáo:
PGS. TS Phùng Gia Thế. Em xin cam đoan:
- Các tài liệu là kết quả nghiên cứu, tìm tịi của riêng em.
- Các tài liệu đƣợc trích dẫn trong khóa luận là trung thực.
- Kết quả khóa luận chƣa từng đƣợc cơng bố ở bất cứ cơng trình nghiên
cứu nào.


Hà Nội, tháng 05 năm 2019

Sinh viên

Nguyễn Thi Giang


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1.Lý do chọn đề tài ............................................................................................ 1
2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................ 4
4.Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu .................................................................. 4
5. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................... 5
6. Đóng góp của khóa luận ................................................................................ 5
7.Bố cục của khóa luận ..................................................................................... 5
NỘI DUNG ....................................................................................................... 6
CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ NGHỆ THUẬT TỰ SỰ VÀ VỀ TIỂU
THUYẾT KHƠNG GIA ĐÌNH CỦA HECTOR MALOT ............................... 6
1.1.Khái lƣợc về nghệ thuật tự sự ..................................................................... 6
1.1.1 Khái niệm về tự sự ................................................................................... 6
1.1.2.Các yếu tố cơ bản của nghệ thuật tự sự ................................................... 6
1.1.2.1 Nhân vật văn học ................................................................................... 6
1.1.2.2. Cốt truyện ........................................................................................... 10
1.1.2.3 Kết cấu................................................................................................. 12
1.1.2.3.Thời gian và không gian nghệ thuật .................................................... 14
1.1.2.4. Ngôn ngữ ............................................................................................ 15
1.1.2.5. Giọng điệu .......................................................................................... 17
1.2.Tiểu thuyết Khơng gia đình ...................................................................... 18

1.2.2. Hồn cảnh ra đời: .................................................................................. 18
1.2.2. Giới thiệu về tác phẩm Khơng gia đình ................................................ 19
CHƢƠNG 2: NGHỆ THUẬT TỰ SỰ TRONG TIỂU THUYẾT KHƠNG
GIA ĐÌNH CỦA HECTOR MALOT.............................................................. 22


2.1. Nghệ thuật tố chức cốt truyện và kết cấu. ................................................ 22
2.1.1. Nghệ thuật tố chức cốt truyện. .............................................................. 22
2.1.2.Kết cấu.................................................................................................... 29
2.2.Nhân vật .................................................................................................... 31
2.2.1. Nhân vật con ngƣời “ Thiện” ................................................................ 32
2.2.2 Nhân vật con ngƣời “ Ác” ...................................................................... 42
2.2.3 Nhân vật là con vật ................................................................................. 44
2.3.Thời gian và không gian nghệ thuật .......................................................... 46
2.3.1. Thời gian nghệ thuật ............................................................................. 46
2.3.2 Không gian nghệ thuật ........................................................................... 49
2.4. Ngôn ngữ .................................................................................................. 51
2.4.1. Ngôn ngữ đối thoại................................................................................ 51
2.4.2. Độc thoại nội tâm .................................................................................. 54
2.5. Giọng điệu ................................................................................................ 56
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tiểu thuyết là một thể loại tự sự cỡ lớn, giữ vị trí trung tâm góp phần làm
nên diện mạo của một nền văn học. Tiểu thuyết còn là nơi hội tụ nhiều khát
vọng cách tân, đổi mới và cho thấy khá rõ những nét mới trong nghệ thuật tự
sự. Pháp đƣợc xem nhƣ là “cái nơi” của những tìm tịi và đổi mƣới về tƣ duy

nghệ thuật tiểu thuyết. Những điểm mới về tƣ duy nghệ thuật với những đặc
sắc trong cách viết cốt truyện, đa dạng điểm nhìn, giọng điệu trần thuật và cả
những kĩ thuật phân tích nội tâm của nhân vật đƣợc các nhà viết tiểu thuyết
hiện thực Pháp vận dụng một cách tối đa. Để tác phẩm có sức sống địi hỏi
nhà văn khơng ngừng sáng tạo, cách tân, đổi mới cả về hình thức lẫn nội dung
của tác phẩm. Trong đó đổi mới về nghệ thuật tự sự là một yêu cầu cần thiết
đối với các tác phẩm tiểu thuyết.
Tác giả Trần Thị An trong bài Motif đứa trẻ bị bỏ rơi và kết cấu cổ tích
trong Khơng gia đình và Oliver Twist viết: “Trẻ em và khát vọng đƣợc sống,
đƣợc hạnh phúc là một vấn đề đang trở nên ngày càng nhức nhối trong thế
giới phát triển, nơi mà sự phân hóa xã hội đang diễn ra ngày càng gay gắt trên
toàn cầu. Vấn đề này từ lâu nằm trong sự trăn trở của các nhà văn lớn. Trong
đó có Khơng gia đình của Hector Malot”. Việc giáo dục đức tính trẻ nhỏ qua
các tác phẩm văn học. Thơng qua các nhân vật trong truyện nói chung và tiểu
thuyết Khơng gia đình nói riêng con ngƣời đặc biệt là lứa tuổi thiếu nhi các
em sẽ nhận thức đƣợc nhƣ thế nào là ngƣời tốt, kẻ xấu từ đó hình thành nhân
cách, lối sống từ nhỏ cho trẻ em – những tâm hồn naagy thơ trong sáng.
Hector Malot (Hecstor Malot) sinh ngày 20 tháng 03 năm 1830 tại La
Bouile miền Bắc nƣớc Pháp. Ông đƣợc biết đến là bậc thầy trong viết tiểu
thuyết Pháp. Trƣớc khi đến với nghề viết văn, Hector Malot đã tốt nghiệp đại
học luật và làm việc cho một văn phòng luật sƣ. Năm 25 tuổi, Hector Malot
quyết định lên Pari làm biên tập cho tờ nhật báo, sau đó ơng viết tiểu thuyết.
Với những cố gắng, trăn trở và nỗ lực không ngừng Hector Malot đã có
những đóng góp khơng nhỏ cho nền văn học Pháp bởi những tác phẩm giàu
tính giáo dục và nhân văn sâu sắc.

