Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Chiến lược marketing quốc tế của viettel

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (314.44 KB, 14 trang )

MỤC LỤC
1.Giới thiệu Tập đồn viễn thơng qn đội Viettel ......................................................... 2
1 . 1 Giới thiệu chung về Viettel .......................................................................................... 2
1.2 Chặng đường phát triển:................................................................................................. 2
1.3. Triết lí kinh doanh ............................................................................................................ 3
2. Chiến lược thâm nhập thị trường quốc tế của Viettel: ............................................. 4
2.1 Khái quát chung về quá trình thâm nhập quốc tế của Viettel:........................ 4
2.2 .Viettel từng bước thâm nhập thị trường Campuchia:....................................... 5
2.2.1 Lý do chọn Campuchia là thị trường mục tiêu: ............................................. 5
2.2.2 Phân tích 4Ps: .............................................................................................................. 5
2.2.3 Kết quả chiến lược thâm nhập thị trường: ...................................................... 7
2.3 Viettel từng bước thâm nhập thị trường Lào: ....................................................... 8
2.4 Viettel thâm nhập thị trường ở một số nước khác trên thế giới: .................. 9
3. Đánh giá chiến lược thâm nhập thị trường quốc tế của Viettel trong thời
gian qua .......................................................................................................................................... 10
3.1 Nguyên nhân dẫn đến sự thành công của viettel: ............................................. 10
3.1.1 Vượt rào cản về văn hóa: ..................................................................................... 10
3.1.2 Chiến lược định vị: .................................................................................................. 11
3.1.3 Xây dựng hệ thống phân phối : .......................................................................... 12
3.2 . Khó khăn, thách thức khi thâm nhập thị trường quốc tế............................. 12
3.3 .Thành tựu Viettel đạt được khi thâm nhập thị trường quốc tế ................. 13
4. Tài liệu tham khảo ................................................................................................................ 14


Ket-noi.com kho tai lieu mien phi
ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH PHƯƠNG THỨC THÂM NHẬP CỦA VIETTEL THỊ
TRƯỜNG QUỐC TẾ
1.Giới thiệu Tập đồn viễn thơng qn đội Viettel
1 . 1 Giới thiệu chung về Viettel
Trụ sở giao dịch: Số 1, Giang Văn Minh, Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội
Tên cơ quan sáng lập: Bộ Quốc phịng


Tập đồn Viễn thơng Qn Đội Viettel

được thành lập theo quyết định

2097/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ký ngày 14/12/2009. Là doanh nghiệp
kinh tế quốc phòng 100% vốn nhà nước với số vốn điều lệ 50.000 tỷ đồng và là một
doanh nghiệp quân đội kinh doanh trong lĩnh vực bưu chính – viễn thơng và cơng
nghệ thơng tin. Với một slogan "Hãy nói theo cách của bạn", Viettel luôn nỗ lực để thấu
hiểu khách hàng , lắng nghe khách hàng
Hoạt động kinh doanh: Cung cấp dịch vụ Viễn thơng, Truyền dẫn, Bưu chính, Phân
phối thiết bị đầu cuối, Đầu tư tài chính, Truyền thơng, Đầu tư bất động sản, Xuất nhập
khẩu, Đầu tư nước ngoài.
1.2 Chặng đường phát triển:
• Năm 1989: Thành lập cơng ty Ðiện tử thiết bị thông tin, tiền thân của Tổng
Công ty Viễn thơng Qn đội (Viettel) được thành lập.
• Năm 1995: Đổi tên thành Công ty Ðiện tử Viễn thông Quân đội (tên giaodịch là
Viettel), chính thức được cơng nhận là nhà cung cấp viễn thông thứ hai tại Việt
Nam, được cấp đầy đủ các giấy phép hoạt động.
• Năm 1999: Hồn thành đường trục cáp quang Bắc – Nam với dung lượng
2.5Gbps có cơng nghệ cao nhất Việt Nam với việc áp dụng thành công sang kiến
thu – phát trên một sợi quang


