Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Bao cao tong ket nam hoc 20082009

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.49 KB, 11 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>BÁO CÁO TỔNG KẾT</b>
<i><b>Năm học 2008 – 2009</b></i>
<b>A./ Nhận định chung.</b>


Năm học 2008-2009 là năm học tiếp tục thực hiện cuộc vận động ” Học tập và
làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và cuộc vận động “ Nói khơng với tiêu cực
trong thi cử, bệnh thành tích trong giáo dục, vi phạm đạo đức nhà giáo và tình trạng học
sinh khơng đạt chuẩn lên lớp” đồng thời thực hiện chủ đề năm học “ Ứng dụng công
nghệ thông tin và đổi mới quản lý tài chính” và “ Xây dựng trường học thân thiện, học
sinh tích cực”. Cùng với tồn ngành, cán bộ và giáo viên trường THCS Nguyễn Trãi đã
tích cực trau dồi đạo đức, tác phong nhà giáo và rèn luyện nâng cao năng lực chun
mơn. Nhìn lại hoạt động trong năm học vừa qua chúng ta có thể đánh giá được rằng:
Dưới sự lãnh đạo của đảng uỷ, sự quan tâm của chính quyền Phường, sự chỉ đạo của
Lãnh đạo ngành cùng với sự chăm lo của phụ huynh mà trực tiếp là ban đại diện và sự
cố gắng của thầy và trò; chúng ta đã tạo được sự chuyển biến khá mạnh mẽ và đã đạt
được những thành tích bước đầu tạo đà và làm nền tảng cho sự vươn lên của nhà trường
trong những năm sắp tới.


<b>B./ Kết quả cụ thể.</b>


<i><b>I./ Thực hiện nhiệm vụ trọng tâm của năm học.</b></i>
1./ Thực hiện cuộc vận động “ Hai không”.


Đội ngũ cán bộ, giáo viên nhà trường đã xác định rõ trách nhiệm của mình trong
việc thực hiện cuộc vận động “ Hai không” với bốn nội dung trong đó tập trung vào vấn
đề: “ dạy thật, học thật, chất lượng thật” để tìm giải pháp nâng cao chất lượng dạy và
học.


Các giải pháp đó là:


*/Tiến hành rà soát phân loại học sinh ngay từ khi nhận lớp để nắm chắc năng lực


của từng học sinh để từ đó có biện pháp tác động phù hợp và tích cực.


*/ Nghiên cứu kỹ bài dạy, chuẩn bị bài đầy đủ trước khi lên lớp, bài soạn có câu
hỏi dành cho học sinh yêú để giúp cho những học sinh này lấy dần lại sự tự tin trong
học tập.


*/ Tổ chức các nhóm bạn học tập, kiểm tra bài, truy bài vào 15 phút đầu giờ.
*/ Phối hợp với phụ huynh quản lý nhắc nhở con em mình học bài ở nhà.


*/ Chấm chữa bài kịp thời, bảo đảm sự chính xác, cơng bằng trong đánh giá cho
điểm.


*/ Tăng cường kiểm tra đối với học sinh có kết quả học tập yếu. Động viên những
học sinh yếu (học tập, đạo đức) có những cố gắng dù là rất nhỏ vươn lên trong học tập
và rèn luyện.


2./ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực.
a./ Đối với đội ngũ cán bộ, giáo viên.


-/. Chỉ thị 40/2008/CT-BGD&ĐT của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về triển khai phong
trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” đã được tổ chức học
tập chu đáo ngay từ đầu năm và thường xuyên được nhắc nhở trong các hội nghị chun
mơn; do đó đã được mỗi một cán bộ, giáo viên nhận thức đầy đủ, tinh thần trách nhiệm
và sự quyết tâm được nâng cao. Sự quyết tâm và đồng lòng đồng sức được thể hiện:


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”.


*/ Khai thác tư liệu trên mạng để có bài giảng sinh động sâu sắc và cuốn hút học
sinh hơn đồng thời đã chú trọng rèn luyện kỹ năng vận dụng những điều đã học vào
thực tiễn cuộc sống góp phần nâng cao kỹ năng sống cho học sinh.



-/. Cùng với cơng đồn nhà trường đã tổ chức các phong trào thi đua, phát hiện
các nhân tố điển hình, chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho đội ngũ.


