Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Vai trò của chụp cắt lớp vi tính mạch máu trong đánh giá tổn thương động mạch cảnh ở bệnh nhân đột quỵ do thiếu máu não cấp cùng bên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (356.03 KB, 7 trang )

Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 1 * 2021

VAI TRÒ CỦA CHỤP CẮT LỚP VI TÍNH MẠCH MÁU
TRONG ĐÁNH GIÁ TỔN THƯƠNG ĐỘNG MẠCH CẢNH
Ở BỆNH NHÂN ĐỘT QUỴ DO THIẾU MÁU NÃO CẤP CÙNG BÊN
Nguyễn Võ Ngọc Huỳnh1, Nguyễn Thị Thùy Linh1, Lê Văn Phước1, Trần Thị Mai Thùy1,
Đỗ Hải Thanh Anh1, Nguyễn Thị Tố Quyên1

TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Xơ vữa động mạch (XVĐM) là nguyên nhân quan trọng hàng đầu dẫn đến đột quỵ nhồi máu
não với thuyên tắc là cơ chế chủ yếu. Cắt lớp vi tính (CLVT) có giá trị cao trong đánh giá mức độ hẹp lòng động
mạch chủ (ĐMC) và cung cấp thông tin về thành phần và hình thái bề mặt của mảng xơ vữa (MXV). Các đặc
điểm tổn thương ĐMC như độ hẹp, MXV loét và đậm độ thấp dường như có liên quan đến biến cố nhồi máu não
(NMN).
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm hình ảnh CLVT mạch máu của MXV ĐMC ở bệnh nhân đột quỵ do thiếu máu
não cấp cùng bên. Đồng thời, xác định mối liên quan giữa các đặc điểm này và đột quỵ cấp, từ đó đưa ra các yếu
tố tiên đoán đột quỵ trong tương lai.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu thực hiện trên 102 bệnh nhân đột quỵ do thiếu máu
não cấp được chụp CLVT mạch máu não cấp cứu. Tổn thương ĐMC được đánh giá thơng qua các đặc điểm độ
hẹp lịng, độ dày thành ĐMC, kích thước, hình thái bề mặt, thành phần và tăng quang MXV.
Kết quả: Phân tích đơn biến cho thấy các đặc điểm hẹp nặng (p=0,04, OR=4,68) và tắc ĐMC (p <0,001),
tăng độ dày thành ĐMC (p=0,01), loét MXV (p=0,001, OR=7,03), MXV đậm độ thấp (p=0,001, OR=3,82) và
tăng quang MXV (p=0,02, OR=4,07) thường gặp ở ĐMC cùng bên nhồi máu não hơn. Ngược lại, các MXV có
bề mặt trơn láng (p <0,001, OR=0,23) và vơi hóa (p <0,001, OR=0,19) lại liên quan với bên không triệu chứng.
Phân tích hồi quy đa biến cho thấy MXV đậm độ thấp (p=0,02, OR=2,77) là yếu tố tiên đoán độc lập của đột quỵ
do thiếu máu não.
Kết luận: Hẹp nặng đến tắc, độ dày thành ĐMC, MXV đậm độ thấp, loét và tăng quang thường gặp ở bên
NMN. Trong đó, MXV đậm độ thấp là yếu tố có giá trị tiên đốn NMN độc lập. Ngược lại, MXV vơi hóa và bề
mặt trơn láng dường như có tác dụng bảo vệ.


Từ khóa: nhồi máu não, xơ vữa động mạch, mảng xơ vữa, CLVT mạch máu, động mạch cảnh

ABSTRACT
THE ROLE OF COMPUTED TOMOGRAPHY ANGIOGRAPHY IN EVALUATING CAROTID LESIONS
IN PATIENTS WITH ACUTE CEREBRAL ISCHEMIC STROKE
Nguyen Vo Ngoc Huynh, Nguyen Thi Thuy Linh, Le Van Phuoc, Tran Thi Mai Thuy,
Do Hai Thanh Anh, Nguyen Thi To Quyen
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Vol. 25 - No 1 - 2021: 61-67
Background: Carotid artery atherosclerotic disease is an important cause of cerebral ischemic stroke.
Computed tomography angiography (CTA) allows to evaluate carotid artery stenosis and give information
regarding the plaque composition and surface morphology. The CTA features of carotid lesion such as stenosis
carotid artery, ulcerated plaque and plaque hypoattenuation seem to be related to stroke.
Bộ mơn Chẩn Đốn Hình Ảnh ĐH Y Dược TP. Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: BS. Nguyễn Võ Ngọc Huỳnh
ĐT: 0814758058

