Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Bài soạn Từ tiết 23 đến tiết 27- Sinh học 11 (Sim)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (218.11 KB, 16 trang )

Ngày dạy Lớp Sĩ số Tên HS vắng
B1 40
B2 40
B7 37
Tiết 23 ỨNG ĐỘNG
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Nêu được khái niệm về ứng động.
- Phân biệt được ứng động và hướng động.
- Phân biệt được bản chất của ứng động không sinh trưởng và ứng động sinh trưởng.
2. Kĩ năng
- Quan sát, phân tích, so sánh và liên hệ thực tế.
3. Thái độ
- Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường sống ổn định, tránh những tác động mạnh gây
ra những thay đổi lớn trong môi trường.
II. CHUẨN BỊ
GV: Tranh hình 24.1 đến 24.5 SGK
- Phiếu học tập: "Phân biệt ứng động sinh trưởng và ứng động không sinh trưởng"
Các kiểu ứng động
Khái
niệm
Các
dạng
Cơ chế Ví dụ
Ứng động sinh trưởng
Ưng động không sinh trưởng
III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
1. Kiểm tra bài cũ
- Hãy kể những tác nhân gây ra hướng hoá ở thực vật? Giải thích?
2. Bài mới
Hoạt động của GV và HS Nội dung


* Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm
ứng động
GV sử dụng câu lệnh mục I SGK:
- Tìm hiểu sự khác biệt trong phản ứng
hướng sáng của cây (H23.1a) và vận
động nở hoa (H24.1)
- Ứng động là gì ?
I. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ ỨNG ĐỘNG
(vận động cảm ứng)
* Khái niệm:
- Ứng động: là vận động của cây nhằm phản
ứng lại sự thay đổi của các tác nhân môi trường
tác động đồng đều đến các bộ phận của cây (tác
nhân kích thích không định hướng).
1
HS: quan sát tranh hình kết hợp thông
tin SGK trả lời câu hỏi.
GV: Yêu cầu HS phân biệt đặc điểm
của ứng động và hướng động qua gợi ý:
- Hướng của tác nhân kích thích, trả lời
kích thích.
- Cấu tạo cơ quan thực hiện.
HS: thảo luận nhanh trả lời
- Hướng động: Theo hướng kích thích,
cấu tạo cơ quan có dạng hình trụ (thân,
cành, rễ...)
- Ứng động: không xác định theo hướng
kích thích mà phụ thuộc vào cấu trúc cơ
quan, cấu tạo cơ quan dẹp, kiểu lưng
bụng (lá, hoa) hoặc cấu tạo khớp phình

nhiều cấp.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu các kiểu ứng
động
GV: chia lớp thành 4 nhóm, phát PHT
cho các nhóm và yêu cầu HS điền nội
dung vào PHT
HS: hoạt động nhóm, kết hợp thông tin
mục II SGK và hình 24.1, 24.2, 24.3,
24.4 SGK điền các thông tin vào PHT
GV: yêu cầu đại diện các nhóm trình bày
HS: đại diện nhóm trình bày, các nhóm
khác nhận xét, bổ sung
GV: nhận xét đánh giá và kết luận
* Hoạt động 3: Tìm hiểu vai trò của
ứng động
GV: yêu cầu HS nhắc lại vai trò của
hướng động, từ đó nêu vai trò của ứng
động đối với đời sống thực vật
HS: thảo luận nhanh, nêu ý kiến của
mình về vai trò của ứng động đối với
đời sống TV. Lấy ví dụ về ứng động và
vận dụng vào thực tế
* Đặc điểm của ứng động:
- Tác nhân kích thích từ mọi phía, hướng của
phản ứng không xác định theo hướng tác
nhân kích thích mà phụ thuộc vào cấu tạo cảu
bản thân cơ quan
- Xảy ra do sinh trưởng không đồng đều tại
mặt trên, mặt dưới của cơ quan khi tác nhân
kích thích biến đổi.

* Cơ chế chung: là do sự thay đổi trương
nước, co rút chất nguyên sinh, biến đổi sinh
lí, sinh hóa theo nhịp điệu của đồng hồ sinh
học.

II. CÁC KIỂU ỨNG ĐỘNG
1. Ứng động sinh trưởng
Nội dung phiếu học tập
2. Ứng động không sinh trưởng
Nội dung phiếu học tập

3. Vai trò của ứng động
- Giúp thực vật thích nghi đa dạng đối với sự
biến đổi của môi trường để tồn tại và phát
triển.
- Ứng dụng vào thực tiễn để điều khiển nở
hoa, đánh thức chồi.
3. CỦNG CỐ
- Đọc kết luận đóng khung cuối bài
4. HDVN
- Học bài và trả lời các câu hỏi cuối bài
- So sánh hướng động và ứng động (bằng cách lập bảng)
- Chuẩn bị bài 25: "Thực hành"
2
Đáp án phiếu học tập
"Phân biệt ứng động sinh trưởng và ứng động không sinh trưởng"

