Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Tài liệu Thí nghiệm vui- Hóa Học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (92.44 KB, 5 trang )

GV: Trần Ngọc Tâm Tổ: Hoá
Một số thí nghiệm hoá học vui (St)
1. Đoá hoa báo mưa, nắng
Làm một "đóa hoa báo mưa, nắng" như hướng dẫn dưới đây, bạn có thể dùng để trắc nghiệm sự thay
đổi của thời tiết.
Dùng loại giấy nhún màu đỏ để làm một đoá hoa hồng, rồi phết nước muối đặc lên những cánh hoa
(hoà muối ăn với nước, khuấy đều, cho thêm muối ăn cho tới khi muối ăn không tan được nữa là được
nước muối đặc, dung dịch muối bão hoà), rồi cắm đoá hoa đó vào chậu hoa.
Nếu sắc màu của hoa bị nhạt đi thì thời tiết nhất định sẽ nắng, còn màu sắc hao trở nên thẫm hơn thì
thời tiết sẽ râm hoặc mưa.
Đó là vì đoá hoa giấy thấm nước muối đặc thì dễ dàng hấp thu nước. Ngày râm khí áp thấp, độ ẩm
không khí lớn, hoa giấy tiếp xúc với không khí có độ ẩm lớn thì có thể hấp thu nước trong không khí, nên
hao giấy trở nên thẫm màu hơn lên một chút. Ngược lại, vào ngày nắng khí áp cao, độ ẩm không khí nhỏ,
hoa giấy chẳng hấp thu được nước nên đương nhiên vẫn giữ màu vốn có, hoặc thấy nhạt đi một chút.
2. Đốt cháy đường
Đường ăn có thể đốt cháy được không? Chúng ta hãy cùng nhau làm một thí nghiệm để thử xem sao!
Trên một nắp hộp bằng thiếc rải ở chính giữa một ít hạt đường (đường kính, đường cát, ...). Bạn đưa
que diêm đang cháy vào đốt cháy những hạt đường đó thì dù bạn có xoay xở đốt bao nhiêu lần cũng chẳng
đốt cháy được nó. Phải chăng là đường không thể cháy?
Bây giờ bạn hãy rắc một số tàn thuốc lá lên những hạt đường đó rồi thử đốt lại xem sao. Lúc này thì
đường sẽ cháy, phát ra ngọn lửa màu xanh lam cho tời khi cháy hết.
Sau khi cháy xong, tàn thuốc lá đã rắc vào đường vẫn là tàn thuốc lá và không tăng, không giảm về số
lượng, nhưng nó lại thúc đẩy cho đường cháy. Người ta gọi nó là chất xúc tác.
3. Thử độ tươi (mới) của bột mì
Bột mì để lâu, do tác dụng của oxy, nước, vi sinh vật trong không khí, có thể sinh ra hiện tượng bị chua,
hư hỏng. Muốn biết bột mì có còn tươi mới hay không, có thể dùng chất thử hoá học để kiển định đơn
giản, như sau:
1. Lấy một bình thuỷ tinh hình nón, dung tích 150ml. Cho vào bình 40ml nước cất, rồi cho 5 gam bột
mì biết chắc là tươi, mới vào bình, khuấy trộn đều, cho tới khi không còn cục bột nào ở trong nước. Tiếp
đó nhỏ vào 5 giọt dung dịch chất thử phenolphatalêin, lắc đều. Lúc này dung dịch trong bình thủy tinh
hình nón là không màu.


Pha loãng dung dịch natri hydroxyt (NaOH) 0,02%. dùng ống nhỏ giọt pipet (có khắc vạch trên ống) để
hút dung dịch natri hydroxyt 0,02%, nhỏ giọt vào bình hình nón. Vừa nhỏ, vừa lắc đều bình hình nón cho
tới khi dung dịch trong bình chuyển sang màu đỏ nhạt, trong 1 - 2 phút cũng không bị mất màu đó thì
dừng lại, ghi số lượng dung dịch natri hydroxyt đã dùng chuẩn độ.
