Tải bản đầy đủ (.pdf) (50 trang)

Áp dụng quy trình phòng và trị một số bệnh thường gặp ở gà nuôi tại một số gia trại trang trại thị xã phổ yên tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.34 MB, 50 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM

HỒNG QUỐC HÙNG
Tên chun đề:
“ÁP DỤNG QUY TRÌNH PHỊNG VÀ TRỊ MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG
GẶP Ở GÀ NUÔI TẠI MỘT SỐ GIA TRẠI, TRANG TRẠI
THỊ XÃ PHỔ YÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo:

Chính quy

Chun ngành:

Dược Thú Y

Khoa:

Chăn ni Thú y

Khóa học:

2016 - 2020

Thái Nguyên - 2020


ĐẠI HỌC THÁI NGUN


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM

HỒNG QUỐC HÙNG
Tên chun đề:
“ÁP DỤNG QUY TRÌNH PHỊNG VÀ TRỊ MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG
GẶP Ở GÀ NUÔI TẠI MỘT SỐ GIA TRẠI, TRANG TRẠI
THỊ XÃ PHỔ YÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo:

Chính quy

Chuyên ngành:

Dược Thú y

Lớp:

K48 Dược thú y

Khoa:

Chăn ni Thú y

Khóa học:

2016 - 2020


Giảng viên hướng dẫn: TS. NGUYỄN THU QUYÊN

Thái Nguyên - 2020


i
LỜI CẢM ƠN
Suốt 4 năm học tập trên giảng đường đại học, thời gian thực tập là
khoảng thời gian mà mỗi sinh viên chúng ta đều mong đợi. Đây là khoảng
thời gian để cho tất cả sinh viên có cơ hội đem những kiến thức đã tiếp thu
được trên ghế nhà trường ứng dụng vào thực tiễn sản xuất.
Được sự nhất trí của trường Đại học Nơng Lâm Thái Ngun, Ban Chủ
nhiệm khoa Chăn nuôi Thú y, em được phân công thực tập tại Cửa hàng
Thuốc Thú y Hùng An thuộc Công ty Cổ Phần Thuốc Thú y Đức Hạnh
Marphavet. Sau 6 tháng thực tập tốt nghiệp, em đã hoàn thành bản khóa luận
tốt nghiệp. Để có được kết quả này, ngồi sự nỗ lực của bản thân, em ln
nhận được sự giúp đỡ chu đáo, tận tình của các thầy cô giáo trong Khoa Chăn
nuôi Thú y, cùng gia đình và bạn bè. Đặc biệt, em xin bày tỏ lịng biết ơn
chân thành tới cơ giáo TS. Nguyễn Thu Qun cùng gia đình cơ chú Hùng
An – Chủ cửa hàng thuốc thú y Hùng An đã trực tiếp hướng dẫn, tạo mọi điều
kiện giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập tốt nghiệp.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban lãnh đạo UBND Thị xã Phổ
Yên – tỉnh Thái Nguyên, cùng nhân dân địa phương đã tạo điều kiện thuận lợi
để em thực hiện đề tài tốt nghiệp.
Em xin kính chúc các thầy giáo, cơ giáo cùng tồn thể gia đình ln
mạnh khỏe, hạnh phúc và công tác tốt.
Em xin trân trọng cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2020
Sinh viên


Hoàng Quốc Hùng


ii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1. Tình hình chăn ni gà thịt lông mầu trên một số xã thuộc địa bàn
thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên................................................................... 25
Bảng 4.2. Kết quả thực hiện công việc tại đại lý thuốc thú y Hùng An ......... 27
Bảng 4.3: Kết quả phòng bệnh bằng vắc xin và thuốc cho gà ........................ 28
Bảng 4.4. Các triệu trứng lâm sàng điển hình của gà bị bệnh ........................ 31
Bảng 4.5. Bệnh tích mổ khám của gà nhiễm bệnh.......................................... 33


iii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Ý nghĩa

CRD:

Chronic Respiratory Disease

Cs.:

Cộng sự

APV :


(Avian pneumovirus)

ĐHNL:

Đại học Nông Lâm

CBNV:

Cán bộ nhân viên

MG:

Mycoplasma gallisepticum

MS:

Mycoplasma synoviae

E. coli :

Escherichia coli

E. tenella:

Eimeria tenella

H. meleagridis:

Histomonas meleagridis


Nxb:

Nhà xuất bản

TT:

Thể trọng


iv

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ i
DANH MỤC CÁC BẢNG ..........................................................................................ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT..........................................................................iii
MỤC LỤC ....................................................................................................................iv
Phần 1. MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài ................................................................... 2
1.2.1 Mục tiêu.................................................................................................... 2
1.2.2 Yêu cầu ..................................................................................................... 2
Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................................. 3
2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập ...................................................................... 3
2.1.1. Vài nét về Công ty Cổ Phần Thuốc Thú y Đức Hạnh Marphavet .......... 3
2.1.2. Điều kiện tự nhiên của thị xã Phổ Yên ................................................... 3
2.1.2. Điều kiện tự nhiên ................................................................................... 4
2.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội ........................................................................ 6
2.1.3. Điều kiện của cơ sở vật chất của đại lý thuốc thú y Hùng An ................ 6
2.2. Cơ sở khoa học của đề tài .......................................................................... 7
2.2.1. Các biện pháp phòng chống dịch ............................................................ 7

2.2.2. Một số bệnh thường gặp trên gà trong thời gian thực tập..................... 14
2.3. Tình hình nghiên cứu trong và ngồi nước .............................................. 17
2.3.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới về một số bệnh ở gà ...................... 17
2.3.2. Tình hình nghiên cứu trong nước.......................................................... 19
Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH.......21
3.1. Đối tượng ................................................................................................. 21
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ............................................................... 21
3.3. Nội dung thực hiện ................................................................................... 21


v
3.4. Các chỉ tiêu và phương pháp thực hiện .................................................... 21
3.4.1. Các chỉ tiêu theo dõi.............................................................................. 21
3.4.2. Phương pháp thực hiện.......................................................................... 22
3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu..................................................................... 24
Phần 4. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC .............................................................................25
4.1. Kết quả đánh giá tình hình chăn ni gà thịt tại một số xã trên địa bàn thị
xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên ........................................................................ 25
4.2. Kết quả thực hiện quy trình chẩn đốn, phịng và trị bệnh cho gà ở đại lý
thuốc thú y Hùng An ....................................................................................... 26
4.2.1. Tổng hợp kết quả thực hiện công việc tại đại lý thuốc thú y Hùng An 26
4.2.3. Một số triệu chứng lâm sàng, bệnh tích điển hình của các bệnh trực tiếp
mổ khám trên đàn gà trong thời gian thực tập ................................................ 30
4.2.4. Một số bệnh tích điển hình của gà mắc một số bệnh thường gặp......... 32
4.2.5. Kết quả điều trị gà mắc bệnh trong quá trình thực tập.......................... 35
Phần 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................................39
5.1. Kết luận .................................................................................................... 39
5.2. Đề nghị ..................................................................................................... 39
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................41



