Tải bản đầy đủ (.doc) (54 trang)

NGHIÊN cứu KIẾN THỨC, THỰC HÀNH PHÒNG CHỐNG BỆNH VIÊM GAN b của NGƯỜI dân xã PHÚ DƯƠNG, HUYỆN PHÚ VANG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (608.23 KB, 54 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC

TƠN NỮ QUỲNH NHƯ

NGHIÊN CỨU KIẾN THỨC, THỰC HÀNH
PHỊNG CHỐNG BỆNH VIÊM GAN B CỦA
NGƯỜI DÂN XÃ PHÚ DƯƠNG, HUYỆN
PHÚ VANG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
CỬ NHÂN Y TẾ CÔNG CỘNG

Người hướng dẫn luận văn:
ThS. TRẦN THỊ ANH ĐÀO

Huế - 2016


Lời Cám Ơn
Tôi xin chân thành cám ơn Ban giám
hiệu trường Đại học Y Dược Huế, Phòng đào
tạo Đại học, Khoa Y tế công cộng, Tập thể
cán bộ thư viện trường Đại học Y Dược Huế
đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ cho tơi
trong suốt q trình học tập, nghiên cứu và
thực hiện luận văn.
Tôi xin bày tỏ lịng kính trọng và sự biết
ơn sâu sắc đến Thạc sĩ Trần Thị Anh Đào,
người đã hết lòng chỉ bảo, giúp đỡ tận tình
và hướng dẫn tơi hồn thành luận văn này.


Xin cảm ơn chính quyền địa phương,
Trạm y tế xã Phú Dương, huyện Phú Vang,
tỉnh Thừa Thiên Huế đã tạo điều kiện thuận
lợi, giúp đỡ tơi trong q trình thu thập số
liệu.
Cuối cùng, tơi xin cảm ơn gia đình,
người thân, bạn bè, tập thể lớp Cử nhân Y
tế công cộng (2012-2016) đã động viên,
giúp đỡ tôi trong suốt quá trình hồn thành


luận văn này.

Tôn Nữ Quỳnh Như

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả trong luận văn này là hoàn toàn trung thực,
khách quan và chưa từng được công bố trên bất cứ tài liệu nào.
Huế, ngày 8 tháng 05 năm 2015
Người cam đoan

Tôn Nữ Quỳnh Như


KÝ HIỆU VIẾT TẮT

CBVC


: Cán bộ viên chức

HBeAg

: Hepatitis B e Antigen

HBcAg

: Hepatitis B core Antigen

HBsAg

: Hepatitis B surface Antigen

Anti-HBs : Antibodies against HBsAg (Kháng thể chống lại HBsAg)
Anti-HBc : Antibodies against HBcAg (Kháng thể chống lại HBcAg)
Anti-HBe : Antibodies against HBeAg (Kháng thể chống lại HBeAg)
HBV

: Hepatitis B virus (virus viêm gan B)

TC

: Trung cấp



: Cao đẳng

ĐH


: Đại học

THCS

: Trung học cơ sở

THPT

: Trung học phổ thông

VGB

: Viêm gan B

WHO

: World Health Organization (Tổ chức Y tế thế giới)


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ..........................................................................................................5
TỒNG QUAN TÀI LIỆU........................................................................................1
1.1. Khái quát về bệnh viêm gan B........................................................................1
1.2. Tình hình bệnh viêm gan B trên thế giới và Việt Nam....................................6
1.3. Các nghiên cứu liên quan................................................................................8
1.4. Vài nét về địa điểm nghiên cứu....................................................................10
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..........................................11
2.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu................................................11
2.2. Phương pháp nghiên cứu..............................................................................11

2.3. Xử lý và phân tích số liệu.............................................................................14
2.4. Kiểm sốt sai lệch thơng tin..........................................................................14
2.5. Đạo đức trong nghiên cứu.............................................................................15
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU....................................................................................16
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu...................................................16
3.2. Nguồn cung cấp thông tin về bệnh viêm gan B............................................17
3.3. Kiến thức và thực hành về phòng chống bệnh viêm gan B...........................17
3.4. Các yếu tố liên quan đến kiến thức và thực hành phòng chống bệnh viêm gan
B.......................................................................................................................... 23
BÀN LUẬN............................................................................................................25
4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu...................................................25
4.2. Nguồn cung cấp thông tin về bệnh viêm gan B............................................25
4.3. Kiến thức và thực hành về phòng chống bệnh viêm gan B...........................26
4.4. Các yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành phòng chống bệnh viêm gan B
............................................................................................................................. 30
KẾT LUẬN............................................................................................................33
KIẾN NGHỊ...........................................................................................................35
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................1
PHỤ LỤC................................................................................................................. 5


ĐẶT VẤN ĐỀ

Viêm gan B là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở người do virus viêm gan B
gây nên. Viêm gan B gây ảnh hưởng trực tiếp đến gan, sau khi vào cơ thể virus xâm
nhập và hủy hoại tế bào gan gây hiện tượng viêm cấp tính hay mãn tính.
Do tình trạng nhiễm virus viêm gan B ngày càng gia tăng cùng với những
hậu quả nặng nề của bệnh viêm gan B gây ra, nên nguy cơ của việc nhiễm virus
viêm gan B không chỉ ở mỗi cá nhân mà còn ảnh hưởng đến gia đình và cả cộng
đồng. Vì vậy, hiện nay bệnh viêm gan B đã trở thành một vấn đề sức khỏe mang

