Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Quản lý nguồn vốn vay để phát triển quỹ đất trên địa bàn tỉnh bắc kạn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.68 MB, 100 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGUYỄN THANH HUYỀN

QUẢN LÝ NGUỒN VỐN VAY ĐỂ PHÁT TRIỂN
QUỸ ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC KẠN

LUẬN VĂN THẠC SĨ
THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG
Ngành: QUẢN LÝ KINH TẾ

THÁI NGUYÊN, NĂM 2020


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGUYỄN THANH HUYỀN

QUẢN LÝ NGUỒN VỐN VAY ĐỂ PHÁT TRIỂN
QUỸ ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC KẠN
Ngành: QUẢN LÝ KINH TẾ
Mã số: 8.34.04.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ
THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

Người hướng dẫn khoa học: TS. VŨ QUỲNH NAM

THÁI NGUYÊN, NĂM 2020




i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn này do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của
giáo viên hướng dẫn khoa học không trùng lặp với bất kỳ luận văn hoặc cơng
trình nào khác. Các tư liệu và số liệu sử dụng trong luận văn được thu thập từ
các nguồn gốc đáng tin cậy.
Thái Nguyên, tháng 9 năm 2020
Tác giả luận văn

Nguyễn Thanh Huyền


ii
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Cô giáo, người đã tận tình hướng dẫn và
định hướng cho tơi trong việc hồn thành cơng trình luận văn này.
Tơi xin chân thành cảm ơn các thầy, cơ giáo Phịng đào tạo, các thầy
giáo, cô giáo Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh - Đại học Thái
Nguyên đã có những góp ý q báu và giúp đỡ tơi trong q trình học tập,
nghiên cứu và hồn thành luận văn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn Lãnh đạo và các đồng nghiệp cơ quan nơi tôi
đang công tác đã tạo điều kiện cho tơi được đi học nâng cao trình độ trong
thời gian qua.
Tôi xin gửi lời cảm ơn gia đình, các bạn bè đồng nghiệp đã tạo điều
kiện và giúp đỡ nhiệt tình để tơi có thể hồn thành quá trình học tập và
nghiên cứu tại Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh - Đại học
Thái Nguyên.
Xin trân trọng cảm ơn!

Thái Nguyên, tháng 8 năm 2020
Tác giả luận văn

Nguyễn Thanh Huyền


iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................. vi
DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................. vii
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ .............................................................................. ix
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................... 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 3
4. Dự kiến đóng góp của luận văn..................................................................... 4
5. Cấu trúc của luận văn .................................................................................... 4
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ
QUẢN LÝ NGUỒN VỐN VAY ĐỂ PHÁT TRIỂN QUỸ ĐẤT ................. 5
1.1. Cơ sở lý luận về quản lý nguồn vốn vay để phát triển quỹ đất.................. 5
1.1.1. Khái niệm, nhiệm vụ của tổ chức phát triển quỹ đất .............................. 5
1.1.2. Khái niệm, vai trò và nguyên tắc quản lý nguồn vốn vay để phát
triển quỹ đất....................................................................................................... 8
1.1.3. Nội dung của quản lý nguồn vốn vay để phát triển quỹ đất ................. 11
1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nguồn vốn vay để phát triển
quỹ đất ............................................................................................................. 16
1.2. Kinh nghiệm quản lý nguồn vốn vay để phát triển quỹ đất của một

số địa phương và bài học kinh nghiệm đối với tỉnh Bắc Kạn ......................... 19
1.2.1. Kinh nghiệm quản lý nguồn vốn vay để phát triển quỹ đất của tỉnh
Bắc Giang ........................................................................................................ 19
1.2.2. Kinh nghiệm quản lý nguồn vốn vay để phát triển quỹ đất của tỉnh
Thái Nguyên .................................................................................................... 21
1.2.3. Kinh nghiệm quản lý nguồn vốn vay để phát triển quỹ đất của tỉnh
Bắc Ninh .......................................................................................................... 22
1.2.4. Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Bắc Kạn ................................................ 24


iv
Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................. 26
2.1. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................. 26
2.2. Phương pháp thu thập thông tin ............................................................... 26
2.2.1. Thu thập thông tin thứ cấp .................................................................... 26
2.2.2. Thu thập thông tin sơ cấp ...................................................................... 26
2.3. Phương pháp tổng hợp và phân tích thơng tin ......................................... 28
2.3.1. Phương pháp tổng hợp thông tin ........................................................... 28
2.3.2. Phương pháp xử lý thơng tin ................................................................. 28
2.3.3. Phương pháp phân tích thơng tin .......................................................... 28
2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ................................................................... 29
2.4.1. Nhóm chỉ tiêu về quản lý nguồn vốn vay để phát triển quỹ đất ........... 29
2.4.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nguồn vốn
vay để phát triển quỹ đất ................................................................................. 30
Chương 3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGUỒN VỐN VAY ĐỂ
PHÁT TRIỂN QUỸ ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC KẠN ................ 31
3.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội và điều kiện tự nhiên tỉnh Bắc Kạn ................ 31
3.2. Quá trình hình thành và phát triển Quỹ đất trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn ... 34
3.3. Thực trạng quản lý nguồn vốn vay để phát triển quỹ đất trên địa bàn
tỉnh Bắc Kạn .................................................................................................... 36

