Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Bài tập nhóm môn Tư pháp Quốc tế (9 điểm) Đề bài: “Bình luận Điều 687 Bộ luật dân sự 2015 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.97 KB, 15 trang )

MỤC LỤC
Trang:

MỞ ĐẦU
NỘI DUNG.......................................................................................................1
I. Khái quát chung về bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng có yếu tố nước
ngồi..................................................................................................................1
1. Khái niệm bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng có yếu tố nước ngoài.....1
2. Nguyên nhân phát sinh xung đột pháp luật về bồi thường thiệt hại ngồi
hợp đồng có yếu tố nước ngoài........................................................................2
3. Giải quyết xung đột pháp luật về bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng có
yếu tố nước ngoài.............................................................................................3
II. Quy định của Điều 687 Bộ luật dân sự 2015 về bồi thường thiệt hại
ngồi hợp đồng có yếu tố nước ngoài............................................................3
KẾT LUẬN......................................................................................................9
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


MỞ ĐẦU
Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một nội dung quan
trọng trong tư pháp quốc tế và thường xuyên có thể gặp phải
trong đời sống thường nhật. Chế định trách nhiệm bồi thường
thiệt hại ngoài hợp đồng là chế định quan trọng và không thể
thiếu trong pháp luật dân sự của bất kì quốc qua nào. Pháp
luật của các quốc gia trên thế giới, về cơ bản, có cùng quan
điểm về cách hiểu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng. Tuy nhiên, quy định về vấn đề này vẫn cịn có điểm
khác nhau dẫn đến việc giải quyết bồi thường thiệt hại ngồi
hợp đồng có yếu tố nước ngoài xảy ra xung đột pháp luật giữa
các quốc gia. Để tìm hiểu rõ hơn về chế định bồi thường thiệt
hại ngồi hợp đồng có yếu tố nước ngồi, nhóm em xin chọn


đề bài: “Bình luận Điều 687 Bộ luật dân sự 2015 về bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng” cho bài tập nhóm của mình.


NỘI DUNG
I. Khái quát chung về bồi thường thiệt hại ngồi
hợp đồng có yếu tố nước ngồi
1. Khái niệm bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng
có yếu tố nước ngồi
Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong tư pháp quốc tế
là quan hệ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có yếu tố nước
ngồi.
Quan hệ bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng là quan hệ
phát sinh khi một chủ thể gây ra những thiệt hại do hành vi
trái pháp luật làm xâm hại tới quyền và lợi ích hợp pháp của
chủ thể khác.
Bộ luật Dân sự năm 2015, các Điều từ 584 đến 608 quy
định trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng. Theo
đó, người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khoẻ,
danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp
khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ
trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác
(khoản 1 Điều 584 Bộ luật Dân sự năm 2015).
Trên cơ sở yếu tố nước ngoài trong quan hệ dân sự được
quy định tại khoản 2 Điều 663 Bộ luật Dân sự năm 2015,
trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng có yếu tố
nước ngồi là quan hệ bồi thường thiệt hại có một trong các
yếu tố sau đây:
Thứ nhất, có ít nhất một trong các bên tham gia quan hệ
bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là người nước ngoài, pháp

nhân nước ngoài.
1


Ví dụ: Cơng dân Việt Nam A lái xe đâm vào công dân Pháp
B tại Hà Nội. B kiện A lên Tòa án nhân dân Thành phố Hà Nội
đòi bồi thường thiệt hại.
Thứ hai, các bên tham gia trách nhiệm bồi thường thiệt
hại ngồi hợp đồng đều là cơng dân Việt Nam hoặc pháp nhân
Việt Nam nhưng việc xác lập, thay đổi, thực hiện hoặc chấm
dứt quan hệ đó xảy ra tại nựởc ngồi.
Ví dụ: X và Y đều là công dân Việt Nam nhưng đang du
học tại Nhật Bản. Do xích mích nên X đã đánh Y bị thương
phải nhập viện điều trị. Điều trị xong Y về nước và khởi kiện X
đòi bồi thường thiệt hại.
Thứ ba, các bên tham gia trách nhiệm bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng đều là công dân Việt Nam hoặc pháp phân
Việt Nam nhưng đối tượng của quan hệ bồi thường đó ở nước
ngồi.
Ví dụ: P và Q đều là pháp nhân Việt Nam hoạt động trong
cùng một lĩnh vực. Trong quá trình cạnh tranh, Q đã phao tin
đồn thất thiệt về tình hình tài chính của P làm P mất các hợp
đồng có thể được ký kết ở nước ngồi. Do đó, P kiện Q về
hành vi cạnh tranh khơng lành mạnh và yêu cầu bồi thường
thiệt hại với những lợi ích bị mất đi tại nước ngồi đó. Trong
trường hợp này, đối tượng của quan hệ bồi thường thiệt hại là
những lợi ích bị mất đi tại nước ngồi.1