1


Năm 1859, tác phẩm đầu tay “Những ngƣời tình” (Les Amants) của

Hector Malot đƣợc xuất bản gây tiếng vang lớn trên diễn đàn văn học nƣớc
Pháp bấy giờ.
Hector Malot có sự nghiệp sáng tác với 70 tác phẩm. Tiêu biểu trong số đó
nhƣ “Những anh tình nhân” (1859), “Qn trọ ngƣời đời” (4 tập - 1877)
“Những đứa trẻ” (1866),... đặc biệt là “Khơng gia đình” (1878) là tác phẩm
đƣợc giải thƣởng của Viện Hàn lâm Văn học Pháp và đƣợc dịch ra nhiều thứ
tiếng trên thế giới. Khơng gia đình để lại ấn tƣợng sâu sắc cho các bạn thiếu
nhi, trở thành ngƣời bạn thiếu nhi Pháp và thế giới. Cuốn sách nổi tiếng này
đƣợc dịch ra rất nhiều thứ tiếng trên thế giới trong đó có Việt Nam. Với tài
năng sáng tạo và cống hiến của mình đã khẳng định đƣợc tài năng và tâm
huyết của nhà văn khi viết về con ngƣời. Theo chúng tôi, một trong những
thành công của tác phẩm là nhà văn đã tạo nên đƣợc dấu ấn nghệ thuật tự sự
của mình.
Với sự yêu thích của tác phẩm tiểu thuyết của Hector Malot và tất cả
những lí do trên chúng tơi quyết định lựa chọn nghiên cứu: “nghệ thuật tự sự
trong tiểu thuyết Không gia đình của Hector Malot” - làm đề tài khóa luận
tốt nghiệp của mình.
2. Lịch sử vấn đề
Nói đến nghệ thuật tự sự là bàn đến vấn đề tài năng của các nhà văn về
các phƣơng diện nghệ thuật nhƣ: ngƣời kể chuyện, điểm nhìn trần thuật, nghệ
thuật xây dựng hình tƣợng nhân vật, giọng điệu trần thuật, ngơn ngữ và thời
gian,khơng gian nghệ thuật. Mỗi nhà văn đều có cách thể hiện riêng biệt, đặc
sắc về nghệ thuật tự sự và xem đó nhƣ phong cách nghệ thuật riêng biệt của
mỗi ngƣời.
Khi nghiên cứu đến cuốn tiểu thuyết Không gia đình của nhà văn Hector
Malot chúng tơi nhận thấy tiểu thuyết của ông đã thu hút đƣợc sự quan tâm, chú
ý của độc giả đặc biệt lứa tuổi thiếu nhi và đặc biệt là của các nhà nghiên cứu khi
tác phẩm mới đƣợc xuất bản. Mặc dù tiểu thuyết đƣợc viết từ năm 1878 nhƣng
đến nay nó vẫn đƣợc coi là tác phẩm xuất sắc của độc giả nhỏ tuổi ở mọi thời
đại. Cho đến nay, tác phẩm đƣợc dịch ra tiếng Việt với một số dịch giả tiêu biểu

2


nhƣ: Nguyễn Đỗ Mục và Đào Hùng đã dịch sang Sans famille lấy tên là Vơ gia
đình (1931). Ở miền Bắc, Huỳnh Lý dịch tác phẩm này lấy tên là Khơng gia
đình in lần đầu ở nhà xuất bản Kim Đồng năm 1965 (tập 1), năm 1966 (tập 2) và
đƣợc tái bản qua các năm. Ở miền Nam, dịch giả Hà Mai Anh giới thiệu đến bạn
đọc một bản dịch cũng có tên là Vơ gia đình .
Tuy nhiên những tài liệu nghiên cứu chuyên sâu về tác phẩm Không gia
đình là khơng nhiều mà chỉ mang tính chất giới thiệu. Tiểu thuyết Khơng gia
đình có bản dịch đầu tiên vào năm 1931 đã đƣợc Hồ Biểu Chánh phỏng tác
thành Cay đắng mùi đời (1923). Gần đây có một số cơng trình nghiên cứu về
tiểu thuyết Khơng gia đình tiêu biểu là một số khóa luận, luận văn thạc sĩ
khoa học Ngữ văn nhƣ: “Từ Khơng gia đình của Hector Malot của đến Cay
đắng mùi đời của Hồ Biểu Chánh” - Vũ Kim Anh (2003) do giáo sƣ Nguyễn
Đình Chú hƣớng dẫn, “Nghệ thuật tiểu thuyết Khơng gia đình của Hector
Malot” – Nguyễn Thị Phƣơng (2009) do PGS. TS. Lê Ngun Cẩn hƣớng
dẫn. Trong cơng trình nghiên cứu tìm hiểu về đề tài “Nghệ thuật tiểu thuyết
Khơng gia đình của Hector Malot”, Nguyễn Thị Phƣơng đã đi sâu vào việc
phân tích cốt truyện hai tuyến và nghệ thuật kể chuyện ngôi thứ nhất, đồng
thời là nghệ thuật sử dụng thời gian và không gian vào tác phẩm. Luận văn
cũng đã khái quát nên hệ thống các nhân vật trong tác phẩm. Luận văn của
thạc sĩ Vũ Thị Kim Anh đã làm rõ sự kế thừa và phát huy của Hồ Biểu Chánh
khi viết Cay đắng mùi đời dựa theo tiểu thuyết Khơng gia đình của Hector
Malot. Bên cạnh đó, tác giả Trần Thị An với bài viết” Motif đứa trẻ bị bỏ rơi
và kết cấu cổ tích trong Khơng gia đình và Oliver Twist” (Tạp chí văn học
nƣớc ngồi số 5/2007) đã chỉ ra sự tƣơng đồng của nhân vật cổ tích và nhân
vật trong tiểu thuyết gồm có sự phân tuyến giữa hai tuyến nhân vật… Nhƣ
vậy dựa trên sự khảo sát nghiên cứu cho thấy các nhà nghiên cứu đều viết về
tiểu thuyết Khơng gia đình dựa trên cảm hứng nghệ thuật cũng nhƣ dựa trên

sự so sánh đối chiếu trong tác phẩm ở mức độ rộng, hẹp khác nhau. Vì vậy,
ngƣời viết khóa luận dựa trên cơ sở kế thừa những thành quả của tác giả thuộc
thế hệ đi trƣớc và những phát hiện riêng của bản thân tiếp tục đi sâu để tìm
hiểu những tìm tịi mới mẻ về phƣơng diện nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết
Khơng gia đình của nhà văn Hector Malot.

3


3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Trong cơng trình này, tác giả khóa luận vận dụng lý thuyết tự sự học để
chỉ ra những đặc điểm cơ bản về nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Khơng gia
đình của nhà văn Hector Malot để nhìn thấy sự độc đáo tài năng của tác giả
trong cái nhìn về một số phƣơng diện về nghệ thuật tự sự trong tác phẩm,
đồng thời thấy đƣợc những đóng góp và nỗ lực của tác giả trong sáng tạo
nghệ thuật nói chung và tiểu thuyết nói riêng.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Thực hiện đề tài trên, ngƣời viết trƣớc hết trình bày một số vấn đề lí
luận chung về phƣơng diện nghệ thuật tự sự trong tác phẩm văn học. Bên
cạnh đó, ngƣời viết cũng phân tích tìm hiểu sâu hơn về các phƣơng diện tự sự
đƣợc thể hiện trong tiểu thuyết Khơng gia đình của Hector Malot đồng thời
rút ra đƣợc nét đặc sắc trong kĩ thuật viết tiếu thuyết của nhà văn.
4.Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Khóa luận nghiên cứu các phƣơng diện của nghệ thuật tự sự trong Khơng
gia đình nhƣ:
Nghệ thuật tổ chức cốt truyện, kết cấu, nghệ thuật xây dựng nhân vật, thời
gian, không gian, ngôn ngữ và giọng điệu.
4.2 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi kiến thức: nghệ thuật tự sự gồm nhiều yếu tố song ở phạm vi
khóa luận này chúng tôi chỉ tập trung triển khai ở một số phƣơng diện: cốt
truyện, kết cấu, nhân vật, thời gian và không gian nghệ thuật, ngôn ngữ và
giọng điệu.
Phạm vi tƣ liệu: thực hiện đề tài nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết
Khơng gia đình của Hector Malot chúng tơi tập trung khảo sát cuốn tiểu
thuyết Khơng gia đình của Hector Malot (bản dịch của Huỳnh Lý), nhà xuất
bản Kim đồng năm 2011.