3.3.1. Xây dựng kế hoạch giải ngân vốn để phát triển quỹ đất trên địa
bàn tỉnh Bắc Kạn ............................................................................................. 36
3.3.2. Tổ chức quản lý nguồn vốn vay để phát triển quỹ đất trên địa bàn
tỉnh Bắc Kạn .................................................................................................... 39
3.3.3. Công tác thanh tra, kiểm tra nguồn vốn vay để phát triển quỹ đất
trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn ................................................................................ 47
3.3.4. Quản lý công tác thu hồi vốn vay ......................................................... 50
3.4. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý nguồn vốn vay để phát
triển quỹ đất trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn .......................................................... 54
3.4.1. Các yếu tố khách quan .......................................................................... 54
3.4.2. Các yếu tố chủ quan .............................................................................. 62


v
3.5. Đánh giá thực trạng quản lý nguồn vốn vay để phát triển quỹ đất
trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn ................................................................................ 67
3.5.1. Kết quả đạt được ................................................................................... 67
3.5.2. Hạn chế và nguyên nhân ....................................................................... 68
Chương 4. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NGUỒN VỐN
VAY ĐỂ PHÁT TRIỂN QUỸ ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC KẠN ..... 70
4.1. Quan điểm, định hướng và mục tiêu tăng cường quản lý nguồn vốn
vay để phát triển quỹ đất trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn ....................................... 70
4.1.1. Quan điểm, định hướng ......................................................................... 70
4.1.2. Mục tiêu................................................................................................. 70
4.2. Giải pháp tăng cường quản lý nguồn vốn vay để phát triển quỹ đất
trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn ................................................................................ 72
4.2.1. Giải pháp nâng cao hiệu quả xây dựng kế hoạch giải ngân vốn để
phát triển quỹ đất trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn................................................... 72
4.2.2. Giải pháp tăng cường công tác tổ chức quản lý nguồn vốn vay để
phát triển quỹ đất trên địa bàn ......................................................................... 73

4.2.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra nguồn
vốn vay để phát triển quỹ đất trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn ................................ 74
4.2.4. Giải pháp tăng cường quản lý công tác thu hồi vốn vay để phát
triển quỹ đất trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn .......................................................... 76
4.3. Kiến nghị đề xuất ..................................................................................... 77
4.3.1. Kiến nghị với Nhà nước ........................................................................ 77
4.3.2. Kiến nghị với tỉnh Bắc Kạn .................................................................. 77
4.3.3. Kiến nghị với các tổ chức nhận vay vốn ............................................... 78
KẾT LUẬN .................................................................................................... 79
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 81
PHỤ LỤC ....................................................................................................... 84


vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DA

:

Dự án

DADTXDHTKT

:

Dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật

DNNVV


:

Doanh nghiệp nhỏ và vừa

GPMB

:

Giải phóng mặt bằng

GRDP

:

Tổng sản phẩm trên địa bàn

NSNN

:

Ngân sách nhà nước

R&BVMT

:

Rừng và bảo vệ môi trường

TP


:

Thành phố

UBND

:

Ủy ban nhân dân


vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Thang đo quãng Likert đo lường mức độ đồng ý ........................ 29
Bảng 3.1.

Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Kạn giai đoạn
2017-2019 .................................................................................... 32

Bảng 3.2. Kế hoạch vay vốn cho các đơn vị trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
giai đoạn 2017-2019 .................................................................... 37
Bảng 3.3. Kế hoạch cho vay vốn cho từng dự án trên địa bàn tỉnh Bắc
Kạn giai đoạn 2017-2019 ............................................................. 38
Bảng 3.4. Tình hình thẩm định vốn vay cho phát triển quỹ đất trên địa
bàn tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2017-2019 ....................................... 41
Bảng 3.5. Tình hình cấp vốn vay theo đơn vị địa bàn tỉnh Bắc Kạn
giai đoạn 2017-2019 .................................................................... 43
Bảng 3.6. Tình hình cấp vốn vay cho từng dự án trên địa bàn tỉnh Bắc
Kạn giai đoạn 2017-2019 ............................................................. 44
Bảng 3.7. Đánh giá của các tổ chức được vay vốn về công tác quản

lý nguồn vốn vay để phát triển quỹ đất trên địa bàn tỉnh
Bắc Kạn ....................................................................................... 46
Bảng 3.8. Kết quả kiểm tra, giám sát các dự án được vay vốn từ Quỹ
Phát triển đất trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn ...................................... 48
Bảng 3.9. Đánh giá của các tổ chức được vay vốn về công tác thanh
tra, kiểm tra nguồn vốn vay để phát triển quỹ đất trên địa
bàn tỉnh Bắc Kạn.......................................................................... 49
Bảng 3.10. Kết quả thu hồi vốn vay cho phát triển quỹ đất tỉnh Bắc
Kạn giai đoạn 2017-2019 ............................................................. 52
Bảng 3.11. Đánh giá của các tổ chức được vay vốn về công tác quản
lý thu hồi vốn vay để phát triển quỹ đất trên địa bàn tỉnh
Bắc Kạn ....................................................................................... 54


viii
Bảng 3.12: Đánh giá của cán bộ quản lý về điều kiện kinh tế - xã hội
của địa phương ảnh hưởng đến công tác quản lý nguồn vốn
vay để phát triển quỹ đất trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn .................... 55
Bảng 3.13: Đánh giá của cán bộ quản lý về thể chế, chính sách ảnh
hưởng đến cơng tác quản lý nguồn vốn vay để phát triển
quỹ đất trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn ............................................... 57
Bảng 3.14: Đánh giá của cán bộ quản lý về sự phối hợp giữa các bên
trong việc quản lý nguồn vốn vay để phát triển quỹ đất.............. 59
Bảng 3.15: Đánh giá của cán bộ quản lý về nhận thức của các tổ chức
được vay vốn trong quản lý nguồn vốn vay để phát triển
quỹ đất .......................................................................................... 61
Bảng 3.16. Số lượng cán bộ quản lý hoạt động quản lý nguồn vốn vay
để phát triển Quỹ phát triển đất tỉnh Bắc Kạn ............................. 63
Bảng 3.17. Số lượng cán bộ tại Quỹ được tham gia các lớp đào tạo
ngắn hạn và tham gia tập huấn giai đoạn 2017-2019 .................. 65

