Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính phục vụ công tác quản lý nhà nước về đất đai tại xã chiến thắng huyện chi lăng tỉnh lạng sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.99 MB, 117 trang )

i
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

TẠ QUỐC VINH

XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐỊA CHÍNH
PHỤC VỤ CƠNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ ĐẤT ĐAI TẠI XÃ CHIẾN THẮNG,
HUYỆN CHI LĂNG, TỈNH LẠNG SƠN
Chuyên ngành: Quản lý đất đai
Mã số: 60.85.01.03

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
Người hướng dẫn khoa học: TS. LÊ VĂN THƠ

Thái Nguyên - 2016


i
LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu riêng của tôi. Các số
liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai
cơng bố trong bất kì cơng trình nào khác. Tơi xin cam đoan rằng các thơng tin
trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc./.

Tác giả luận văn

Tạ Quốc Vinh



ii
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự
giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi nhất, những ý kiến đóng góp và những lời chỉ
bảo quý báu của tập thể và cá nhân trong và ngồi trường đại học Nơng - Lâm
Thái Nguyên.
Đầu tiên tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc TS. Lê Văn Thơ, là người
trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian nghiên cứu, thực hiện
đề tài và hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo Khoa Quản lý tài
ngun, Phịng Đào tạo đã giảng dạy, đóng góp ý kiến, tạo điều kiện cho tơi
học tập và hồn thành luận văn của mình.
Tơi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của Trung tâm Cơng
nghệ thơng tin tài nguyên và môi trường, thuộc Sở Tài nguyên và môi trường
tỉnh Lạng Sơn; Ủy ban nhân dân xã Chiến Thắng và các cơ quan, đơn vị khác
có liên quan đã tạo điều kiện cho tôi thu thập số liệu, những thông tin cần
thiết để thực hiện luận văn này.

Tác giả luận văn

Tạ Quốc Vinh


iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................... ii
MỤC LỤC ................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT ................................................ viii
DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................... ix

DANH MỤC CÁC HÌNH .............................................................................ix
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài ...................................................................... 3
1.2.1. Mục tiêu tổng quát ................................................................................ 3
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ..................................................................................... 3
1.3. Ý nghĩa của đề tài .................................................................................... 3
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU................................ 4
1.1. Tổng quan cơ sở lý luận của đề tài........................................................... 4
1.1.1. Một số quy định về hồ sơ địa chính ...................................................... 4
1.1.1.1. Khái niệm hồ sơ địa chính. .................................................................. 4
1.1.1.2. Thành phần hồ sơ địa chính ................................................................. 4
1.1.1.3. Nguyên tắc lập, cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính ............................. 4
1.1.1.4. Giá trị pháp lý của hồ sơ địa chính ...................................................... 5
1.1.1.5. Nội dung hồ sơ địa chính ..................................................................... 6
1.1.1.6. Khái quát quy định về lập hồ sơ địa chính........................................... 8
1.1.2. Tổng quan về cơ sở dữ liệu địa chính ................................................. 11


iv
1.1.2.1. Khái niệm cơ sở dữ liệu địa chính ..................................................... 11
1.1.2.2. Nội dung, cấu trúc của dữ liệu địa chính ........................................... 11
1.1.2.3. Nguyên tắc xây dựng, cập nhật, quản lý và khai thác sử dụng cơ sở dữ
liệu địa chính .................................................................................................. 14
1.1.2.4. Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính: ..................................................... 14
1.1.2.5. Khai thác sử dụng cơ sở dữ liệu địa chính ........................................ 15
1.2. Tổng quan một số nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực của đề tài ............ 15
1.2.1. Tổng quan về cơ sở dữ liệu bản đồ số ................................................ 15
12.1.1. Khái niệm cơ sở dữ liệu, cơ sở dữ liệu bản đồ số: .............................. 15
1.2.1.2. Khái niệm cấu trúc dữ liệu bản đồ số................................................. 17

1.2.2. Tổng quan một số kinh nghiệm quốc tế về hệ thống thông tin đất đai và
cơ sở dữ liệu đất đai .................................................................................... 17
1.2.2.1. Kinh nghiệm của Thụy Điển .............................................................. 17
1.2.2.2. Kinh nghiệm của Australia ................................................................ 18
1.2.3. Tổng quan về việc xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính ở Việt Nam ....... 22
1.2.3.1. Tổng quan về ứng dụng và phát triển công nghệ ............................... 22
1.2.3.2. Tổng quan kinh nghiệm thực tiễn về đầu tư và kết quả đạt được trong
xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính ở nước ta trong thời gian qua .................... 24
1.2.3.3. Tổng quan định hướng về CSDL đất đai đa mục tiêu ...................... 27
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ........................................................................................... 30
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.......................................................... 30
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................... 30
2.1.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu....................................................... 30


v
2.2. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 30
2.3. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 31
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ....................... 35
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và công tác quản lý nhà nước về đất
đai tại xã Chiến Thắng.................................................................................. 35
3.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa phương ............................ 35
3.1.1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên: ........................................................ 35
3.1.1.2. Một số vấn đề cơ bản về điều kiện kinh tế, văn hoá - xã hội............. 36
3.1.2. Hiện trạng sử dụng đất xã Chiến Thắng năm 2015 ............................. 38
3.1.3. Tình hình và kết quả thực hiện công tác đăng ký, cấp Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất trên địa bàn xã Chiến Thắng ........................................... 40
3.2. Thực trạng tài liệu, dữ liệu hồ sơ địa chính xã Chiến Thắng .................. 42
3.2.1. Tình hình tài liệu hồ sơ địa chính........................................................ 42

