Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

ĐỀ KHẢO SÁT LỚP 9 LẦN 2 NĂM HỌC 2018-2019 MÔN: NGỮ VĂN (Thời gian làm bài: 120 phút, không kể giao đề)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.21 KB, 7 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>PHÒNG GD&ĐT YÊN LẠC</b> <b>ĐỀ KHẢO SÁT LỚP 9 LẦN 2 NĂM HỌC 2018-2019</b>
<b>MÔN: NGỮ VĂN</b>


<i>(Thời gian làm bài: 120 phút, không kể giao đề)</i>


<i><b>Câu 1. (2.0 điểm)</b></i>


Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:


<i>“ Đọc sách vốn có ích riêng cho mình, đọc nhiều khơng thể coi là vinh dự,</i>
<i>đọc ít cũng không phải là xấu hổ. Đọc ít mà đọc kĩ, thì sẽ tập thành nếp suy nghĩ sâu xa,</i>
<i>trầm ngâm tích lũy, tưởng tượng tự do đến mức làm đổi thay khí chất; đọc nhiều mà</i>
<i>khơng chịu nghĩ sâu, như cưỡi ngựa qua chợ, tuy châu báu phơi đầy, chỉ tổ làm cho mắt</i>
<i>hoa ý loạn, tay không mà về. Thế gian có bao nhiêu người đọc sách chỉ để trang trí bộ</i>
<i>mặt, như kẻ trọc phú khoe của, chỉ biết lấy nhiều làm quý. Đối với việc học tập, cách đó</i>
<i>chỉ là lừa mình dối người, đối với việc làm người thì cách đó thể hiện phẩm chất tầm</i>
<i>thường, thấp kém”. </i>


<i>(Ngữ văn 9, tập2)</i>
a) Đoạn văn được trích từ tác phẩm nào? Ai là tác giả?


b) Phương thức biểu đạt chủ yếu của đoạn văn là gì?
c) Nêu nội dung chính của đoạn văn.


d) Ghi lại câu văn có chứa khởi ngữ và gạch chân khởi ngữ đó.
<i><b>Câu 2. (3.0 điểm)</b></i>


Viết đoạn văn bày tỏ suy nghĩ của em về thói a dua của giới trẻ hiện nay. Trong
đoạn văn có ít nhất một câu chứa thành phần biệt lập tình thái ( gạch chân dưới thành
phần biệt lập tình thái đó).



<i><b>Câu 3. (5.0 điểm)</b></i>


Cảm nhận của em về vẻ đẹp của nhân vật Vũ Nương trong tác phẩm
<i>“Chuyện người con gái Nam Xương” của tác giả Nguyễn Dữ.</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>PHÒNG GD&ĐT YÊN LẠC</b> <b>HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KS LẦN 2 LỚP 9</b>
<b>NĂM HỌC 2018-2019</b>


<b>MÔN: NGỮ VĂN</b>
<i><b>Câu 1(2.0 điểm)</b></i>


<b>Phần</b> <b>Nội dung</b> <b>Điểm</b>


a <i><b>- Đoạn văn trên được trích từ tác phẩm: “ Bàn về đọc sách”</b></i>
<i><b>- Tác giả: Chu Quang Tiềm.</b></i>


0.25
0.25
b - Phương thức biểu đạt chủ yếu của đoạn văn là nghị luận. 0.5
c - Nội dung chính của đoạn văn là bàn về cách đọc sách.


<i><b>(Nếu chỉ trả lời là bàn về đọc sách thì cho 0.25 điểm)</b></i>


0.5
d - Câu văn có chứa khởi ngữ và gạch chân khởi ngữ:


<i> “Đối với việc học tập, cách đó chỉ là lừa mình dối người,</i>
<i>đối với việc làm người thì cách đó thể hiện phẩm chất tầm</i>
<i>thường, thấp kém”. </i>



