Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

Ảnh hưởng của chế độ che sáng đến sinh trưởng của cây sâm cau curculigo orchioides gaertn tại vườn ươm trường đại học nông lâm thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.38 MB, 62 trang )

1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------

NHỮ VĂN THÀNH
ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ ĐỘ CHE SÁNG ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA
CÂY SÂM CAU (Curculigo orchioides Gaertn) TẠI VƯỜN ƯƠM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM THÁI NGUN

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chun ngành

: Lâm nghiệp

Khoa

: Lâm nghiệp

Khóa học

: 2015 - 2019

Thái Nguyên, năm 2019



2

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------

NHỮ VĂN THÀNH
ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ ĐỘ CHE SÁNG ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA
CÂY SÂM CAU (Curculigo orchioides Gaertn) TẠI VƯỜN ƯƠM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM THÁI NGUN

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chun ngành

: Lâm nghiệp

Khoa

: Lâm nghiệp

Khóa học

: 2015 – 2019


Giảng viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Công Hoan

Thái Nguyên, năm 2019


i

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học của bản thân
tôi, các số liệu và kết quả thực hiện trình bày trong khóa luận là quá trình theo
dõi, điều tra tại cơ sở thực tập hoàn toàn trung thực, khách quan.
Thái Nguyên, tháng 05 năm 2019
Xác nhận của giáo viên hướng dẫn

TS. Nguyễn Công Hoan

Người viết cam đoan

Nhữ Văn Thành

XÁC NHẬN CỦA GV CHẤM PHẢN BIỆN
Giáo viên chấm phản biện xác nhận sinh viên
để sửa chữa sai sót sau khi Hội đồng chấm yêu cầu
(Ký, họ và tên)


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG


Bảng 2.1: Phân loại cây Sâm sau của Chauhan và cs (2010)………………..15
Bảng 2.2: Kết quả phân tích mẫu đất………………………………………..20
Mẫu Bảng 3.1 - Sơ đồ bố trí thí nghiệm che sáng .......................................... 22
Mẫu biểu 3.2. Các chỉ tiêu sinh trưởng Hvn, D00 chất lượng của cây
Sâm cau ........................................................................................................... 23
Mẫu Biểu 3.3: Tỷ lệ cây con xuất vườn của các công thức che sáng ............. 26
Bảng 4.1. Ảnh hưởng của chế độ che sáng đến tỷ lệ sống của cây Sâm cau ở
các cơng thức thí nghiệm 28
Bảng 4.2. Ảnh hưởng của chế độ che sáng đến sinh trưởng đường kính (D00)
của cây Sâm cau ở các cơng thức thí nghiệm ................................................. 29
Bảng 4.3 Ảnh hưởng của chế độ che sáng đến sinh trưởng chiều cao (Hvn)
của cây Sâm cau ở các cơng thức thí nghiệm ................................................. 32
Bảng 4.4 Ảnh hưởng của chế độ che sáng đến động thái ra lá của cây Sâm cau
ở các cơng thức thí nghiệm ................................................................................ 35
Bảng 4.5. Kết quả đánh giá chất lượng cây Sâm cau sử dụng các công thức
che sáng ........................................................................................................... 39


iii

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1 Thân rễ của cây Sâm cau.................................................................. 16
Hình 2.2 Lá cây Sâm cau ................................................................................ 16
Hình 2.3 Đặc điểm cua hoa ............................................................................. 17
Hình 3.1 Hộp thoại One way Anova ............................................................... 25
Hình 3.2: Hộp thoại Phost Hoc multiple comparisons ................................... 25
Hình 3.3: Hộp Thoại Options .......................................................................... 26
Hình 4.1. Ảnh hưởng của chế độ che sáng đến tỷ lệ % sống của cây Sâm cau
sau 90 ngày theo dõi ........................................................................................ 28

Hình 4.2. Ảnh hưởng của chế độ che sáng đến sinh trưởng đường kính gốc
cây Sâm cau sau 90 ngày theo dõi .................................................................. 30
Hình 4.3. Ảnh hưởng của chế độ che sáng đến sinh trưởng chiều cao cây Sâm
cau sau 90 ngày theo dõi ................................................................................. 33
Hình 4.4. Ảnh hưởng của chế độ che sáng đến động thái ra lá cây Sâm cau sau
90 ngày theo dõi .............................................................................................. 36
Hình 4.5. Tỷ lệ cây đủ tiêu chuẩn xuất vườn .................................................. 40


iv

MỤC LỤC
Phần 1 ĐẶT VẤN ĐỀ....................................................................................... 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu chung .............................................. 3
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................ 3
Phần 2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ............................................................. 5
2.1 Cơ sở lý luận về cây dược liệu .................................................................... 5
2.2 Tổng quan về cây dược liệu ........................................................................ 5
2.2.1 Trên thế giới ............................................................................................. 5
2.2.2 Ở Việt Nam .............................................................................................. 7
2.3. Nghiên cứu về cây Sâm cau ở trên thế giới và Việt Nam ........................ 11
2.3.1. Trên thế giới .......................................................................................... 11
2.3.2. Ở Việt Nam ........................................................................................... 13
2.4 Giới thiệu chung về cây Sâm cau .............................................................. 14
2.4.1 Nguồn gốc và phân loại của cây Sâm cau.............................................. 14
2.4.2 Đặc điểm hình thái học của Sâm cau ..................................................... 16
2.5 Tổng quan khu vực nghiên cứu ................................................................. 19
Phần 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................... 21
3.1. Vật liệu, địa điểm, thời gian nghiên cứu .................................................. 21

