Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Stress và các yếu tố liên quan ở những cặp vợ chồng vô sinh tại Bệnh viện Hùng Vương, thành phố Hồ Chí Minh, năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (303.95 KB, 7 trang )

STRESS VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở NHỮNG CẶP VỢ CHỒNG VÔ SINH
TẠI BỆNH VIỆN HÙNG VƯƠNG, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2020
Lê Thị Mỹ Hạnh1, Nguyễn Thị Thanh Trúc2

TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Stress là một rối loạn tâm lý ngày càng phổ biến, được ví như hội chứng của xã hội hiện đại.
Các cặp vợ chồng vô sinh phải đối mặt với nhiều yếu tố có thể dẫn tới stress như áp lực phải có con, chi phí điều
trị, các mối quan hệ trong gia đình và ngồi xã hội.
Mục tiêu: Xác định trung bình điểm số stress ở cặp vợ chồng đang điều trị vô sinh tại Bệnh viện Hùng
Vương, thành phố Hồ Chí Minh, năm 2020 bằng thang đo Fertility Problem Inventory (FPI) và các yếu tố liên
quan.
Đối tượng - Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang thực hiện trên 180 cặp vợ chồng vô sinh (180 nam và
180 nữ) đang điều trị tại Khoa hiếm muộn, Bệnh viện Hùng Vương. Điểm số stress được đo lường bằng thang
đo FPI đã được dịch sang tiếng Việt và đo lường tính tin cậy nội bộ bằng hệ số Cronbach’s alpha.
Kết quả: Thang đo FPI tiếng Việt có tính tin cậy nội bộ cao, phù hợp đo lường stress ở bệnh nhân vơ sinh tại
Việt Nam. Trung bình điểm số stress toàn thang đo cho cả nam và nữ là 145,6 ± 19,5 điểm và nữ cao hơn nam.
Trình độ học vấn thấp, nghề nghiệp là nơng dân, thời gian mong muốn có con kéo dài và chưa từng có tiền sử
thất bại điều trị làm gia tăng stress ở cả nam và nữ.
Kết luận: Stress là một vấn đề phổ biến ở những cặp vợ chồng vô sinh và sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu
quả của q trình điều trị nếu khơng được phát hiện và can thiệp sớm. Đơn vị khám hiếm muộn tại bệnh viện có
thể áp dụng thang đo FPI được dịch sang Tiếng Việt để sàng lọc hoặc khảo sát định kỳ tình trạng stress ở bệnh
nhân vơ sinh.
Từ khóa: stress, vợ chồng vô sinh, thang đo vấn đề sinh sản

ABSTRACT
STRESS AND ASSOCIATED FACTORS AMONG INFERTILE COUPLES AT HUNG VUONG
HOSPITAL, HO CHI MINH CITY, 2020
Le Thi My Hanh, Nguyen Thi Thanh Truc
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Vol. 25 - No. 2 - 2021: 08 - 14
Background: Stress is a common psychological disorder and a syndrome of the modern society. Infertile
couples face with many factors that can lead to stress such as the pressure of having a baby, the cost of treatments,


and the relationships in the family and the society.
Objective: To determine the mean score of stress of infertile couples being treated at Hung Vuong Hospital,
Ho Chi Minh City, 2020 using Fertility Problem Inventory (FPI) scale and associated factors.
Methods: A cross-sectional study was conducted including 180 infertile couples (180 males and 180
females) being treated at the Infertility Department, Hung Vuong Hospital. Stress score was measured by
adopting FPI scale which was translated into Vietnamese and tested for the internal reliability by showing
Cronbach's alpha coefficients.
Results: The Vietnamese version of FPI scale has high internal confidence in measuring stress of infertile


patients in Vietnam. The full-scale mean score of stress for both men and women was 145.6 ± 19.5 points and the
mean score of women was higher than men. The low education level, the being farmers, the long waiting time of
having no child, and none of treatment failure have increased stress score of both women and men.
Conclusion: Stress is a popular problem among infertile couples and affects directly to the treatment
effectiveness in case of not being identified and controlled early. The hospital infertility examination unit can
apply the Vietnamese version of FPI scale for screening or routinely testing the stress status of the patients.
Keywords: stress, infertile couples, fertility problem inventory