tính chất toàn cầu và cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh và tử vong
phổ biến trên thế giới.
Theo Tổ chức Y tế thế giới, uớc tính có khoảng 2 tỷ người đã từng hay đang
bị nhiễm virus viêm gan B, hơn 350 triệu người nhiễm virus viêm gan B mạn tính
trên thế giới, trong đó khoảng 75% sống ở châu Á và Tây Thái Bình Dương [2],
[31].
Việt Nam là nước nằm trong khu vực có tỷ lệ nhiễm virus viêm gan B cao, tỷ
lệ người nhiễm virus viêm gan B ở Việt Nam từ 10 – 20%, một số khu vực nơng
thơn tỷ lệ này có thể lên đến 25% [6].
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Vân Anh và cộng sự năm 2010 đã cho kết quả
tỷ lệ nhiễm virus viêm gan B từ 8,8-16,4% trên tổng số 5.634 mẫu máu được thu
thập ở nhiều tỉnh miền Bắc, tỷ lệ nam nhiễm là 14,6%; nữ là 8,5%. Nhiều chuyên
gia cho rằng tỷ lệ thai phụ nhiễm virus viêm gan B từ 10-13% [1].
Những người nhiễm virus viêm gan B mạn tính là nguồn lây nhiễm nguy
hiểm trong cộng đồng và có nguy cơ cao mắc các bệnh gan nguy hiểm liên quan
đến nhiễm virus viêm gan B. Hàng năm ước tính có khoảng 50 triệu người nhiễm
virus viêm gan B mới và trên toàn thế giới có khoảng 500 - 700 nghìn người tử


vong vì hậu quả của bệnh như suy gan cấp, xơ gan và ung thư biểu mô tế bào gan
[10], [32].
Vấn đề nghiêm trọng của nhiễm virus viêm gan B hiện nay không chỉ ở tỷ lệ
hiện mắc cao, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và giá thành điều trị cao mà còn
đường lây truyền cũng rất phức tạp.
Điều tra của Hội Y tế Công cộng Việt Nam năm 2008 ở 2 huyện Lạng Giang
và Sóc Sơn ở nhóm tuổi từ 15-60 tuổi, tỷ lệ nhiễm virus viêm gan B ở huyện Sóc
Sơn 9,5%, huyện Lạng Giang 6,4%, nữ nhiễm cao hơn nam, yếu tố nguy cơ trong
nghiên cứu là dùng chung bơm kim tiêm, kim châm cứu, dùng chung bàn chải đánh
răng, truyền máu [11].
Việc bảo vệ người dân tránh lây nhiễm virus viêm gan B là vấn đề quan

trọng. Để làm được điều này người dân phải được cung cấp kiến thức về phòng
chống nhiễm virus viêm gan B.
Xuất phát từ đó, để có cơ sở cho việc lập kế hoạch giáo dục truyền thơng
phịng chống bệnh viêm gan B cho người dân, chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên
cứu kiến thức, thực hành phòng chống bệnh viêm gan B của người dân xã Phú
Dương, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế”.
Mục tiêu nghiên cứu:
1. Mô tả kiến thức, thực hành về phòng chống bệnh viêm gan B của người dân
xã Phú Dương, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế.
2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến kiến thức và thực hành phòng chống
bệnh viêm gan B của đối tượng nghiên cứu.


1

Chương 1
TỒNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Khái quát về bệnh viêm gan B
1.1.1. Tác nhân gây bệnh
Viêm gan B (VGB) là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do virus viêm gan B
gây nên.
Virus viêm gan B (HBV: Hepatitis B virus) thuộc họ Hepadnaviridae. Hạt
HBV mang ADN hai sợi khơng khép kín, có trọng lượng phân tử 2 x 106 dalton,
được cấu tạo bởi 3200 nucleotide, vỏ capsid có đối xứng hình khối, kích thước
khoảng 27nm, vỏ ngoài bao dày khoảng 7nm được cấu tạo bởi 3 protein cấu trúc:
Protein lớn, Protein trung bình và Protein nhỏ; vỏ bao tạo cho virus có hình cầu
đường kính 42nm (đó là hạt Dane) [25].
Sau khi xâm nhập vào tế bào gan, virus nhân lên lan tràn trong mô gan và lưu
hành trong tuần hoàn. Thời kỳ ủ bệnh của VGB là 50 - 180 ngày. Đa số người

nhiễm HBV mãn khơng có triệu chứng trong nhiều năm, có hoặc khơng có dấu
hiệu bệnh gan về mặt sinh hố hoặc mơ học. Sau nhiễm HBV bệnh nhân có thể
bình phục hay diễn tiến đến tình trạng viêm gan mãn tính [7].
1.1.2. Đặc điểm lâm sàng
VGB hiện nay đã trở thành vấn đề sức khỏe cộng đồng trên toàn thế giới.
VGB có nhiều thể bệnh lâm sàng khác nhau, thường người ta dựa vào thời gian
mang HBsAg mà chia thành 2 dạng chính là VGB cấp và mạn tính. Đối với thể cấp
tính, thời gian mang HBsAg kéo dài từ 6 tuần đến 6 tháng. Thể mạn tính thì thời
gian mang HBsAg thường là trên 6 tháng [4], [9], [14].
* Viêm gan virus B cấp tính: thường có 2 thể chủ yếu:
- Viêm gan thể khơng vàng da: Biểu hiện dưới dạng giả cúm như sốt nhẹ
hoặc không sốt, đau mỏi các cơ, mệt mỏi chán ăn, không vàng da, nhưng xét
nghiệm thấy transaminase trong máu tăng rất cao.
- Viêm gan thể vàng da:


2

+ Thời kỳ tiền vàng da: Bắt đầu của VGB thường âm ỉ, có triệu chứng như:
sốt nhẹ, đơi khi không sốt, mệt mỏi, chán ăn. Triệu chứng giả cúm: đau cơ, đau
xương khớp, nôn, đau âm ỉ vùng gan hoặc thượng vị, đơi khi có phát ban, nước tiểu
sẫm màu. Thời kỳ tiền vàng da kéo dài trung bình 1-2 tuần [9], [16].
+ Thời kỳ vàng da: Bệnh nhân hết sốt thì xuất hiện vàng da, rõ nhất ở củng
mạc mắt. Đau âm ỉ vùng hạ sườn phải, mệt mỏi, chán ăn, nước tiểu sẫm màu, gan
to, mật độ mềm, đôi khi lách to.
+ Thời kỳ phục hồi: Sau 4 đến 8 tuần. Bệnh nhân ăn ngon miệng, nước tiểu
nhiều và trong, hết vàng da, gan lách bình thường và các chức năng gan trở về bình
thường.
- Viêm gan virus B mạn tính: Khi viêm gan B cấp tính mà diễn biến lâm sàng
kéo dài như mệt mỏi, đau âm ỉ hạ sườn phải, gầy sút cân, ăn khó tiêu, đồng thời rối

loạn chức năng gan kéo dài, đặc biệt tăng transaminase kéo dài trên 6 tháng, HBsAg
(+), thường chuyển thành viêm gan mạn tính. Các triệu chứng lâm sàng của viêm
gan mạn như: mệt mỏi kéo dài, người khó chịu, mất ngủ, ăn khơng ngon miệng, gầy
sút nhanh, đau cơ, đau khớp, thỉnh thoảng phát ban. Trường hợp nặng có phù, bụng
có dịch; khám: gan, lách to hoặc gan, lách bình thường [28].
1.1.3. Chẩn đoán
Để chẩn đoán viêm gan B cấp và mạn tính, người ta đã áp dụng các thử
nghiệm phát hiện HBsAg và các kỹ thuật miễn dịch học để phát hiện kháng nguyên
và kháng thể của virus. Bên cạnh đó kỹ thuật kính hiển vi điện tử có thể được sử dụng
để xác định HBV trong máu hoặc trong sinh thiết các tổ chức gan.
* Phương pháp trực tiếp: Là phát hiện hạt virus (hạt Dane) hoặc các thành
phần cấu trúc của virus. Cụ thể là phát hiện: Hạt virus, ADN của virus, kháng
nguyên HBsAg, kháng nguyên HBeAg, kháng nguyên HBcAg trong tế bào gan (kết
hợp với làm sinh thiết gan).
* Phương pháp gián tiếp (là các phương pháp huyết thanh học): Là phát hiện
kháng thể, cụ thể là anti- HBs, anti- HBc, anti- HBe.


3

Khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển thì số lượng các kỹ thuật ngày càng
nhiều và càng hiệu quả. Ngoài các thử nghiệm trên, trong chẩn đoán lâm sàng cịn
có các biện pháp kỹ thuật bổ sung thăm dị hình thái trong viêm gan cấp và mạn như
soi ổ bụng, sinh thiết gan... Các xét nghiệm sinh hóa thăm dị chức năng gan cũng
rất giá trị trong chẩn đốn viêm gan.
1.1.4. Đặc điểm dịch tễ học bệnh viêm gan B
1.1.4.1. Nguồn truyền nhiễm
- Nguồn lây: Người mắc bệnh, người mang virus không triệu chứng.
- Thời gian ủ bệnh: Từ 1- 4 tháng, có thể ngắn khoảng 2 tuần và hiếm khi
kéo dài trên 6 tháng.

- Thời kỳ lây truyền: Tất cả người có HBsAg (+) đều có khả năng truyền
bệnh, cả ở giai đoạn cấp lẫn mạn, nhưng khả năng lây cao trong giai đoạn virus
đang hoạt động nhân lên, nồng độ virus trong máu cao.
1.1.4.2. Đường lây truyền
HBV lây truyền khi các tổn thương trên bề mặt da và niêm mạc tiếp xúc với
dịch tiết của cơ thể hoặc máu bị nhiễm virus. HBV có tải lượng cao nhất trong máu
và dịch tiết từ vết thương. Tải lượng virus thấp hơn trong tinh dịch, dịch tiết âm đạo
và có rất ít trong nước bọt. HBV khơng lây truyền qua khơng khí, thức ăn và nước
uống. Có 3 đường lây truyền quan trọng của HBV là [29]:
-

Lây truyền từ mẹ sang con.

-

Lây truyền qua đường truyền máu và các sản phẩm từ máu, tiêm chích.

-

Lây truyền qua quan hệ tình dục (lây truyền ngang).
Tầm quan trọng của mỗi phương thức lây truyền thay đổi rõ rệt từ vùng dân

cư này sang vùng dân cư khác. Hiểu biết về đường lây truyền của HBVcó ý nghĩa
lớn trong phịng ngừa sự lây lan của bệnh nhưng dù bằng cách nào thì sự lây truyền
cũng liên quan chặt chẽ với đường máu. Người ta chưa chứng minh được vai trò
truyền sinh học của HBV qua các côn trùng trung gian. Các nghiên cứu về dịch tễ
học trên những vùng khác nhau trên thế giới khơng đưa ra một dự đốn nào rằng vật
chủ trung gian đóng một vai trị quan trọng nếu có, trong sự lan truyền của HBV.