Trường THPT Mai Anh Tuấn – Nga Sơn – Thanh Hoá
GV: Trần Ngọc Tâm Tổ: Hoá
2. Sau đó lấy 5g bột mì cần thử độ tươi, mới. Cho bột đó vào bình hình nón cùng với 40ml nước cất, 5
giọt phenolphtalêin, khuấy đều, và cũng dùng dung dịch natri hydroxyt 0,02% để chuẩn độ như với bột mì
tươi, mới. Ghi lại số lượng dung dịch natrihydroxyt khi dung dịch bột trở nên có màu đỏ nhạt, không mất
màu trong vòng 1 - 2 phút.
Nếu lượng dùng dung dịch natri hydroxyt khi chuẩn độ bột mì cần thử mà tương tự như lần chuẩn độ
bột mì tươi, mới (lần chuẩn độ trên) thì tin chắc bột mì cần thử là tươi, mới; còn nếu dung dịch NaOH
nhiều hơn 2,5 lần so với lần chuẩn độ bột mì tươi, mới thì bột mì đã tồn trữ quá lâu, không thể dùng ăn
được nữa.
Thành phần chủ yếu của bột mì là tinh bột (C
6
H
10
O
5
)
n
. Tinh bột giữ lâu thì dần dần phân giải thành
glucose; glucose trong điều kiện thích hợp, lại phân giải thành các loại axit hữu cơ. Phenolphtalêin không
có màu trong dung dịch axit có màu đỏ trong dung dịch kiềm. Do hàm lượng axit hữu cơ cao trong bột mì
biến chất nên không thể dùng nó để ăn.
4. Cách phân biệt nhanh gạo nếp và gạo lốc
Lấy mấy hạt gạo nếp và gạo lốc đã nấu chín, lần lượt đặt lên hai tấm thủy tinh khác nhau. Nhìn hình
chắc bên ngoài thì chúng rất khó phân biệt được đâu là hạt gạp nếp và đâu là hạt gạo lốc. Có cách gì để
phân biệt nhanh hai loại hạt đó không? Có. Và xin giới thiệu một cách hay, mời bạn thử xem.

Tìm một lọ cồn Iốt vẫn thường dùng để sát trùng, tiêu độc trong ngành y. Lần lượt nhỏ 1 giọt cồn Iốt
lên hạt gạo lốc và hạt gạo nếp ở trên hai tấm thủy tinh. Sẽ thấy hạt gạo lốc khi tiếp xúc với Iốt thì hiện ra
màu xanh lam, và hạt gạo nếp khi tiếp xúc với Iốt thì hiện ra màu đỏ nâu.
Như vậy, thật đơn giản mà thật nhanh phân biệt hạt gạo nếp và hạt gạo lốc.
Hàm lượng tinh bột của gạo lốc, gạo nếp đều phong phú. Thế thì vì sao khi chúng gặp iốt lại đổi màu
khác nhau?
Giải thích. Những hạt tinh bột trong gạo lốc có mạch phân tử thẳng (khối lượng phân tử khoảng
200.000 đơn vị cacbon), tựa như những que gỗ được xếp thành đống rất thứ tự, liên tiếp nhau; còn tinh bột
trong gạo nếp là tinh bột có mạch phân tử phân nhánh (khối lượng phân tử khoảng 1.000.000 đơn vị
cacbon), giống như những khúc gỗ được chặt xong xếp đồng ngẫu nhiên với nhau.
Ăn thực phẩm làm bằng gạo nếp thì no lâu hơn do tinh bột của gạo nếp có mạch phân tử phân nhánh,
không dễ được cơ thể tiêu hóa. Cho nên không nên ăn quá nhiều thực phẩm bằng gạo nếp một lúc.