-/. Chỉ đạo tốt công tác vệ sinh trường lớp. Bảo đảm khuôn viên trường và trong
các lớp học luôn sạch sẽ và gọn gàng. Từng bước đã tạo ra được thói quen giữ gìn vệ
sinh trong hoc sinh.


b./ Đối với học sinh.


*/ Về cơ bản có thể đánh giá rằng hầu hết học sinh trường chúng ta tích cực học
tập, khá tự tin, mạnh dạn đưa ra ý kiến của mình trong thảo luận nhóm, lớp ở các giờ
học và trong đánh giá xếp loại hạnh kiểm cuối kỳ, cuối năm.


*/ Có ý thức bảo vệ, giữ gìn vệ sinh trường lớp, chăm lo giữ gìn trường lớp xanh,
sạch, đẹp, bỏ rác đúng nơi quy định tuy chưa thành nề nếp thường xuyên và vững chắc.


*/ Tích cực trong việc tìm hiểu ý nghĩa các di tích lịch sử qua tư liệu, sách báo và
qua mạng.


*/ Tham gia các hoạt động rèn luyện kỹ năng sống, hoạt động tập thể vui tươi
lành mạnh do trường, Đội tổ chức. Học sinh trường chúng ta có thế mạnh về văn nghệ,
thể dục thể thao; nếu được được tạo điều kiện và hướng dẫn tận tình của thầy cơ giáo thì
đây chính là một thế mạnh để lôi kéo các hoạt động khác vào nề nếp.


*/ Có sự chăm lo trong việc giúp đỡ gia đình, quan tâm đến các em nhỏ, các bạn
có hồn cảnh khó khăn. Tham gia tích cực trong việc bảo đảm an tồn giao thơng, giữ
gìn vệ sinh an tồn thực phẩm.


3./ Ứng dụng cơng nghệ thơng tin.


a./ Trong dạy và học.


Đã có 45 giáo án điện tử sử dụng trong giảng dạy, trong đó mơn Tốn có 09 giáo
án, mơn Tiếng Anh có 07 giáo án điện tử. Các mơn Vật lý, Hố học, Tốn, Sinh, Tiếng
Anh đã ứng dụng tốt cơng nghệ thơng tin trong giảng dạy.


b./ Trong quản lý tài chính.


*/ Đã sử dụng phần mềm kế toán trong quản lý tài chính. Đ/c Phương –KT- đã có
cố gắng trong việc ứng dụng tin học vào theo dõi cơ sở vật chất và thu chi, báo cáo
quyết toán hàng tháng, hàng năm đảm bảo chính xác và kịp thời.


<i><b>II./ Thực hiện nhiệm vụ phổ cập giáo dục.</b></i>
1./ Duy trì số lượng.


a./ Số lượng học sinh đầu năm: 852.


Trong đó: Khối 6: Khối 7: Khối 8: Khối 9:


b./ Số lượng học sinh cuối năm: 820


Trong đó: Khối 6: Khối 7: Khối 8: Khối 9:


c./ Số học sinh giảm: 32; Chiếm 3.8%.


Trong đó: Khối 6: Khối 7: Khối 8: 11; Khối 9:


d./ Lý do: Chuyển đi: Ốm, đau dài ngày: Vi phạm pháp luật: 03
Bỏ học do kinh tế: 02 Bỏ học vì khơng muốn học: 27
2./ Các giải pháp đã tiến hành.



</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

cùng gia đình phối hợp nhắc nhở theo dõi..


*/ Liên đội dã tổ chức vận động giúp đỡ những học sinh có hồn cảnh khó khăn.
*/ Phối hợp với đại diện phụ huynh và các đoàn thể tổ chức động viên giúp đỡ.
3./ Đánh giá chung.


*/ Với học sinh bỏ học chiếm tỷ lệ 3.8% đây là mối lo về công tác phổ cập không
chỉ của trường chúng ta mà của toàn phường và của cả thị xã. Chúng ta tự hào được
công tác tại phường trung tâm của thị xã tỉnh lỵ, phường trung tâm của thành phố trong
nay mai nhưng với tỷ lệ học sinh bỏ học này phải thẳng thắn đánh giá rằng trường ta
chưa hoàn thành nhiệm vụ trọng tâm của năm học về cơng tác duy trì số lượng. Trách
nhiệm này trước hết thuộc về lãnh đạo trường, về công tác Đội, thầy cô giáo chủ nhiệm,
giáo viên dạy giáo dục cơng dân, tiếp đó là trách nhiệm của mỗi một thầy cô giáo trong
nhà trường.