1 Trường Đại học Luật Hà Nội, Bộ môn Tư pháp quốc tế, TS. Vũ Thị Phương Lan – TS. Nguyễn Thái Mai
(Đồng chủ biên) (2017), Hướng dẫn học Tư pháp quốc tế, NXB. Chính Trị Quốc Gia Sự Thật, Hà Nội, tr.

219 – 221.

2


2. Nguyên nhân phát sinh xung đột pháp luật về
bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng có yếu tố nước
ngồi
Quan hệ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong tư
pháp quốc tế là quan hệ liên quan đến ít nhất hai nước. Pháp
luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng ở mỗi
nước, mỗi khu vực có quy định khác nhau về: điều kiện xác
định trách nhiệm, phạm vi trách nhiệm, căn cứ không phải
chịu trách nhiệm và phạm vi bồi thường thiệt hại, các phương
pháp bồi thường và mức bồi thường, những chủ thể có quyền
được bồi thường, thời hiệu... Đây là nguyên nhân dẫn tới hiện
tượng xung đột pháp luật trong quan hệ bồi thường thiệt hại
ngồi hợp đồng có yếu tố nước ngồi.2
3. Giải quyết xung đột pháp luật về bồi thường
thiệt hại ngoài hợp đồng có yếu tố nước ngồi
Khi phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngồi hợp
đồng có yếu tố nước ngoài, các nước giải quyết bằng cách áp
dụng phương pháp thực chất và phương pháp xung đột. Trong
đó, việc xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng, tư pháp quốc tế các nước thường dựa trên phương pháp
xung đột.
Hiện nay, khi xây dựng quy phạm xung đột để giải quyết
xung đột pháp luật trong quan hệ này, tư pháp quốc tế của
nhiều nước trên thế giới thường ưu tiên sử dụng hệ thuộc Luật
do các bên thỏa thuận lựa chọn (Lex voluntatis) để giải quyết

xung đột pháp luật về bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng có
yếu tố nước ngồi. Bên cạnh đó, các bệ thuộc khác cũng được
2 Trường Đại học Luật Hà Nội (2017), Giáo trình Tư pháp quốc tế, Nxb. Tư pháp, Hà Nội, tr. 440.

3


sử dụng kết hợp như: luật nơi phát sinh hậu quả thực tế của
sự kiện gây thiệt hại (Lex loci damni), luật nơi xảy ra hành vi
gây thiệt hại (Lex loci delicti), luật nơi cư trú của đương sự
(Lex domicilii), luật có mối liên hệ gắn bó nhất với quan hệ. 3
Ở Việt Nam hiện nay, vấn đề xung đột pháp luật về bồi
thường thiệt hại ngồi hợp đồng có yếu tố nước ngồi có thể
được giải quyết bằng điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành
viên (hiện nay chỉ có điều ước quốc tế song phương – Hiệp
định tương trợ tư pháp) hoặc theo quy định của pháp luật Việt
Nam (chủ yếu là Điều 687 Bộ luật Dân sự 2015).
II. Quy định của Điều 687 Bộ luật dân sự 2015 về
bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng có yếu tố nước
ngồi
Pháp luật Việt Nam khơng có quy phạm thực chất trực
tiếp điều chỉnh quan hệ bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng
có yếu tố nước ngồi (trừ một số trường hợp đặc biệt) mà chỉ
sử dụng quy phạm xung đột để giải quyết xung đột pháp luật
trong lĩnh vực này. Trong đó đầu tiên phải kể đến nguyên tắc
giải quyết xung đột pháp luật về bồi thường thiệt hại ngồi
hợp đồng có yếu tố nước ngồi được quy định tại Điều 687 Bộ
luật Dân sự năm 2015. Điều 687 Bộ luật dân sự 2015 quy
định:
“1. Các bên được thỏa thuận lựa chọn pháp luật áp dụng

cho việc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, trừ trường hợp
quy định tại khoản 2 Điều này. Trường hợp khơng có thỏa

3 Trường Đại học Luật Hà Nội, Bộ môn Tư pháp quốc tế, TS. Vũ Thị Phương Lan – TS. Nguyễn Thái Mai
(Đồng chủ biên) (2017), Hướng dẫn học Tư pháp quốc tế, NXB. Chính Trị Quốc Gia Sự Thật, Hà Nội, tr.
222.