3.2.2. Đánh giá chung về tình hình hồ sơ địa chính phục vụ xây dựng cơ sở dữ
liệu địa chính xã Chiến Thắng ...................................................................... 45
3.3. Kết quả xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính xã Chiến Thắng .................... 45
3.3.1. Kết quả thực hiện công tác chuẩn bị, thu thập tài liệu ......................... 45
3.3.2. Kết quả xây dựng, chuẩn hoá dữ liệu đầu vào phục vụ xây dựng cơ sở
dữ liệu địa chính xã Chiến Thắng ................................................................. 47
3.3.2.1. Chuẩn hoá bản đồ địa chính phục vụ xây dựng dữ liệu khơng gian địa
chính ................................................................................................................ 47
3.3.2.2. Xây dựng, chuẩn hố thơng tin thuộc tính phục vụ xây dựng dữ liệu
thuộc tính địa chính ......................................................................................... 49
3.3.3. Kết quả xây dựng dữ liệu không gian địa chính xã Chiến Thắng ........ 50


vi
3.3.3.1. Chuyển nhập các đối tượng khơng gian địa chính trong bản đồ địa
chính vào cơ sở dữ liệu theo đơn vị hành chính xã......................................... 51
3.3.3.2. Kiểm tra, sửa lỗi tương quan dữ liệu khơng gian địa chính xã Chiến
Thắng .............................................................................................................. 58
3.3.4. Kết quả xây dựng dữ liệu thuộc tính địa chính xã Chiến Thắng .......... 59
3.3.5. Kết quả Quét (chụp) giấy tờ pháp lý để xây dựng bộ hồ sơ cấp giấy
chứng nhận dạng số và liên kết với cơ sở dữ liệu địa chính .......................... 61
3.3.6. Kết quả rà sốt, hồn thiện cơ sở dữ liệu địa chính xã Chiến Thắng ... 64
3.3.6.1. Rà sốt, hồn thiện dữ liệu khơng gian địa chính .............................. 64
3.3.6.2. Rà sốt, hồn thiện dữ liệu thuộc tính địa chính ................................ 65
3.4. Kết quả thử nghiệm vận hành, khai thác sử dụng cơ sở dữ liệu địa chính
xã Chiến Thắng phục vụ cơng tác quản lý Nhà nước về đất đai .................... 69
3.4.1. Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản
khác gắn liền với đất .................................................................................... 69
3.4.2. Chỉnh lý biến động trong cơ sở dữ liệu địa chính ................................ 73
3.4.2.1. Chỉnh lý biến động khơng thay đổi hình thể thửa đất ........................ 73

3.4.2.1. Chỉnh lý biến động tách thửa / hợp thửa đất ...................................... 77
3.4.3. Khai thác, cung cấp thơng tin địa chính từ cơ sở dữ liệu địa chính ..... 80
3.4.3.1. Tìm kiếm, tra cứu thơng tin thuộc tính của thửa đất trong cơ sở dữ
liệu địa chính xã Chiến Thắng ........................................................................ 80
3.4.3.2. Khai thác, cung cấp thơng tin bằng Trích lục thửa đất trong cơ sở dữ
liệu địa chính xã Chiến Thắng: ....................................................................... 80
3.4.4. Trích sao hồ sơ địa chính và các bảng, biểu thống kê đất đai từ cơ sở dữ
liệu địa chính xã Chiến Thắng ...................................................................... 81
3.4.4.1. Trích sao hệ thống sổ bộ hồ sơ địa chính từ CSDL địa chính ........... 81


vii
3.4.4.2. Trích sao bảng, biểu thống kê đất đai từ CSDL địa chính ................. 81
3.5. Đánh giá kết quả nghiên cứu và đề xuất giải pháp góp phần hồn thiện
cơng tác xây dựng CSDL địa chính trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn .................... 81
3.5.1. Đánh giá kết quả nghiên cứu .............................................................. 81
3.5.1.1. Kết quả đạt được: ............................................................................... 81
3.5.1.2. Ý nghĩa, hiệu quả đạt được từ việc xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính
xã Chiến Thắng ............................................................................................... 82
3.5.1.3. Những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân: ............................................ 84
3.5.2. Đề xuất giải pháp ................................................................................ 84
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................................ 86
1. Kết luận .................................................................................................... 86
2. Đề nghị ..................................................................................................... 87
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 88
PHỤ LỤC.................................................................................................... 90


viii
DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT


CSDL: Cơ sở dữ liệu
HSĐC: Hồ sơ địa chính
GCN: Giấy chứng nhận
QSD: Quyền sử dụng
QSH: Quyền sở hữu
CNTT: Công nghệ thông tin
HTTT: Hệ thống thơng tin
UBND: Ủy ban nhân dân
VPĐK: Văn phịng Đăng ký
QH: Quy hoạch
BĐS: Bất động sản


