Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

Ứng dụng phương pháp tập huấn khuyến nông để đánh giá nhu cầu tập huấn và mức độ tham gia của người dân tại xã kim phượng huyện định hóa tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.56 MB, 70 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM
--------------------

HỒNG VĂN TUẤN

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP TẬP HUẤN KHUYẾN NÔNG ĐỂ ĐÁNH
GIÁ NHU CẦU TẬP HUẤN VÀ MỨC ĐỘ THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN
TẠI XÃ KIM PHƯỢNG - HUYỆN ĐỊNH HĨA - TỈNH THÁI NGUN

Hệ đào tạo

: Chính quy

Định hướng đề tài

: Hướng ứng dụng

Chuyên ngành

: Khuyến Nông

Khoa

: Kinh Tế & PTNT

Khoá học

: 2014 – 2018


Thái nguyên - năm 2018


ĐẠI HỌC THÁI NGUN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM
--------------------

HỒNG VĂN TUẤN

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP TẬP HUẤN KHUYẾN NÔNG ĐỂ ĐÁNH
GIÁ NHU CẦU TẬP HUẤN VÀ MỨC ĐỘ THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN
TẠI XÃ KIM PHƯỢNG - HUYỆN ĐỊNH HĨA - TỈNH THÁI NGUN

Hệ đào tạo

: Chính quy

Định hướng đề tài

: Hướng ứng dụng

Lớp

: K46- KN

Chuyên ngành

: Khuyến Nơng


Khoa

: Kinh Tế & PTNT

Khố học

: 2014 – 2018

Giảng viên hướng dẫn : Th.S. Nguyễn Mạnh Thắng

Thái nguyên - năm 2018


i
LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp là một giai đoạn hết sức quan trọng của sinh viên,
đó là thời gian để sinh viên tiếp cận với thực tế nhằm củng cố và vận dụng
những kiến thức mà mình đã học được ở nhà trường. Đây là một giai đoạn
không thể thiếu đối với mỗi sinh viên các trường Đại học nói chung và sinh
viên Trường Đại học Nơng Lâm Thái Nguyên nói riêng.
Sau một thời gian thực tập, đến nay đề tài “Ứng dụng phương pháp
tập huấn khuyến nông để đánh giá nhu cầu tập huấn và mức độ tham gia
của người dân tại xã Kim Phượng - huyện Định Hóa - tỉnh Thái Ngun”
đã được hồn thành. Để có được kết quả này, ngoài sự cố gắng của bản thân,
em còn nhận được nhiều sự hợp tác và giúp đỡ từ các thầy cơ giáo, các ban
ngành, gia đình và bạn bè. Em xin trân trọng gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Th.S
Nguyễn Mạnh Thắng, người đã trực tiếp hướng dẫn và tận tình giúp đỡ và đầy
trách nhiệm để em hồn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Em trân trọng cảm ơn đến ban giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên, các thầy cô giáo trong khoa KT & PTNT đã giúp đỡ và tạo điều

kiện cho em trong quá trình thực tập tốt nghiệp.
Em cũng chân thành cảm ơn các đồng chí lãnh đạo HĐND, UBND xã
Kim Phượng và người trực tiếp hướng dẫn em chị Hồng Hồng Huế cán bộ
phịng nơng nghiệp xã đã tận tình giúp đỡ em và các cán bộ xã trên địa bàn
cùng người dân đã hợp tác và tạo điều kiện cho em trong quá trình tiếp cận
thực tế.
Thái nguyên, ngày tháng năm 2018
Sinh viên thực hiện

Hoàng Văn Tuấn


ii
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1. Diện tích các loại đất trên địa bàn xã Kim Phượng năm 2016 ...... 21
Bảng 3.2. Diện tích, năng suất một số cây trồng chính tại xã Kim Phượng năm
2017 ........................................................................................... 22
Bảng 3.3. Hiện trạng tình hình dân số và lao động năm 2017 ....................... 23
Bảng 3.4. Hiện trạng phân bố dân cư tại các xóm của xã Kim Phượng ......... 25
Bảng 3.5. Số lượng người tham gia vào buổi tập huấn của 3 xóm Bản kết, Bản
mới , Bản lanh ............................................................................ 34
Bảng 3.6. So sánh mức độ tham gia tập huấn giữa các nhóm hộ tại 3 xóm trên
địa bàn xã Kim Phượng. ............................................................. 36
Bảng 3.7. Bảng số lượng nhu cầu mong muốn tập huấn tại 3 xóm trong thời
gian sắp tới ................................................................................. 37
Bảng 3.8. Tổng hợp đánh giá của người dân về lớp tập huấn của SVTT ...... 39
Bảng 3.9. Đánh giá phương pháp tập huấn của SVTT trong buổi tập huấn .. 40
Bảng 3.10. Đánh giá khơng khí trong buổi buổi tập huấn ............................. 40
Bảng 3.11. Đánh giá thái độ tập huấn của SVTT .......................................... 41

Bảng 3.12. Đánh giá mức độ hài lòng về buổi tập huấn ................................ 41
Bảng 3.13. Mức độ khác nhau giữa buổi tập huấn này với những buổi tập
huấn trước đây ............................................................................ 42
Bảng 3.14. So sánh phương pháp tập huấn của SVTT với CBKN ................ 43


iii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Hình 3.1. Biểu đồ so sánh phương pháp tập huấn của SVTT với CBKN ...... 43


