Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Đánh giá kết quả sớm phương pháp bóc nhân tuyến tiền liệt bằng Laser Holmium tại Bệnh viện Bình Dân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (265.92 KB, 6 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 1 * 2021

Nghiên cứu Y học

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ SỚM PHƯƠNG PHÁP BÓC NHÂN TUYẾN TIỀN LIỆT
BẰNG LASER HOLMIUM TẠI BỆNH VIỆN BÌNH DÂN
Phùng Thanh Vũ1, Ngơ Xn Thái2, Nguyễn Ngọc Châu1, Nguyễn Phúc Cẩm Hồng1

TĨM TẮT
Đặt vấn đề: Bóc nhân tuyến tiền liệt bằng Laser Holmium (HoLEP) là phẫu thuật ít xâm hại trong điều trị
ngoại khoa tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt (TSLT-TTL) có thể tích lớn trên 80 ml, nhưng tại Việt Nam cho
đến nay chưa có báo cáo chi tiết về kết quả điều trị của phương pháp này.
Mục tiêu: Đánh giá kết quả sớm phương pháp HoLEP trong điều trị TSLT- TTL tại bệnh viện Bình Dân.
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu mô tả hàng loạt trường hợp (TH), từ 1/1/2019 đến
31/7/2020tại bệnh viện Bình Dân.
Kết quả: có 63 TH thực hiện HoLEP.Tuổi trung bình là 66,3 ± 7,4, nhỏ nhất 53 tuổi, lớn nhất 84 tuổi. Thể
tích TTL đo được qua siêu âm trung bình là 91,16 ± 13,35 ml; nhỏ nhất 80ml, lớn nhất 135ml, trọng lượng mô
bướu cắt được trung bình là 70,2 ± 12,5 gram. Thời gian phẫu thuật (PT) trung bình 105 ± 17,94 phút. Sự khác
biệt Hb và nồng độ Na+ trong máu trước và sau PT khơng đáng kể; Hb giảm trung bình là 1,6 ± 0,6 g/dL; Na+
máu giảm trung bình là 1,67 ± 0,9 mmol/L. Thời gian đặt thông niệu đạo trung bình là 2,3 ± 0,9 ngày. Thời gian
nằm viện trung bình 3,6 ± 1,3 ngày. Thang điểm quốc tế về triệu chứng tuyến tiền liệt (IPSS) cải thiện sau 1,3,6
tháng lần lượt là:5,8; 4,8, 3,5. Điểm số chất lượng cuộc sống (QoL) trung bình cải thiện sau 1,3,6 tháng lần lượt:
2,05; 1,69; 1,12. Lưu lượng dòng tiểu tối đa (Qmax) cải thiện sau 1,3,6 tháng lần lượt là: 16,1, 17,4, 18,9
ml/giây. Tỷ lệ kèm theo sỏi bàng quang (BQ) 14,2%, tất cả các TH này đều được tán sỏi bằng Laser Holmium
thành cơng. Khơng có TH nào xảy ra hội chứng cắt đốt, tỷ lệ chảy máu trong lúc mổ 11,1%, tuy nhiên khơng có
TH nào cần truyền máu trong và sau mổ. Tỷ lệ biến chứng(BC) chung 12,7%, tuy nhiên khơng có biến chứng
nghiêm trọng như thủng trực tràng, thủng BQ; khơng có TH nào phải mổ lại. Một số BC ít nghiêm trọng như tỷ
lệ thủng vỏ TTL là 6,3%, tỷ lệ thủng cổ BQ 1,6%, bí tiểu sau rút thơng niệu đạo(NĐ) 9,5%, tiểu khơng kiểm
sốt tạm thời 8%, nhiễm khuẩn đường tiết niệu 6,3%, hẹp cổ bàng quang 1,6%.
Kết luận: Phẫu thuật HoLEP cho những trường hợp TSLT-TTL có thể tích lớn là một phẫu thuật an tồn,
hiệu quả.