4


5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để hoàn thành phƣơng pháp nghiên cứu mà đề tài đề ra tác giả khóa luận
có sử dụng 1 số phƣơng pháp nghiên cứu chủ yếu sau:
Phƣơng pháp phân tích tổng hợp, phƣơng pháp khảo sát phân tích văn bản,
phƣơng pháp so sánh, phƣơng pháp tiếp cận hệ thống.
6. Đóng góp của khóa luận
Với khóa luận này chúng tôi đề xuất một hƣớng tiếp cận mới về tiểu
thuyết Khơng gia đình của Hector Malot từ phƣơng tiện nghệ thuật tự sự. Với
kết quả nghiên cứu của đề tài ngƣời viết mong muốn khóa luận sẽ góp phần
bổ sung cung cấp thêm một tài liệu khoa học cho việc nghiên cứu tiểu thuyết
Khơng gia đình.
Từ đó có thêm tài liệu nghiên cứu đánh giá về Hector Malot, cũng nhƣ
thấy đƣợc những đóng góp và những nỗ lực trong sáng tạo nghệ thuật nói
chung và tiểu thuyết nói riêng.
7.Bố cục của khóa luận
Ngồi phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung chính của
khóa luận đƣợc triển khai ở 2 chƣơng:
Chƣơng 1: Khái quát về nghệ thuật tự sự và về tiểu thuyết Khơng gia

đình của Hector Malot.
Chƣơng 2: Nghệ thuật tự sự trong tiếu thuyết Khơng gia đình của
Hector Malot.

5


NỘI DUNG
CHƢƠNG 1 : KHÁI QUÁT VỀ NGHỆ THUẬT TỰ SỰ VÀ VỀ TIỂU
THUYẾT KHƠNG GIA ĐÌNH CỦA HECTOR MALOT
1.1.Khái lƣợc về nghệ thuật tự sự
1.1.1 Khái niệm về tự sự
Theo Từ điến thuật ngữ văn học, tự sự là “phƣơng thức tái hiện đời
sống, bên cạnh hai phƣơng thức khác là trữ tình và kịch đƣợc dùng làm cơ sở
phân loại tác phẩm văn học... Tác phẩm tự sự tái hiện đời sống trong tồn bộ
tính khách quan của nó. Tác phẩm tự sự phản ánh hiện thực qua bức tranh mở
rộng của đời sống trong không gian, thời gian, qua các sự kiện, biến cố xảy ra
trong cuộc đời con ngƣời. Trong tác phẩm tự sự nhà văn cũng thể hiện tƣ
tƣởng, tình cảm của mình... Tác phẩm tự sự bao giờ cũng có cốt truyện. Gắn
liền với cốt truyện là một hệ thống nhân vật đƣợc khắc họa đầy đủ, nhiều
mặt... Trong tác phẩm tự sự, cốt truyện đƣợc khắc họa nhờ một hệ thống chi
tiết nghệ thuật phong phú, đa dạng, bao gồm chi tiết sự kiện, xung đột...
Nguyên tắc phản ánh hiện thực trong tính khách quan đã đặt trần thuật vào vị
trí nhân tố tổ chức ra thế giới nghệ thuật của tác phẩm tự sự, địi hỏi nhà văn
phải sảng tạo ra hình tƣợng ngƣời trần thuật... ” [ 11; 385].
1.1.2.Các yếu tố cơ bản của nghệ thuật tự sự
1.1.2.1 Nhân vật văn học
Nhân vật là phạm trù cơ bản của văn học. Một tác phẩm văn học ngoài
những yếu tố nhƣ ngƣời kể chuyện, điểm nhìn trần thuật, ngơn ngữ...một yếu
tố khơng thể thiếu đó là nhân vật.

Theo Từ điển thuật ngữ văn học (Lê Bá Hán, Trần Đình Sử và Nguyễn Khắc
Phi chủ biên) cho rằng nhân vật là “con ngƣời cụ thể đƣợc miêu tả trong tác
phẩm văn học. Nhân vật có thể có tên riêng (Tấm, Cám, chị Dậu, anh Pha),
cũng có thể khơng có tên riêng nhƣ: thằng bán tơ, một mụ nào trong “Truyện
Kiều” (…) là một đơn vị nghệ thuật đầy tính ƣớc lệ, khơng thể đồng nhất nó
với con ngƣời thật trong đời sống (…) thể hiện quan niệm nghệ thuật và lí
tƣởng thẩm mĩ của nhà văn về con ngƣời. Vì thế nhân vật luôn gắn chặt với

6


chủ đề của tác phẩm. Nhân vật văn học đƣợc miêu tả qua các biến cố, xung
đột, mâu thuẫn và mọi chi tiết các loại. Đó là mâu thuẫn nội tâm của nhân vật,
mâu thuẫn giữa nhân vật này và nhân vật kia, giữa tuyến nhân vật này với
nhân vật khác. Cho nên nhân vật luôn gắn liền với cốt truyện” [10;237].
Tác giả Trần Đình Sử trong giáo trình Lí luận văn học khẳng định
“Nhân vật văn học là con ngƣời đƣợc miêu tả trong văn học bằng phƣơng tiện
văn học (…) Văn học không thể thiếu nhân vật bởi đó là hình thức cơ bản để
qua đó văn học miêu tả thế giới một cách hình tƣợng (…) Nhân vật văn học là
một hiện tƣợng ƣớc lệ, có những dấu hiệu để ta nhận ra. Thơng thƣờng, đó là
một cái tên (…) Thứ đến là các dấu hiệu tiểu sử, nghề nghiệp hoặc đặc điểm
riêng (…) Sâu hơn là các đặc điểm tính cách (…) Các đặc điểm ấy đƣợc đúc
kết thành các “công thức” giới thiệu nhân vật (…) Trong các công thức nhận
ra ấy đƣợc chứng thực trong các quan hệ, đƣợc bộc lộ, phát triển hoặc điều
chỉnh trong các xung đột, và cuối cùng ta có một hình tƣợng hồn chỉnh về
một nhân vật văn học (…). Nhân vật là phƣơng tiện khái quát các tính cách,
số phận con ngƣời và các quan niệm về chúng” [16;277-279].
Trong giáo trình Lí luận văn học do GS. Hà Minh Đức định nghĩa:
“nhân vật văn học là một hiện tƣợng nghệ thuật mang tính ƣớc lệ, đó khơng
phải là sự sao chụp đầy đủ một chi tiết biểu hiện của con ngƣời mà chỉ thể

hiện con ngƣời qua những đặc điểm điển hình về tiểu sử, nghề nghiệp, tính
cách…và cần chú ý thêm một điều: thực da khái niện nhân vật thƣờng đƣợc
quan niên với một phạm vi rộng lớn hơn nhiều, đó khơng chỉ là những con
ngƣời, những con ngƣời có tên hoặc khơng tên, đƣợc khắc họa sâu đậm hoặc
thống qua trong tác phẩm mà cịn có thể là sự vật, loại vât khác ít nhiều
mang bong dáng tính các caon ngƣời... cũng có khi đó khơng phải là một con
ngƣời đƣợc thể hiện nổi bật trong tác phẩm” [6;102].
Tác giả Trần Đình Sử trong Dẫn luận thi pháp học nêu định nghĩa một
cách ngắn gọn: “nhân vật là hình thức cơ bản để miêu tả con ngƣời trong văn
học” [28;43].
Nhƣ vậy có rất nhiều định nghĩa về nhân vật văn học mà các nhà văn,
nhà lý luận văn học, các nhà nghiên cứu đều có tƣ tƣởng chung và những