iv
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Diễn giải

BVTV

Bảo vệ thực vật

CBKN

Cán bộ khuyến nơng

CBNN

Cán bộ nơng nghiệp

CP


Chính phủ

HĐND

Hội đồng nhân dân

KHKT

Khoa học kỹ thuật

KN

Khuyến nông

KT

Kinh tế



Nghị định



Quyết định

SVTT

Sinh viên thực tập


THCS

Trung học cơ sở

UBND

Uỷ ban nhân dân


v
MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN ................................................................................................. i
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................. ii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ ........................................ iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................ iv
MỤC LỤC ..................................................................................................... v
PHẦN 1: MỞ ĐẦU ....................................................................................... 1
1.1Đặt vấn đề ................................................................................................. 1
1.2. Mục tiêu .................................................................................................. 3
1.2.1. Mục tiêu chung ..................................................................................... 3
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ..................................................................................... 3
1.3 Yêu cầu .................................................................................................... 3
1.3.1 Yêu cầu về chuyên môn nghiệp vụ ........................................................ 3
1.3.2. Yêu cầu về thái độ và ý thức trách nhiệm ............................................. 3
1.3.3. Yêu cầu về kỹ năng sống, kỹ năng làm việc ......................................... 4
1.4. Ý nghĩa của đề tài .................................................................................... 4
1.5. Nội dung thực tập và phương pháp thực hiện .......................................... 4
1.5.1. Nội dung thực tập ................................................................................. 4

1.5.2. Phương pháp thực hiện ......................................................................... 5
1.6. Thời gian, Địa điểm ................................................................................. 5
PHẦN 2: TỔNG QUAN ............................................................................... 6
2.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................... 6
2.1.1. Một số khái niệm liên quan đến nội dung thực tập ................................ 6
2.1.2. Các văn bản pháp lý liên quan đến nội dung thực tập ......................... 14
2.2 Cơ sở thực tiễn ....................................................................................... 14
2.2.1 Kinh nghiệm của các địa phương khác ................................................ 14


vi
2.2.2 Kinh Nghiệm của Nhật Bản về các hoạt động khuyến nông để nâng cao
năng suất chất lượng nông sản ...................................................................... 17
PHẦN 3: KẾT QUẢ THỰC TẬP .............................................................. 20
3.1. Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của xã Kim Phượng ........................... 20
3.1.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, cảnh quan môi trường ..... 20
3.1.2 Thuận lợi và khó khăn trong phát triển kinh tế văn hóa xã hội. ............ 27
3.2. Kết quả tập huấn, đánh giá nhu cầu và sự tham gia của người dân......... 28
3.2.1. Tham gia cùng với cán bộ nông nghiệp và khuyến nông vào các hoạt
động, các buổi tập huấn của xã. .................................................................... 28
3.2.2 Kết quả tập huấn .................................................................................. 29
3.2.3. Kết quả xác định đánh giá sự tham gia và nhu cầu của người dân trong
tập huấn. ....................................................................................................... 33
3.2.4. Bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tế .................................................. 44
3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tập huấn trong khuyến nông ..... 48
3.3.1. Giải pháp cho bản thân ....................................................................... 48
3.3.2. Giải pháp về mức độ tham gia của người dân ..................................... 48
PHẦN 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................... 50
4.1. Kết luận. ................................................................................................ 50
4.2. Kiến nghị. .............................................................................................. 50

TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 51
PHỤ LỤC 1
PHỤ LỤC 2
PHỤ LỤC 3


1
PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Nông nghiệp (NN) là ngành hết sức quan trọng, sản xuất ra những sản
phẩm thiết yếu để nuôi sống con người mà không ngành sản xuất nào có thể
thay thế. Hiện nay ngành nơng nghiệp tạo ra gần 20% GDP cho cả nước với
hơn 50% lao động đang hoạt động trong lĩnh vực này. Phát triển nông nghiệp
là điều kiện cho phát triển nông thôn bởi lẽ nơng nghiệp ln đóng vai trị
quan trọng trong đời sống Quốc gia và trong kinh tế nông thôn. Mới đây, nghị
định số 02/2010/NĐ-CP chính thức có hiệu lực từ ngày 01/03/2010 kinh tế
nước ta có nhiều thay đổi kể từ thực hiện đường lối đổi mới vào năm 1986
biến nước ta từ nước có nơng nghiệp lạc hậu, hàng năm không đủ cung cấp
lương thực thực phẩm cho nhu cầu người dân trở thành nước dẫn đầu xuất
gạo và một số sản phẩm nông nghiệp khác, Việt Nam ngày khẳng định vị thế
trên trường quốc tế về lĩnh vực nơng nghiệp. Để có kết quả như vây do nền
nơng nghiệp nước ta phát triển có đường lối chính sách đắn, ngồi ra cịn phải
kể đến vai trị của cán bộ khuyến nông thực hiện nhiệm vụ truyền tải thông tin
kỹ thuật phù hợp với điều kiện địa phương nguồn lực người nông dân. Không
chỉ thế, cán bộ khuyến nông là cầu nối Nhà nước, Nhà khoa học, Nhà doanh
nghiệp với Nhà nơng. Ngành Khuyến nơng có vai trị quan trọng trong phát
triển nông nghiệp nông dân và nông thôn. Khuyến nông là tổ chức kết nối
giữa nhà nước và nơng dân thơng qua thực hiện các chính sách, khuyến nông
là một yếu tố, một bộ phận hợp thành của tồn bộ hoạt động phát triển nơng

thơn. Vai trị của một cán bộ khuyến nông được mô tả bằng các từ sau đây:
Người đào tạo, người tạo điều kiện, người tổ chức, người lãnh đạo, người
quản lý, người tư vấn, người môi giới, người cung cấp thông tin, người trọng