3.1.1. Vật liệu nghiên cứu ............................................................................... 21
3.1.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu......................................................... 21
3.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 21
3.3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 21
3.3.1. Phương pháp kế thừa tài liệu................................................................. 21
3.3.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm.............................................................. 22
3.4.2. Phương pháp xử lý số liệu..................................................................... 24


v

Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................................. 27
4.1. Ảnh hưởng của chế độ che sáng đến tỷ lệ (%) cây sống của cây Sâm cau
trong các công thức thí nghiệm ....................................................................... 27
4.2. Ảnh hưởng của chế độ che sáng đến sinh trưởng đường kính của cây Sâm
cau trong các cơng thức thí nghiệm ................................................................ 29
4.3. Ảnh hưởng của chế độ che sáng đến sinh trưởng chiều cao của cây Sâm
cau trong các cơng thức thí nghiệm ................................................................ 32
4.4. Ảnh hưởng của chế độ che sáng đến số lá/thân của cây Sâm cau trong các
cơng thức thí nghiệm ....................................................................................... 35
4.5. Đánh giá chất lượng cây Sâm cau và dự kiến tỷ lệ cây đạt tiêu chuẩn xuất
vườn................................................................................................................. 38
4.5.1. Đánh giá chất lượng cây Sâm cau ......................................................... 38
4.5.2. Dự kiến tỷ lệ cây đủ tiêu chuẩn xuất vườn ........................................... 39
Phần 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................ 41
5.1. Kết luận .................................................................................................... 41
5.2. Tồn tại....................................................................................................... 41
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 43



1

Phần 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là một Quốc gia có 3/4 diện tích là rừng, nơi có sự đa dạng về
nguồn tài nguyên cây thuốc và là nơi cư trú của 54 dân tộc mà phần lớn là dân
tộc thiểu số với khoảng 24 triệu người, chiếm hơn 1/3 dân số Quốc gia. Chính
sự đa dạng về tộc người cùng với sự khác biệt về điều kiện thổ nhưỡng, khí
hậu, phong tục tập quán, văn hóa trong từng cộng đồng dân tộc đã dẫn đến sự
đa dạng những kinh nghiệm gia truyền trong việc chữa bệnh và cách sử dụng
cây cỏ xung quanh mình làm thuốc chữa bệnh. Việc sử dụng những kinh
nghiệm dân gian và nghiên cứu thực vật học dân tộc ở Việt Nam nói chung và
các dân tộc thiểu số nói riêng là rất cần thiết để góp phần phát triển nền kinh
tế của đồng bào dân tộc [9].
Cũng như hầu hết các nước có nên văn hóa phương Đơng, xu hướng sử
dụng dược phẩm có nguồn gốc tự nhiên và được sản xuất trong nước ở Việt
Nam ngày càng tăng. Điều đó làm cho vị thế của cây thuốc Nam trong tương
lai sẽ lơn hơn. Tuy nhiên, cũng vì lẽ đó mà trên thực tế việc khai thác khơng
bền vững nguồn tài nguyên cây thuốc nam sẽ làm cho đa dạng sinh học bị suy
thoái và thế hệ tương lai khơng cịn được hưởng lợi từ các nguồn tài ngun
này. Chính vì vậy, cần phải có những giải pháp vừa đảm bảo phát triển được
nguồn tài nguyên cây thuốc Nam ngồi tự nhiên, vừa có được lợi nhuận từ các
sản phẩm mà chúng mang lại mà không phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu
khai thác từ tự nhiên.
Sâm cau (Curculigo orchioides Gaertn) được biết đên như một loài thảo
dược quý hiếm có nhiều tác dụng đối với y học. Theo Đơng y, thân rễ Sâm
cau có thể trị sốt xuất huyết, chữ tê thấp, đau mình mầy, chữa liệt dương do
rối loạn thần kinh chức năng, chữa cao huyết áp (tiền mãn kinh), bồi bổ tráng



2

dương, trị nam tinh lạnh, nữ lạnh tử cung, chữa phong thấp, lưng lạnh đau,
thần kinh suy nhược,… Ngày nay, y học hiện đại đã phát hiện trong thân rễ
của lồi Sâm cau có rất nhiều các hoạt chất hữu ích như có thể sử dụng chữa
các bệnh nan y như các hoạt chất oxytocic, preparations, glycosides flavnone,
glycosides, curculigoside, steroid, flavonoid, saponin và các hợp chất
polyphenolic khác nhau được ứng dụng để chữa vô sinh, ung thư, rối loạn
thần kin, … vì vậy đây là lồi được nhiều quốc gia trên thế giới và nhiều
người quan tâm gây trồng để nghiên cứu chữa bệnh [32].
Ở Việt Nam cây Sâm cau (Curculigo orchioides Gaertn) được biết đến
với tên thuốc là Rhizoma Curculiginis, Đơng y gọi là Tiên mao và cho rằng
có vị cay, tính ấm, hơi có độc, có đặc tính chống ung thư, bổ thận tráng
dương, ôn trung táo thấp, tán ứ, trừ tê, tráng gân cốt. Chủ trị tinh lạnh, liệt
dương, đái đục ở nữ, bạch đới, người già đái són, lạnh da, thần kinh suy
nhược, phong thấp, lưng gối lạnh đau, vận động khó khăn,… [34].
Cây sống lâu năm cao khoảng 30cm hoặc hơn. Có từ 3-6 lá, hình mũi
mác xếp nếp tựa như lá cau nên gọi là Sâm cau. Phiến lá thon hẹp, hai mặt lá
nhẵn gần như cùng màu, gân song song, dài 40cm, rộng 2-3,5cm, cống dàu
10cm. Thân rễ hình trụ cao, dạng củ, to bằng ngón tay út, có rễ phụ nhỏ, vỏ
thơ màu nâu, trong nạc màu vàng ngà. Rễ có thể thu hái được quanh năm nên
có thể thuận lợi cho việc nghiên cứu nhân giống từ rễ thay vì phải chờ đến
mùa thu hái của hạt (tháng 5 - 7) [34].
Việt Nam được ghi nhận là có phân bố của loài Sâm cau tuy nhiên hiện
nay loài này đang bị đe dọa nghiêm trọng ngoài tự nhiên do mất đi sinh cảnh
sống và sự khai thác quá mức. Rất cần có một giải pháp bảo tồn và phát triển
lồi này tại địa phương [16].
Một trong những giải pháp bảo tồn được loài Sâm cau ngoài tự nhiên,
vừa phát triển được nguồn gen quý hiếm có giá trị kinh tế cao này là cần tiến