7


quan điểm giống nhau. Có thế hiểu rằng nhân vật văn học chính là con ngƣời
đƣợc miêu tả, đƣợc tái hiện trong tác phẩm bằng phƣơng tiện văn học. Nhân
vật văn học cũng có thể là các hình tƣợng các cá thể con ngƣời (hoặc con vật,
cây cỏ, sinh thể hoang đƣờng... đƣợc gắn cho các đặc điểm giống con ngƣời).
Nhân vật văn học đƣợc đƣa vào tác phẩm văn học bằng con đƣờng trực tiếp
hoặc gián tiếp thông qua các hình ảnh ẩn dụ: con vật, sự vật, hiện tƣợng…
mang linh hồn của con ngƣời đƣợc tái hiện qua lăng kính chủ quan của ngƣời
nghệ sĩ, đƣợc thể hiện thông qua các phƣơng tiện cơ bản là ngôn ngữ.
Nhân vật trong tiểu thuyết khác với nhân vật trong các thể loại khác,
nhân vật của tiểu thuyết có những đặc điểm riêng mà nhân vật thuộc các thể
loại khác không có đƣợc. Truyện ngắn chỉ có thể nói về nhân vật trong quỹ
thời gian ngắn có những biến động lƣớn mà ngƣời đọc không thể hiểu hết về
tiểu sử, sự phát triển của họ. Nhƣng ở tiểu thuyết, nhân vật đƣợc xuất hiện
trong khuôn khổ rộng lớn, vô tận về thời gian và không gian, tạo điều kiện

cho nhà văn khai thác nhân vật của mình một cách tỉ mỉ, cụ thể.
Nhân vật là tiền đề quan trọng để đi sâu vào thế giới của tác phẩm và
thông qua nhân vật thì tác giả đã thể hiện đƣợc những quan điểm, sự đánh giá
về hiện thực cuộc sống. Thông qua nhân vật, tác giả thể hiện những quan
niệm nghệ thuật, nhận thức những lý tƣởng thẩm mỹ… về con ngƣời và cuộc
sống hoặc có thể là một mảng hiện thực nào đó. Nhà nghiên cứu Trần Thanh
Hiệp trong tiểu thuyết vấn đề quan trọng “phải là vấn đề nhân vật”. “Ngƣời ta
sẽ tìm thấy bộ mặt của con ngƣời trong các nhân vật của tiểu thuyết. Trong
tiểu thuyết, ngoài nhân vật cịn có gì khác nữa, thời nhân vật cũng vừa là cá
thể, vừa là linh hồn” [13;93-94].
Nhân vật đƣợc coi là sợi dây liên kết đƣa ngƣời đọc vào thế giới khác
nhau của đời sống. Để nhà văn mở cánh cửa vào hiện thực đa dạng muôn màu
muôn vẻ của đời sống, tiếp cận các đề tài, chủ đề mới mẻ. Nhân vật văn học
còn là cầu nối với các sự kiện, các diễn biến, chi tiết trong tác phẩm mà chúng
ta vẫn thƣờng gọi đó là cốt truyện. Nhân vật văn học là hình tƣợng mang tính
tổng hợp có khả năng tác động vào mọi giác quan của độc giả, ngƣời đọc
khơng chỉ nhìn thấy, nghe thấy mà còn cảm thấy sự hiện diện của nhân vật
trong trái tim mình. Nhân vật văn học có khả năng diễn tả mọi sự thay đổi,
8


vận động của con ngƣời không chỉ ở vẻ bên ngồi mà cịn cả những diễn biến
tâm lí bên trong, tạo nên sự lay động mạnh mẽ cho tác phẩm văn học.
Cũng giống nhƣ phƣơng thức miêu tả của một số thể loại khác, nhân vật
trong tiểu thuyết đƣợc miêu tả qua những chi tiết, những xung đột và tình huống
khác nhau. Trong cơng trình Bàn về tiểu thuyết, Phạm Quỳnh có cái nhìn bao
qt về tiểu thuyết truyền thống. Nhân vật trong tiểu thuyết theo tác giả “Không
nhất thiết phải là ngƣời siêu bạt quần chúng, lại thƣờng thƣờng là những ngƣời
bình thƣờng nhƣ mọi ngƣời” [24;101]. Vì vậy, nhân vật trong tiểu thuyết đƣợc
miêu tả một cách chân thực khách quan, song nó phải có cuộc đời, cá tính riêng,

độc lập. Ngƣời viết có thể khai thác nhân vật một cách tỉ mỉ, theo từng bƣớc
thăng trầm của số phận. Đối với mỗi nhân vật văn học thì tính cách đƣợc coi là
điểm quan trọng nhất. Vì ý nghĩa của rất lớn nhƣ vậy nên trƣớc kia ở một số giáo
trình Nga gọi là nhân vật tính cách. Ở đây cần phải hiểu là phẩm chất xã hội lịch
sử của con ngƣời thể hiện qua các đặc điểm cá nhân, gắn liền với phẩm chất và
tâm sinh lí của họ. Và tính cách tự nó cũng bao hàm những thuộc tính nhƣ nét cụ
thể, độc đáo của một con ngƣời cá biệt nhƣng lại mang cả những nét chung, tiêu
biểu cho nhiều ngƣời khác ở mức độ nhất định.
Nhân vật có nhiều chức năng trong tác phẩm. Nhìn một cách tổng quát,
các chức năng đó là :
Thứ nhất, chức năng cơ bản của nhân vật là miêu tả và khái quát lên các
loại hình nhân vật trong tác phẩm văn học.
Thứ hai, nhân vật là ngƣời dẫn dắt bạn đọc vào thế giới khác nhau của
đời sống, giúp nhà văn mở cánh cửa vào hiện thực rộng lớn, tiếp cận những
đề tài, chủ đề mới mẻ.
Thứ ba, nhân vật biểu hiện tập chung tình cảm, tƣ tƣởng, quan niệm
nghệ thuật của nhà văn về thế giới của con ngƣời.
Nhƣ vậy, nhân vật trong tiểu thuyết là phƣơng tiện chủ yếu giúp nhà văn
phản ánh, khái quát hiện thực nhằm thể hiện qua niệm, tƣ tƣởng riêng của tác
giả. Qua nhân vật, thế giới quan, hiện thực cuộc sống đƣợc hiện ra rõ nét nhất.
Ca ngợi nhân vật chính là ca ngợi đời, xót xa cho nhân vật chính là xót xa cho
xã hội, cho đời.
9


1.1.2.2. Cốt truyện
Giáo trình Lí luận văn học, do Trần Đình Sử (chủ biên) định nghĩa : “cốt
truyện là chuỗi các sự việc tạo dựng trong tác phẩm tự sự và kịch nằm dƣới
lớp trần thuật, làm nên các sƣờn của tác phẩm” [25;92].
Phƣơng Lựu trong cuốn Lí luận văn học nhận định : “cốt truyện là hình

thức nhận thức sơ đẳng nhất của truyện. Bất cứ truyện lớn nhỏ, cốt truyện nói
chung bao gồm các phần chính: nút thắt, phát triển, cao trào, mở nút... Cốt
truyện thực chất là các lời diễn biến của chuyện xảy ra cho đến khi kết thúc.
Nhà văn xây dựng cốt truyện là để phản ánh các mối quan hệ, mâu thuẫn của
đời sống” [17;101-102].
Trong cuốn 150 thuật ngữ văn học của Lại Nguyên Ân cũng đƣa ra định
nghĩa cốt truyện: “cốt truyện là một phƣơng diện của hình thức nghệ thuật, nó
trong lớp biến cố của tác phẩm. Tính truyện, có cốt truyện là một phẩm chất
có giá trị quan trọng của văn học, sân khấu nghệ thuật cùng loại. tring các thể
loại văn học, các cốt truyện là thành phần quan trọng thiết yếu của tự sự và
kịch, nhƣng thƣờng khơng có trong các tác phẩm trữ tình. Cốt truyện tạo ra
các môi trƣờng hành động cho các nhân vật và cho phép tác giả thể hiện, lý
giải tính cách của chúng… cốt truyện có chức năng quan trọng là bộc lộ các
mâu thuẫn của đời sống, tức là thể hiện xung đột” [2;144].
Từ điển văn học viết: “cốt truyện là hệ thống hồn chỉnh các sự việc và
hành động chính trong tác phẩm tự sự và kịch. Cốt truyện hình thành từ
những quan hệ phức tạp chồng chéo giữa nhân vật và hoàn cảnh, nhân vật và
nhân vật, vừa bộc lộ tính cách nhân vật vừa phản ánh các mối quan hệ xã hội.
Cơ sở của cốt truyện là những mâu thuẫn và xung đột trong đời sống xã hội
mà các nhà văn đã nhận thức , lý giải và thuật lại theo một dụng ý nhất định”
[22;161].
Phan Cƣ Đệ trong Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại thì cho rằng: “Cốt
truyện là cái sƣờn đã đƣợc chi tiết hóa một cách cụ thể và sinh động bao gồm
toàn bộ các sự kiện và hành động lớn nhỏ trong tác phẩm (kể cả những động
tác của đời sống tâm hồn bên trong đƣợc kể lại một cách có hình tƣợng)”
[8;292].
10


