Quan trắc môi trường không khí
MỤC LỤC
1
Quan trắc môi trường không khí
Mở đầu
Mỗi hoạt động của con người đều có tác động đến môi trường xung quanh
theo chiều hướng thuận lợi và không thuận lợi cho đời sống và sự phát triển của
con người, kỹ thuật nông nghiệp và công nghiệp. Trong nhiều thế hệ qua, các tác
động đó ngày càng gia tăng, tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt, cân bằng sinh thái bị
đảo lộn, chất lượng môi trường sống suy thoái là tình trạng phổ biến tại nhiều nước
trên thế giới.
Kiểm soát các chất ô nhiễm không khí là một công việc rất quan trọng và cần
quan tâm, các chất này có thể gây ra một loạt vấn đề nan giải về môi trường như ăn
mòn, ô nhiễm đất, giảm khả năng nhìn, gây mùi hôi, hủy hoại thảm thực vật và cây
trồng, tác động đến sức khoẻ con người và động thưc vật.
Các chất ô nhiễm không khí không chỉ ảnh hưởng xấu đến không khí mà còn
có thể gián tiếp gây ô nhiễm nước và thực phẩm cho con người và động vật. Trong
một số trường hợp, ô nhiễm khí có thể bị ảnh hưởng đến chất lượng chung của môi
trường xung quanh và khi bị ô nhiễm nghiêm trọng, nó có thể gây nguy cơ xấu đến
sự sống của con người, động vật và thực vật.
Vậy, làm sao để tiếp tục phát triển kinh tế xã hội mà không làm tổn hại đến
môi trường sống của con người? Làm sao để đạt đến sự hài hoà, lâu dài, bền vững
giữa phát triển sản xuất và bảo vệ môi trường? Chình vì điều này mà chúng ta cần
phải quan trắc và khảo sát chất lượng môi trường thường xuyên để giải quyết kịp
thời những tác động xấu đến tài nguyên thiên nhiên và môi trường sống, đây là công
việc rất cần thiết cho công tác bảo vệ môi trường và sức khoẻ cộng đồng nói chung.
2
Quan trắc môi trường không khí
1. Mục đích và lý do quan trắc
1.1. Mục đích
Quan trắc chất lượng môi trường không khí nhằm cải cách những thông tin
về hiện trạng chất lượng môi trường không khí để trả lời các câu hỏi: Liệu môi
trường không khí của khu vực đó có đảm bảo an toàn cho con người, động thực vật
đang sinh sống ở đó hoặc liệu có thể an toàn cho các hoạt động vui chơi giải trí...
1.2. Lý do
- Đánh giá chất lượng không khí và nhận dạng các thay đổi hay xu hướng
biến đổi chất lượng không khí qua thời gian, không gian.
- Xây dựng kịp thời các hiện tượng và nguyên nhân của các vấn đề phát sinh
ô nhiễm.
- Thu thập thông tin nhằm thiết kế các chương trình phòng chống và giảm
thiểu ô nhiễm không khí.
- Đáp ứng các yêu cầu khẩn cấp.
2. Tài liệu và số liệu căn cứ của báo cáo
Tài liệu
- Tuyển tập 31 TCVN về môi trường bắt buộc áp dụng.
- Bản đồ của khu vực.
- Đại học Bách khoa Đà Nẵng, Kỹ thuật môi trường
- Đặng Kim Chi, Hóa học môi trường, tháng 6 năm 1999.
Số liệu
- Các tài liệu về địa lý tự nhiên, tình hình kinh tế xã hội của quận Liên
Chiểu.
- Các số liệu thu thập, thống kê khi tiến hành báo cáo.
3. Phương pháp nghiên cứu
3.1. Phương pháp phân tích mẫu:
- Phương pháp đo quang (phương pháp so màu)
- Phương pháp cân trọng lượng.
3.2. Phương pháp xử lý số liệu:
- Phương pháp trung bình cộng.
3
Quan trắc môi trường không khí
- Phương pháp bình phương tối thiểu.
3.3. Phương pháp đánh giá kết quả:
- Phương pháp so sánh.
- Kết quả phân tích được đánh giá dựa trên 31 Tiêu chuẩn Việt Nam về môi
trường bắt buộc áp dụng.
4. Nội dung quan trắc
4.1. Tiền khảo sát
4.1.1. Thông tin cơ sở
Ngã ba Hoà Khánh thuộc quận Liên Chiểu nên mang tính chất của khí hậu
thành phố Đà Nẵng - khí hậu nhiệt đới gió mùa cụ thể như sau:
Nhiệt độ mùa đông hơi lạnh do chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc và vị
trí kinh độ của vùng. Nhiệt độ mùa hè hơi nóng do chịu ảnh hưởng của gió mùa
Tây Nam và địa hình dãy Trường Sơn. Khu vực ngã ba Hoà Khánh nằm trong
vùng khí hậu với những đăc trưng chung của vùng như sau: Tổng lượng nhiệt gió
gió > 9000%, tổng bức xạ > 140 kcal/cm
2
, tổng lượng mưa là 2060 mm và số giờ
nắng từ 1800 - 2000 giờ trong một năm.
