Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

Bài giảng ĐỀ ĐỊNH KỲ-HK II NGỮ VĂN 9-100% TỰ LUẬN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (179.35 KB, 31 trang )

PHÒNG GD&ĐT TỦA CHÙA
Trường: THCS Mường Đun

ĐỀ 1
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
( TIẾT 159 - THEO PPCT)
Môn: Ngữ văn 9
Năm học: 2010 - 2011
Thời gian: 45 phút
Mức độ
Nội dung
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng
điểm
Khởi ngữ. Câu 1a Câu 1b 2đ
Nghĩa tường minh và hàm
ý. Câu 2a Câu 2b

Các thành phần biệt lập.
Câu 3a Câu 3b Câu 4 6đ
Tổng điểm 3đ 3đ 4đ 10đ
PHÒNG GD&ĐT TỦA CHÙA
Trường: THCS Mường Đun

ĐỀ 1
ĐỀ KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
( TIẾT 159 - THEO PPCT)
Môn: Ngữ văn 9
Năm học: 2010 - 2011
Thời gian: 45 phút
ĐỀ BÀI:
Câu 1: (2đ) a. Khởi ngữ là gì?


b. Hãy chuyển những câu sau đây thành câu có khởi ngữ .
- Bạn ấy làm bài cẩn thận lắm .
- Em hiểu rồi nhưng em chưa giải được .
Câu 2: (2đ) a. So sánh nghĩa tường minh và hàm ý?
b. Lấy một ví dụ có chứa hàm ý.
Câu 3: (2đ) a. Thế nào là thành phần phụ chú?
b. Đặt một câu có chứa thành phần phụ chú.
Câu 4 (4đ): Viết một đoạn văn ngắn (chủ đề tự chọn) trong đó có sử dụng các thành
phần biệt lập.

PHÒNG GD&ĐT TỦA CHÙA
Trường: THCS Mường Đun

ĐỀ 1
ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA TIẾNG
VIỆT
( TIẾT 159 - THEO PPCT)
Môn: Ngữ văn 9
Năm học: 2010 - 2011
Thời gian: 45 phút
Câu Nội dung Điểm
Câu 1
(3đ)
a. Khái niệm:
Khởi ngữ là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề
tài được nói đến trong câu.
b. Chuyển thành câu có khởi ngữ:
- Làm bài thì bạn ấy cẩn thận lắm.
- Hiểu thì em hiểu rồi, nhưng giải thì em chưa giải được.


0,5đ
0,5đ
Câu 2
(3đ)
a. Khái niệm:
- Nghĩa tường minh là phần thông báo được diễn đạt trực tiếp
bằng từ ngữ trong câu.
- Hàm ý là phần thông báo tuy không được diễn đạt trực tiếp
bằng từ ngữ trong câu nhưng có thể suy ra từ những từ ngữ ấy.
b. Học sinh lấy được một ví dụ có chứa hàm ý.
0,5đ
0,5đ

Câu 3
(2đ)
a. Khái niệm:
Thành phần phụ chú được dùng để bổ sung một số chi tiết cho
nội dung chính của câu. Thành phần phụ chú thường được đặt
giữa hai dấu gạch ngang, hai dấu phẩy, hai dấu ngoặc đơn hoặc
giữa một dấu gạch ngang với một dấu phẩy. Nhiều khi thành
phần phụ chú còn được đặt sau dấu hai chấm.
b. Học sinh đặt được một câu có chứa thành phần phụ chú.


Câu 4
(4đ)
- Học sinh viết được một đoạn văn hay theo đúng theo yêu cầu,
đúng cấu trúc cú pháp.
- Biết sử dụng các thành phần biệt lập trong đoạn văn.


PHÒNG GD&ĐT TỦA CHÙA
Trường: THCS Mường Đun

ĐỀ 1
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA VĂN (PHẦN THƠ)
( TIẾT 130 - THEO PPCT)
Môn: Ngữ văn 9
Năm học: 2010 - 2011
Thời gian: 45 phút
Mức độ
Nội dung
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng
điểm
Mùa xuân nho nhỏ. Câu 1 3đ
Sang thu. Câu 2 3đ
Viếng lăng Bác. Câu 3 4đ
Tổng điểm 6đ 4đ 10đ
PHÒNG GD&ĐT TỦA CHÙA
Trường: THCS Mường Đun

ĐỀ 1
ĐỀ KIỂM TRA VĂN (PHẦN THƠ)
( TIẾT 130 - THEO PPCT)
Môn: Ngữ văn 9
Năm học: 2010 - 2011
Thời gian: 45 phút
ĐỀ BÀI:
Câu 1: (3đ) Nêu những thành công về mặt nghệ thuật và nội dung bài thơ “ Mùa
xuân nho nhỏ ” của Thanh Hải.
Câu 2: (3đ) a.(1đ): Sự biến đổi của đất trời sang thu trong bài thơ “Sang thu” được