1

Chun Đề Chẩn Đốn Hình Ảnh - Sinh Học Phân Tử

Email:

61


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 1 * 2021

Nghiên cứu Y học

Objective: To describe the CTA features of plaque in patients with acute cerebral ischemic stroke and

determine the correlation between these features and acute stroke events, thereby providing predictive factors for
future stroke.
Methods: One hundred and two patients presenting with acute cerebral ischemic stroke and having a CTA
were studied. The CTA features of carotid lesion such as degree of stenosis, carotid artery wall thickness, size,
surface morphology, composition and enhancement of plaque are assessed. Chi-squared test, t-test, and logistic
regression analysis were performed to examine the correlation between these features and acute ischemic stroke.
Results: Univariable analysis showed that carotid occlusions (p <0.001), high – grade stenosis (p = 0.04, OR
=4.68), carotid artery wall thickness (p=0.01), ulcerated plaque (p = 0.001, OR=7.03), plaque hypoattenuation (p
= 0.001, OR = 3.82) and plaque enhancement (p=0.02, OR=4.07) were significantly more common in the
ipsilateral carotid arteries than in the contralateral carotid artery. In addition, some features were more commonly
associated with the asymptomatic side, such as smooth plaque surface (p <0.001, OR=0.23) and plaque
calcification (p <0.001, OR=0.19). Multiple logistic regression analyses confirmed plaque hypoattenuation (p =
0.02, OR=2.77) are independent predictors of stroke.
Conclusions: High-grade stenosis and occlusion, increased carotid artery wall thickness, ulcerated plaque,
plaque hypoattenuation and plaque enhancement were more commonly associated with the symptomatic side.
Plaque hypoattenuation is predictive factor for acute cerebral ischemic stroke. By contrast, smooth plaque surface
and plaque calcification seem to be the protective factors.
Keywords: ischemic stroke, atherosclerosis, CT angiography, carotid artery
trên CLVT mạch máu với mục đích: Xác định
ĐẶT VẤN ĐỀ
mối tương quan giữa các đặc điểm này và
Đột quỵ là nguyên nhân gây tử vong đứng
nguy cơ đột quỵ do thiếu máu não cùng bên.
thứ 2 chỉ sau bệnh tim thiếu máu cục bộ và là
ĐỐITƯỢNG-PHƯƠNG PHÁPNGHIÊNCỨU
nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế trên thế giới,
Đối tượng nghiên cứu
tạo gánh nặng lớn về kinh tế cho gia đình và xã
(1)
hội . Xơ vữa động mạch (XVĐM) là nguyên

Các bệnh nhân nhập khoa cấp cứu bệnh viện
nhân quan trọng dẫn đến đột quỵ nhồi máu não
Chợ Rẫy và Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
(chiếm 80% đột quỵ cấp). Mức độ hẹp lịng là
với chẩn đốn đột quỵ não cấp, được chụp
biểu hiện gián tiếp của mảng xơ vữa (MXV) và là
CLVT mạch máu não từ 01/3/2019 đến 30/4/2020.
tiêu chuẩn cho các hướng dẫn can thiệp tái
Tiêu chuẩn loai trừ
thông trong bệnh động mạch chủ (ĐMC). Bên
Các trường hợp không thấy bằng chứng
cạnh đó, các đặc điểm của MXV như lõi lipid, độ
nhồi máu não (NMN) mới trên hình ảnh học,
dày nắp xơ, xuất huyết và tân sinh mạch đã
hiện diện tổn thương đáng kể ở bán cầu đại não
được chứng minh trên các phương tiện hình ảnh
đối bên với bên NMN, xuất huyết não, NMN hố
không xâm lấn là yếu tố tiên đốn quan trọng
sau, đột quỵ có nguồn gốc từ tim hoặc đã từng
của đột quỵ.
phẫu thuật, can thiệp ĐMC trước đây.
Cắt lớp vi tính (CLVT) ngày càng được sử
Phương pháp nghiên cứu
dụng phổ biến trong đánh giá các bệnh lý ĐMC.
Thiết kế nghiên cứu
CLVT khơng những có giá trị cao trong đánh giá
Nghiên cứu cắt ngang phân tích.
mức độ hẹp lịng ĐMC với độ nhạy và độ đặc
hiệu tương tự chụp mạch máu số hóa xóa nền
Cỡ mẫu

mà cịn có thể cung cấp thơng tin về thành phần
Chúng tơi thu được 102 bệnh nhân thỏa tiêu
và hình thái bề mặt của MXV. Chúng tôi đã tiến
chuẩn để đưa vào phân tích.
hành nghiên cứu các đặc điểm hình ảnh MXV