0.5


<i><b>Câu 2 (3.0 điểm)</b></i>


<i><b>* Yêu cầu về kĩ năng: Học sinh biết viết đoạn văn nghị luận xã hội về một hiện</b></i>
tượng đời sống, có cấu trúc chặt chẽ, lập luận rõ ràng, diễn đạt trơi chảy, khơng
<i><b>mắc các lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. Viết đúng hình thức đoạn văn. Nếu học</b></i>
<i><b>sinh viết khơng đúng hình thức đoạn văn thì tối đa chỉ cho 0,5 điểm.</b></i>


<i><b>* Yêu cầu về kiến thức: Học sinh cần hiểu đúng vấn đề cần bàn luận. Có thể diễn</b></i>
đạt theo nhiều cách khác nhau nhưng cần có các ý cơ bản sau:


<b>Câu 2</b> <b>Nội dung</b> <b>Điểm</b>


- A dua là một tật xấu của con người, là sự hùa theo một cách
thiếu suy nghĩ hoặc để lấy lịng một ai đó.


0.25
- Thói a dua của giới trẻ hiện nay thường có các biểu hiện


như:


+ Đua địi để giống hoặc bằng người khác về ngoại hình, cách
sống như chạy theo mốt trang phục, làm đầu tóc giống bạn bè
theo xu hướng thời thượng, hay giống thần tượng là các diễn
viên ca sĩ mà chẳng cần biết có phù hợp với hồn cảnh gia
đình, lứa tuổi và ngoại hình của bản thân mình hay khơng.
+ Có những bạn trẻ luôn phát ngôn và hành động theo đám
đông, bị cuốn theo đám đông một cách vô thức. Họ lên mạng
xã hội để hùa theo một nhóm người phán xét, chửi rủa một ai


đó dù khơng quen biết. Cịn có những bạn trẻ để làm vừa lịng
một người vì mục đích nào đó sẵn sàng làm những việc làm
sai trái mà không suy xét.


- Nguyên nhân dẫn đến thói a dua:
+ Khách quan:


. Mỗi người là một phần của xã hội nên khó tránh khỏi tâm lí
đám đơng.


.Những cá nhân thành đạt như diễn viên, ca sĩ, doanh nhân…


0,5


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

có tầm ảnh hưởng lớn đến giới trẻ khiến họ nói và làm theo
một cách dễ dãi.


+ Chủ quan: Một bộ phận các bạn trẻ khơng có lòng tự trọng,
đánh mất niềm tin vào sức mạnh, năng lực, lí trí, vốn tri thức
của mình.


- Hậu quả:


+ Khiến con người đánh mất mình, trở thành cơng cụ, thành
cái bóng, bản sao của người khác;


+ Khiến cộng đồng dễ bị kích động thì tất yếu dẫn tới việc xã
hội dễ bị tổn thương, nhiễu loạn.


- Giải pháp:



+ Muốn loại bỏ thói a dua, mỗi người cần đề cao sức mạnh cá
nhân, sống có lịng tự trọng, có cái tơi.


+ Tích cực trau dồi kiến thức, kỹ năng sống để ln là người
có bản lĩnh.


- Bài học:


+ Cần nhận thấy thói a dua hồn tồn khác với thái độc chủ
động học hỏi, tiếp thu trí tuệ, tinh hoa của người khác để làm
giàu tâm hồn mình.


+ A dua là một thói xấu cần tránh.Con người chỉ thực sự là
mình khi có lịng tự trọng tự tơn. Nên sống bằng cái đầu của
mình,rồi trải nghiệm của bản thân để suy xét các vấn đề trong
cuộc sống,từ đó hình thành chính kiến và chủ kiến của bản
thân.


0,25


0,25


0,25


- Trong đoạn văn có câu chứa thành phần tình thái và gạch
chân thành phần tình thái đó.


1,0



<i><b>Câu 3(5.0 điểm)</b></i>


<i><b> * Yêu cầu về kĩ năng: Học sinh biết viết bài văn cảm nhận về nhân vật trong</b></i>
tác phẩm truyện. Bài viết có bố cục đầy đủ, rõ ràng, lập luận chặt chẽ, mạch lạc,
cảm xúc chân thực, diễn đạt trôi chảy, không mắc các lỗi dùng từ, chính tả, ngữ
pháp.