1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Chăn nuôi là ngành kinh tế quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, tăng
tỷ trọng chăn ni là giải pháp chủ yếu để duy trì và nâng cao giá trị của sản
xuất nông nghiệp. Phát triển chăn nuôi nhằm tạo việc làm, nâng cao thu nhập,
góp phần cải thiện chất lượng dinh dưỡng cho người dân và thúc đẩy tiến trình
xóa đói giảm nghèo.
Với điều kiện địa lý là một tỉnh trung du miền núi, thị xã Phổ Yên có rất
nhiều thuận lợi để phát triển chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi gà thả vườn.
Trong những năm gần đây, chăn nuôi gà được người nông dân đầu tư và phát
triển cả ở quy mô gia trại và trang trại. Các sản phẩm từ gà như: trứng, thịt là
nguồn thực phẩm quan trọng trong đời sống của nhân dân. Phát triển chăn
nuôi gà đã mang lại một khoản lợi nhuận không nhỏ cho người dân, cũng như
tạo thêm công ăn việc làm, tăng thu nhập, góp phần giảm nghèo. Đặc biệt
người dân biết tiếp cận với khoa học và công nghệ, ứng dụng nhiều tiến bộ
khoa học và công nghệ vào chăn nuôi, lựa chọn các giống gà có năng suất,
chất lượng cao vào sản xuất.
Tuy nhiên, bên cạnh việc đầu tư con giống tốt, chăn nuôi gà muốn phát
triển, đạt năng suất và hiệu quả cao thì vấn đề quan trọng hàng đầu là cơng tác
phịng bệnh cho gà phải tốt.
Việt Nam là nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa, ở miền Bắc mùa hè
nóng ẩm, mùa đơng có mưa phùn gió bấc. Những yếu tố thời tiết đó rất thuận
lợi cho các mầm bệnh phát triển. Khi gà bị bệnh sẽ gây thiệt hại lớn cho
ngành chăn nuôi gia cầm. Để khắc phục tình trạng trên, cần phải có những
giải pháp quan trọng như: Nâng cao nhận thức của người chăn nuôi, nâng cao
trình độ chun mơn của đội ngũ thú y cơ sở và nâng cao kỹ thuật chăm sóc,

bảo vệ, phịng tránh dịch bệnh từ chính phía người chăn ni.


2
Xuất phát từ thực tiễn và để góp phần giảm thiểu thiệt hại về kinh tế cho
người chăn nuôi. Dưới sự hỗ trợ kỹ thuật của Công ty cổ phần Marphavet, em
tiến hành thực hiện chuyên đề: “Áp dụng quy trình phịng và trị một số bệnh
thường gặp ở gà nuôi tại một số gia trại, trang trại thị xã Phổ Yên, tỉnh
Thái Nguyên”.
1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài
1.2.1 Mục tiêu
- Tiếp cận được phương thức tổ chức quản lý của Đại lý thuốc thú y
Hùng An.
- Thực hiện các quy trình kỹ thuật, chăm sóc ni dưỡng cho đàn gà
thuộc địa bàn Đại lý quản lý.
- Thực hiện các quy trình kỹ thuật phịng bệnh bằng vắc xin cho từng đối
tượng gà nói riêng và gia cầm nói chung thuộc địa bàn Đại lý quản lý.
- Thực hiện cơng tác chẩn đốn, phịng và điều trị bệnh cho đàn gà tại
cơ sở thực tập.Học cách giao tiếp, chăm sóc khách hàng, tư vấn chun mơn,
phát triển thị trường của Đại lý
1.2.2 Yêu cầu
- Nắm được quy trình kỹ thuật phịng bệnh bằng vắc xin cho từng đối
tượng gà nói riêng và gia cầm nói chung thuộc địa bàn Đại lý quản lý.
- Biết được cách chẩn đốn, phịng, trị bệnh trên gà nói riêng gia cầm nói
chung và xây dựng phác đồ điều trị cho từng bệnh của đại lý.
- Lắng nghe học hỏi các anh chị đi trước để nắm được các quy trình
chăm sóc nuôi dưỡng cho đàn gà.
- Biết cách giao tiếp tư vấn chuyên môn đảm bảo sự tin tưởng của
người dân.



3

Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập
2.1.1. Vài nét về Công ty Cổ Phần Thuốc Thú y Đức Hạnh Marphavet
Công ty CP Thuốc Thú y Đức Hạnh Marphavet được thành lập tháng 12
năm 2002. Nhà máy GMP: Trung Thành – Phổ Yên – Thái Nguyên. Công ty
Cổ Phần Thuốc Thú y Đức Hạnh Marphavet hoạt động kinh doanh chính
trong các lĩnh vực: Sản xuất vắc xin phòng bệnh, sản xuất kinh doanh thuốc
thú y, dược phẩm, thực phẩm chức năng, chế phẩm sinh học, thức ăn chăn
nuôi… cho các nông hộ, trang trại chăn nuôi trong tỉnh Thái Nguyên và một
số tỉnh lân cận.
Hiện nay, cơng ty có nhiều chi nhánh nằm ở các huyện của tỉnh Thái
Nguyên, để trực tiếp tư vấn, khám chữa bệnh và cung cấp thuốc thú y cho các
trang trại, nông hộ chăn nuôi trên địa bàn.
Trong thời gian thực tập tại Công ty, được sự phân công của công ty em
đã được thực tập tại địa bàn Thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.
2.1.2. Điều kiện tự nhiên của thị xã Phổ Yên
2.1.2.1. Vị trí địa lý
Thị xã Phổ n nằm ở phía Nam tỉnh Thái Ngun, phía Đơng giáp
huyện Phú Bình; phía Đơng Nam giáp huyện Hiệp Hịa tỉnh Bắc Giang. Phía
Tây giáp huyện Bình Xun - tỉnh Vĩnh Phúc và huyện Đại Từ, phía Nam
giáp thành phố Phúc Yên - tỉnh Vĩnh Phúc và huyện Sóc Sơn. Phía Bắc giáp
thành phố Sơng Cơng, phía Tây Bắc giáp thành phố Thái Nguyên.
Theo tổng điều tra dân số 1/4/1989 dân số Phổ Yên là 118.596 người.
Năm 2006 dân số tồn thị xã là 139.961 người. Mật độ trung bình toàn thị xã
tăng từ 514 người/km2 (năm 2002) lên 545,27 người/km2 (năm 2006); phường
Ba Hàng có mật độ dân số cao nhất 3.383 người/km2.



