Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Bài soạn khoa-su-dia khoi 4-5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (220.81 KB, 22 trang )

Tuần 20 Thứ hai ngày 10 tháng 1 năm 2011
Môn: LỊCH SỬ - Khối 5
Bài: Ôn tập: Chín năm kháng chiến bảo vệ Độc lập dân tộc
(1945-1954).
Tiết: 20
DKTG: 40 phút
I/Mục tiêu:
- Biết sau CMT8 nhân dân ta phải đương đầu với 3 thứ “giặc”: “giặc đói”,
“giặc dốt”, “giặc ngoại xâm”.
- Thống kê những sự kiện lịch sử tiêu biểu nhất trong 9 năm kháng chiến chống
thực dân Pháp xâm lược.
+ 19/12/1946: toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp.
+ Chiến dịch VB thu – đông 1947.
+ Chiến dịch BG thu – đông 1950.
+ Chiến dịch ĐBP.
II/Chuẩn bị:
*GV: Bản đồ Hành chính Việt Nam. Phiếu học tập của HS.
*HS: Sách giáo khoa.
*Dự kiến hình thức: CN,N
*Dự kiến phương pháp: QS,TL,TH
III/Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:: Kiểm tra bài: Chiến thắng lịch sử
Điện Biên Phủ.
3. Dạy bài mới:
a.Giới thiệu bài:
b.Dạy bài: Ôn tập: Chín năm kh/ch bảo vệ độc lập dân
tộc (1945-1954).
Hoạt động 1: Thảo luận các câu hỏi của sgk:
Nhóm 1: Câu 1 trang 40 sgk.


Nhóm 2: Câu 2 trang 40 sgk.
Nhóm 3: Câu 3 trang 40 sgk.
Nhóm 4: Câu 4 trang 40 sgk.
(Sau khi hoàn thành thảo luận câu hỏi của nhóm, các
nhóm thảo luận những câu của nhóm bạn để chuẩn bị cho
việc nhận xét phần trình bày của nhóm bạn).
-GV yêu cầu các nhóm cử đại diện trình bày.
-Yêu cầu các nhóm khác nhận xét.
-Yêu cầu HS khác nhắc lại ý của các câu hỏi.
Hoạt động 2: Trò chơi: Tìm địa chỉ đỏ.
-Cách thực hiện: GV dùng bảng phụ có đề sẵn các địa
danh tiêu biểu, HS dựa vào kiến thức đã học kể lại sự
kiện, nhân vật lịch sử tương ứng với địa danh đó.
HS kiểm tra.
HS mở sách.
HS thảo luận và trả
lời câu hỏi.
HS đại diện nhóm.

HS thực hiện.
1
-GV tông kết chung trò chơi.
-GV tổng kết bài học.
- 4.Họat động nối tiếp:
-Hệ thống lại bài
-Nhận xét tiết học
-Dặn bài sau: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và
đấu tranh thống nhất đất nước.
HS lắng nghe.
Môn: LỊCH SỬ- Khối 4

Bài: CHIẾN THẮNG CHI LĂNG
Tiết: 20
DKTG: 40 phút
I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
1.Kiến thức:
- Nắm được một số sự kiện về khởi nghĩa Lam Sơn (tập trung vào trận Chi
lăng):
+ Lê Lợi chiêu tập binh sĩ xây dựng lực lượng tiến hành khởi nghĩa chống
quân Minh. Trận Chi lăng là một trongnhững trận quyết định thắng lợi của KN
Lam Sơn.
+ Diễn biến của trận Chi lăng.
+ Ý nghĩa;đập tan mưu đồ cứu viện thành Đông Quan của nhà Minh ,quân
Minh phải xin hàng và rút xề nước.
-Nắm được việc nhà Hậu Lê thành lập: Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế (năm
1428) mở đầu thời Hậu Lê.
Nêu một số câu chuyện về Lê lợi.
2.Kĩ năng:
- HS nắm được diễn biến của trận Chi Lăng và có thể thuật lại bằng ngôn ngữ
của mình
3.Thái độ:
- Cả phục sự thông minh , sáng tạo trong cách đành giặc của ông cha ta qua
trận Chi Lăng .
-PTHS: Nắm được lí do vì sao quân ta lựa chọn ải Chi Lăng làm trận địa
đánh địch và mưu kế của quân ta trong trận Chi Lăng: Ải là vùng núi hiểm trở,
đường nhỏ hẹp, khe sâu, rừng cây um tùm; giả vờ thua để nhử địch vào ải, khi
giặc vào đầm lầy thì quân ta phục sẵn ở hai bên sườn núi đồng lọat tấn công.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- GV: Phiếu học tập của HS .
.-HS: SGK
-Dự kiến hình thức: CN,N