Bảng 3.18. Giá trị tài sản, thiết bị của Quỹ Phát triển đất, rừng và Bảo
vệ môi trường tỉnh Bắc Kạn năm 2019........................................ 66
Bảng 3.19: Đánh giá của cán bộ quản lý về cơ sở vật chất, trang
thiết bị phục vụ công tác quản lý nguồn vốn vay để phát
triển quỹ đất ................................................................................ 66


ix
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ

Biểu đồ 3.1. Trình độ của cán bộ quản lý tại Quỹ Phát triển đất, rừng và
Bảo vệ môi trường tỉnh Bắc Kạn .............................................. 64


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Bồi thường giải phóng mặt bằng, xây dựng khu tái định cư cho người
bị thu hồi đất khi Nhà nước thực hiện thu hồi đất để sử dụng vào mục đích
quốc phịng, an ninh, lợi ích quốc gia là vấn đề quan trọng, không chỉ để
bảo đảm quyền lợi của người dân khi bị thu hồi đất mà còn là một trong
các yếu tố ảnh hưởng lớn đến tiến độ giải phóng mặt bằng để thực hiện các
dự án quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích cơng cộng và phát triển
kinh tế của đất nước.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy việc triển khai bồi thường giải phóng
mặt bằng, đầu tư xây dựng các khu tái định cư ở các địa phương còn chậm
và quỹ đất phục vụ cho việc bố trí tái định cư cịn thiếu, các địa phương
khơng có đủ quỹ nhà, đất để phục vụ tái định cư tương xứng với kế hoạch
thu hồi đất để thực hiện các dự án, việc tái định cư cho các hộ gia đình bị
thu hồi đất thực hiện cịn chắp vá và thụ động. Bên cạnh đó, việc hỗ trợ về

đời sống sinh hoạt và sản xuất cho người dân đã được bố trí sinh sống và
sản xuất tại các khu, các điểm tái định cư cũng rất hạn chế, nơi ở mới tại
khu tái định cư điều kiện hạ tầng kinh tế, xã hội thường thấp hơn cũ, cuộc
sống và sản xuất của các hộ gia đình trong các khu tái định cư chưa có đủ
điều kiện để ổn định và cịn gặp nhiều khó khăn.
Có nhiều ngun nhân dẫn đến tình trạng trên, nhưng trong đó có một
ngun nhân quan trọng là nguồn lực tài chính dành cho phát triển quỹ đất
phục vụ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất còn hạn hẹp và việc cấp vốn vay
phục vụ tái định cư còn gặp khá nhiều vướng mắc.
Bắc Kạn là tỉnh miền núi thuộc diện khó khăn nhất cả nước, hạ tầng cơ
sở còn kém phát triển, nên nguồn thu từ sử dụng đất thấp. Những năm gần
đây, được sự quan tâm của UBND tỉnh cho việc đầu tư nâng cấp hạ tầng cơ
sở, các khu dân cư trên địa bàn, qua đó bước đầu đã giúp cho kinh tế - xã hội


2
của tỉnh được nâng lên rõ rệt. Năm 2012, UBND tỉnh Bắc Kạn đã ra Quyết
định thành lập Quỹ phát triển đất tỉnh Bắc Kạn. Đây là đơn vị sự nghiệp được
NSNN đảm bảo chi phí hoạt động. Tuy nhiên, Bắc Kạn là tỉnh miền núi có
điều kiện khó khăn nên nguồn thu từ sử dụng đất thấp. Khi thành lập, Quỹ
mới được tỉnh cấp kinh phí 4,05 tỷ đồng nên trong q trình hoạt động Quỹ
gặp nhiều khó khăn. Năm 2017, UBND tỉnh Bắc Kạn đã ra Quyết định số
1618/QĐ-UBND về việc thành lập Quỹ Phát triển Đất, Rừng và Bảo vệ môi
trường tỉnh Bắc Kạn (gọi chung là Quỹ) nhằm hợp nhất Quỹ phát triển đất,
Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng, Quỹ Bảo vệ môi trường nhằm nâng tập trung
đầu mối quản lý và nâng cao vai trò của quản lý nhà nước đối với phát triển
quỹ đất, Bảo vệ và Phát triển rừng và bảo vệ môi trường tỉnh Bắc Kạn.
Để hoạt động hiệu quả và đáp ứng u cầu về cơng tác bồi thường,
giải phóng mặt bằng, phục vụ công tác đấu giá quyền sử dụng đất khu đất,…
trên địa bàn tỉnh thì Quỹ đã phối hợp với các tổ chức phát triển quỹ đất, thực

hiện cho vay vốn để tạo quỹ đất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Tuy
nhiên, rủi ro trong công tác quản lý nguồn vốn vay để phát triển quỹ đất rất
lớn bởi đặc trưng của các dự án này là nguồn vốn lớn nhưng sinh lời ít, bên
cạnh đó ngun tắc cho vay của Quỹ phải ln bảo toàn vốn, đây là một
thách thức lớn. Tổng vốn được ngân sách nhà nước cấp từ khi thành lập Quỹ
52.378 triệu đồng với 08 dự án đã được vay vốn với tổng số tiền là 34.624
triệu đồng, chủ yếu kinh phí được thực hiện để bồi thường giải phóng mặt
bằng, xây dựng khu tái định cư cho dự án xây dựng hạ tầng khu dân cư.
Hàng năm, số lãi được bổ sung vốn điều lệ của Quỹ trên dưới 1 tỷ đồng,
song tỷ lệ nợ xấu tại Quỹ qua các năm luôn ở mức dưới 5% trên tổng dư nợ.
Đây cũng là một con số đánh giá mức độ rủi ro cao, yêu cầu Quỹ cần có
những biện pháp quản lý nguồn vốn vay để phát triển quỹ đất trên địa bàn
hiệu quả. Do vậy, nghiên cứu đề tài “Quản lý vốn vay để phát triển quỹ đất
trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn” mang ý nghĩa thực tiễn sâu sắc.