4
Thị xã Phổ n có 18 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 4
phường: Ba Hàng, Bãi Bông, Bắc Sơn, Đồng Tiến và 14 xã: Đắc Sơn, Đông
Cao, Hồng Tiến, Minh Đức, Nam Tiến, Phúc Thuận, P húc Tân, Tân Hương, Tân
Phú, Thành Công, Thuận Thành, Tiên Phong, Trung Thành, Vạn Phái.
2.1.2. Điều kiện tự nhiên
2.1.2.1. Đặc điểm khí hậu
Khí hậu Phổ Yên mang tính chất nhiệt đới gió mùa, hàng năm chia làm 2
mùa nóng, lạnh rõ rệt. Mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 10, mưa nhiều; mùa
lạnh từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, mưa ít; độ ẩm trung bình các tháng từ
79% đến 98,3%. Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng từ 2.000mm đến
2.500mm, cao nhất vào tháng 8 và thấp nhất vào tháng 1.
Nhiệt độ trung bình là 22oC. Số giờ nắng trong năm từ 1.300 giờ đến
1.750 giờ, lượng bức xạ khoảng 115 Kcal/cm2. Hướng gió chủ yếu là đơng
bắc (các tháng 1, 2, 3,10,11, 12) và đông nam (các tháng cịn lại). Khí hậu
Phổ n tương đối thuận lợi cho sản xuất nơng nghiệp, có thể gieo trồng
nhiều vụ trong năm. Tuy nhiên, do mưa tập trung vào mùa nóng, lượng mưa
lại lớn, chế độ thuỷ văn lại khơng đều, nên thường gây ngập úng, lũ lụt.
2.1.2.2. Điều kiện đất đai
Phổ n có tổng diện tích tự nhiên 258,869km2.
Phổ n có 2 con sơng chính chảy qua:
Sơng Cầu: nằm trong hệ thống sơng Thái Bình, lưu vực 3.480 km2, bắt
nguồn từ huyện Chợ Đồn (tỉnh Bắc Cạn), chảy qua các huyện Bạch Thông,
Chợ Mới (tỉnh Bắc Cạn), Phú Lương, Đồng Hỷ, thành phố Thái Nguyên, Phú
Bình về Phổ Yên. Trên địa bàn Phổ Yên, sông Cầu chảy theo hướng bắc đông nam, lưu lượng nước mùa mưa lên tới 3.500m3/giây.
Sơng Cơng: xưa cịn gọi là sơng Giã (Giã Giang), sơng Mão, có lưu vực
951km2, bắt nguồn từ vùng núi Ba Lá (huyện Định Hoá), chảy qua huyện Đại
Từ, thị xã Sông Công về Phổ Yên. Sông Công chảy qua địa bàn huyện Phổ



5
Yên khoảng 25 km, nhập vào sông Cầu ở thôn Phù Lôi, xã Thuận Thành,
huyện Phổ Yên. Năm 1975, 1976, hồ Núi Cốc được xây dựng tạo ra nguồn dự
trữ nước và điều hồ dịng chảy của sơng. Cảng Đa Phúc trên sông Công là
cảng sông lớn nhất tỉnh Thái Ngun.
Do phía Tây Phổ n có dãy núi Tam Đảo đón gió Đơng Nam, nên
lượng mưa ở lưu vực sơng Công rất lớn. So với lũ sông Cầu, lũ sông Công
lớn và đột ngột hơn, thường xẩy ra vào mùa nóng (từ tháng 5 đến tháng 10),
lên nhanh, xuống nhanh và biến động lớn, biên độ lũ từ 5 mét đến 7 mét. Đặc
biệt, ở các xã ở ven dãy núi Tam Đảo (Phúc Thuận, Thành Công, Vạn Phái)
thường xẩy ra những trận mưa lớn, trong phạm vi hẹp, gây lũ quét. Đoạn hạ
lưu sông Công (từ xã Nam Tiến xuống thơn Phù Lơi, xã Thuận Thành) có 15
km đê ở 2 bên sơng.
Vùng phía Nam huyện Phổ n (gồm các xã: Thuận Thành, Trung
Thành, Tân Phú, Đông Cao, Tiên Phong, Nam Tiến, Tân Hương) nằm kẹp
giữa vùng đê sông Công và sông Cầu nên khi mưa lớn, hoặc khi nước sông
Cầu dâng cao, thường bị úng, lụt.
Ao hồ: ao phần lớn là nhỏ, độ sâu từ 1 mét đến 2 mét, nằm rải rác ở các
xóm, xã trong huyện, tập trung nhiều ở những xóm, xã có mật độ dân số lớn.
Hồ Nước hai: Được xây dựng từ năm 2010, là hồ nhân tạo lớn nhất
huyện Phổ Yên, đảm bảo nước tưới phục vụ sản xuất cho các xã Phúc Thuận,
Minh Đức, thị trấn bắc sơn; bên cạnh đó hồ Nước Hai cịn có tiêm năng lớn
cho phát triển du lịch, kết nối với các điểm du lịch như: Hồ Đại Lải, Hồ Suối
lạnh, Hồ Núi cốc và khu du lịch Tam Đảo.
Hồ Suối Lạnh: nằm trên địa bàn xã Thành Công, đảm bảo nước tưới tiêu
phục vụ sản xuất cho các xã Thành Công, Vạn Phái; bên cạnh đó hồi suối
lạnh cịn có tiềm năng lớn cho đầu tư phát triển Du lịch.
Đặc điểm nổi bật của huyện Phổ Yên là có đường Quốc lộ số 3 Đường

cao tốc Hà nội Thái Nguyên và đường sắt Hà Nội - Thái Nguyên chạy dọc từ
nam lên bắc, mang lại cho huyện nhiều thuận lợi về kinh tế - xã hội.