ĐẶT VẤN ĐỀ

Phương pháp nghiên cứu

Theo trung tâm hỗ trợ sinh sản của trường
đại học Harvard, mỗi năm tại Hoa Kỳ có khoảng
1,3 triệu bệnh nhân phải nhận tư vấn hoặc điều
trị vô sinh hiếm muộn có các vấn đề về tâm lý(1).
Vơ sinh hiếm muộn gây ra nhiều trải nghiệm
tiêu cực như lo âu, mặc cảm, đau khổ, tuyệt
vọng. Những tình trạng căng thẳng, chán nản
xuất hiện thường xuyên có thể dẫn tới nguy cơ

bệnh trầm cảm. Ngoài ra, theo một số nghiên
cứu, stress cũng ảnh hưởng tới khả năng thụ
thai, kết quả điều trị hỗ trợ sinh sản(2,2,4). Năm
2018, nghiên cứu cắt ngang tại một quốc gia ở
Châu Phi, đã phát hiện 50% phụ nữ và 40% nam
giới vơ sinh có vấn đề về stress. Một nghiên cứu
khác tại Iran vào năm 2015 cũng thấy rằng hơn
90% bệnh nhân vô sinh có mức độ stress từ cao
trở lên(5). Tại Việt Nam, đã có nhiều nghiên cứu
về stress trên các đối tượng khác nhau, tuy nhiên
chúng tơi chưa tìm thấy nghiên cứu nào về stress
trên bệnh nhân vô sinh được công bố. Thang đo
Fertility Problem Inventory (FPI) được đưa ra
lần đầu vào năm 1999 bởi Christopher R.
Newton để đo lường stress với những câu hỏi cụ
thể cho những cặp vợ chồng vô sinh, tuy nhiên
chưa được dịch sang tiếng Việt và áp dụng tại
Việt Nam(6). Do đó, chúng tơi tiến hành nghiên
cứu “Stress và các yếu tố liên quan ở những cặp
vợ chồng vơ sinh tại bệnh viện Hùng Vương, TP.
Hồ Chí Minh, năm 2020”, sử dụng thang đo FPI.

Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu cắt ngang.

ĐỐITƯỢNG- PHƯƠNG PHÁPNGHIÊNCỨU
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu gồm 180 cặp vợ chồng
vô sinh (180 nam và 180 nữ) đang điều trị tại
khoa Hiếm muộn, bệnh viện Hùng Vương từ

tháng 4-6/2020.

Phương pháp chọn mẫu
Chọn mẫu thuận tiện các cặp vợ chồng đang
điều trị vô sinh tại Khoa hiếm muộn, Bệnh viện
Hùng Vương, TP. Hồ Chí Minh theo đúng tiêu
chí chọn mẫu cho đến khi đủ cỡ mẫu từ tháng 4
đến tháng 6 năm 2020. Nghiên cứu thực hiện thu
thập số liệu rải đều cho tất cả các ngày trong
tuần từ thứ 2 đến thứ 6, theo lịch làm việc của
bệnh viện.
Phương pháp thu thập số liệu
Sau khi được cung cấp thông tin về nghiên
cứu, các cặp vợ chồng đồng ý ký tên vào biên
bản đồng ý tham gia nghiên cứu. Nghiên cứu
viên tiến hành phỏng vấn mặt đối mặt riêng vợ
và chồng bằng bộ câu hỏi soạn sẵn có cấu trúc
trong khoảng 30 phút. Bộ câu hỏi sau khi phỏng
vấn được kiểm tra tính đầy đủ thơng tin, mã hóa
theo số và hồn tồn bảo mật thông tin.
Công cụ thu thập số liệu
Bộ câu hỏi bao gồm các đặc điểm về dân số xã hội như giới, tuổi, tơn giáo, trình độ học vấn,
nghề nghiệp, khả năng chi trả cho điều trị, thời
gian kết hôn, người sống chung, và sự quan tâm
của người thân. Đặc điểm về tình trạng vơ sinh
bao gồm phân loại vơ sinh, thời gian mong
muốn có con, ngun nhân vơ sinh, thời gian
điều trị bệnh, kĩ thuật hỗ trợ sinh sản, số lần điều
trị thất bại, và tiền sử nạo phá thai. Stress được
đánh giá bởi thang đo FPI bao gồm 46 câu, trong