62

Chun Đề Chẩn Đốn Hình Ảnh - Sinh Học Phân Tử


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 1 * 2021

Nghiên cứu Y học
Kỹ thuật chụp cắt lớp vi tính
Tất cả các bệnh nhân được chụp bằng máy
CLVT xoắn ốc đa dãy đầu dị. Thơng số kỹ
thuật: kV = 120 kV, mAs = 100 - 200 mAs, độ dày
lát cắt 5 mm, độ mở đầu đèn 0,6 - 1,25 mm, thời
gian quay của bóng đèn 0,5 - 0,6 giây, độ di
chuyển bàn 1,2 - 1,4 mm/giây. Trường khảo sát
từ quai động mạch chủ đến nền sọ. Bệnh nhân
được tiêm tĩnh mạch 80 - 120 mL chất tương
phản khơng ion hóa nồng độ iod cao (350 - 370
mg/mL) với tốc độ 4 - 5 mL/giây. Có hai thì chụp
để khảo sát là thì khơng thuốc và thì động mạch.
Thì động mạch được chụp dựa vào kỹ thuật
bolus-tracking, ROI đặt tại cung động mạch chủ
với ngưỡng phát tia là 75 - 100 HU.
Đánh giá hình ảnh cắt lớp vi tính

Các đặc điểm hình ảnh tổn thương ĐMC

được đánh giá bởi bác sĩ chẩn đốn hình ảnh. Độ
hẹp được tính tốn theo cơng thức của
NASCET(2). Độ dày thành ĐMC được đo trên
mặt phẳng ngang tại vị trí dày nhất của đoạn xa
ĐMC chung, nơi khơng có MXV (cách phình
cảnh 2 - 3cm) (Hình 1). Hình thái bề mặt của
MXV được phân thành ba dạng là trơn láng,
không đều hoặc loét: Trơn láng là bề mặt đều
đặn, khơng có bất kỳ dấu hiệu không đều hay
loét. Không đều được dùng cho các MXV có bề
mặt dao động từ 0,3mm đến 0,9mm. Lt là các
hình cộng thuốc sâu ít nhất 1mm trong ít nhất
hai mặt phẳng (Hình 2). MXV được chia thành
ba loại: thấp, hỗn hợp và vơi hóa dựa vào đậm
độ với ngưỡng lần lượt là 50 HU và 120 HU.
MXV tăng quang khi đậm độ MXV sau tiêm
tăng >15 HU so với trước tiêm.

Hình 1: Độ dày thành ĐMC trên hình CLVT mạch máu

Hình 2: Loét MXV trên mặt phẳng đứng dọc (A) và mặt phẳng ngang (B)

Chuyên Đề Chẩn Đốn Hình Ảnh - Sinh Học Phân Tử

63


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 1 * 2021

Phương pháp thống kê
Phân tích thống kê được thực hiện với phần
mềm STATA phiên bản 13. Các biến định tính
được mơ tả bằng tần số và tỉ lệ phần trăm. Các
biến định lượng được mô tả bằng số trung bình
và độ lệch chuẩn. Các tỉ lệ được so sánh bằng
phép kiểm chi bình phương hoặc phép kiểm
chính xác Fisher. Các giá trị trung bình được so
sánh bằng phép kiểm t đối với biến có phân phối
chuẩn hoặc phép kiểm phi tham số MannWhitney U đối với biến khơng có phân phối
chuẩn. Phân tích hồi qui logistic đa biến để xác
định yếu tố tiên lượng độc lập. Tất cả các phép
kiểm đều sử dụng giá trị p hai đầu, có ý nghĩa
thống kê khi p <0,05.
Y đức
Nghiên cứu này được thông qua bởi Hội
đồng Đạo đức trong nghiên cứu Y sinh học Đại
học Y Dược TP. HCM, số 544/HĐĐĐ-ĐHYD,
ngày 24/10/2019.