2
tài, người bạn, người hành động. Cung cấp thông tin kiến thức cho người dân
thông qua việc tập huấn là chủ yếu.
Khuyến nơng là một q trình trao đổi học hỏi kinh nghiệm, truyền bá
kiến thức, đào tạo kỹ năng và trợ giúp những điều kiện cần thiết trong sản
xuất nơng lâm nghiệp cho nơng dân để họ có đủ khả năng để tự giải quyết
được những công việc của mình nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh
thần cho gia đình, cộng đồng. Với vai trị vơ cùng quan trọng trong q
trình đi đến nền nơng nghiệp hiện đại của nước nhà cán bộ khuyến nông
phải không ngừng học hỏi, tìm tịi để tìm ra những phương pháp khuyến
nông phù hợp, đáp ứng sự phát triển của nông nghiệp hiện đại và nhu cầu
học tập của người dân.
Đối với bản thân tôi là một cán bộ khuyến nông tương lai tôi cũng muốn
bản thân được cống hiến công sức, trí tuệ cho nền nơng nghiệp nước nhà. Vì
thế, trình độ kiến thức là điều kiện cần nhưng chưa đủ. Ngồi kiến thức, tơi
cần phải trau dồi kỹ năng thực hành để áp dụng kiến thức vào thực tiễn. Với
những lý thuyết như vậy tôi muốn đi thực tập để nhằm: Tăng thêm vốn kiến
thức và học hỏi thực tế không chỉ đơn thuần là ngày ngày đọc lý thuyết và
những văn bản ban hành ra vì lẽ đó tơi muốn đi thực tập thực tế để có thêm
kinh nghiệm, thêm tự tin khi đứng trước đám đông cũng như đứng trước
người dân và cũng là để trả lời các câu hỏi mà bản thân tôi và nhiều cán bộ
khuyến nông băn khoăn khi đến những vùng nông thôn mới như: Người dân
có nhu cầu đào tạo về cái gì? Mức độ hứng thú của người dân với việc được
tập huấn? Liệu người dân có áp dụng những gì được tập huấn vào thực tiễn
sản xuất hay không? Để trải nghiệm thực tế và trả lời những câu hỏi trên, tôi

lựa chọn đề tài: “Ứng dụng phương pháp tập huấn khuyến nông để đánh
giá nhu cầu tập huấn và mức độ tham gia của người dân tại xã Kim
Phượng, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên” để từ đó có những giải pháp


3
nhằm giải quyết những khó khăn và tìm ra cách đưa người dân tiếp cận gần
hơn với tập huấn.
1.2. Mục tiêu
1.2.1. Mục tiêu chung
Tìm hiểu được các hoạt động khuyến nông của xã để đánh giá nhu cầu
mức độ tham gia vào các hoạt động khuyến nông mà trạm thực hiện tại xã
Kim Phượng - huyện Định Hóa - tỉnh Thái Nguyên.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của xã Kim Phượng.
- Tổ chức 3 lớp tập huấn tại xã để đánh giá nhu cầu và mức độ tham gia
của người dân.
- Đề ra những giải pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động tập huấn
khuyến nông.
1.3 Yêu cầu
1.3.1 Yêu cầu về chuyên môn nghiệp vụ
- Nắm vững được những chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và
của ngành.
- Tham khảo những kỹ năng quản lý, tổ chức các buổi tập huấn.
- Có kiến thức về các phương pháp phân tích, tổng hợp, báo cáo.
- Có khả năng tổ chức các lớp tập huấn, thực hiện việc khảo sát, điều tra
xã hội
1.3.2. Yêu cầu về thái độ và ý thức trách nhiệm
- Về thái độ: Luôn trung thực, đánh giá đúng đời sống tinh thần của
người dân.

- Ý thức trách nhiệm: Nâng cao ý thức trách nhiệm trong công việc.
+ Nâng cao phẩm chất, đạo đức cá nhân.
+ Có tác phong làm việc, hợp tác, thân thiện với cộng đồng.


4
+ Nâng cao khả năng cập nhật kiến thức, có ý tưởng sáng tạo trong mọi
công việc.
1.3.3. Yêu cầu về kỹ năng sống, kỹ năng làm việc
- Luôn giữ thái độ khiêm nhường, cầu thị.
- Thông qua việc thực tập bên ngồi trường khơng chỉ giúp học tập
được chun mơn mà còn là một dịp tốt để tập làm việc trong môi trường tập
thể, giúp cho khả năng giao tiếp và xử thế tốt hơn.
- Tạo được mối quan hệ tốt đẹp thân thiện với mọi người, hòa nhã với
các cán bộ tại nơi thực tập và người dân tại xã.
- Năng động, tự chủ, sáng tạo trong việc thực hiện nhiệm vụ.
- Thực hiện công việc được giao với tinh thần trách nhiệm cao.
1.4. Ý nghĩa của đề tài
- Đối với việc học tập: Thông qua đề tài giúp cho tôi nắm chắc những
kiến thức đã học ở trường. Học hỏi được những kinh nghiệm trong thực tế
phục vụ cho công việc sau này.
- Đối với thực tiễn: Qua quá trình tìm hiểu về tình hình tập huấn và sự
tham gia của người dân trong đó rút ra được những tồn tại, những khó khăn
trong việc truyền tải cho người kiến thức cho người dân, những nguyên nhân
chủ yếu, từ đó có giải pháp phù hợp để khắc phục.
1.5. Nội dung thực tập và phương pháp thực hiện
1.5.1. Nội dung thực tập
- Tìm hiểu điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội tại xã Kim
Phượng, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên.
- Tổ chức tập huấn để đánh giá nhu cầu và mức độ tham gia của

người dân:
+ Tham gia cùng với cán bộ nông nghiệp và khuyến nông vào các hoạt
động, các buổi tập huấn của xã.