<i><b> * Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể trình bày bằng nhiều cách khác nhau</b></i>
nhưng cần đảm bảo những ý cơ bản sau:


<b>Phần</b> Nội dung Điểm


<b>I.Mở bài - Giới thiệu tác giả, tác phẩm.</b>


- Giới thiệu nhân vật Vũ Nương ( Khái quát vẻ đẹp của Vũ
Nương: đẹp người, đẹp nết).


0.25


<b>II.Thân</b>
<b>bài</b>


<i><b>1. Khái quát:</b></i>


- Tác phẩm được viết vào thế kỷ XVI, khi xã hội phong kiến
bắt đầu rơi vào khủng hoảng. Các tập đoàn phong kiến Lê
-Mạc - Trịnh tranh giành quyền lực, gây ra những cuộc nội
chiến kéo dài.


<i>- “Chuyện người con gái Nam Xương” là truyện thứ 16 trong</i>


<i>20 truyện của “Truyền kì mạn lục”. Truyện có nguồn gốc từ</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<i>truyện cổ dân gian “Vợ chàng Trương”. Vũ Nương – nhân vật</i>
chính của truyện là người phụ nữ đức hạnh tiêu biểu cho vẻ
đẹp của người phụ nữ Việt Nam.


<i><b>2. Cảm nhận về vẻ đẹp của Vũ Nương:</b></i>


<i><b>a. Đẹp người: Nguyễn Dữ khơng tập trung miêu tả ngoại hình</b></i>
của Vũ Nương, nhà văn chỉ giới thiệu ngắn gọn nàng là người
<i>có “tư dung tốt đẹp”. Qua lời giới thiệu này cũng đủ cho </i>
người đọc thấy được Vũ Nương là người phụ nữ có vẻ đẹp dịu
dàng, thuần hậu, đoan trang, chuẩn mực.


<i><b>b. Đẹp nết:</b></i>


<i><b>* Vũ Nương là người vợ hiền thục, thủy chung, hết mực </b></i>
<i><b>yêu thương chồng:</b></i>


<i><b>- Trong cuộc sống vợ chồng: Biết Trương Sinh có tính đa </b></i>
nghi lại hay ghen nên Vũ Nương hết sức giữ gìn khn phép,
khơng để lúc nào vợ chồng phải đến thất hịa. Rõ ràng, Vũ
Nương ln khéo léo trong cách cư xử để bảo vệ hạnh phúc
gia đình.


<i><b>- Khi tiễn chồng đi lính: </b></i>


+ Nàng rót chén rượu đầy, dặn dị chồng những lời tình nghĩa
<i>đằm thắm, thiết tha. Nàng “chẳng dám mong” vinh hiển mà </i>
<i>chỉ cầu cho chồng “ khi về mang theođược hai chữ bình yên, </i>


<i>thế là đủ rồi”. </i>


+ Vũ Nương cũng cảm thông những gian lao, vất vả mà chồng
<i>phải chịu đựng: “Chỉ e việc quân cơ khó liệu, thế giặc khôn </i>
<i>lường ”.</i>


+ Xúc động nhất là những lời tâm tình về nỗi nhớ nhung trơng
chờ khắc khoải mà nàng dự cảm khi phải xa chồng. Những lời
văn từng nhịp, từng nhịp biền ngẫu như nhịp đập trái tim nàng
– trái tim của người vợ trẻ khát khao yêu thương đang thổn
<i>thức: “ Nhìn trăng soi thành cũ, lại sửa soạn áo rét, gửi người</i>
<i>ải xa trơng liễu rủ bãi hoang, lại thổn thức tâm tình, thương </i>
<i>người đất thú! Dù có thư tín ngàn hàng cũng sợ khơng có </i>
<i>cánh hồng bay bổng ”. Những lời đó thấm vào lịng người, </i>
khiến ai ai cũng xúc động ứa hai hàng lệ.