3
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Phân tích thực trạng quản lý nguồn vốn vay để phát triển quỹ đất trên
địa bàn tỉnh Bắc Kạn. Từ đó, tăng cường công tác quản lý nguồn vốn vay để
phát triển quỹ đất trên địa bàn trong thời gian tới.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về nguồn vốn vay để phát
triển quỹ đất và quản lý nguồn vốn vay để phát triển quỹ đất.
- Phân tích được thực trạng quản lý nguồn vốn vay để phát triển quỹ đất
trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2017-2019.
- Xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nguồn vốn vay để
phát triển quỹ đất trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.
- Đề xuất được một số giải pháp tăng cường quản lý nguồn vốn vay để

phát triển quỹ đất trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn trong thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề lý luận và thực tiễn liên
quan đến công tác quản lý nguồn vốn vay để phát triển quỹ đất trên địa bàn
tỉnh Bắc Kạn.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Đề tài nghiên cứu một số nội dung cơ bản của hoạt động
quản lý thu hồi vốn vay để phát triển quỹ đất trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn (hoạt
động quản lý thu hồi vốn vay được hiểu là hoạt động quản lý thu hồi vốn ứng)
bao gồm: Xây dựng kế hoạch nhận cấp vốn và cho vay vốn đối với các tổ
chức để phát triển quỹ đất; tiến hành triển khai thực hiện việc nhận cấp vốn và
cho vay vốn; thanh tra, kiểm tra đối với các tổ chức phát triển quỹ đất đã được
vay vốn trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.
- Về không gian: Nghiên cứu được thực hiện tại Quỹ Phát triển đất, rừng và
Bảo vệ môi trường và các tổ chức phát triển quỹ đất trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.


4
- Về thời gian: Nghiên cứu các dữ liệu về thực trạng quản lý nguồn vốn
vay để phát triển quỹ đất trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2017-2019, dữ
liệu điều tra thực tế năm 2020; giải pháp có ý nghĩa cho giai đoạn 2021 - 2025.
4. Dự kiến đóng góp của luận văn
- Về lý luận: Luận văn góp phần tổng hợp lại những vấn đề lý luận
chung về quản lý nguồn vốn vay để phát triển quỹ đất.
- Về thực tiễn: Luận văn phân tích, đánh giá được thực trạng công tác
quản lý nguồn vốn vay để phát triển quỹ đất trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn. Luận
văn phân tích được các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý nguồn vốn vay để phát
triển quỹ đất trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn trong thời gian qua. Từ đó, chỉ ra được
những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế,

đề xuất từ đưa ra nhằm tăng cường quản lý nguồn vốn vay để phát triển quỹ
đất trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn trong thời gian tới.
- Tính ứng dụng: Đề tài là nghiên cứu đầu tiên thực hiện về quản lý
nguồn vốn vay để phát triển quỹ đất trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn. Do đó, nghiên
cứu là tài liệu tham khảo có giá trị với tỉnh Bắc Kạn nói chung cho Quỹ Phát
triển đất, Rừng và Bảo vệ môi trường tỉnh Bắc Kạn nói riêng và các tỉnh bạn
trong việc tăng cường quản lý nguồn vốn vay để phát triển quỹ đất. Bên cạnh
đó, đây cũng là tài liệu nghiên cứu quan trọng giúp cho các cơ quan quản lý
nhà nước liên quan có thể tham khảo khi xây dựng những quy định, chính
sách cho việc quản lý nguồn vốn vay để phát triển quỹ đất.
5. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, mục lục, phụ lục và tài liệu tham khảo, phần nội
dung chính của đề tài bao gồm 4 chương:
- Chương 1: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về quản lý nguồn
vốn vay để phát triển quỹ đất.
- Chương 2: Phương pháp nghiên cứu.
- Chương 3: Thực trạng quản lý nguồn vốn vay để phát triển quỹ đất
trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.
- Chương 4: Giải pháp tăng cường quản lý nguồn vốn vay để phát triển
quỹ đất trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.


5
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ
NGUỒN VỐN VAY ĐỂ PHÁT TRIỂN QUỸ ĐẤT
1.1. Cơ sở lý luận về quản lý nguồn vốn vay để phát triển quỹ đất
1.1.1. Khái niệm, nhiệm vụ của tổ chức phát triển quỹ đất
- Khái niệm tổ chức phát triển quỹ đất
Theo Nghị định số 43/2014/NĐ-CP của Chính Phủ (2014) [8], quy định

