Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Đánh giá và phân loại tình trạng dinh dưỡng trẻ em

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (245.01 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Đánh giá và phân loại tình trạng dinh dưỡng trẻ em</b>
<b>Phát hiện suy dinh dưỡng ở trẻ em</b>


1. Đơn giản nhất là dùng biểu đồ tăng trưởng đánh giá cân nặng của trẻ theo độ
tuổi. Biểu đồ tăng trưởng được đính kèm trong sổ theo dõi sức khỏe trẻ em, cấp cho
mỗi trẻ sau sinh và dùng đến 6 tuổi. Hàng tháng trẻ sẽ được cân đo tại các cơ sở y
tế địa phương, ghi nhận cân nặng vào biểu đồ và vẽ đường phát triển cân nặng theo
tuổi. Trẻ được xem là có nguy cơ suy dinh dưỡng nếu đứng cân liên tục trong vòng
3 tháng, đường phát triển cân nặng theo tuổi đi theo hướng nằm ngang. Trẻ suy
dinh dưỡng nếu đường phát triển cân nặng theo tuổi nằm bên dưới đường chuẩn


của biểu đồ.


2. Tuy nhiên để đánh giá dinh dưỡng toàn diện cần có ít nhất 3 chỉ số:
 Cân nặng theo tuổi·


 Chiều cao theo tuổi·
 Cân nặng theo chiều cao.


Các chỉ số này sẽ được so sánh với quần thể tham khảo được Tổ Chức Y Tế Thế
Giới khuyến cáo áp dụng năm 2006 (trẻ em dưới 5 tuổi) và năm 2007 (trẻ em tuổi
học đường) sau đây:


 Các Bảng biểu Đánh giá tình trạng dinh dưỡng trẻ em từ 0 đến dưới 5
tuổi dựa vào Z-Score (WHO – 2006)


 Các Bảng biểu Đánh giá tình trạng dinh dưỡng trẻ em từ 5 đến dưới 19
tuổi dựa vào Z-Score (WHO – 2007)


Một số chỉ số nhân trắc khác cũng được dùng để phát hiện đánh giá suy dinh dưỡng
như số đo vòng đầu, vòng cánh tay… nhưng thời gian sau này ít được áp dụng do


không cụ thể, chi tiết và khơng chính xác vì phải phụ thuộc vào cách đo, kỹ năng
thực hành…


<b>Phân loại suy dinh dưỡng ở trẻ em trên lâm sàng dựa trên các chỉ số nhân trắc</b>
<b>Suy dinh dưỡng : Chỉ số cân nặng theo tuổi < –2SD so với quần thể tiêu chuẩn</b>
WHO-2006. Chỉ số này biểu hiện một tình trạng thiếu hụt về dinh dưỡng nhưng
khơng đánh giá được tình trạng thiếu hụt đó xảy ra trong khoảng thời gian này hay
từ trước. Dù vậy đây vẫn là chỉ số dễ áp dụng nhất trong cộng đồng nên vẫn thường
được dùng như một chỉ số chuẩn đánh giá tình trạng thiếu dinh dưỡng của cộng
đồng trong tất cả các cuộc điều tra về dinh dưỡng và dùng để phát hiện sớm tình
trạng thiếu hụt chất dinh dưỡng. Sau khi có hướng chẩn đốn suy dinh dưỡng dựa
trên các chỉ số còn lại để đánh giá tình trạng suy dinh dưỡng.


 <b>Suy dinh dưỡng cấp : Chỉ số chiều cao theo tuổi bình thường, nhưng</b>
cân nặng/chiều cao <-2SD, biểu thị suy dinh dưỡng mới diễn ra, và chế độ
ăn hiện tại chưa phù hợp với nhu cầu.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

triển tầm vóc của trẻ. Nhưng tình trạng dinh dưỡng hiện đã phục hồi, ở
những đối tượng này cần thận trọng với nguy cơ béo phì vì chiều cao thấp.
 <b>Suy dinh dưỡng mãn tiến triển : Chiều cao theo tuổi < -2SD và cân</b>


nặng theo chiều cao cũng <-2SD chứng tỏ tình trạng thiếu dinh dưỡng đã
xảy ra trong quá khứ và tiếp tục tiến triển đến hiện nay.


 <b>Suy dinh dưỡng bào thai : Đánh giá dựa vào cân nặng <2500g, chiều</b>
dài < 48cm và vòng đầu <35cm sau khi trẻ chào đời.


<b>Đánh giá mức độ suy dinh dưỡng ở trẻ em</b>


Ở tất cả các loại suy dinh dưỡng kể trên, khi có một chỉ số <-2SD là suy dinh


dưỡng vừa, <-3SD là suy dinh dưỡng nặng.


Đối với suy dinh dưỡng bào thai, chỉ giảm cân nặng là suy dinh dưỡng nhẹ, giảm
cân nặng và chiều cao là suy dinh dưỡng vừa, giảm cả cân nặng, chiều cao, vòng
đầu là suy dinh dưỡng nặng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3></div>

<!--links-->

×