Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Bài soạn Hướng dẫn hs học tốt môn Địa 6-7-Minh Phượng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (162.6 KB, 13 trang )

Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh có một số kỹ năng để học tốt môn Địa lý 6,7
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I/ Bối cảnh của đề tài:
Xuất phát từ yêu cầu cấp thiết của nền kinh tế tri thức đòi hỏi việc nâng cao chất lượng
giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực nhằm đáp ứng và phù hợp với xu thế hội nhập toàn cầu.
Dạy học nói chung và dạy học môn Địa lí nói riêng đã đổi mới phương pháp để
góp phần trong sứ mệnh chung đó.
II/ Lý do chọn đề tài:
Môn Địa lí cung cấp học sinh những kiến thức cơ bản về môi trường địa lí, các hiện
tượng địa lí xảy ra trên bề mặt Trái Đất và các hoạt động của con người ở trên Trái Đất; góp
phần hình thành cho học sinh thế giới quan khoa học, giáo dục tư tưởng, tình cảm đúng đắn,
giúp cho học sinh bước đầu vận dụng những kiến thức địa lí để ứng xử phù hợp với môi
trường tự nhiên, xã hội xung quanh, với yêu cầu của đất nước và xu thế thời đại mới.
Thực tế hiện nay cho thấy không ít học sinh xem Địa lí là một môn học phụ nên
học cho qua loa lấy lệ, chưa thạo kĩ năng Địa lí.
Là giáo viên Địa lí tôi thấy mình cần phải góp phần nâng cao chất lượng học tập
bộ môn ở khối lớp mình giảng dạy. Đó là lí do thúc đẩy tôi mạnh dạn chọn đề tài:
“ Hướng dẫn học sinh có một số kĩ năng để học tốt môn Địa lí 6,7”.
III/ Phạm vi và đối tượng nghiên cứu :
- Phạm vi nghiên cứu: Rèn luyện cho học sinh một số kĩ năng học môn Địa lí 6,7.
- Đối tượng nghiên cứu: Học sinh lớp 6,7 của Trường THCS Vĩnh Phúc.
- Phương pháp nghiên cứu:
+ Về lí luận: Nghiên cứu một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học ở trường
THCS , tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên THCS, SGK, SGV Địa 6,7.
+ Về thực tiễn: Thực nghiệm, khảo sát.
IV/ Mục đích nghiên cứu:
Hướng dẫn học sinh có kĩ năng tự học (học sinh nghiên cứu kênh hình, kênh chữ SGK

Trường THCS Vĩnh Phúc Giáo viên thực hiện : Nguyễn Thị Minh Phượn
g
g 1


Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh có một số kỹ năng để học tốt môn Địa lý 6,7
kết hợp với thiết bị dạy học tìm ra kiến thức mới) góp phần nâng cao chất lượng bộ môn.
V/ Điểm mới trong kết quả nghiên cứu:
Có kĩ năng Địa lí: học sinh phân tích biểu đồ, bản đồ, khai thác tranh ảnh tự tìm
ra kiến thức làm tăng hứng thú học tập, giờ học thêm sinh động , khắc sâu kiến thức
giúp các em nhớ lâu.
B. PHẦN NỘI DUNG
I/Cơ sở lý luận:
Môn Địa lí cung cấp cho học sinh một khối lượng kiến thức phong phú về địa lí
tự nhiên, địa lí kinh tế - xã hội. Vì vậy, để học sinh hiểu, nắm vững các kĩ năng và kiến
thức địa lí trong dạy học Địa lí giáo viên cần đặc biệt coi trọng các vấn đề sau:
+ Hình thành cho học sinh hệ thống các biểu tượng, khái niệm địa lí, các mối
quan hệ địa lí, nhất là mối quan hệ nhân quả.
+ Phát triển cho học sinh tư duy địa lí .
+ Tận dụng triệt để các thiết bị dạy học Địa lí như tranh ảnh, bản đồ, biểu đồ,
bảng thống kê, băng đĩa hình, trong đó quan trọng nhất là bản đồ.
+ Tăng cường hướng dẫn học sinh quan sát, thu thập thông tin, vận dụng kiến
thức, kĩ năng địa lí để giải quyết vấn đề có liên quan trong cuộc sống.
II/ Thực trạng dạy học địa lí ở trường Trung học cơ sở:
Trong dạy học Địa lí, giáo viên chủ yếu sử dụng các phương pháp dạy học như
phương pháp dùng lời, phương pháp sử dụng các phương tiện trực quan. Nhiều giáo
viên đã sử dụng các phương pháp này khá tốt, khêu gợi được suy nghĩ, tìm tòi, tự lực
của học sinh. Tuy nhiên, cũng không ít giáo viên còn ít quan tâm tới việc phát huy tính
tích cực học tập của học sinh khi sử dụng các phương pháp dạy học nói trên.
Phương pháp dùng lời cho đến nay vẫn được coi là một trong những phương pháp
chính để chỉ đạo học sinh lĩnh hội kiến thức và kĩ năng địa lí. Phương pháp vấn đáp
cũng là một trong những phương pháp dùng lời được sử dụng phổ biến hiện nay, trong