6
2.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội
Thị xã Phổ Yên là một trong những trung tâm công nghiệp của tỉnh Thái
Nguyên với nhiều khu công nghiệp cả cũ và mới xây dựng. Ngồi các dự án
cơng nghiệp như khu công nghiệp nam Phổ Yên, khu công nghiệp tây Phổ
Yên,... cịn có nhiều dự án về các lĩnh vực du lịch, phát triển đô thị như: khu
du lịch đồi Trinh Nữ, khu du lịch hồ Suối Lạnh, khu đô thị mới Thái Thịnh,...
và nhiều dự án khác. Hiện nay dự án Tổ hợp khu đô thị - dịch vụ - cơng
nghiệp n Bình đang được khẩn trương xúc tiến tại thị xã Phổ Yên và huyện
Phú Bình, là tiền đề quan trọng để chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thị xã
Đến nay, kết cấu hạ tầng đô thị của thị xã Phổ Yên đã cơ bản hoàn thiện
đồng bộ, chất lượng đời sống của người dân được nâng cao; mạng lưới y tế,
giáo dục được quan tâm đầu tư theo hướng tiếp tục nâng cao chất lượng đạt
chuẩn quốc gia. An sinh xã hội được đảm bảo, đời sống của người dân không
ngừng được cải thiện. Tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn khoảng 3,72% (2019)... Kết
thúc năm 2018, 100% số xã của thị xã Phổ Yên đạt chuẩn nông thôn mới.
2.1.3. Điều kiện của cơ sở vật chất của đại lý thuốc thú y Hùng An
Trong quá trình thực tập, theo sự phân công của đại lý Marphavet em đã
tham gia hỗ trợ đại lý thuốc thú y Hùng An.
Đại lý nằm trên địa bàn thị xã, nằm giữa trung tâm thị xã. Đại lý
do BSTY Trần Quang Hùng quản lý và trực tiếp điều hành.
- Đội ngũ quản lý, kỹ thuật, nhân viên,nhân sự hùng hậu, thân thiện, kỹ
năng chun mơn tốt, thường xun tìm hiểu và học hỏi về các kỹ thuật
chuyên môn kịp thời nắm bắt các thông tin mới nhất về chăn nuôi - thú y cũng
như diễn biến tình hình dịch bệnh trên địa bàn cũng như trong nước, Đại lý gồm:
- Bộ phận quản lý: 02 người

- Bộ phận kỹ thuật: 02 người.
- Hệ thống nhân viên: 04 người
- Sinh viên: 04 sinh viên


7
Tại đại lý, các mặt hàng thuốc, chế phẩm sinh học, dụng cụ thú y bày
bán được sắp xếp gọn gàng, khoa học. Quản lý và nhân viên của đại lý có tay
nghề cao, năng động, nhiệt tình, u nghề và có tinh thần trách nhiệm cao,
ln chỉ dạy và giúp đỡ tận tình các sinh viên thực tập.
Cách bố trí thuốc của quầy thuốc theo đúng quy định của Cục Thú y.
Vắc xin được bảo quản trong kho lạnh theo đúng yêu cầu quy định của
Cục Thú y
2.2. Cơ sở khoa học của đề tài
2.2.1. Các biện pháp phòng chống dịch
2.2.1.1. Các biện pháp phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi
Nguồn bệnh là khâu đầu tiên và chủ yếu, là xuất phát điểm của quá trình
sinh dịch. Nhân tố trung gian truyền lây nối liền nguồn bệnh với động vật cảm
thụ. Động vật thụ cảm làm cho dịch biểu hiện ra đồng thời nó lại biến thành
nguồn bệnh làm cho quá trình sinh dịch được nhân lên. Vì vậy chỉ cần xóa bỏ
một trong ba khâu hoặc cắt đứt sự liên hệ giữa các khâu sẽ làm quá trình sinh
dịch khơng xảy ra được - Đó là ngun lý cơ bản của biện pháp phòng và
chống dịch.
Nội dung của việc phòng và chống dịch bệnh cho động vật theo Pháp
lệnh thú y của nước ta bao gồm:
- Bảo đảm đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y tại các cơ sở chăn nuôi, chế biến
thức ăn chăn nuôi, chế biến sản phẩm động vật.
- Thực hiện các biện pháp phòng bệnh, chẩn đoán xác định bệnh, khống
chế tiêu diệt dịch bệnh cho động vật.
- Thực hiện việc kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật, kiểm soát giết

mổ động vật và kiểm tra vệ sinh thú y thực phẩm có nguồn gốc từ động vật để
phát hiện, ngăn chặn dịch bệnh lây lan và đảm bảo an toàn cho người.
- Để thực hiện tốt cơng tác phịng bệnh cho gà cần thực hiện tốt 2
phương pháp sau:


8
* Ngăn không cho gà tiếp xúc với mầm bệnh
Mầm bệnh tiếp xúc với gà đến từ nhiều nguồn khác nhau như: Gia cầm,
gia súc bị bệnh. Thức ăn, nước uống nhiễm mầm bệnh. Bụi trong khơng khí
nhiễm mầm bệnh. Chất độn chuồng, dụng cụ chăn nuôi nhiễm mầm bệnh.
Giày, dép, chân tay người chăn nuôi hoặc khách đến tham quan nhiễm mầm
bệnh. Phương tiện vận chuyển nhiễm mầm bệnh. Chuột, côn trùng và chim
hoang dã...
Để ngăn chặn các nguồn lây nhiễm này người chăn nuôi phải thực hiện
tốt công tác vệ sinh chuồng trại, dụng cụ thiết bị, thức ăn, nước uống, tiêu diệt
chuột côn trùng và ngăn không cho chim hoang đến cư trú (Nguyễn Thị Kim
Lan, Nguyễn Văn Quang, 2000) [3].
* Nâng cao sức đề kháng cho gà:
Song Song với cơng tác vệ sinh phịng bệnh thì phải tăng cường sức đề
kháng cho gà thường xuyên như:
- Đảm bảo chuồng ni ln thống, mát, sạch sẽ.
- Cho gà ăn đủ chất dinh dưỡng trong khẩu phần.
- Thức ăn, nước uống phải vệ sinh sạch sẽ khơng có mầm bệnh và chất độc
hại đến sức khỏe.
- Dùng thuốc và vắc xin phòng bệnh cho gà theo lịch dùng thuốc.
2.2.1.2. Các ngun tắc phịng bệnh cho gà
Cơng tác vệ sinh phịng bệnh cho gà có vai trị quan trọng quyết định đến
sự thành công hay thất bại của chăn ni gà. Nếu thực hiện tốt cơng tác phịng
bệnh cho gà sẽ hạn chế dịch bệnh xảy ra và lây lan, đồng thời quyết định

thành công của chăn nuôi gà.
Để chăn nuôi gà đem lại hiệu quả cần thực hiện tốt 3 nguyên tắc phòng bệnh sau:
Nguyên tắc 1: Ngăn chặn sự tiếp xúc của mầm bệnh với gia cầm
- Không mua vật nuôi không rõ nguồn gốc. Chỉ chọn mua gà từ những
cơ sở giống tốt, từ đàn gà bố mẹ khỏe mạnh để đảm bảo khơng có bệnh truyền