• Năm 2000: Là doanh nghiệp đầu tiên ở Việt Nam cung cấp dịch vụ thoại sửdụng
công nghệ IP (VoIP) trên tồn quốc
• Năm 2001: Cung cấp dịch vụ VoIP quốc tế.
• Năm 2002: Cung cấp dịch vụ truy nhập Internet.
• Năm 2003: Cung cấp dịch vụ điện thoại cố định (PSTN).Cổng vệ tinh quốctế.
• Năm 2004: Cung cấp dịch vụ điện thoại di động. Cổng cáp quang quốc tế.
• Năm 2005 : Thành lập Tổng Công ty Viễn thông quân đội. Cung cấp dịch vụmạng

riêng ảo.
• Năm 2006: Đầu tư sang Lào và Campuchia.
• Năm 2007: Doanh thu 1 tỷ USD. 12 triệu thuê bao. Hội tụ 3 dịch vụ cố định – di
động – Internet
• Năm 2008: Doanh thu 2 tỷ USD. Nằm trong 100 thương hiệu viễn thông lớn
nhất thế giới. Số Một Campuchia về hạ tầng Viễn thơng.
• Năm 2010 : Doanh thu 4 tỷ USD
• Năm 2011: Lọt vào top 20 nhà mạng lớn nhất thế giới
1.3. Triết lí kinh doanh
Tiên phong, đột phá trong lĩnh vực ứng dụng công nghệ hiện đại, sáng tạo đưa ra
các giải pháp nhằm tạo ra sản phẩm, dịch vụ mới chất lượng cao, với giá cước phù hợp
đáp ứng nhu cầu và quyền được lựa chọn của khách hàng.
Luôn quan tâm, lắng nghe khách hàng như những cá thể riêng biệt để cùng họ tạo
ra các sản phẩm, dịch vụ ngày càng hồn hảo.
Đem những gì tốt nhất của Viettel ra nước ngồi. Viettel có triết lý văn hóa là “v à o
c h ỗ c h ế t đ ể t ì m đ ư ờ n g s ố n g ” , đ â y l à n h ậ n t h ứ c q u a n t r ọ n g c ủ a Viettel.


Ket-noi.com kho tai lieu mien phi
2. Chiến lược thâm nhập thị trường quốc tế của Viettel:
2.1 Khái quát chung về quá trình thâm nhập quốc tế của Viettel:
Là doanh nghiệp đang chiếm vị trí số một về thuê bao di động. Công ty viettel đã
đưa ra được các dự báo cũng như chiến lược kinh doanh dài hạn của mình trước mơi
trường cạnh tranh ngoại nhập đầy gay gắt.
Chính vì vậy, Viettel đã xác định: Hoạt động đa ngành đa nghề, bên cạnh việc nỗ
lực giữ vững và phát triển thị phần trong nước, cần chủ động hội nhập với các đối tác
nước ngoài.
Lý do Viettel đầu tư ra thị trường nước ngồi:
Viễn thơng cũng là một phần tất yếu của cuộc sống và không thể thiếu trong sự
nghiệp xây dựng và hiện đại hóa của mỗi quốc gia. Do đó Chính phủ cũng như người

dân tại các nước đang phát triển đang rất cần và mong muốn có được từ nhà đầu tư
nước ngồi.
Trong ngành viễn thơng hiện nay, có thể thấy nổi bật nhất là xu hướng kết hợp
và sáp nhập. Nếu khơng đầu tư nước ngồi, khơng mở rộng thị trường thì các nhà viễn
thơng sẽ khó có thể tiếp tục thành cơng như ở Việt Nam.
Viettel có nhiều kinh nghiệm để kinh doanh ở những thị trường khó khăn, hiểu
và chia sẻ những điều mà các quốc gia đang phát triển đang trăn trở.
Thời gian qua, Viettel đã mở cửa ngõ quốc tế tại Hồng Kông,tham gia vào tuyến
cáp quang biển nối liền giữa Châu Á- Châu Mỹ mang tên AAG. Ngồi ra viettel cịn có
mối quan hệ đối tác tương đối thân thiện với các công ty viễn thông lớn trên thế giới.
Năm 2008 được đánh giá là năm thành công của hoạt động đầu tư ra nước ngồi của
Viettel, đặc biệt trong cơng tác xây dựng hạ tầng mạng lưới tại Lào và Campuchia.


