Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Một số biện pháp giúp trẻ Mẫu giáo 5 - 6 tuổi ở Trường Mầm non Liên Châu – Huyện Yên Lạc chơi hoạt động góc hiệu quả

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.58 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

SỞ GD&ĐT TỈNH VĨNH PHÚC
<b>PHÒNG GD&ĐT HUYỆN YÊN LẠC</b>


BÀI DỰ THI GIÁO VIÊN GIỎI CẤP TỈNH (NỘI DUNG 1)
<b>Đề tài “Một số biện pháp giúp trẻ Mẫu giáo 5 - 6 tuổi ở Trường Mầm non</b>


<b>Liên Châu – Huyện Yên Lạc chơi hoạt động góc hiệu quả” </b>


Như chúng ta đã biết hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu
giáo ở trường mầm non, có vai trị rất quan trọng góp phần hình thành và phát
triển tồn diện nhân cách của trẻ. Thông qua các hoạt động vui chơi trẻ được
“Chơi mà học, học bằng chơi”. Trong hoạt động vui chơi, chơi hoạt động góc là
một hoạt động rất thu hút và lơi cuốn trẻ, bởi vì khi chơi ở các góc trẻ khơng
những được thể hiện sự sáng tạo, mà còn giúp trẻ thỏa mãn nhu cầu muốn bắt
chước người lớn và củng cố những kiến thức/kỹ năng trẻ đã được học, mở rộng
sự hiểu biết về thế giới xung quanh. Từ đó óc tư duy, trí tưởng tưởng, khả năng
sáng tạo, ngơn ngữ, tình cảm - kỹ năng xã hội và thể lực của trẻ được phát triển.


Đối với trẻ Mẫu giáo 5 tuổi nội dung chơi hoạt động góc đa dạng, phong
phú hơn. Song trong quá trình tổ chức cho trẻ chơi hoạt động góc tơi thấy cịn
một số khó khăn, hạn chế như sau:


- Đồ dùng, đồ chơi trong các góc chơi cịn thiếu, chưa đa dạng, phong phú.
Bố trí các góc chơi, sắp xếp đồ dùng, đồ chơi chưa khoa học.


- Khi tổ chức hướng dẫn trẻ chơi, có lúc giáo viên chưa chú trọng phát huy
tính chủ động và khả năng sáng tạo của trẻ.


- Một số trẻ kĩ năng chơi chưa được tốt.


Từ những khó khăn và hạn chế nêu trên, bản thân tôi đã nghiên cứu và áp


dụng một số biện pháp giúp trẻ Mẫu giáo 5 - 6 tuổi chơi hoạt động góc hiệu quả,
tơi xin chia sẻ như sau:


<b>* Biện pháp thứ nhất. Bổ sung đồ dùng, đồ chơi, các loại nguyên vật liệu</b>
<b>đa dạng, phong phú và bố trí các góc chơi khoa học, hợp lý:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

chủng loại, chất liệu, màu sắc, thu hút trẻ hứng thú, tích cực tham gia vào hoạt
động và kích thích được sự sáng tạo của trẻ.


Tơi bố trí các góc chơi phù hợp với diện tích lớp học, đảm bảo yếu tố tĩnh
- động. Góc học tập n tĩnh khơng gần góc phân vai ồn ào, góc tạo hình gần với
nguồn nước, góc xây dựng có diện tích rộng hơn. Tơi dùng tủ đồ chơi làm vách
ngăn tạo ranh giới giữa các góc chơi và để những khoảng khơng gian cho trẻ có lối
di chuyển thuận tiện giữa góc này với góc khác. Tên các góc ngắn gọn, dễ hiểu, có
hình ảnh minh họa, ví dụ: Góc xây dựng đặt tên “kỹ sư xây dựng”, có hình ảnh
cơng trình xây dựng; góc sách truyện đạt tên “thư viện của bé”, trang trí hình ảnh
bé ngồi xem sách... Đồ dùng, đồ chơi, học liệu sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp, vừa
tầm với của trẻ; phân loại và xếp theo từng nhóm, mỗi loại đựng trong 1 hộp hoặc
1 rổ có ký hiệu riêng để trẻ dễ tìm, dễ lấy, dễ cất... Tơi ln chú ý thay đổi tranh
ảnh, đồ dùng, đồ chơi ở các góc chơi và thay đổi vị trí một số góc chơi để tạo sự
mới lạ, hấp dẫn thu hút trẻ chơi, ví dụ: Khi kết thúc chủ đề gia đình chuyển sang
chủ động vật, tơi cất những đồ dùng gia đình và bổ sung những mơ hình, tranh ảnh
các con vật.