Trường THCS Vĩnh Phúc Giáo viên thực hiện : Nguyễn Thị Minh Phượn
g

g 2
Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh có một số kỹ năng để học tốt môn Địa lý 6,7
đó thiên về vấn đáp tái hiện và vấn đáp giải thích minh họa.Việc sử dụng các phương
pháp dùng lời như vậy thực chất là giáo viên chủ động truyền đạt một cách rõ ràng,
mạch lạc nội dung bài đã được chuẩn bị sẵn, trò thụ động tiếp thu và ghi nhớ những nội
dung mà giáo viên truyền đạt, kết hợp trả lời câu hỏi giáo viên nêu ra.
Phương pháp trực quan: Một số giáo viên địa lí sử dụng các phương tiện trực quan
để minh họa, ít chú ý đến việc cho học sinh tự làm việc với các phương tiện này. Chính
vì vậy kĩ năng địa lí của học sinh còn yếu.
Trên thực tế, đa số học sinh lớp 6 thường có thói quen học thuộc lòng phần chữ in
màu đỏ sau mỗi bài học ở SGK hoặc chỉ học thuộc nội dung chính mà giáo viên cho
ghi trong tập. Như thế các em chỉ trả lời được những câu hỏi dạng trình bày chớ không
phân tích, giải thích được sự vật hiện tượng Địa Lí. Nhiều học sinh lớp 7 còn lúng túng
khi đọc bản đồ, biểu đồ, hoặc rất kém trong việc lập biểu đồ dựa trên các số liệu có sẵn.
Trong những năm qua, cùng với việc triển khai cải cách giáo dục, phương pháp dạy
học Địa lí tuy đã có một số cải tiến, chú ý tới việc phát huy tính tích cực của học sinh
trong quá trình tiếp thu kiến thức bằng cách tăng cường hệ thống câu hỏi có yêu cầu phát
triển tư duy, nhưng đó chỉ là những câu hỏi do giáo viên nêu ra và giáo viên dẫn dắt đến
đâu thì giải quyết đến đó.Về mặt hình thức, các giờ học đó có vẻ sinh động vì học sinh
tích cực hoạt động. Song nếu theo quan niệm về học tập tích cực thì những giờ học như
vậy chưa thể nói rằng học sinh đã học tập một cách tích cực, bởi hoạt động của học sinh
ở đây mới chỉ là việc trả lời thụ động các câu hỏi của giáo viên chứ bản thân học sinh
chưa chủ động tìm tòi, suy nghĩ và giải quyết những vấn đề đặt ra trong bài học.
Nguyên nhân của những tồn tại trên đó là chưa có sự thống nhất về quan điểm đổi
mới phương pháp dạy học địa lí, cơ sở vật chất kỹ thuật chưa đầy đủ, kiểm tra đánh
giá…trong đó chế độ thi cử còn chia ra các môn “chính phụ” là những trở ngại lớn.
III/ Một số biện pháp cụ thể hướng dẫn học sinh học tập Địa lí:
1/ Tổ chức và hướng dẫn học sinh kĩ năng sử dụng các thiết bị:

Trường THCS Vĩnh Phúc Giáo viên thực hiện : Nguyễn Thị Minh Phượn

g
g 3
Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh có một số kỹ năng để học tốt môn Địa lý 6,7
Thiết bị và phương tiện dạy học phong phú, hiện đại, thực sự là công cụ cho học
sinh trong việc nghiên cứu khám phá kiến thức một cách nhanh chóng và có hiệu quả nhất
Do vậy, giáo viên cần tổ chức hướng dẫn học sinh tiến hành các hoạt động học tập
nhằm khai thác và lĩnh hội kiến thức với phương tiện dạy học Địa lí sau:
1.1/ Bản đồ, lược đồ:
Bản đồ là nguồn kiến thức quan trọng và được coi như quyển sách thứ hai của
học sinh. Tổ chức cho học sinh làm việc với bản đồ giáo viên cần lưu ý hướng dẫn học
sinh khai thác kiến thức trên bản đồ theo các bước sau:
- Đọc tên bản đồ để biết đối tượng địa lí thể hiện trên bản đồ là gì ?
- Đọc bảng chú giải để biết cách người ta thể hiện đối tượng đó trên bản đồ như thế
nào? Bằng các kí hiệu gì? Bằng các màu gì? Bởi các kí hiệu qui ước trên bản đồ là
những biểu trưng của các đối tượng, hiện tượng địa lí trong hiện thực khách quan. Vì
vậy, giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh biết thông qua những kí hiệu đó mà rút ra
nhận xét về tính chất, đặc điểm của các đối tượng địa lí được thể hiện trên bản đồ.
- Dựa vào các kí hiệu, màu sắc trên bản đồ để xác định vị trí của các đối tượng địa lí.
- Dựa vào bản đồ kết hợp với kiến thức địa lí, vận dụng các thao tác tư duy (so sánh,
phân tích, tổng hợp) để phát hiện các mối liên hệ địa lí không thể hiện trực tiếp trên bản
đồ nhằm giải thích sự phân bố cũng như đặc điểm các đối tượng , hiện tượng địa lí.
Ví dụ: Hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức từ lược đồ “Lược đồ phân bố hoang
mạc trên thế giới” trong SGK Địa lí Lớp 7.(Bài 19: Môi trường hoang mạc.).
+ Tên lược đồ : “Lược đồ phân bố hoang mạc trên thế giới”.
+ Cách thể hiện: Các hoang mạc trên lược đồ được thể hiện bằng màu vàng ( Đối
với vùng cực kì khô hạn), màu xanh lá mạ (Vùng khô hạn).
Dựa vào màu sắc thể hiển trên lược đồ để xác định vị trí của các hoang mạc, các bán
hoang mạc nằm dọc hai bên đường chí tuyến, ở sâu trong lục địa hoặc gần các dòng biển lạnh.
Dựa vào lược đồ, kết hợp với các kiến thức đã học để xác lập mối quan hệ giữa các


Trường THCS Vĩnh Phúc Giáo viên thực hiện : Nguyễn Thị Minh Phượn
g
g 4
Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh có một số kỹ năng để học tốt môn Địa lý 6,7
nhân tố : Vĩ độ địa lí, vị trí gần hay xa biển, các dòng biển lạnh với khí hậu từ đó giải
thích vì sao các hoang mạc lại thường nằm dọc theo 2 đường chí tuyến, ở sâu trong lục địa.
1.2/ Biểu đồ:
Giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh phân tích biểu đồ theo các bước:
- Đọc tiêu đề biểu đồ, xem biểu đồ thể hiện, hiện tượng gì ? (khí hậu, cơ cấu kinh tế...)
- Tìm hiểu xem các đại lượng thể hiện trên biểu đồ là gì? trên lãnh thổ nào và thời
gian nào, được thể hiện trên biểu đồ như thế nào? (theo đường, cột, hình quạt...) và trị
số các đại lượng được tính bằng gì? (mm, %, triệu người...).
-Dựa vào các số liệu thống kê đã được trực quan hóa trên biểu đồ, đối chiếu, so sánh
chúng với nhau và rút ra nhận xét về các đối tượng và hiện tượng địa lí được thể hiện.
Ví dụ: Bài 21: Thực hành: Phân tích biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa (Lớp 6).
Bài tập 1: Phân tích biểu đồ nhiệt độ lượng mưa của Hà Nội(Hình 55-SGK/65).
+ Tên biểu đồ: biểu đồ nhiệt độ lượng mưa của Hà Nội.
+ Các đại lượng được thể hiện trên biểu đồ là nhiệt độ và lượng mưa của Hà Nội qua
các tháng trong năm. Nhiệt độ được thể hiện bằng đường đồ thị, lượng mưa được thể hiện
bằng hình cột. Trị số của nhiệt độ được tính bằng (
o
C), lượng mưa được tính bằng (
mm
).
+ Dựa vào đường đồ thị thể hiện nhiệt độ và các cột thể hiện lượng mưa của Hà Nội có
sự chênh lệch của các tháng trong năm. Có tháng nhiệt độ cao (tháng 7) có tháng nhiệt độ
thấp (tháng 1), có tháng mưa nhiều (tháng 8), có tháng mưa ít (tháng 12). Sự chênh lệch về
nhiệt độ và lượng mưa giữa các tháng cao nhất và thấp nhất tương đối lớn (về nhiệt độ
chênh lệch nhau khoảng 12
o

C, về lượng mưa chênh lệch nhau khoảng 280
mm
)
1.3/ Tranh ảnh địa lí:
Việc khai thác kiến thức từ tranh ảnh địa lí được tiến hành theo các bước:
- Nêu lên các bức tranh (hoặc ảnh) nhằm xác định xem bức tranh hay, bức ảnh đó
thể hiện cái gì (đối tượng địa lí nào)?, ở đâu?
- Chỉ ra những đặc điểm, thuộc tính của các đối tượng địa lí được thể hiện trên bức

Trường THCS Vĩnh Phúc Giáo viên thực hiện : Nguyễn Thị Minh Phượn
g
g 5

×