5. Cách tìm Vitamin C
Muốn biết trong rau nào có vitamin C hay không có thể kiểm tra nhanh bằng cách sau đây:
C ho vào bình thuỷ tinh một ít tinh bột, rồi một ít nước, khuấy trộn bằnh que nhỏ đều tinh bột và nước,
nhỏ 2 - 3 giọt rượu lốt vào hỗn hợp nước - tinh bột màu trắng sữa thì hỗn hợp đó đổi thành màu tím xanh.
Lấy 2 - 3 tàu rau xanh, tước lá rau chỉ để lại cuống lá, rồi đem ép lấy dịch từ cuống lá, sau đó từ từ nhỏ
vào hỗn hợp tinh bột - iốt màu tím xanh, vừa nhỏ vào, vừa lắc. Khi đó, bạn sẽ phát hiện: Dung dịch màu
xanh tím lại biến màu, trở thành màu trắng sữa.
Do tinh bột gặp Iốt thì biến thành màu tím xanh - đó là đặc tính của tinh bột. Nhưng, vitamin C làm cho
iốt bột biến thành dung dịch không màu.
Trường THPT Mai Anh Tuấn – Nga Sơn – Thanh Hoá
GV: Trần Ngọc Tâm Tổ: Hoá
Khi nhỏ dịch rau vào hỗn hợp tinh bột có chứa Iốt thì do có tác dụng của vitamin C trong dịch rau mà
Iốt biến thành chất lỏng không màu. Cho nên hỗn hợp vốn có màu xanh biến thành hỗn hợp tinh bột màu
trắng sữa.
6. Thổi khí làm đổi màu
Lấy một ít vôi cho vào trong cốc thuỷ tinh, thêm nước lạnh, khuấy trộn, để lắng rồi gạn lấy phần dung
dịch trong, không màu vào một chiếc cốc. Bạn cắm một đầu ống hút vào cốc, một đầu ống hút thì ngậm
trong miệng mà thổi hơi vào cốc đựng nước vôi. Chỉ một lát, bạn sẽ thấy nước vôi đang trong, không màu

trở nên đục, vẩn.
Nhưng tiếp tục thổi, bạn sẽ thấy dung dịch trong cốc biến trở lại thành trong suốt.
Nước vôi chứa trong cốc khi gặp phải khí cacbonic có trong hơi bạn thở ra sẽ phản ứng tạo ra canxi
cacbonat. Canxi cacbonat là những hạt rất nhỏ, không dễ lắng, kết tủa nên lơ lửng trong nước, cho nên bạn
thấy nước trở nên vẩn đục màu trắng sữa. Khi tiếp tục thổi khí cacbonic vào trong cốc thì do canxi
cacbonic phản ứng với nó tạo ra canxihydro cacbonat là chất tan trong nước nên chất lỏng trong cốc lại
biến thành trong suốt.
7. Nước trong biến thành nước đục
Chọn 2 chiếc cốc thuỷ tinh, một chiếc đựng nước (nước máy, hoặc nước sông), một chiếc đựng nước
đun sôi để nguội. Sau đó cho thêm vào mỗi cốc 5 giọt nước xà phòng đã lọc qua bông y tế khuấy trộn đều.
Một lát sau bạn sẽ thấy nước trong cốc đựng nước lạnh rất đục, có nhiều kết tủa trắng, còn ở cốc đựng
nước đun sôi để nguội thì rất ít kết tủa, nước cùng không đục nhiều.
Nước lạnh có chứa nhiều chất khoáng và các tạp chất khác, như canxi, magiê... Chúng cũng như muối
ăn (NaCl) hoà tan trong nước vậy. Sau khi cho xà phòng vào trong nước thì số những chất muối khoáng
đó sẽ "vướng víu" lại cùng với nhau, biến thành kết tủa trắng, không tan trong nước. Những chất khoáng
và tạp chất càng nhiều, kết tủa càng nhiều.