9
từ trứng sang gà con. Phải nhốt riêng gà mới mua về (cách xa gà nhà đang
ni) trong vịng 10 - 14 ngày. Cho gà uống thuốc bổ, khi thấy gà khỏe mạnh
mới đưa vào chuồng nuôi.
- Không cho các vật nuôi lạ, người lạ, dụng cụ lạ vào khu vực chăn nuôi.
- Quản lý tốt công tác cách ly và vệ sinh thân thể trước khi vào khu vực
chăn nuôi của công nhân, cán bộ và khách tham quan.
- Tăng cường công tác vệ sinh chuồng trại, dụng cụ và duy trì tốt cơng
tác sát trùng dụng cụ, phương tiện và khu vực chăn nuôi.
* Khi gà mắc bệnh hoặc ghi mắc bệnh cần thực hiện các biện pháp sau:
+ Áp dụng các biện pháp cách ly để hạn chế bệnh lây lan. Tách riêng con
ốm để theo dõi và điều trị.
+ Không bán gà bệnh. Không mua thêm gà khoẻ về nuôi.
+ Xác gà chết cần phải đưa ngay ra khỏi khu vực chăn nuôi đề xử lý. Gà
ốm, chết do bệnh phải đốt hoặc chôn kỹ, rắc vơi bột.
+ Khi có gà nghi mắc bệnh: cần tăng cường các biện pháp vệ sinh và sát
trùng chuồng trại. Cần quét phân, sát trùng tiêu độc hàng ngày nơi nuôi gà,
sân thả gà bằng thuốc sát trùng, vôi, nước sôi, hơ lửa...
+ Đối với gà chưa mắc bệnh phải dùng vắc-xin phòng hoặc dùng thuốc
điều trị theo hướng dẫn của cán bộ thú y cơ sở.
+ Máng ăn, máng uống, các dụng cụ chăn nuôi cần rửa sạch, phơi khô
dưới ánh nắng mặt trời, sát trùng tiêu độc trước khi sử dụng lại.
+ Báo cán bộ thú y cơ sở đến kiểm tra khi thấy gà bị bệnh dịch.

Nguyên tắc 2: Nâng cao sức đề kháng của gia cầm
- Xây dựng chuồng trại đúng kỹ thuật đảm bảo cho vật ni có chỗ ở tốt.
- Cho vật ni ăn và uống tốt (thức ăn đủ dinh dưỡng, thức ăn không
biến chất, uống nước sạch được tiệt trùng, nước uống khơng có độc chất) và
chăm sóc vật ni đúng quy trình kỹ thuật.
- Tẩy ký sinh trùng và tiến hành tiêm phòng triệt để với các loại vắc xin.


10

- Phòng bệnh cho gia cầm bằng thuốc và vắc xin
Nguyên tắc 3: Giám sát và kiểm tra chặt chẽ sức khỏe gia cầm
- Xây dựng lịch tiêm phòng và lập sổ ghi chép theo dõi q trình tiêm
phịng của vật ni chặt chẽ.
- Ghi chép hàng ngày tình trạng sức khỏe vật nuôi vào sổ nhật ký thú y
và định kỳ lấy máu kiểm tra để đánh giá hàm lượng kháng thể có trong máu
của vật ni (HI, HA).
- Phát hiện kịp thời chẩn đốn chính xác, cách ly nhanh chóng, điều trị
khẩn trương các cá thể nghi nhiễm và nhiễm bệnh.
2.2.1.3. Vệ sinh, sát trùng chuồng trại, vườn chăn thả và dụng cụ chăn nuôi
- Vệ sinh trước khi nuôi: Chú ý vệ sinh khu vực chuồng gà, khu vực
xung quanh chuồng, chất độn chuồng, dụng cụ chăn nuôi trước khi đưa gà vào
nuôi. Để trống chuồng 2 ngày trước khi thả gà vào.
- Vệ sinh trong khi nuôi :
+ Chuồng nuôi gà cần đảm bảo đúng mật độ, thống, mát, khơ, sạch sẽ,
có ánh nắng mặt trời chiếu vào.
+ Sân thả gà cần khơ, thống mát, có hàng rào bao quanh và được quét
dọn hàng ngày.
+ Nếu ni gà có chất độn chuồng thì chất độn chuồng phải luôn mới,
khô nên phơi nắng trước khi cho vào chuồng gà.

+ Ổ đẻ cần để nơi khơ ráo, thống mát, đệm lót phơi nắng kỹ trước khi
trải vào ổ và thay thường xuyên để tránh mầm bệnh cư trú.
+ Thường xuyên quét phân, thay độn chuồng, rắc vôi bột vào các nơi ẩm
thấp, quét vôi chuồng nuôi, sân thả gà. Phun thuốc diệt muỗi, mò, mạt.
+ Phân gà, độn chuồng cần được ủ kỹ đề diệt mầm bệnh trước khi đưa ra ngoài.
- Vệ sinh sát trùng sau mỗi đợt ni:
Theo trình tự sau:
+ Thu gom phân gà, độn chuồng, rác thải vào một nơi và ủ kỹ để diệt mầm bệnh.