3

hành nhân giống, gây trồng loài trên các điều kiện lập địa và trong các môi
trường nhân tạo khác nhau.
Xuất phát từ thực tiễn, chúng tôi tiến hành đề tài: “Ảnh hưởng của chế độ
che sáng đến sinh trưởng của cây Sâm cau (Curculigo orchioides Gaertn)
tại vườn ươm trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên” làm cơ sở khoa học
cho công tác nhân giống và gây trồng.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Xác định được chế độ che sáng thích hợp cho sinh trưởng của cây Sâm
cau làm cơ sở khoa học cho công tác nhân giống và phát triển trồng đạt năng
suất và chất lượng cao.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Xác định được đặc điểm sinh thái cơ bản của cây Sâm cau làm cơ sở
cho việc gây trồng lồi theo hướng sản xuất hang hóa.
- Cung cấp thêm dữ liệu để đánh giá khả năng và mức độ phát triển
của cây trên từng điều kiện ánh sáng khác nhau.
1.3. Ý nghĩa của việc nghiên cứu
* Ý nghĩa khoa học
Vận dụng những kiến thức thực tế của bản thân làm quen với q trình
nghiên cứu trong thực tế.
Tích lũy những kinh nghiệm, những hiểu biết từ đó thấy được những
điểm mạnh, điểm yếu cảu bản thân khi đi làm.
Nâng cao kiến thức, hiểu biết về loài cây dược liệu Sâm cau cho bản thân.
Rèn luyện các kỹ năng tổng hợp, phân tích, tổng hợp số liệu tiếp thu và
hỏi những kinh nghiệm từ thực tế.
* Ý nghĩa thực tiễn

Xác định được ảnh hưởng của ánh sáng đến sinh trưởng và phát triển
của cây Sâm cau.


4

Số liệu thu thập phải khách quan, trung thực và chính xác.
Đề xuất một số giải pháp kiến nghị về phương pháp, cách thức bón phân.
Nâng cao kiến thức thực tế của bản thân phục vụ cho công tác sau khi
ra trường.


5

Phần 2
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1 Cơ sở lý luận về cây dược liệu
Tài nguyên cây dược liệu là một dạng đặc biệt của tài nguyên sinh vật,
thuộc tài nguyên có thể tái sinh (phục hồi), bao gồm hai yếu tố cấu thành là
cây cỏ và tri thức sử dụng chúng là thuốc để chăm sóc cho sức khỏe. Cây
thuốc khác với cây cỏ bình thường ở chỗ nó được dùng làm thuốc. Suy rộng
ra đối với cây rau, cây để nhuộm, cây gia vị, … cũng như vậy. Tính từ đứng
sau danh từ “cây” chỉ cơng dụng của cây đó. Với định nghĩa này, một cây
thuốc có hai yếu tố cấu thành đó là bản thân cây cỏ là nguồn gen hay yếu tố
vật thể và tri thức sử dụng cây cỏ đó để chữa bệnh là yếu tố phi vật thể [13].
Hai yếu tố này luôn đi kèm với nhau. Các sinh vật quanh ta rất nhiều, nếu
không biết sử dụng chúng để làm thuốc (cũng như các công dụng khác trong đời
sống) thì chúng chỉ là những thực vật hoang dại ngoài tự nhiên. Ngược lại, khi
một cây đã biết dùng làm thuốc nhưng sau đó lại để mất tri thức sử dụng (hoặc
đưa đến một nơi mà khơng ai biết dùng) thì nó cũng chỉ là cây cỏ dại trong tự nhiên.

Bộ phận cấu thành thứ nhất (cây cỏ) là kết quả của q trình tiến hóa lâu
dài dưới tác động của các yếu tố tự nhiên, do đó liên quan đến các mơn học khoa
học tự nhiên như sinh học, nông học, lâm học, dược học,... [13].
Bộ phận thứ hai (tri thức) là kết quả của q trình đấu tranh sinh tồn của
lồi người, có từ khi loài người xuất hiện trên trái đất, được đúc kết, tích lũy
và lưu truyền qua nhiều thế hệ, chịu tác động của các quy luật kinh tế - xã hội,
quản lý, do đó liên quan đến các mơn học xã hội như dân tộc học, xã hội học,
kinh tế học, …[13].
2.2 Tổng quan về cây dược liệu
2.2.1 Trên thế giới
Theo thông tin của tổ chức Y tế thế giới (WTO), đến năm 1985, trên
toàn thế giới đã biết tới trên 20.000 loài thực vật bậc thấp và bậc cao (trong


6

tổng số 250.000 loài thực vật đã biết) được sử dụng trực tiếp là thuốc hay có
xuất xứ cung cấp các hoạt chất để làm thuốc (N.R Farnsworth và D.D
Soejarto, 1985). Theo Napralert, năm 1998 con số này được ước tính từ
30.000 – 70.000 lồi cây thuốc. Trong đó ở Trung Quốc đã có tới trên 10.000
lồi thực vật được xem là lồi cây thuốc, Ấn Độ có hơn 6.000 lồi, vùng nhiệt
đới Đơng – Nam khoảng 6.500 lồi … [25].
Nguồn gen cây thuốc đang ở trong tình trạng bị đe dọa do mất môi
trường sống, nạn phá rừng, thiên tai, sự khai thác cạn kiệt,… Có rất nhiều
bằng chứng chỉ ra rằng sự đa dạng nguồn gen thực vật, bao gồm cả cây thuốc,
đang bị suy giảm một cách trầm trọng ở nhiều nước trên thế giới. Tình trạng
này càng trở nên trần trọng ở những nơi có mật độ dân số cao, tốc độ đơ thị
hóa nhanh, và nạn phá rừng thương xuyên xảy ra. Những quốc gia có nguồn
gen cây thuốc phong phú cần phải nỗ lực hơn nữa để sưu tập, giữ gìn và bảo
tồn nguồn gen quý này để phục vụ cho hoạt động nghiên cứu và sử dụng