Sau khi thử nghiệm thành công việc đầu tư ở Lào và Campuchia, Viettel sẽ tiếp
tục tiến vào thị trường Myanmar và xúc tiến hợp tác đầu tư về viễn thông với các thị
trường giàu triển vọng như CHDCND Triều Tiên, Cuba,Venezuala trong năm 2009.
Có thể nói, Viettel đã tiên phong đưa ngành viễn thông Việt Nam hội nhập với thế giới,
Viettel đã lần đầu tiên lọt vào top 100 thương hiệu viễn thông lớn nhất thế giới.
2.2 .Viettel từng bước thâm nhập thị trường Campuchia:
2.2.1 Lý do chọn Campuchia là thị trường mục tiêu:
• Campuchia là một thị trường di động đầy tiềm năng bởi người dân chủ yếu
dùng di động (chỉ có 5% dân số sử dụng điện thoại cố định). Hơn nữa các công
ty viễn thông vẫn cịn hời hợt khi đầu tư vào thị trường này.
• Các yếu tố thuộc về môi trường kinh doanh của Campuchia được cho là thuận
lợi nhất và phù hợp với khả năng nội tại của Viettel - cơ sở mẹ phát triển mạnh
ở Việt Nam với nhiều kinh nghiệm phát triển thị trường.
• Campuchia có nét tương đồng về văn hóa, khả năng am hiểu thị trường và
khoảng cách gần là lợi thế khi xây dựng hạ tầng. - Quan hệ giữa Việt Nam
• Campuchia đã có bề dầy truyền thống, nhất là về quân đội nên Viettel sẽ nhận

được nhiều sự quan tâm và chỉ đạo trực tiếp của các cấp lãnh đạo.
Phương thức thâm nhập thị trường Campuchia Viettel sử dụng phương thức thâm
nhập thị trường Campuchia là Đầu tư trực tiếp 100% vốn.
2.2.2 Phân tích 4Ps:
Product:
Các lĩnh vực kinh doanh chính của tổng cơng ty Dịch vụ Viettel đầu tư tại Campuchia
là dịch vụ viễn thông và internet băng thông rộng.
Dịch vụ viễn thông: Viettel được phép thiết lập mạng và khai thác các dịch vụ viễn
thông sau:


Ket-noi.com kho tai lieu mien phi
• Thiết lập mạng điện thoại chuyển mạch công cộng nội hạt ( PSTN ) và kết nối
với các mạng viễn thông công cộng khác để cung cấp các dịch vụ: điện thoại, fax
trên toàn quốc. - Thiết lập mạng nhắn tin và kết nối với các mạng viễn thông
công cộng khác để cung cấp dịch vụ trung kế vô tuyến nội hạt trên phạm vi tồn
quốc.
• Cung cấp dịch vụ điện thoại đường dài trong nước và quốc tế sử dụng công
nghệ VoIP. Internet băng thơng rộng
• Cung cấp ADSL, FTTH, Wimax - Cung cấp dịch vụ truy cập Internet công cộng (
ISP ) và kết nối Internet ( IXP).
Price:
Hãng viễn thông duy nhất tính cước theo block 1 giây Cách tính cước được chia
nhỏ hơn so với cách tính cước của các nhà cung cấp khác đã làm. Áp dụng cho tất cả
các hướng gọi, kể cả liên mạng và quốc tế, tiết kiệm 25% chi phí cho người dân
Campuchia tiền vào tài khoản tương ứng với số phút mà họ đã nghe trong tháng kể cả
nội mạng và ngoại mạng. Metfone là mạng đầu tiên và duy nhất tại Campuchia có chính
sách nghe cũng được nhận tiền.
Promotion:
• Tham gia tài trợ cho triển lãm “Cambodia ICT& Telecom World Expo” - triển

lãm lớn nhất về công nghệ thông tin của Campuchia diễn ra trong 3 ngày, từ 3
đến 5/4/2009 ==> Cơ hội quảng bá các sản phẩm.
• Dự kiến trong vịng năm năm tới Metfone sẽ cung cấp dịch vụ interrnet miễn
phí cho 1.000 trường học với tổng giá trị dịch vụ tài trợ tương đương 5 triệu
USD.
Place:


Ngày 19/2/2008, tại Phnom Penh, Viettel Cambodia Pte. (VTC) đã tổ chức lễ
khai trương mạng Metfone. Campuchia trở thành thị trường đầu tiên Metfone nhắm
tới để đưa mạng di động của mình vào hoạt động. Điểm thành cơng nhất là Metfone
đã đặt trung tâm giải đáp khách hàng Call Center lớn và hơn 100 cửa hàng lớn nhỏ
trực tiếp phục vụ cũng như giải đáp thắc mắc của khách hàng.
Metfone đã nỗ lực xây dựng một hệ thống kênh phân phối đa dạng và linh hoạt
trên phạm vi toàn quốc như: hệ thống các cửa hàng giao dịch trực tiếp, đại lý ủy quyền,
kênh bán hàng trực tiếp, hệ thống bán lẻ (điểm bán). Tháng 9/2008, Metfone đã đưa
vào sử dụng một trạm BTS trên đảo Koh Tang do quân đội quản lý. Đặt tại điểm trung
tâm cao nhất của đảo, vùng phủ sóng của trạm BTS mới này mở rộng đến 50 km ra
phía biển.
Các kênh phân phối cho đến cuối năm 2009: - Cửa hàng trực tiếp xuống từng
huyện: 150 - Đại lý: 8.000 - Điểm bán: 20.000 - Cộng tác viên đến tuyến xã: 2.000 Nhân viên bán hàng trực tiếp: 400 Những đại lý của Metfone đã được lựa chọn kỹ
lưỡng về diện tích mặt tiền, chiều sâu, được trang trí biển hiệu, logo, poster, băng rôn,
để thu hút khách hàng.
2.2.3 Kết quả chiến lược thâm nhập thị trường:
Metfone là công ty 100% vốn do Tập đồn Viễn thơng Qn đội Viettel nắm giữ
Mạng Metfone, thương hiệu của Viettel ở Campuchia, vẫn giữ vững vị trí mạng dẫn
đầu với hạ tầng mạng lưới rộng quy mô lớn nhất.
Tổng số cáp đường trục của toàn Campuchia đã tăng gần 17 lần trong vòng 5
năm qua, đạt 2 0 . 3 0 0 k m . Mạng lưới do công ty Metfone triển khai lớn gấp13 lần
tổng số cáp quang mà toàn bộ thị trường Campuchia phát triển được trong vịng 10

năm trước đó.
Cơng ty đã đưa đất nước Campuchia trở thành một quốc gia sử dụng đường
truyền băng rộng với 16,000 km cáp quang phủ tới 100% số huyện và 95% số xã. Sóng


Ket-noi.com kho tai lieu mien phi
di động phủ đến 98% dân số, kể cả khu vực biên giới hải đảo bằng mạng lưới hơn
4500 trạm phát sóng 2G và 3G. Metfone đưa dịch vụ Internet đến 100% tỉnh thành và
70% dân số, đạt mức cao so với mức trung bình từ 30-50% của các nước đang phát
triển.

