Tải bản đầy đủ (.doc) (1 trang)

Mô hình giá trị RFM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (51.03 KB, 1 trang )

Mô hình giá trị RFM
Những khách hàng nào sẽ có nhiều khả năng mua hàng hóa/dịch vụ của bạn lần tiếp theo
và họ sẽ mua bao nhiêu? Nếu có được lời đáp cho câu hỏi này, bạn sẽ cần phải dành sự
quan tâm thỏa đáng đối với những đối tượng khách hàng hàng đầu đó.
Trên thực tế, mô hình RFM có thể giúp bạn giải đáp được câu hỏi nêu trên. Về cơ bản,
RFM là phương pháp dự báo, giúp bạn xác định đâu là những khách hàng có nhiều khả
năng mua hàng hóa/dịch vụ nhất và có thể mua nhiều hơn. Vậy, mô hình RFM là gì? RFM
là viết tắt của 3 từ tiếng Anh là Recency, Frequency và Monetary (tính chất mới xảy ra, tần
suất và tiền).
Tính chất mới xảy ra
Tính chung, khách hàng càng mới mua sản phẩm/dịch vụ của bạn thì càng có khả năng
mua tiếp hàng của bạn, vì việc mua bán mới diễn ra nên khách hàng ít có khả năng tiếp xúc
với các đối thủ cạnh tranh, trong khi nhu cầu của họ vẫn còn.
Tần suất
Những khách hàng thường xuyên mua hàng hóa/dịch vụ của bạn sẽ là những đối tượng có
nhiều khả năng nhất trong việc tiếp tục đến với bạn. Việc họ đến với bạn lần thứ hai cho
thấy, có thể họ thỏa mãn với hàng hóa/dịch vụ của bạn.
Tiền
Thông thường, một người đã chi tiêu nhiều tiền hơn, thì người đó cũng sẽ chi nhiều hơn
trong những lần mua hàng hóa/dịch vụ tiếp theo.
Xác định người sẽ chi nhiều tiền hơn
Để làm việc này, bạn cần lập bảng xếp hạng về chi tiêu của những khách hàng có giao dịch
với bạn trong thời gian gần đây. Xếp hạng những khách hàng này theo mức độ thường
xuyên mua hàng hóa/dịch vụ. Tiếp theo, xếp hạng họ theo mức độ chi tiêu. Mô hình RFM
cho biết, những khách hàng được xếp hạng cao nhất là những người bạn cần “chăm sóc”
chu đáo hơn. Tuy nhiên, đối với những khách hàng nằm cuối danh sách, bạn cũng không
nên bỏ qua.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×