Nếu đem đun sôi nước, trong quá trình đun sôi, một bộ phận chất khoáng và tạp chất đã "chạy" ra khỏi
nước, biến thành cặn nước bám vào thành bình nấu nước. Do thế, tạp chất trong nước đun sôi để nguội ít
hơn so với nước chưa đun sôi, và sau khi cho thêm vào xà phòng, chất kết tủa cũng sẽ ít hơn.
8. Chất khí trong nước uống có gaz
Những ngày nóng nực, mọi người thích uống nước uống có gaz. Bạn có thấy trong nước uống có gaz có
nhiều bọt không? Đó là khí gì vậy? Nó có ích gì với chúng ta? Hãy làm thí nghiệm sau để tìm các câu giải
đáp.
Tìm một miếng bọt xốp gọt thành một chiếc nút chai, đục một lỗ ở góc nút để lồng khít vào một ống
cao su.
Ở trong một lọ rộng miệng, đặt vào một cây nến đang cháy.
Mở nắp chai nước uống có gaz, dùng chiếc nút chai đã chuẩn bị để nút miệng chai nước uống có gaz,
để một đầu ống cao su thò vào trong lọ rộng miệng, rồi nhè nhẹ xóc chai nước uống có gaz thì chất khí
Trường THPT Mai Anh Tuấn – Nga Sơn – Thanh Hoá
GV: Trần Ngọc Tâm Tổ: Hoá

bốc lên trong chai nước uống có gaz sẽ theo ống cao su sang lọ rộng miệng, chỉ lát sau đã làm tắt ngọn
nến đang cháy.
Nếu thử chuyển đầu ống cao su cắm vào trong nước vôi, nước vôi trong sẽ trở nên đục ngầu.
Chúng ta có thể phán đoán chất khí trong nước uống có gaz chính là khí cacboníc. Khi uống nước có
gaz thì sẽ không ngừng ợ ra thứ khí đó, từ đó mà thải ra theo một phần nhiệt lượng trong cơ thể làm cho
người có cảm giác mát mẻ, dễ chịu.
9. Nổi, chìm những viên long não
Trong một cốc đựng giấm thả vào mấy viên long não thì thấy các viên long não đều chìm xuống đáy
cốc. Khi đó, thêm vào cốc một lượng nhỏ sôđa (Na
2
CO
3
) sẽ thấy các viên long não nổi dần lên, nhưng sau
khi nổi lên tới mặt nước trong cốc nó lại chìm xuống đáy cốc, cứ như vậy lặp đi lặp lại, trông rất thú vị.
Vì sao viên long não lại nổi lên, chìm xuống trong cốc nước như vậy.
Giải thích: Sôđa gặp giấm thì pháp sinh phản ứng hoá học tạo ra bọt khí cacboníc (CO
2
). Bọt khí
cacbonic bám vào bề mặt viên long não, tựa như những "cái phao" buộc vào viên long não, làm cho viên
long não được nâng lên. Khi chất khí trong bọt khí khuếch tán vào không khí thì viên long não mất "phao"
đỡ nên lại chìm xuống. Quá trình cứ lặp lại như vậy.
10. Nhũ tương: dầu và nước
Cho nước sạch vào tới nửa bình của một bình thuỷ tinh trong suốt, thêm vào một ít dầu ăn. Khi đó dầu
nổi trên mặt nước, mặt phân cách giữa dầu và nước rất rõ ràng. Dùng tay lắc bình thuỷ tinh, để cưỡng bức
dầu và nước tạo thành một pha; khi để yên một lúc thì dầu và nước lại phân thành hai lớp trên dưới rõ
ràng.
Khi đó lại cho thêm vào trong bình một ít chất tẩy rửa (hoặc bột giặt quần áo), sau đó lắc bình thật kỹ
rồi quan sát sẽ thấy dầu và nước không còn phân tầng thành hai lớp nữa mà hoà làm một với nhau.