Từ khóa: bóc nhân tuyến tiền liệt bằng Laser Holmium

ABSTRACT
EVALUATION EARLY OUTCOME OF HOLMIUM LASER ENUCLEATION OF THE PROSTATE
AT BINH DAN HOSPITAL
Phung Thanh Vu, Ngo Xuan Thai, Nguyen Ngoc Chau, Nguyen Phuc Cam Hoang
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Vol. 25 - No 1 - 2021: 207 - 212
Background: Holmium Laser enucleation of the prostate (HoLEP) is a minimally invasive surgical
treatments for benign prostatic hyperplasia (BPH) greater than 80 ml. Up to now, there has been no detailed
reports on the treatment results of this procedure in Viet Nam.
Objective: Evaluate early outcomes of HoLEP in the treatment BPH at Binh Dan hospital.
Methods: Case series, from 1 January 2019 to 31 July 2020, there were 63 cases performing HoLEP at Binh
Dan Hospital.
Bệnh viện Bình Dân
Tác giả liên lạc: BS. Phùng Thanh Vũ
1

Chuyên Đề Ngoại Khoa

Bộ môn Tiết niệu hoc, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
ĐT: 0918436470
Email:
2

207


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 1 * 2021


Results: The mean age was 66.3 ± 7.4, the minimum 53 years and the maximum was 84 years. Mean
ultrasound prostate volume was 91.16 ± 13.35 ml, the smallest 80ml and the largest 135ml, the average
enucleated tissue was 70.2 ± 12.5 grams. Mean surgical time was 105 ± 17.94 minutes.The difference of Hb and
Na + concentration in the preoprative and postoperative test were negligible. Mean Hb decrease was 1.6 ± 0.6
g/dL, mean Na + blood decrease was 1.67 ± 0.9 mmol/L. Mean urethral catheterization time was 2.3 ± 0.9 days,
mean hospital stay 3.6 ± 1.3 days. Mean International Prostate Symptom Score (IPSS) improved after 1,3,6
months respectively were 5.8; 4.8; 3.5. Mean Quality of Life (QoL) improved after 1,3,6 months: 2.05, 1.69, 1.1.
Mean Qmax (peak flow rate) improved after 1,3,6 months, respectively: 16.1; 17.4; 18.9 ml/sec. Bladder stones
were present in 9 patients (14.2%), all of these cases were successful with Laser Holmium lithotripsy. There was
neither cases with transurethral resection syndrome nor cases blood transfusion interoprative and postoprative.
The overall complications rate was 12.7%, however, there were not serious complications such as rectal
perforation, bladder perforation, there was no case that required resurgery. Some less serious complications such
as: capsular perforation rate 6.3%, bladder neck contracture 1.6%, re-catheterization 9.5%. Transient urinary
incontinence 8%, urinary tract infection 6.3%, bladder neck stenosis 1.6%.
Conclusion: Holmium laser enucleation of the prostate is safe and efficient for treating benign prostatic
hyperplasia with large volume.
Key words: Holmium laser enucleation of the prostate
Theo khuyến cáo hướng dẫn điệu trị của hội
ĐẶT VẤN ĐỀ
niệu khoa Châu Âu, hội niệu khoa Hoa Kỳ,
Trong nhiều thập niên trước đây, cắt đốt
HoLEP là chọn lựa đầu tiên trong điều trị ngoại
nội soi (CĐNS) bằng điện đơn cực qua ngả
khoa TSLT-TTL thể tích lớn(3,4,5,6).
niệu đạo là tiêu chuẩn vàng và mổ mở bóc
bướu là phẫu thuật(PT) tiêu chuẩn trong điều
trị ngoại khoa tăng sinh lành tính tuyến tiền
liệt (TSLT-TTL) có thể tích lớn trên 80 ml. Mặt
dù hiệu quả đạt được là rất lớn, tuy nhiên