chúng một cách có hiệu quả [4].
Ngày nay, đã là thời điểm báo động về hậu quả mất đi nhanh chóng tính
đa dạng của nguồn tài ngun sinh học, trong đó có nguồn cây thuốc của mỗi
quốc gia. Tư liệu từ Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên (IUCN) cho biết, trong tổng
số 43.000 loài thực vật mà tổ chức này thơng tin, thì có gần 30.000 lồi được
coi là bị đe dọa tuyệt chủng ở các mức độ khác nhau. Trong tài liệu “Các loài
thực vật bị đe dọa ở Ấn Độ” xuất bản năm 1980 đã đề cập tới 200 lồi, trong
đó phần lớn số lồi là cây thuốc. Trong bộ “Trung Quốc thực vật hồng bì thư”
(Sách đỏ về thực vật của Trung Quốc), năm 1996 cũng giới thiệu gần 200 loài
được sử dụng làm thuốc, cần được bảo vệ [15].
Các nguyên nhân chủ yếu làm suy giảm tài nguyên cây dược liệu được
xác định là:
- Tàn phá thực vật
- Hoạt động du canh, du cư


7

- Khai thác quá mức và sử dụng lãng phí tài nguyên cây thuốc
- Nhu cầu sử dụng cây thuốc tăng lên
- Khai thác khơng có kế hoạch và thay đổi cơ cấu cây trồng
- Tri thức sử dụng cây cỏ làm thuốc khơng được tư liệu hóa và bị
thất truyền.
Các nước trên giới đang hướng đến chương trình Quốc gia kết hợp bảo
tồn và phát triển cây dược liệu. Trong tương lai, để phục vụ cho mục đích sức
khỏe con người, cho sự phát triển không ngừng của xã hội để chống lại các
bệnh nan y, thì cần thiết phải có sự kết hợp giữa Đơng – Tây Y, giữa y học
hiện đại với kinh nghiệm cổ truyền của dân tộc. Chính những kinh nghiệm
truyền thống đó là điểm mấu chốt để nhân loại khám phá ra những loại thuốc
chống lại các căn bệnh hiểm nghèo. Vì vậy việc khai thác kết hợp với bảo tồn

các loài cây là điều hết sức quan trọng.
2.2.2 Ở Việt Nam
Nền y học cổ truyền của nước ta đã được hình thành qua các quá trình
lao động và sản xuất của 53 dân tộc anh em trong suốt quá trình lịch sử xây
dựng đất nước. Trong đó nhiều cây thuốc, bài thuốc được áp dụng chữa bệnh
trong dân gian có hiệu quả cao. Và những kinh nghiệm dân gian quý báu đó
đã dần đúc kết thành những cuốn sách có giá trị và lưu truyền rộng rãi trong
dân gian.
- Đỗ Tất Lợi (1986), “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam”
- Phạm Hoàng Hộ (2007), “Cây có vị thuốc ở Việt Nam”
- Võ Văn Chi (1997) “Từ điển cây thuốc Việt Nam”
Theo kết quả điều tra trên phạm vi toàn quốc từ 1961 – 1985, Viện Dược
liệu đã ghi nhận được ở nước ta có 1.836 lồi thuộc 263 họ được sử dụng làm
thuốc. Trước đó, và năm 1952, các nhà thực vật học và tài nguyên thực vật
học Pháp cho biết trên bán đảo Đơng Dương có 1.350 lồi cây thuộc 160 họ.
Hiện nay, theo Võ Văn Chi, con số này đã lên tới gần 3.200 loài thuộc 1.200


8

chi của trên 300 họ, nghĩa là hầu hết các họ trong hệ thực vật Việt Nam ít
hoặc nhiều đều có một số lồi có thể sử dụng làm thuốc. Tuyệt đại đa số các
loài là cây thuốc được sử dụng theo kinh nghiệm lâu đời của cộng đồng các
dân tộc Việt Nam [5].
Từ năm 1960 đến nay, hàng năm có tới hơn 200 lồi cây thuốc được
thương mại hóa. Chúng được khai thác từ nguồn tự nhiên hay trồng trọt với
khối lượng lên tới 100.000 tấn/năm. Một số địa phương như Phú Thọ, Vĩnh
Phúc, những năm trước đấy thường xuyên thu mua 10 loại dược liệu như Ba
kích, Sa nhân, Thiên niên kiện, Ngũ gia bì, Chân chim, Lạc tiên, Thổ phục
linh, Dạ cẩm, Thảo quyết minh, Ích mẫu, Nhân trần, Bồ bồ. Trong các loài

cây vừa nêu trên không chỉ phụ vụ nhu cầu địa phương, trung ương mà còn
dùng để xuất khẩu qua Trung Quốc [3].
Phần lớn các loài cây thuốc này được đưa vào sử dụng dưới các dạng
thuốc của y học cổ truyền (thuốc thang, thuốc cao, thuốc viên, thuốc nước...)
Trong số các lồi chính thức khai thác, có một số được đưa vào sản xuất công
nghiệp, chiết xuất các hợp chất thiên nhiên để làm thuốc như chiết berberin từ
Vàng đắng, palmatin từ Hoàng đằng, artemisinin từ Thanh hao, rotundin từ
Bình vơi... Tuy số lượng lồi ít, nhưng khối lượng ngun liệu đưa vào sản
xuất tới trên 2.000 tấn/năm. Ngoài ra, hằng năm cũng có tới gần 20 lồi khác
được cất tinh dầu làm thuốc với khối lượng rất lớn [4].
Rừng nhiệt đới Việt Nam có tài nguyên thực vật phong phú và đa dạng.
Theo kết quả điều tra của các nhà khoa học cho biết: Việt Nam có khoảng
12.000 lồi thực vật bậc cao, 600 loài nấm, 800 loài rêu và hàng trăm các loại
tảo lớn; trong số đó có khoảng 3.200 lồi thực vật bậc cao và bậc thấp dùng
làm thuốc, chúng phân bố trên khắp các điều lập địa khác nhau của nước ta.
Theo thống kê chưa đầy đủ của Gia Lai – Kon Tum có khoảng 921 lồi cây
được người dân sử dụng làm thuốc; Phú Khánh có 782 lồi; Đắc Lắc có 777
lồi; Quảng Nam - Đà Nẵng có 735 lồi; Lâm Đồng 715 lồi,…Trong đó có