đó có 18 câu tính điểm ngược, đánh giá trên 5
khía cạnh: các mối quan hệ xã hội (10 câu), quan
hệ tình dục (8 câu), mối quan hệ vợ chồng (10


câu), việc từ bỏ cuộc sống khơng có con (8 câu),
sự cần thiết của việc được làm cha mẹ (10 câu).
Mỗi câu được đánh giá tương ứng với thang
điểm Likert 6 từ 1 – 6 gồm 6 - hoàn toàn không
đồng ý, 5 - không đồng ý, 4 không đồng ý một
phần, 3 - đồng ý một phần, 2 - đồng ý, 1 - hoàn
toàn đồng ý.
Thang đo FPI đã được chúng tôi dịch sang
tiếng Việt và tiến hành nghiên cứu thử trên 30
cặp vợ chồng vô sinh (30 nam và 30 nữ) đang
điều trị vô sinh tại bệnh viện Hùng Vương tháng
4 năm 2020. Kết quả thấy rằng thang đo FPI
tiếng Việt có tính tin cậy nội bộ cao với hệ số
Cronbach’s alpha toàn thang là 0,88 đối với nam,
0,89 đối với nữ và 0,88 cho cả nam và nữ. Với
tiêu chí Cronbach’s alpha ≥0,6 thì tất cả 5 khía
cạnh trong thang đo FPI đều đạt yêu cầu ở cả
nam và nữ. Như vậy, thang đo FPI phiên bản
tiếng Việt có thể sử dụng để đo lường stress ở
nam và nữ vô sinh ở nghiên cứu này. Tổng số
điểm của thang đo dao động từ 46 đến 276 điểm,
điểm số stress càng cao thì stress càng nặng(5).

Phân tích dữ kiện
Tần số và tỉ lệ phần trăm được dùng để mơ

tả cho biến số định tính. Trung bình và độ lệch
chuẩn được dùng để mô tả cho biến số định
lượng. Sử dụng phép kiểm T không bắt cặp với
ngưỡng bác bỏ khi p <0,05 để so sánh trung bình
điểm số stress với các biến số độc lập là biến số
nhị giá. Nếu biến số phụ thuộc có phân phối
khơng bình thường thì dùng phép kiểm Mann –
Whitney bao gồm biến số phân loại vô sinh, thất
bại điều trị và tiền sử nạo phá thai. Sử dụng
phép kiểm ANOVA với ngưỡng bác bỏ khi
p <0,05 để so sánh trung bình điểm số stress với
các biến số độc lập là biến số danh định. Nếu
biến số phụ thuộc có phân phối khơng bình
thường dùng kiểm định Kruskal Wallis bao gồm
biến số nghề nghiệp, thời gian mong muốn có
con, ngun nhân vơ sinh và thời gian điều trị.
Y đức
Nghiên cứu được thông qua bởi Hội đồng
Đạo đức trong nghiên cứu Y sinh học Đại học Y

Dược TP. Hồ Chí Minh số: 35/ HĐĐĐ ngày
06/01/2020.

KẾT QUẢ
Bảng 1: Đặc tính dân số - xã hội của các cặp vợ chồng
vơ sinh
Đặc điểm
Nhóm tuổi
21 – 25
26 – 30

31 – 35
≥ 36
Trình độ học vấn
Dưới cấp I
Cấp I
Cấp II
Cấp III
Từ trung cấp trở lên
Nghề nghiệp
Nhân viên văn phịng/cơng
chức
Cơng nhân
Kinh doanh/bn bán
Nơng dân
Tự do
Nội trợ
Thất nghiệp
Thời gian kết hôn*
1 – 5 năm
6 – 10 năm
≥ 11 năm
Khả năng chi trả*
Hồn tồn khơng đủ
Khơng đủ
Đủ
Hồn tồn đủ
Người sống chung*
Sống riêng hai vợ chồng
Sống chung gia đình chồng
Sống chung gia đình vợ


Nam (n = 180) Nữ (n = 180)
Tần số (%)
Tần số (%)
7 (3,9)
52 (28,9)
67 (37,2)
54 (30,0)

16 (8,9)
85 (47,2)
57 (31,7)
22 (12,2)

5 (2,8)
14 (7,8)
31 (17,2)
46 (25,5)
84 (46,7)

1 (0,6)
8 (4,5)
31 (17,2)
44 (24,4)
96 (53,3)