5
+ Tổ chức 3 lớp tập huấn cho người dân.
+ Sử dụng bảng hỏi để đánh giá nhu cầu, mức độ tham gia của
người dân.
- Nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tập huấn
khuyến nông.
1.5.2. Phương pháp thực hiện
1.5.2.1. Phương pháp phân tích tổng kết kinh nghiệm
Từ việc nghiên cứu tài liệu, giáo trình, tìm hiểu các nguồn thông tin,
tham khảo ý kiến, học hỏi kinh nghiệm làm việc của các cán bộ tại cơ sở thực
tập để tiến hành thực hiện vai trò của cán bộ.
1.5.2.2. Phương pháp phỏng vấn
+ Các thông tin sẽ được thu thập và tổng hợp qua phỏng vấn trực tiếp.
+ Tiến hành phỏng vấn trực tiếp đối với người dân về các thông tin như:
Thông tin về họ tên, tuổi, giới tính, thuộc hộ, mức độ quan tâm đến buổi tập
huấn, mức độ hài lòng, mong muốn về nội dung cần được đào tạo.
1.5.2.3. Phương pháp quan sát
Quan sát tác phong làm việc, cách làm việc và xử lí công việc của các
cán bộ. Quan sát địa bàn trong xã, cách truyền đạt kỹ năng phương pháp tập
huấn của cán bộ khuyến nơng, quan sát thái độ biểu tình của người dân trong
các buổi tập huấn.
1.5.2.4. Phương pháp trải nghiệm
Sinh viên sử dụng những kỹ năng, hiểu biết đã được học vào thực tế của
mình. Sinh viên trực tiếp áp dụng những điều đã được học vào tình huống
tương tự hoặc các tình huống khác, thực hành.

1.6. Thời gian, Địa điểm
Thời gian: Ngày 15 tháng 01 năm 2018 đến ngày 30 tháng 05 năm 2018.
Địa điểm: UBND xã Kim Phượng - huyện Định Hóa - tỉnh Thái Nguyên


6
PHẦN 2
TỔNG QUAN
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Một số khái niệm liên quan đến nội dung thực tập
2.1.1.1. Một số khái niệm
- Nông nghiệp: Là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, sử
dụng đất đai để trồng trọt và chăn nuôi, khai thác cây trồng và vật nuôi làm tư
liệu và nguyên liệu lao động chủ yếu để tạo ra lương thực thực phẩm và một
số nguyên liệu cho công nghiệp. Nông nghiệp là một ngành sản xuất lớn, bao
gồm nhiều chuyên ngành: Trồng trọt, chăn nuôi, sơ chế nơng sản; Theo nghĩa
rộng, cịn bao gồm cả lâm nghiệp, thủy sản.
Nông nghiệp là một ngành kinh tế quan trọng trong nền kinh tế của nhiều
nước, đặc biệt là trong các thế kỷ trước đây khi công nghiệp chưa phát triển.
Trong nơng nghiệp cũng có hai loại chính, việc xác định sản xuất nông
nghiệp thuộc dạng nào cũng rất quan trọng:
- Nông nghiệp thuần nông hay nông nghiệp sinh nhai: Là lĩnh vực sản
xuất nơng nghiệp có đầu vào hạn chế, sản phẩm đầu ra chủ yếu phục vụ cho
chính gia đình của mỗi người nơng dân. Khơng có sự cơ giới hóa trong nơng
nghiệp sinh thái.
- Nơng nghiệp chuyên sâu: Là lĩnh vực sản xuất nông nghiệp được
chun mơn hóa trong tất cả các khâu sản xuất nơng nghiệp, gồm cả việc sử
dụng máy móc trong trồng trọt, chăn ni, hoặc trong q trình chế biến sản
phẩm nơng nghiệp. Nơng nghiệp chun sâu có nguồn đầu vào sản xuất lớn,
bao gồm cả việc sử dụng hóa chất diệt sâu, diệt cỏ, phân bón, chọn lọc, lai tạo

giống, nghiên cứu các giống mới và mức độ cơ giới hóa cao. Sản phẩm đầu ra
chủ yếu dùng vào mục đích thương mại, làm hàng hóa bán ra trên thị
trường hay xuất khẩu.


7
- Kinh tế hộ: Hộ sản xuất là một đơn vị kinh tế mà các thành viên đều
dựa trên cơ sở sản xuất chung, các nguồn sản phẩm do các thành viên cùng
tạo ra và cùng sử dụng chung. Quá trình sản xuất của hộ được tiến hành một
các độc lập và điều quan trọng là các thành viên của hộ thường có cùng huyết
thống, thường cùng chung một ngơi nhà, có quan hệ chung với nhau, họ cũng
là một đơn vị để tổ chức lao động. Kinh tế hộ là sản xuất tự cung tự cấp, sản
xuất phục vụ cho gia đình khơng kinh doanh mua bán ra thị trường nên sản
phẩm của kinh tế hộ không gọi là hàng hóa. Kinh tế hộ khơng th mướn lao
động mà chỉ sử dụng lao động trong gia đình.
- Giá trị sản xuất nông nghiệp: Là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh
toàn bộ kết quả lao động trực tiếp, hữu ích của ngành nơng nghiệp trong một
thời kỳ nhất định, và được thể hiện bằng giá trị của sản phẩm vật chất và dịch
vụ sản xuất ra trong thời kỳ đó của ngành nơng nghiệp.
- Phát triển kinh tế: Phát triển kinh tế tạo kiều kiện cho con người bất kỳ
nơi đâu trong 1 quốc gia hay cả hành tinh này nữa, điều được thỏa mãn nhu
cầu sinh sống, đều được tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ tốt mà khơng phải lao
động cực nhọc đều có trình độ học vấn cao, đều được những thành tựu về văn
hóa tinh thần, có đủ tiện nghi cho một cuộc sống sung túc và đều được sống
trong một môi trường lành mạnh, được hưởng các quyền lợi cơ bản của con
người và việc đảm bảo an ninh.
- Phát triển kinh tế: Là quá trình lớn lên hay tăng tiến về mọi mặt của nền
kinh bao gồm tăng về quy mô sản lượng, sự biến đổi về cơ cấu kinh tế xã hội.
- Khuyến nông:
+ Khuyến nông theo nghĩa hẹp Khuyến nông: Là cơng việc khi có những

tiến bộ kỹ thuật mới do các cơ quan nghiên cứu, cơ quan đào tạo, nhà nghiên
cứu… Sáng tạo ra làm thế nào để nhiều nơng dân biết đến và áp dụng có hiệu