9

nhiều loài cây thuốc quý như: Sâm Ngọc Linh (Panax vietnamensis), Cẩu tích
(Cibotium azomets), ở Kon Tum; An Khê, Trà My có Vàng đắng (Coscintum
usitatum), Sa nhân (Amomum xanthioides), Ngũ gia bì chân chim (Schefflera
octophylla); Sìn Hồ - Lai Châu có Hà thủ ơ đỏ (Polygonum multiflorum), Ngũ
gia bì gai (Acanthopanax toifoliatus); Chiêm Hóa - Tun Quang có Bình vơi
(Stephania rotunda); Mộc Hóa - Bình Phước có Tràm (Melaleuca
leucadendron); Lạng Sơn có Hồi (Illicium vertum), Thanh Hóa có Thanh hao
vàng (Artermisia annua L.),... [8].

Theo Lê Thanh Chiến (2005) [6], Lâm sản ngồi gỗ trong đó có cây
thuốc với đặc tính dễ trồng, giá trị kinh tế cao có thể cải thiện đời sống của
cộng đồng. Vì vậy, phát triển Lâm sản ngoài gỗ là một động lực và là yếu tố
chủ chốt trong quản lý và bảo vệ rừng.
Nghiên cứu về tiềm năm và vai trị Lâm sản ngồi gỗ đối với một số
cộng đồng ở một số vùng đệm của Vườn Quốc gia và khu Bảo tồn thiên nhiên
tại Việt Nam cho thấy gần 200 tấn cây dược liệu ở Vườn Quốc gia Ba Vì
được khai thác năm 1997 – 1998. Dân tộc người Dao ở Ba Vì tham gia thu
hái cây thuốc dược liệu được ước tính khoảng 620 %. Đây là nguồn thu nhập
chính trước đây và hiện nay là nguồn thu nhập thứ hai sau lúa và sẵn [17].
Để phục vụ cho nhu cầu phát triển cây Lâm sản ngồi gỗ nói chung, cây
dược liệu nói riêng ở Việt Nam đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về vấn đề
này. Có thể kể đến một số cơng trình nghiên cứu được cơng bố như:
Theo Đỗ Tất Lợi (1986) [16], “Cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” đã mô
tả đặc điểm sinh thái, đặc điểm nhận biết, đặc tính sinh học và phân tích thành
phần hóa học, cơng dụng, cách sử dụng hơn 1.000 lồi thuốc để chữa bệnh.
Tác giả cũng đề cập tới kỹ thuật trồng một số lồi cây thuốc nhưng khơng đi
sâu vào vấn đề này.


10

Trần Công Khánh (2010) [11], “Tổng quan về cây độc ở Việt Nam”
mô tả đặc điểm nhận biết để phân biệt các loại cây có độc tố cũng như đặc
điểm phân bố và khả năng sử dụng chúng dùng làm thuốc trừ sâu cho cây trồng.
Nguyễn Ngọc Diệp (1998) [7], “Góp phần điều tra cây thuốc của
người Dao ở Vườn Quốc gia Ba Vì” đã đưa ra danh lục một số loài cây thuộc
chủ yếu mà người Dao thu hái nhưng chủ yêu là tên địa phương và đã đi sâu
vào nghiên cứu các khâu chế biến thuốc từ các cây rừng có khả năng chữa bệnh.
Trần Văn Ơn (1999) [12], đã đưa ra kết quả tổ chức chọn lọc một số

hộ tham gia sưu tầm cây thuốc hom giống tại nhà với sự hỗ trợ của dự án cây
thuốc (báo cáo về “Thử nghiệm cây thuốc bằng hom tại Ba Vì”).
Trần Khắc Bảo (1994) [1],”Phát triển cây dược liệu ở Lào Cai và Hà
Giang” đã đề cập các vấn đề về chế biến, bảo quản và phát triển cây thuốc ở địa
bàn nghiên cứu.
Theo số liệu thống kê giá trị các mặt hàng lâm sản ngoài gỗ xuất khẩu
của Việt Nam (năm 1996) đạt 1.510 triệu USD, trong đó cây dược liệu đạt
689,9 triệu USD chiếm 45,64 % [2].
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2002), giá trị xuất khẩu
một số mặt hàng kể cả nguyên liệu và sản phẩm đã qua chế biến của ngành
Nông nghiệp và Y tế đã vượt 1 tỷ USD hàng năm, trong đó dược liệu chiếm
tới 689,9 triệu USD [18].
Tuy nhiên nguồn gen của các cây dược liệu đang ở tình trạng bị đe dọa,
nhiều loài cây dược liệu bị cạn kiệt do tình trạng phá rừng bừa bãi và khai
thác tận thu quá mức trong nhiều năm [14]. Theo trung tâm nghiên cứu Lâm
sản ngồi gỗ (Bộ Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết, sản xuất
dược liệu từ Lâm sản ngồi gỗ ở Việt Nam hiện nay có tới 60 % nguồn
nguyên liệu phải nhập khẩu. Theo thống kê, trong số các loài cây nguyên liệu
phải nhập khẩu, có 20 lồi cây dược liệu vố đã được nhập khẩu về và trồng
thành công tại Việt Nam như: Bạch chỉ, Đương quy, Huyền sâm, Thục địa,