Trong năm 2010 giá trị lên đến hơn 30 triệu USD. Tạo công ăn việc làm cho

hơn 7000 nhân viên, cộng tác viên, gia tăng thu nhập cho hàng chục nghìn hộ gia đình
thơng qua việc trở thành các đại lý,điểm bán chính thức của cơng ty.
Đưa Internet miễn phí tới trường học cùng các dự án nhân đạo như phẫu
thuậthàm ếch, đoàn tụ người thất lạc với tổng giá trị lên tới gần 19 triệu USD.
Kết luận: Tóm lại, sau khi nghiên cứu kĩ thị trường Campuchia và tiềm lực của mình,
Viettel đã quyết định lựa chọn phương thức đầu tư trực tiếp 100% đầu tư vốn, có thể
nói, với một cơng ty cạnh tranh về công nghệ,kĩ thuật, việc thành lập doanh nghiệp
100% vốn nước ngoài là phương thức thâm nhập thị trường tốt nhất để giảm thiểu
rủi ro cho việc mất khả năng kiểm sốt và giám sát cơng nghệ trong cạnh tranh.
-> Việc thành lập cơng ty con cịn giúp cho Tổng cơng ty Viettel có thể tự chủ động
hoạch định mọi chiến lược, kiểm soát chặt chẽ các hoạt động ở các thị trường khác
nhau.
Tuy nhiên việc đầu tư trực tiếp cũng tạo những bất lợi: Đây là phương thức tốn
kém nhất vì cơng ty phải đầu tư 100% vốn xây dựng hạ tầng, mạng lưới… phục vụ thị
trường nước ngồi. Cơng ty mẹ phải chịu tồn bộ rủi ro của việc thành lập cơng ty con
ở nước ngồi do sự biến động của các điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội.
2.3 Viettel từng bước thâm nhập thị trường Lào:

Chiến lược của Viettel từ trước đến nay (gồm cả thị trường Việt Nam) là đầu tư
xây dựng mạng lưới phủ sóng rộng khắp cả nước, thậm chí sẽ là hạ tầng hiện đại nhất
tại thời điểm khai trương ở mỗi thị trường. Theo đó, ở các thị trường ngoại, Viettel
đều cam kết phủ sóng 95% dân số bao gồm cả các vùng sâu, vùng xa nghèo nàn, lạc


hậu, với công nghệ cao (triển khai cáp quang, băng rộng chứ không dùng viba) nhằm
đảm bảo tốc độ đường truyền cũng như chất lượng dịch vụ.
Là doanh nghiệp đang chiếm vị trí số một về thuê bao di động, tổng công ty viễn
thông quân đội( Viettel) đã đưa ra được các dự báo cũng như chiến lược kinh doanh
dài hạn của mình trước mơi trường cạnh tranh ngồi nhập đầy gay gắt…Một trong
những phương thức thâm nhập thị trường mà Viettel lựa chọn đó là sở hữu phần lớn
giá trị vốn đầu tư.
Viettel kí thành lập cơng ty liên doanh viễn thơng tại Lào. Ơng Thansamay
Kommasith, tổng cơng ty viễn thông quân đội Lào( Lào Asean Telecom LAT) và ông
Hoàng Anh Tuấn( Tổng công ty viễn thông quân đội Việt Nam(Viettel) kí kết biên bản
thành lập cơng ty liên doanh Star Telecom chính thức đi vào hoạt động, đặt mục tiêu
thu hút 1,5 triệu khách hàng tại Lào vào năm 2009. Tháng 2 năm 2009 Viettel đã lắp
đặt trên 200 trạm phát sóng BTS với gần 50.000 thêu bao di động. Công ty liên doanh
Star Telecom company hiện đã trở thành nhà cung cấp dịch vụ điện thoại di động, điện
thoại cố định và các dịch vụ viễn thông khác có uy tín và có lượng khách hàng hàng
đầu tại Lào.
Viettel sử dụng phương thức thâm nhập thị trường Lào là Liên doanh
2.4 Viettel thâm nhập thị trường ở một số nước khác trên thế giới:
Thị trường Myanmar:
Viettel sử dụng phương thức thâm nhập liên doanh với tên thương hiệu Mytel.
Mytel là tên thương hiệu của Telecom International Myanmar-liên doanh giữa Viettel
Global (cơng ty con của Tập đồn Viettel) với hai đối tác địa phương là Star High Public
Company và Myanmar National Telecom Holding Public (MNTH). Hai đơn vị được chỉ
định đàm phán liên doanh với Viettel, sẽ chiếm 51% cổ phần, bao gồm một công ty

trung gian địa phương (SPV) là The Myanmar National Holding Public Limited và một
công ty nhà nước là Star High Public Company Limited