KẾT QUẢ
Trong 102 bệnh nhân, có 53 trường hợp
NMN bên phải và 49 trường hợp NMN bên trái.
Các ĐMC cùng bên NMN được xếp vào nhóm
bệnh (n=102) và ĐMC đối bên được đưa vào
nhóm chứng (n=102). Thơng tin chung của bệnh
nhân được báo cáo trong Bảng 1.
Bảng 1: Các đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu
Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu
Nam

Nữ
Tuổi trung bình, TB (GTNN - GTLN)
Thời gian khởi phát trung bình (giờ)
TB (GTNN - GTLN)
Điểm NIHSS, TB (GTNN - GTLN)
Yếu tố nguy cơ
Tăng huyết áp
Đái tháo đường
Rối loạn lipid máu
Hút thuốc lá
Tiền căn đột quỵ
Tiền căn gia đình có người đột quỵ

Tổng (N=102)
59 (57,8%)
43 (42,2%)
64 (28 - 88)
4,5 (1 - 6)
11 ± 8 (1 - 30)
87 (85,3%)
53 (52,0%)
50 (49,0%)
25 (24,5%)
16 (15,6%)
1 (1,0%)

Trong 204 ĐMC có 134 ĐMC có MXV. Tỉ lệ
MXV ở nhóm cùng bên NMN cao hơn đối bên
(71,6% so với 59,8%), tuy nhiên khác biệt này


64

Nghiên cứu Y học
khơng có ý nghĩa thống kê (p=0,08). MXV
thường gặp nhất ở vị trí chỗ chia đơi của ĐMC.
Phân tích đơn biến cho thấy hẹp nặng, tắc
ĐMC, độ dày thành ĐMC, loét MXV, MXV đậm
độ thấp và tăng quang MXV có mối liên quan
với bên NMN. Ngồi ra, có một số đặc điểm liên
quan với bên khơng triệu chứng như hẹp <30%,
MXV bề mặt trơn láng và MXV vơi hóa. Kết quả
được báo cáo trong Bảng 2.
Bảng 2: Kết quả phân tích các đặc điểm hình ảnh
CLVT của tổn thương ĐMC
Đặc điểm hình ảnh CLVT
Hẹp < 30%
Hẹp 30% - 49%
Hẹp 50% - 69%
Hẹp 70% - 99%
Tắc hoàn toàn
Độ dày thành mạch
Chiều dài MXV
Bề dày MXV
MXV trơn láng
MXV không đều
Lt MXV
MXV đậm độ thấp
MXV hỗn hợp
MXV vơi hóa
Bề dày thành phần vơi hóa

Bề dày thành phần mềm
Tăng quang MXV

p
< 0,001
0,97
0,23
0,04
< 0,001
0,01
0,10
0,10
< 0,001
0,1
0,001
0,001
0,27
< 0,001
0,12
0,052
0,02

OR (KTC 95%)
0,24 (0,11 - 0,54)
0,98 (0,37 - 2,66)
2,64 (0,45 - 27,55)
4,68 (0,93 - 45,26)

0,23 (0,10 - 0,52)
1,91 (0,82 - 4,51)

7,03 (1,82 - 39,38)
3,82 (1,59 - 9,41)
1,61 (0,64 - 4,14)
0,19 (0,08 - 0,46)

4,07 (1,05 - 17,42)

Phân tích đa biến ghi nhận MXV đậm độ
thấp là yếu tố dự báo độc lập của đột quỵ thiếu
máu não. Kết quả được ghi nhận trong Bảng 3.
Bảng 3: Kết quả phân tích hồi quy logistic đa biến
Đặc điểm hình ảnh
CLVT
Hẹp >70%
Độ dày thành ĐMC
MXV loét bề mặt
MXV đậm độ thấp

p

OR (KTC 95%)

0,37
0,29
0,13
0,02

2,23 (0,38 - 12,96)
3,44 (0,34 - 34,71)
3,16 (0,72 - 13,83)

2,77 (1,18 - 6,55)