11

Đỗ trọng,… Ngồi ra, có khoảng 45 lồi cây thuốc trước đây là thế mạnh của
Việt Nam như: Hoắc hương, Hồng hoa, Ý dĩ hiện nay phải nhập khẩu từ nước
ngồi. Có 25 lồi thuốc mọc tự nhiên có giá trị xuất khẩu như: Ba kích, Bồ
cơng anh, Kim ngân hoa, Kim tiền thảo,… đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt
chủng nếu không được bảo vệ, bảo tồn và phát triển bền vững [23].
Việc mất các nguồn gen quý hiếm, đặc hữu có giá trị cũng sẽ ảnh hưởng

trực tiếp đến sự phát triển kinh tế của đất nước. Nếu mất nguồn gen của các
loài đặc hữu, ta sẽ giảm tính cạnh tranh của các mặt hàng nơng, lâm sản của
Việt Nam [14].
Chung quy lại thì những nghiên cứu về cây dược liệu trong và ngoài
nước đều đã đề cập khá rõ về việc nghiên cứu cây dược liệu. Những kiến
thức, kinh nghiệm này chắc chắn sẽ là những bài học quan trọng được sử
dụng trong việc bảo tồn và phát triển tài nguyên cây dược liệu đang đứng
trước nguy cơ đe dọa ở Việt Nam.
2.3. Nghiên cứu về cây Sâm cau ở trên thế giới và Việt Nam
2.3.1. Trên thế giới
Loài Sâm cau (Curculigo orchioides Gaertn) được sử dụng làm thuốc cổ
truyền, từ lâu nó đã được biết đến như một loại thuốc có vị ngọt, tính mát,
nhầy, tăng Kapha và giảm Pitta Daha (cảm giác nóng rát), có hoạt tính kích
thích mạnh. Thân rễ của lồi Sâm cau có thành phần của preparations [7] có
tác dụng kích thích tình dục. Bên cạnh đó thân rễ cịn trị được các bệnh hen
suyễn, còi cọc, vàng da, và tiêu chảy.
Khi nghiên cứu về tác dụng của thân rễ loài Sâm cau, tác giả
Bhattacharjee (1998) [25], Subramonium và Gayathri 2002 [30], đã cho thấy,
bên cạnh tác dụng để điều trị còi cọc, vàng da, hen suyễn, tiêu chảy, trị hạ
đường huyết, chống co thắt, cây Sâm cau cịn có các đặc tính chống ung thư
và sử dụng như một lồi thuốc bổ cho sức khỏe và sức sống do sự hiện diện
của glycosides flavnone.


12

Theo các tác giả khi nghiên cứu sản xuất các hợp chất thứ cấp của loài
Sâm cau – Curculigo orchioides Geartn; cho biết dây là một loại thảo dược
sống nhiều năm và đang có nguy cơ tuyệt chủng ở Ấn Độ. Trong tự nhiên loài
này xuất hiện trong rừng sau mùa mưa và tàn lụi vào cuối đợt gió mùa sau

năm. Tỷ lệ tái sinh của cây Sâm cau ngoài tự nhiên là rất thấp.
Theo D’henuka và cộng sự (1999) [26] khi nghiên cứu nhân giống từ rễ
loài cây này đã kết luận lồi này có thể nhân giống vơ tính bằng cách sử dụng
thân rễ tuy nhiên rất dễ bị nhiễm virus. Việc nhân giống bằng hạt thường
không đang tin cậy do chất lượng hạt kém và khả năng nảy mầm thấp.
Một số phương pháp nhân giống vơ tính hiệu quả trong ống nghiệm của
loài Sâm cau là sử dụng mô phân sinh đỉnh. Nhiều mầm cây đã được nhân lên
từ đỉnh sinh trưởng và phát triển trên Murashige và Skoog (MS) vừa cơ bản
vừa bổ sung thêm một số thành phần như BA, sucrose, IBA, IAA vào môi
trường ni cấy trong nhà kính sau khi cây đã cứng cáp thì chuyển ra cấy trên
mơi trường đất cát (SalemaValencioFracis, 2007) [29].
Theo tác giả NidhiSoni và cộng sự (2012) [28] đã đưa ra kỹ thuật gây
trồng loài Sâm cau như sau: Nguồn giống lấy từ củ, phân đoạn củ kích thước
1,5-2cm, có chứa các chồi đỉnh, được thu thập từ tháng 2 đến tháng 3 để sử
dụng nhân giống. Cự ly trồng 10 x 10 cm, trồng 600-750 kg củ/ha. Làm đất
và bón phân: lồi này phát triển tốt trong môi trường đất ẩm và mùn giàu.
Phân hữu cơ được trộn trước vào luống trồng và luống phải cao để tránh úng
ngập. Bón phân chuồng khoảng 20 tấn/ha được chuẩn bị vào thời điểm chuẩn
bị đất. Trồng và khoảng cách tối ưu: Các phân đoạn củ được trồng trực tiếp
theo hang. Sau khoảng 2 tháng 70-80% nảy mầm khi trồng ở vùng nhiệt đới
ẩm như Kerala. Mật độ trồng tối ưu: nếu trồng thuần thì cự ly trồng là 10 x
10cm hoặc 10 x 15cm; nếu trồng xen cự ly là 20 x 25cm. Chăm sóc: cây sinh
trưởng tốt trong điều kiện có bóng mát nên trồng xen với cây ăn quả. Nếu
trồng thần thì phải che bóng mát với độ che bóng là 25%. Quản lý sau thu


13

hoạch: Cây bắt đầu ra hoa 1 tháng sau khi trồng và ra hoa đồng loạt sau tháng
thứ 2 và tháng thứ 3. Cây ra hoa quanh năm tuy nhiên tỷ lệ đậu quả hạn chế.