Bản đồ TP Đà Nẵng
4
Quan trắc môi trường không khí
Bản đồ quận Liên Chiểu
4.1.1.1. Nhiệt độ
Nhiệt độ không khí có ảnh hưởng đến sự phân bố của các chất ô nhiễm và
các chất gây mùi hôi khác.
Theo số liệu thông kê, nhiệt độ không khí trung bình tại thành phố Đà Nẵng
hàng năm khoảng 25,9
0
C; cao nhất vào các tháng 6, 7, 8, trung bình từ 28-30
0
C;
thấp nhất vào các tháng 12, 1, 2, trung bình từ 18-23
0
C.
4.1.1.2. Số giờ nắng
Nắng cũng là yếu tố làm tăng bức xạ nhiệt của đất, nước và không khí. Số giờ
nắng bình quân trong năm là 2.156,2 giờ; nhiều nhất là vào tháng 5, 6, trung bình từ
234 đến 277 giờ/tháng; ít nhất là vào tháng 11, 12 trung bình từ 69 đến 165 giờ/tháng.
4.1.1.3. Độ ẩm không khí
Độ ẩm không khí ảnh hưởng đến quá trình chuyển hoá các chất các chất ô
nhiễm không khí và là yếu tố vi khí hậu ảnh hưởng đến sức khoẻ con người. Độ
5
Quan trắc môi trường không khí
ẩm lớn sẽ làm cho các phản ứng hoá học của các chất thải ( SO
2
, CO
2
.....) mạnh
hơn, tạo ra H
2
SO
4
, H
2
CO
3
...
Độ ẩm không khí trung bình là 83,4%; cao nhất vào các tháng 10; 11, trung
bình từ 85,67 - 87,67%; thấp nhất vào các tháng 6, 7, trung bình từ 76,67 - 77,33%.
4.1.1.4. Mưa
Mưa có tác dụng làm sạch môi trường không khí và pha loãng các chất ô
nhiễm nước, lượng mưa càng lớn thì mức độ ô nhiễm trong không khí càng giảm.
Tuy nhiên, các hạt mưa kéo theo bụi và một số chất độc hại rơi xuống đất gây ô
nhiễm đất và nước.
Hàng năm tại Đà Nẵng, mùa mưa bắt đầu từ tháng 8 đến tháng 12 và mùa
khô từ tháng 1 đến tháng 7, thỉnh thoảng có những đợt rét mùa đông nhưng không
đậm và không kéo dài. Lượng mưa trung bình hàng năm là 2.504,57 mm/năm;
lượng mưa cao nhất vào các tháng 10, 11, trung bình từ 550 - 1.000 mm/tháng;
thấp nhất vào các tháng 1, 2, 3, 4, trung bình từ 23-40 mm/tháng.
4.1.1.5. Gió
Gió là yếu tố ảnh hưởng đến sự lan truyền của các chất ô nhiễm trong không
khí. Vì vậy ta cần có đủ số liệu về tần suất, tốc độ gió theo từng hướng, từng mùa
trong cả năm.
Tốc độ gió phụ thuộc vào sự chênh lệch áp suất khí quyển sát mặt đất có tốc
độ gió ban ngày lớn hơn ban đêm, còn ở trên cao thì ngược lại.
Sự phân bố nồng độ chất ô nhiễm phụ thuộc vào tốc độ gió. Tốc độ gió càng
nhỏ thì mức độ ô nhiễm xung quanh nguồn ô nhiễm càng lớn. Vì vậy, khi đánh giá
hiện trạng chất lượng môi trường liên quan đến nguồn ô nhiễm không khí ta cần
xét tốc độ gió.
Hướng gió của thành phố Đà Nẵng bị chia phối bởi điều kiện hoàn lưu và địa
hình. Về mùa đông, tần suất cao nhất là hướng Tây Bắc, Bắc, Đông Bắc và một
phần gió Đông. Rất ít tháng có tần suất gió ở một hướng vượt quá 20%. Vì mùa hạ
ở vùng ven biển phía Nam, gió thịnh hành là gió Tây Nam với tần suất phổ biến là
20 - 30 %. Trong khi đó, Ở vùng ven biển phía Bắc chỉ trong tháng 8 gió Tây Nam
mới có tần suất nhiều hơn các gió khác.
6