Ket-noi.com kho tai lieu mien phi
Thị trường Haiti:
Viettel cũng sử dụng phương thức thâm nhập liên doanh với tên thương hiệu
Natcom. Natcom –là công ty liên doanh thành lập tại Haiti, trong đó Viettel sở hữu
60% vốn liên doanh và Teleco sở hữu 40%
Thị trường Mozambique:
Viettel cũng sử dụng phương thức thâm nhập liên doanh với tên thương hiệu
Movitel . Movitel - liên doanh giữa Viettel và Công ty SPI tại Mozambique.
3. Đánh giá chiến lược thâm nhập thị trường quốc tế của Viettel trong thời gian qua
3.1 Nguyên nhân dẫn đến sự thành công của viettel:
3.1.1 Vượt rào cản về văn hóa:
Tại Lào, thói quen khơng làm việc ngồi giờ và nghỉ toàn bộ các ngày cuối tuần
của nhân viên bản xứ khiến cho Viettel đã gặp nhiều khó khăn trong việc đảm bảo việc
phục vụ khách hàng 24/7 như các công ty viễn thông cần phải làm. Trong giao tiếp và
làm việc, nhân viên người Lào thích được nói chuyện nhẹ nhàng, chứ khơng quen với
tác phong qn đội, chấp hành mệnh lệnh. Chính vì vậy, bộ máy nhân viên Viettel đã
quyết định vừa phải thay đổi bản thân, vừa phải thay đổi chính cách nhìn và làm việc
của nhân viên bản xứ.
Cũng giống như ở Việt Nam, Viettel ở nước ngoài đã và đang tạo ra một văn hố
doanh nghiệp riêng. Chỉ có cách truyền cho nhân viên bản xứ sự nhiệt huyết, niềm tin
vào công việc mình làm thì mới có thể có một tập thể cùng chung chí hướng, xố bỏ
các mâu thuẫn về văn hoá.
Gần đây, Viettel cũng đã tổ chức các lớp đào tạo tiếng Việt và nghiệp vụ cho các
nhân viên Lào, Campuchia. Qua qúa trình học tập và cùng làm với các bạn Viettel ở
Việt Nam, các bạn đã hiểu được cách làm của Viettel, hiểu tại sao có những người
làm tới 8h tối, làm cả thứ 7 và Chủ nhật, tại sao lãnh đạo quát mắng gay gắt mà anh



em vẫn vui vẻ, vẫn làm việc làm bình thường.
Ngồi ra, với các chương trình xã hội như cung cấp Internet tới trường học, mổ
tim miễn phí hay điện thoại nông thôn... được Viettel triển khai tại Campuchia đã
giúp Metfone thực sự trở thành mạng của người Campuchia, phục vụ cho người dân
Campuchia.
Dù là cơng ty 100% vốn nước ngồi, nhưng Viettel đã không dùng thương hiệu
Viettel mà lại đầu tư hàng trăm ngàn USD để nghiên cứu và chọn lựa cái tên Metfone.
Trong đó Met có cách phát âm trùng với từ “bạn” trong tiếng Khmer. Viettel đồng thời
xác định việc sản xuất kinh doanh tại thị trường phải do người bản xứ đảm nhiệm, ưu
tiên các đối tác cung cấp thiết bị và dịch vụ là của địa phương để góp phần thúc đẩy
kinh tế xã hội nói chung.
3.1.2 Chiến lược định vị:
Giá thấp, linh loạt trong quảng bá hình ảnh và đặc biệt là có hẳn sách lược chăm
sóc khách hàng một cách thân thiện, tận tình là một chiến lược kinh doanh rất đúng
đắn. Đây có thể coi là cách định vị tối ưu nhất cho một mạng di động trong bối cảnh
thị trường di động VN cách đây 2 - 3 năm (ở thị trường Lào và Campuchia, dù GDP
còn thấp, nhưng khi Viettel đầu tư, đưa giá cước thấp và sản phẩm tới người dân thì
viễn thơng đã bùng nổ, kéo theo sự phát triển về kinh tế xã hội. Đây cũng chính là cái
mà chính phủ cũng như người dân tại các nước đang phát triển đang rất cần và
mong muốn có được từ nhà đầu tư nước ngoài. Với sự đồng cảm như vậy, Viettel coi
đàm phán đầu tư là sự chia sẻ kinh nghiệm để đem tới sự phát triển bền vững của
một quốc gia thông qua đầu tư viễn thông).
Bên cạnh chiến lược định vị đúng, Viettel còn thể hiện lối tư duy kinh doanh “vì
khách hàng trước, vì mình sau”. Tuy chưa đậm nét và đạt tới mức độ cao nhưng đã
tạo được sự tin cậy trong người tiêu dùng. Các gói cước tính có lợi cho khách hàng,