-Dự kiến phương pháp: QS,TL
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
1.Ổn định:
2.KTBC:
2
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
3.Dạy bài mới:
a.Giới thiệu bài:
b.Dạy bài:
Hoạt động 1: Hoạt động cả lớp
- GV trình bày bối cảnh dẫn đến trận Chi
Lăng (như SGK)
Hoạt động 2: Hoạt động cả lớp
- GVHDHSQS trong SGK và đọc các
thông tin trong bài để thấy được khung
cảnh của Ải Chi Lăng .
Hoạt động 3: Hoạt động nhóm
- Đưa ra câu hỏi cho HS thảo luận nhóm
+ Khi quân Minh đến trước ai Chi Lăng,
kị binh ta đã hành động như thế nào?
+ Kị binh nhà Minh đã phản ứng thế nào
trước hành động của kị quân ta?
+ Kị binh của nhà Minh đã bị thua trận ra
sao?
+ Bộ binh nhà Minh thua trận như thế
nào?
Hoạt động 4 : Hoạt động cả lớp
+ Nêu câu hỏi cho HS thảo luận .
- Trong trận Chi Lăng , nghĩa quân Lam

Sơn đã thể hiện sự thông minh như thế
nào ?
- Sau trận Chi Lăng, thái độ của quân
Minh và nghĩa quân ra sao ?
- HS quan sát hình 15 và đọc các
thông tin trong bài để thấy được
khung cảnh Ải Chi Lăng
- HS thảo luận nhóm .
- Kị binh ta ra nghênh chiến rồi
quay đầu nhử Liễu Thăng cùng đám
quân kị vào ải
-Ham đuổi nên bỏ xa hàng vạn quân
đang lũ lượt chạy bộ
-Kị binh nhà Minh lọt vào giữa trận
địa “mưa tên”, Liễu Thăng & đám
quân bị tối tăm mặt mũi, Liễu Thăng
bị một mũi tên phóng trúng ngực
-Bị phục binh của ta tấn công, bị
giết hoặc quỳ xuống xin hàng.
- Dựa vào dàn ý trên thuật lại diễn
biến chính của trận Chi Lăng .
-Nghĩa quân Lam Sơn dựa vào địa
hình và sự chỉ huy tài giỏi của Lê
Lợi .
- Quân Minh đầu hàng, rút về nước.
4.Họat động nối tiếp:
- Trận Chi Lăng chứng tỏ sự thông minh của nghĩa quân Lam Sơn ở những điểm
nào?
- Nhận xét tiết học
3