*/ Số học sinh bỏ học tập trung chủ yếu vào khối 8 ( độ tuổi 14, 15). Riêng khối 8
giảm 17 học sinh, trong đó có 03 vi phạm pháp luật; 01 do ốm đau, 11 bỏ học. Điều này
chứng tỏ đội ngũ chúng ta dù đã học tâm sinh lý của học sinh song vẫn chưa nắm chắc
tâm sinh lý lứa tuổi để có phương án đề phịng và có giải pháp vừa phù hợp vừa khéo
léo để ngăn chặn kịp thời tình trạng này.


<i><b>III./ Chất lượng giáo dục.</b></i>


1./ Chất lượng hai mặt giáo dục.


a./ Tổng hợp chất lượng Hạnh kiểm và Học lực
T


T Khối


Số
HS


Chất lượng Hạnh kiểm và Học lực Số HS đạt


danh hiệu


Hạnh kiểm Học lực


Tốt Khá Tbình Yếu Giỏi Khá Tbình Yếu Kém Giỏi <sub>tiến</sub>T.
1 6 192 <i><b><sub>63.5 31.8 3.6</sub></b></i>122 61 7 <i><b><sub>1.0</sub></b></i>2 <i><b><sub>14.6 35.0 29.7 20.3 0.5</sub></b></i>28 67 57 39 1 28 67
2 7 184 <i><b><sub>52.7 34.2 12.5 0.5</sub></b></i>97 63 23 1 <i><b><sub>19.0 22.8 39.7 14.7 3.8</sub></b></i>35 42 73 27 7 35 42


3 8 236 126 89 16 5 37 78 77 42 2 37 78


<i><b>53.4 37.7 6.7</b></i> <i><b>2.1</b></i> <i><b>15.7 33.1 32.6 17.8 0.8</b></i>


4 9 208 <i><b><sub>67.8 30.3 1.9</sub></b></i>141 63 4 <i><b><sub>0</sub></b></i>0 <i><b><sub>20.2 35.6 41.8 1.9</sub></b></i>42 74 87 4 <i><b><sub>0.4</sub></b></i>1 42 74
Toàn


trường 820


486 276 50 8 142 261 294 112 11


140 260
<i><b>59.</b></i>


<i><b>3</b></i> <i><b>33.7 6.1</b></i> <i><b>0.9</b></i> <i><b>17.3 31.8</b></i>
<i><b>35.</b></i>



<i><b>6</b></i> <i><b>13.7 1.3</b></i>
Tồn trường có 01 học sinh hoà nhập.


b./ Đánh giá.
-/ Về Hạnh kiểm.


*/ Phần đơng học sinh chăm ngoan chịu khó trong học tập và rèn luyện nhưng
nhìn vào tổng thể nề nếp và hành vi của học sinh chúng ta có thể đánh giá tỷ lệ 59.3%
có hạnh kiểm tốt là cao. Tỷ lệ này cho thấy đội ngũ chúng ta chưa thật chú trọng đến rèn
luyện đạo đức cho học sinh và có phần thương học sinh. Qua biên bản xếp loại của học
sinh chúng ta nhận thấy một điều là các em chặt chẽ và sâu sát hơn thầy cô giáo.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

phải đánh giá rằng: đội ngũ thầy cơ giáo chưa hồn thành nhiệm vụ trong cơng tác giáo
dục đạo đức cho học sinh. Chúng ta chưa khơi dậy được cho mỗi học sinh niềm tin, lý
tưởng và ý thức rèn luyện phấn đấu; nhà trường chưa có đủ sức mạnh để giúp các em
chiến thắng được những cám dỗ và những tác động tiêu cực của xã hội. Trách nhiệm
này thuộc về lãnh đạo và mỗi một thầy cô giáo chúng ta.