BÀN LUẬN
Theo các tài liệu y văn, vì chịu tác động của
động học dịng chảy mà XVĐM thường xảy ra ở
các vị trí gần chỗ xuất phát, phân nhánh và uốn
cong(3). Tại chỗ chia đôi của ĐMC, hướng dịng
chảy bị xáo trộn hình thành nên dịng máu xoáy,
làm giảm ứng suất cắt và tăng thời gian lưu trú

Chun Đề Chẩn Đốn Hình Ảnh - Sinh Học Phân Tử


Nghiên cứu Y học
của dòng máu, gây tổn thương lớp nội mạc, từ
đó tiến triển thành MXV. Nghiên cứu chúng tôi
cũng ghi nhận MXV tập trung nhiều nhất ở chỗ
phân đôi ĐMC, phù hợp với sinh lý bệnh và các
nghiên cứu trước đây.
Mức độ hẹp là một thông số quan trọng
trong việc đánh giá nguy cơ NMN và là một
trong những tiêu chí quan trọng nhất quyết định
việc lựa chọn phương pháp điều trị. Saba L đã
ghi nhận mối liên quan giữa hẹp >70% và tổn
thương não trên CLVT (p=0,0007)(4). Kết quả của
Eesa và cs cũng cho thấy tắc hoàn tồn ĐMC có
mối tương quan với biến cố NMN (p=0,01,
OR=5,27)(5). Chúng tôi ghi nhận hẹp <30% liên
quan với bên không triệu chứng (p <0,001). Hẹp
nặng chiếm tỉ lệ cao hơn ở nhóm cùng bên NMN

(10% so với 2%) và 13 trường hợp tắc hoàn toàn
chỉ gặp ở các ĐMC cùng bên NMN. Sự khác biệt
này có ý nghĩa thống kê với p=0,04 và p <0,001.
Kết quả này phù hợp với các tác giả Saba L và
Eesa M.
Độ dày lớp nội trung mạc của ĐMC được sử
dụng như một yếu tố dự báo quan trọng của các
biến cố mạch vành và mạch máu não. Saba và cs
ghi nhận độ dày thành ĐMC trung bình ở nhóm
đột quỵ lớn hơn có ý nghĩa so với nhóm bệnh
nhân khơng đột quỵ (p <0,001)(6). Baradaran L
cũng đã phân tích tổng hợp trên 16 nghiên cứu
và tìm thấy mối liên quan giữa tăng độ dày
thành ĐMC và đột quỵ thiếu máu não(7). Chúng
tôi ghi nhận độ dày trung bình ở nhóm cùng bên
NMN và nhóm đối bên lần lượt là 1,01 ± 0,16
mm và 0,96 ± 0,15 mm, sự khác biệt này có ý
nghĩa thống kê (p=0,01). Kết quả này tương đồng
với nghiên cứu của các tác giả trên, cho thấy tăng
độ dày thành ĐMC là một yếu tố nguy cơ của
đột qụy.
Đã có nhiều nghiên cứu chứng minh loét
MXV được cho là yếu tố dự báo đột quỵ, đóng
một vai trị quan trọng trong các biến cố NMN.
Chúng tôi ghi nhận tỉ lệ loét MXV ở nhóm cùng
bên NMN là 26,7% cao hơn đáng kể so với nhóm

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 1 * 2021
đối bên là 4,9% (p=0,001). Ngồi ra, chúng tơi
cũng ghi nhận MXV trơn láng có liên quan với