Nhƣ vậy có thể thấy cốt truyện là một thành phần quan trọng trong cấu trúc

của một tác phẩm tự sự và có liên quan mật thiết đến đời sống của nhân vật. Cốt
truyện cịn có ý nghĩa trong việc thể hiện chủ đề, tƣ tƣởng và tạo nên sức cuốn
hút cho tác phẩm. Bất cứ tác phẩm tiêu biểu nào cũng có cốt truyện dù cốt truyện
đó có diễn biến đơn giản hay phức tạp; khái quát nên những sung đột xã hội và
thể hiện sự đánh giá khác quan của tác giả đối với hiện thực của đời sống. Cốt
truyện là hệ thống các sự kiện, biến cố xảy ra với nhân vật thơng qua các mâu
thuẫn ít hay nhiều. Qua đó bộc lộ tính cách, số phận của nhân vật nhằm tái hiện
cuộc sống của một xã hội nhất định. Bởi vậy phần cốt lõi đó đƣợc tóm tắt, vay
mƣợn hay thuật lại để sáng tạo nên các tác phẩm khác.
Về phƣơng diện kết cấu và quy mơ nội dung, có thể chia làm hai loại là
cốt truyện đơn tuyến và cốt truyện đa tuyến thƣờng thể hiện ngắn gọn tập
trung thể hiện một giai đoạn trong cuộc đời nhân vật chính hoặc thể hiện tính
cách của một vài nhân vật chính. Cốt truyện trong dân gian thì thƣờng đơn
giản, thƣờng loại cốt truyện đơn tuyến. Ở truyện hiện đại nhƣ tiểu thuyết, cốt
truyện hết sức phức tạp và thƣờng là kết truyện đa tuyến. Thƣờng xuất hiện
trong văn học dân gian và kịch bản văn học. Ngƣợc lại với cốt truyện đơn
tuyến, cốt truyện đa tuyến thƣờng có hai nhân vật (trung tâm) trở lên, nhằm
thể hiện một hay nhiều chủ đề nhất định về tác phẩm ví dụ nhƣ tiểu thuyết…
Anh em nhà karamazop, chiến tranh và hịa bình (Tolstoi)....
Theo tiểu thuyết gia theo trào lƣu thiểu thuyết mới (Pháp) cốt truyện
đƣợc viết nhƣ sau: cái làm nên sức mạnh cho tiểu thuyết gia chính là ở chỗ
anh ta sáng tạo, anh ta hoàn toàn tự do sáng tạo, khơng có mơ hình mẫu. Thực
chất trong tác phẩm tự sự cốt truyện là sợi dây liên kết các mối quan hệ nhân
vật, sắp xếp và tổ chức các sự việc diễn ra trong đó để thể hiện rõ nhất tƣ
tƣởng, chủ đề của tác phẩm. Nhƣ vậy, thông qua các sự kiện, biến cố và tình
huống xảy ra trong truyện, nhà văn đã xây dựng nên đƣợc các tính cách điển
hình. Do vậy có thể thấy cốt truyện thực hiện các chức năng rất quan trọng
trong tác phẩm nó gắn kết các chuỗi sự kiện tạo thành lịch sử của một nhân
vật thực hiện khắc họa nhân vật, bộc lộ các xung đột mâu thuẫn của con
ngƣời, tái hiện lại đầy đủ nhất bức tranh về đời sống tạo ra những giá trị nhân

sinh, gây nên sự hấp dẫn, tò mò về số phận của các nhân vật trong truyện. Đối
11


với một hình thức tự sự cỡ lớn nhƣ tiểu thuyết thì việc tác giả thể hiện đầy đủ
bức tranh đời sống khơng bó hẹp trong khn khổ cốt truyện nào mà cốt
truyện có thể tự do với thời gian và không gian trong tác phẩm nhà văn thoải
mãi sáng tạo để thể hiện cá tính riêng, những đánh giá nhận thức về thế giới
quan riêng tùy vào dụng ý của tác giả thậm chí cịn cịn chứa đựng những yếu
tố “ thừa” so với các thể loại khác. Cốt truyện là hình thức tổ chức sơ đẳng
nhất của truyện. Các thành phần của cốt truyện thƣờng đƣợc nêu lên theo tiến
trình phát triển của các sự kiện từ lúc hình thành cho đến khi kết thúc. Cốt
truyện truyền thống theo mơ típ quen thuộc gồm 5 thành phần: trình bày,
(khai đoạn), thắt nút, phát triển, đỉnh điểm (cao trào), mở nút và kết thúc.
Xuất phát từ đặc trƣng ƣu việt nên tiểu thuyết là thể loại văn học có khả
năng tổng hợp nhiều nhất các khả năng nghệ thuật của các thể loại văn học
khác. Nhƣ vậy, cốt truyện tiểu thuyết khác hẳn với các thể loại khác chỉ có hệ
thống sự kiện, biến cố và những chi tiết, thể hiện tính cách của nhân vật mà
cịn thể hiện đƣợc sự suy tƣ, cách nhìn nhận của nhân vật về thế giới quan, về
đời ngƣời, phân tích diễn biến các tâm lí tình cảm.
1.1.2.3 Kết cấu
Tác phẩm văn học đƣợc coi là đứa con tinh thần của mỗi nhà văn nên
nó đƣợc coi là một chỉnh thể nghệ thuật độc đáo để xây dựng nên chỉnh thể đó
nhà văn phải suy nghĩ, tổ chức các yêu tố kết hợp các yếu tố trong tác phẩm
thành một chỉnh thể nghệ thuật vì thế kết cấu tiểu thuyết là một yếu tố quan
trọng bảo gồm cả mặt ngữ nghĩa lẫn hình thức nghệ thuật. Về mặt ngữ nghĩa
kết cấu là sƣ kết hợp, tổ chức hệ thống chủ đề, đề tài hệ thống nhân vật, hình
thức cốt chuyện có thể gọi là kết cấu bên trong. Cịn về mặt hình thức nghệ
thuật, kết cấu đề cập tới các nguyên tắc kết hợp các phƣơng thức tự sự, những
kỹ thuật hình thức… chính vì thế khi tìm hiểu về nghệ thuật tự sự, chúng ta

không thể không bàn đến phƣơng tiện kết cấu.
Theo Aristote trong Nghệ thuật thơ ca, cho kết cấu là “cái hồn chỉnh
là cái có phần đầu, phần giữa và phần cuối. Phần đầu là cái không nôi tiêp
theo cái khác, trái lại, theo quy luật tự nhiên, phải cỏ cải gì tổn tại hoặc tiếp
theo sau nó; phần cuối là cái mà theo tính tất yêu hay theo lẽ thƣờng đều phải