phương pháp này cũng bộc lộ nhiều yếu điểm
như: tỷ lệ chảy máu, phải truyền máu cao
7,5%, hội chứng cắt đốt nội soi 1-3%, thời gian
đặt thông niệu đạo, thời gian nằm viện kéo dài
và tỷ lệ tái phát bướu sau 5 năm 18%(1).
Sự nỗ lực để hạn chế các biến chứng PT,
nhiều kỹ thuật PT ít xâm hại đã được nghiên
cứu ứng dụng, nổi bật lên là kỹ thuật bóc nhân
TTL bằng Laser Holmium (HoLEP). Phương
pháp này được chứng minh là có hiệu quả tương
đương với mổ mở nhưng mức độ xâm hại ít
hơn, ít biến chứng hơn, thời gian nằm viện ngắn
hơn, thời gian đặt thông niệu đạo ngắn hơn(2).
HoLEP qua ngả nội soi niệu đạo kết hợp với
máy xay mô được Gilling PJ thực hiện lần đầu
tiên vào năm 1998. Trải qua hai thập kỹ, kỹ thuật
này ngày càng hoàn thiện và được áp dụng rộng
rãi ở nhiều trung tâm niệu khoa trên thế giới.

208

Mặc dù có nhiều lợi điểm, nhưng hiện nay
HoLEP vẫn chưa được áp dụng rộng rãi tại Việt
Nam. Năm 2019, tác giả Nguyễn Ngọc Châu,
Nguyễn Phúc Cẩm Hoàng đã báo cáo 25 trường
hợp bóc nhân TTL có thể tích lớn bằng Laser
Holmium đầu tiên tại bệnh viện Bình Dân, bước
đầu cho kết quả rất khả quan(7) và hiện tại chưa
có một báo cáo chi tiết nào khác về hiệu quả điều
trị của phương pháp này. Vậy “Kết quả sớm

phương pháp bóc nhân tuyến tiền liệt bằng
Laser Holmiumtại bệnh viện Bình Dân như thế
nào?” Để trả lời câu hỏi này, chúng tôi tiến hành
nghiên cứu HoLEP một cách tổng quan với số
liệu lớn hơn, thời gian theo dõi dài hơn nhằm
vào các mục tiêu sau.
Mục tiêu
Đánh giá kết quả sớm phương pháp HoLEP
trong điều trị TSLT-TTL tại bệnh viện Bình Dân.
Đánh giá tính hiệu quả: Xác định sự thay đổi
của điểm số IPSS, QoL, Qmax sau phẫu thuật 1
tháng, 3 tháng, 6 tháng.
Đánh giá tính an tồn: Xác định tỷ lệ biến

Chun Đề Ngoại Khoa


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 1 * 2021
chứng chảy máu trong và sau mổ, tỷ lệ số
trường hợp mắc hội chứng CĐNS, tỷ lệ trường
hợp tổn thương cổ bàng quang, tổn thương bàng
quang, thủng vỏ tuyến tiền liệt, tiểu khơng kiểm
sốt, tỷ lệ nhiễm khuẩn đường tiết niệu.

ĐỐITƯỢNG-PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU
Đối tượng nghiên cứu
Tất cả các bệnh nhân (BN) nam đến khám vì
triệu chứng bế tắc đường tiểu dưới do TSLT-TTL
có chỉ định can thiệp ngoại khoa được điều trị tại
bệnh viện Bình Dân từ 1/1/2019 đến 31/7/2020.


Tiêu chuẩn chọn bệnh
Tất cả BN được chẩn đoán TSLT-TTL có chỉ
định điều trị ngoại khoa và thể tích bướu TTL
lớn hơn 80 mL và đồng ý phẫu thuật HoLEP.
Tiêu chuẩn loại trừ
Kết quả giải phẫu bệnh trước và sau PT là
ung thư TTL. Bàng quang thần kinh, BN có TSLTTTL nhưng kèm theo hẹp niệu đạo (NĐ), di
chứng chấn thương khung chậu và khớp háng.
Phương pháp nghiên cứu

Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu tiến cứu mô tả hàng loạt trường
hợp (TH).
Phương pháp thực hiện
Tất cả BN được thăm khám lâm sàng, đánh
giá IPSS, Qmax, QoL, làm các xét nghiệm
chuyên biệt, các xét nghiệm chuẩn bị cho cuộc
mổ, giải thích và cam kết đồng ý phẫu thuật. Ghi
nhận các chỉ số Hb,Na+ trước và sau mổ, PSA,
niệu dịng đồ, thể tích TTL, thời gian mổ, máu
mất, truyền máu, thời gian nằm viện, thời gian
đặt thông NĐ, các BC trong và sau PT, theo dõi
sau PT 1,3,6 tháng. Đánh giá kết quả điều trị theo
Homma Y(8). Đánh giá BC phẫu thuật TSLT-TTL
theo Clavien – Dindo(9).
Tiến hành
Sau khi nội soi niệu đạo, BQ đánh giá và
kiểm tra tất cả các thương tổn, bắt đầu xác định
các điểm mốc: 5, 7, 12 giờ trong đó có 2 điểm

ngay sau ụ núi. Tiến hành thực hiện 2 đường cắt
tại vị trí 5 và 7 giờ từ cổ BQ đến trước ụ núi,

Chuyên Đề Ngoại Khoa

Nghiên cứu Y học
chiều sâu đến lớp vỏ của nhân TTL. Bắt đầu tiến
hành bóc nhân thùy giữa theo hướng từ ụ núi
vào cổ BQ, vừa bóc nhân vừa cầm máu điểm.
Tiếp tục thực hiện một đường cắt rạch tại vị trí
12 giờ, bóc nhân thùy trái và thùy phải với cách
thức tương tự, nhân bướu cuối cùng được xay
và hút ra bằng máy xay mô; thu và cân bệnh
phẩm, gởi bệnh phẩm phân tích giải phẫu bệnh
(4).
Dụng cụ
Tên máy Cyber Ho, cơng suất: 100W- 5J,
bước sóng 2140nm, hãng sản xuất Quanta
System, xuất xứ Ý, năm sản xuất 2016, loại dây
laser phát tia ở đầu tận, sử dụng được nhiều lần
550 µ, tay cắt của máy Laser là loại có lổ để đưa
dây tia vào; Chức năng cắt đốt, cầm máu, bóc
hơi, tán sỏi; Máy xay mơ: Hawk, xuất sứ: Trung
Quốc

Thu thập và xử lýsố liệu
Thu thập theo bảng thu thập số liệu và xử lý
bằng ứng dụng phần mềm thống kê số liệu SPSS
phiên bản 20.0.
Y đức

Nghiên cứu (NC) đã được thông qua Hội
đồng Y đức của bệnh viện (BV) Bình Dân số
397/QĐ- BVBD.

KẾT QUẢ
Có 63 TH thoả tiêu chuẩn chọn mẫu. Tuổi
trung bình là 66,3 ± 7,4, nhỏ nhất là 53 tuổi, lớn
nhất là 84 tuổi. Thể tích TTL trung bình 91,16 ±
13,35 ml; nhỏ nhất là 80ml, lớn nhất 135ml, trọng
lượng mơ bướu cắt được trung bình là 70,2 ±
12,5 gram. Thời gian PT trung bình là 105 ± 17,94
phút, sự khác biệt Hct, Hb và nồng độ Na+ trong
máu trước và sau phẫu thuật không đáng kể; Hb
giảm trung bình là 1,6 ± 0,6 g/dL, Na+ máu giảm
trung bình là 1,67 ± 0,9 mmol/L. Thời gian đặt
thơng niệu đạo trung bình là 2,3 ± 0,9 ngày. Thời
gian nằm viện trung bình 3,6 ± 1,3 ngày.
- IPSS trung bình cải thiện sau 1,3,6 tháng lần
lượt: 5,8; 4,8; 3,5(Hình 1).
- QoL trung bình cải thiện sau 1,3,6 tháng lần
lượt: 2,05; 1,69; 1,12.