8
quả. Có nghĩa khuyến nơng là chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất
(Đỗ Tuấn Khiêm, 2005)[1].
+ Khuyến nông theo nghĩa rộng: Là khái niệm chung để chỉ tất cả những
hoạt động hỗ trự sự nghiệp xây dựng và phát triển nơng thơn. Khuyến nơng là
ngồi việc hướng dẫn cho nơng dân tiến bộ kỹ thuật mới, cịn phải giúp họ
liên kết với nhau để chống lại thiên tai, tiêu thụ sản phẩm, hiểu biết các chính
sách, luật lệ Nhà nước, giúp nông dân phát triển khả năng tự quản lý, điều
hành, tổ chức các hoạt động xã hội như thế nào cho ngày càng tốt hơn.
Khuyến nông là cách đào tạo và rèn luyện tay nghề cho nông dân, đồng thời
giúp cho họ hiểu được những chủ trương chính sách về nơng nghiệp, những
kiến thức về kỹ thuật, kinh nghiệm về quản lý kinh tế, những thông tin về thị
trường để họ có đủ khả năng tự giải quyết được các vấn đề của gia đình và
cộng đồng nhằm đẩy mạnh sản xuất, cải thiện đời sống, nâng cao dân trí, góp
phần xây dựng và phát triển nông thôn mới (Đỗ Tuấn Khiêm, 2005)[1].
- Phương pháp khuyến nông là cách đạt mục tiêu khuyến nông thông qua
sự tác động trực tiếp giữa chủ thể khuyến nông và đối tượng khuyến nông
bằng những hoạt động giáo dục, huấn luyện trực tiếp.
- Tập huấn: Là một quá trình dạy và học nhằm giúp cho người học làm
được những công việc của họ mà trước đó họ chưa làm được.
- Lớp tập huấn là cơ hội để các học viên có thêm những kiến thức
khoa học kỹ thuật trong canh tác ngơ trên đất dốc, từ đó áp dụng vào thực
tế sản xuất của gia đình mình, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế, nâng
cao thu nhập.
- Đánh giá nhu cầu đào tạo là quá trình thu thập và phát triển thông tin
để làm rõ nhu cầu cải thiện khả năng thực hiện công việc và xác định liệu đào

tạo có thực sự là giải pháp thiết thực. Khi đánh giá nhu cầu đào tạo người ta
thường bắt đầu quan điểm cho rằng kết quả làm việc tồi nên phải đào tạo. Tuy


9
nhiên, hiệu quả làm việc không như mong muốn do nhiều nguyên nhân, có
những nguyên nhân liên quan đến đào tạo và có cả những ngun nhân khơng
liên quan đến đào tạo.
- Đánh giá nhu cầu đào tạo là một cơng cụ có giá trị để biết về những
người tham gia trước khi đào tạo. Nó cho người CB đào tạo biết trước những
thông tin về những chủ đề cần được thảo luận và làm như thế nào để thực
hiện nó dựa vào đặc điểm của người tham gia. Việc đánh giá nhu cầu đào tạo
có hiệu quả sẽ thúc đẩy việc huấn luyện lấy người học làm trung tâm và xây
dựng được những khoa học dựa trên các kiến thức và kinh nghiệm của người
học. Xác định nhu cầu đào tạo nhằm tìm ra những kiến thức kỹ năng mà
người học cần chứ không phải cái mà chúng ta có thể cung cấp cho họ. Đánh
giá nhu cầu đào tạo bao gồm nhiều bước với sự tham gia của nhiều đối tượng
khác nhau (người dạy, người học, người dân, người sử dụng kết quả đào
tạo...).
- Cán bộ khuyến nông: Là người trực tiếp đào tạo các tiểu giáo viên
khuyến nơng hoặc đào tạo trực tiếp nơng dân.
2.1.1.2 Vai trị chức năng của khuyến nơng.
a) Vai trị của ngành khuyến nông.
∗ Trong phát triển nông thôn
Trong điều kiện nước ta hiện nay, nông dân luôn gắn liền với nông lâm
nghiệp, là bộ phận cốt lõi và cũng là chủ thể trong q trình phát triển nơng
thơn. Phát triển nơng thơn là cái đích của nhiều hoạt động khác nhau tác động
vào nhiều lĩnh vực khác nhau của nông thôn, trong đó khuyến nơng lâm là
một tác nhân, một bộ phận quan trọng nhằm góp phần thúc đẩy phát triển
nơng thơn. Thông qua hoạt động khuyến nông, khuyến lâm, nông dân và

những người bên ngồi cộng đồng có cơ hội trao đổi thông tin, học hỏi kiến
thức và kinh nghiệm lẫn nhau để phát triển sản xuất và đời sống kinh tế xã


10
hội. Đặc biệt khuyến nơng lâm cịn tạo ra cơ hội cho nông dân trong cộng
đồng cùng chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm, truyền bá thông tin kiến thức và giúp
đỡ, hỗ trợ nhau cùng phát triển cộng đồng địa phương. Ngày nay, công tác
khuyến nông lâm trở nên không thể thiếu được ở mỗi quốc gia, mỗi địa
phương, thôn, bn làng và đối với từng hộ nơng dân. Vì vậy công tác khuyến
nông lâm cần phải được tăng cường củng cố và phát triển. Như vậy giữa
khuyến nông lâm với phát triển nơng thơn có mối quan hệ chặt chẽ. Trong
mối quan hệ này khuyến nông lâm thực sự là phương cách hữu hiệu để thực
hiện phát triển nông thôn (Đỗ Tuấn Khiêm, 2005)[1].
∗ Từ nghiên cứu đến phát triển nông lâm nghiệp
Những tiến bộ của khoa học kỹ thuật, công nghệ mới thường là kết quả
của các cơ quan nghiên cứu khoa học như viện, trường, trạm...Những tiến bộ
này cần được nông dân chọn lựa, áp dụng vào sản xuất để nâng cao năng suất
lao động. Trên thực tế giữa nghiên cứu và áp dụng thường có một khâu trung
gian để chuyển tải hoặc cải tiến cho phù hợp để nông dân áp dụng được.
Ngược lại những kinh nghiệm của nơng dân, những địi hỏi cũng như nhận
xét, đánh giá về kỹ thuật mới của nông dân cũng cần được phản hồi đến
các nhà khoa học để họ giải quyết cho sát thực tế. Trong những trường hợp
này, vai trị của khuyến nơng lâm chính là chiếc cầu nối giữa khoa học với
nơng dân.
∗ Vai trị của khuyến nông đối với nhà nước
Khuyến nông lâm là một trong những tổ chức giúp nhà nước thực hiện
các chủ trương, chính sách, chiến lược về phát triển nơng nghiệp, nơng thôn
và nông dân. Vận động nông dân tiếp thu và thực hiện các chính sách về nơng
lâm nghiệp. Trực tiếp hoặc góp phần cung cấp thơng tin về những nhu cầu,