ix
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Thống kê hiện trạng sử dụng đất xã Chiến Thắng năm 2015 ........ 38
Bảng 3.2: Kết quả cấp GCN quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản
khác gắn liền với đất tại xã Chiến Thắng (đến 30/6/2015) ............................ 41
Bảng 3.3: Thực trạng tài liệu hồ sơ địa chính xã Chiến Thắng...................... 44


x
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1: Các nhóm dữ liệu cấu thành CSDL địa chính ............................... 13
Hình 1.2: Sơ đồ liên kết giữa các nhóm dữ liệu địa chính thành phần........... 13
Hình 1.3: Mơ hình quản lý WALIS ở Australia ............................................ 19
Hình 1.4: Mơ tả phân tích nhu cầu của các đối tượng liên quan đến việc sử
dụng và xây dựng cơ sở dữ liệu .................................................................... 27
Hình 1.5: Định hướng mơ hình kiến trúc tổng thể CSDL đất đai đa mục tiêu ở

Việt Nam ...................................................................................................... 28
Hình 1.6: Định hướng khai thác thông tin trong CSDL đất đai đa mục tiêu .. 29
Hình 3.1: Quy trình xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính xã Chiến Thắng ........ 46
Hình 3.2: Rà sốt, chuẩn hố các đối tượng khơng gian địa chính trong nội
dung bản đồ địa chính xã Chiến Thắng......................................................... 48
Hình 3.3: Rà sốt, chuẩn hóa thơng tin thuộc tính topology và kiểm tra liên
kết giữa thửa đất trên bản đồ với thơng tin thuộc tính topology của thửa đất;
Export thơng topology ra file dữ liệu *.txt theo từng tờ bản đồ địa chính ..... 48
Hình 3.5: Thiết lập, kết nối tài khoản dữ liệu thuộc tính địa chính................ 52
Hình 3.6: Thiết lập, kết nối tài khoản dữ liệu không gian địa chính .............. 53
Hình 3.7: Chọn dữ liệu bản đồ địa chính để chuyển nhập vào CSDL ........... 54
Hình 3.8: Thiết lập tham số chuyển nhập thông tin Topology của thửa đất vào
CSDL hệ thống............................................................................................. 55
Hình 3.9: Thiết lập tham số chuyển nhập các đối tượng dữ liệu khơng gian địa
chính vào CSDL hệ thống ............................................................................ 55
Hình 3.10: Chuyển nhập dữ liệu khơng gian địa chính vào CSDL ................ 56


xi
Hình 3.11: Hiển thị kết quả dữ liệu khơng gian địa chính xã Chiến Thắng
trong cơ sở dữ liệu địa chính ........................................................................ 57
Hình 3.12: Tìm, thống kê các lỗi đồ họa của dữ liệu khơng gian .................. 58
Hình 3.13: Quy trình tổng qt chuyển nhập dữ liệu thuộc tính địa chính vào
cơ sở dữ liệu ................................................................................................. 59
Hình 3.14: Thiết lập thơng số chuyển nhập dữ liệu thuộc tính địa chính từ
bảng dữ liệu Excel vào CSDL hệ thống ........................................................ 60
Hình 3.15: Thực hiện chuyển nhập thành công dữ liệu thuộc tính địa chính xã
Chiến Thắng vào CSDL ............................................................................... 61
Hình 3.16: Tệp tin *.PDF lưu trữ dữ liệu quét (chụp) giấy tờ pháp lý ........... 62
Hình 3.17: Thiết lập liên kết bộ hồ sơ cấp Giấy chứng nhận dạng số vào cơ

sở dữ liệu địa chính xã Chiến Thắng ............................................................ 63
Hình 3.18: Thực hiện liên kết thành công hồ sơ cấp giấy chứng nhận dạng số
vào CSDL xã Chiến Thắng........................................................................... 63
Hình 3.19: Thống kê các thửa đất có dữ liệu thuộc tính, nhưng khơng có dữ
liệu bản đồ trong CSDL xã Chiến Thắng ...................................................... 64
Hình 3.20: Thống kê các thửa đất khơng có dữ liệu thuộc tính, có dữ liệu bản
đồ trong CSDL xã Chiến Thắng ................................................................... 66
Hình 3.21: Hiển thị và cập nhật thơng tin thuộc tính của thửa đất trực tiếp trên
công cụ hiển thị dữ liệu không gian địa chính xã Chiến Thắng ..................... 67
Hình 3.22: Kết xuất dữ liệu thuộc tính địa chính trong CSDL xã Chiến Thắng
ra file Excel .................................................................................................. 68
Hình 3.23: Quy trình thực hiện cấp Giấy chứng nhận từ CSDL.................... 69
Hình 3.24: Tìm chọn thửa đất thực hiện cấp Giấy chứng nhận ..................... 70
Hình 3.25: Xử lý thông tin trước khi in giấy chứng nhận ............................. 71