209


Nghiên cứu Y học
- Qmax trung bình cải thiện sau 1,3,6 tháng
lần lượt là: 16,1; 17,4; 18,9 ml/ giây.

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 1 * 2021

BÀN LUẬN
Xử trí sỏi bàng quang kèm theo trên bệnh nhân
tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt
Laser Holmium có bước sóng 2140 nm. Sự
phát xạ của tia Laser theo cơ chế phát xung ngắt
quãng, hấp thụ cao trong môi trường nước, khả
năng xuyên mô khoảng 0,4 mm, năng lượng
được phát ra ổn định phù hợp với tác dụng cắt
đốt, bốc hơi và cầm máu mơ.

Hình 1: Sự cải thiện IPSS sau HoLEP 1 tháng, 3
tháng, 6 tháng

Hình 2: Sự thay đổi Qmax sau HoLEP 1 tháng, 3
tháng, 6 tháng
- Tỷ lệ kèm theo sỏi bàng quang 14,2%, tất cả
các TH này đều được tán sỏi bằng Laser
Holmium thành công với thời gian tán sỏi trung
bình 9,7 ± 3,3 phút.
- Khơng có TH nào xảy ra hội chứng cắt đốt
nội soi, tỷ lệ chảy máu trong lúc mổ 11,1%, tuy
nhiên khơng có TH nào cần truyền máu trong và
sau mổ. Tỷ lệ BC chung 12,7%, tuy nhiên, khơng
có BC nghiêm trọng như thủng trực tràng, thủng
BQ; khơng có TH nào phải mổ lại. Một số BC ít
nghiêm trọng như: tỷ lệ thủng vỏ TTL là 6,3%, tỷ
lệ thủng cổ BQ 1,6%, bí tiểu sau rút thơng niệu
đạo 9,5%; tiểu khơng kiểm soát tạm thời 8%;
nhiễm khuẩn đường tiết niệu 6,3%; tỷ lệ hẹp cổ
BQ 1,6%.


210

Ngoài ra, với chế độ phát xung ngắt quãng,
tập trung năng lượng lớn, ổn định nên có tác
dụng tán sỏi niệu hiệu quả, đặc biệt là sỏi bàng
quang (BQ), một bệnh lý thường hay gặp trên
những bệnh nhân TSLT-TTL, đây cũng là tính
năng ưu việt chỉ có ở Laser Holmium. Trong NC
của chúng tơi có 9 TH (14,2%) có sỏi BQ kèm
theo được tán sỏi thành công bằng Laser
Holmium mà không cần dùng thêm thiết bị tán
sỏi nào khác. Nếu những TH này được bóc nhân
bằng laser Thulium, Bipolar hay CĐNS thì bắt
buộc phải dùng thêm một máy tán sỏi. Việc
dùng Laser Holmium vừa bóc nhân TTL vừa tán
sỏi BQ qua đó góp phần rút ngắn thời gian phẫu
thuật. Thời gian tán sỏi trung bình là 9,67 ± 3,3
phút, ngắn nhất 5 phút, lâu nhất 16 phút. Tỷ lệ
có sỏi BQ kèm treo trên những bệnh nhân có
TSLT-TTL cũng khá phổ biến. Theo tác giả
Krambeck EA tỷ lệ có sỏi BQ kèm theo là 4,7%(10).
Theo tác giả Shah HN có tỷ lệ sỏi BQ kèm theo là
12,1%(11), tất cả các TH sỏi BQ này đều được tán
sỏi bằng Laser Holmium thành cơng.
Sinh thiết TTL có làm tăng tỷ lệ biến chứng
trong mổ hay không?
Để đánh giá sinh thiết TTL có làm tăng tỷ
lệ BC trong mổ hay khơng chúng tơi phân
thành 2 nhóm có sinh thiết và khơng sinh thiết