nguyện vọng của nông dân đến các cơ quan nhà nước, trên cơ sở đó nhà nước


11
hoạch định, cải tiến để có được các chính sách phù hợp (Đỗ Tuấn Khiêm,
2005)[1].
b) Chức năng của khuyến nông
Chức năng cơ bản của khuyến nông không những là truyền bá thơng tin
và huấn luyện nơng dân mà cịn biến những thông tin, kiến thức được truyền
bá, những kĩ năng đã đào tạo thành những kết quả cụ thể trong sản xuất và đời
sống. Điều này cho thấy khuyến nông cần có quan hệ chặt chẽ với điều kiện
vật chất của nông hộ cũng như nguồn lực thực tế của địa phương.
• Nhóm chức năng bắt buộc:
- Đào tạo, tập huấn nơng dân: Tổ chức các khóa tập huấn, xây dựng mơ
hình, tham quan, hội thảo đầu bờ cho nơng dân.
- Thúc đẩy, tạo điều kiện cho người nông dân đề xuất các ý tưởng, sáng
kiến và thực hiện thành công các ý tưởng sáng kiến của họ. Phát triển các
hình thức liên kết hợp tác của nơng dân nhằm mục tiêu phát triển nông lâm
nghiệp và nông thôn.
- Trao đổi truyền bá thông tin: Bao gồm việc xử lý, lựa chọn các thông
tin cần thiết, phù hợp từ các nguồn khác nhau để phổ biến cho nông dân giúp
họ cùng nhau chia sẻ và học tập.
- Giúp nông dân giải quyết các vấn đề khó khăn tại địa phương: Tạo điều
kiện giúp họ có thể phát hiện, nhận biết và phân tích được các vấn đề khó
khăn trong sản xuất, đời sống và bàn bạc cùng nơng dân tìm biện pháp giải
quyết. Phát triển các chương trình khuyến nơng khuyến lâm với các phương
pháp và cách tiếp cận thích hợp. Trên cơ sở cùng người dân, cộng đồng phân
tích thực trạng địa phương, xây dựng kế hoạch, thực hiện các chương trình
khuyến nơng khuyến lâm phù hợp, đáp ứng được nhu cầu và lợi ích của nhiều
đối tượng người dân trong cộng đồng (Đỗ Tuấn Khiêm, 2005)[1].

• Nhóm chức năng tự nguyện:


12
- Phối hợp với nông dân tổ chức các thử nghiệm phát triển kỹ thuật mới,
hoặc thử nghiệm kiểm tra tính phù hợp của kết quả nghiên cứu trên hiện
trường, từ đó làm cơ sở cho việc khuyến khích lan rộng.
- Hỗ trợ nông dân về kinh nghiệm quản lý kinh tế hộ gia đình, phát triển
sản xuất quy mơ trang trại. Trợ giúp người dân kĩ thuật bảo quản nơng sản
theo quy mơ hộ gia đình.
- Tìm kiếm và cung cấp cho nông dân các thông tin về giá cả, thị trường
tiêu thụ sản phẩm.
2.1.1.3 Mục tiêu và nguyên tắc hoạt động khuyến nông
a) Mục tiêu
- Mục tiêu của khuyến nông là làm thay đổi cách đánh giá, nhận thức
của nơng dân trước những khó khăn trong cuộc sống. Khuyến nông không
chỉ nhằm những mục tiêu phát triển kinh tế mà cịn hướng tới sự phát triển
tồn diện của bản thân người nông dân và nâng cao chất lượng cuộc sống ở
nơng thơn.
- Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng phát
triển sản xuất hàng hóa, nâng cao năng suất, chất lượng, an tồn vệ sinh thực
phẩm đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu; thúc đẩy tiến trình cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, xây dựng nông thôn mới,
bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, ổn định kinh tế - xã hội, bảo vệ môi
trường.
- Huy động nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân trong nước và nước
ngoài tham gia khuyến nông[2].
- Mục tiêu của KN Việt Nam theo nghị định 02/2010/NĐ-CP về khuyến
nông, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của người sản xuất để tăng thu
nhập, thốt đói nghèo, làm giàu thơng qua các hoạt động đào tạo nông dân về