4

Nguồn lây quan trọng là những người nhiễm HBV mạn tính. Nhiều nghiên cứu cho
thấy khả năng trở thành người nhiễm HBV mạn tính tùy thuộc vào lứa tuổi bị nhiễm
virus, khoảng 5% người lớn và 90% trẻ sơ sinh bị nhiễm bệnh sẽ trở thành người
nhiễm HBV mạn tính. Người đang bị VGB cấp tính cũng là nguồn truyền nhiễm
quan trọng vì lúc này virus đang nhân lên và phát triển rất mạnh trong cơ thể. Đặc
biệt những người có HBsAg (+) và HBeAg (+) thì khả năng lây truyền bệnh cao gấp
nhiều lần những người chỉ có HBsAg (+) [12].
1.1.4.3. Tính cảm nhiễm và miễn dịch
- Mọi người đều có tính cảm nhiễm với HBV.
- Sau khi bị viêm gan cấp tính, người lành đã khỏi hoàn toàn sẽ có 1 lượng
kháng thể bảo vệ. Tuy nhiên, khả năng bảo vệ dài hay ngắn cần theo dõi nồng độ
kháng thể.
1.1.5. Phòng chống bệnh viêm gan B
Đường lây truyền chủ yếu của HBV là đường máu, qua máu và các chế
phẩm từ máu, từ mẹ sang con, qua đường tình dục, lây nhiễm qua gia đình và cộng
đồng. Vì vậy phịng ngừa nhiễm HBV gồm các biện pháp chính như sau:
1.1.5.1 Sàng lọc và phòng ngừa nhiễm HBV trong truyền máu
Mục tiêu an toàn truyền máu:
- Đảm bảo đến mức tối đa an toàn truyền máu trong việc phòng lây nhiễm
HBV qua đường truyền máu và các chế phẩm của máu góp phần bảo vệ sức khoẻ
cho cộng đồng.
- Bổ sung kỹ thuật sinh học phân tử vào sàng lọc HBV nhằm nâng cao hiệu
quả chất lượng an toàn truyền máu phòng lây nhiễm HBV.
1.1.5.2. Phòng ngừa lây nhiễm HBV từ mẹ sang con
Tại Việt Nam, theo kết quả của một số nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ nhiễm HBV
ở nhóm phụ nữ mang thai khoảng 10-20% và 90% số trẻ sinh ra từ các bà mẹ nhiễm
HBV có HBeAg (+) có thể bị nhiễm HBV từ mẹ, do đó việc phịng chống lây nhiễm
HBV từ mẹ sang con là rất quan trọng [3], [6].



5

Khi người mẹ mang thai mà xét nghiệm có HBsAg (+) thì nguy cơ cao nhất
là mẹ lây truyền HBV cho con khi chuyển dạ, trong khi sinh và ngay cả sau khi sinh
nên rất cần thiết phải tiến hành tiêm phòng vaccine đơn liều VGB mũi thứ nhất cho
trẻ ngay sau khi sinh và chậm nhất là trong vòng 24h sau sinh.
Tuy VGB mạn tính tiềm ẩn vẫn rất hiếm nhưng cần phải xét nghiệm HBsAg
cho tất cả bà mẹ có thai và phải tiêm chủng cho tất cả trẻ sơ sinh bất kể mẹ có hay
khơng có xét nghiệm HBsAg (+) vì để dự phòng lây nhiễm HBV ngay cho trẻ dưới
5 tuổi do tiếp xúc với cộng đồng có tỷ lệ nhiễm HBV mạn tính cao [18], [20].
1.1.5.3. Phịng ngừa lây nhiễm HBV theo đường tình dục
Bất cứ hành vi tình dục nào mà có gây ra trầy xước hay tổn thương niêm mạc
bộ phận sinh dục đều có nguy cơ lây nhiễm HBV. Để giảm thiểu nguy cơ lây truyền
HBV cho mọi người có quan hệ tình dục mà không phải là một vợ một chồng đều
phải thận trọng và cần phải áp dụng các biện pháp tình dục an toàn.
Hiện nay người ta khuyên trước khi kết hôn nên xét nghiệm HBsAg (khám
sức khỏe tiền hơn nhân), nếu vợ hoặc chồng có nhiễm HBV mà người kia chưa có
miễn dịch thì nên đi tiêm phịng vaccine VGB cho người chưa bị nhiễm HBV trước
khi quyết định có thai.
1.1.5.4. Biện pháp phịng ngừa trong gia đình và cộng đồng
Tuyên truyền giáo dục cho người dân về những yếu tố nguy cơ liên quan đến
nhiễm HBV như tránh dùng chung dao cạo râu, bàn chải đánh răng và các đồ dùng
cá nhân khác. Cần phải thực hiện cơng tác vơ trùng trong khi chích lễ, châm cứu, xỏ
tai, làm móng tay, móng chân...Tăng cường các biện pháp phòng chống các tệ nạn
xã hội như mại dâm và tiêm chích ma túy.
Kiểm sốt nguồn lây trong gia đình bằng cách tiệt trùng tất cả các dụng cụ cá
nhân trong gia đình nghi ngờ có tiếp xúc với máu, nước tiểu, phân, nước bọt, tinh
dịch,... của người bị nhiễm HBV. Tiêm phòng vaccine VGB cho tất cả thành viên

trong gia đình có tiếp xúc thân mật với người có xét nghiệm HBsAg (+) hay người
mới từ vùng dịch tễ nhiễm HBV về.


6

1.1.5.5. Phòng bệnh thụ động bằng Globulin miễn dịch
Người ta thấy rằng miễn dịch thụ động có thể giúp cho việc dự phòng viêm
gan virus B cấp nếu được sử dụng ngay sau khi phơi nhiễm. Các Globulin miễn
dịch được sử dụng rộng rãi trước khi có vaccine VGB nhất là các Globulin chống
VGB (HBIG), mặt khác HBIG cũng được sử dụng để bảo vệ tránh bị viêm gan virus
B tái phát sau khi ghép gan. Một trong những chỉ định chính của HBIG là phịng lây
HBV từ mẹ sang con nhất là khi mẹ có xét nghiệm HBsAg (+) và HBeAg (+).
1.1.5.6. Phòng ngừa nhiễm HBV bằng tiêm phòng vaccine viêm gan B trong
Chương trình Tiêm chủng mở rộng ở Việt Nam
Ngày 18/08/1997 Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam đã chính thức phê duyệt và cho phép triển khai tiêm vaccine VGB trong
chương trình Tiêm chủng mở rộng Quốc gia và triển khai thí điểm tại hai thành phố
lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh [5].
Năm 1998, bắt đầu triển khai tiêm vaccine VGB tại 28 tỉnh/thành phố lúc
bấy giờ. Năm 2003, 100% xã, phường trong toàn quốc đều được triển khai tiêm
vaccine VGB cho trẻ dưới 1 tuổi với sự hỗ trợ của Liên minh toàn cầu về vaccine và
tiêm chủng (GAVI). Tỷ lệ bao phủ cho trẻ em dưới 1 tuổi đạt trên 90%. Việc tiêm
vaccine VGB cho trẻ sơ sinh trong vòng 24 giờ đầu được bắt đầu triển khai từ năm
2006 [5].
1.2. Tình hình bệnh viêm gan B trên thế giới và Việt Nam
1.2.1. Tình hình bệnh viêm gan B trên thế giới
Viêm gan virus B mạn tính là bệnh truyền nhiễm có ở khắp nơi trên thế giới
và HBV là nguyên nhân thường gặp nhất trong số những virus gây bệnh gan mạn ở
người. Theo thống kê của WHO (2012), ước tính có khoảng 50 triệu người nhiễm