*/ So với chỉ tiêu kế hoạch đầu năm chúng ta chưa đạt chỉ tiêu về hạnh kiểm tốt
(59.3%/65%) và chỉ tiêu về hạnh kiểm yếu (0.9%/0.3%)


-/ Về học lực.


*/ Tỷ lệ học sinh giỏi và khá cho phép đánh giá rằng học sinh của chúng ta có
năng lực học tập tốt, có khả năng tiếp thu và vận dụng tốt kiến thức vào bài làm.


*/So với chỉ tiêu đầu năm học sinh giỏi đã vượt ( 17.3%/15%) học sinh khá chưa
đạt ( 31.8%/37.8%). Riêng học sinh yếu và kém còn chiếm tỷ lệ khá cao: Học sinh yếu
13.7%/ 12%; học sinh kém 1.3%/0.2%.



Dù rằng so với chỉ tiêu chất lượng văn hoá chưa đạt nhưng kết quả trên đã khẳng
đinh sự cố gắng của cả đội ngũ thầy cô giáo trong năm qua. Điều mà mỗi một thầy cô
giáo chúng ta phải trăn trở là còn 11 học sinh học lực kém và 111 học sinh có học lực
yếu. Vấn đề đặt ra là trong thời gian hề chúng ta phải có giải pháp bồi dưỡng nâng cao
kiến thức cho các em để các em không bỏ học giữa chừng tạo ra nỗi lo và gánh nặng
cho xã hội và của chính chúng ta.


2./ Giáo dục hướng nghiệp và dạy nghề.


*/Số lượng học sinh tham gia học nghề trong năm học 2008-2009.
- Số đăng ký đầu năm: 251


- Số hiện đang theo học: 236


Trong đó: Nghề tin: 80; Nghề may: 42; Dinh dưỡng: 44; Điện: 49; Thêu: 2


- Số bỏ học: 15


- Học sinh lớp 8 đăng ký dự thi nghề: Số lượng: 236 Tỷ lệ: 100 <i>%</i>


- Học sinh lớp 9 đã có chứng chỉ nghề: Số lượng: 189; Tỷ lệ: 90,9<i>%</i>


-/ Đánh giá:


*/ Công tác hướng nghiệp dạy nghề được thực hiện và duy trì tốt. Cán bộ, giáo
viên được giao trách nhiệm theo dõi công tác này đã tích cực cố gắng nhắc nhở và theo
dõi thường xuyên.


*/ Hạn chế về công tác này là: Kỹ năng thực hành tốt song nắm lý thuyết chưa
chắc chắn nên kết quả thi nghề phổ thơng cịn thấp.



3./ Văn hóa, văn nghệ và thể dục, thể thao.


Hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao là thế mạnh của học sinh Phường 1 nói
chung và trường chúng ta nói riêng. Các lớp đều có đội văn nghệ tham gia công diễn
chào mừng các ngày: Nhà giáo Việt Nam 20-11; thành lập QĐND Việt Nam 22-12;
Ngày Quốc tế Phụ nữ 08-03; thành lập Đoàn TNCSHCM 26-03; Kỷ niệm chiến tháng
Điện Biên Phủ 07-05…. , đạt giải Nhất trong Hội thi văn nghệ dân gian do Phịng
GD&ĐT tổ chức.


Các đội bóng đá, điền kinh, cầu lơng, đá cầu… đều tích cực tập luyện chuẩn bị
tham gia Hội khoẻ phù Đổng của Thị xã.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

Các hoạt động trên đã góp phần giáo dục truyền thống và niềm tự hào về quê
hương đất nước cho các em, qua đó giáo dục cho các em lòng biết ơn đối với sự hy sinh
của thế hệ cha anh và ý thức trách nhiệm của mình trong việc giữ gìn và phát huy truyền
thống đó.


Hạn chế:


*/ Chưa tạo thành niềm vui để lôi cuốn các em đến trường, đến lớp và chống lại
các tác động tiêu cực từ ngoài xã hội vào các em như một tiêu chí của cuộc vận động
xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực.


*/ Điều kiện để học sinh tập luyện và phát huy khả năng, năng lực của mình cịn
q ít nhất là về TDTT nên chưa tạo thành được một phong trào thường xuyên, mạnh
mẽ.