58 (32,2)

75 (41,7)


54 (30,0)
38 (21,1)
13 (7,3)
15 (8,3)
2 (1,1)
0 (0)

41 (22,8)
35 (19,4)
8 (4,4)
3 (1,7)
16 (8,9)
2 (1,1)

121 (67,2)
43 (23,9)
16 (8,9)
1 (0,6)
10 (5,5)
160 (88,9)
9 (5,0)
109 (60,5)
64 (35,6)
7 (3,9)

*: Biến số chung cho cả vợ và chồng

Nghiên cứu thấy rằng tuổi trung bình của
nam giới là 33,0 ± 4,7 tuổi, nữ giới có độ tuổi
trung bình trẻ hơn với 30,4 ± 4,3 tuổi. Đa số nam

giới nằm trong nhóm tuổi 30 – 35 với 37,2% và
nữ giới trong nhóm tuổi 26 – 30 (47,2%). Về trình
độ học vấn, đa phần nam và nữ có trình độ học
vấn từ trung cấp trở lên (46,7% ở nam và 53,3% ở


nữ). Tương đồng với trình độ học vấn, nghề
nghiệp chủ yếu của các cặp vợ chồng là nhân
viên văn phịng/cơng chức (32,2% ở nam và
41,7% ở nữ) (Bảng 1).

lớn các cặp vợ chồng có thời gian điều trị từ 6
tháng trở xuống với tỉ lệ 51,7%, chỉ có một số ít
có thời gian điều trị từ 24 tháng trở lên (6,1%)
(Bảng 2).

Phần lớn các cặp vợ chồng tự đánh giá mình
đủ khả năng chi trả cho quá trình điều trị với tỉ
lệ 88,9%, chỉ một số ít nghĩ rằng mình không đủ
khả năng chi trả (5,6%). Về thời gian kết hôn, đa
phần các cặp vợ chồng kết hôn từ 1 – 5 năm
(67,2%) và chỉ có 8,9% cặp vợ chồng kết hôn từ
11 năm trở lên. Phần đông các cặp sống riêng hai
vợ chồng chiếm 60,5% và sống chung gia đình
chồng chiếm 35,6%, chỉ có một số ít sống chung
gia đình vợ (3,9%) (Bảng 1).

Bảng 2: Tình trạng vơ sinh của các cặp vợ chồng
Nam
Nữ

(n=180) (n = 180)
Tần số (%)

Đặc điểm
Phân loại vô sinh*
Vô sinh nguyên phát
Vô sinh thứ phát
Thời gian mong muốn có con*
1 – 3 năm
4 – 6 năm
≥ 7năm
Nguyên nhân vô sinh*
Nguyên nhân từ người vợ
Không rõ nguyên nhân
Nguyên nhân từ cả hai vợ chồng
Nguyên nhân từ người chồng
Thời gian điều trị*
≤ 6 tháng
> 6 tháng – 12 tháng
>12 tháng – 24 tháng
> 24 tháng
Tiền sử nạo phá thai
Chưa từng


165 (91,7)
15 (8,3)
117 (65,0)
29 (16,1)
34 (18,9)


Hầu hết các cặp vợ chồng đều thuộc nhóm
53 (29,4)
vơ sinh ngun phát với 91,7%, chỉ một số ít
48 (26,7)
43 (23,9)
thuộc nhóm vơ sinh thứ phát (8,3%). Các cặp vợ
36 (20,0)
chồng có nguyên nhân vô sinh từ người vợ
chiếm tỉ lệ cao nhất với 29,4% và nguyên nhân từ
93 (51,7)
người chồng chiếm tỉ lệ thấp nhất (20,0%). Phần
43 (23,9)
lớn các cặp vợ chồng chưa có tiền sử điều trị thất
33 (18,3)
bại với tỉ lệ 62,8%. Trong 37,2% cặp vợ chồng
11 (6,1)
từng thất bại điều trị, có hơn 60% cặp từng thất
168 (93,3)
bại điều trị 1 lần. Hầu hết người vợ khơng có
12 (6,7)
tiền sử nạo phá thai (93,3%). Đa số các cặp vợ
*: Biến số chung cho cả vợ và chồng
chồng mong có con từ 1 – 3 năm (65,0%), số cặp
vợ chồng mong muốn có con từ 4 – 6 năm chiếm
tỉ lệ thấp nhất với 16,1%, phù hợp với độ tuổi trẻ
và thời gian kết hôn chủ yếu dưới 5 năm. Phần
Bảng 3: Trung bình điểm số stress ở từng khía cạnh và toàn thang đo của các cặp vợ và chồng vơ sinh
Khía cạnh
Các mối quan hệ xã hội