- Chuẩn bị bài: Nhà hậu Lê và việc tổ chức quản lí đất nước

Thứ ba ngày 11 tháng 1 năm 2011
Môn: Khoa học- Khối 4
Bài: Không khí bị ô nhiễm
Tiết: 39
DKTG: 40 phút
I. Mục tiêu:
Giúp HS:
- Phân biệt được không khí sạch và không khí bị ô nhiễm.
- Nêu được những nguyên nhân làm không khí bị ô nhiễm.
- Nêu được những tác hại của không khí bị ô nhiễm.
-KNS: Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về các hành động gây ô nhiễm
không khí.
II.Đồ dùng dạy học :
- GV: Sưu tầm tranh, ảnh thể hiện bầu không khí trong sạch, bầu không khí bị ô
nhiễm – Phiếu học tập.
- HS: SGK
- Phương pháp kĩ thuật dạy học: QS và thảo luận theo nhóm nhỏ
III.Các hoạt động dạy học :
Hoạt độngcủa giáo viên Hoạt động của HS
1. Ổn định
2.KTBC:
GV gọi HS lên yêu cầu trả lời câu hỏi :
-Nói về tác động của gió ở cấp 2, cấp 5 lên các vật
xung quanh khi gió thổi qua.
-Nói về tác động của gió ở cấp 7, cấp 9 lên các vật
xung quanh khi gió thôi qua.
-Nêu một số cách phòng chống bão mà em biết.
GV nhận xét, ghi điểm.

3.Dạy bài mới:
a.Giới thiệu bài:
Không khí có ở mọi nơi trên Trái Đất. Không khí
rất cần cho sự sống của mọi sinh vật. Không khí
không phải lúc nào cũng trong lành. Nguyên nhân
nào làm không khí bị ô nhiễm? Không khí bị ô
nhiễm có ảnh hưởng gì đến đời sống của con người,
thực vật, động vật ? các em cùng tìm hiểu qua bài
học hôm nay.
b.Dạy bài:
*Hoạt động 1: Không khí sạch và không khí bị
ô nhiễm.
- Hát
- HS trả lời.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
-HS nghe.
4
-Kiểm tra việc hoàn thành phiếu điều tra của HS và
hỏi:
+Em có nhận xét gì về bầu không khí ở địa phương
em ?

+Tại sao em lại cho rằng bầu không khí ở địa
phương em sạch hay bị ô nhiễm ?
-Để hiểu rõ thế nào là không khí sạch không khí bị ô
nhiễm các em cùng quan sát các hình minh hoạ trang
78, 79 SGKtrao đổi và trả lời các câu hỏi sau:
+Hình nào thể hiên bầu không khí sạch ? Chi tiết
nào cho em biết điều đó ?
+Hình nào thể hiện bầu không khí bị ô nhiễm ? Chi

tiết nào cho em biết điều đó ?
-GV gọi HS trình bày.
+Hình 1: Là nơi bầu không khí bị ô nhiễm, ở đây có
nhiều ống khói nhà máy đang thải những đám khói
đen lên bầu trời và lò phản ứng hạt nhân đang thải
khói và lửa đỏ lên bầu trời.
+Hình 2: là nơi bầu không khí sạch, cao và trong
xanh, cây cối xanh tươi, không gian rộng, thoáng
đãng.
+Hình 3; là nơi bầu không khí bị ô nhiễm. Đây là
cảnh khói bay lên do đốt chất thải trên đồng ruộng ở
nông thôn.
-Không khí có những tính chất gì ?
+Thế nào là không khí sạch ?
+Thế nào là không khí bị ô nhiễm ?
-GV nêu :
+Không khí sạch là không khí trong suốt, không
màu, không mùi, không vị, chỉ chứa khói, bụi, khí
độc, vi khuẩn với một tỉ lệ thấp, không làm hại đến
sức khoẻ của con người.
+Không khí bẩn hay ô nhiễm là không khí có chứa
-Tổ trưởng báo cáo việc chuẩn bị của
các bạn.
-HS trả lời. VD.
+Bầu không khí ở địa phương em
trong lành.
+Bầu không khí ở địa phương em bị ô
nhiễm.
+Vì ở địa phương em có nhiều cây
xanh, không khí thoáng, không có nhà

máy công nghiệp, ô tô chở cát đất chạy
qua.
+Vì ở địa phương em có nhiều nhà cửa
san sát, khói xe máy, ô tô đen ngòm,
đường đầy cát bụi.
-Lắng nghe.
-HS ngồi cùng bàn quan sát hình, tìm ra
những dấu hiệu để nhận biết bầu không
khí trong hình vẽ.
-HS trình bày, mỗi HS nói về 1 hình:


+Hình 4: là nơi bầu không khí bị ô
nhiễm. Đường phố đông đúc, nhà cửa
san sát, nhiều ô tô, xe máy đi lại thải
khói đen và làm tung bụi trên đường.
Phía xa nhà máy đang thải khói đen lên
bầu trời. Cạnh đường hợp tác xã sửa
chữa ô tô gây ra tiếng ồn, nhả khói đen,
bụi bẩn ra đường.
-Không khí trong suốt, không màu,
không vị, không có hình dạng nhất
định.
+Không khí sạch là không khí không
có những thành phần gây hại đến sức
khoẻ con người.
+Không khí bị ô nhiễm là không khí có
chưa 1nhiều bụi, khói, mùi hôi thối của
rác, gây ảnh hưởng đến người, động
vật, thực vật.

-HS nghe.
5
một trong các loại khói, khí độc, các loại bụi, vi
khuẩn quá tỉ lệ cho phép, có hại cho sức khoẻ con
người và các sinh vật khác.
-Gọi HS nhắc lại.
-Nhận xét, khen HS hiểu bài tại lớp.
*Hoạt động 2: Nguyên nhân gây ô nhiễm không
khí - QS và thảo luận theo nhóm nhỏ
-Tổ chức cho HS thảo luận nhóm, mỗi nhóm 4 HS
với câu hỏi: Những nguyên nhân nào gây ô nhiễm
không khí ?
GV đi hướng dẫn, giúp đỡ HS liên hệ thực tế ở địa
phương hoặc những nguyên nhân mà các em biết
qua báo đài, ti vi, phim ảnh.
-Gọi HS các nhóm phát biểu. GV ghi bảng.
-Kết luận : Có nhiều nguyên nhân làm không khí bị
ô nhiễm, nhưng chủ yếu là do:
+Bụi: bụi tự nhiên, bụi núi lửa sinh ra, bụi do hoạt
động của con người ở các vùng đông dân: bụi đường
do xe cộ sinh ra, bụi xi măng, bụi than của các nhà
máy, bụi ở công trường xây dựng, bụi phóng xạ, …
+Khí độc: Các khí độc sinh ra do sự lên men, thối
của các sinh vật, rác thải, sự cháy của than đá, dầu
mỏ, khói tàu xe, nhà máy, khói thuốc lá, chất độc
hoá học.
*Hoạt động 3: Tác hại của không khí bị ô
nhiễm.
-GV tổ chức cho HS thảo luận theo cặp để trả lời
câu hỏi: Không khí bị ô nhiễm có tác hại gì đối với

đời sống của con người, động vật, thực vật ?
-GV gọi HS trình bày nối tiếp những ý kiến không
trùng nhau.
-HS nhắc lại.
-Hoạt động nhóm, các thành viên phát
biểu, thư kí ghi vào giấy nháp.
-HS tiếp nối nhau phát biểu. Nguyên
nhân gây ô nhiễm không khí là do:
+Do khí thải của nhà máy.
+Khói, khí độc của các phương tiện
giao thông: ô tô, xe máy, xe chở hàng
thải ra.
+Bụi, cát trên đường tung lên khí có
quá nhiều phương tiện tham gia giao
thông.
+Mùi hôi thối, vi khuẩn của rác thải
thối rữa.
+Khói nhóm bếp than của một số gia
đình.
+Đốt rừng, đốt nương làm rẫy.
+Sử dụng nhiều chất hoá học, phân
bón, thuốc trừ sâu.
+Vứt rác bừa bãi tạo chỗ ở cho vi
khuẩn, …
-Lắng nghe.
-HS thảo luận theo cặp về những tác hại
của không khí bị ô nhiễm.
-HS nối tiếp nhau trình bày .
Tác hại của không khí bị ô nhiễm:
+Gây bệnh viêm phế quản mãn tính

+Gây bệnh ung thư phổi.
6
-Nhận xét, tuyên dương những HS có hiểu biết về
khoa học.
4.Hoạt động nối tiếp:
+Thế nào là không khí bị ô nhiễm ?
+Những tác nhân nào gây ô nhiễm không khí ?
-Nhận xét câu trả lời của HS.
-Về học thuộc mục cần biết trang 79 SGK và chuẩn
bị bài tiết sau.
-Nhận xét tiết học.
+Bụi vô mắt sẽ làm gây các bệnh về
mắt.
+Gây khó thở.
+Làm cho các loại cây hoa, quả không
lớn được, …
-Lắng nghe.
-HS trả lời.