*/ Chưa xây dựng được tiêu chí và sự ràng buộc giữa năng khiếu văn nghệ,
TDTT và rèn luyện đạo đức của học sinh. Vì vậy hiệu quả của các hoạt động này đối


với công tác giáo dục đạo đức chưa cao.


4./ Lao động.
Ưu điểm.


*/ Công tác lao động của trường tập trung chủ yếu vào về sinh trường lớp và lao
đơng cơng ích: vệ sinh đoạn đường em chăm, chăm sóc nghĩa trang liệt sĩ.


*/ Đồng chí phụ trách lao động đã có kế hoạch cụ thể cho các lớp về công việc vệ
sinh, bảo đảm cho trường lớp luôn sạch sẽ vào đầu các buổi học.


*/ Tham gia tích cực trong việc tạo cảnh quan trường lớp góp phần tích cực trong
việc xây dựng trường học thân thiện.


Hạn chế.


*/ Chưa có thể hoạch cụ thể cho từng khối, từng lớp để phát huy thế mạnh của
học sinh trong từng lớp trong việc xây dựng trường lớp khang trang, sạch đẹp hơn.


*/ Công tác kiểm tra, nhắc nhở và đánh giá còn hạn chế nên cịn có những lớp
khơng hồn thành nhiệm vụ được giáo.


5./ Mũi nhọn học sinh giỏi.


Kết quả học sinh giỏi tuy chưa tương xứng với tầm vóc và tiềm năng của trường
song năm qua trường chúng ta đã có sự trỗi dậy khá mạnh mẽ về công tác này.


a./ Văn hoá.


Thi học sinh giỏi thị xã: Đạt giải Ba toàn đoàn với 19 giải cá nhân.


Trong đó: Tốn xếp thứ 2; ; Hố xếp thứ 3; văn xếp thứ 4.


Thi học sinh giỏi tỉnh. Có 6 học sinh đạt giải.


Trong đó: 2 giải nhất mơn Tốn; 1 giải Nhì mơn Hố; 2 giải ba mơn Tốn và
Tiếng Anh; 1 giải khuyến khích Tiếng Anh.


b./ Máy tính bỏ túi: Xếp thứ 2 tồn thị. Có 2 học sinh đạt giải ba cấp Tỉnh.
c./ Nghề phổ thơng: Xếp thứ 8 tồn thị với 10 giải cá nhân. Có 02 học sinh
tham gia thi Tỉnh đạt 1 giải ba môn Thêu.


d./ Thể dục thể thao: Tích cực tập luyện và tham gia các hoạt động thể dục,
thể thao do ngành GD&ĐT và các cơ quan tổ chức


e./ Văn nghệ: Đạt giải A trong giao lưu văn học dân gian toàn thị.


f./ Thi học sinh giỏi trực tuyến. Số lượng học sinh tham gia ban đầu đơng
song chưa duy trì được phong trào này.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

*/ Nhìn chung học sinh chăm ngoan, chịu khó học tập và rèn luyện, vâng lời thầy
cơ giáo phân biệt được phải trái.


*/ Thẳng thắn, nghiêm túc trong đánh giá nhận xét và góp ý cho bạn bè ở các giờ
sinh hoạt lớp, xếp loại hạnh kiểm cuối kỳ cuối năm.


*/ Tích cực tham gia các hoạt động , mạnh dạn, tự tin trong công việc được giao.
Có nhiều em đã thể hiện được năng lực tổ chức các hoạt động.


*/ Hăng hái tham gia xây dựng bài, có khả năng tổ chức tự quản, sinh hoạt và
làm việc theo nhóm tốt.



*/ Có năng lực thực hành, có sự say mê, sáng tạo, tìm tòi những cái mới.
Hạn chế:


*/ Chưa định hướng được sự say mê, tìm hiểu vào những nội dung có ích mà bị
cuốn hút vào những trị chơi thiếu lành mạnh từ đó nảy sinh ra tiêu cực dẫn đến việc vi
phạm pháp luật mà không biết.


*/ Việc góp ý đấu tranh giúp đỡ bạn đang cịn dừng lại ở các giờ sinh hoạt lớp
mà chưa được nhắc nhở thường xuyên.


*/ Không rèn luyện được những thói quen nề nếp tốt, nhận thức và hiểu biết về
pháp luật cịn đơn giản.