Quan hệ tình dục
Mối quan hệ vợ chồng
Việc từ bỏ cuộc sống khơng có con cái
Sự cần thiết của việc được làm cha mẹ
Tồn thang đo

Nam và nữ (n=360)
Trung bình ±
độ lệch chuẩn
26,6 ± 5,8
21,2 ± 5,0
24,8 ± 5,5
29,9 ± 5,3
43,0 ± 7,1
145,6 ± 19,5

Nam (n=180)
Trung bình ± độ
lệch chuẩn
25,9 ± 5,6
21,0 ± 4,7
25,1 ± 5,9
29,7 ± 5,4
42,6 ± 7,1
144,3 ± 18,9

Nữ (n=180)
Trung bình ±
độ lệch chuẩn
27,3 ± 6,0

21,4 ± 5,2
24,6 ± 5,0
30,1 ± 5,2
43,5 ± 7,1
146,9 ± 20,1

Giá trị p
a

0,040
0,597a
0,243a
0,442
0,094a
0,489a

: Kiểm định Mann Whitney

a

Hầu hết, trung bình điểm số stress ở từng
khía cạnh có sự chênh lệch nhẹ giữa nam và nữ,
tuy nhiên chỉ có khía cạnh các mối quan hệ xã
hội thì sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê
(p <0,05). Trung bình điểm số stress ở khía cạnh

sự cần thiết của việc được làm cha mẹ là cao
nhất với 42,6 ± 7,1 điểm ở nam, 43,5 ± 7,1 điểm ở
nữ và thấp nhất ở khía cạnh quan hệ tình dục
với trung bình điểm số stress là 21,0 ± 4,7 điểm ở

nam và 21,4 ± 5,2 điểm ở nữ. Tính cho tồn thang


đo, trung bình điểm số stress chung của nữ cao
hơn nam lần lượt là 146,9 ± 20,1 và 144,3 ± 18,9
điểm nhưng sự khác biệt này khơng có ý nghĩa
thống kê (p >0,05) (Bảng 3).
Trung bình điểm số stress chung có sự khác
biệt có ý nghĩa thống kê giữa những nhóm trình
độ học vấn khác nhau ở cả nam lẫn nữ (p <0,05).
Cụ thể: nữ giới hoặc nam giới có học vấn càng
cao thì trung bình điểm số stress chung càng
thấp. Điểm số stress chung có mối liên quan có ý
nghĩa thống kê với nghề nghiệp (p <0,05). Nghề
nghiệp là nơng dân có trung bình điểm số stress
chung cao nhất (168,9 ± 25,0 ở nam, 155,0 ± 12,3 ở
nữ) và nghề nghiệp là nhân viên văn
phịng/cơng chức có trung bình điểm số stress
chung thấp nhất (142,7 ± 20,1 ở nam và 138,3 ±
21,9), điều này đúng với cả nam và nữ (Bảng 4).
Bảng 4: Mối liên quan giữa điểm số stress chung và
các đặc điểm dân số - xã hội của nam/nữ
Nam (n=180)
Trung bình ±
độ lệch chuẩn
Nhóm tuổi
21 – 25
146,8 ± 9,2
26 – 30
146,0 ± 18,8

31 – 35
148,3 ± 21,0
≥ 36
146,8 ± 24,0
Giá trị p
p = 0,926
Tôn giáo
Không tôn giáo
147,8 ± 20,5
Phật giáo
145,9 ± 18,4
Thiên chúa giáo
143,5 ± 20,8
Khác
155,0 ± 17,0
Giá trị p
p = 0,683
Trình độ học vấn
≤ Cấp II
155,8 ± 21,1
Cấp III
144,9 ± 18,8
Từ trung cấp trở lên
144,1 ± 19,3
Giá trị p
p = 0,010
Nghề nghiệp
Nhân viên văn phịng/Cơng
142,7 ± 20,1
chức