12


theo sau cải gì đó và sau nó khơng cịn cái khác phải tiêp theo; phần giữa là
cải phải tiêp theo sau cái khác và cái khác nữa lại đi sau nó. Vậy cốt truyện
đƣợc xây dựng một cách khéo léo phải tuận theo định nghĩa đó, chứ khơng
đƣợc tùy tiện bắt đầu và kêt thúc chỗ nào cũng đƣợc” [4;40].
Theo Từ điển thuật ngữ văn học thì kết cấu đƣợc định nghĩa: “Kết cấu
là tồn bộ tơ chức phức tạp và sinh động của tác phẩm... Kết cấu thế hiện nội
dung rộng rãi phức tạp hơn, tô chức tác phẩm không chỉ giới hạn ở sự tiêp nôi
bề mặt, ở những tƣơng quan bên ngoài giữa các bộ phận, chƣơng đoạn mà còn
bao hàm sự liên kết bên trong, nghệ thuật kiến trúc nội dung cụ thể của tác
phẩm... Kết cấu là phƣơng tiện cơ bản và tất yếu của khái quát nghệ thuật. Kết
cấu đảm nhiệm các chức năng rất đa dạng: bộc lộ tốt chủ đề và tƣ tƣởng của
tác phẩm; triển khai trình bày hấp dẫn cốt truyện; cấu trúc hợp lí hệ thống tính
cách; tổ chức điểm nhìn trần thuật của tác giả; tạo ra tính tồn vẹn của tác
phẩm nhƣ một hiện tƣợng thẩm mĩ” [11;15-157].
Từ các định nghĩa trên có thể hiểu kết cấu là sự tổ chức, sắp xếp các
yếu tố trong cùng một tác phẩm để tạo thành một thực thể thống nhất, vẹn
tồn. Trong tác phẩm văn học, khơng phải cứ là tổ chức thì đƣợc coi là kết
cấu của tác phẩm.Tuy nhiên cần nhận thấy rằng, chỉ đƣợc coi là kết cấu nghệ
thuật khi nó ra đời với ý đồ nghệ thuật của tác phẩm, đem lại dụng ý của tác
giả và thể hiện quy luật của đời sống. Đó cũng là điều trăn trở, có thể coi là tài
liệu sống khi tác giả vật lộn với nó, biểu hiện một chân lý, một tƣ tƣởng nhất

định. Các tác phẩm văn học không chỉ khác nhau về chất liệu hiện thực cịn
khác nhau về các bố trí, sắp xếp và tổ chức đƣợc thể hiện thông qua cách cấu
tạo của các đoạn thơ, các câu thơ... ở bình diện này ngƣời ta xem xét cuốn
tiểu thuyết có bao nhiêu chƣơng, vở kịch có mấy lớp, mấy hồi…
Nhƣ vậy, thực chất kết cấu chính là sự tổ chức, sự sáng tạo và liên kết
các bộ phận trong tác phẩm. Kết cấu đƣợc coi là yếu tố quan trọng trong hình
thức nghệ thuật, chúng ta có thể xem xét kết cấu trên rất nhiều bình diện. Và
điều quan trọng trong kết cấu một tác phẩm mà mọi ngƣời quan tấm đến đó
chính là nó thể hiện đƣợc nội dung ý nghĩa tác phẩm nhƣ thế nào và hiểu quả
mà tác phẩm để lại trong lịng độc giả ra sao qua đó thể hiện đƣợc tài năng tƣ
tƣởng và phong cách nghệ thuật của tác giả. Cần lƣu ý rằng trong quá trình
13


sáng tác, khơng có kết cấu nhà văn khơng thể hồn thành đƣợc tác phẩm. Vì
vậy kết cấu có vai trị rất quan trọng trong việc hình thành một chỉnh thể sáng
tạo của nhà văn.
1.1.2.3. Thời gian và không gian nghệ thuật
Lê Ngọc Trà trong Lí luận và Văn học nhận định thời gian và không gian
trong văn học gồm hai mặt cơ bản: “Quan niệm thời gian - không gian của
nhà văn và tổ chức thời gian và không gian nghệ thuật của tác phẩm
[26;146]. Thời gian chính là phạm trù đặc trƣng của văn học, bởi văn học
chính là nghệ thuật thời gian. Giáo sƣ Trần Đình Sử cho rằng: “Là hình thức
của hình tƣợng nghệ thuật, thời gian nghệ thuật là một trong những phạm trù
quan trọng bởi vì nó thể hiện thực chất sáng tạo của ngƣời nghệ sĩ. Nghệ sĩ
có thể chọn điểm bắt đầu và điểm kết thúc có thể kể nhanh hay chậm, có thể
kể xi hay ngƣợc, có thể chọn điểm nhìn từ quá khứ, hiện tại và tƣơng lai,
có thể chọn độ dài một khoảnh khắc hay nhiều thế hệ, nhiều cuộc đời, thời
gian thể hiện ý thức sáng tạo của nghệ thuật” [29;63].
Thời gian nghệ thuật thể hiện sự tự cảm nhận của con ngƣời trong thế giới,

thƣờng gắn liền với các cốt truyện nhƣ cổ tích. Đó là thời gian gắn liền với các
hoạt động của con ngƣời, gắn liền với các diễn biến sinh hoạt có thời gian gắn
liền với vận động của thời đại và lịch sử. Thời gian xuất hiện trong tác phẩm
nhƣ một hệ quy chiếu để miêu tả đời sống trong tác phẩm, cho thấy các đặc
điểm tƣ duy của nhân vật trong truyện. Gắn với phƣơng tiện, phƣơng diện thể
hiện lại có cách thức thể hiện riêng. Xét về cấu trúc và biểu hiện của thời gian
nghệ thuật thì có chia ra thời gian đƣợc trần thuật và thời gian trần thuât. Nói
nhƣ Nguyễn Thị Bích Hải “thời gian là một đại lƣợng để xác định quá trình tồn
tại, vận động, phát triển của mọi vật, mọi sự trong thế giới” (Nguyễn Thị Bích
Hải – Thi pháp thơ Đƣờng – NXB Thuận Hóa 1995).
Nhà lí luận văn học Nga D.X.Likhachop cho rằng: “Thời gian vừa là
khách thể vừa là chủ thể đồng thời là công cụ phản ánh của văn học, rằng văn
học ngày nay càng thấm nhuần ý thức và cảm giác về sự vận động của thế
giới trong hình thức hết sức đa dạng của thời gian” [21;61].
Cùng với thời gian thì khơng gian cũng là hình thức tồn tại của thế giới
14


hiện thực. Tuy nhiên không gian trong văn chƣơng khác với không gian
trong thực tế. Trong cuốn Từ điển tiếng Việt, Hồng Phê đã cắt nghĩa, lí giải
về khơng gian nhƣ sau: “Không gian là khoảng không gian bao trùm lên tất
cả sự vật hiện tƣợng xung quanh đời sống con ngƣời” [23;633]. Để hiểu rõ
hơn khái niệm không gian nghệ thuật một cách cơ bản và khái quát nhất, Lê
Bá Hán trong cuốn Từ điển thuật ngữ văn học: “Khơng gian nghệ thuật là
hình thức tồn tại cùng thế giới nghệ thuật” [11;88]. Trong Dẫn luận thi pháp
học Trần Đình Sử cũng đã nhận định: “Khơng gian nghệ thuật là sản phẩm
của sáng tạo của ngƣời nghệ sĩ nhằm biểu hiện con ngƣời và thể hiện một
quan điểm nhất định về cuộc sống [28;89]. Từ đó ta có thể thấy không gian
nghệ thuật trở thành phƣơng tiện chiếm lĩnh đời sống. Cho ta thấy đƣợc quan
niệm của tác giả về thế giới, chiều sâu cảm thụ của một tác giả và gửi gắm nó