Ket-noi.com kho tai lieu mien phi

các cách chăm sóc khách hàng tốt, các tiện ích mang lại giá trị ngoại sinh cho khách
hàng như chọn số... thật sự đã góp phần làm cho Viettel thành công hơn.
Triết lý 4 any:
Để có thể vượt qua được những đối thủ nặng ký đên từ Thái Lan, Malaysia, Bắc
Âu...Viettel đã xác định cho mình một cách làm khác biệt tại các thị trường này.
Chẳng hạn như kinh nghiệm mạng lưới đi trước, kinh doanh theo sau, kinh nghiệm
hướng đến người tiêu dung có thu nhập thấp…và họ đã đúc kết thành triết lý 4Any
(anytime: mọi lúc, anywhere: mọi nơi, anybody: mọi người, anyprice: mọi giá).
3.1.3 Xây dựng hệ thống phân phối :
Để đưa sản phẩm tới tay người dùng thì phải đầu tư lớn về hạ tầng. Viettel đã đi
lắp đặt trạm tới tận các vùng sâu vùng xa,Viettel đã và sẽ triển khai chiến lược đầu tư
mạnh ồ ạt để trở thành nhà cung cấp lớn nhất trước khi thị trường bão hồ.
3.2 . Khó khăn, thách thức khi thâm nhập thị trường quốc tế
So với các tập đoàn quốc tế khác thì Viettel đã muộn hơn họ từ 10- 20 năm, và
còn rất non trẻ về cả tiềm lực kinh tế lẫn kinh nghiệm; khó khăn về rào cản về ngơn
ngữ, văn hố; khó khăn trong việc xin được giấy phép viễn thông, cạnh tranh mạnh tại
thị trường đầu tư, doanh thu bình quân trên mỗi thuê bao (ARPU) giảm. Viettel đang
phải cạnh tranh với nhiều nhà mạng viễn thông nổi tiếng thế giới như Orange,
Vodafone, Telefonica, SingTel… với doanh thu và kinh nghiệm hơn Viettel nhiều lần
Hiện thế giới có khoảng 700 nhà mạng, nhưng được dự báo là trong vòng vài năm
tới con số trên sẽ chỉ còn hai chữ số. Do vậy sẽ có khoảng 600 nhà mạng dần biến mất
vì khơng cịn thị phần, khơng cịn th bao. Bản chất doanh thu của nhà mạng đến từ
số lượng thuê bao thực. Những xu thế này trực tiếp liên quan đến Viettel, vì nếu khơng
đầu tư nước ngồi, khơng mở rộng thị trường thì sẽ khó có thể tiếp tục thành công
như ở Việt Nam. Nếu Viettel không lớn mạnh, khơng có một lượng th bao lớn thì sẽ
nằm trong số 600 nhà mạng đó.