Các kiểu
ứng động
Khái niệm Các dạng Cơ chế Ví dụ

Ứng động
sinh trưởng
Là vận động cảm
ứng do sự khác
biệt về tốc độ sinh
trưởng của các TB
tại 2 phía đối diện
nhau của cơ quan
(như lá, cánh hoa).
Thường là các vận
động liên quan đến
đồng hồ sinh học.
-Vận động quấn
vòng.
-Vận động nở
hoa do nhiệt độ
và ánh sáng.
-Vận động thức,
ngủ.
Do tốc độ sinh
trưởng không
đồng đều của
các TB tại mặt
trên và mặt dưới
của cơ quan như
phiến lá, cánh
hoa,...dưới tác
động của kích
thích không định
hướng của ngoại

cảnh gây nên.
Nở hoa của
cây bồ công
anh
Ứng động
không sinh
trưởng
Là vận động cảm
ứng có liên quan
đến sức trương
nước của các miền
chuyên hóa.
-Vận động tự vệ
(ứng động sức
trương)
-Vận động bắt
mồi (ứng động
tiếp xúc và hóa
ứng động)
Do biến đổi biến
đổi sức trương
nước trong các
TB và trong các
cấu trúc chuyên
hóa hoặc do sự
lan truyền kích
thích cơ học hay
hóa chất gây ra.
Cụp lá của
cây trinh nữ

3
Ngày dạy Lớp Sĩ số Tên HS vắng
B1 40
B2 40
B7 37
Tiết 24 THỰC HÀNH: HƯỚNG ĐỘNG
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Củng cố được các kiến thức về hướng sáng, hướng trọng lực của cây.
2. Kĩ năng
- Phân tích hiện tượng, làm việc theo nhóm, kĩ năng thực hành.
3. Thái độ
- Biết ứng dụng trong thực tiễn.
II. CHUẨN BỊ
GV: 1 chậu hạt đỗ đã nảy mầm đặt trong hộp kín, có lỗ bên ở 1 phía.
1 chậu hạt đỗ đã nảy mầm đặt cây nằm ngang trong 1 ống.
HS: 1 chậu hạt đỗ (hoặc ngô, lúa) đã nảy mầm đặt trong hộp kín, có lỗ bên ở 1 phía.
1 chậu hạt đỗ (hoặc ngô, lúa) đã nảy mầm đặt cây nằm ngang trong 1 ống.
III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
1. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra chuẩn bị của học sinh.
2. Bài mới
Hoạt động của GV và HS Nội dung
GV: Giới thiệu bài thực hành, nêu nội dung
thực hành
GV: Chia lớp thành 4 nhóm, phân công
nhiệm vụ mỗi nhóm.
GV: Hướng dẫn làm thí nghiệm
HS: Các nhóm chuẩn bị trước mẫu vật thí
nghiệm
- Tiến hành thí nghiệm theo nhóm.

- Trình bày hiện tượng và giải thích kết quả.
GV: nhận xét, đánh giá các nhóm
GV: yêu cầu HS làm tường trình về quá
trình thí nghiệm.
1. Thí nghiệm tính hướng sáng của cây
Bước 1: Gieo hạt đỗ (hoặc ngô, lúa) vào
1 chậu nhỏ đặt trong hộp kín, có lỗ bên
ở 1 phía.
Bước 2: Đặt chậu cây có điều kiện
chiếu ánh sáng.
Bước 3: Quan sát hiện tượng hướng
sáng của cây.
2. Thí nghiệm hướng trọng lực của cây
Bước 1: Đặt cây nằm ngang trong 1
ống.
Bước 2: Quan sát hiện tuợng hướng đất
của rễ.
3. Củng cố : GV nhận xét, đánh giá giờ thực hành
4. HDVN :
- Viết bài thu hoạch
- Ôn tập học kì I: chương I và phần A của chương II
4
Ngày dạy Lớp Sĩ số Tên HS vắng
B1 40
B2 40
B7 37
Tiết 25 ÔN TẬP HỌC KÌ I
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Hệ thống hóa được các kiến thức cơ bản về sự chuyển hóa vật chất và năng