xii
Hình 3.26: Hiển thị giao diện hỗ trợ in Giấy chứng nhận ............................. 72
Hình 3.27: Thơng báo đã thực hiện thành công việc cấp GCN đối với thửa đất
số 63, tờ bản đồ số 44 trong CSDL địa chính xã Chiến Thắng...................... 73
Hình 3.28: Quy trình thực hiện chỉnh lý biến động đối với trường hợp biến
động không thay đổi hình thể thửa đất .......................................................... 74
Hình 3.29: Thực hiện chọn loại biến động; kiểm tra thông tin đăng ký, cấp
GCN trước biến động (thửa đất số 8, tờ bản đồ số 58 trong CSDL địa chính
xã Chiến Thắng) ........................................................................................... 75
Hình 3.30: Thực hiện nhập thông tin đăng ký cấp GCN sau biến động (thửa
đất số 8, tờ bản đồ số 58 trong CSDL địa chính xã Chiến Thắng) ................ 76
Hình 3.31: Thông báo chỉnh lý biến thành công đối với thửa đất số 8, tờ bản
đồ số 58 trong CSDL địa chính xã Chiến Thắng........................................... 76
Hình 3.32: Quy trình thực hiện chỉnh lý biến động tách thửa/ hợp thửa đất

trong CSDL .................................................................................................. 77
Hình 3.33: Chọn loại biến động, thửa đất tham gia biến động; kiểm tra thông
tin đăng ký, cấp GCN trước và sau biến động; nhập nội dung biến động; chọn
chương trình chỉnh lý biến động đồ họa (Hợp các thửa đất số 26, 27, 28 tờ bản
đồ số 44 trong CSDL địa chính xã Chiến Thắng) ......................................... 78
Hình 3.34: Thực hiện chỉnh lý biến động đồ họa (Hợp các thửa đất số 26, 27,
28 tờ bản đồ số 44 trong CSDL địa chính xã Chiến Thắng) .......................... 79
Hình 3.35: Thông báo thực hiện thành công chỉnh lý biến động hợp thửa đất
trong CSDL địa chính xã Chiến Thắng ......................................................... 80


1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Cơ sở dữ liệu đất đai đa mục tiêu khơng cịn là khái niệm mới mẻ đối
với các nước trong khu vực, trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Đất đai là có
hạn và việc sử dụng hợp lý tài nguyên đất vì sự phát triển bền vững là một địi
hỏi tất yếu của q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; thực tế đó
đặt ra cần có một CSDL đa mục tiêu, phục vụ đa ngành, đa đối tượng sử
dụng. Muốn xây dựng được một CSDL đất đai đa mục tiêu thì việc ứng dụng
CNTT là tất yếu khách quan và đó cũng là một trong các định hướng quan
trọng của ngành Tài nguyên và Môi trường trong giai đoạn hiện nay [4].
Xuyên suốt nhiều văn bản chỉ đạo của Đảng và Nhà nước đã khẳng
định sự quan tâm đúng mức của tồn hệ thống chính trị từ trung ương, tới các
cấp về ứng dụng và phát triển CNTT trong quản lý nhà nước về tài nguyên và
môi trường nói chung, cũng như cơng tác xây dựng CSDL đất đai nói riêng:
Quyết định số 179/2004/QĐ-TTg, ngày 06/10/2004 của Thủ tướng
Chính phủ về phê duyệt Chiến lược ứng dụng và phát triển CNTT tài nguyên
và môi trường đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 đã đưa ra 4 mục
tiêu chủ yếu và 7 nhiệm vụ trọng tâm [10], trong đó việc xây dựng cơ sở dữ

liệu đất đai là một trong các nhiệm vụ cơ bản nhất.
Hội nghị Trung ương 6 (khóa XI) của Đảng đã đưa ra một trong những
quan điểm chỉ đạo đó là: Xây dựng hệ thống quản lý đất đai tiên tiến, ưu tiên
đầu tư xây dựng hệ thống CSDL, hạ tầng thông tin đất đai hiện đại [9]. Theo
đó, Trung ương Đảng đã đề ra 11 định hướng đổi mới; trong đó có nêu: Tăng
cường đầu tư nguồn lực để đo đạc, lập bản đồ, HSĐC, xây dựng CSDL… Ưu
tiên đầu tư xây dựng CSDL, hạ tầng thông tin về đất đai và tài sản gắn liền
với đất theo hướng hiện đại, công khai, minh bạch, phục vụ đa mục tiêu; từng
bước chuyển sang giao dịch điện tử trong lĩnh vực đất đai...


2
Đặc biệt, ngày 29/11/2013, tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIII, Quốc
hội đã biểu quyết thơng qua Luật đất đai năm 2013; Luật có nhiều nội dung
đổi mới quan trọng, trong đó có nội dung: Quy định khung pháp lý về thông
tin đất đai, CSDL đất đai [16]. Luật Đất đai năm 2013 đã khẳng định: CSDL
đất đai là tài sản của Nhà nước [8]. Đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn là
đơn vị cơ bản để thành lập CSDL đất đai; CSDL đất đai bao gồm các cơ sở dữ
liệu thành phần: CSDL địa chính, CSDL quy hoạch sử dụng đất, CSDL giá
đất, CSDL thống kê, kiểm kê đất đai, trong đó CSDL địa chính là thành phần
cơ bản của CSDL đất đai, làm cơ sở để xây dựng và định vị không gian các
CSDL thành phần khác [13].
Lạng sơn là tỉnh miền núi biên giới, thuộc khu vực Đơng bắc của Việt
Nam; có tổng diện tích tự nhiên 832.075,82 ha; với 11 đơn vị hành chính cấp
huyện (gồm 10 huyện, 01 thành phố); 226 xã, phường, thị trấn. Nhiều năm
qua, Lạng Sơn đã và đang được đầu tư thực hiện xây dựng hệ thống HSĐC
tương đối đồng bộ và hiện đại, phục vụ tích cực u cầu cơng tác của ngành
chun mơn, đồng thời góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội,
bảo đảm quốc phòng - an ninh của tỉnh. Đến cuối năm 2014, Lạng Sơn đã
hồn thành cơng tác đo đạc lập bản đồ địa chính chính quy cho 100% đơn vị