bên khơng triệu chứng (p <0,001). Saba L khảo
sát trên 112 bệnh nhân đã báo cáo rằng sự hiện
diện của loét trong MXV ĐMC có liên quan đến
tổn thương não được phát hiện trên hình ảnh
CLVT với p=0,049(4). Tương tự, De Weert TT
cũng ghi nhận MXV loét và bề mặt khơng đều có
mối liên hệ với triệu chứng NMN (p=0,01)(8).
Ngược lại, tác giả Eesa M lại báo cáo rằng tần
suất loét tương tự nhau ở các MXV cùng và đối
bên NMN(5), đồng thời ghi nhận có mối liên
quan giữa MXV có bề mặt trơn láng và ĐMC đối
bên NMN. Khơng có sự thống nhất trong kết
quả của các nghiên cứu đặc điểm hình thái
MXV. Sự khác biệt này có lẽ là do khác nhau
trong cỡ mẫu. Nghiên cứu của Eesa M có cỡ mẫu
rất lớn, trong khi chúng tơi, Saba L có cỡ mẫu
nhỏ hơn.
Thành phần MXV ĐMC đóng một vai trị
quan trọng trong các biến cố mạch máu não và
được phản ánh trên hình ảnh CLVT thông qua
giá trị đậm độ HU. Các nghiên cứu khảo sát mối
tương quan của hình ảnh CLVT và mơ bệnh học
cho thấy đậm độ thấp đại diện cho các MXV mỡ
hay lõi lipid và đôi khi là xuất huyết, đậm độ
hỗn hợp tương ứng với mô xơ và đậm độ cao là
các MXV vơi hóa. Những MXV vơi hóa được ghi
nhận là ổn định hơn những MXV khơng vơi hóa.
Một số nghiên cứu đã chứng minh vơi hóa bảo
vệ chống lại các áp lực, ngăn ngừa sự kết dính và
kích hoạt các tác nhân sinh học. Các tác giả

Nandalur KR, Saba L và Eesa M đều thống nhất
rằng các MXV vơi hóa ít có khả năng gây triệu
chứng hơn so với các MXV khơng vơi hóa(3,5,9).
Nghiên cứu chúng tơi cũng thấy có mối tương
quan nghịch giữa MXV đậm độ cao và triệu
chứng NMN (p <0,001).
Khơng có sự đồng nhất về mối tương quan
giữa MXV đậm độ thấp với biến cố mạch máu
não. Tác giả Nandalur KR và Eesa M không tìm
thấy mối tương quan có ý nghĩa giữa các MXV

Chun Đề Chẩn Đốn Hình Ảnh - Sinh Học Phân Tử

65


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 1 * 2021
đậm độ thấp và triệu chứng(5,9). Ngược lại, tác giả
Baradaran H và Saba L lại kết luận rằng MXV
đậm độ thấp là yếu tố nguy cơ của biến cố
NMN(4,7). Kết quả của chúng tôi ghi nhận tỉ lệ
MXV đậm độ thấp ở nhóm ĐMC cùng bên
NMN cao hơn đối bên (48,3% so với 19,7%),
tương đồng với tác giả Baradaran H và Saba L.
Điều này chứng tỏ rằng MXV đậm độ thấp là
một yếu tố tiên đoán NMN. Sự khác biệt giữa
các nghiên cứu có thể do cỡ mẫu và dân số mẫu
khác nhau. Nghiên cứu của Nandalur KR có dân
số mẫu là những bệnh nhân hẹp ĐMC >60%, cịn
mẫu chúng tơi có tất cả các mức độ hẹp. Tuy có

thiết kế nghiên cứu tương tự nhau nhưng cỡ
mẫu của Eesa M rất lớn (673 cùng bên và 673 đối
bên) trong khi cỡ mẫu của chúng tôi nhỏ hơn (60
cùng bên và 61 đối bên).
Tân tạo mạch trong MXV tương quan với
tình trạng viêm nội mạc khu trú, đã được chứng
minh là có nguy cơ cao bị xuất huyết và vỡ
MXV(10). Chúng tơi ghi nhận có 57,6% MXV ở
bên NMN có tăng quang, trong khi ở nhóm đối
bên NMN chỉ có 25%. Saba M cũng báo cáo rằng
tăng quang MXV có liên quan đến sự hiện diện
của các triệu chứng đột quỵ não với p=0,001,
OR=7,5(11). Trong một nghiên cứu trên siêu âm,
Xu R đã báo cáo rằng ở các bệnh nhân NMN cấp
có sự tăng quang ở MXV nhiều hơn(12). Kết quả
chúng tôi và các tác giả trên tương đồng với
nhau cho rằng tăng quang MXV là một yếu tố
dự báo nguy cơ NMN.
Trong nghiên cứu này, chúng tơi ghi nhận
chiều dài và bề dày trung bình của MXV ở 2
nhóm khác nhau khơng có ý nghĩa thống kê,
tương đồng với tác giả Eesa M và McNally IS(5,13).
Nghiên cứu của chúng tơi có một số hạn chế.
Thứ nhất là cỡ mẫu nghiên cứu của chúng tơi
nhỏ có thể ảnh hưởng đến kết quả. Thứ hai, đây
là nghiên cứu cắt ngang trên bệnh nhân NMN,
đã loại trừ một nhóm bệnh nhân tổn thương
ĐMC nhưng chưa có triệu chứng NMN, điều
này dẫn đến sai lệch thống kê. Thứ ba, nghiên


66

Nghiên cứu Y học
cứu của chúng tôi đã loại trừ những trường hợp
NMN có ngun nhân từ tim nhưng khơng thể
xác định chính xác nguyên nhân NMN là từ tổn
thương ĐMC.