Cước gọi của các đối thủ cao nhất là 3 cent/phút và thấp nhất là 1 cent/phút. Mà
Viettel còn phải cạnh tranh với sáu nhà mạng khác nên sẽ phải cung cấp dịch vụ với

giá từ 1-2 cent/phút. Trong khi hiện ở Việt Nam, Viettel đang bán trên thị trường với
giá bình qn khoảng 8 cent/phút. Do vậy, nếu khơng đạt được một lượng khách hàng
đủ lớn thì chắc chắn đầu tư sẽ bị lỗ. Những xu thế này trực tiếp liên quan đến Viettel,
vì nếu khơng đầu tư nước ngồi, khơng mở rộng thị trường thì sẽ khó có thể tiếp tục
thành công như ở Việt Nam.
3.3 .Thành tựu Viettel đạt được khi thâm nhập thị trường quốc tế
Được đánh giá là tập đồn Viễn thơng và Cơng nghệ thông tin lớn nhất Việt Nam,
đồng thời được đánh giá là một trong những cơng ty viễn thơng có tốc độ phát triển
nhanh nhất thế giới và nằm trong Top 15 các cơng ty viễn thơng tồn cầu về số lượng
thuê bao.
Hiện nay, Viettel đã đầu tư tại 7 quốc gia ở 3 châu lục gồm châu Á, châu Mỹ, châu
Phi. Với một slogan "Hãy nói theo cách của bạn", Viettel luôn cố gắng nỗ lực phát triển
vững bước trong thời gian hoạt động và gặt hái các thành công.
Đến cuối năm 2010, mạng Viettel ở Campuchia và Lào đã cho thấy những kết quả
khả quan sau một năm kể từ ngày chính thức khai trương. Các dự án tại thị trường
Haiti và Mozambique cũng đang được khẩn trương chuẩn bị để có thể cung cấp dịch
vụ trong năm 2011. Mới đây nhất viettel cũng đã thắng thầu giấy phép ở viễn thông
peru
Hiện tại, mạng Metfone, thương hiệu của Viettel ở Campuchia, vẫn giữ vững vị trí
mạng dẫn đầu với hạ tầng mạng lưới rộng quy mô lớn nhất. Chỉ sau hơn một năm kể
từ khi khai trương, Metfone đã lắp đặt phát sóng hơn 4.000 trạm và 15.000 km cáp
quang, cung cấp dịch vụ viễn thông đến cho hơn 3,7 triệu thuê bao các loại trên toàn
quốc. Tốc độ phát triển này tương đương với Viettel ở Việt Nam sau hơn hai năm triển
khai kinh doanh.


Ket-noi.com kho tai lieu mien phi
Còn ở Lào, với thương hiệu Unitel, công ty liên doanh của Viettel với đối tác Lào
cũng đứng đầu về mạng lưới ngay khi khai trương vào tháng 10/2009, và vươn lên
đứng thứ hai về thuê bao trong năm 2010.

Thị trường Haiti cũng đã có những tín hiệu phản hồi tích cực sau khi Natcom,
liên doanh của Viettel tại Haiti bắt đầu khôi phục lại việc cung cấp điện thoại cố định
sau thảm hoạ động đất. Theo đánh giá chung, người dân Haiti đang mong đợi sự
chuyển biến lớn về chất lượng dịch vụ viễn thông tại đất nước này, với việc Natcom
đầu tư xây dựng hạ tầng cáp viễn thông, một điều mà chưa nhà cung cấp nào từng
làm ở Haiti. Do vậy, mặc dù gặp nhiều khó khăn từ nạn dịch tả và hiện tại là tình hình
bất ổn trong giai đoạn bầu cử nhưng Natcom vẫn bắt đầu cung cấp dịch vụ Internet
băng rộng trong tháng 12/2010 và kế hoạch xây dựng mạng lưới vẫn được đảm bảo
để có thể khai trương dịch vụ di động vào giữa năm 2011.
Đến năm 2017 Viettel đã được một số thành tựu như: Thương hiệu Viettel được xếp
hạng thứ 49 trong tổng số 50 thương hiệu Viễn thơng lớn nhất thế giới, là thương hiệu
có giá trị lớn nhất Việt Nam,là doanh ngiệp có lợi nhuận và nộp thuế lớn nhất Việt
Nam,Myanmar thị thường quốc tế thứ 10 của Viettel….
4. Tài liệu tham khảo



×