HBV mới hàng năm và trên toàn thế giới có khoảng 500 - 700 nghìn người tử vong
mỗi năm vì hậu quả của bệnh như suy gan cấp, xơ gan và ung thư biểu mô tế bào
gan..... [32], [33]. Tỷ lệ nhiễm HBsAg thay đổi giữa các nước khác nhau. Ở những
nước phát triển, tỷ lệ HBsAg (+) cao ở những người di cư đến từ những nước có tỷ
lệ cao và trung bình hoặc những người có hành vi nguy cơ cao. Sự phân bố nhiễm
HBV được xác định bằng các mức độ dịch lưu hành:


7

*Vùng dịch lưu hành cao (≥ 8%): Chủ yếu ở Trung Quốc, Đông Nam Á,
Châu Phi cận sa mạc Sahara, quần đảo Thái Bình Dương... Lây truyền HBV trong
khu vực này chủ yếu là lây truyền từ mẹ sang con, chiếm 40 - 50% nhiễm HBV
mạn, tuy nhiên lây truyền ngang có thể xảy ra khi trẻ dưới 2 tuổi [24], [26], [27].
*Vùng dịch lưu hành trung bình (2-7%): Vùng Địa Trung Hải, Nam Âu, Bắc
Mỹ, Đông Âu (gồm cả Nga), Trung Đông, Trung Á, Nhật Bản, Ấn Độ, một phần
Nam và Trung Mỹ vv.... Lây truyền chủ yếu tại những nơi này xảy ra ở mọi lứa tuổi
nhưng nhiễm ở trẻ nhỏ chiếm đa số trường hợp nhiễm HBV mạn [24], [26], [27].
*Vùng dịch lưu hành thấp (< 2%): Ở các nước ở Tây Âu, Bắc Mỹ, Châu Úc,
New Zealand vv..., lây truyền chủ yếu ở người lớn do quan hệ tình dục khơng an
toàn, tiêm chích ma túy.... [24], [26], [27].

Hình 1.2. Bản đồ nhiễm HBV trên thế giới năm 2006
(Nguồn: Theo trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh ở Hoa Kỳ) [34].


8

1.2.2. Tình hình bệnh viêm gan B tại Việt Nam
Việt Nam là nước nằm trong khu vực có tỷ lệ nhiễm HBV cao, tỷ lệ người

nhiễm HBsAg (+) ở Việt Nam từ 10 - 20%, một số khu vực nông thơn tỷ lệ này có
thể lên đến 25% [6].
Điều tra của Hội Y tế Công cộng Việt Nam (2008) ở 2 huyện Lạng Giang và
Sóc Sơn ở nhóm tuổi từ 15-60 tuổi, tỷ lệ nhiễm HBsAg ở huyện Sóc Sơn 9,5%,
huyện Lạng Giang 6,4%, nữ nhiễm cao hơn nam, yếu tố nguy cơ trong nghiên cứu
là dùng chung bơm kim tiêm, kim châm cứu, dùng chung bàn chải đánh răng,
truyền máu [11].
Nguyễn Thị Vân Anh và cộng sự (2010) đã cho kết quả HBsAg (+) từ 8,816,4% trên tổng số 5.634 mẫu máu được thu thập ở nhiều tỉnh miền Bắc, tỷ lệ nam
nhiễm HBV là 14,6% nữ nhiễm HBV là 8,5%. Nhiều chuyên gia cho rằng tỷ lệ thai
phụ nhiễm HBV từ 10-13% [1].
Năm 2011 theo Phạm Thị Hồng Minh cho thấy tỷ lệ nhiễm HBV của cán bộ
viên chức đến khám sức khỏe tại các cơ sở y tế thành phố Huế là: Tỷ lệ đang nhiễm
HBV có HBsAg (+) là 15,7%, tỷ lệ đã nhiễm HBV: Có anti-HBs (+) là 24,9% [13].
Nghiên cứu của Nguyễn Văn Tâm (2013) cho biết tỷ lệ HBsAg (+) của phụ
nữ người dân tộc H’Rê độ tuổi sinh đẻ của huyện Tư Nghĩa, Quãng Ngãi là 10,7%.
Tỷ lệ HBsAg (+) theo tuổi: 36-49 tuổi là 26,3%; 15-25 tuổi là 42,1% và 26-35 tuổi
là 31,6% [18].
1.3. Các nghiên cứu liên quan
Nghiên cứu mô tả cắt ngang của UI Haq N và cộng sự, năm 2012, tại Đại
học Baluchistan, Quetta, Pakistan về kiến thức, thái độ và thực hành phòng bệnh
viêm gan siêu vi B, trên một ngàn người dân khỏe mạnh, độ tuổi từ 18 trở lên của
thành phố Quetta, Pakistan. Kết quả chỉ ra rằng: Kiến thức, thái độ, thực hành của
người dân cịn kém; có mối liên giữa kiến thức và thái độ, kiến thức và thực hành,
thái độ và thực hành [30].