<i><b>- Khi xa chồng : </b></i>


<i>+ Nàng một lịng một dạ chờ chồng ni con: “ Cách biệt ba </i>
<i>năm giữ gìn một tiết, tơ son điểm phấn từng đã ngi lịng, </i>
<i>ngõ liều tường hoa chưa hề bén gót”. </i>


<i>+Nỗi buồn nhớ chồng kéo dài qua năm tháng. Mỗi khi thấy “ </i>
<i>bướm lượn đầy vườn”- cảnh vui mùa xuân, hay “ mây che kín</i>
<i>núi”- cảnh mùa đơng, nàng lại chạnh lịng“ nỗi buồn góc bể </i>
<i>chân trời khơng thể nào ngăn được”. Những đêm cơi cút một </i>
mình càng mong nhớ, nàng chỉ biết tâm sự với con.


0,5



</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

<i><b>- Khi bị chồng nghi oan: Bị chồng nghi oan nhưng Vũ </b></i>
Nương vẫn nhu mì, thùy mị tìm mọi cách để xóa bỏ ngờ vực
trong lịng Trương Sinh:


+ Nàng nói đến thân phận mình, tình nghĩa vợ chồng và
khẳng định tấm lòng thủy chung trong trắng của mình, hết
lịng tìm cách hàn gắn hạnh phúc gia đình đang có nguy cơ tan
<i>vỡ: “Thiếp vốn con kẻ khó, được nương tựa nhà giàu. Sum</i>
<i>họp chưa thỏa tình chăn gối, chia phơi vì động việc lửa binh.</i>
<i>Cách biệt ba năm giữ gìn một tiết. Tơ son điểm phấn từng đã</i>
<i>ngi lịng, ngõ liễu tường hoa chưa hề bén gót. Đâu có sự hư</i>
<i>thân mất nết như lời chàng nói. Xin chàng đừng một mực</i>
<i>nghi oan cho thiếp”.</i>


+Vũ Nương bày tỏ nỗi thất vọng khi khơng có quyền tự bảo
vệ mình. Tình cảm đơn chiếc, thủy chung nàng dành cho
<i>chồng đã bị phủ nhận không thương tiếc. Giờ đây “bình rơi </i>
<i>trâm gãy, mây tạnh mưa tan,sen rũ trong ao,liễu tàn trước </i>
<i>gió; khóc tuyết bơng hoa rụng cuống,kêu xuân cái én lìa đàn, </i>
<i>nước thẳm buồn xa”, cả nỗi nhớ chờ chồng mà hóa đá trước </i>
đây cũng khơng cịn.


+ Bị dồn đến bước đường cùng, sau mọi cố gắng khơng thành,
Vũ Nương chỉ cịn biết mượn dịng nước Hồng Giang để rửa
nỗi oan nhục.


<i><b>* Vũ Nương là người mẹ đảm đang, yêu thương con: Nàng </b></i>
sinh con, hết lịng chăm sóc, ni dạy con khơn lớn. Hằng
đêm, nàng thường chỉ bóng mình lên vách, nói đó là cha Đản.
Nàng làm như vậy là để bù đắp cho con tình phụ tử.



<i><b>*Vũ Nương là người con dâu hiếu thảo:</b></i>


- Trong lúc chồng đi xa ,Vũ Nương đã chăm sóc, phụng
dưỡng mẹ chồng rất chu đáo. Khi mẹ chồng ốm, một mình
nàng lo chạy chữa thuốc thang, lễ bái thần phật, lựa lời
khuyên lơn.


- Khi mẹ chồng qua đời, nàng hết lời thương xót, việc ma
chay tế lễ lo liệu như đối với cha mẹ đẻ mình.


=> Phẩm chất ấy của nàng đã được mẹ chồng đánh giá cao khi
<i>bà ở phút lâm chung: “ xanh kia quyết chẳng phụ con cũng </i>
<i>như con đã chẳng phụ mẹ”. Đó là một lời nhận xét chính xác,</i>
là lời ghi nhận công lao to lớn của Vũ Nương đối với gia đình
chồng. Thơng thường, nhất là trong xã hội cũ, mối quan hệ
giữa mẹ chồng, nàng dâu là mối quan hệ căng thẳng, phức tạp.
Nhưng trước người con dâu hết mực hiếu thảo như Vũ Nương
thì bà mẹ Trương Sinh không thể không yêu mến.


