Tải bản đầy đủ (.ppt) (19 trang)

SƠ cứu vết THƯƠNG (CHĂM sóc NGƯỜI BỆNH cấp cứu SLIDE)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (457.75 KB, 19 trang )

Bài 3

SƠ CỨU VẾT
THƯƠNG


Mục tiêu:








- Trình bày được cách đánh giá, sơ cứu
các vết thương ở chân tay, đầu mặt cổ,
ngực và bụng.
- Nêu được các bước xử trí một vết
thương nói chung.
- Đánh giá, phân loại được vết thương
và sơ cứu được 1 số vết thương.
- Áp dụng thành thạo, linh hoạt vào
cơng tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân.


Nội dung:





Sơ cứu vết thương là một công việc
quan trọng.
Vết thương nặng hay nhẹ là tuỳ thuộc
vào mức độ tổn thương và các nguy cơ
do tổn thương đó gây ra tức thời hay
về sau.


Nội dung:




Có những vết thương chỉ làm rách da,
có những vết thương gây tổn thương ở
cơ, ở mạch máu, ở thần kinh, ở xương
hoặc ở nội tạng.
Mức độ nguy hiểm còn tuỳ thuộc vào
các khu vực cơ thể và tác nhân gây ra,
tình hình nhiễm khuẩn và điều kiện xử
trí ban đầu.


Có thể phân loại vết thương theo khu vực cơ
thể sau đây:
 + Vết thương chân tay.
 + Vết thương đầu – mặt – cổ.
 + Vết thương ngực.
 + Vết thương bụng.



1. Vết thương chân tay và
cách xử trí:




Nếu vết thương nhỏ chỉ làm xước da, chảy
máu nhẹ thì chỉ cần lau rửa sạch bằng
nước ấm đã tiệt trùng rồi băng lại là đủ.
Nếu vết thương rách da dài và sâu, có làm
đứt ngang cơ thì phải khâu lại, các vết
thương này thường có đứt mạch máu, nếu
là mạch máu lớn thì phải cầm máu trước
rồi mới lau rửa, băng bó.







Nếu có gãy xương phải bó nẹp giữ cho
xương ở nguyên 1 vị trí (cố định xương)
trước khi chuyển bệnh nhân lên tuyến trên
và phải dự phịng sốc chống.
Vết thương có tổn thương ở khớp thường
gây ra hậu quả xấu về sau nên cần chú ý
chống nhiễm  khuẩn thật tốt.




2. Vết thương đầu – mặt – cổ
và cách xử trí:


Vết thương đầu mặt cổ thường gây
chảy máu nhiều, nhưng nếu khơng có
tổn thương ở xương thì cũng ít gây
nguy hiểm  hơn, chỉ cần rửa sạch băng
dung dịch nước muối sinh lý và khâu
lại (nếu vết rách dài).



2. Vết thương đầu – mặt – cổ
và cách xử trí:


Nếu có tổn thương ở xương như có lỗ thủng,
dịch não tuỷ chảy qua vết thương, chất não
màu trắng lòi ra qua vết thương, nhìn thấy
màng não qua vết thương, có vết rạn nứt..
gọi là vết thương sọ não hở, là vết thương
nặng vì có nguy cơ gây tổn thương ở màng
não và não có thể dẫn đến tử vong nhanh
hoặc để lại di chứng cần phải chuyển bệnh
nhân lên tuyến trên càng sớm  càng tốt sau
khi sơ cứu dù bệnh nhân tỉnh hay bất tỉnh.



2. Vết thương đầu – mặt – cổ
và cách xử trí:




Sơ cứu: rửa sạch, băng ép cầm máu vết
thương da đầu, tiêm bắp SAT 1500 đ/v
(nếu có để phịng uốn ván). Lưu ý: không
dùng dụng cụ lấy bỏ dị vật hoặc chất não
trắng lịi ra, khơng dùng dụng cụ thăm dị
vết thương, khơng dùng cồn hay các chất
sát khuẩn bơi lên vết thương có chất não
lịi ra.
Vết thương ở mặt như các vết rạch, vết
chém  cần phải khâu kín sớm.


3. Vết thương ngực và cách xử trí:




+ Nếu chỉ tổn thương ở phần mềm (da và
cơ) thì xử trí như đối với vết thương ở chân
tay.
+ Nếu có tổn thương vào phổi, màng phổi
thì ở vết thương có hiện tượng sủi bọt khí và
có khí ra ở vết thương theo nhịp thở, bệnh

nhân có khó thở, tím, thở nhanh, vã mồ hơi
phải băng kín lại ngay sao cho khơng cịn
nghe thấy tiếng khí ra nữa và khẩn trương
chuyển bệnh nhân lên tuyến trên.


3. Vết thương ngực và cách xử trí:




Nếu có gãy xương sườn (bệnh nhân khó
thở, thở nhanh, đau ở vùng gãy, ấn dọc
xương sườn sẽ thấy chỗ gãy: tiếng lục cục)
có thể có mảng sườn di động thì băng ép,
cuốn chặt lồng ngực bằng băng to bản dọc
theo chiều các khe liên sườn và chuyển
bệnh nhân lên tuyến trên.
Nếu có tổn thương ở vùng tim  cần băng
ép lại ngay và chuyển ngay đến cơ sở
phẫu thuật gần nhất.


4. Vết thương bụng và cách xử trí:




Nếu chỉ tổn thương ở ngồi da thì rửa sạch
và băng lại.

Nếu thủng thành bụng thì có nhiều khả
năng gây tổn thương vào các cơ quan nội
tạng, và loại vết thương này bao giờ cũng
phải can thiệp bằng phẫu thuật vì gây
chảy máu trong ổ bụng mà quan sát ở bên
ngồi khó thấy và có nguy cơ lớn về
viêm  màng bụng là một hậu quả rất nặng
nề gây nguy hiểm cho bệnh nhân.


4. Vết thương bụng và cách xử trí:




Nếu vết thương có lịi đoạn ruột ra
ngồi thì khơng nên vội vàng nhét ruột
vào lại mà có thể lấy 1 chiếc bát sạch
úp lên vết thương rồi băng chặt lại,
không được lấy bơng gạc đắp trực tiếp
lên các khúc ruột lịi ra.
Cần theo dõi và đề phịng chống cho
bệnh nhân.


5. Các bước xử trí vết thương  nói
chung:





Cầm  máu: Băng ép, băng nút, chẹn
mạch (gấp  chi tối đa, ấn động mạch
cổ, dưới đòn, hõm nách, bẹn, cánh tay,
, làm  garo hay buộc mạch máu tuỳ
theo mức độ chảy máu.
Lấy dị vật ở vết thương nếu có: như
mảnh sắt, đinh nhọn, vật sắc, gạch, đá
hay các vật gây thương tích khác cịn
lưu lại trong vết thương.


5. Các bước xử trí vết thương  nói
chung:








Khử khuẩn ở vết thương: rửa sạch vết
thương bằng nước đã tiệt trùng.
Băng bó vết thương bằng băng gạc đã tiệt
trùng.
Tiêm các thuốc chống nhiễm  khuẩn và trợ
sức, chống choáng sốc: Các vaccin, kháng
sinh, trợ tim, bù nước…
Chuyển bệnh nhân lên tuyến trên: cần cân

nhắc kỹ khi bệnh nhân có nguy cơ bị chống
sốc dọc đường đi.



×