vào trong một tác phẩm văn học qua các hình tƣợng nghệ thuật. Và qua đó
cho ta thấy đƣợc tính cách, nhân vật và chủ đề tƣ tƣởng của tác phẩm.
1.1.2.4. Ngôn ngữ
Từ điển thuật ngữ văn học viết: “Ngôn ngữ văn học là ngôn ngữ có tính
chất nghệ thuật của tác phẩm văn học. Trong ngơn ngữ học, thuật ngữ này có
ý nghĩa rộng hơn, nhằm bao quát các hiện tƣợng ngôn ngữ đƣợc dùng một
cách chuẩn mực trong các văn bản nhà nƣớc, trên báo chỉ, trên đài phát thanh,
trong văn học và khoa học. Ngôn ngữ là công cụ, là chât liệu cơ bản của văn
học, vì vậy văn học đƣợc gọi là loại hình nghệ thuật ngơn từ”.
Trong giáo trình Lí luận văn học, tập 2, Trần Đình Sử (chủ biên) cho
rằng: “Ngôn từ là một hiện tƣợng nghệ thuật, thẩm mĩ độc đáo, khác hẳn khoa
học và lời nói đời thƣờng. Nó chịu sự chi phối của trí tƣởng tƣợng và đặc
điếm tƣ duy nghệ thuật của nhà văn, mang dấu ấn của thế loại và văn hóa thời
đại” [25;53]
Từ các cách hiểu trên cho thấy ngôn ngữ nghệ thuật là ngôn ngữ đƣợc sử
dụng một cách nghệ thuật trong các tác phẩm văn học đó là ngơn ngữ mang
tính hình tƣợng tính biểu cảm mang dấu ấn riêng cá tính sáng tạo của nhà văn.
Bản chất của ngôn ngữ nghệ thuật là ngơn ngữ mang tính cụ thể, tồn
vẹn, sinh động có tính thẩm mĩ trong các tác phẩm văn học chứ không phải là
15


ngôn ngữ trong các hoạt động giao tiếp hàng ngày hoặc là ngôn ngữ với tƣ
cách là đối tƣợng chuyên biệt của ngôn ngữ học. Nằm trong tổ chức nội tại
của văn học, ngơn ngữ văn học đƣợc phân hóa qua các thể loại của văn học.
Mỗi thể loại lại có những đặc trƣng riêng biệt: trữ tình là ngơn ngữ giàu nhạc
tính, cách điệu, gợi cảm thì ngơn ngữ kịch lại gắn với đối thoại, gần với ngôn
ngữ đời thƣờng; ngơn ngữ tự sự thì gắn bó chặt chẽ với ngôn ngữ trần thuật.
M. Gorki khẳng định “ngôn ngữ là yếu tố thứ nhất của văn học”.
Mỗi một loại hình nghệ thuật đều sử dụng một chất liệu riêng để xây

dựng hình tƣợng. Nếu nhƣ âm nhạc dùng âm thanh, nhạc điệu hội họa sử
dụng màu sắc, đƣờng nét… thì văn học sử dụng ngơn từ làm chất liệu để xây
dựng nên hình tƣợng nghệ thuật. Ngơn ngữ nghệ thuật là một chất liệu đặc
biệt, bằng cách này hoặc bằng một cách nào đó ngơn ngữ tác động thật sâu
vào trí tƣởng tƣợng những xúc cảm lay động tâm hồn ngƣời đọc. Đó cũng là
tính phi vật thể của hình tƣợng nghệ thuật ngơn từ. Vì vậy, ngơn từ nghệ thuật
đóng vai trị vơ cùng quan trọng trong các hoạt động sáng tác cũng nhƣ tiêp
nhận văn học.
Với hoạt động sáng tác ngôn ngữ nghệ thuật là công cụ là chất liệu để nhà
văn nhào nặn, sáng tạo nên những hình tƣợng nghệ thuật và là nơi tác giả gửi
gắm ý đồ nghệ thuật. Ngôn ngữ trở thành phƣơng tiện biểu hiện nghệ thuật, là
một trong những yếu tố quan trọng trong việc thể hiện cá tính sáng tạo, phong
cách tài năng của ngƣời nghệ sĩ. Nó cũng là sự biểu hiện trong phong cách,
quan điểm, lập trƣờng, ý thức sáng tạo mà nhà văn gửi gắm trong đó. Đó có
thể là ngơn ngữ bơng đùa, hài hƣớc của ngƣời có tƣ duy trào rộng, có thứ
ngơn ngữ mực thƣớc, trang nghiêm của ngƣời uyên thâm, tao nhã. Dù là thứ
ngôn ngữ nhƣ thế nào đi chăng nữa đã gắn liền với ngƣời nghệ sĩ thì ngơn
ngữ cũng là thứ đã đƣợc sáng tạo một cách sâu sắc có ý thức.
Ngơn ngữ nghệ thuật cịn mang đậm dấu ấn văn hóa, mỗi trào lƣu văn
học mang dấu ấn thời đại đều có nét riêng biệt khi sử dụng ngơn ngữ mỗi nhà
văn với cá tính sáng tạo của mình, tạo ra một phong cách ngôn ngữ riêng
mang đậm dấu ấn cá nhân của ngƣời nghệ sĩ. Có thể nói rằng, ngơn ngữ tiểu
thuyết là thì hiện tại năng động và đa sang, có sự tự ý thức. Chính điều đó đã

16


thổi hồn mang một làng gió mới làm phong phú hơn diện mạo của một nền
văn học dân tộc.
1.1.2.5. Giọng điệu

Giọng điệu đƣợc coi là một phạm trù thẩm mĩ của tác phẩm văn học,
mang đậm dấu ấn cá nhân của chủ thể sáng tạo. Cũng nhƣ giọng nói nó giúp
ta nhận ra con ngƣời, giúp ta nhận ra tác giả đó chính là hơi thở của ngƣời
nghệ sĩ mang đậm dấu ấn cá nhân thể hiện cái tôi của tác giả. Giọng điệu là
sợi dây liên kết giữa ngƣời kể chuyện và ngƣời đọc, giữa tác giả và tác phẩm.
Nhƣ vậy, giọng điệu là một yếu tố không thể thiếu thậm chí là quan trọng
trong việc làm nên thành công của một tác phẩm và cũng là một yếu tố làm
nên phong cách nghệ thuật của một tác giả.
Theo Từ điển thuật ngữ văn học, giọng điệu là “thái độ, tình cảm, lập
trƣờng tƣ tƣởng, đạo đức của nhà văn đôi với hiện tƣợng đƣợc miêu tả, thể
hiện trong lời văn quy định cách xƣng hô, gọi tên, dùng từ, sắc điệu tình cảm,
cách cảm thụ xa gần, thân sơ, thành kính hay suồng sã, ngợi ca hay châm
biếm... ” [5;134].
Giọng điệu là “ thái độ, tình cảm, lập trƣờng tƣ tƣởng đạo đức của nhà văn
đối với hiện tƣợng đƣợc miêu tả thể hiện trong lời văn”, là “mối quan hệ giữa
chủ thể và hiện thực khách quan thể hiện bằng hành vi ngơn ngữ trong đó bao
hàm cả việc định hƣớng đánh giá và thói quen cá nhân sử dụng ngơn từ trong
những tình huống cụ thể”. Các nhà nghiên cứu đã phân biệt kiểu cách giọng
dùng để kể (giọng điệu trần thuật) và thể hiện lập trƣờng quan điểm đối
với hiện thực (giọng điệu sắc thái thẩm mỹ). Giọng điệu trong mỗi tác
phẩm gắn liền với giọng điệu của mỗi tác giả nhƣng không đồng nhất với
giọng tác giả ngồi đời mà nó mang một nội dung tƣơng đối khái quát phù
hợp với đối tƣợng thể hiện.
M.B.Khrapchenkơ đã nhận định: “đề tài, tƣ tƣởng, hình tƣợng chỉ đƣợc
thể hiện trong môi trƣờng và giọng điệu nhất định với đối tƣợng sáng tác, đối
với những mặt khác của nó. Hiệu suất cảm xúc của lối kể chuyện, của hành
động kịch, của lời lẽ trữ tình trƣớc hết thể hiện ở giọng điệu chủ yếu vốn là
đặc trƣng của tác phẩm văn học với tƣ cách là một thể thống nhất hoàn chỉnh”
17



