Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Gián án Báo cáo Tổng kết SKKN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.49 KB, 4 trang )

SỞ GD-ĐT THANH HÓA CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG THPT NHƯ THANH Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
TỔ: SỬ- ĐỊA- GDCD
Như Thanh, ngày 26 tháng 11 năm 2010
TỔNG KẾT
CÔNG TÁC ĐÚC RÚT SKKN 5 NĂM (TỪ NĂM HỌC 2005- 2006 ĐẾN NĂM
HỌC 2009- 2010). PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG ĐÚC RÚT SKKN 5 NĂM
TỚI (TỪ NĂM HỌC 2010- 2011 ĐẾN NĂM HỌC 2014- 2015)
PHẦN I
TỔNG KẾT CÔNG TÁC ĐÚC RÚT SKKN 5 NĂM
(NĂM HỌC 2005 – 2006 ĐẾN NĂM HỌC 2009 – 2010)
I- Đặc điểm công tác đúc rút SKKN 5 năm qua
1. Thuận lợi:
Tổ Sử − Địa − GDCD có 11 Giáo viên, trong đó 100% giáo viên có trình
độ chuyên môn đạt chuẩn; Đội ngũ giáo viên trẻ, nhiệt tình, đoàn kết, sống và làm
việc có trách nhiệm, có tinh thần tự học, tự bồi dưỡng cao, thực hiện tốt quy chế
chuyên môn, pháp lệnh công chức, điều lệ trường THPT. Đặc biệt trong tổ có
nhiều đồng chí có số năm công tác từ 10 năm trở lên nên việc đúc rút kinh nghiệm
chuyên môn đạt hiệu quả cao.
Được sự quan tâm của Đảng bộ, Nhà trường và Ban chuyên môn đối với
công tác viết SKKN, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Chi bộ Sử − Địa − GDCD, tổ
chuyên môn Sử − Địa − GDCD đã thông qua các buổi họp tổ để thảo luận chuyên
đề về công tác viết SKKN, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho GV trong quá trình
nghiên cứu và đúc rút SKKN.
2. Khó khăn:
Trong tổ vẫn còn một vài đồng chí chưa thực sự đầu tư cho công tác tự học,
tự bồi dưỡng, còn có tính ỷ lại hoặc kinh nghiệm giảng dạy, giáo dục còn hạn chế
nên trong công tác đúc rút kinh nghiệm của một số ít giáo viên đạt hiệu quả chưa
cao, vẫn có đồng chí nhiều năm không có SKKN báo cáo cấp trường hoặc cấp
Tỉnh.
II- Đánh giá về hoạt động đúc rút SKKN 5 năm qua của Tổ


1. Việc triển khai đăng ký viết SKKN hàng năm của Nhà trường:
Hàng năm Nhà trường xây dựng kế hoạch và yêu cầu về công tác viết
SKKN với các nội dung chính:
a- Kế hoạch định hướng trong năm học và kế hoạch thi đua − khen thưởng
năm học trong đó có thi đua viết SKKN ngay từ đầu năm.
b- Tổ chức thực hiện.
c- Thu và chấm cấp tổ, cấp trường.
d- Thi đua − khen thưởng các SKKN đạt giải.
2. Việc đăng ký tham gia viết SKKN của tổ viên hàng năm:
1
Hàng năm, khoảng 30- 45% tổ viên tham gia đăng ký viết SKKN đầu năm
học.
3. Việc đánh giá, ứng dụng các SKKN của GV trong tổ vào quá trình
giảng dạy, giáo dục:
- Hàng năm Hiệu trưởng ra Quyết định thành lập Hội đồng khoa học cấp
trường do đồng chí Hiệu trưởng là chủ tịch Hội đồng, các đồng chí phó Hiệu
trưởng là phó chủ tịch, các Tổ trưởng chuyên môn và một số giáo viên đã từng có
kinh nghiệm giảng dạy hoặc có SKKN được xếp loại A, B cấp trường hoặc B, C
cấp Tỉnh là thành viên Hội đồng.
- Tháng 3 hàng năm, Tổ chuyên môn tổ chức thu các bản SKKN của từng
tổ, nhóm để chấm tại tổ và khoảng tháng 4 hoặc đầu tháng 5 hàng năm, Hội đồng
khoa học Nhà trường tổ chức cho GV báo cáo SKKN cấp trường, tổ chức thảo
luận chung và chia cho thành viên cùng chuyên môn chấm theo 2 vòng độc lập.
Nhà trường tổng hợp kết quả và công bố kết quả vào dịp cuối năm học sau đó lựa
chọn những SKKN đạt chất lượng tốt (theo đúng quy định của Sở) tham gia dự
chấm cấp Tỉnh.
- Sau quá trình chấm qua các vòng, Tổ chuyên môn tổ chức triển khai ứng
dụng SKKN đến toàn thể GV trong từng nhóm chuyên môn có SKKN đạt giải,
tùy đối tượng HS của mình, GV đã từng bước ứng dụng vào thực tiễn giảng dạy
và giáo dục…