9

Nghiên cứu của Al-Tawil MM và cộng sự (2013), tại bệnh viện nhi, Đại học
Ain Shams, Cairo, Ai Cập về tác động của chiến lược kiểm soát lây nhiễm đến

kiến thức, thái độ và thực hành, về lây dự phòng lây truyền bệnh VGB trong quần
thể dễ bị tổn thương. Nghiên cứu được tiến hành trên 2 nhóm đối tượng gồm: 184 y
tá và 210 trẻ em và thanh thiếu niên bị bệnh về máu. Kết quả chỉ ra rằng kiến thức
cơ bản về đường lây truyền, biến chứng và biện pháp phòng ngừa bệnh VGB là
thấp ở cả hai nhóm, chỉ có 38,0% bệnh nhân và 40,0% y tá được chủng ngừa bệnh
VGB [23].
Nghiên cứu của Juon HS và Park BJ (2013) về hiệu quả của việc lồng ghép
giáo dục ung thư gan trong việc nâng cao kiến thức về bệnh VGB ở người Mỹ gốc
châu Á, nghiên cứu được tiến hành trên 877 người tham gia. Kết quả chỉ ra rằng
nhóm can thiệp cho thấy điểm số kiến thức cao hơn đáng kể so với nhóm khơng
can thiệp trong 6 tháng theo dõi; trong đó tuổi tác là một yếu tố quan trọng về hiệu
quả can thiệp, những người lớn hơn 60 tuổi có điểm số thấp nhất; nghiên cứu cũng
chỉ ra rằng việc lồng ghép chương trình giáo dục ung thư gan này làm tăng kiến
thức về bệnh VGB; cần có chiến lược khác nhau để giáo dục các nhóm tuổi [23].
Nghiên cứu của Trịnh Văn Nghinh (2009) về kiến thức, thái độ, thực hành
phòng bệnh VGB của người dân thị trấn Yên Viên, Gia Lâm Hà Nội cho kết quả:
Chỉ có 22,9% đối tượng nghiên cứu đạt về kiến thức; 24,2% đạt về thực hành; trong
đó hiểu biết đúng về nguyên nhân gây bệnh 59,2%; lây qua đường máu 61,4%;
quan hệ tình dục không an toàn 51,3%; từ mẹ sang con 42,2%; còn các đường lây
khác rất thấp. Hiểu biết về cách phòng bệnh VGB còn thấp như tiêm phòng chiếm
61,8%; quan hệ tình dục an toàn chiếm 44,1%; sử dụng bơm kim tiêm riêng 24,2%;
truyền máu an toàn 46,1%. Người dân chủ động đi tiêm chủng còn thấp chiếm
33,0% [15].
Đánh giá kiến thức thái độ thực hành về phòng bệnh viêm gan B của bệnh
nhân đến khám tại Bệnh viên Đa khoa tỉnh Bình Phước tháng 3 năm 2009, tác giả
Lý Văn Xuân, Phan Thị Quỳnh Trâm cho biết có 32,71% bệnh nhân có thực hành
chung đúng về phịng bệnh VGB, nhưng chỉ có 21,45% bệnh nhân có tiêm vắc xin
phịng bệnh. Do đó cần có biện pháp giúp người dân tiêm ngừa vắc xin VGB. Bệnh
nhân có kiến thức đúng sẽ có thực hành đúng gấp 3,65 lần so với bệnh nhân không



10

có kiến thức đúng. Do đó cần nâng cao kiến thức về phịng bệnh VGB cho nhân dân
để từ đó có thái độ và thực hành đúng [22].
Nghiên cứu của Phạm Văn Lào (2012) cho thấy người dân từ 15 đến 18 tuổi
tại thành phố Buôn Mê Thuột tiếp nhận thông tin về bệnh VGB từ phát thanh,
truyền hình chiếm 63,8%; tiếp đến là từ các nhân viên y tế, thầy cô giáo, bạn bè,
người thân và từ nguồn sách báo, tờ rơi, internet lần lượt là 12,3%; 11,8% và 11,4%
[11].
1.4. Vài nét về địa điểm nghiên cứu
Xã Phú Dương nằm ở phía Tây Bắc của huyện Phú Vang, cách trung tâm
huyện 20 km và nằm về phía Đơng Bắc thành phố Huế, cách trung tâm thành phố 6
km. Phía Bắc giáp với xã Phú Thanh, phía Nam giáp với xã Phú Mỹ và xã Phú
Thượng, phía Đơng giáp với thị trấn Thuận An và xã Phú An và phía Tây giáp với
xã Phú Mậu.
Xã có diện tích đất tự nhiên là 585,57 ha, có 2.370 hộ gia đình với số dân là
11.217 được phân bố theo 9 thôn: Lưu Khánh, Dương Nỗ Cồn, Thạch Căn, Dương
Nỗ Nam, Phú Khê, Dương Nỗ Tây, Dương Nỗ Đơng, Phị An, Mỹ An. Nghề nghiệp
chính của người dân là nơng nghiệp, chăn ni, bn bán nhỏ lẻ, bên cạnh đó cịn
có thế mạnh là các nghề tiểu thủ công nghiệp như may thêu, làm bánh, in, nghề
mộc,…
Trạm y tế xã gồm có 7 cán bộ, trong đó có 1 bác sĩ, 2 y sĩ, 2 nữ hộ sinh, 1 dược
tá, 1 cộng tác viên dân số.


11

Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


2.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Người dân từ 18 đến 60 tuổi ở xã Phú Dương, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa
Thiên Huế .
2.1.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Thời gian: Từ tháng 8 năm 2015 đến tháng 4 năm 2016
Địa điểm: Xã Phú Dương, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang
2.2.2. Cỡ mẫu
Áp dụng cơng thức tính cỡ mẫu cho ước lượng tỷ lệ trong quần thể:

Z12−α/ 2 . p.(1 −p )
n =
c2
Trong đó:
- n: cỡ mẫu nghiên cứu cần có cho quần thể.
- Z1- α /2: Giới hạn khoảng tin cậy ở mức xác suất 95%, tương ứng 1,96.
- p: Tỷ lệ người dân có kiến thức đạt về phịng chống bệnh viêm gan B ước
tính theo nghiên cứu của Trần Ngọc Dung và Huỳnh Thị Kim Yến năm 2010 là
52,5% [8], nên chọn p = 0,525.
- Chọn c = 0,05.
Tính được n = 384. Thực tế đã khảo sát được 400 người dân.