TTL, phân tích cho thấy nhóm có sinh thiết
TTL có tỷ lệ BC chung trong mổ 37,5% (3/8
TH) cao hơn nhóm khơng sinh thiết có ý nghĩa
thống kê (p <0,001). Đáng lưu ý, trong 4 TH
sinh thiết 1-2 tuần trước HoLEP đều xảy ra BC,
trong đó chủ yếu là chảy máu khó cầm, 3 TH
chảy máu kèm theo thủng vỏ TTL, 1 TH chảy

Chuyên Đề Ngoại Khoa


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 1 * 2021
máu kèm thủng cổ BQ. Chúng tôi nhận thấy
những trường hợp HoLEP sau sinh thiết 1-2
tuần, trong lúc mổ thường chảy máu nhiều,
khó cầm hơn những TH khác, giảm Hb trung
bình những TH này 2,7g/dl, mặc dù vậy khơng
có TH nào phải truyền máu trong mổ. Trong
khi đó, có 4 TH sinh thiết trước PT hơn 1 tháng
thì khơng xảy ra BC này, giảm Hb trung bình
1,8g/dl, tỷ lệ này tương đương với nhóm
khơng sinh thiết TTL (p <0,05). Hơn nữa, hiệu
quả điều trị như cải thiện IPSS, QoL, Qmax
giữa hai nhóm có và khơng sinh thiết TTL là
tương đương nhau. Kết quả này cũng tương tự
như nghiên cứu của Bell C (2019)(12). Vì vậy,
sinh thiết TTL trước đó khơng nên được coi là
một chống chỉ định đối với HoLEP
Tính hiệu quả của HoLEP về cải thiện điểm số
IPSS

Trong mẫu NC của chúng tôi, điểm số IPSS
trung bình trước mổ là 28,08 ± 3,2 điểm, trong đó
thấp nhất là 20 điểm và cao nhất là 35 điểm. Tất
cả 63 TH (100%) đều ở mức độ nặng (20 - 35
điểm). Điểm IPSS trung bình tái khám sau 1
tháng, 3 tháng, 6 tháng lần lượt là 5,84 ± 1,48;
4,47 ± 1,56 ; 3,52 ± 1,80. Điểm IPSS trước và sau
PT khác nhau có ý nghĩa thống kê, cho thấy có
sự cải thiện đáng kể điểm số IPSS sau PT (phép
kiểm Paired Samples Test). Các triệu chứng
đường tiết niệu dưới giảm đáng kể, cải thiện tốt
so với trước mổ chiếm tỷ lệ 85,7%. Sau 3 tháng, 6
tháng IPSS cải thiện tốt hơn là 94,8% và 98%
(theo tiểu chuẩn của Homma Y)(8). Kết quả này
tuy có thấp hơn một chút so với tác giả nước
ngồi, có thể được giải thích do BN nhập viện
đều có IPSS ở mức độ nặng. Theo tác giả
Elmansy và cộng sự điểm IPSS trước mổ trung
bình 22,4 ± 4,6. Điểm IPSS trung bình tái khám
sau 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng lần lượt là 9,3 ± 6,1;
5,1 ± 3,9 ; 4,4 ± 4,8(13). Theo tác giả Gilling PJ (năm
2000, 40TH), điểm IPSS trước mổ trung bình 24,2
± 2,4. Điểm IPSS trung bình tái khám sau 1
tháng, 3 tháng, 6 tháng lần lượt là 8,6 ± 1,2; 4,8 ±
0,8; 6,0 ± 1,0(14). Theo tác giả Naspro R(năm 2006,
41TH) điểm IPSS trước mổ trung bình 20,1 ± 5,8.