chi tiết thi hành một số điều của luật đất đai thì: “Tổ chức phát triển quỹ đất
là đơn vị sự nghiệp công được thành lập theo quy định của pháp luật về thành
lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp cơng lập; có tư cách pháp nhân, có
trụ sở, con dấu riêng và được mở tài khoản để hoạt động theo quy định của
pháp luật; có chi nhánh tại các quận, huyện, thị xã, thành phố tḥc tỉnh. Đối
với địa phương đã có Tổ chức phát triển quỹ đất cấp tỉnh và cấp huyện thì tổ
chức lại Tổ chức phát triển quỹ đất trên cơ sở hợp nhất Tổ chức phát triển
quỹ đất cấp tỉnh và cấp huyện hiện có. Tổ chức phát triển quỹ đất có chức
năng tạo lập, phát triển, quản lý, khai thác quỹ đất; tổ chức thực hiện việc bồi
thường, hỗ trợ và tái định cư; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất của
các tổ chức, hợ gia đình, cá nhân; tổ chức thực hiện việc đấu giá quyền sử
dụng đất và thực hiện các dịch vụ khác”. Tổ chức để phát triển quỹ đất là tổ
chức được giao nhiệm vụ thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi
Nhà nước thu hồi đất; thực hiện đầu tư tạo quỹ đất, quỹ nhà tái định cư theo
quy hoạch; đầu tư tạo quỹ đất và phát triển quỹ đất để đấu giá quyền sử dụng.
- Khái niệm Quỹ phát triển đất
Quỹ phát triển đất của tỉnh là tổ chức tài chính Nhà nước, trực thuộc
Ủy ban nhân dân tỉnh do Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định thành lập. Quỹ có
tư cách pháp nhân, hoạt động hạch tốn độc lập, có con dấu riêng, được mở
tài khoản tại Kho bạc nhà nước và các tổ chức tín dụng để hoạt động theo quy
định của pháp luật. Quỹ có chức năng nhận vốn từ nguồn NSNN (tiền sử


6
dụng đất, tiền thuê đất, tiền thu từ đấu giá quyền sử dụng đất, nguồn khác
thuộc NSNN) và huy động các nguồn khác theo quy định để cho vay vốn và
chi hỗ trợ trong lĩnh vực bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; tạo quỹ đất và phát
triển quỹ đất phục phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Theo Điều 111 của Luật Đất đai năm 2015 “Quỹ phát triển đất được
thành lập theo quy định của pháp luật về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn

vị sự nghiệp công lập hoặc được ủy thác cho Quỹ đầu tư phát triển, quỹ tài
chính khác của địa phương trước ngày 01 tháng 01 năm 2015. Quỹ phát triển
đất là tổ chức tài chính nhà nước, trực tḥc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, có tư
cách pháp nhân, hạch tốn đợc lập, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại
Kho bạc Nhà nước và các tổ chức tín dụng để hoạt động theo quy định của
pháp luật. Đối với Quỹ phát triển đất đã thành lập trước ngày 01 tháng 7 năm
2014 thì tiếp tục hoạt đợng theo quy định của Nghị định này”. [10]
- Nhiệm vụ của Quỹ phát triển đất:
Quỹ phát triển đất có nhiệm vụ tiếp nhận nguồn vốn theo quy định tại
khoản 1 Điều 34 Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2009
của Chính phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi
đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Từ nguồn cung ứng trên quỹ tiến hành
cho các tổ chức vay vốn để thực hiện các nhiệm vụ được giao, sau đó thu hồi
vốn đã cho vay theo quy định [5]:
+ Cho các tổ chức phát triển quỹ đất vay vốn để tổ chức thực hiện
việc bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; tạo quỹ đất và
phát triển quỹ đất để đấu giá quyền sử dụng đất phục vụ kinh tế - xã hội
của địa phương.
+ Nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong khu vực đã có quy
hoạch phải thu hồi đất mà người sử dụng đất trong khu vực đã có quy hoạch
phải thu hồi đất mà người sử dụng đất có nhu cầu chuyển nhượng trước khi
Nhà nước thu hồi đất. Từ đó tổ chức phát triển các khu tái định cư phục vụ
việc thu hồi đất thực hiện các dự án, đồng thời tổ chức thực hiện đầu tư xây
dựng kết cấu hạ tầng trên quỹ đất đã được giao quản lý để đấu giá.


7
+ Cho các tổ chức được giao nhiệm vụ vay vốn thực hiện việc bồi
thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
+ Cho các tổ chức được giao nhiệm vụ vay vốn thực hiện đầu tư tạo

quỹ đất, quỹ nhà tái định cư theo quy hoạch; thực hiện thu hồi vốn đã cho
vay. Ngoài ra, Quỹ thực hiện cho vay vốn từ ngân sách Nhà nước để chi hỗ
trợ thực hiện các nhiệm vụ quy định sau:
+ Vay vốn từ ngân sách Nhà nước trong việc chi hỗ trợ thực hiện các
đề án đào tạo nghề, chuyển đổi nghề nghiệp cho các đối tượng bị Nhà nước
thu hồi đất;
+ Vay vốn từ Ngân sách nhà nước để chi hỗ trợ khoản chênh lệch cho
hộ gia đình, cá nhân vào khu tái định cư trong trường hợp hộ gia đình, cá
nhân nhận đất ở, nhà ở tái định cư mà số tiền được bồi thường, hỗ trợ nhỏ hơn
giá trị một suất tái định cư tối thiểu.
+ Vay vốn từ ngân sách Nhà nước để chi hỗ trợ xây dựng khu tái định
cư; hỗ trợ xây dựng các cơng trình hạ tầng tại các địa phương có đất bị thu
hồi. Nếu cần đình chỉ, thu hồi vốn đã ứng, kinh phí đã hỗ trợ khi phát hiện các
tổ chức, đơn vị vi phạm quy định về sử dụng vốn vay, kinh phí hỗ trợ thì phải
trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định. Quỹ phải quản lý vốn và tài
sản của Quỹ theo quy định của pháp luật, đồng thời chấp hành các quy định
của pháp luật về quản lý tài chính, kế tốn, kiểm toán và các quy định khác
liên quan đến hoạt động của Quỹ. Phải thực hiện chế độ báo cáo định kỳ hoặc
đột xuất theo quy định hiện hành và theo yêu cầu của cơ quan Nhà nước có
thẩm quyền và thực hiện các nhiệm vụ khác do UBND tỉnh giao. Quỹ phát
triển đất hoạt động theo nguyên tắc bảo tồn vốn, bù đắp chi phí phát sinh
trong q trình hoạt động và khơng vì mục đích lợi nhuận. Cơ chế tài chính áp
dụng cho quỹ là cơ chế đối với đơn vị sự nghiệp cơng lập có thu tự đảm bảo
một phần hoặc bảo đảm tồn bộ chi phí hoạt động.