<i><b>* Vũ Nương là người giàu lòng vị tha, trọng danh dự nhân </b></i>
<i><b>phẩm và trọng ơn nghĩa:</b></i>


<i><b>- Giàu lòng vị tha :</b></i>


+ Bị Trương Sinh đẩy đến bước đường cùng, phải chết oan
ức nhưng nàng khơng hề ốn trách, hận thù.


0,5



0,75


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

+ Khi sống dưới thủy cung, nàng vẫn thương nhớ chồng con,
vẫn nặng lòng nhớ quê hương, phần mộ cha mẹ.


<i><b>- Trọng danh dự nhân phẩm :</b></i>


+ Khi Trương Sinh đi lính về nghe lời con nhỏ, chàng nghi vợ
hư mặc cho Vũ Nương giãi bày, thanh minh và hàng xóm
khun ngăn .Trương Sinh khơng nghe mà một mực đánh
đuổi nàng đi. Vũ Nương đã phải gieo mình xuống dịng sơng
Hồng Giang để chứng minh cho sự trong sạch của mình.
Hành động trẫm mình là hành động quyết liệt cuối cùng, chất
chứa nỗi tuyệt vọng đắng cay nhưng cũng đi theo sự chỉ đạo
của lý trí.


+ Khi Phan Lang được trở về trần gian, Vũ Nương gửi chiếc
hoa vàng cùng lời nhắn với Trương Sinh nếu cịn nhớ tình xưa
nghĩ cũ thì hãy lập đàn tràng giải oan ở bến Hoàng Giang. Vũ
Nương khát khao được phục hồi danh dự ngay cả khi chết đi
rồi.


<i><b>- Trọng ơn nghĩa: </b></i>


+ Sống ở dưới thủy cung nàng luôn nhớ đến gia đình với mỗi
nhung nhớ, xót xa.Vì cảm tạ ơn đức của Linh Phi Vũ Nương
đã không trở lại trần gian.


+ Khi Trương Sinh lập đàn giải oan, nàng đã hiện về và nói
<i>lời cảm tạ“đa tạ tình chàng”.</i>



<i><b>=>Cuộc đời Vũ Nương tuy ngắn ngủi nhưng nàng đã làm </b></i>
<i><b>tròn bổn phận của người phụ nữ: một người vợ thủy chung,</b></i>
<i><b>một người mẹ thương con, một người con dâu hiếu thảo. Ở </b></i>
<i><b>bất kì cương vị nào, nàng cũng làm rất hoàn hảo. Vũ </b></i>


<i><b>Nương là nhân vật tiêu biểu cho vẻ đẹp của người phụ nữ </b></i>
<i><b>Việt Nam: công - dung - ngôn - hạnh.</b></i>


<i><b>3. Đánh giá:</b></i>


<b>* Nghệ thuật xây dựng nhân vật:</b>


- Xây dựng tình huống truyện bất ngờ, kịch tính, có thắt nút,
mở nút thơng qua chi tiết chiếc bóng.


- Sử dụng yếu tố hoang đường kì ảo làm cho câu chuyện trở
nên sinh động, hấp dẫn; góp phần tơ đậm, hoàn chỉnh vẻ đẹp
của Vũ Nương.


- Nhân vật hiện lên qua lời nói, hành động, lời đối thoại và
độc thoại nội tâm.


<b>* Nội dung:</b>


- Vũ Nương là người phụ nữ hồn hảo của mọi gia đình, là
khuôn vàng thước ngọc của người phụ nữ . Người như nàng
xứng đáng được hưởng hạnh phúc trọn vẹn vậy mà phải chết
oan uổng, đau đớn.



- Qua nhân vật Vũ Nương, ta thấy được tấm lòng nhân đạo
sâu sắc của nhà văn: trân trọng, yêu mến, ngợi ca vẻ đẹp của
người phụ nữ.


- Khẳng định vẻ đẹp của Vũ Nương.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

<b>III.Kết</b>
<b>bài</b>


- Liên hệ đến hình ảnh người phụ nữ trong xã hội ngày nay.


</div>

<!--links-->

×