<b>* Biện pháp thứ 2. Mở rộng sự hiểu biết của trẻ về cuộc</b>
<b>sống xung quanh:</b>


Để giúp trẻ mở rộng sự hiểu biết cuộc sống xung quanh, giáo viên tăng
cường tổ chức cho trẻ thăm quan, quan sát trực tiếp các hoạt động phản ánh cuộc
sống của con người và các sự vật hiện tượng xung quanh. Tôi đã tổ chức cho trẻ


lớp tôi thăm quan bếp ăn của nhà trường để trẻ biết được công việc của các bác cấp
dưỡng, thao tác sử dụng đồ dùng nấu ăn; tổ chức cho trẻ thăm quan Trạm y tế xã
để trẻ được quan sát, hiểu biết hơn về công việc, thái độ của bác sỹ, y tá đối với
bệnh nhân và những thao tác sử dụng đồ dùng, dụng cụ khám, chữa bệnh. Tơi cịn
cho trẻ thăm quan “cửa hàng tạp hóa, tiệm cắt tóc/làm đầu, cửa hàng may đo,
Trường Tiểu học, nghĩa trang, đình, chùa và các cơng trình xây dựng ở địa
phương...Với những hoạt động, những danh lam thắng cảnh của đất nước khơng
gần gũi với trẻ tơi khai thác các hình ảnh, video cho trẻ quan sát và đàm thoại giúp
trẻ mở rộng sự hiểu biết như: Xem video hoạt động ở siêu thị, công việc của nghề
bộ đội, công an; xem Lăng Bác, Chùa Một cột... Qua các buổi thăm quan và quan
sát hình ảnh, video như vậy giúp trẻ tích lũy được vốn kinh nghiệm về cuộc sống
xung quanh, từ đó vận dụng vào vai chơi của mình ở các góc chơi được tốt hơn.


<b>* Biện pháp thứ 3. Đảm bảo tính tự nguyện và phát huy tính tích cực,</b>
<b>chủ động, sáng tạo của trẻ trong tổ chức hoạt động chơi:</b>


<i><b> Hoạt động vui chơi xuất phát từ nhu cầu và hứng thú của trẻ. Khi tổ chức</b></i>
cho trẻ chơi, tơi ln tơn trọng tính tự nguyện, tự chủ của trẻ từ việc cho trẻ tự thỏa
thuận nội dung chơi, góc chơi, vai chơi đến việc chọn đồ chơi để thực hiện ý tưởng
chơi, ví dụ: Khi cho trẻ chơi ở chủ đề Trường mầm non, góc phân vai trẻ thích
chơi trị chơi “gia đình”, tơi tơn trọng cho trẻ chơi theo ý thích của trẻ, song tơi gợi
ý “các con có thể chơi thêm trị chơi lớp học để gia đình đưa con đi học”, như vậy
trẻ được chơi theo ý thích của trẻ mà vẫn có nội dung phù hợp với chủ đề.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

sát các góc chơi để hiểu thêm ý tưởng của trẻ, từ đó tư vấn/hỗ trợ trẻ thực hiện tốt
hành vi và các mối quan hệ thực của vai chơi; gợi ý cho trẻ mở rộng nội dung chơi
để trẻ không bị nhàm chán. Ví dụ ở góc chơi tạo hình chủ đề gia đình trẻ vẽ song
“Ngơi nhà của bé” nhưng trẻ khơng biết làm gì, tơi gợi ý “con có thể dùng các loại
giấy màu, xốp, dạ, giấy báo để làm những bộ trang phục cho mọi người trong gia
đình”. Bên cạnh đó tơi ln khuyến khích trẻ thay đổi vai chơi, góc chơi để trẻ


được trải nghiệm, khám phá mở rộng sự hiểu biết và củng cố những kiến thức, kỹ
năng đã được học, bằng cách lập sổ theo dõi trẻ chơi trong từng ngày để nắm được
từng trẻ chơi ở góc nào? đóng vai gì? nếu thấy 3 đến 4 ngày trẻ vẫn thích chơi một
vai chơi hay một góc chơi, cơ giáo khéo léo giới thiệu sự hấp dẫn của đồ dùng, đồ
chơi, vai chơi ở góc chơi khác nhằm kích thích trẻ tự nguyện thay đổi vai chơi, góc
chơi. Tơi cịn khuyến khích trẻ liên kết vai chơi giữa góc chơi này với góc chơi
khác, qua đó giúp trẻ tăng cường sự giao tiếp và mở rộng các mối quan hệ trong xã
hội, Ví dụ: Các bác xây dựng ơi muộn rồi, các bác sang cửa hàng ăn uống để ăn,
tôi thấy cửa hàng ăn uống có rất nhiều món ăn ngon đấy…