8
1.1.2. Khái niệm, vai trò và nguyên tắc quản lý nguồn vốn vay để phát triển
quỹ đất
- Khái niệm quản lý nhà nước: Quản lý nhà nước được hiểu là việc

nhà nước dùng quyền lực thông qua các văn bản, các chế tài pháp luật để
xác lập ổn định xã hội, phát triển kinh tế theo đường hướng định sẵn trong
mục tiêu. Thông qua các bộ máy quản lý nhà nước từ cấp trung ương đến
cấp địa phương nhằm đảm bảo sức mạnh của nhà nước. Một số khái niệm
quản lý nhà nước như:
Theo Phan Huy Đường và cộng sự, (2017): “Quản lý nhà nước là sự
tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực Nhà nước đối với các quá
trình xã hội và hành vi hoạt động của con người để duy trì và phát triển các
mối quan hệ xã hội và trật tự pháp luật nhằm thực hiện những chức năng và
bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa” [8] hay Ngơ Huy Tồn (2009) lại cho rằng
“Quản lý nhà nước là dạng quản lý xã hội mang tính quyền lực nhà nước,
được sử dụng quyền lực nhà nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội và hành
vi hoạt động của con người để duy trì, phát triển các mối quan hệ xã hội, trật
tự pháp luật nhằm thực hiện chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước”. [18]
- Khái niệm quản lý nguồn vốn vay để phát triển quỹ đất.
Theo Nghị định số 43/2014/NĐ-CP của Chính Phủ (2014) [6], nguồn
vốn của Quỹ Phát triển đất được ngân sách nhà nước phân bổ, bố trí vào dự
toán ngân sách địa phương, được cấp khi bắt đầu thành lập, bổ sung định kỳ
hàng năm; huy động từ các nguồn vốn khác gồm: Vốn viện trợ, tài trợ, hỗ trợ
hoặc ủy thác quản lý của các tổ chức quốc tế, tổ chức và cá nhân trong nước
và ngồi nước theo chương trình hoặc dự án viện trợ, tài trợ, ủy thác theo quy
định của pháp luật.
Căn cứ kế hoạch sử dụng đất hàng năm, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có
trách nhiệm trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định mức vốn ngân sách
nhà nước cấp cho Quỹ phát triển đất khi thành lập, mức trích bổ sung cho


9
Quỹ phát triển đất cụ thể hàng năm cho phù hợp với điều kiện thực tế của địa
phương. Quỹ phát triển đất được sử dụng nguồn vốn để cho các tổ chức vay

vốn thực hiện việc bồi thường, giải phóng mặt bằng và tạo quỹ đất theo quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Như vậy, quản lý nguồn vốn vay để phát triển quỹ đất là hoạt động thực
thi quyền lực nhà nước do các cơ quan nhà nước thực hiện nhằm quản lý
nguồn vốn vay cho các tổ chức để thực hiện việc bồi thường, giải phóng mặt
bằng và tạo quỹ đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan
có thẩm quyền phê duyệt theo đúng quy định của Nhà nước về phát triển quỹ
đất của từng địa phương.
Nguồn vốn vay để phát triển quỹ đất bao gồm:
- Nguồn vốn hoạt động của Quỹ bao gồm vốn Ủy ban nhân dân tỉnh
cấp và các nguồn vốn khác.
- Các nguồn vốn khác của Quỹ gồm: vốn viện trợ, tài trợ, hỗ trợ hoặc
ủy thác quản lý của các tổ chức quốc tế, tổ chức và cá nhân trong nước và
ngồi nước theo chương trình hoặc dự án viện trợ, tài trợ, ủy thác theo quy
định của pháp luật.
Yêu cầu trong công tác cho vay vốn để phát triển quỹ đất:
Công tác giải ngân vốn vay phải cần phải tuân theo những yêu cầu cụ
thể như sau:
- Việc giải ngân vốn vay phải dựa trên cơ sở thực hiện nghiêm chỉnh
trình tự dự án đầu tư và xây dựng, nguyên tắc này đảm bảo tính kế hoạch và
hiệu quả của vốn vay.
- Phải đảm bảo đúng mục đích, đúng kế hoạch. Tức là việc cho vay vốn
đúng đối tượng, đúng với Điều lệ, quy định, ứng theo Kế hoạch đã được phê
duyệt. Việc giải ngân đó phải đảm bảo đúng tiến độ đề ra.
- Vốn vay phải được thực hiện theo đúng mức độ thực tế hoàn thành kế
hoạch trong phạm vi giá trị dự toán được duyệt. Điều này nhằm đảm bảo việc
giải ngân đúng mục đích, đúng giá trị của cơng trình.