12

2.2.3. Phương pháp chọn mẫu

Chọn mẫu theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn.
- Chọn hộ gia đình: Xã Phú Dương có 2.370 hộ gia đình, lập danh sách các hộ
gia đình theo số thứ tự từ 0001 đến 2.370. Dùng bảng số ngẫu nhiên để chọn các hộ
gia đình theo danh sách.
Tiến hành: Chọn ngẫu nhiên một số trong bảng số ngẫu nhiên sao cho số đó
nhỏ hơn hoặc bằng 2.370. Có thể quy ước sẽ lấy số ngẫu nhiên gồm 4 chữ số liền
nhau về phía bên phải con số “vào bảng” rồi lần lượt đi xuống phía dưới chẳng
hạn, nếu gặp số nào bằng và nhỏ hơn 2.370 thì số đó được chọn vào mẫu, tiếp tục
như vậy đến bao giờ đủ được số ngẫu nhiên bằng với số cỡ mẫu đã định.
- Chọn người điều tra trong hộ gia đình: Mỗi hộ gia đình chọn một người để
phỏng vấn, chọn đúng người trong mẫu nghiên cứu đã xác định từ trước. Chọn đủ
số người đã quy định.
- Tiêu chí chọn mẫu
Những người từ 18 đến 60 tuổi hiện đang sống tại xã Phú Dương, huyện Phú
Vang đồng ý tham gia phỏng vấn, có khả năng nghe hiểu và trả lời các câu hỏi.
- Tiêu chuẩn loại trừ
Người dân dưới 18 tuổi và trên 60 tuổi, những người mất trí nhớ, khơng hợp
tác hoặc có vấn đề hạn chế về mặt tâm thần; những người khiếm khuyết về mặt
ngôn ngữ giao tiếp như câm, điếc; đang bị bệnh hay lí do nào khác khơng thể tham
gia phỏng vấn.
2.2.4. Phương pháp thu thập số liệu
Phỏng vấn trực tiếp đối tượng nghiên cứu bằng bộ câu hỏi soạn sẵn để thu thập
các thông tin về kiến thức, thực hành phòng chống bệnh viêm gan B của người dân.
Phiếu hỏi gồm 3 phần:
- Thông tin chung: gồm 8 câu hỏi (từ A0 đến A7).
- Kiến thức về phòng chống bệnh viêm gan B: gồm 8 câu hỏi (từ K1 đến
K8).
- Thực hành của người dân về phòng chống bệnh viêm gan B: gồm 7 câu hỏi
(từ P1 đến P7).



13

2.2.5. Các biến số cần thu thập
2.2.5.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu
- Tuổi: Tính theo năm dương lịch. Phân nhóm tuổi: 18-29 tuổi, 30-39 tuổi, 4049 tuổi, 50-60 tuổi.
- Giới: Nam, nữ
- Trình độ học vấn: Mù chữ, Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông,
Trung cấp, Cao đẳng, Đại học, sau Đại học.
- Nghề nghiệp:
+ Nghề nông
+ Cán bộ viên chức
+ Nội Trợ
+ Sinh viên
+ Nghề khác: Công nhân, buôn bán, thủ công nghiệp …
2.2.5.2. Nguồn cung cấp thơng tin về viêm gan B
- Có nghe nói về bệnh viêm gan B
- Nguồn cung cấp thông tin về bệnh viêm gan B: Truyền hình, đài phát thanh,
cán bộ y tế, sách báo, internet, bản thân, người thân mắc bệnh…
2.2.5.3. Kiến thức về phòng chống bệnh viêm gan B
- Kiến thức về nguyên nhân gây bệnh viêm gan B
- Kiến thức về triệu chứng của bệnh viêm gan B
- Kiến thức về đường lây truyền bệnh viêm gan B
- Kiến thức về hậu quả của viêm gan B
- Kiến thức về cách phòng bệnh viêm gan B
2.2.5.4. Thực hành phòng chống bệnh viêm gan B
- Thực hành sử dụng các dụng cụ cá nhân:
+ Bàn chải đánh răng.
+ Dao cạo râu.
+ Kìm cắt móng tay.



14

- Thực hành yêu cầu sử dụng dụng cụ riêng khi làm các thủ thuật xuyên
da: chích lễ, xăm mắt, châm cứu…..
- Thực hành xét nghiệm phát hiện nhiễm virus viêm gan B.
- Thực hành tiêm phòng viêm gan B.
- Khuyên/đưa người thân đi tiêm phòng viêm gan B.
2.2.6. Tiêu chuẩn đánh giá
2.2.6.1. Đánh giá về kiến thức phòng chống bệnh viêm gan B
Kiến thức của người dân về phòng chống bệnh viêm gan B gồm 8 câu hỏi (K1K8). Việc đánh giá kiến thức bằng cách cho điểm và điểm được tính theo từng lựa
chọn cho mỗi câu, mỗi lựa chọn đúng được 1 điểm, sai được 0 điểm.
Tổng điểm kiến thức tối đa là 32 điểm. Kiến thức của người dân có tổng ≥
22 điểm (70% tổng số điểm tối đa) được coi là đạt, tổng điểm kiến thức < 22 điểm
được coi là chưa đạt [15].
2.2.6.2. Đánh giá về thực hành phòng chống bệnh viêm gan B
Thực hành của người dân về phòng chống bệnh viêm gan B được đánh giá
thông qua 7 câu hỏi, mỗi lựa chọn đúng trong các câu hỏi được 4 điểm, lựa chọn sai
được 0 điểm.
Tổng điểm thực hành tối đa là 28 điểm. Điểm thực hành của người dân có
tổng ≥ 20 điểm (70% tổng số điểm tối đa) được coi là đạt, tổng điểm thực hành <
20 điểm được coi là chưa đạt [15].
2.3. Xử lý và phân tích số liệu
Số liệu được nhập bằng phần mềm EpiData 3.1 và xử lý trên phần mềm
SPSS 18.0.
Tính tỷ lệ phần trăm câu trả lời, sử dụng test χ 2 để so sánh các tỷ lệ.
2.4. Kiểm sốt sai lệch thơng tin
- Thiết kế bộ câu hỏi đúng mục tiêu, rõ ràng, dễ hiểu với đối tượng.
- Điều tra thử và hoàn chỉnh bộ câu hỏi trước khi điều tra chính thức.