11

+ Quét dọn sạch phân, rác, mạng nhện.
+ Sửa chữa chuồng, vá lại những chỗ nền chuồng bị hỏng.
+ Cọ rửa chuồng, dụng cụ chăn ni bằng nước sạch, có áp suất cao.
+ Sát trùng bằng chất khử trùng.
+ Để trống chuồng 2 - 3 tuần.
- Các biện pháp khử trùng:
+ Ánh nắng mặt trời: dùng để phơi máng ăn, máng uống, dụng cụ chăn
nuôi, độn chuồng, nguyên liệu thức ăn.
+ Dùng nước sôi để rửa các dụng cụ chăn nuôi.
+ Dùng bùi nhùi rơm, trấu để hun chuồng.
+ Vôi bột: có thể dùng rắc xung quanh và những nơi ẩm ướt bên trong
chuồng nuôi, rắc vào hố sát trùng trước cửa chuồng nuôi. Để 2 - 3 ngày rồi quét.
+ Nước vôi: tốt nhất là dùng nước vôi mới tôi; dùng để quét nền chuồng,
sân chơi và xung quanh tường.
+ Dùng các chất sát trùng: Hanlodin, chloramin, anticept, BKA, crezil,
biocid,... để phun toàn bộ nền và tường chuồng, ngâm và rửa dụng cụ cho vào
hố sát trùng, phun tiêu độc xác chết, phun phương tiện vận chuyển.
+ Xông hơi bằng hỗn hợp formol và thuốc tím: dùng để xơng trứng, xơng

hơi sát trùng quần áo máy móc... liều lượng có thể thay đổi tùy từng đối tượng.
Đối với máy móc, quần áo, kho... dùng liều 17,5 gam thuốc tím kết hợp với 35
ml fomlol cho 1 m3 trong thời gian 90 phút; xơng hơi phải kín với ấm mới có
tác dụng.
2.2.1.4. Vệ sinh thức ăn, nước uống
- Máng ăn, máng uống cần có chụp để gà khỏi nhảy vào, dụng cụ cho ăn
cần rửa sạch hàng ngày.
- Thức ăn cần đảm bảo khô, không ẩm, mốc, thay hàng ngày.
- Nước uống cho gà đảm bảo sạch và thay thường xuyên.
- Không cho gà bệnh ăn, uống chung với gà khoẻ.


12
2.2.1.5. Cách ly hạn chế dịch bệnh
* Hạn chế người ra vào nơi ni gà. Nếu có dịch bệnh xung quanh thì
khơng cho người ngồi đến, người ni gà khơng sang nơi có dịch.
*Ngăn khơng cho gà tiếp xúc với ngan, vịt, bồ câu, chim sẻ, chuột, lợn
và các động vật khác là những nhân tố truyền bệnh.
* Thường xuyên loại thải những gà ốm yếu ra khỏi đàn để tránh lây lan bệnh.
* Khi gà gà mắc bệnh hoặc ghi mắc bệnh cần thực hiện các biện pháp sau:
* Áp dụng các biện pháp cách ly để hạn chế bệnh lây lan. Tách riêng con
ốm để theo dõi và điều trị; không bán gà bệnh. không mua thêm gà khỏe về
nuôi; xác gà chết cần phải đưa ngay ra khỏi khu vực chăn nuôi để xử lý. Gà
ốm, chết bệnh đốt hoạc chơn kỹ, rắc vơi bột; Khi có gà nghi mắc bệnh: cần
tăng cường các biện pháp vệ sinh và sát trùng chuồng trại. Cần quét phân, sát
trùng tiêu độc hàng ngày nơi nuôi gà, sân thả gà bằng thuốc sát trùng, vôi,
nước sôi, hơ lửa... Đối với gà chưa mắc bệnh phải dùng vắc xin phòng hoặc
dùng thuốc điều trị theo hướng dẫn của cán bộ thú y cơ sở; Máng ăn, máng
uống, các dụng cụ chăn nuôi cần rửa sạch, phơi khô dưới ánh nắng mặt trời,
sát trùng tiêu độc trước khi sử dụng lại; Báo cán bộ thú y cơ sở đến kiểm tra

khi thấy gà bị bệnh dịch.
2.2.1.6. Phòng bệnh bằng thuốc và vắc xin cho gà
Phòng bệnh là một biện pháp chủ động, tích cực và cực kỳ quan trọng vì
làm cho động vật thụ cảm tự sản sinh hoặc tiếp nhận các yếu tố miễn dịch đặc
hiệu để chống đỡ có hiệu quả với mầm bệnh trong một thời gian nhất định.
Thuốc dùng tiêm phòng gồm 2 loại: vắc xin và kháng huyết thanh.
- Phòng bệnh bằng vắc xin:
Vắc xin là một chế phẩm sinh học mà trong đó chứa chính mầm bệnh
cần phịng cho một bệnh nào đó (mầm bệnh này có thể là vi khuẩn, virus, độc
tố hoặc vật liệu di truyền như ARN, ADN…) đã được làm giảm độc lực hay
vơ độc bằng các tác nhân vật lý, hóa học, sinh học hay phương pháp sinh học


13
phân tử (vắc xin thế hệ mới vắc xin công nghệ gen). Lúc đó, chúng khơng cịn
khả năng gây bệnh cho đối tượng sử dụng. Nhưng khi đưa vào cơ thể động
vật lại có khả năng sinh miễn dịch chống lại sự xâm nhiễm gây bệnh của mầm
bệnh tương ứng.
Hiện nay, người ta chia vắc xin làm 3 loại:
+ Vắc xin vơ hoạt (cịn gọi là vắc xin chết): là vắc xin chế từ mầm bệnh
đã bị giết chết bằng các tác nhân lý, hóa học những trên bề mặt của chúng vẫn
giữ ngun các protein cịn hoạt tính sinh học của kháng nguyên nên vẫn giữ
nguyên tính kích thích sinh miễn dịch. Vắc xin vô hoạt dùng cho gà chủ yếu
là đường tiêm qua cơ hoặc tiêm dưới da.
Vắc xin vơ hoạt thường rất an tồn nhưng thời gian miễn dịch ngắn và
hiệu lực kém.
+ Vắc xin nhược độc (vắc xin sống): Vắc xin chế bằng mầm bệnh đã
được làm yếu, khơng cịn khả năng gây bệnh cho đối tượng sử dụng. Khi tiêm
vào cơ thể, mầm bệnh vẫn cịn khả năng thích ứng và nhân lên, cung cấp
nguồn kháng nguyên lâu dài và kích thích sinh miễn dịch. Loại vắc xin này

thường cho miễn dịch mạnh và ổn định, thời gian miễn dịch kéo dài, nhưng
có thể có loại gây ra phản ứng và đòi hỏi phải cẩn trọng trong bảo quản cũng
như sử dụng. Đối với gia cầm có thể dùng qua đường nhỏ mắt, mũi, cho uống,
phun khí dung hay tiêm chủng.
+ Vắc xin thế hệ mới (hay vắc xin công nghệ gen): là các chế phầm được
dùng làm vắc xin gây miễn dịch cho người và động vật được tạo ra và sản
xuất thông qua các thao tác về kỹ thuật gen.
Đây là một lĩnh vực nghiên cứu mới và hiện đại của sinh học phân tử.
Vắc xin thế hệ mới có nhiều ưu điểm vượt trội so với các vắc xin chế tạo bằng
phương pháp thông thường về độ tinh khiết, khả năng gây miễn dịch… Nó đã,
đang và sẽ được sử dụng rộng rãi trong tương lai.