Công nhân
151,3 ± 20,6
Kinh doanh/ Buôn bán
144,9 ± 17,2
Nội trợ
147,6 ± 15,5
Nông dân
168,9 ± 25,0
Tự do
148,7 ± 10,6
Thất nghiệp
152,0 ± 28,3
Nội dung

Nữ (n=180)
Trung bình ±
độ lệch chuẩn

Nam (n=180) Nữ (n=180)
Trung bình ± Trung bình ±
độ lệch chuẩn độ lệch chuẩn
b
Giá trị p
p = 0,037
p = 0,026
Sự quan tâm của người thân trong gia đình
Khơng quan tâm và bình
149,8 ± 22,6
147,8 ± 19,8
thường

Quan tâm
146,2 ± 20,3
141,9 ± 16,9
Rất quan tâm
146,1 ± 18,5
144,5 ± 20,3
Giá trị p
p = 0,914
p = 0,266
Khả năng chi trả
Hồn tồn khơng đủ và
151,5 ± 23,5
146,7 ± 16,5
khơng đủ
Đủ
146,9 ± 19,7
144,6 ± 18,7
Hoàn toàn đủ
141,4 ± 24,2
135,2 ± 25,2
Giá trị p
p = 0,537
p = 0,312
Thời gian kết hôn
1 – 5 năm
146,5 ± 19,8
142,7 ± 19,2
6 – 10 năm
146,8 ± 20,5
147,5 ± 19,1

≥ 11 năm
150,4 ± 22,4
147,6 ± 15,8
Giá trị p
p = 0,812
p = 0,274
Người sống chung
Sống riêng hai vợ chồng
145,7 ± 19,8
144,0 ± 18,7
Sống chung gia đình chồng 148,9 ± 20,9
144,8 ± 20,0
Sống chung gia đình vợ
146,6 ± 19,0
144,0 ± 13,5
Giá trị p
p = 0,633
p = 0,964
Nội dung

b:

147,4 ± 27,0
142,9 ± 19,6
146,2 ± 20,0
142,7 ± 15,7
p = 0,676
144,3 ± 19,0
148,1 ± 21,6
139,8 ± 15,9

139,0 ± 0,0
p = 0,534
150,4 ± 18,6
146,7 ± 17,6
139,2 ± 18,7
p = 0,002
138,3 ± 21,9
148,3 ± 19,1
142,6 ± 12,4
141,5 ± 20,5
155,0 ± 12,3
148,0 ± 18,2
0

Kiểm định Kruskal Wallis

Bảng 5: Mối liên quan giữa điểm số stress chung và
đặc điểm tình trạng vơ sinh ở nam và nữ
Nam (n=180) Nữ (n=180)
Trung bình ± Trung bình ±
độ lệch chuẩn độ lệch chuẩn
Phân loại vô sinh
Vô sinh nguyên phát
144,7 ± 18,9 147,4 ± 20,5
Vô sinh thứ phát
139,5 ± 19,1 141,1 ± 13,8
a
Giá trị p
p = 0,315
p = 0,205

Thời gian mong muốn có con
1 – 3 năm
141,6 ± 19,1 144,0 ± 17,8
4 – 6 năm
148,2 ± 20,5 150,6 ± 24,5
≥ 7 năm
150,0 ± 15,1 153,8 ± 21,8
b
Giá trị p
p = 0,036
p = 0,044
Nguyên nhân vô sinh
Nguyên nhân từ người vợ 142,2 ± 20,6 143,1 ± 17,0
Không rõ nguyên nhân
139,3 ± 19,8 145,1 ± 19,4
Nguyên nhân từ cả hai vợ
148,0 ± 17,1 152,3 ± 23,0
chồng
Nguyên nhân từ người
149,4 ± 15,3 148,3 ± 20,7
chồng
b
Giá trị p
p = 0,039
p = 0,284
Thời gian điều trị
≤ 6 tháng
144,0 ± 18,4 146,3 ± 19,1
> 6 tháng – 12 tháng
143,5 ± 18,8 145,0 ±22,5

Nội dung


Nam (n=180) Nữ (n=180)
Trung bình ± Trung bình ±
độ lệch chuẩn độ lệch chuẩn
>12 tháng – 24 tháng
146,1 ± 19,4 152,4 ± 19,5
>24 tháng
143,5 ± 24,5 142,6 ± 19,4
b
Giá trị p
p = 0,936
p = 0,214
Thất bại điều trị
Chưa từng
145,9 ± 18,6 149,6 ± 20,6