hành chính cấp xã trong tồn tỉnh [3].
Nhằm đẩy mạnh sử dụng thành tựu của CNTT để phát triển giá trị gia
tăng của sản phẩm đo đạc bản đồ địa chính; thiết lập hệ thống thơng tin đất
đai bền vững; hiện đại hố và đồng bộ cơng tác quản lý, cập nhật, chỉnh lý
HSĐC. Từ cuối năm 2013, Lạng Sơn đã từng bước quan tâm triển khai thực
hiện xây dựng CSDL địa chính cho nhiều xã, thị trấn và bước đầu đạt được
những kết quả quan trọng. Hiện nay, tỉnh đang thực hiện xây dựng CSDL địa
chính cho 142/226 xã, thị trấn trên địa bàn 10 huyện trong tỉnh [3].
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được; công tác lập và quản lý
HSĐC, xây dựng CSDL địa chính ở Lạng Sơn cịn bộc lộ những hạn chế, bất


3
cập cần tập trung khắc phục kip thời. Việc cập nhật, chỉnh lý biến động
HSĐC chưa được thực hiện đầy đủ, thường xuyên; việc xây dựng CSDL địa
chính thực hiện còn lúng túng, tiến độ chậm, kết quả chưa rõ nét… [3].
Xuất phát từ những vấn đề trên, với mong muốn trên cơ sở lý thuyết và
thực tiễn, góp phần gải quyết những vấn đề đặt ra trong công tác xây dựng
CSDL địa chính; được sự giúp đỡ của TS. Lê Văn Thơ, tôi tiến hành nghiên
cứu đề tài: “Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính phục vụ cơng tác quản lý Nhà
nước về đất đai tại xã Chiến Thắng, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài
1.2.1. Mục tiêu tổng quát
Xây dựng Cơ sở dữ liệu địa chính xã Chiến Thắng, huyện Chi Lăng,
tỉnh Lạng Sơn để phục vụ công tác quản lý nhà nước về đất đai.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá thực trạng hồ sơ địa chính xã Chiến Thắng.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính xã Chiến Thắng, huyện Chi Lăng.
- Thử nghiệm vận hành quản lý, khai thác sử dụng CSDL.
- Đề xuất giải pháp góp phần hồn thiện cơng tác xây dựng CSDL địa

chính trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
Góp phần đẩy mạnh ứng dụng CNTT tiên tiến vào công tác quản lý nhà
nước về đất đai. CSDL địa chính được xây dựng góp phần phát triển giá trị
gia tăng của sản phẩm đo đạc bản đồ địa chính; hiện đại hố và đồng bộ cơng
tác quản lý, cập nhật, chỉnh lý biến động HSĐC thống nhất từ cấp tỉnh đến
cấp xã; bảo đảm cung cấp thông tin, dữ liệu đất đai nhanh gọn, chính xác.


4
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan cơ sở lý luận của đề tài
1.1.1. Một số quy định về hồ sơ địa chính [15]
1.1.1.1. Khái niệm hồ sơ địa chính: Là tập hợp tài liệu thể hiện thơng
tin chi tiết về hiện trạng và tình trạng pháp lý của việc quản lý, sử dụng các
thửa đất, tài sản gắn liền với đất để phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước về đất
đai và nhu cầu thông tin của các tổ chức, cá nhân có liên quan.
1.1.1.2. Thành phần hồ sơ địa chính:
a) Địa phương xây dựng, vận hành CSDL địa chính; hồ sơ địa chính
được lập dưới dạng số và lưu trong cơ sở dữ liệu đất đai, gồm có:
- Bản đồ địa chính; Sổ mục kê đất đai; Sổ địa chính;
- Bản lưu Giấy chứng nhận.
b) Địa phương chưa xây dựng CSDL địa chính; hồ sơ địa chính gồm:
- Bản đồ địa chính, Sổ mục kê đất đai, bản lưu Giấy chứng nhận. Các
tài liệu này lập dưới dạng giấy và dạng số (nếu có);
- Sổ địa chính được lập dưới dạng giấy hoặc dạng số;
- Sổ theo dõi biến động đất đai lập dưới dạng giấy.
1.1.1.3. Nguyên tắc lập, cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính:
a) HSĐC được lập theo từng đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn.

b) Việc lập, cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính phải theo đúng trình tự,
thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật đất đai.
c) Nội dung thông tin trong HSĐC phải bảo đảm thống nhất với
GCN được cấp (nếu có) và phù hợp với hiện trạng quản lý, sử dụng đất.