4


thuận thì pháp luật của nước nơi phát sinh hậu quả của sự
kiện gây thiệt hại được áp dụng.
2. Trường hợp bên gây thiệt hại và bên bị thiệt hại có nơi
cư trú, đối với cá nhân hoặc nơi thành lập, đối với pháp nhân
tại cùng một nước thì pháp luật của nước đó được áp dụng”.
Từ quy định trên của Điều 687 Bộ luật Dân sự năm 2015,
ta có thể thấy:
1. Bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng có yếu tố nước
ngoài là quan hệ bồi thường thiệt hại diễn ra giữa bên gây
thiệt hại và bên bị thiệt hại, trong các bên đó có một bên là cá
nhân, pháp nhân nước ngoài, hoặc tài sản là đối tượng của
quan hệ này tồn tại ở nước ngoài, hoặc sự kiện gây thiệt hại
xảy ra ở nước ngoài.
Để giải quyết quan hệ này BLDS năm 2015 có một thay
đổi lớn so với quy định tương tự tại Điều 773 BLDS năm 2005,
đó là ngay tại khoản 1 Điều 687 BLDS năm 2015 đã cho phép
các bên được thỏa thuận lựa chọn pháp luật áp dụng cho
quan hệ bồi thường thiệt hại của họ. BLDS năm 2005 các bên
không được phép thỏa thuận chọn luật, với thay đổi này trong
BLDS năm 2015 nhà làm luật một lần nữa muốn khẳng định

quan điểm việc của người dân thì để người dân tự giải quyết,
trao sự chủ động cho các đương sự, tôn trọng sự tự định đoạt
của các đương sự ngay cả trong việc lựa chọn pháp luật áp
dụng. Ngoài việc là quan hệ giữa các chủ thể bình đẳng
ngang quyền nên thỏa thuận là nguyên tắc cơ bản, còn một lý
do nữa để sự cho phép các bên tự thỏa thuận lựa chọn luật áp
dụng trở nên có lý và thuyết phục là vì nếu các bên đã chọn
5


luật thì họ cũng dễ chấp nhận những quy định của hệ thống
pháp luật do họ lựa chọn hơn và việc thực thi pháp luật vì thế
sẽ thuận lợi và dễ dàng hơn.
Việc pháp luật Việt Nam cho phép các bên thỏa thuận lựa
chọn luật áp dụng điều chỉnh quan hệ bồi thường thiệt hại
ngồi hợp đồng có yếu tố nước ngoài phù hợp với Quy định
Rome II năm 2007 và pháp luật nhiều nước trên thế giới.
Tất nhiên, cần lưu ý rằng các bên khơng phải có thể thỏa
thuận bất kỳ luật nào mà chỉ có thể thỏa thuận lựa chọn trong
số những hệ thống luật có liên quan. Ví dụ: A là thương nhân
bán vải ở Việt Nam, B là thương nhân người Pháp muốn mua
vải của A. Trong trường hợp này, nếu có phát sinh trách nhiệm
bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng thì A và B cũng chỉ có thể
lựa chọn giải quyết bằng hệ thống pháp luật của Việt Nam
hoặc hệ thống luật của Pháp.
Tuy nhiên, trong trường hợp pháp luật quy định cho phép
các bên được thỏa thuận lựa chọn pháp luật áp dụng nhưng
các bên đã không thỏa thuận hoặc không thể thỏa thuận
được, trong trường hợp đó, quy phạm ở Điều 687 đã dự liệu
sẵn một hệ thuộc luật để điều chỉnh quan hệ này đó là hệ