Cây trồng trong 7-8 tháng có thể thu hoạch rễ củ bằng cách đào rễ, loại bỏ tạp
vật, các củ được làm sạch sấy khô trong bóng râm và được lưu trữ trong túi
gunny. Năng suất củ khô 1.000 – 1.700 kg/ha.
2.3.2. Ở Việt Nam
Nguyễn Duy Thuần và Nguyễn Thị Phương Lan (Năm 2001) [19] đã
nhận dạng và nghiên cứu về loài sâm cau mọc hoang ở Sơn Dương, Hà
Giang.
Huỳnh Bá Công (2015) [21] nghiên cứu gây trồng được loài Sâm cau
trên vùng đất cát nội đồng trong điều kiện có áp dụng các biện pháp kỹ thuật
canh tác phù hợp.
Trần Mai Hương (2016) [20] khi nghiên cứu đã định danh được một số
thành phần hóa học trong các dịch chiết rễ sâm cau ở Quảng Ngãi bằng
phương pháp phân tích sắc kí khí ghép khối phổ (GC-MS). Cụ thể đã xác định
được 10 cấu tử, trong đó có một số cấu tử có hoạt tính sinh học cao như 2H-1Benzopyran-2- one, 4H-Pyran-4-one,2,3-dihidroxy-6-methyl- đều tìm thấy
trong dịch chiết với các dung môi diclometan, metanol. Đây là các cấu tử có
hoạt tính sinh học mạnh, đặc biệt là khả năng chống oxi hóa.
Tại Việt Nam, theo Đỗ Huy Bích và cs (2003) [22] chi Curculigo Gaertn
có 8 lồi, sâm cau là lồi có hình thái nhỏ nhất. Cây phân bố rải rác ở các tỉnh
vùng núi phía Bắc từ Lai Châu, Tuyên Quang, Hà Giang, Cao Bằng, Hịa
Bình, n Bái, tập trung nhất tại vùng đất màu mỡ, ẩm ướt trong các thung
lũng chân núi đá vôi, đặc biệt ở các tỉnh vùng thấp, mưa nhiều của Hà Giang
và một phần Yên Bái. Trước những năm 1980, cây thuốc này rất phổ biến và
khai thác được với lượng lớn. Do khơng có 18 kế hoạch bảo tổn và phát huy,
giống cây này đang hiếm dần và gần đây đã được đưa vào danh mục đỏ cây
thuốc Việt Nam


14

Hiện nay, một số nơi đồng bào đã bắt đầu tiến hành gây trồng lại giống

cây thuốc quý này. Trước hết người dân thường đánh các cây con mọc hoang
về trồng, sau đó nhân giống bằng hạt hoặc mầm. Thời vụ trồng tốt nhất vào
mùa xuân. Sâm cau là loài sống rất khỏe, lá xanh tốt quanh năm, vì thế có thể
trồng trong chậu, trong bồn như cây cảnh. Tại tỉnh Hà Giang sâm cau từ lâu
đã được đồng bào sử dụng như một cây thuốc dùng để bồi bổ sinh lực, hàng
năm lượng khai thác vào khoảng vài chục tấn nguyên liệu tươi, tập trung tại
một số huyện như Quản Bạ, Bắc Mê…Ngoài một lượng nhỏ sử dụng tại đại
phương, hầu hết lượng còn lại được bán cho thương lái Trung Quốc với giá
rẻ, không đúng với giá trị của một loại nguyên liệu quý. Từ lâu sâm cau được
người dân sử dụng như một vị thuốc quý. Theo Y học cổ truyền sâm cau có vị
cay tính ấm, có độc, vào hai kinh tỳ và thận, có tác dụng thêm sức nóng, làm
hết lạnh, cường dương, mạnh gân xương. Sử dụng để chữa nam giới tinh lạnh,
liệt dương, người già đái són, lạnh da, kém ăn, tê thấp, lưng gối vận động khó
khăn. Liều dùng mỗi ngày 15-20 gram dưới dạng thuốc sắc hoặc ngâm rượu
uống. Dùng riêng hoặc phối hợp với các vị khác. Còn dùng chữa hen và tiêu
chảy. Sử dụng chính để làm thuốc bổ, có thể dùng ngồi để chữa lở lt.
2.4 Giới thiệu chung về cây Sâm cau
2.4.1 Nguồn gốc và phân loại của cây Sâm cau
Sâm cau đã được ghi nhận trong thực vật chỉ của một số nước từ rất lâu
và ở bậc phân loại loài. Theo một số tài liệu, Sâm cau phân bố Ấn Độ, Sri
Lanka, Trung Quốc, Nhật Bản, Úc, các nước Đông Nam Á như Việt Nam,
Lào, Thái Lan, Á. Cây sinh trưởng, phát triển tốt ở vùng đồng bằng nơi đất
màu mỡ, ẩm, từ Malaysia, Ở Ấn Độ, Sâm cau được gọi với tên “Golden eye
grass” hoặc “Black Musli” Sâm cau là loài thân thảo, thân củ, kích thước nhỏ.
Sâm cau có nguồn gốc ở vùng rừng chịu bóng ở Châu độ cao tới 2300 m so
với mặt nước biển và đặc biệt trên khe đá, đất đá ong ẩm


15


Trong y học cổ truyền Trung Quốc, thân rễ sâm cau được tán thành bột
hoặc sắc nước làm thuốc bổ, trị suy nhược cơ thể, đau lưng, viêm khớp và
viêm thận mạn tính. Ở Ấn Độ, Nepal và Philippin thân rễ sâm cau dùng làm
thuốc lợi tiểu, tăng cường chức năng tình dục, chữa bệnh ngồi da, lt da,
lt dạ dày, tá tràng, trĩ, lậu…Sâm cau còn là thành phần chính trong bài
thuốc cổ truyền điều trị sỏi tiết niệu của Ấn Độ.[22]
Trong “Cây cỏ Việt Nam” [8] theo Phạm Hoàng Hộ chi Curculigo
Gaertn được xếp trong họ Amaryllidaceae . Ở Việt Nam sâm cau có rất nhiều
tên gọi khác nhau như Ngải cau, Cồ nốc lan, Tiên mao, với tên khoa học là
Curculigo orchioides Gaertn. Trong “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam”
Đỗ Tất Lợi [16] loài Curculigo orchioides Gaertn ở nước ta mọc phổ biến ở
nhiều tỉnh miền Bắc. Ở Việt Nam cây phân bố rải rác ở các tỉnh vùng núi chủ
yếu từ Lai Châu, Tuyên Quang, Cao Bằng đến Tây Nguyên.
Theo bảng phân loại của Chauhan và cs (2010) [31], cây Sâm cau được
phân loại như sau:
Bảng 2.1: Phân loại cây Sâm sau của Chauhan và cs (2010)
Giới (Kingdom)

