Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Bon phat hien lon ve thien van hoc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (42.89 KB, 2 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

Bốn phát hiện lớn về thiên văn học



Trong thập kỷ 60 của thế kỷ 20, cùng với việc cải tiến kỹ thuật và phát triển kính
viễn vọng vô tuyến điện loại lớn, ngành vật lý học thiên thể - môn khoa học hấp
dẫn nhiều người nhất liên tiếp phát hiện ra 4 sự kiện quan trọng, đó là: tinh thể
quasar, sao pulsar, bức xạ vi ba và phân tử hữu cơ giữa các tinh thể. Việc phát
hiện ra 4 sự kiện trên khiến các nhà thiên văn học, vật lý học hết sức chú ý và
đặt ra nhiều vấn đề lý thú cho các bộ môn khoa học như: thiên thể tiến hoá, lịch
sử hằng tinh, vũ trụ luận, kết cấu vật lý và nguồn gốc sự sống, v.v.


Năm 1960, con người phát hiện ra tinh thể quasar đầu tiên, đó là một tinh thể
loại mới. Ðặc điểm lớn nhất của loại tinh thể này là màu đỏ trong quang phổ của
nó rất nhiều, chứng tỏ nó cách Trái đất rất xa từ mấy tỷ đến mấy chục tỷ năm
ánh sáng. Ðộ sáng của một quasar này gấp từ 100 đến 1000 lần độ sáng của cả
hệ Ngân hà (gồm hơn 100 tỷ hằng tinh), cường độ phóng điện cũng mạnh gấp
10 lần hệ Ngân hà. Thế nhưng thể tích của quasar lại rất nhỏ chỉ bằng 1/10 mũ
18 hệ Ngân hà. Nguyên nhân gì khiến một tinh thể nhỏ bé lại chứa được nguông
năng lượng khổng lồ như vậy? Phải chăng trong lòng chúng ẩn chứa một loại
năng lượng mới mà con người chưa hề biết? Quasar chứa đầy những bí hiểm.
Sau hơn 10 năm tích lũy tư liệu và nghiên cứu, các nhà thiên văn học đã phát
hiện ra hơn 1500 tinh thể loại này. Tuy con người đã hiểu biết ít nhiều về quasar,
nhưng bản chất của quasar vẫn là một điều bí mật.


Năm 1967 hai nhà thiên văn học người Anh dùng kính viến vọng vơ tuyến điện
quan sát một nguồn phát sóng điện rất lạ trên bầu trời và thấy rằng sao phát
sóng điện đó phát ra từ mạch điện xung lặp đi lặp lại theo chu kỳ rất chính xác,
chính xác hơn cả nhịp đập của đồng hồ. Do đó có hãng sản xuất đồng hồ đã
dùng nhãn hiệu Pulsar. Vì sao lại có mạch xung chuẩn xác như vậy? Lúc đầu
các nhà thiên văn học thậm chí cho rằng mạch xung đó do các sinh vật cao cấp
có trí tuệ trên vũ trụ phat stín hiệu cho Trái đất. Tiếp đó mấy năm sau các nhà
thiên văn học liên tiếp phát hiện ra một loạt thiên thể giống như vậỵ. Ðến nay các


nhà thiên văn học đã phát hiện ra hơn 300 sao pulsar. Các nhà thiên văn học
cho rằng, đây lại là một loại thiên thể mới - sao neutron tự quay với tốc độ


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Năm 1965, khi 2 nhà vật lý học Mỹ đang dị tìm nguồn tạp âm làm nhiễu hệ
thống thông tin của vệ tinh nhân tạo, hai ông ngẫu nhiên phát hiện ra mọi phía
trên bầu trời đều có sóng bức xạ vi ban rất yếu giống như sóng bức xạ của vật
thể đen ở nhiệt độ tuyệt đối 2,7 độ K. Loại sóng bức xạ này đến từ vũ trụ và mọi
phía đều giống nhau, điều đó chứng tỏ vũ trụ khơng phải là "chân không". Hiện
tượng này gọi là bức xạ vi ba. Các nhà vật lý học thiên thể đã đưa ra nhiều cách
giải thích khác nhau và vẫn đang tiếp tục tranh cãi. Dẫu sao việc phát hiện ra
bức xạ vi ba có ý nghĩa hết sức quan trọng. Năm đó luận văn trình bày về phát
hiện này chỉ vẻn vẹn có 600 chữ nhưng đã gây chấn động khắ giới vật lý thiên
văn và giới vật lý lý thuyết. Hai nhà khoa học Mỹ đã vinh dự nhận giải thưởng vật
lý Nobel năm 1978.


Ðầu những năm 60, sau khi quan trắc nhiều lần bức xạ sóng ngắn centimet và
sóng ngắn milimet trong khơng gian giữa các vì sao, các nhà khoa học bất ngờ
phát hiện ra các loại vật chất vũ trụ rất đa dạng tồn tại dưới hình thức phân tử,
trong các chất đó khơng những có những chất vơ cơ đơn giản như khí amoniac
(NH3), nước (H20), mà cịn có các phân tử hữu cơ khá phức tạp như: HCOH,
CH3OH, HC3N, CHOOH, NH2COH, CH3NH2, C2H5OH,... Trong một phân tử
hữu cơ đó chứa đựng nhiều nhất là 4 loại nguyên tố khác nhau hoặc 10 nguyên
tử. Các phân tử giữa các vì sao có kiên quan chặt chẽ với sự tiến hóa của các
hằng tinh, chúng thúc đẩy quá trình hình thành hằng tinh, là "chất xúc tác" hình
thành hằng tinh. Ðiều quan trọng hơn là việc phát hiện ra các phân tử hữu cơ
giữa các vì sao đã cung cấp những dấu vết nghiên cứu nguồn gốc sự sống trong
vũ trụ. Trong phịng thí nghiệm trên mặt đất, các nhà khoa học đã mô phỏng điều
kiện vũ trụ như tăng nhiệt độ, bức xạ tia phóng xạ và tia tử ngoại, phón điện, v.v.
và đã thí nghiệm thành cơng tổng hợp các nguyên liệu nước, hyđro, amoniac,...
thành axit amin. Qua đó có thể suy đốn là trong vũ trụ nhất định tồn tại axit


amin và trong điều kiện nhất định chúng sẽ chuyển hóa thành amin - chất cơ bản
hình thành sự sống. Qua đó có thể thấy trên các thiên thể khác ngoài Trái đất
tồn tại điều kiện cho sự sống đó xuất hiện bằng hình thức nào đang là vấn đề
quan tâm nhất của loài người và cũng là vấn đề cần được đi sâu nghiên cứu.


</div>

<!--links-->

×