5
1.1.1.4. Giá trị pháp lý của hồ sơ địa chính:
a) HSĐC làm cơ sở để xác định quyền và nghĩa vụ của người sử dụng
đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất, xác định quyền và nghĩa vụ của người
được Nhà nước giao quản lý đất theo quy định của pháp luật đất đai.
b) Hồ sơ địa chính dạng giấy, dạng số đều có giá trị pháp lý như nhau.
c) Trường hợp có sự khơng thống nhất thơng tin giữa các tài liệu của hồ
sơ địa chính thì phải thực hiện kiểm tra, đối chiếu các tài liệu trong hồ sơ địa
chính và hồ sơ thủ tục đăng ký để xác định thơng tin có giá trị pháp lý làm cơ
sở chỉnh lý thống nhất hồ sơ địa chính.
d) Trường hợp thành lập bản đồ địa chính mới thay thế tài liệu, số liệu
đo đạc đã sử dụng để đăng ký trước đây thì xác định giá trị pháp lý của thông
tin như sau:
- Trường hợp đã cấp đổi Giấy chứng nhận theo bản đồ địa chính mới
thì xác định giá trị pháp lý thông tin theo kết quả cấp đổi Giấy chứng nhận;
- Trường hợp chưa cấp đổi Giấy chứng nhận theo bản đồ địa chính mới
thì xác định như sau:
+) Các thông tin về người sử dụng đất, thông tin về quyền sử dụng đất
được xác định theo Giấy chứng nhận đã cấp; trường hợp Giấy chứng nhận đã
cấp khơng thể hiện thơng tin thì xác định theo sổ địa chính và hồ sơ thủ tục
đăng ký, cấp Giấy chứng nhận;
+) Các thông tin về đường ranh giới (hình thể, kích thước cạnh thửa,
tọa độ đỉnh thửa), diện tích của thửa đất được xác định theo bản đồ địa chính
mới; trường hợp đường ranh giới thực tế của thửa đất trên bản đồ địa chính

mới đã có biến động so với ranh giới thể hiện trên Giấy chứng nhận đã cấp thì
thơng tin pháp lý về đường ranh giới và diện tích sử dụng đất được xác định
theo Giấy chứng nhận đã cấp.


6
1.1.1.5. Nội dung hồ sơ địa chính:
Nội dung hồ sơ địa chính gồm có:
a) Nhóm dữ liệu về thửa đất: Bao gồm:
- Dữ liệu số hiệu thửa đất gồm có: Số tờ bản đồ là số thứ tự của tờ bản
đồ địa chính; Số thửa đất là số thứ tự của thửa đất trên mỗi tờ bản đồ.
- Dữ liệu địa chỉ thửa đất gồm;
- Dữ liệu ranh giới thửa đất được thể hiện trên bản đồ địa chính;
- Dữ liệu diện tích thửa đất: Được xác định và thể hiện trên hồ sơ địa
chính theo đơn vị mét vng (m2), làm tròn đến một chữ số thập phân.
- Dữ liệu về tài liệu đo đạc gồm: Tên tài liệu đo đạc đã sử dụng, ngày
hồn thành đo đạc.
b) Nhóm dữ liệu về đối tượng chiếm đất không tạo thành thửa đất: Bao
gồm các loại dữ liệu:
- Dữ liệu tên gọi đối tượng chiếm đất không tạo thành thửa đất;
- Dữ liệu số hiệu đối tượng chiếm đất nhưng không tạo thành thửa đất
gồm: Số tờ bản đồ có đối tượng chiếm đất không tạo thành thửa đất; Số hiệu
của đối tượng chiếm đất trên từng tờ bản đồ.
- Dữ liệu ranh giới của đối tượng;
- Dữ liệu diện tích được xác định và thể hiện cho từng đối tượng.
c) Nhóm dữ liệu về người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với
đất, người quản lý đất: Bao gồm các loại dữ liệu như sau:
- Dữ liệu mã đối tượng sử dụng đất, sở hữu tài sản gắn liền với đất, đối
tượng được Nhà nước giao quản lý đất được thể hiện trên sổ mục kê đất đai
theo quy định về thống kê, kiểm kê đất đai của Bộ Tài nguyên và Môi trường;



7
- Dữ liệu tên người sử dụng đất, tên chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất,
tên người quản lý đất;
- Dữ liệu giấy tờ pháp nhân (đối với tổ chức) hoặc giấy tờ nhân thân
(đối với cá nhân, người đại diện hộ gia đình);
- Dữ liệu địa chỉ của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với
đất, người quản lý đất;
- Trường hợp người Việt Nam định cư ở nước ngoài được thừa kế hoặc
tặng cho quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất
nhưng không thuộc đối tượng được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất
ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về nhà ở thì phải thể hiện hạn chế
quyền sử dụng đất theo quy định.
d) Nhóm dữ liệu về quyền sử dụng đất, quyền quản lý đất: Bao gồm các
loại dữ liệu:
- Dữ liệu hình thức sử dụng đất riêng, chung;
- Dữ liệu loại đất bao gồm tên gọi loại đất và mã (ký hiệu) của loại;
- Dữ liệu thời hạn sử dụng đất;
- Dữ liệu nguồn gốc sử dụng đất;
- Dữ liệu nghĩa vụ tài chính;
- Dữ liệu về hạn chế quyền sử dụng đất;
- Dữ liệu quyền sử dụng hạn chế đối với thửa đất liền kề;
e) Nhóm dữ liệu về tài sản gắn liền với đất: Bao gồm:
- Loại tài sản; đặc điểm của tài sản;
- Chủ sở hữu;
- Hình thức sở hữu;
- Thời hạn sở hữu;