[7;168]. Nhƣ thế, giọng điệu trần thuật giữ một vai trò quan trọng trong tác
phẩm tự sự.
Qua quan điểm của các nhà nghiên cứu chúng tôi đi đến kết luận rằng:
Giong điệu trần thuật là thái độ, là tình cảm của nhà văn đối với sự vật, hiện
tƣợng đƣợc ngƣời đọc cảm nhận qua sắc thái biểu cảm của lời văn. Do vậy,
giọng điệu đƣợc coi nhƣ một vật liệu kết dính hồn hảo giữa nhà văn, tác
phẩm và độc giả.
Trong văn học, giọng điệu của tác phẩm là yếu tố đặc trƣng của hình
tƣợng giúp ngƣời đọc nhận ra cá tính sáng tạo của ngƣời nghệ sĩ. Giọng điệu
khác hẳn với âm thanh, dấu hiệu nhận ra ngữ điệu, giọng nói của từng ngƣời.
Trong bài nghiên cứu Giọng và giọng điệu văn xuôi hiện đại, Lê Huy Bắc đã
cho rằng: “giọng điệu là âm thanh xét ở góc độ tâm lí, biểu hiện ở thái độ buồn,
vui, giận, hờ hững...” để phân biệt với “giọng là âm thanh xét từ góc độ vật lí”
[5;67]. Khơng nên lẫn lộn giọng điệu với ngữ điệu là phƣơng tiện biểu hiện của
lời nói, thể hiện sự lên xuống của giọng nói. Giọng điệu đòi hỏi ngƣời trần
thuật, ngƣời kể chuyện hay nhân vật trữ tình phải có khẩu khí và giọng điệu
riêng. Các tác phẩm văn học thƣờng mang giọng điệu đa dạng, đa sắc thái chứ
không hề đơn điệu, tẻ nhạt. Nó cũng là thƣớc đo khơng thể thiếu để xác định tài
năng và phong cách của ngƣời nghệ sĩ. Giọng điệu tạo thành âm hƣởng bao
trùm lên toàn bộ tác phẩm. Một tác phẩm khơng có giọng điệu thì đơn thuần là
nhà văn ghi chép lại cuộc sống bằng sự dàn trải và đầy tẻ nhạt.
1.2.Tiểu thuyết Khơng gia đình
1.2.2. Hồn cảnh ra đời:
Tác phẩm Khơng gia đình đƣợc ra đời ở giai đoạn thế kỷ XIX, là thế kỷ
của cuộc cách mạng nghệ thuật ở nƣớc Pháp. Ở giai đoạn này, nƣớc Pháp
đang rơi vào tình trạng khủng hoảng chính trị, kinh tế và xã hội sâu sắc.
Đặc điểm của nền chính trị Pháp giai đoạn này chủ yếu là thƣờng xuyên xảy
ra khủng hoảng nội các. Sau hiến pháp 1875, phái cộng hịa ơn hịa lên cầm
quyền, cơng xã Paris thất bại, một nền chính trị phản động đen tối bao trùm

lên nƣớc Pháp. Trong gia đoạn này, nƣớc Pháp cũng đang ráo riết chạy đua vũ
trang để trả thù Đức, tiến hành những cuộc chiến tranh xâm chiếm thuộc địa,
18


chủ yếu là các nƣớc ở khu vực châu Á và châu Phi, chiếm thuộc địa áp đặt
nền bảo hộ ở Tunisia 1881, Ai Cập 1882, Đông Dƣơng 1885...
Về nền kinh tế nƣớc Pháp lúc bấy giờ, chiến tranh 1870-1871 của chính
quyền Pháp đã tàn phá nặng nề về ngƣời và của. Nền công nghiệp của Pháp thi
lạc hậu và phát triển chậm hơn so với các nƣớc Đức, Mĩ, Anh. Và kĩ thuật thì
lạc hậu hơn so với các nƣớc tƣ bản trẻ khác. Nông nghiệp vẫn giữ vai trị quan
trọng trong nền kinh tế Pháp vì phần đơng dân cƣ sống bằng nghề nông. Tuy
nhiên, đất đai canh tác ít, diện tích đất canh tác bị hạn hẹp, đất đai thì manh
mún, phân tán ngƣời dân vẫn phải sử dụng sức lực của mình là chính, phải lao
động cận lực và hạn chế tiêu dùng do gánh nặng của thuế cũng khá là cao.
Về văn học Pháp thời kì này chủ yếu là sự xuất hiện của các khuynh hƣớng
văn học nghệ thuật nổi bật: Lãng mạn, Hiện thực phê phán, Tự nhiên, Biểu
tƣợng…với các tác phẩm với nội dung và hình thức đa dạng nhƣ thơ, kịch,
văn học... Các tác giả đều hƣớng ngịi bút của mình một cách sâu sắc về hiện
thực tàn nhẫn của xã hội tƣ bản với sự lên ngôi của đồng tiền, đồng thời thể
hiện sự đổ vỡ của những tâm hồn lƣơng thiện, những tâm hồn cao đẹp đã
chèn ép lên nó. Tuy nhiên, trong các tác phẩm cũng có sự le lói những tia
sáng mới của những con ngƣời Pháp đó là những con ngƣời biết yêu thƣơng
đồng loại, giàu lòng vị tha và đặc biệt yêu lao động dù trong hồn cảnh khó
khăn. Sự thể hiện tài năng của các tác giả đã tạo nên những tác phẩm kinh
điển. Có thể nói đây là thời đại hồng kim của nền văn học Pháp với các tác
giả tiêu biểu: Huygo (1802 - 1885), Mopatxang (1850 - 1893), Roomanh Roolang( 1866 - 1944), Hector Malot… Tiểu thuyết Pháp cuối thế kỷ XIX đã
khái quát nên một hiện thực bức tranh rộng lớn miêu tả đời sống con ngƣời
nƣớc Pháp lúc bấy giờ và đã xây dựng nên con ngƣời điển hình trong hồn
cảnh nhất định.

1.2.2. Giới thiệu về tác phẩm Khơng gia đình
Khơng gia đình (tiếng Pháp: Sans Famille), cịn đƣợc dịch là Vơ gia
đình xuất bản 1878 có thể xem là cuốn tiểu thuyết nổi tiếng nhất của văn hào
Pháp Hector Malot. Từ hơn một trăm năm nay, Không gia đình đã trở thành
những ngƣời bạn thân yêu của thiếu nhi Pháp và trên thế giới.

19


×