kiến thức, kỹ năng và các hoạt động cung ứng dịch vụ để hỗ trợ nông dân sản


13
xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao, thích ứng các điều kiện sinh thái, khí hậu và
thị trường[3].
b) Nguyên tắc hoạt động
Theo nghị định 02/2010/NĐ-CP ngày 08/01/2010 về khuyến nông nêu
rõ nguyên tắc hoạt động khuyến nông như sau:
- Xuất phát từ nhu cầu của nông dân và yêu cầu phát triển nơng nghiệp
của Nhà nước.
- Phát huy vai trị chủ động, tích cực và sự tham gia tự nguyện của nông
dân trong hoạt động khuyến nông.
- Liên kết chặt chẽ giữa cơ quan quản lý, cơ sở nghiên cứu khoa học,
các doanh nghiệp với nông dân và giữa nông dân với nơng dân.
- Xã hội hóa hoạt động khuyến nơng, đa dạng hóa dịch vụ khuyến nơng
để huy động nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngồi
tham gia hoạt động khuyến nơng.
- Dân chủ, cơng khai, có sự giám sát của cộng đồng.
- Nội dung, phương pháp khuyến nông phù hợp với từng vùng miền, địa
bàn và nhóm đối tượng nơng dân, cộng đồng dân tộc khác nhau [3].
2.1.1.4 Mục đích, ý nghĩa của khuyến nơng
- Mục đích
Đẩy mạnh cơng tác khuyến nơng nhằm giúp hộ nông dân nâng cao hiệu
quả sử dụng những điều kiện tự nhiện và điều kiện vật chất nhằm nâng cao
hiệu quả sản xuất nông nghiệp, phát tiển kinh tế gia đình, nâng cao thu nhập
cho nơng dân. Nâng cao trình độ mọi mặt của người dân để tự họ vượt qua
được thử thách khó khăn trong sản xuất nơng nghiệp, trong cuộc sống của họ.
Tóm lại với quan điểm hiện đại thì mục đích của khuyến nơng là truyền bá
kiến thức, giảng dạy kỹ năng, trợ giúp những điều kiện vật chất cần thiết cho

nông dân để nông dân có đủ khả năng tự giải quyết được những công việc


14
chính mình, tự tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh có hiệu quả nhằm cải
thiện đời sống và phát triển nơng thơn.
- Ý nghĩa
Thơng qua khuyến nơng trình độ hiểu biết của nơng dân được tăng lên để
họ có khả năng tiếp nhận những tiến bộ mới về khoa học kỹ thuật vào thực tế
sản xuất của địa phương và gia đình họ, nắm vững thơng tin và xử lý thơng tin
đó một cách khách quan để họ có những quyết định đúng đắn trong sản xuất
kinh doanh và đời sống gia đình. Chỉ bằng con đường khuyến nơng những
tiến bộ mới về khoa học kỹ thuật, những thông tin về kinh tế thị trường, văn
hóa và xã hội mới nhanh chóng đến được với người dân để họ có điều kiện
đẩy nhanh sản xuất. Khuyến nơng là cầu nối giữa nghiên cứu và sản xuất, đó
là cầu nối hai chiều giữa các nhà nghiên cứu với nông dân.
Đây là con đường xóa đói giảm nghèo có hiệu quả, biến vùng nông thôn
nghèo nàn lạc hậu trở thành nơi trù phú về kinh tế, sạch về môi trường và đẹp
về cảnh quan.
2.1.2. Các văn bản pháp lý liên quan đến nội dung thực tập
- Nghị định 56/2005/NĐ-CP ra đời ngày 26/04/2005 của Chính phủ về
khuyến nơng khuyến ngư.
- Nghị định số 02/2010/NĐ-CP ban hành ngày 08/01/2010 của Chính
phủ về khuyến nông.
2.2 Cơ sở thực tiễn
2.2.1 Kinh nghiệm của các địa phương khác
∗ Kinh nghiệm tỉnh Thái bình
Thái Bình là tỉnh có nhiều tiềm năng trong phát triển nơng nghiệp. Năm
2011, trong tổng diện tích đất tự nhiên là 157 nghìn ha, thì đất cho sử dụng
nơng nghiệp là 97,2 nghìn ha (chiếm tới 61,9% tổng diện tích đất tự nhiên) và

thu hút gần 60% lao động làm trong lĩnh vực nông nghiệp. Thực tế, từ những
năm đổi mới cho đến nay, sản xuất nông nghiệp của tỉnh đã giành được nhiều


15

thắng lợi, tương đối toàn diện cả về trồng trọt, chăn ni và kinh tế biển, nó
cịn là địn bẩy cho ngành công nghiệp chế biến, dịch vụ…Phát triển tương
đối mạnh cả về chất và lượng. Bộ mặt nông thôn Thái Bình đã có nhiều khởi
sắc đáng ghi nhận trong nhiều lĩnh vực kinh tế, đời sống, văn hóa và xã hội.
Để có được những khởi sắc này ngành nơng nghiệp Thái Bình cùng tồn thể
các cán bộ nơng nghiệp cùng như tồn thể nơng dân đã phát huy kiến thức của
bản thân và học hỏi thêm kinh nghiệm trau dồi kiến thức khoa học kỹ thuật
mới một cách liên tục[4].
∗ Kinh nghiệm tỉnh Sơn la
Chín tháng năm 2014, Hệ thống KN toàn tỉnh thực hiện nhiệm vụ trong
bối cảnh nền kinh tế chịu những ảnh hưởng khó khăn trong nước và trong khu
vực, giá cả vật tư nông nghiệp và một số mặt hàng nơng sản ln có biến
động theo hướng bất lợi cho nông dân. Thời tiết tiếp tục có diễn biến phức
tạp; dịch bệnh trên cây trồng, vật ni ln có nguy cơ bùng phát… đã ảnh
hưởng không nhỏ đến kết quả sản xuất và thu nhập của nông dân. Tuy nhiên,
được sự phối hợp của các cấp, các ngành, sự nỗ lực của cán bộ, viên chức
trong hệ thống và nông dân trong tỉnh nên kết quả công tác KN vẫn đạt khá,
nhiều chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch đề ra.
Về công tác thông tin tuyên truyền: In và phát hành hàng tuần đạt
11.700 cuốn/39 số bản tin Sản xuất và Thị trường, 18.800 cuốn/4 số Bản tin
KN đến các xã, bản, câu lạc bộ KN; phát 09 chuyên mục KN và 39 bài điểm
giá thị trường nông sản, vật tư nông sản trên Đài Phát thanh - Truyền hình
tỉnh. Phối hợp với Báo Sơn La đăng tải 123 tin, bài, ảnh phản ánh các hoạt
động sản xuất nông nghiệp, KN. Phát 36 tin bài giới thiệu về các tiến bộ kỹ

thuật, phản ánh các hoạt động sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp phát bằng 3 thứ
tiếng Thái, Mơng, Dao trên sóng phát thanh của Đài Tiếng nói Việt Nam Khu
vực Tây Bắc để khuyến cáo nông dân học tập làm theo.
Về đào tạo, huấn luyện: Tổ chức tập huấn, sinh hoạt câu lạc bộ KN,
tham quan hội thảo, sinh hoạt chuyên môn, tư vấn, hướng dẫn kỹ thuật được