14
- Phòng bệnh bằng kháng huyết thanh:
Kháng huyết thanh là chế phẩm sinh học dùng để chữa bệnh và phòng
bệnh đặc hiệu. Tiêm phòng kháng huyết thanh nhằm tạo ra cho động vật một
trạng thái miễn dịch bị động.
Kháng huyết thanh được chế tạo bằng cách dùng vi khuẩn hoặc virus gây
tối miễn dịch cho lồi gia súc như bị, ngựa, lợn rồi lấy máu, chắt lấy huyết
thanh, xử lý và bảo quản.
Sau khi tiêm kháng huyết thanh vài giờ thì cơ thể có miễn dịch, vì vậy
chỉ dùng khi cần phải phòng bệnh khẩn cấp như tiêm cho gia súc trong ổ dịch
hoặc vùng có uy cơ bị dịch uy hiếp, gia súc cần xuất hàng ngày hoặc đưa đi
triển lãm. Thời gian miễn dịch do tiêm kháng huyết thanh chỉ kéo dài 1 - 3
tuần, vì vậy sau khi tiêm kháng huyết thanh 10 ngày cần tiêm vắc xin để gây
miễn dịch chủ động lâu dài.
2.2.2. Một số bệnh thường gặp trên gà trong thời gian thực tập
2.2.2.2. Bệnh viêm đường hơ hấp mạn tính (Chonic Respiatory Disease - CRD)
- Đặc điểm của bệnh: Bệnh CRD - còn gọi là bệnh hơ hấp mãn tính - là

một bệnh truyền nhiễm của nhiều lồi gia cầm, trong đó phổ biến nhất là ở gà
tây. Bệnh gây viêm thanh dịch có fibrin ở niêm mạc mũi, niêm mạc đường hơ
hấp trên và các thành túi hơi.
- Nguyên nhân: Vi khuẩn Mycoplasma gallisepticum gây nên, chúng ít
mẫn cảm với kháng sinh thông thường nên điều trị phải lựa chọn, và chúng có
nhiều serotype khác nhau có loại gây viêm đường hơ hấp, có loại gây viêm
khớp, có loại gây viêm túi khí.
- Sức đề kháng: Mycoplasma có sức đề kháng rất yếu, ngồi thiên nhiên
nó bị tiêu diệt rất nhanh. Các chất sát trùng thơng thường cũng dễ dàng tiêu
diệt. Nó có khả năng tồn tại trong phân, chất độn chuồng ẩm ướt khá lâu. Đặc
biệt là Mycoplasma có sức đề kháng cao với kháng sinh như: Penicilin và
Thalium axetat.


15

- Loài mắc bệnh: Trong thiên nhiên gà và gà tây dễ mắc bệnh. Bồ câu,
vịt, ngan, ngỗng ít bị bệnh hơn. Thường gà lớn và gà đẻ tỷ lệ mắc bệnh cao
hơn gà con nhưng tỷ lệ chết thấp hơn. Gà nuôi theo hướng công nghiệp bị
bệnh nhiều hơn gà ni gia đình vì mật độ gia cầm cao rất thuận tiện cho việc
lan truyền bệnh theo đường hô hấp.
- Đường lây nhiễm: Mầm bệnh lấy trực tiếp từ ngồi khơng khí (do gà
bệnh hắt hơi sổ mũi bắn ra) vào cơ thể gà khoẻ mạnh qua đường hô hấp. Căn
bệnh có khả năng truyền qua thai trứng, nên trứng đẻ ra từ dàn gà bệnh có ý
nghĩa về mặt dịch tễ rất quan trọng. Các nghiên cứu cho thấy mầm bệnh xâm
nhập vào trứng không phải từ buồng trứng gà bệnh mà từ ống dẫn trứng trong
quá trình tạo vỏ cứng. Gà con nở ra từ trứng bị bệnh sẽ phát bệnh và lây lan.
Gà trống bị bệnh có khả năng truyền bênh sang gà mái qua đường sinh dục.
- Cơ chế sinh bệnh: Sau khi mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể gia cầm, nó
ký sinh và gây viêm nhẹ niêm mạc đương hô hấp, niêm mạc mũi và các xoang

quanh mũi, thành túi hơi. Nếu sức đề kháng của gia cầm tốt thì quá trình viêm
nhẹ có khi khơng nhìn thấy. Nếu sức đề kháng giảm sút bệnh sẽ nặng hơn và
khi này các vi khuẩn khác có sẵn trong đường hơ hấp sẽ kết phát gây bệnh,
gây viêm đường hô hấp nặng, niêm mạc đường hô hấp bị tổn thương con vật
gầy, kiệt sức dần rồi chết.
- Triệu chứng của bệnh
Gà con những ngày đầu bị bệnh thấy dịch chảy ra ở mũi, mắt, lúc đầu
trong sau đặc lại và nhầy trắng. Gà ho, thở khị khè về đêm, ăn ít, gầy. Ở gà
lớn thở khò khè, chậm lớn, đẻ giảm, trứng đổi màu, vỏ xù xì.
- Bệnh tích của bệnh
Bệnh cấp tính ở xoang mũi và khí quản chứa đầy dịch viêm keo nhầy
màu trắng hơi vàng, màng túi khí trắng đục. Bệnh mạn tính thì màng túi khí
dầy và đục trắng như chất bã đậu. Nếu kế phát bệnh E. coli thì bề mặt gan,
màng ngoài bao tim và màng bụng tăng sinh, viêm dính vào gan, tim, ruột.


16
- Chẩn đoán bệnh
Chẩn đoán dựa vào đặc điểm dịch tễ và triệu trứng lâm sàng.
Cần chẩn đoán phân biệt với 1 số bệnh:
+ Bệnh tụ huyết trùng gia cầm: thường xảy ra ở gia cầm lớn, và vào
những khi thời tiết thay đổi vi khuẩn tác động chủ yếu đến bộ máy hơ hấp gây
khó thở bại huyết và chết rất nhanh. Ngồi ra cịn có các bệnh tích đặc trưng
là: Xuất huyết lớp mỡ vành tim và cơ tim, gan có những điểm hoại tử nhỏ,
xoang ngực, xoang bao tim tích nước vàng. Gia cầm chết nhanh sau những tác
động mạnh.
+ Bệnh Newcastle: Xác chết gầy, cũng có triệu chứng hắt hơi, sổ mũi
nhưng gia cầm cịn có triệu chứng thần kinh, đi đứng không vững thức ăn
không tiêu. Bệnh tích đặc trưng ở đường tiêu hố: viêm xuất huyết, loét ruột, dạ
dày cơ và dạ dày tuyến.