4. Công tác thi đua − khen thưởng đối với SKKN xếp loại của ngành, của
trường:
- BGH Nhà trường coi công tác viết SKKN là một nội dung quan trọng
trong công tác giảng dạy của Nhà trường, hàng năm nhà trường đã đưa việc viết
SKKN là một tiêu chí thi đua để cán bộ giáo viên đăng ký và phấn đấu thực hiện
từ đầu năm học.
- Nhà trường và Chi hội khuyến học xây dựng tiêu chí và mức thưởng cho
mỗi SKKN đạt giải cấp trường và cấp Tỉnh. Mức thưởng được đưa vào Quy chế
chi tiêu nội bộ và thưởng cho GV một cách kịp thời nên đã có tác dụng thúc đẩy,
khuyến khích GV trong quá trình giảng dạy và NCKH, đúc rút SKKN.
- Trong 5 năm qua, Tổ Sử − Địa − GDCD đã có 09/11 SKKN được xếp loại
cấp trường, trong đó 02 SKKN được xếp loại cấp tỉnh.
III- Những tồn tại về công tác đúc rút SKKN trong 5 năm qua
1.Việc triển khai đăng ký viết SKKN:
- Trong công tác xây dựng Kế hoạch viết SKKN của nhà trường có những
mục còn chung chung, chưa cụ thể hóa các yêu cầu, nhiệm vụ.
- Tổ chuyên môn chưa xây dựng kế hoạch cụ thể hóa việc đăng ký viết
SKKN trước khi triển khai.
2. Việc đăng ký tham gia viết SKKN của tổ viên hàng năm:
- Vẫn còn có GV có tính ỷ lại, chưa thấy rõ tầm quan trọng của việc đúc rút
SKKN, nên chưa đăng ký viết 1 SKKN nào.
- Có GV đầu năm đăng ký viết SKKN nhưng trong quá trình thực hiện đã
không hoàn thành được.
2
3. Việc đánh giá, ứng dụng các SKKN của GV trong tổ vào quá trình
giảng dạy, giáo dục của tổ:
- Trên thực tế tính thiết thực và hiệu quả của SKKN đạt tốt nhưng việc ứng
dụng cho đồng nghiệp thì hiệu quả đạt chưa cao.
4. Công tác thi đua, khen thưởng:
- Kinh phí khen thưởng cho mỗi SKKN còn rất ít.