Môn: KHOA HỌC- Khối 5
Bài: Sự biến đổi hoá học của các chất (tiếp theo)
Tiết: 39
DKTG: 40 phút
I/Mục tiêu:
-Nêu được một số ví dụ về biến đổi hóa học xảy ra do tác dụng của nhiệt hoặc
tác dụng của ánh sáng.
-KNS: Kĩ năng quản lí thời gian trong quá trình tiến hành thí nghiệm.
II/Chuẩn bị:
- GV: Phiếu học tập.
- HS: SGK

- Phương pháp kĩ thuật dạy học: QS và trao đổi theo nhóm nhỏ
III/Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy Hoạt động của
trò
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:: Kiểm tra bài: Sự biến đổi hoá học.
3. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài: Sự biến đổi hoá học (tiếp theo).
b. Dạy bài:
*HĐ 1: Thực hiện trò chơi “Bức thư bí mật”
- B1: Làm việc nhóm.
Nhóm trưởng cho các bạn đọc lại “Bức thư bí mật”, kiểm
tra những đồ dùng mà các thành viên trong nhóm đã chuẩn
bị sau đó điều khiển nhóm mình thực hiện chơi trò chơi
được giới thiệu ở sgk trang 80.
- B2: Làm việc cả lớp.
Từng nhóm giới thiệu các bức thư của mình với các bạn
trong nhóm khác.
HS trả lời.
HS mở sách.
HS thảo luận và
trả lời câu hỏi.
HS đại diện nhóm.

7
- GV kết luận: Sự biến đổi hoá học có thể xảy ra dưới tác
dụng của nhiệt.
*HĐ 2: Thảo luận nhóm – QS và trao đổi theo nhóm nhỏ
- B1: Làm việc theo nhóm.
GV yêu cầu các nhóm trưởng điều khiển nhóm mình đọc

thông tin, quan sát hình vẽ để trả lời các câu hỏi ở mục
Thực hành trang 80, 81 sgk.
+Hãy giải thích hiện tượng đó. (trang 80 sgk)
+Hiện tượng này chứng tỏ có sự biến đổi lí học hay hoá
học?
- B2: Làm việc cả lớp.
Đại diện một số nhóm trình bày kết quả làm việc của
nhóm. Mỗi nhóm chỉ trả lời câu hỏi của một bài tập. Các
nhóm khác bổ sung.
-GV kết luận:
Sự biến đổi hoá học có thể xảy ra dưới tác dụng của ánh
sáng.
- 4. Hoạt động nối tiếp:
- Hệ thống lại bài.
- Nhận xét tiết học
- Dặn bài sau: Năng lượng.
HS thảo luận và
trả lời câu hỏi.
HS đại diện
nhóm.

HS lắng nghe.
Thứ tư ngày 12 tháng 1 năm 2011
Môn: KĨ THUẬT- Khối 5
Bài: Chăm sóc gà
Tiết: 20
DKTG: 40 phút
I. Mục tiêu:
HS cần phải:
- Nêu được mục đích, tác dụng của việc chăm sóc gà.

- Biết cách chăm sóc gà. Biết liên hệ thực tế để nêu cách chăm sóc gà ở gia đình
hoặc ở địa phương.
II. Đồ dùng dạy học:
- Gv: Phiếu đánh giá kết quả học tập của HS
- Hs: SGK
- Dự kiến hình thức: N
- Dự kiến phương pháp: QS,TL
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy Hoạt động học
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ::
-Hãy nêu cách cho gà ăn và cho gà uống?
- GV nhận xét ghi điểm
- 2 HS trả lời
8

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×