141,4 ± 19,2 142,4 ± 18,4
a
Giá trị p
p = 0,123
p = 0,023
Tiền sử nạo phá thai
Chưa từng
146,7 ± 20,0

150,0 ± 22,4
a
Giá trị p

p = 0,726
Nội dung

: Kiểm định Mann Whitney

a

b:

Kiểm định Kruskal Wallis

Thời gian mong muốn có con càng dài thì
trung bình điểm số stress càng tăng, điều này thể
hiện ở cả giới nam và nữ (p <0,05). Ngun nhân
vơ sinh cũng có mối liên quan có ý nghĩa thống
kê với điểm số stress chung ở nam (p <0,05)
nhưng khơng có ở nữ. Nam giới có ngun nhân
vơ sinh từ chính mình có trung bình điểm stress
chung là 149,4 ± 15,3 điểm cao nhất. Trung bình
điểm số stress chung có sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê giữa nữ chưa từng điều trị thất bại và
nữ đã từng điều trị thất bại (p <0,05). Nữ giới
chưa từng điều trị thất bại có trung bình điểm số
stress chung cao hơn so với nữ đã từng điều trị
thất bại (149,6 ± 20,6 điểm so với 142,4 ± 18,4
điểm). Điều này không thấy ở nam giới (Bảng 5).

BÀN LUẬN
Nghiên cứu cho thấy trung bình điểm số
stress chung của cả vợ và chồng là 145,6 ± 19,5

điểm, trung bình điểm số stress của người vợ
cao hơn so với người chồng nhưng sự khác biệt
này khơng có ý nghĩa thống kê. Trung bình điểm
số stress thấp hơn so với các nghiên cứu ở Trung
Quốc, Iran, Ấn Độ, và Hàn Quốc(5,7,8). Có thể lí
giải rằng vì phần lớn các cặp vợ chồng tham gia
vào nghiên cứu có độ tuổi trẻ, trình độ học vấn
từ cấp 3 trở lên, có cơng việc ổn định và thu
nhập đủ khả năng chi trả cho điều trị. Khía cạnh
sự cần thiết của việc được làm cha mẹ có trung
bình điểm số stress cao nhất ở cả vợ và chồng,
tương đồng với nghiên cứu tại Hàn Quốc (2013),
Ấn Độ (2014) và Iran (2015)(5,8,9). Ngược lại, khía

cạnh quan hệ tình dục có trung bình điểm số
stress thấp nhất ở cả vợ và chồng tương đồng
với hai nghiên cứu tại Hàn Quốc (2013) và Ấn
Độ (2014)(8,9).
Trình độ học vấn có ảnh hưởng đến điểm số
điểm số stress chung ở nam và nữ. Trình độ học
vấn càng cao thì trung bình điểm số stress chung
càng giảm tương đồng với kết quả của hai
nghiên cứu tại Trung Quốc (2011)(7) và Iran
(2014)(5). Nghề nghiệp cũng ảnh hưởng đến
điểm số stress chung ở cả vợ lẫn chồng. Vợ và
chồng có nghề nghiệp là nhân viên văn
phịng/cơng chức hầu như sẽ có trung bình điểm
số stress thấp hơn so với những người thuộc
nhóm nghề nghiệp lao động tay chân như nông
dân, công nhân. Điều này có thể giải thích rằng

những người có nghề nghiệp là lao động chân
tay (nơng dân, cơng nhân) thường có mức thu
nhập thấp, kinh tế gia đình khơng ổn định nên
sẽ khó khăn về chi phí cũng như việc lựa chọn
phương pháp điều trị phù hợp.
Vợ và chồng thuộc nhóm vơ sinh ngun
phát sẽ có trung bình điểm số stress cao hơn so
với nhóm vơ sinh thứ phát. Điều này là phù hợp
vì những cặp vợ chồng đã có một đứa trẻ sẽ có
tâm lý thoải mái hơn so với những cặp vợ chồng
chưa có con. Và họ khơng cảm thấy quá áp lực
hay mặc cảm khi phải đối mặt với những câu hỏi
về vấn đề con cái trong những cuộc họp mặt gia
đình hoặc bạn bè, các mối quan hệ xã hội cũng
không bị tác động nhiều như những cặp vợ
chồng chưa có con.
Thời gian mong muốn có con cũng ảnh
hưởng nhiều điểm số stress chung ở cả vợ và
chồng. Vợ và chồng có thời gian mong muốn có
con càng lâu thì trung bình điểm số stress càng
cao. Việc khơng có con sau một thời gian dài kết
hơn cùng với quá trình điều trị kéo dài sẽ khiến
cho các cặp vợ chồng cảm thấy giảm hứng thú
tình dục và cảm xúc ham muốn với bạn đời
khơng cịn trọn vẹn như trước.
Những người vợ có ngun nhân vơ sinh
từ cả hai vợ chồng sẽ có trung bình điểm số
stress cao hơn người vợ có nguyên nhân từ