Trong q trình chơi, cô giáo luôn quan tâm đến trẻ nhút nhát, cá biệt
khơng tích cực tham gia hoạt động, bằng cách gần gũi trò chuyện với trẻ, gợi ý
khi trẻ lúng túng và động viên, khích lệ tinh thần thi đua của trẻ để lơi cuốn trẻ
tham gia chơi tích cực. Đồng thời chú trọng củng cố các kiến thức, kỹ năng trẻ đã
được học và rẻn kỹ năng giao tiếp, ứng xử, thao tác với đồ dùng/đồ chơi phù hợp
với trò chơi, vai chơi và chuẩn mực đạo đức. Ví dụ: Khi trẻ chơi đóng vai bác sỹ
thái độ đối với bệnh nhân không ân cần, quát bệnh nhân. Lúc này tôi hỏi bác sỹ
ơi sao lại quát bệnh nhân như vậy? Sau đó tơi đóng làm bác sỹ trưởng khoa hỏi
thăm bệnh nhân bằng lời nói nhẹ nhàng, ân cần và làm thao tác khám bệnh để trẻ
bắt chước...


Để kích thích sự sáng tạo của trẻ trong khi chơi, cơ giáo tạo nhiều tình
huống bằng cách dùng những câu hỏi gợi mở, ví dụ: Khi trẻ xây dựng hàng rào
bằng các khối gỗ mà bị thiếu, tôi hỏi trẻ “Các bác xây dựng có thể làm gì để
khn viên khơng bị thiếu hàng rào”, trẻ có thể đưa ra các ý kiến là: dùng nút
ghép, vỏ hộp sữa, vỏ lon bia… thay thế khối gỗ làm hàng rào. Hoặc đặt câu hỏi:
Với những hột, hạt này con có thể làm được gì?


Kết thúc buổi chơi, tơi cho trẻ tự nhận xét về thái độ, kỹ năng thể hiện vai
chơi ở từng góc chơi, sau đó tơi nhận xét chung, tun dương trẻ có thái độ chơi


tích cực, kỹ năng chơi tốt. Đồng thời nhắc nhở, điều chỉnh trẻ có thái độ, hành vi
chơi chưa đúng chuẩn mực và động viên để buổi sau trẻ chơi tốt hơn.


<b>* Biện pháp thứ 4. Làm tốt công tác tuyên truyền và phối hợp với các</b>
<b>bậc phụ huynh:</b>


Thông qua buổi họp phụ huynh đầu năm, qua giờ đón/trả trẻ, qua góc tuyền
truyền cô giáo tuyên truyền giúp phụ huynh hiểu vai trị, ý nghĩa, nội dung chơi
hoạt động góc của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi và trao đổi về cách giao tiếp ứng xử
phù hợp với chuẩn mực trong các mối quan hệ để làm gương cho trẻ, giúp trẻ có
vốn kinh nghiệm sống tốt, từ đó trẻ tái tạo lại khi trẻ tham gia vào trò chơi.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

như thế nào? nắm bắt được tình hình con mình chơi ra sao? từ đó phối hợp với cơ
giáo để hỗ trợ cho trẻ chơi tốt hơn. Ngoài ra, tơi tổ chức giờ dạy “Hoạt động góc”,
mời Ban giám hiệu, tổ trưởng các tổ chuyên môn và phụ huynh của lớp về dự để
cùng trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm và giúp phụ huynh hiểu sâu hơn về nội dung,
phương pháp tổ chức cho trẻ chơi hoạt động góc.


<i><b>Sau khi áp dụng các biện pháp nêu trên, kết quả đạt</b></i>
<i><b>được như sau:</b></i>


- Tôi đã làm được 62 bộ đồ dùng, đồ chơi có màu sắc, chất liệu, chủng loại
khác nhau và sưu tầm được nhiều loại nguyên liệu mở như: Sỏi, hột hạt, lá cây,
rơm, dạ, len, vải vụn, các loại giấy, bìa… bổ sung vào các góc chơi của lớp. Các
góc chơi của lớp tơi bố trí khoa học, hợp lý. Tôi đạt giải Nhất hội thi làm đồ
dùng, đồ chơi và xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm.


- Kỹ năng chơi của trẻ lớp tôi được nâng lên: 100% trẻ hứng thú, tích cực
tham gia chơi 96% trẻ có kỹ năng chơi tốt.



- Phụ huynh lớp tơi đã hiểu được vai trị và ý nghĩa của hoạt động vui chơi,
nhiều phụ huynh ln có sự phối hợp với cơ giáo để giúp trẻ có kỹ năng chơi tốt.


Vừa rồi tôi đã chia sẻ với Hội thi một số biện pháp “Tổ chức cho trẻ Mẫu
giáo 5 - 6 tuổi chơi hoạt động góc hiệu quả. Rất mong được sự chia sẻ, góp ý của
các bạn.


<i>Xin trân trọng cảm ơn! </i>
<i> </i>


<i> </i>


<b>GIÁO VIÊN DỰ THI</b>


</div>

<!--links-->

×