thuộc luật của nước nơi phát sinh hậu quả của sự kiện gây
thiệt hại. Ví dụ: công dân Việt Nam A và công dân Pháp B xảy
ra xô xát tại Hà Nội. Khi ở Việt Nam, B khơng có dấu hiệu gì
bất thường nhưng khi về Pháp B liên tục bị đau đầu, choáng
váng và kết luận của bác sĩ là B có khối máu đông trong não
do bị đánh tại Việt Nam gây ra. Đại diện của B kiện A lên Tòa
án nhân dân Thành phố Hà Nội đòi bồi thường thiệt hại. Hai
bên khơng có thỏa thuận gì về luật áp dụng nên pháp luật áp
6


dụng trong vụ việc này sẽ là pháp luật của Pháp - nơi phát
sinh hậu quả của sự kiện gây thiệt hại.
Ở quy định này, BLDS năm 2015 cũng có sự thay đổi so
với BLDS năm 2005, đó là nếu như BLDS năm 2005 cho phép
cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp được cân nhắc
áp dụng giữa 2 hệ thống pháp luật là hệ thống pháp luật nước
nơi xảy ra hành vi hây thiệt hại và hệ thống pháp luật nơi xảy
ra hậu quả của hành vi gây thiệt hại, thì đến BLDS năm 2015
khơng cịn sự lựa chọn như vậy nữa, mà cơ quan có thẩm
quyền chỉ áp dụng một hệ thuộc luật đó là luật của nước nơi
phát sinh hậu quả của sự kiện gây thiệt hại.
Sự thay đổi này được đánh giá là phù hợp và tích cực, bởi
nếu để cả 2 hệ thuộc luật và cho phép các cơ quan giải quyết
tranh chấp được tùy tình huống mà áp dụng hệ thống pháp
luật nào mà cơ quan đó cho là phù hợp thì sẽ nguy hiểm vì
quy định như vậy dễ tạo sự tùy tiện và rất có thể sẽ vì những
mục đích khơng khách quan mà áp dụng hệ thống pháp luật
có thể được xem là có lợi hơn cho một bên. Hơn nữa, đây là
quan hệ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, là quan hệ mà

khi phát sinh đã hàm chứa sẵn yếu tố bất đồng, mâu thuẫn.
Nên nếu để cho cơ quan giải quyết tranh chấp tự do lựa chọn
luật, ngay cả khi sự lựa chọn đó là hồn tồn cơng tâm và
minh bạch thì cũng dễ gây thắc mắc, khiếu kiện vì nghi ngờ
sự vơ tư trong việc chọn luật áp dụng của cơ quan giải quyết
tranh chấp.
Việc pháp luật quy định áp dụng pháp luật của nước nơi
phát sinh hậu quả của sự kiện gây thiệt hại để giải quyết các
7


vấn đề liên quan đến trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngồi
hợp đồng cũng có những ý nghĩa nhất định:
+ Pháp luật của nước nơi phát sinh hậu quả của sự kiện
gây thiệt hại thể hiện tính khách quan, trong trường hợp bên
gây thiệt hại và bên bị thiệt hại khơng cùng quốc tịch hoặc
nơi cư trú thì áp dụng nguyên tắc này là phù hợp.
+ Đa số các trường hợp, việc áp dụng pháp luật của nước
nơi phát sinh hậu quả của sự kiện gây thiệt hại tạo điều kiện
thuận lợi cho việc giải quyết của toà án. Toà án có thể dễ
dàng hơn trong việc điều tra, thu thập chứng cứ, xác minh về
thiệt hại thực tế... đồng thời cũng đảm bảo được lợi ích của
bên bị thiệt hại.
+ Nhìn chung, nơi phát sinh hậu quả của sự kiện gây thiệt
hại có mối quan hệ gần gũi nhất đối với loại tranh chấp trong
lĩnh vực bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng, xét về tính chất
loại vụ việc thì áp dụng luật nơi phát sinh hậu quả của sự kiện
gây thiệt hại là quy phạm thể hiện đúng bản chất của quan
hệ.
Tuy nhiên, việc áp dụng pháp luật của nước nơi phát sinh

hậu quả của sự kiện gây thiệt hại cũng có điểm khó khăn, đó
là trong trường hợp hậu quả của sự kiện gây thiệt hại xảy ra ở
nước ngồi thì tồ án Việt Nam sẽ phải áp dụng pháp luật
nước ngồi. Ngồi ra, để có thể giải quyết vụ việc đúng thời
hạn, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên đương
sự thì cần phải có sự hợp tác tương trợ tư pháp quốc tế giữa
cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam với cơ quan hữu quan
của nước ngoài.
8