10

- Việc giải ngân vốn vay phải thực hiện việc kiểm tra kiểm soát bằng
đồng tiền đối với các hoạt động sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả.
Thực hiện nguyên tắc này nhằm thúc đẩy việc sử dụng vốn hợp lý, đúng mục
đích, hồn thành kế hoạch và đưa dự án vào sử dụng.
- Vai trò của quản lý nguồn vốn vay để phát triển quỹ đất.
+ Quản lý các tổ chức vay vốn để phát triển quỹ đất sử dụng vốn vay
theo đúng đối tượng, đúng mục đích.
+ Quản lý hiệu quả của các tổ chức trong việc sử dụng nguồn vốn vay
theo quy định.
+ Kiểm tra, giám sát nguồn vốn đã cho vay đối với các tổ chức để phát
triển quỹ đất nhằm đảm bảo việc hoàn trả vốn theo đúng quy định trong hợp
đồng đã ký kết.
- Nguyên tắc quản lý nguồn vốn vay để phát triển quỹ đất:
Quỹ phát triển đất là đơn vị quản lý nguồn vốn vay để phát triển quỹ
đất trên địa bàn, hoạt động theo nguyên tắc bảo toàn vốn, bù đắp chi phí phát
sinh trong q trình hoạt động và khơng vì mục đích lợi nhuận. Việc sử dụng
Quỹ phải đúng mục đích, cơng khai, minh bạch, hiệu quả và phù hợp với quy
định của pháp luật.
- Tất cả các khoản chi phải được kiểm tra, kiểm soát trước, trong và sau
q trình cấp phát thanh tốn.
- Các khoản chi phải có trong kế hoạch, đúng chính sách, đúng chế độ,
do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định và được Giám đốc Quỹ hoặc
người được uỷ quyền quyết định chi. Người ra quyết định chi phải chịu trách
nhiệm về quyết định của mình, nếu chi sai phải bồi hồn cho cơng quỹ và tuỳ
theo tính chất, mức độ vi phạm còn bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc
bị truy cứu trách nhiệm hình sự.


11
- Quỹ phải cơng khai tình hình huy động, quản lý, sử dụng quỹ và báo

cáo tình hình thực hiện cơng khai tài chính theo quy định tại Thơng tư số
162/2012/TT-BTC ngày 03/10/2012 của Bợ Tài chính về việc ban hành Quy
định việc tạm ứng vốn Kho bạc nhà nước [1], các đơn vị dự toán ngân sách,
các tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ trợ, các dự án đầu tư xây dựng cơ
bản có sử dụng vốn ngân sách nhà nước hỗ trợ, các doanh nghiệp nhà nước,
các quỹ có nguồn từ ngân sách nhà nước và các quỹ có nguồn từ các khoản
đóng góp của nhân dân.
- Tổ chức hạch toán kế toán, báo cáo và quyết tốn thu, chi theo đúng
niên độ (tính theo năm dương lịch), chế độ kế tốn và các chính sách quy định
hiện hành. Không lợi dụng hoạt động của Quỹ để nhằm mục đích tư lợi cá
nhân và hoạt động trái với các quy định, pháp luật.
1.1.3. Nội dung của quản lý nguồn vốn vay để phát triển quỹ đất
Nội dung của công tác quản lý nguồn vốn vay để phát triển quỹ đất
được Thủ tướng Chính phủ quy định cụ thể tại Quyết định số 40/2010/QĐTTg ngày 12 tháng 5 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành
quy chế mẫu về quản lý, sử dụng Quỹ phát triển đất [5] bao gồm: Xây dựng
kế hoạch về quản lý nguồn vốn vay để phát triển quỹ đất; Tổ chức quản lý
nguồn vốn vay để phát triển quỹ đất gồm: thẩm định vay vốn; Tổ chức thực
hiện cho vay vốn; Theo dõi vốn vay và lưu trữ hồ sơ vốn vay; Công tác
kiểm tra, giám sát nguồn vốn vay để phát triển quỹ đất; Quản lý công tác
thu hồi vốn vay.
1.1.3.1. Xây dựng kế hoạch về quản lý nguồn vốn vay để phát triển quỹ đất.
Hàng năm, vào thời điểm lập dự toán ngân sách cho năm sau, các đơn
vị thuộc đối tượng được cho vay vốn theo quy định (bao gồm cả Ủy ban nhân
dân các huyện, thành phố, thị xã, các tổ chức phát triển quỹ đất cấp tỉnh và
các cơ quan, đơn vị) có nhu cầu vay vốn để thực hiện nhiệm vụ được giao
trong năm nhằm tổ chức thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi


12
Nhà nước thu hồi đất hoặc tạo quỹ đất và phát triển quỹ đất để đấu giá quyền

sử dụng đất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; nhận chuyển
nhượng quyền sử dụng đất trong khu vực đã có quy hoạch phải thu hồi đất mà
người sử dụng đất có nhu cầu chuyển nhượng trước khi Nhà nước thu hồi đất;
tổ chức phát triển các khu tái định cư phục vụ việc thu hồi đất thực hiện các
dự án; tổ chức thực hiện đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng trên quỹ đất đã được
giao quản lý để đấu giá, chi hỗ trợ... đều phải lập kế hoạch vay vốn và gửi về
Quỹ phát triển đất trước ngày 15/11.
Kế hoạch được xây dựng phải căn cứ vào quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của các địa phương, quy hoạch sử dụng đất; Quy hoạch chi tiết đô thị,
quy hoạch xây dựng tại các khu vực có dự án đề nghị xin vay vốn; Quyết định
đầu tư dự án (quyết định phê duyệt báo cáo kinh tế - kỹ thuật đối với các dự
án chỉ lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật) của cấp có thẩm quyền, các quyết định
điều chỉnh dự án; Quyết định thu hồi đất của cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền; Phương án bồi thường giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tái định cư đã được
duyệt; Quyết định phê duyệt dự toán, thiết kế dự án xây dựng hạ tầng, các dự
án tái định cư, dự án đấu giá quyền sử dụng đất; Phương án hoàn trả vốn vay
phù hợp với dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt nhằm xác định chính
xác nhu cầu vốn của đơn vị mình.
1.1.3.2. Tổ chức quản lý nguồn vốn vay để phát triển quỹ đất
- Thẩm định vay vốn
Quy trình thẩm định và cho vay vốn do Quỹ phát triển đất thực hiện,
triển khai cho các phòng ban cụ thể. Phòng Kế hoạch nghiệp vụ Quỹ thực
hiện thẩm định hồ sơ, tài liệu liên quan của dự án đề nghị vay vốn và tiến
hành lập báo cáo thẩm định trên hồ sơ của dự án. Trường hợp cần xuống
đơn vị xác minh làm rõ, cán bộ thẩm định phải có nội dung cần làm rõ và
báo cáo Giám đốc xem xét quyết định. Kết thúc thẩm định, cán bộ thẩm
định dự thảo các văn bản báo cáo Trưởng phòng Kế hoạch nghiệp vụ để
trình Giám đốc Quỹ.


