Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Thiếu chỗ tiêu tiền ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (65.23 KB, 2 trang )

Thiếu chỗ tiêu tiền ở Việt Nam
Buổi tối ở Tp.HCM, nhiều du khách chỉ biết... đi lang thang.
Năm 2005, Việt Nam đón 3 triệu khách du lịch nhưng doanh thu của ngành du lịch lại rất khiêm
tốn. Câu trả lời cho vấn đề này là ngành du lịch Việt Nam thiếu hệ thống giải trí để thu hút, giữ
chân du khách.
Năm 2005, Tp.HCM đón 2 triệu khách du lịch quốc tế. Con số này làm hài lòng các cấp có thẩm
quyền vì như vậy đã hoàn thành mục tiêu đề ra. Nhưng các công ty lữ hành, công ty du lịch lại cho
rằng, con số này còn rất khiêm tốn so với tiềm năng và lợi thế của ngành du lịch Việt Nam, nếu
chúng ta biết đầu tư và khai thác...
Chẳng biết làm gì cho hết thời gian
Một khách du lịch người Mỹ đến Mũi Né cho biết, mặc dù rất thích phong cảnh, không khí ở đây và
có ý định ở lại xả hơi dài ngày nhưng ý định này không thực hiện được vì “ngoài tắm biển ra không
biết làm gì cho hết thời gian”.
Đây cũng là tâm trạng của hầu hết các du khách trong và ngoài nước khi đến Mũi Né. Cách
Tp.HCM chưa đầy 200 km với bãi biển đẹp, sạch, không khí trong lành, các khu resort vừa hiện
đại vừa dân dã, rất thích hợp cho các kỳ nghỉ dài ngày nhưng công suất phòng ở các khu resort
này trung bình chỉ đạt 30%. Nguyên nhân của tình trạng “ế” này là thiếu các khu giải trí để giữ
chân du khách.
Đây không phải là vấn đề của riêng Mũi Né mà là tình trạng chung tất cả các tỉnh, thành trên cả
nước. Trả lời câu hỏi “Ở Tp.HCM, buổi tối thường đưa khách đi đâu chơi?”, ông Nguyễn Việt
Hùng, Giám đốc Công ty Du lịch Fiditourist (Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn), cho biết đưa khách đi
chơi đêm ở Tp.HCM là rất hạn chế.
Công ty chỉ đưa khách đến các nhà hàng như Santo, Đông Du, nhà hàng nổi trên tàu Sài Gòn
hoặc xuống Bình Quới ăn tối. Còn sau 20 giờ, khách muốn đi đâu... tùy ý. Và hầu hết khách du lịch
đến Tp.HCM buổi tối chỉ biết đi bộ lang thang ở các khu trung tâm.
Tp.HCM có xây dựng chợ đêm nhưng do chưa đủ hấp dẫn nên khách du lịch quốc tế vào đây rất
ít, chủ yếu lại dành cho người Việt Nam. Nhiều khách có nhu cầu đi vũ trường, quán bar, công ty
cũng chỉ biết giới thiệu một số rất ít nơi có “phong cách tây” và “có vẻ lành mạnh” là vũ trường
Mưa rừng, quán bar Seventeen Saloon (Tôn Đức Thắng) và một số điểm ở các khách sạn năm
sao.
Ông Nguyễn Quốc Kỳ, Tổng Giám đốc Vietravel, cũng cho rằng, điểm ăn uống ở Tp.HCM thì rất


nhiều, đầy đủ các món ăn Âu, Á... nhưng điểm cho khách đi chơi thì rất thiếu nên “rất ít đưa đi
chơi tối”.
“Giải trí là vấn đề rất quan trọng đối với ngành du lịch, là nơi để du khách tiêu tiền. Tp.HCM là
điểm đến lớn nhất còn thiếu thì các tỉnh, thành khác như thế nào? Các công ty du lịch chúng tôi rất
bức xúc”, ông Kỳ nói.
Thất thu khổng lồ
Bình quân một khách du lịch đến Thái Lan chi tiêu từ 1.200 USD-1.500 USD; tương tự tại
Singapore khoảng từ 1.500 USD-2.000 USD; ở các nước EU là 4.000-5.000 USD. Trong khi tại
Việt Nam, trung bình một du khách thuộc diện giàu có, mức chi tiêu cũng chỉ khoảng 300-700
USD, quá ít so với các nước láng giềng.
Tất nhiên, chúng ta không thể so sánh với những cái nôi của ngành du lịch thế giới như Pháp,
Thụy Sĩ, Mỹ... nhưng có một con số khiến tất cả những nhà du lịch Việt Nam đều giật mình và ao
ước khi nhìn vào những gì ngành du lịch của Cuba đã làm. Năm 2004, nước này đón khoảng
500.000 khách du lịch quốc tế nhưng doanh thu của ngành du lịch lên tới 7 tỉ USD.
Nhìn lại trong nước, ngành du lịch của chúng ta tự hào vì có rất nhiều danh lam thắng cảnh, bề
dày các di tích lịch sử, chúng ta kêu gọi và mời chào khách nước ngoài đến Việt Nam du lịch
nhưng “chúng ta chưa chuẩn bị sẵn sàng để đón du khách”.
Ông Nguyễn Quốc Kỳ cho rằng, vì không có hệ thống giải trí nên ngành du lịch của chúng ta đã
“mất tiền mà khách không quay trở lại lần thứ hai”. Rất nhiều du khách cho rằng, tiềm năng du lịch
của Việt Nam không thua gì Thái Lan, Malaysia, thậm chí được đánh giá cao hơn Singapore...
nhưng việc thu hút khách du lịch của ta so với họ rất khiêm tốn.
Chỉ với 60 triệu dân, nhưng năm 2005, Malaysia thu hút 16 triệu khách du lịch quốc tế; tương tự,
với hơn 4 triệu dân, năm 2005 Singapore đã hấp dẫn được hơn 7 triệu khách du lịch từ khắp nơi
trên thế giới.
Còn Việt Nam, với hơn 80 triệu dân, chúng ta đang “hoan hỉ” với con số 3 triệu du khách quốc tế
đến Việt Nam năm nay có phải là quá an phận?

×