KẾTLUẬN
Hẹp nặng và tắc ĐMC, tăng độ dày thành
ĐMC, loét MXV, MXV đậm độ thấp và tăng
quang MXV là các đặc điểm liên quan đến
NMN. Trong đó, MXV đậm độ thấp là yếu tố
tiên đoán độc lập của đột quỵ do thiếu máu não.
Điều này có thể giúp phân tầng bệnh nhân trong
quá trình theo dõi và điều trị trên lâm sàng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Katan M, Luft A (2018). Global burden of stroke. Seminars in
Neurology, 38(2): 208-211.
2. Barnett HJM, Taylor DW, Eliasziw M, et al (1998). Benefit of
carotid endarterectomy in patients with symptomatic moderate
or severe stenosis. New England Journal of Medicine, 339(20):14151425.
3. Glagov S, Zarins C, Giddens DP, et al (1988). Hemodynamics
and atherosclerosis. Insights and perspectives gained from
studies of human arteries. Archives of Pathology & Laboratory
Medicine, 112(10):1018-1031.
4. Saba L, Montisci R, Sanfilippo R, et al (2009). Multidetector row

CT of the brain and carotid artery: a correlative analysis. Clinical
Radiology, 64(8):767-778.
5. Eesa M, Hill MD, Al-Khathaami A, et al (2010). Role of CT
angiographic plaque morphologic characteristics in addition to
stenosis in predicting the symptomatic side in carotid artery
disease. American Journal of Neuroradiology, 31(7):1254-1260.
6. Saba L, Sanfilippo R, Pascalis L, et al (2008). Carotid artery wall
thickness and ischemic symptoms: evaluation using multidetector-row CT angiography. European Radiology, 18(9):19621971.
7. Baradaran H, Al-Dasuqi K, Knight-Greenfield A, et al (2017).
Association between carotid plaque features on CTA and
cerebrovascular ischemia: a systematic review and metaanalysis. American Journal of Neuroradiology, 38(12):2321-2326.
8. De Weert TT, Cretier S, Groen HC, et al (2009). Atherosclerotic
plaque surface morphology in the carotid bifurcation assessed
with multidetector computed tomography angiography. Stroke,
40(4):1334-1340.
9. Nandalur KR, Baskurt E, Hagspiel KD, et al (2005). Calcified
carotid atherosclerotic plaque is associated less with ischemic
symptoms than is noncalcified plaque on MDCT. American
Journal of Roentgenology, 184(1):295-298.
10. Saha SA, Gourineni V, Feinstein SB (2016). The use of contrastenhanced ultrasonography for imaging of carotid
atherosclerotic plaques: current evidence, future directions.
Neuroimaging Clinics, 26(1):81-96.

Chun Đề Chẩn Đốn Hình Ảnh - Sinh Học Phân Tử


Nghiên cứu Y học
11. Saba L, Mallarini G (2011). Carotid plaque enhancement and
symptom correlations: an evaluation by using multidetector
row CT angiography. American Journal of Neuroradiology,

32(10):1919-1925.
12. Xu R, Yin X, Xu W, et al (2016). Assessment of carotid plaque
neovascularization by contrast-enhanced ultrasound and high
sensitivity C-reactive protein test in patients with acute cerebral
infarction: a comparative study. Neurological Sciences, 37(7):11071112.

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 1 * 2021
13. McNally JS, McLaughlin MS, Hinckley PJ, et al (2015).
Intraluminal thrombus, intraplaque hemorrhage, plaque
thickness, and current smoking optimally predict carotid stroke.
Stroke, 46(1):84-90.

Ngày nhận bài báo:

01/12/2020

Ngày nhận phản biện nhận xét bài báo:

20/02/2021

Ngày bài báo được đăng:

10/03/2021

Chun Đề Chẩn Đốn Hình Ảnh - Sinh Học Phân Tử

67




×