13

Cụ thể đối với những dự án có mức vốn vay nhỏ hơn hoặc bằng 10 tỷ
đồng thuộc thẩm quyền của Giám đốc Quỹ quyết định. Còn đối với những dự
án có mức vốn vay lớn hơn 10 tỷ đồng đến nhỏ hơn hoặc bằng 20 tỷ đồng
thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ quyết định. Đối với
những dự án có mức vốn vay lớn hơn 20 tỷ đồng thuộc thẩm quyền của Chủ
tịch UBND tỉnh quyết định.
Các khoản cho vay vốn từ ngân sách Nhà nước để chi hỗ trợ do Sở
Tài chính chủ trì, thẩm định: Dựa trên cơ sở hồ sơ, tài liệu liên quan, Sở
Tài chính có trách nhiệm thẩm định các nội dung chi hỗ trợ theo đề nghị
của đơn vị, căn cứ kết quả thẩm định, sở Tài chính có văn bản đề nghị Quỹ
phát triển đất cho đơn vị vay vốn đồng thời gửi kèm theo đầy đủ hồ sơ tài
liệu liên quan theo quy định.
- Tổ chức thực hiện cho vay vốn
Quỹ phát triển đất hoàn thiện thủ tục và thực hiện quy trình vay vốn
theo quy định. Căn cứ vào văn bản nhu cầu vay vốn của các tổ chức, Quỹ
phát triển đất tổng hợp số liệu kế hoạch vay vốn từng địa bàn để lập danh
mục kế hoạch nhu cầu vay vốn của từng dự án trên địa bàn trình Ủy ban
nhân dân tỉnh ra Quyết định phê duyệt kế hoạch vay vốn từ Quỹ phát triển
đất tỉnh. Căn cứ quyết định vay vốn của cấp có thẩm quyền và tuỳ theo đặc
trưng, theo tính phức tạp của từng dự án, Quỹ phát triển đất có thể cho vay
vốn bằng hai hình thức sau:
Hình thức 1: Phịng kế tốn chủ trì phối hợp với Phịng kế hoạch
nghiệp vụ Quỹ, Ban Giải phóng mặt bằng và phát triển quỹ đất tỉnh, Ủy ban
nhân dân các huyện, thành phố, thị xã và các tổ chức được nhận vốn vay, Kho
bạc Nhà nước hoặc Ngân hàng thương mại tiến hành chi trả tiền bồi thường,
hỗ trợ cho đối tượng thụ hưởng. Kết thúc đợt chi trả, Kế toán trưởng Quỹ có
trách nhiệm lập biên bản chi trả bồi thường, hỗ trợ với đơn vị vay vốn để hoàn
thiện thủ tục rút tiền với Kho bạc và Ngân hàng và thủ tục nhận nợ (nhận vốn
vay) với các đơn vị nhận vốn vay, vào sổ theo dõi công nợ.



14
Hình thức 2: Chuyển tiền vào tài khoản của đơn vị được vay vốn hoặc
được Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã, đơn vị chủ đầu tư uỷ
quyền thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại Điều lệ của Quỹ. Trường hợp
trong một dự án, số vốn vay được cấp bằng nhiều lần thì căn cứ quyết định
phê duyệt vay vốn của cấp có thẩm quyền, căn cứ kết quả thẩm định dự án,
Phòng nghiệp vụ báo cáo và đề xuất bằng văn bản để Giám đốc Quỹ xem xét
phê duyệt (trong đó nêu rõ: tổng mức vốn được cấp vay, tiến độ thực hiện dự
án, đề xuất số lần cấp vay vốn, số tiền mỗi lần cấp vay).
- Theo dõi vốn vay và lưu trữ hồ sơ vốn vay
Để quản lý theo dõi vốn vay, Phòng Kế tốn có trách nhiệm theo dõi
vốn vay chi tiết theo từng đơn vị nhận vốn, từng dự án, từng lần cấp vốn và
theo từng thời điểm vay vốn cụ thể; hàng tháng phải đối chiếu số vốn vay
với các đơn vị. Định kỳ phòng phải báo cáo tiến độ hoàn trả vốn vay của các
đơn vị, nêu cụ thể những khó khăn vướng mắc và đề xuất biện pháp giải
quyết để tổng hợp báo cáo Ban Giám đốc Quỹ. Riêng Phịng kế hoạch
nghiệp vụ phân cơng cán bộ thẩm định và theo dõi dự án được vay vốn có
trách nhiệm phối hợp với đơn vị vay vốn để kiểm tra, giám sát, đánh giá kết
quả thực hiện và mục đích sử dụng vốn vay theo các nội dung: Tiến độ thực
hiện dự án; Kết quả thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; tạo quỹ
đất và phát triển quỹ đất để đấu giá quyền sử dụng đất; tổ chức phát triển các
khu tái định cư phục vụ việc thu hồi đất thực hiện các dự án; tổ chức thực
hiện đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng trên quỹ đất đã được giao quản lý để
đấu giá....; Công tác quản lý và sử dụng vốn vay của các đơn vị. Nếu có
những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện dự án phải
cập nhật và báo cáo, đồng thời đánh giá chung mức độ hoàn thành của dự án
của từng giai đoạn vay vốn.



×