8
g) Nhóm dữ liệu tình trạng pháp lý về quyền sử dụng đất, quyền quản
lý đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất: Bao gồm:
- Dữ liệu về tình hình đăng ký thể hiện các thơng tin như sau:
+ Thời điểm nhận hồ sơ đăng ký;
+ Thời điểm đăng ký vào sổ địa chính;
+ Số thứ tự của hồ sơ thủ tục đăng ký.
- Dữ liệu giấy tờ pháp lý về nguồn gốc và sự thay đổi quyền sử dụng
đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất;
- Dữ liệu Giấy chứng nhận;
h) Nhóm dữ liệu về sự thay đổi trong quá trình sử dụng đất và sở hữu
tài sản gắn liền với đất: Bao gồm các loại dữ liệu như sau:
- Dữ liệu thời điểm đăng ký biến động;
- Dữ liệu nội dung biến động thể hiện đối với từng trường hợp;
- Dữ liệu mã hồ sơ thủ tục đăng ký.
1.1.1.6. Khái quát quy định về lập hồ sơ địa chính:
a) Lập bản đồ địa chính và sổ mục kê đất đai :
- Bản đồ địa chính là thành phần của hồ sơ địa chính; thể hiện vị trí,
ranh giới, diện tích các thửa đất và các đối tượng chiếm đất không tạo thành
thửa đất; được lập để đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận và các nội dung
khác của quản lý nhà nước về đất đai.
- Sổ mục kê đất đai là sản phẩm của việc điều tra, đo đạc địa chính, để tổng
hợp các thơng tin thuộc tính của thửa đất, các đối tượng chiếm đất không tạo
thành thửa đất gồm: Số hiệu tờ bản đồ, số hiệu thửa đất, diện tích, loại đất, tên
người sử dụng đất, người quản lý đất để phục vụ yêu cầu quản lý đất đai.


9
- Bản đồ địa chính, sổ mục kê đất đai được lập dưới dạng số và được
lưu giữ trong cơ sở dữ liệu địa chính để sử dụng cho quản lý đất đai ở các

cấp; được in ra giấy để sử dụng ở những nơi chưa hoàn thành việc xây dựng
cơ sở dữ liệu địa chính hoặc chưa có điều kiện để khai thác sử dụng bản đồ
địa chính, sổ mục kê đất đai dạng số.
- Việc đo đạc lập, chỉnh lý bản đồ địa chính, sổ mục kê đất đai được
thực hiện theo quy định về bản đồ địa chính của Bộ Tài ngun và Mơi
trường.
- Trường hợp chưa đo đạc lập bản đồ địa chính thì được sử dụng các
loại tài liệu đo đạc khác để thực hiện đăng ký đất đai theo quy định như sau:
+ Nơi có bản đồ giải thửa thì phải kiểm tra, đo đạc chỉnh lý biến động
ranh giới thửa đất, loại đất cho phù hợp hiện trạng sử dụng và quy định về
loại đất, loại đối tượng sử dụng đất để sử dụng;
+ Nơi có bản đồ quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị, quy hoạch xây
dựng điểm dân cư nông thơn thì phải kiểm tra, chỉnh lý cho phù hợp hiện
trạng sử dụng đất và biên tập lại nội dung theo quy định về bản đồ địa chính
để sử dụng;
+ Trường hợp khơng có bản đồ giải thửa hoặc bản đồ quy hoạch xây
dựng chi tiết thì thực hiện trích đo địa chính để sử dụng theo quy định về bản
đồ địa chính của Bộ Tài ngun và Mơi trường.
b) Lập Sổ địa chính:
- Sổ địa chính được lập để ghi nhận kết quả đăng ký, làm cơ sở để xác
định tình trạng pháp lý và giám sát, bảo hộ các quyền và nghĩa vụ của người
sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất, người được Nhà nước giao
quản lý đất theo quy định của pháp luật đất đai.
- Nội dung sổ địa chính bao gồm các dữ liệu sau:


10
+ Dữ liệu về số hiệu, địa chỉ, diện tích của thửa đất hoặc đối tượng
chiếm đất không tạo thành thửa đất;
+ Dữ liệu về người sử dụng đất, người được Nhà nước giao quản lý đất;

