Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Bài giảng Mẫu đề tài NCKHSP ứng dụng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (74.75 KB, 2 trang )

Họ và tên: Lê Thị Chinh
Đơn vị: THPT Như Thanh- Thanh Hóa
Tên đề tài: Ứng dụng “Sơ đồ tư duy” vào dạy- học môn Lịch sử ở lớp 12- Trường THPT Như Thanh nhằm
phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập.
Tóm tắt đề tài: Đổi mới phương pháp dạy- học là một yêu cầu quan trọng trong nhà trường phổ thông hiện nay.
Trường THPT Như Thanh trong mấy năm gần đây đã rất quan tâm đến vấn đề ứng dụng CNTT và đổi mới phương
pháp dạy- học nhằm nâng cao chất lượng toàn diện của nhà trường. Trên thực tế, nhiều giáo viên tâm huyết đã có
được những giờ dạy- học rất thành công, như tổ chức hoạt động theo nhóm, hướng dẫn học sinh tự học ở nhà, khai
thác kênh hình… với mục đích giúp các em hiểu bài sâu sắc hơn. Tuy nhiên, với cách ghi chép truyền thống của cả
thầy và trò từ trước tới nay là ghi theo thứ tự từ trên xuống dưới, từ ý trước đến ý sau, dễ dẫn đến người học tự thỏa
mãn với lượng kiến thức thầy- cô giáo cung cấp, luôn ỷ lại chờ đợi xem thầy- cô sẽ nêu vấn đề gì, thiếu tích cực và
không phát huy được tính độc lập, sáng tạo; vì thế việc tiếp thu bài của các em vẫn còn nhiều hạn chế.
Riêng đối với môn Lịch sử, nhiều học sinh thuộc bài nhưng chỉ do học vẹt thuộc lòng nên thuộc rồi lại sẽ rất nhanh
quên. Học sinh không hiểu được bản chất, quy luật phát triển của Lịch sử, không hiểu được mối quan hệ giữa các sự
kiện thì khả năng vận dụng thực tế và lấy Lịch sử phục vụ trở lại cho cuộc sống là chưa tốt.
Giải pháp thay đổi của tôi là ứng dụng “Sơ đồ tư duy” vào dạy- học để phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của
học sinh trong học tập bộ môn Lịch sử.
Nghiên cứu này được tiến hành trên hai nhóm đối tượng tương đương: Hai lớp 12 cùng học chương trình SGK nâng
cao. Lớp 12A10 là lớp thực nghiệm và lớp 12A9 là lớp đối chứng. Lớp thực nghiệm được thực hiện giải pháp thay
thế. Kết quả cho thấy tác động đã có ảnh hưởng rõ rệt đến kết quả học tập của học sinh: Ở lớp thực nghiệm, học
sinh hứng thú học tập hơn, thường xuyên phát biểu xây dựng bài, không khí lớp học thân thiện hơn, các em phát
triển được nhiều kỹ năng phục vụ học tập và cuộc sống hơn. Điểm bài kiểm tra viết thường xuyên và định kỳ trên lớp
cao hơn so với lớp đối chứng. Điều đó chứng minh rằng ứng dụng “Sơ đồ tư duy” vào dạy- học môn Lịch sử sẽ phát
huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.
Giới thiệu: Phương pháp dạy- học truyền thống và cách ghi chép truyền thống cũng đã mang lại những kết quả cao
trong lịch sử giáo dục Việt Nam, đó là số lượng học sinh giỏi, học sinh thi đậu vào các trường đại học- cao đẳng…
Tuy nhiên, phương pháp này chỉ giúp người học thuộc lòng về lý thuyết, còn khả năng vận dụng thực tế, phát triển
các kỹ năng sống, và hình thành lớp người mới năng động, sáng tạo phù hợp với thời kỳ đổi mới thì còn rất nhiều
hạn chế.
“Sơ đồ tư duy” cho phép người học
thoả sức vạch ra các suy nghĩ, các nội dung trước khi đi đến một quyết định


- Phương pháp
Khách thể nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu
Quy trình nghiên cứu
Đo lường và thu thập dữ liệu
- Phân tích dữ liệu và bàn luận kết quả
- Kết luận và khuyến nghị
- Tài liệu tham khảo
- Phụ lục

×