chính mình, từ chồng hay khơng rõ ngun
nhân, kết quả này tương đồng với nghiên cứu
tại Trung Quốc (2011)(7). Về phía người chồng,
nam giới có ngun nhân vơ sinh từ chính
mình có trung bình điểm số stress chung cao
nhất. Có thể thấy rằng dù nguyên nhân vô
sinh đến từ vợ hay chồng hoặc từ cả hai thì
nhiều cặp vợ chồng sau khi biết được mình
mắc vơ sinh đều có những suy nghĩ tiêu cực và
tâm trạng căng thẳng, buồn bã.

điều trị, nữ giới, nam giới có ngun nhân vơ
sinh từ phía họ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

2.
3.
4.

Hạn chế của nghiên cứu
Đây là nghiên cứu đầu tiên áp dụng thang
đo FPI tiếng Việt nên cũng hạn chế trong so
sánh với các nghiên cứu khác trong nước và
trên thế giới.

5.

6.


KẾT LUẬN
Nghiên cứu chỉ ra rằng trung bình điểm số
stress chung cho cả nam và nữ là 145,6 ± 19,5
điểm. Do đó, các đơn vị khám hiếm muộn nên
thực hiện khảo sát thực trạng stress ở bệnh nhân
vơ sinh đến khám định kỳ, có thể áp dụng thang
đo FPI tiếng Việt, nhằm phát hiện sớm những
bệnh nhân có vấn đề stress nhiều để hỗ trợ sớm
và kịp thời, đặc biệt là nhóm có trình độ vấn
thấp, cơng việc khơng ổn định, đã mong muốn
có con nhiều năm và vơ sinh ngun phát. Trong
q trình tư vấn tâm lý cho bệnh nhân, nhân
viên y tế cần chú ý các đối tượng mới bắt đầu

7.

8.
9.

Harvard Health Publishing (2009). The psychological impact of
infertility
and
its
treatment.
URL:
/>Whirledge S, Cidlowski JA (2010). Glucocorticoids, stress, and
fertility. Minerva Endocrinologica, 35(2):109.
Nargund VH (2015). Effects of psychological stress on male
fertility. Nature Reviews Urology, 12(7):373-382.

Sanders KA, Bruce NW (1997). A prospective study of
psychosocial stress and fertility in women. Human Reproduction,
12(10):2324-2329.
Sepidarkish M, Hashiani AA, Shokri F, et al (2016). Prevalence
of infertility problems among Iranian infertile patients referred
to Royan Institute. International Journal of Fertility & Sterility,
10(3):278-282.
Newton CR, Sherrard W, Glavac I (1999). The Fertility Problem
Inventory: measuring perceived infertility-related stress. Fertility
and Sterility, 72(1):54-62.
Peng T, Coates R, Merriman G, et al (2011). Testing the
psychometric properties of Mandarin version of the fertility
problem inventory (M-FPI) in an infertile Chinese sample.
Journal of Psychosomatic Obstetrics & Gynecology, 32(4):173-181.
Kim JH, Shin HS (2014). Validation of a Korean version of
fertility problem inventory. Asian Nursing Research, 8(3):207-212.
Awtani M, Mathur K, Shah S et al (2017). Infertility stress in
couples undergoing intrauterine insemination and in vitro
fertilization treatments. Journal of Human Reproductive Sciences,
10(3):221-225.

Ngày nhận bài báo:

16/11/2020

Ngày nhận phản biện nhận xét bài báo:

01/02/2021

Ngày bài báo được đăng:


10/03/2020



×