- Các điều tra viên được tập huấn kỹ và thống nhất các tiêu chí liên quan trước
khi thực hiện điều tra ở cộng đồng.


15

- Điều tra viên kiểm tra tính hoàn tất của từng phiếu điều tra ngay sau khi
phỏng vấn.
- Tập hợp và rà soát lại tất cả phiếu điều tra được thu thập trong ngày từ điều
tra viên vào buổi tối cùng ngày. Có phương án chỉnh sửa, bổ sung ngay vào ngày
hơm sau nếu phát hiện phiếu có vấn đề.
2.5. Đạo đức trong nghiên cứu
Nghiên cứu này đã được báo cáo và được sự đồng ý, ủng hộ của lãnh đạo Ủy
ban nhân dân xã Phú Dương và được Trạm Y tế xã Phú Dương phối hợp thực hiện.
Nghiên cứu được sự đồng ý và phê duyệt của Trường Đại học Y Dược Huế.
Bộ câu hỏi khơng có các vấn đề nhạy cảm, riêng tư nên không ảnh hưởng
đến tâm lý và sức khoẻ của đối tượng nghiên cứu. Trước khi trả lời đối tượng
nghiên cứu đã được giải thích rõ về mục đích nghiên cứu và có sự chấp thuận tham
gia, trường hợp nếu thấy khơng thích hợp, đối tượng nghiên cứu có thể từ chối
khơng tham gia.
Các số liệu này chỉ nhằm mục đích nghiên cứu, kết quả nghiên cứu được đề
xuất nhằm nâng cao sức khoẻ nhân dân khơng phục vụ cho mục đích khác.


16

Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu

Bảng 3.1. Phân bố tuổi, giới, trình độ học vấn, nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu
Biến số

Tuổi

Giới

Trình độ học
vấn

Nghề nghiệp

Tần số (n=400)

Tỷ lệ (%)

18 - 29

119

29,8

30 - 39

95

23,8

40 - 49


92

23,0

50 – 60

94

23,4

Nam

184

46,0

Nữ

216

54,0

Mù chữ

23

5,8

Tiểu học


124

31,0

THCS

98

24,5

THPT

82

20,5

Trung cấp, CĐ, ĐH, sau ĐH

73

18,2

Làm ruộng

133

33,3

Cán bộ viên chức


57

14,2

Sinh viên

49

12,3

Nội trợ

55

13,8

Nghề khác

106

26,4

Nhận xét:
- Giới: Nam chiếm 46,0%; nữ 54,0%.
- Nhóm tuổi: nhóm từ 30 tuổi trở lên chiếm 70,2%.
- Trình độ học vấn: dưới trung học phổ thông chiếm 61,3%.
- Nghề nghiệp: nông dân chiếm 33,3%; cán bộ viên chức 14,2%; nội trợ 13,8%
và sinh viên 12,3%; cịn lại là nghề khác (bn bán, công nhân, thủ công nghiệp,
…).



17

3.2. Nguồn cung cấp thông tin về bệnh viêm gan B
100% người dân có nghe nói về bệnh viêm gan B

Biểu đồ 3.1: Nguồn cung cấp thông tin về bệnh viêm gan B
Nhận xét: Nguồn cung cấp thông tin về bệnh viêm gan B chủ yếu là từ, truyền
hình (75,3%), từ cán bộ y tế chiếm tỷ lệ thấp (17,5%). Ngoài ra cịn có các nguồn
thơng tin như: đài phát thanh (14,6%), bạn bè hàng xóm (13,8%), sách báo, internet
(12,8%) và người thân, bản thân mắc bệnh (4,1%).
3.3. Kiến thức và thực hành về phòng chống bệnh viêm gan B
3.3.1. Kiến thức về phòng chống bệnh viêm gan B
Bảng 3.2. Kiến thức về nguyên nhân gây bệnh viêm gan B (n=400)
Kiến thức về ngun nhân
Đúng
Virus
Vi khuẩn
Ký sinh trùng
Sai
Di truyền
Hóa chất
Khơng biết

Tần số
146
13
4
22
31

184

Tỷ lệ (%)
36,5
3,3
1,0
5,5
7,8
46,0

Nhận xét: Có đến 63,5% người dân không biết và biết sai về nguyên nhân gây
bệnh viêm gan B.


18

Bảng 3.3. Kiến thức về triệu chứng của bệnh viêm gan B (n=400)
Triệu chứng

Tần số

Tỷ lệ (%)

Vàng da

230

57,5

Mệt mỏi


144

36,0

Vàng kết mạc mắt

141

35,3

Chán ăn

60

15,0

Nước tiểu sẫm màu

96

24,0

Buồn nôn

75

18,8

Nôn


83

20,8

Không biết

129

32,3

Kiến thức đúng về triệu chứng

99

24,8

Nhận xét: Có 24,8% người dân có kiến thức đúng về triệu chứng bệnh viêm
gan B. Đa số người dân biết được các triệu chứng chính của bệnh như: vàng da
(57,5%), mệt mỏi (36%), vàng kết mạc mắt (35,3%), nước tiểu vàng (24,0%). Có
đến 32,3% người dân khơng biết bất kỳ một triệu chứng nào của bệnh.
Bảng 3.4. Kiến thức về sự lây truyền của bệnh viêm gan B (n=400)
Bệnh lây truyền

Tần số

Tỷ lệ (%)




347

86,8

Khơng

30

7,5

Khơng biết

23

5,8

Tổng

400

100,0

Nhận xét: 86,8% người dân biết bệnh viêm gan B có lây truyền.


×