Như vậy so với Điều 773 BLDS năm 2005 thì Điều 687
BLDS năm 2015 có một sự hốn đổi thú vị trong việc lựa chọn
luật. BLDS năm 2005 không cho phép các bên trong quan hệ
được lựa chọn pháp luật áp dụng nhưng lại cho các cơ quan
có thẩm quyền được quyền này, trong khi đó BLDS năm 2015
lại ngược lại, cho các bên tham gia quan hệ được lựa chọn
pháp luật áp dụng mà không cho các cơ quan có thẩm quyền
được như vậy. Sự thay đổi này được đánh giá là tiến bộ và
chính đáng.
2. Trường hợp bên gây thiệt hại và bên bị thiệt hại là các
cá nhân có cùng nơi cư trú, hoặc bên gây thiệt hại và bên bị
thiệt hại là các pháp nhân có cùng nơi thành lập tại một nước
thì pháp luật của nước đó được áp dụng. Quy định này dựa
vào căn cứ nhân thân của các bên để xác định luật áp dụng
chứ không dựa vào nơi phát sinh hậu quả của hành vi gây
thiệt hại như quy định chung tại khoản 1 nữa. Thay đổi này
xuất phát từ việc áp dụng các hệ thống pháp luật đó (hệ
thống pháp luật nơi cư trú của cá nhân và hệ thống pháp luật
nơi thành lập pháp nhân) các bên sẽ nắm bắt dễ dàng và do

đó sẽ dễ chấp nhận kết quả giải quyết của tòa án hơn.
Quy định tại khoản 2 Điều 687 cũng khác so với quy định
của khoản 3 Điều 773 BLDS năm 2005, bởi Điều 773 chỉ đề
cập đến tình huống bên gây thiệt hại và bên bị thiệt hại là
cơng dân, pháp nhân Việt Nam, thì sẽ áp dụng pháp luật Việt
Nam. Vậy, nếu bên gây thiệt hại và bên bị thiệt hại cùng là
công dân, pháp nhân nước ngồi thì lại khơng có quy định
tương ứng cùng nguyên tắc áp dụng luật. Như vậy, quy định
của Điều 687 có tính bao qt và thống nhất hơn cho cả
9


trường hợp các bên cùng là Việt Nam hoặc cùng là nước
ngoài. Thêm nữa hệ thuộc luật tại khoản 2 Điều 687 cũng
được thay đổi so với khoản 3 Điều 773 cụ thể đổi từ hệ thuộc
luật quốc tịch thành hệ thuộc luật nơi cư trú. Vì thơng thường
yếu tố cư trú sẽ chi phối và ảnh hưởng nhiều hơn yếu tố quốc
tịch trong các quan hệ bồi thường thiệt hại, đó là lý do pháp
luật các nước thường chọn luật nơi hoặc xảy ra hành vi hoặc
luật xảy ra hậu quả để điều chỉnh quan hệ này mà không căn
cứ vào quốc tịch. Hệ thuộc luật nơi cư trú cịn tránh được tình
trạng khó khăn trong áp dụng pháp luật khi các bên trong
quan hệ là các chủ thể khác quốc tịch.
Điều 687 BLDS năm 2015 cũng đã loại bỏ mà không tiếp
tục quy định như tại khoản 2 Điều 773 về việc bồi thường
thiệt hại do tàu bay, tầu biển gây ra, bởi các vấn đề đó đã có
các luật chun ngành là Luật hàng khơng và Luật hàng hải
quy định thì BLDS với tư cách là luật chung sẽ khơng quy định
nữa để tránh trùng lặp. Cịn nguyên tắc áp dụng luật giữa luật
chung và luật chuyên ngành cũng đã được quy định rõ ràng

trong Phần quy định chung của BLDS năm 2015 nên việc bỏ
quy định này là cần thiết.4
Sau đây là ví dụ một trường hợp cụ thể và việc áp dụng
Điều 687 Bộ luật Dân sự năm 2015:
Tháng 6 năm 2017, anh Danile Richar (quốc tịch Thụy
Điển) đến Việt Nam du lịch, khi đến Vịnh Hạ Long thăm quan
đã bị ô tô của anh Trần Đình A (cơng dân Việt Nam) mất lái
đâm phải làm anh Danile Richar ngã đập đầu xuống đường,
4 Xem: PGS. TS. Nguyễn Văn Cừ - PGS. TS. Trần Thị Huệ (Đồng chủ biên)(2017), Bình luận khoa học Bộ
luật dân sự năm 2015 của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội và
Trường Đại học Luật Hà Nội (2017), Giáo trình Tư pháp quốc tế, Nxb. Tư pháp, Hà Nội.

