Tải bản đầy đủ (.doc) (1 trang)

Kinh nghiệm của Maylasia - Dầu cọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (66.31 KB, 1 trang )

Kinh nghiệm của Maylasia - Dầu cọ
Ấn tượng sâu sắc nhất trong cuộc đời khoa học của tôi có
lẽ là buổi gặp gỡ với Thủ tướng Tunku Abdul Rahman của
Malaysia vào tháng 6 năm 1968 khi Ngài tiếp Đoàn Thanh
niên Á châu đang viếng đất nước cựu thuộc địa Anh quốc
sản xuất nhiều cao su và kẽm nhất thế giới này. Ông Tunku
say sưa giảng cho bọn thanh niên chúng tôi rằng trong
vòng 20 năm nữa Malaysia sẽ là nước chiếm lĩnh thị trường
xuất khẩu dầu cọ. Nhóm thanh niên chúng tôi rất ngạc
nhiên với sự quả quyết đó, nhất là khi chúng tôi không hiểu
rõ cây cọ dầu là thứ gì mà được chú ý hơn cây lúa như vậy.
Qua buổi nói chuyện, chúng tôi thấy hiện ra cả một đường
lối mà vị chỉ huy trưởng Tunku đã phác hoạ lên : chọn cây
cọ dầu làm cây chiến lược, vì đó là nguyên liệu cần thiết
cho bữa ăn hàng ngày của người nào muốn giữ cho chất
cholesterol trong máu không tăng, chắc chắn mọi
người_nhất là những người giàu sẽ là khách hàng thường
xuyên. Thị trường là mắt xích được xác định đầu tiên trong kế hoạch phát triển nông thôn tổng hợp. Các khâu kế tiếp
được tổ chức nhắm vào đích chiếm lĩnh thị trường. Ông Tunku đặt ra chính sách khuyến khích dân hưởng ứng kế hoạch
trồng cọ dầu, cụ thể là Chính phủ đầu tư cho ngành nông nghiệp nghiên cứu giống cọ dầu tốt nhất, và nghiên cứu phương
pháp canh tác thích hợp nhất cho các vùng đất cọ dầu khác nhau của Malaysia. Những kỹ thuật này được đưa cho ngành
khuyến nông để sẵn sàng hướng dẫn cho cho nông dân. Đồng thời chính phủ công bố chính sách miễn thuế 10 năm đầu
cho những ai đầu tư trồng cọ dầu trên đất mới khai phá, và miễn thuế 5 năm đầu cho những trang trại cao su già cỗi
chuyển sang trồng cọ dầu. Đối với những người dân khai khẩn đất mới để trồng cọ dầu Nhà nước cho vay ưu đãi để họ
hăng hái bỏ công sức lập trang trại cọ dầu. Đồng thời Nhà nước tự lập dự án vay vốn Ngân hàng Thế giới để xây dựng
những nông trường cọ dầu (dân Malaysia quen gọi là nông trường FELDA). Vốn NHTG được dùng vào việc kiến thiết mặt
bằng , phân lô đất, xây nhà ở cho nông trường viên, xây đường xá giao thông trong nông trường , xây chợ, trạm xá, nhà
trẻ, trường học, bưu điện, và nhà máy sơ chế dầu cọ. Người dân được chọn vào FELDA ký nhận nợ để lãnh một cái nhà
ở, một lô đất, giống cây và phân bón. Nợ này phải trả trong vòng 20 nămtheo quy định của NHTG bắt đầu khi cây cọ có
trái và chủ hợp đồng bắt đầu giao cọ dầu cho nhà máy sơ chế. Kế đến là lập ra Viện nghiên cứu chế biến các loại thực
phẩm từ dầu cọ, và khuyến khích xây dựng các nhà máy tinh chế dầu cọ xuất khẩu. Chính phủ đồng thời cũng lập thêm


Cục xúc tiến tiêu thụ dầu cọ đi khắp nơi trên thế giới để giới thiệu các mặt hàng từ dầu cọ. Tôi có nhiều dịp đi Malaysia
sau đó và đã viếng nhiều vùng trồng dầu cọ trong các FELDA và trang trại của dân, và được biết rằng dân hợp đồng trong
FELDA thường đã trả hết nợ sau 15 năm và họ làm chủ căn nhà và lô đất đã hợp đồng. Và dĩ nhiên ngày nay Malaysia
thật sự là bá chủ thế giới về xuất khẩu dầu cọ. Cách làm của Thủ tướng Tunku có thể ví như một nhạc trưởng điều khiển
cả dàn nhạc tạo ra một bản nhạc tuyệt vời; và nói theo kiểu chiến tranh, chúng ta cũng có thể ví ông Tunku là một vị chỉ
huy biết điều khiển cả ba mũi giáp công để chiến thắng . Ở nước ta, trong chiến tranh chống giặc ngoại xâm, ta cũng áp
dụng nhiều mũi giáp công để chiến thắng; nhưng trong hoà bình để diệt giặc nghèo thì chúng ta mạnh ai nấy đánh, mạnh
nghành nào nấy chiếm lĩnh kinh phí mà tự đánh, ít có phối hợp liên ngành, khó thấy bóng dáng của một vị nhạc trưởng có
uy quyền điều khiển cả dàn nhạc xoá đói giảm nghèo.

×