lượng ở thực vật, động vật.
2. Kỹ năng
- Biết vận dụng lý thuyết vào thực tiễn đời sống và sản xuất.
- Rèn luyện thao tác tư duy, hệ thống hóa, so sánh và tổng hợp.
3. Thái độ
- Có thái độ đúng đắn trong việc nhìn nhận các vấn đề về trao đổi chất và chuyển
hóa năng lượng ở thực vật, động vật. Qua đó biết cách chăm sóc cây trồng, vật
nuôi, bản thân cũng như biết cách bảo vệ môi trường.
II. CHUẨN BỊ
GV: Hệ thống câu hỏi tự luận và trắc nghiệm.
HS: Xem lại các kiến thức đã học từ đầu năm đến nay.
III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
1. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra chuẩn bị của học sinh.
2. Bài mới
* GV hướng dẫn HS trả lời câu hỏi:
Câu 1: Tại sao hệ tuần hoàn của côn trùng được gọi là hệ tuần hoàn hở? Tại sao
hệ tuần hoàn của cá, lưỡng cư, bò sát, chim và thú được gọi là hệ tuần hoàn
kín? Ưu điểm của hệ tuần hoàn kín so với hệ tuần hoàn hở?
1. Hệ tuần hoàn hở là: máu không hoàn toàn tuần hoàn trong mạch kín, có một
đoạn máu đi ra khỏi mạch máu, đi vào khoang cơ thể.
2. Hệ tuần hoàn kín là: máu lưu thông liên tục trong mạch kín (qua động mạch,
mao mạch, tĩnh mạch và về tim).
3. Ưu điểm của hệ tuần hoàn kín so với hệ tuần hoàn hở là: trong hệ tuần hoàn kín,
máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao hoặc trung bình, tốc độ máu chảy
nhanh, máu đi được xa, đến các cơ quan nhanh à đáp ứng tốt hơn nhu cầu trao
đổi khí và trao đổi chất của cơ thể.
Câu 2: Huyết áp là gì? Tại sao tim đập nhanh và mạnh làm huyết áp tăng, tim
đập chậm và yếu làm huyết áp giảm? Tại sao tim tách rời khỏi cơ thể vẫn có khả
năng co dãn nhịp nhàng? Giải thích sự biến đổi vận tốc máu trong hệ mạch. Tại
sao ăn nhiều muối có thể làm tăng huyết áp?

1. Huyết áp là áp lực của máu tác dụng lên thành mạch.
2. Tim đập nhanh, mạnh sẽ bơm một lượng máu lớn lên động mạch  gây áp lực
mạnh lên thành động mạch  huyết áp tăng. Tim đập chậm và yếu thì lượng máu
5
bơm lên động mạch ít  áp lực tác dụng lên thành động mạch yếu  huyết áp
giảm.
3. Tim tách rời khỏi cơ thể vẫn có khả năng co dãn nhịp nhàng là do tính tự động
của tim. Tính tự động của tim có được do hệ dẫn truyền tim – là tập hợp các sợi
đặc biết có trong thành tim, gồm: nút xoang nhĩ, nút nhĩ thất, bó His và mạng
Puôckin.
4. Sự biến đổi vận tốc máu trong hệ mạch: tốc độ máu tỉ lệ nghịch với tổng tiết
diện của mạch.
- Trong hệ thống động mạch, tổng tiết diện tăng dần nên tốc độ máu giảm dần.
- Mao mạch có tổng tiết diện lớn nhất nên máu chảy với tốc độ chậm nhất.
- Trong hệ thống tĩnh mạch, tổng tiết diện giảm dần nên tốc độ máu tăng dần.
5. Tại vì: ăn nhiều muối gây giữ nhiều nước  thận tăng cường tái hấp thu nước
áp suất thẩm thấu bị thay đổi  khối lượng máu tăng lên gây ra một áp lực lớn
lên thành mạch  huyết áp tăng.
Câu 3: Giải thích sơ đồ cơ chế duy trì cân bằng nội môi. Từ đó áp dụng để giải
thích cơ chế điều hòa huyết áp. Cho biết chức năng của thận trong cân bằng nội
môi. Trình bày vai trò của gan trong điều hòa nồng độ glucôzơ trong máu.
1. Giải thích sơ đồ cơ chế duy trì cân bằng nội môi (Vẽ hình 20.1 sgk trang 86): cơ
chế duy trì nội môi cân bằng là do sự phối hợp hoạt động của 3 bộ phận.
a. Bộ phận tiếp nhận kích thích:
- Các thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm.
- Tiếp nhận kích thích từ môi trường.
b. Bộ phận điều khiển:
- Trung ương thần kinh hoặc tuyến nội tiết.
- Điều khiển hoạt động của các cơ quan bằng các tín hiệu thần kinh hoặc
hoocmôn.

c. Bộ phận thực hiện:
- Các cơ quan: thận, gan, tim, phổi, mạch máu...
- Tăng hay giảm hoạt động dựa trên tín hiệu thần kinh hoặc hoomôn (hoặc tín hiệu
thần kinh và hoocmôn) đưa môi trường trong trở về trạng thái cân bằng, ổn định.
Sự trả lời của bộ phận thực hiện làm biến đổi các điều kiện lí, hóa của môi trường.
Sự biến đổi đó có thể lại trở thành kích thích tác động ngược trở lại bộ phận tiếp
nhận kích thích. Sự tác động ngược như vậy gọi là liên hệ ngược.
* Trả lời câu hỏi trắc nghiệm
1.Thành phần dịch mạch gỗ gồm
A.nước, ion khoáng và chất hữu cơ.
B. nước, ion khoáng và chất hữu cơ tổng hợp từ lá.
C.nước, ion khoáng và chất hữu cơ dự trữ ở quả, củ.
D. nước, ion khoáng và chất hữu cơ tổng hợp từ rễ.
2. Câu nào đúng khi nói về áp suất rễ
A.Động lực của dòng mạch rây.
B. Tạo động lực đầu dưới đẩy dòng mạch gỗ lên cao.
C. Tạo lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch gỗ.
D.Tạo động lực đầu dưới đẩy dòng mạch rây lên cao.
6

×