+ Dữ liệu về quyền sử dụng đất, quyền quản lý đất;
+ Dữ liệu về tài sản gắn liền với đất (gồm cả dữ liệu về chủ sở hữu tài
sản gắn liền với đất);
+ Dữ liệu tình trạng pháp lý về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản
gắn liền với đất, quyền quản lý đất;
+ Dữ liệu về sự thay đổi trong quá trình sử dụng đất, sở hữu tài sản gắn
liền với đất.
- Sổ địa chính được lập ở dạng số, được Thủ trưởng cơ quan đăng ký
đất đai ký duyệt bằng chữ ký điện tử theo quy định và được lưu giữ trong cơ
sở dữ liệu địa chính.
- Địa phương chưa xây dựng CSDL địa chính và chưa có điều kiện lập
sổ địa chính dạng số thì tiếp tục cập nhật vào sổ địa chính dạng giấy đang sử
dụng theo quy định tại Thông tư số 09/2007/TT-BTNMT ngày 02 tháng 8
năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc lập,
chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính.
c) Bản lưu Giấy chứng nhận:
- Bản lưu GCN dạng số được quét từ bản gốc Giấy chứng nhận trước
khi trao cho người sử dụng đất để lưu trong CSDL địa chính.
- Địa phương chưa xây dựng CSDL địa chính thì lập hệ thống bản lưu
GCN ở dạng giấy. Bản lưu GCN được sao theo hình thức sao y bản chính,
đóng dấu của cơ quan đăng ký đất đai tại trang 1 của bản sao GCN để lưu.
- Khi xây dựng CSDL địa chính mà chưa quét bản gốc GCN thì quét
bản lưu; khi thực hiện đăng ký biến động thì quét bản gốc GCN để thay thế.


11
1.1.2. Tổng quan về cơ sở dữ liệu địa chính
1.1.2.1. Khái niệm cơ sở dữ liệu địa chính [14]:
Cơ sở dữ liệu địa chính: Là tập hợp thơng tin có cấu trúc của dữ liệu
địa chính.

a) Dữ liệu địa chính: Là dữ liệu khơng gian địa chính, dữ liệu thuộc
tính địa chính và các dữ liệu khác có liên quan.
- Dữ liệu khơng gian địa chính: Là dữ liệu về vị trí, hình thể của thửa
đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; dữ liệu về hệ thống thủy văn, hệ
thống thủy lợi; hệ thống đường giao thông; dữ liệu về điểm khống chế; dữ
liệu về biên giới, địa giới; dữ liệu về địa danh và ghi chú khác; dữ liệu về
đường chỉ giới và mốc giới QH sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, QH giao
thông và các loại QH khác, chỉ giới hành lang an tồn bảo vệ cơng trình.
- Dữ liệu thuộc tính địa chính: Là dữ liệu về người quản lý đất, người
sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, tổ chức và cá
nhân có liên quan đến các giao dịch về đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền
với đất; dữ liệu thuộc tính về thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
dữ liệu về tình trạng sử dụng của thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với
đất; dữ liệu về quyền và nghĩa vụ trong sử dụng đất, sở hữu nhà ở và tài sản
khác gắn liền với đất; dữ liệu giao dịch về đất đai, và tài sản gắn liền với đất.
b) Cấu trúc dữ liệu: Là cách tổ chức dữ liệu trong máy tính thể hiện sự
phân cấp, liên kết của các nhóm dữ liệu.
1.1.2.2. Nội dung, cấu trúc của dữ liệu địa chính [7]:
a) Nội dung dữ liệu địa chính: Dữ liệu địa chính gồm các nhóm dữ liệu:
- Nhóm dữ liệu về người: gồm dữ liệu người quản lý đất đai và tài sản
gắn liền với đất, người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất, người
có liên quan đến các giao dịch về đất đai, tài sản gắn liền với đất;


12
- Nhóm dữ liệu về thửa đất: gồm dữ liệu khơng gian và dữ liệu thuộc
tính của thửa đất;
- Nhóm dữ liệu về tài sản gắn liền với đất: gồm dữ liệu khơng gian và
dữ liệu thuộc tính của nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
- Nhóm dữ liệu về quyền: gồm dữ liệu thuộc tính về tình trạng sử dụng

của thửa đất, tài sản gắn liền với đất; hạn chế quyền, nghĩa vụ trong sử dụng
đất, sở hữu tài sản gắn liền với đất; giao dịch về đất, tài sản gắn liền với đất;
- Nhóm dữ liệu về thủy hệ: gồm dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc
tính về hệ thống thủy văn và hệ thống thủy lợi;
- Nhóm dữ liệu về giao thơng: gồm dữ liệu khơng gian và dữ liệu thuộc
tính về hệ thống đường giao thơng;
- Nhóm dữ liệu về biên giới, địa giới: gồm dữ liệu không gian và dữ
liệu thuộc tính về mốc và đường biên giới quốc gia, mốc và đường địa giới
hành chính các cấp;
- Nhóm dữ liệu về địa danh và ghi chú: gồm dữ liệu không gian và dữ
liệu thuộc tính về vị trí, tên của các đối tượng địa danh sơn văn, thuỷ văn, dân
cư, biển đảo và các ghi chú khác;
- Nhóm dữ liệu về điểm khống chế tọa độ và độ cao: gồm dữ liệu
khơng gian và dữ liệu thuộc tính về điểm khống chế tọa độ và độ cao trên
thực địa phục vụ đo vẽ lập bản đồ địa chính;
- Nhóm dữ liệu về quy hoạch: Gồm dữ liệu không gian, dữ liệu thuộc
tính về đường chỉ giới, mốc giới quy hoạch sử dụng đất; quy hoạch xây dựng;
quy hoạch giao thông và các loại quy hoạch khác; chỉ giới hành lang an tồn
bảo vệ cơng trình.
b) Cấu trúc và kiểu thơng tin của dữ liệu địa chính:


×