+ Bệnh viêm thanh khí quản truyền nhiễm: Chỉ xảy ra ở gà đẻ (5 - 12
tháng), gà con không bị bệnh, bệnh cũng có những triệu chứng hơ hấp nhưng
khơng có bệnh tích ở buồng trứng, khơng viên mắt, bệnh rất khó chẩn đốn.
+ Bệnh nấm phổi: Chủ yếu ở gà con, phổi gà bệnh có những u nấm màu
vàng xám to nhỏ khơng đều.
- Phịng bệnh:
+ Đối với trứng giống: Nhúng trứng vào dung dịch kháng sinh gồm một
trong các thuốc sau: tylosin 2.500 mg/lít nước, tiamulin 1.000 mg/lít nước,
gentamycin 2.500 mg/lít nước. Trứng nhúng 10 phút trước khi ấp.
+ Đối với gà:
Vắc xin phòng bệnh: Nobivac.Mg: tiêm dưới da cho gà bố mẹ từ 35 - 40
ngày tuổi.
Phòng bệnh dùng tiamulin 1 g/8 lít nước uống 3 ngày/tuần, gà đẻ uống 1
tuần/tháng.
- Điều trị: Sử dụng một trong những thuốc sau để điều trị:


17
+ Tylosin 98 %. Liều dùng: 1g/ 2 lít nước hoặc 10 kg P.
+ Timicosin 25 %. Liều dùng: 1g/ 4 - 5 lít nước hoặc 20 - 25kg P.
+ Flor 20 %. Liều dùng: 1g/ 2 - 3 lít hoặc 10 - 15kg P.
+ Doxy 50 %. Liều dùng: 1g/ 5 - 6 lít hoặc 25 - 30kg P.
Hồ nước cho uống hoặc trộn thức ăn, dùng liên tục 5 - 7 ngày.
Kết hợp:
+ Bromhexin liều dùng 1 - 2g/ 1 lít nước.
+ Biotonic liều dùng 1 -2 ml / 1 lít nước.
Ngồi ra nếu dùng tylosin phịng bệnh 1 g/ 4 lít và chữa dùng liều 1 g/ 2
lít nước.
Các thuốc khác cũng tốt như gentamycin, gentadox, tetramycin. Kết hợp
uống B.complex và cải thiện môi trường nuôi gà, giảm mật độ, giữ ấm khi

trời lạnh.
2.3. Tình hình nghiên cứu trong và ngồi nước
2.3.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới về một số bệnh ở gà
Trên thế giới, bệnh do đơn bào H. meleagridis được phát hiện năm 1893
ở Rhode Island, sau đó bệnh được báo cáo ở khắp lục địa và nhiều nước khác.
Dịch bệnh do H. meleagridis nhanh chóng lan xuống các vùng ven biển phía
Đơng, miền Trung Tây và miền Tây Hoa Kỳ. Bệnh có tỷ lệ chết cao (có thể tới
100%). Các nhà khoa học sớm xác định đơn bào H. meleagridis là tác nhân gây
bệnh. Giống như nhiều ký sinh trùng khác, vòng đời H. meleagridis rất phức
tạp, liên quan tới một vật chủ trung gian là giun kim Heterakis gallinae
(McDougald L. R., 2008) [12].
Các nhà nghiên cứu cho rằng, gà nhiễm bệnh từ trứng của giun kim hoặc
ăn phải giun đất đã mang trứng của giun kim. Bệnh này hầu hết các loại gà đều
mẫn cảm, đặc biệt là gà Tây và gà dị, ít thấy ở gà lớn > 5 - 6 tháng tuổi.
Trong chăn nuôi gia cầm hiện đại, không phải là chuyện bất thường khi
các trang trại chuyển đổi chăn nuôi gia cầm từ loại này sang loại khác, nhưng


18
sẽ có nhiều tác hại khi các trại chăn ni gà thịt chuyển sang nuôi gà Tây. Hầu
hết các trang trại chăn nuôi gà thịt đang bị ô nhiễm giun kim (Heterakis
gallinae) nặng, mà giun kim được biết đến như một vector sinh học truyền
đơn bào H. meleagridis cho đàn gia cầm (McDougald L. R., 2003) [11].
Liebhart D. và cs. (2006) [9] đã phát triển phương pháp lai tại chỗ với một
nghiên cứu cụ thể, dựa trên gen 18S rRNA để phát hiện H. meleagridis trong
các mẫu mô và phân biệt đơn bào này với các vi sinh vật khác.
Bleyen N. và cs. (2007) [6] cho biết, hiện nay, chẩn đốn Histomonas
bằng phương pháp PCR cho kết quả nhanh chóng và chính xác. Kỹ thuật PCR
giúp tìm ra DNA của đơn bào H. meleagridis trong các mẫu mô và phân.
Van der Heijden H. M. và cs. (2011) [13] đã nghiên cứu tình hình nhiễm

Histomonosis ở gia cầm ni tại Hà Lan trên quy mô lớn. Tác giả đã thu thập
3.376 mẫu máu của gia cầm nghi mắc bệnh và kiểm tra bằng phương pháp
ELISA. Kết quả, có 87% số mẫu dương tính với H. meleagridis.
Nhiều tác giả đã nghiên cứu bệnh CRD gà tại một số nước trong khu vực
châu Á cho thấy: bệnh là do Mycoplasma gallisepticum (MG) và Mycoplasma
synoviae (MS) gây ra. Các tác giả đã dùng vắc xin nhược độc phòng bệnh đạt
hiệu quả kinh tế và tạo ra đàn gà sạch bệnh.
Harbi và cs. (1979) [7] đã thông báo về kết quả phân lập và giám định
mầm bệnh ở gà bị mắc bệnh CRD tại Sudan là do MG.
Lin M. Y. (1984) [10]. đã nghiên cứu đánh giá khả năng tạo miễn dịch
của các chủng vắc xin nhược độc cho thấy các loại vắc xin nhược độc có hiệu
quả phịng bệnh cho gà con.
Việc lưu thơng hàng hóa giữa các nước, đặc biệt là xuất, nhập khẩu trứng
và gà giống đã tạo điều kiện cho bệnh CRD lây lan mạnh.
Từ năm 1955, PPO và PPLO được chính thức đổi thành Mycoplasma
(dẫn theo Nguyễn Lân Dũng và cs., 2007) [1].


×