Plantae

Ngành (Division

Spermatophyta

Lớp (Class)

Monocotyledon

Bộ (Order)


Liliidae

Họ (Family)

Amaryllidaca

Chi (Genus)

Curculigo

Loài (Species)

Orchiodes


16

2.4.2 Đặc điểm hình thái học của Sâm cau
- Đặc điểm của thân rễ
Sâm cau là cây thân thảo sống lâu năm chiều cao khoảng 20 - 30 cm, có
khi hơn. Thân rễ mập, hình trụ dài, mọc thẳng, thóp lại ở hai đầu chiều dài 2,5
- 5 cm, đường kính 1,0 - 4,5 cm, bề mặt bên ngồi màu nâu đen mang nhiều
rễ phụ có dạng giống thân rễ, bên trong có màu kem; vị nhầy và hơi đắng [34]

Hình 2.1 Thân rễ của cây Sâm cau
- Đặc điểm của lá
Lá mọc thành túm từ thân rễ xếp nếp và có gân như lá cau, dài 15 - 45
cm, rộng 2,5 - 3 cm, gốc thuôn, đầu nhọn, hai mặt nhẵn gần như cùng nhau,
gân song song, bẹ lá to và dài; cuống lá dài khoảng 10 cm [34]


Hình 2.2 Lá cây Sâm cau


17

- Đặc điểm của hoa
Cụm hoa mọc trên một cán ngắn ở kẽ lá, mang 3 - 5 hoa nhỏ, màu vàng;
lá bắc hình trái xoan; đài 3 răng có lông, tràng 3 cánh nhẵn, nhị 6 xếp thành
hai dãy, chỉ nhị ngắn, bầu hình thoi, có lơng rậm [34]

Hình 2.3 Đặc điểm cua hoa
- Đặc điểm của quả và hạt
Quả nang, thuôn, dài 1,5 - 2 cm, rộng 8 mm, 1 - 4 hạt, phình ở đầu, kích
thước 1 - 2 mm, màu đen. Mùa hoa quả: từ tháng 5 – 7 [34]
2.4.3. Công dụng của sâm cau [22]
 Tính vị, cơng năng:
Sâm cau vị cay tính ấm, độc vào hai kinh tỳ và thận, có tác dụng thêm
sức nóng làm tan lạnh, cường dương, mạnh gân xương.
 Cơng dụng:
Bộ phận sử dụng là thân rễ, thu hái quanh năm, đào về rửa sạch ngâm
nước vo gạo để khử bớt độc rồi phơi khô.
Sâm cau được dùng chữa nam giới tinh lạnh, liệt dương, người già đái
són, kém ăn, tế thấp, lưng gối vận động khó khăn. Liều dùng mỗi ngày 1220g dưới dạng thuốc sắc hay ngâm rượu uống. Dùng riêng hoặc phối hợp với


18

các vị khác. Còn dùng chữa hen và tiêu chảy. Nhân dân ở một số vùng dân tộc
thiểu số dùng rễ củ sâm cau làm thuốc bổ. Dùng ngoài, rễ giã nát đắp chữa lở loét.
Sâm cau đã được dùng trong Y học cổ truyền Trung Quốc, nước sắc thân

rễ sâm cau tán bột được dùng làm thuốc bổ chung, thuốc hồi sức để điều trị
suy nhược cơ thể, đau lưng, viêm khớp, viêm thận, mãn tính. Thuốc cịn làm
tăng huyết áp và điều kinh. Ở Ấn Độ, Nepal và Philipin, thân rễ sâm cau còn
được dùng làm thuốc lợi tiểu và kích dục, chữa bệnh ngồi da, lt dạ dày tá
tràng, trĩ, lậu, bạch đới, hen, vàng da, tiêu chảy và nhức đầu. Ở Ấn Độ, người
ta còn dùng thân rễ sâm cau để gây sẩy thai dưới dạng thuốc sắc, thuốc bột
uống với đường trong một cốc sữa…
Ở Thái Lan, thân rễ sâm cau là thuốc lợi tiểu và trị tiêu chảy. Ở Papua
Niu Guine, thân rễ và lá sâm cau được hơ nóng cho mềm, rồi chà xát trên cơ
thể làm thuốc tránh thai.
Một chế phẩm cổ truyền của Ấn Độ được dùng bổ sung cho thức ăn gồm
sâm cau và một số nguyên liệu thực vật khác được thử nghiệm cho chuột
cống trắng ăn, đã không làm thay đổi lượng thức ăn tiêu thụ, nhưng có tác
dụng bảo vệ chống lại khối u gây bởi dimethylbenzo anthracen ở chuột. Đã
thử nghiệm điều trị cho những cặp vợ chồng vơ sinh với nam giới có các
chứng giảm tinh trùng, tinh trùng chiết, tinh trùng kém chuyển động và tinh
trùng yếu. Bài thuốc gồm sâm cau và hai dược liệu khác được cho uống với
sữa và đường trong 3 tháng. Kết quả có sự thay đổi đáng kể về khả năng sống
của tinh trùng. Ở tháng thứ hai có sự tăng về số lượng và khả năng chuyển
động của tinh trùng, đồng thời số lượng tinh trùng non giảm. Sau 3 tháng điều
trị, tinh trùng bình thường phát triển ở 80% bệnh nhân nam giới, tương hợp
với sự phát triển thai ghén ở phụ nữ, 15 trong 50 bệnh nhân điều trị đã có con.


×