6. Nguyên nhân những tồn tại trên
- Chưa tìm hiểu sâu sắc các văn bản hướng dẫn công tác viết SKKN như
Văn bản số 222/SGD&ĐT - GDCN của Giám đốc Sở GD&ĐT Thanh Hóa ký
ngày 8/3/2006 và Công văn số 71/ SGD&ĐT - GDCN của Giám đốc Sở GD&ĐT
Thanh Hóa ký ngày 15/1/2008....
- Một số giáo viên chưa thực sự tập trung nghiên cứu và ứng dụng những
kinh nghiệm của đồng nghiệp cho công tác giảng dạy và giáo dục của bản thân.
- Kinh phí hoạt động còn eo hẹp.
PHẦN II
PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG ĐÚC RÚT SKKN
TRONG 5 NĂM TỚI (NĂM HỌC 2010- 2011 ĐẾN NĂM 2014- 2015)
I- Các giải pháp khắc phục những tồn tại
1. Trách nhiệm của tổ bộ môn và GV trong tổ:
- Phân công các nhóm, các thành viên trong tổ giúp đỡ những đồng chí có
những kinh nghiệm tốt, đã ứng dụng thành công việc đổi mới phương dạy- học và
giáo dục, giúp họ viết thành SKKN để phổ biến rộng rãi trong toàn Nhà trường.
- Các nhóm trong tổ tăng cường sự tương trợ giúp đỡ lẫn nhau để hoàn
thành SKKN sau khi đăng ký.
2. Trách nhiệm chỉ đạo, quản lý của Nhà trường:
- Cập nhật các văn bản hướng dẫn phục vụ cho công tác xây dựng kế hoạch
và tổ chức cho cán bộ - giáo viên viết SKKN.
- Đầu tư thêm kinh phí cho mục Nghiên cứu KH và viết SKKN. Tập hợp
các SKKN đạt giải để xây dựng thành bộ Kỷ yếu SKKN nhằm phổ biến rộng rãi
đến toàn thể GV trong trường.
II- Phương hướng hoạt động 5 năm tới
1.Việc triển khai đăng ký viết SKKN, chỉ đạo hoạt động của công tác này:
- Nhà trường xây dựng Kế hoạch về công tác viết SKKN phù hợp và cụ thể
hơn, giúp CB- GV có những định hướng tốt hơn và trình bày SKKN khoa học,
sáng tạo hơn.
2. Việc đăng ký viết SKKN hàng năm của tổ viên:

- Yêu cầu GV hàng năm đăng ký viết SKKN phải hoàn thành chỉ tiêu
đăng ký mới được xếp loại thi đua.
3. Việc đánh giá, ứng dụng các SKKN của GV vào quá trình giảng dạy-
giáo dục:
3
- Tiếp tục thực hiện tốt việc tuyển chọn, đánh giá, nghiệm thu đề tài SKKN
tại Tổ chuyên môn và Nhà trường. Bám sát vào 4 tiêu chuẩn đánh giá, xếp loại
một SKKN một cách khách quan, công bằng và chính xác.
- Chỉ đạo các nhóm chuyên môn có kế hoạch phổ biến rộng rãi những
SKKN đạt hiệu quả cao để đồng nghiệp khác học hỏi, rút kinh nghiệm và ứng
dụng cho bản thân trong công tác dạy và giảng dạy và giáo dục.
5. Công tác thi đua, khen thưởng:
- Tăng nguồn kinh phí cho công tác khen thưởng cho mỗi SKKN đạt giải A
cấp trường trở lên.
PHẦN III
NHỮNG ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ
- Đề nghị nhà trường cấp thêm tài liệu, văn bản của các cấp hướng dẫn về
công tác viết SKKN giúp các Tổ chuyên môn có thêm tài liệu chỉ đạo và xây
dựng kế hoạch từng năm.
- Sưu tầm cho các Tổ chuyên môn những SKKN được xếp giải cao ở cấp
tỉnh để các trường nhân rộng kinh nghiệm, ứng dụng vào các hoạt động của Nhà
trường.
PHẦN IV
THỐNG KÊ SỐ SKKN CỦA GV TRONGTỔ ĐẠT GIẢI
TỪ CẤP TRƯỜNG ĐẾN CẤP TỈNH TRONG 5 NĂM QUA
Năm học
Cấp trường Cấp tỉnh
Tổng A B C Tổng A B C
2005 – 2006 2 0 2 0 0 0 0 0
2006 – 2007 2 1 1 0 0 0 1 0

2007 – 2008 2 1 2 0 0 0 1 0
2008 – 2009 1 1 0 0 1 0 0 0
2009 − 2010 2 2 0 0 1 0 0 0
Cộng 09 05 05 2 2
TỔ TRƯỞNG CHUYÊN MÔN

4

×