Giải thích: Bởi chất tẩy rửa có một thuộc tính đặc biệt là có thể bao vây từng giọt dầu, đem phân tán
đều trong nước; tác dụng như thế được gọi là "tác dụng nhũ hoá". Hỗn hợp nước và dầu được hình thành

nhờ tác dụng nhũ hoá được gọi là "nhũ tương". Sữa, dầu gan cá thu màu trắng sữa mà mọi người vẫn uống
đều ở dạng nhũ tương.
Bột giặt có thể khử đi vết dầu trên quần áo chất tẩy rửa có thể tẩy sạch ố dầu là do chúng có thể tách
phân tử dầu trên quần áo để đưa vào trong nước.
11.Vì sao không thể dùng nước nóng để tẩy, giặt vết máu?
Vết máu dính trên quần áo cần phải lập tức giặt sạch, nếu không thì một thời gian sau, vết máu sẽ rất
khó khử đi hết. Không được dùng nước nóng để giặt tẩy vết máu mà chỉ có thể dùng nước lạnh. Về điều
này có thể dùng thực nghiệm để giải thích.
Lấy hai miếng vải trắng, lần lượt nhỏ lên từng tấm vài giọt máu gà vừa cắt tiết. Đem một miếng vải
ngâm trong nước nóng, và đêm miếng vải kia ngâm vào nước lạnh. Sau khoảng 15 phút, vớt hai miếng vải
Trường THPT Mai Anh Tuấn – Nga Sơn – Thanh Hoá
GV: Trần Ngọc Tâm Tổ: Hoá
đó ra, sẽ thấy vết máu trên miếng vải ngâm trong nước nóng có màu đỏ đen, còn trên miếng vải ngâm
trong nước lạnh thì vết máu vẫn đỏ tười và nhạt đi.
Lấy xà phòng xát và giặt hai miếng vải thì thấy: Vết máu trên miếng vải đã từng ngâm trong nước lạnh
thì giặt sạch hết, còn ở miếng vải đã từng ngâm trong nước nóng thì không còn cách nào giặt sạch được!
Protein trong dịch máu khi gặp nhiệt độ cao thì phát sinh chuyển biến hoá học. Vết máu khi chưa phát
sinh những biến đổi hoá học thì có thể tan trong nước, còn sau khi đã có những biến đổi do tác dụng của
nhiệt thì trở nên không tan trong nước. Có thể quan sát thực tế điều trên ở máu gà: Sau khi đun nóng thì
máu gà trở thành "miếng tiết" không thể tan được nữa, và do vậy vết máu không đễ giặt tẩy sạch.
Cũng với lý do trên, vết máu khi để ra ngoài không khí một thời gian dài thì cũng phát sinh những biến
đổi hoá học. Đó là nguyên nhân dẫn đến việc không dễ giặt tẩy vết máu đã cũ.
12. Dung dịch hành viết... thư mật
Lấy hai nhánh hành, cắt bỏ lá chỉ giữ lại nõn hành, dùng tay bóp cho chảy ra dịch của hành sau đó dùng
bút lông chấm vào dịch của hành để viết lên một trang giấy trắng. Để vài phút cho dịch hành khô, và khi
đó không còn thấy nét chữ trên tờ giấy trắng nữa. Nhưng khi đem hơ tờ giấy trắng đó trên ngọn lửa của
cây nến thì những nét chữ màu nâu sẽ lập tức hiện ra.
Dịch của hành có thể làm cho giấy phát sinh biến đổi hoá học, hình thành một chất tương tự như màng
trong suốt vậy. Điểm cháy của chất đó thấp hơn sơ với điểm cháy của giấy, nên khi hơ trên lửa, nó sẽ bị
cháy, dẫn tới hiện ta nét chữ màu nâu.

Giấm trắng, nước chanh (nước vắt từ múi quả chanh...) đều có đặc tính này, nghĩa là cũng có thể dùng
để viết... "thư mật"!
Trường THPT Mai Anh Tuấn – Nga Sơn – Thanh Hoá

×