10


khi tỉnh dậy anh khơng có biểu hiện gì của bệnh lí. Sau đó,
anh quay trở lại Thụy Điển. Tại Thụy Điển anh bị bệnh tâm
thần phân liệt, khi khám bệnh tại bệnh viện, bác sỹ kết luận
nguyên nhân gây bệnh là do tai nạn ô tô khi anh đi du lịch tại
Việt Nam. Đại diện hợp pháp của anh Danile Richar đã khởi
kiện anh A ra toà án Việt Nam yêu cầu bồi thường thiệt hại về
sức khỏe. Trong trường hợp này, hai bên chủ thể (bên gây
thiệt hại và bên bị thiệt hại) có quốc tịch khác nhau nên trách
nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng sẽ do tư pháp quốc
tế điều chỉnh và luật áp dụng sẽ do các bên thoả thuận lựa
chọn (lựa chọn giữa hệ thống pháp luật của Việt Nam và pháp
luật của Thụy Điển).
Trong trường hợp các bên không thể thỏa thuận luật áp
dụng, hành vi gây thiệt hại xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam
nhưng hậu quả của sự kiện gây thiệt hại lại xảy ra ở Thụy

Điển, do đó pháp luật Thụy Điển sẽ được áp dụng để giải
quyết vấn đề bồi thường, tức là tòa án Việt Nam sẽ áp dụng
pháp luật nước ngồi.
KẾT LUẬN
Tóm lại, khi có quan hệ bồi thường thiệt hại ngồi hợp
đồng có yếu tố nước ngồi thì sẽ phát sinh xung đột pháp luật
và yêu cầu đặt ra là phải giải quyết xung đột pháp luật đó.
Thực tiễn các nước đều chủ yếu dùng các quy phạm xung đột
nhưng áp dụng hệ thuộc luật nào thì mỗi nước có cách thức
quy định khác nhau. Với Việt Nam, nếu là các nước Việt Nam
có Hiệp định tương trợ tư pháp thì xung đột pháp luật về bồi
thưịng thiệt hại ngồi hợp đồng sẽ được giải quyết thông qua
quy định của các Hiệp định tương trợ tư pháp này, còn với
11


những nước Việt Nam chưa có Hiệp định tương trợ tư pháp thì
áp dụng quy định của pháp luật trong nước là Điều 687 Bộ
luật Dân sự năm 2015. Theo đó, pháp luật áp dụng do các
bên lựa chọn, nhưng nếu các bên khơng lựa chọn thì pháp
luật của nưốc nơi phát sinh hậu quả của sự kiện gây thiệt hại
sẽ được áp dụng. Tuy nhiên, cần lưu ý một số trưòng hợp đặc
biệt, ngoại lệ của Điều 687 Bộ luật Dân sự năm 2015.

12


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường Đại học Luật Hà Nội (2017), Giáo trình Tư pháp quốc
tế, Nxb. Tư pháp, Hà Nội.

2. Trường Đại học Luật Hà Nội, Bộ môn Tư pháp quốc tế, TS.
Vũ Thị Phương Lan – TS. Nguyễn Thái Mai (Đồng chủ biên)
(2017), Hướng dẫn học Tư pháp quốc tế, NXB. Chính Trị
Quốc Gia Sự Thật, Hà Nội.
3. PGS. TS. Nguyễn Văn Cừ - PGS. TS. Trần Thị Huệ (Đồng chủ
biên)(2017), Bình luận khoa học Bộ luật dân sự năm 2015
của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Nxb. Công
an nhân dân, Hà Nội.
4. TS. Nguyễn Minh Tuấn (Chủ biên)(2016), Bình luận khoa
học Bộ luật dân sự của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa
Việt Nam năm 2015, Nxb. Tư pháp, Hà Nội.
5. Các văn bản pháp luật:
- Bộ luật dân sự năm 2015;
- Bộ luật dân sự năm 2005.



×