Chuyên Đề Ngoại Khoa

Nghiên cứu Y học

Điểm IPSS trung bình tái khám sau 1 tháng, 3
tháng, 6 tháng lần lượt là 6,9 ± 4,2; 3,9 ± 2,9; 8,4 ±
5,9(15).
Sự cải thiện điểm số QoL
Trong NC của chúng tôi, điểm số QoL trung
bình trước mổ là 5,06 ± 0,74 điểm, thấp nhất là 4
điểm và cao nhất là 6 điểm. Trong đó mức độ
khơng chịu được (5-6 điểm) có 48 TH chiếm
76,2%, mức độ tạm được (3-4 điểm) chiếm
23,8%. Điều này cho thấy chất lượng cuộc sống ở
những bệnh nhân TSLT-TTL trong mẫu NC khá
thấp. Sau phẫu thuật 1, 3, 6 tháng QoL đã cải
thiện đáng kể lần lượt là 2,05 ± 0,49; 1,69 ± 0,6;
1,17 ± 0,68. Kết quả này khác biệt khơng có ý
nghĩa thống kê (p <0,05) so với NC của các giả
khác như Elmansy HM(năm 2012, 949 TH) điểm
QoL trước mổ trung bình 4,2 ± 1,3. Điểm QoL
trung bình tái khám sau 1 tháng, 3 tháng, 6
tháng lần lượt là 2,4 ± 1,8; 1,8 ± 1,6; 1,6 ± 0,8(13).
Theo tác giả Gilling PJ (năm 2000, 40TH) sự điểm
QoL trước mổ trung bình 4,8 ± 1,1. Điểm QoL
trung bình tái khám sau 1 tháng, 3 tháng, 6
tháng lần lượt là 2,7 ± 0,4; 1,8 ± 0,4; 1,6 ± 0,3(14).
Theo tác giả Naspro R (năm 2006, 41TH) điểm
QoL trước mổ trung bình 4,07 ± 0,93. Điểm QoL
trung bình tái khám sau 1 tháng, 3 tháng, 6
tháng lần lượt là 1,4 ± 1,4; 1,0 ± 0,8; 1,7 ± 0,94(15).
Sự cải thiện lưu lượng dịng tiểu tối đa (Qmax)
Trong NC này, có 32 TH nhập viện vì bí tiểu
tái phát nhiều lần và được đặt thông NĐ lưu để

chuyển lưu nước tiểu tạm thời, 9 TH có sỏi BQ
kèm theo, chúng tơi không đo niệu động đồ cho
những TH này. Tiến hành đo niệu dịng đồ 22
TH tiểu khó cho kết quả: lưu lượng dịng tiểu tối
đa (Qmax) trung bình trước PT là 4,97 ± 1,89 ml/s ;
thấp nhất là 2,34 mL/s và cao nhất là 10
ml/s.Qmax sau mổ 1 tháng thấp nhất 12,5ml/s,
cao nhất 20,4 ml/s, trung bình 16,09 ± 1,61ml/s, tỷ
lệ khơng có bế tắc (Qmax >15 ml/giây) là 87,3%
cịn lại 12,7% cịn bế tắc mức độ trung bình. Sau
3 tháng, 6 tháng tỷ lệ Qmax trung bình là 17,41 ±
2,03; 18,97 ± 2,56 Qmax về bình thường là 94,8%
và 96,2% (theo Homma Y)(8).

211


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 1 * 2021

Theo tác giả Elmansy HM (năm 2012,
949TH), điểm trước mổ trung bình 8,0 ml/s,
Qmax trung bình tái khám sau 1 tháng, 3 tháng,
6 tháng lần lượt là 21,9 ml/s; 21,7 ml/s;
24,9ml/s(13). Theo tác giả Gilling và cộng sự điểm
Qmax trước mổ trung bình 8,28 ± 2,18 ml/s.
Qmax trung bình tái khám sau 1 tháng, 3 tháng,
6 tháng lần lượt là 22,3 ± 2,3 ml/s; 22,4 ± 1,7 ml/s;
21,3 ± 2,1 ml/s(14). Theo tác giả Naspro R điểm

Qmax trước mổ trung bình 7,83 ± 3,42 ml/s.
Điểm Qmax trung bình tái khám sau 1 tháng, 3
tháng, 6 tháng lần lượt là 26,6± 8,7 ml/s; 22,2 ± 8,6
ml/s; 22,3 ± 3,8 ml/s(15).

5.

KẾT LUẬN

10.