16

3.595 lớp với 172.759 lượt người tham gia.
Về triển khai thực hiện các mơ hình KN: Triển khai thực hiện 18 loại chương
trình, mơ hình KN thuộc nguồn vốn ngân sách tỉnh và Trung ương trong các
lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp với hàng nghìn hộ nơng dân tham gia hưởng
lợi: truyền giống nhân tạo đạt kết quả cho 972/1.200 con bò cái nền, đạt 81%
kế hoạch năm; xây dựng được trên 600 mơ hình tự nguyện và có sự tham gia
của các doanh nghiệp với trên 1.200 hộ tham gia; vận động các hộ chăn nuôi
xây dựng và đưa vào sử dụng 249 bể khí sinh học tại các huyện, thành phố,
góp phần giảm thiểu ơ nhiễm mơi trường trong chăn ni. Chương trình Nghị
quyết 258 về chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi đại gia súc: Sử dụng trâu,
bị đực giống đã bình tuyển phối giống trực tiếp đạt kết quả cho 5.123 con
trâu, bò cái nền. Bê lai sinh ra được gần 2.000 con; bình tuyển mới 399 con
trâu, bò đực đủ tiêu chuẩn làm giống; Triển khai trồng mới được gần 300ha
cỏ; phối hợp với Ngân hàng giải ngân cho 475 hộ vay 6.680 triệu đồng mua
trâu bò tăng đàn.
Trong 9 tháng, Trạm KN các huyện, thành phố đã tổ chức 212 lớp tập
huấn kỹ thuật sản xuất cho gần 4.600 nông dân tham gia; tổ chức 120 chuyến
tham quan các mơ hình KN điển hình trong tỉnh với trên 2.900 người đại diện
hộ tái định cư tham gia; tổ chức thành công 180 cuộc hội thảo mơ hình trồng
trọt, chăn ni, thủy sản cho trên 5.800 người tham gia; xây dựng được 249
loại mô hình KN theo nhu cầu và mùa vụ sản xuất cho gần 2.400 hộ tái định

cư tham gia hưởng lợi.
Bên cạnh đó, hệ thống KN của tỉnh tiếp tục triển khai thực hiện chương trình,
mơ hình KN tại các huyện nghèo 30a, KN với công tác xây dựng xã điểm
nông thôn mới; tiếp tục thực hiện tốt công tác phối hợp với các dự án ICRAF,
LCAP, QSEAP, HKI trên địa bàn tỉnh…[5].


17

2.2.2 Kinh Nghiệm của Nhật Bản về các hoạt động khuyến nơng để nâng
cao năng suất chất lượng nơng sản
Chính sách phát triển:
- Phát triển khoa học – kỹ thuật nông nghiệp
Sau chiến tranh, kinh tế Nhật Bản bị tàn phá nặng nề, không chỉ sản xuất
công nghiệp mà nông nghiệp cũng đạt ở mức thấp, nguyên liệu và lương thực
trong nước thiếu thốn trầm trọng. Do vậy trong điều kiện đất chậtcngười
đông, để phát triển nông nghiệp, Nhật Bản coi phát triển khoa học kỹ thuật
nông nghiệp là biện pháp hàng đầu. Nhật Bản tập trung vào các công nghệ tiết
kiệm đất như: Tăng cường sử dụng phân hoá học, hồn thiện cơng tác quản lý
về kỹ thuật tưới tiêu nước cho ruộng lúa, lai tạo và đưa vào sử dụng đại trà
những giống kháng bệnh, sâu rầy và chịu rét, nhanh chóng đưa sản xuất nơng
nghiệp sang kỹ thuật thâm canh, tăng năng suất. Đây là một thành công
quan trọng về định hướng đầu tư khiến cho sản xuất nông nghiệp vào năm
1950 đã được phục hồi xấp xỉ mức trước chiến tranh. Sản xuất nâng cao là
điều kiện thuận lợi để Nhật Bản thực hiện chương trình hiện đại hố sản
xuất nơng nghiệp.
- Cải cách ruộng đất
Sau cải cách ruộng đất năm 1945 và 1948, một phần lớn diện tích canh
tác đã được cải tạo, đồng thời kỹ thuật canh tác mới cũng được đưa vào áp
dụng, góp phần quan trọng làm tăng năng suất đất đai canh tác. Quyền sở hữu

ruộng đất đã trở thành động lực kích thích mạnh mẽ nơng nghiệp phát triển,
mở rộng việc mua bán nơng phẩm và tăng nhanh tích luỹ. Thời gian này năng
suất sản xuất nông nghiệp được nâng cao rõ rệt. Tuy nhiên, khi các tiến bộ
khoa học kỹ thuật phát triển rất khó áp dụng vào sản xuất nơng nghiệp vì quy
mơ sản xuất của các hộ quá nhỏ. Năm 1962, tạo điều kiện thuận tiện cho quản
lý sản xuất nông nghiệp hợp tác xã và mở rộng quy mơ sản xuất nơng nghiệp
để cơ khí hố trên quy mơ lớn, chương trình hồn thiện cơ cấu nơng nghiệp
đã được hồn thiện. Đến năm 1969, chương trình này được thực hiện lần thứ


×