Hữu Thỉnh cảm nhận thông qua những hình ảnh, hiện tượng gì?
b.(2đ): Em hiểu như thế nào về hai dòng thơ cuối bài:
“ Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi ”.
Câu 3: (4đ) Phân tích khổ thơ thứ 2 trong bài thơ “ Viếng lăng Bác ” của Viễn
Phương.
......................................Hết .................................
PHÒNG GD&ĐT TỦA CHÙA
Trường: THCS Mường Đun

ĐỀ 1
ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA VĂN (PHẦN THƠ)
( TIẾT 130 - THEO PPCT)
Môn: Ngữ văn 9
Năm học: 2010 - 2011
Thời gian: 45 phút
Câu Nội dung Điểm
Câu 1
(3đ)
* Nghệ thuật: Bài thơ theo thể thơ năm tiếng, có nhạc điệu trong
sáng, thiết tha, gần gũi với dân ca, nhiều hình ảnh đẹp, giản dị, gợi
cảm, những so sánh và ẩn dụ sáng tạo.
* Nội dung: Bài thơ là tiếng lòng tha thiết yêu mến và gắn bó với
đất nước, với cuộc đời; thể hiện ước nguyện chân thành của nhà
thơ được cống hiến cho đất nước, góp một “mùa xuân nho nhỏ”
của mình vào mùa xuân lớn của dân tộc.


Câu 2
(3đ)

a) (1,5đ). Sự biến đổi của trời đất sang thu trong bài thơ “Sang
thu” được Hữu Thỉnh cảm nhận thông qua những hình ảnh, hiện
tượng:
- Hương vị của ổi chín.
- Sự chuyển động chùng chình và sự “se” lạnh của gió thu.
- Sự vận động “dềnh dàng” của dòng sông.
- Sự vận động “vội vã” của loài chim.
- Sự diễn biến của mây, mưa, nắng, tiếng sấm.
- Hình ảnh hàng cây đứng tuổi.
b) (1,5đ) - Nghĩa tả thực: hiện tượng sấm mùa thu đã qua đi và
không còn dữ dội như khi đang mùa hạ, hàng cây đã lớn hơn và
vững vàng hơn.
- Hình ảnh có tính ẩn dụ:
+ Sang thu tương ứng với lứa tuổi đã quá nửa đời người, nên con
người cũng như hàng cây đứng tuổi, đã từng trải hơn và có những
suy ngẫm về cuộc đời.
+ Sấm tượng trưng cho những vang động bất thường ngoài cuộc
đời, đã bớt gây ảnh hưởng và không còn xa lạ, gây chấn động với
những người lớn tuổi.
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
Câu 3
(4đ)

* Mở bài: Giới thiệu tác giả, bài thơ, vị trí của đoạn thơ trong bài
* Thân bài: - Khổ thơ thứ hai được tạo nên từ hai cặp câu với hình
ảnh thực và hình ảnh ẩn dụ sóng đôi:
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.
- Hình ảnh mặt trời thực: mặt trời của thiên nhiên.
- Hình ảnh ẩn dụ nói lên sự vĩ đại của Bác, thể hiện lòng thành
0,5đ
0,5
0,5đ
0,5đ
kính của nhân dân, nhà thơ đối với Bác.
- Câu thơ “ Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ ”: mang
hình ảnh thực.
- Câu thơ “ Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân” mang
hình ảnh ẩn dụ đẹp, sáng tạo của nhà thơ.
Những dòng người nặng trĩu nhớ thương đang lặng lẽ nối nhau
vào lăng viếng Bác, tạo hình tượng một vòng hoa lớn dâng lên
Bác.
* Kết bài: Khái quát giá trị ý nghĩa của bài thơ.
0,5đ
0,5đ
05đ
05đ
PHÒNG GD&ĐT TỦA CHÙA
Trường: THCS Mường Đun

ĐỀ 2
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA VĂN (PHẦN THƠ)
( TIẾT 130 - THEO PPCT)

Môn: Ngữ văn 9
Năm học: 2010 - 2011
Thời gian: 45 phút
Mức độ
Nội dung
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng điểm
Nói với con. Câu 1 3đ
Viếng lăng Bác. Câu 2 3đ
Mùa xuân nho nhỏ. Câu 3 4đ
Tổng điểm 6đ 4đ 10đ
PHÒNG GD&ĐT TỦA CHÙA
Trường: THCS Mường Đun

ĐỀ 2
ĐỀ KIỂM TRA VĂN (PHẦN THƠ)
( TIẾT 130 - THEO PPCT)
Môn: Ngữ văn 9
Năm học: 2010 - 2011
Thời gian: 45 phút
ĐỀ BÀI:
Câu 1: (3đ) Nêu những thành công về mặt nghệ thuật và nội dung bài thơ “ Nói với
con” của Y Phương.
Câu 2: (3đ) a.(2đ). Hãy nêu ý nghĩa của hình ảnh ẩn dụ trong câu thơ “Thấy một mặt
trời trong lăng rất đỏ”. ( Viếng lăng Bác- Viễn Phương).
b. ( 1 điểm ): Chép lại hai câu thơ có hình ảnh ẩn dụ “mặt trời” trong một bài thơ mà
em đã học ở học kì I, ghi rõ tên bài thơ và tên tác giả.
Câu 3: (4đ) Phân tích khổ thơ sau:
Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện

Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng.
(Mùa xuân nho nhỏ -Thanh Hải)
......................................Hết .................................
PHÒNG GD&ĐT TỦA CHÙA
Trường: THCS Mường Đun

ĐỀ 2
ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA VĂN (PHẦN THƠ)
( TIẾT 130 - THEO PPCT)
Môn: Ngữ văn 9
Năm học: 2010 - 2011
Thời gian: 45 phút
Câu Nội dung Điểm
Câu 1
(2đ)
* Nghệ thuật: Dùng từ ngữ, cách nói giàu hình ảnh, giàu sức gợi
cảm, cụ thể, mộc mạc có tính khái quát, giàu chất thơ.
* Nội dung: Bài thơ thể hiện tình cảm gia đình ấm cúng, ca ngợi
truyền thống cần cù, sức sống mạnh mẽ của quê hương và dân tộc
mình; giúp ta hiểu thêm về sức sống và vẻ đẹp tâm hồn của một
dân tộc miền núi, gợi nhắc tình cảm gắn bó với truyền thống, với
quê hương và ý chí vươn lên trong cuộc sống.


Câu 2
(3đ)
a. Ý nghĩa của hình ảnh ẩn dụ:
- Hai câu thơ sóng đôi với hình ảnh thực và ẩn dụ " mặt trời ".

Điều đó khiến hình ảnh ẩn dụ " mặt trời trong lăng" nổi bật ý nghĩa
sâu sắc.
- Dùng hình ảnh ẩn dụ " mặt trời trong lăng" để viết về Bác, Viễn
Phương đã ca ngợi sự vĩ đại của Bác, công lao của Bác đối với non
sông đất nước. Đồng thời hình ảnh ẩn dụ " mặt trời trong lăng "
cũng thể hiện sự tôn kính lòng biết ơn của nhân dân đối với Bác,
niềm tin Bác sống mãi với non sông đất nước.
b.( 1 điểm ): Hai câu thơ có hình ảnh ẩn dụ " mặt trời ":
Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng.
(Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ- Nguyễn Khoa Điềm )


Câu 3
(4đ)
* Mở bài:
- Giới thiệu bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" và tác giả Thanh Hải.
- Vị trí của khổ thơ trong bài.
* Thân bài: Mùa xuân ở khổ 1 là mùa xuân của thiên nhiên đất
trời, được tạo nên từ các chi tiết rất tiêu biểu:
- Từ không gian cao rộng: với dòng sông, mặt đất, bầu trời bao la.
- Từ màu sắc tươi thắm của mùa xuân: sông xanh, hoa tím biếc -
màu tím đặc trưng của xứ Huế.
- Âm thanh vang vọng , tươi vui của chim chiền chiện.
- Tình cảm của tác giả: nâng niu vẻ đẹp của mùa xuân, khát vọng
thu giữ vẻ đẹp ấy được thể hiện qua tư thế: “tôi đưa tay tôi hứng”.
Niềm say sưa ngây ngất của nhà thơ trước vẻ đẹp của thiên
nhiên lúc trời đất vào xuân.
* Kết bài: - Khái quát lại giá trị, ý nghĩa của đoạn thơ.
0,25đ

0,25đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ

0,5đ
PHÒNG GD&ĐT TỦA CHÙA
Trường: THCS Mường Đun

ĐỀ 1
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA VĂN
(PHẦN TRUYỆN)
( TIẾT 156 - THEO PPCT)
Môn: Ngữ văn 9
Năm học: 2010 - 2011
Thời gian: 45 phút

Mức độ
Nội dung
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng
điểm
Những ngôi sao xa xôi Câu 1 3đ
Bến quê Câu 2 3đ
Những ngôi sao xa xôi Câu 3 4đ
Tổng điểm 6đ 4đ 10đ
PHÒNG GD&ĐT TỦA CHÙA
Trường: THCS Mường Đun

ĐỀ 1

ĐỀ KIỂM TRA VĂN (PHẦN TRUYỆN)
( TIẾT 156 - THEO PPCT)
Môn: Ngữ văn 9
Năm học: 2010 - 2011
Thời gian: 45 phút
ĐỀ BÀI:
Câu 1: (3đ) Nêu những thành công về mặt nghệ thuật và nội dung truyện ngắn “
Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê.
Câu 2: (3đ) Nhân vật Nhĩ trong truyện “ Bến quê” của Nguyễn Minh Châu ở vào
hoàn cảnh như thế nào? Xây dựng tình huống ấy, tác giả nhằm thể hiện điều gì?
Câu 3: (4đ) Viết một đoạn văn ngắn( khoảng 8-10 câu) phát biểu cảm nghĩ của em
về nhân vật Phương Định trong truyện ngắn" Những ngôi sao xa xôi" của Lê Minh
Khuê.
......................................Hết .................................

×