Phẫu thuật HoLEP cho những trường hợp
TSLT-TTL có thể tích lớn là một PT an toàn, hiệu
quả, BN trải qua HoLEP cho kết quả khả quan
như khơng có TH mất máu phải truyền máu, cải
thiện đáng kể IPSS, Qmax, QoL sau phẫu thuật
theo dõi 1, 3, 6 tháng.

6.

7.

8.

9.

11.

12.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

2.

3.

4.

Reich O, Gratzke C, Bachmann A, et al (2008). Morbidity,
mortality and early outcome of transurethral resection of the
prostate: a prospective multicenter evaluation of 10654 patient. J
Urol, 180:246–249.
Michalak J, Tzou D, Funk J, et al (2015). HoLEP: the gold
standard for the surgical management of BPH in the 21(st)
Century.Am J Clin Exp Urol, 1(3):36–42.
Foster HE, Barry MJ, Dahm P, et al (2019). Surgical Management
of Lower Urinary Tract Symptoms Attributed to Benign
Prostatic Hyperplasia.AUA Guideline,200:612-619.
Gilling PJ, Kennett K, Das AK, et al (1998). Holmium laser
enucleation of the prostate (HoLEP) combined with
transurethral tissue morcellation: an update on the early clinical
experience.J Endourol, 12(5):457-459.

212

13.

14.


15.

Kevin T, Vary M (2010). American Urological Association
Guideline: Management of Benign Prostatic Hyperplasia (BPH).
American Urological Association, 62(2):1-496
Rosette JD, Alivizatos G, Madersbacher S, et al, (2019).
Guidelines on benign prostatic hyperplasia. European Association
of Urology,40(3):256-263.
Nguyễn Ngọc Châu, Nguyễn Phúc Cẩm Hoàng (2019). Bóc
nhân tuyến tiền liệt bằng Laser Holmium trong điều trị tăng
sinh lành tính tuyến tiền liệt thể tích lớn tại bệnh viện Bình Dân.
Báo cáo Hội nghị Tiết niệu- Thận học toàn quốc, Hạ Long,
Quảng Ninh, pp.110-115.
Homma Y, Kawabe K, Tsukamoto T, et al (1996). Estimate
criteria for efficacy of treatment in benign prostatic hyperplasia,
J Urol, 3 (4):267-273
Dindo D, Demartines N, Clavien P,et al (2004). Classification of
surgical complications: a new proposal with evaluation in a
cohort of 6336 patients and results of a survey.Ann Surg,
240(2):205-213.
Krambeck EA, Handa ES, Lingeman EJ, et al (2010). Experience
with More Than 1000 Holmium Laser Prostate Enucleations for
Benign Prostatic Hyperplasia.Journal of Urology, 183(3):11051109.
Shah HN, Mahajan AP (2007). Peri-operative complications of
holmium laser enucleation of the prostate: experience in the first
280 patients, and a review of literature.BJU International,
100(1):94-101.
Bell C, Sacha L (2019). Safety and efficacy of Holmium laser
enucleation of the prostate (HoLEP) in patients with previous
transperineal biopsy (TPB): outcomes from a dual-centre case

control study".BMC Urology, 19 (97):1-7.
Elmansy HM, Kotb A (2011). Holmium laser enucleation of the
prostate: long-term durability of clinical outcomes and
complication rates during 10 years of follow up. J Urol, 186:19721976.
Gilling PJ, Wilson LC (2011). Long-term results of a randomized
trial comparing holmium laser enucleation of the prostate and
transurethral resection of the prostate: results at 7 years.BJU Int,
109:408-411.
Naspro R, Suardi N, Salonia A, et al (2006). Holmium Laser
Enucleation of the Prostate Versus Open Prostatectomy for
Prostates >70 g: 24-Month Follow-up".Eur Urol, 50:563-568.

Ngày nhận bài báo:

04/12/2020

Ngày nhận phản biện nhận xét bài báo:

20/02/2021

Ngày bài báo được đăng:

10/03/2021

Chuyên Đề Ngoại Khoa



×