*/ Khơng dám đấu tranh hoặc báo cáo với thầy, cô giáo về sai phạm của bạn bè
do đó việc vi phạm ngày càng nặng hơn.


*/ Một số ít học sinh cá biệt ham chơi, lười học bị số bỏ học và các đối tượng xấu
ở ngồi xã hội lơi kéo tham gia những việc làm vi phạm pháp luật.


*/ Về học tập: việc nắm lý thuyết cịn hạn chế; do đó một số kỳ thi như thi nghề
phổ thơng có kết quả thấp.


*/ Chưa tạo thành nề nếp giữ gìn vệ sinh trong lớp học và tồn trường. Chưa có
một hình ảnh nào về sự tự giác của học sinh trong việc giữ vệ sinh và nhắc bạn giữ vệ
sinh.


*/ Chưa có nề nếp tự quản trong các hoạt động chủ điểm. Ngay cả những lớp
được đánh giá tốt nhất của trường cũng chưa xây dựng được nề nếp này.



<i><b>IV./ Đội ngũ.</b></i>


<i>VI.a./ Số liệu về đội ngũ;</i>


Tổng số cán bộ, giáo viên đầu năm: 55.


Chuyển đi: 01; Chuyển đến: 01; Nghỉ hưu: 03.
Tổng số hiện nay: 52.


Trong đó: Nữ: 32 ; Đảng viên: 28;


Trình độ: Đại học: 26 Cao đẳng: 26


Ngồi ra có hợp đồng thêm 01 giáo viên dạy Nhạc thay cho giáo viên nghỉ sinh.


<i>IV.b./ Đánh giá về đội ngũ.</i>


1./ Về tư tưởng, đạo đức, tác phong.


*/ Đội ngũ cán bộ giáo viên có lập trường tư tưởng vững vàng, có niềm tin vào sự
lãnh đạo của Đảng và thắng lợi của cơng cuộc đổi mới.


*/ Ln có ý thức giữ gìn đạo đức, phẩm chất nhà giáo trong ăn mặc, tác phong
và giờ giấc làm việc.


*/ Trong năm qua đã kết nạp được thêm 02 đảng viên mới nâng số Đảng viien
của chi bộ lên 28/53 (tính cả đ/c Hiên chưa cắt sinh hoạt Đảng). Tỷ lệ: 52.8%.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

*/ Có tinh thần khắc phục khó khăn của cá nhân mình để bảo đảm nề nếp nhà
trường. Có sự chia sẻ giúp đỡ nhau trong cơng việc chung khi đồng chí, đồng nghiệp


gặp khó khăn hoạn nạn. Đây là một truyền thống đáng quý của đội ngũ chúng ta trong
những năm qua mà mỗi một cán bộ, giáo viên trong trường cần gìn giữ và phát huy.


*/ Ln có sự trăn trở lo lắng về chất lượng của học sinh trong lớp mình giảng
dạy và trong tồn trường. có nhiều ý kiến đóng góp các giải pháp xây dựng để nâng cao
chất lượng giáo dục.


*/ Bảo đảm ngày cơng cao, nhiều đồng chí đã khắc phục khó khăn để bám lớp
theo dõi sát sao tình hình học sinh.


*/ Xây dựng đội ngũ và thực hiện quy chế dân chủ trong đơn vị đã được thực
hiện tốt. Có tinh thần đấu tranh để bảo vệ lợi ích chung của đơn vị nhằm xây dựng
trường ngày càng vững mạnh.


3./ Hoạt động chuyên môn.
a./ Thao giảng.


Số tiết: 94 tiết; Trong đó: Loại Khá, Giỏi: 93 tiết
b./ Dự giờ. Số tiết: 811 tiết.


Các đồng chí có số tiết dự giờ cao: Tổ Tốn Lý: Đ/c Hồng (30 tiết); đ/c Liến 32
tiết; đ/c cang 27 tiết; đ/c Thanh Hồng 25 tiết. Tổ Sinh –Hoá- Địa: Đ/c Hằng, đ/c Vẽ 25
tiết. Tổ Văn - Sử- GDCD: Đ/c Hoa, đ/c Loan 28 tiết.


c./ Số tiết dạy sử dụng công nghệ thông tin:


Số giáo án điện tử: 45. Trơng dố tổ Tốn có 09 tiết; tổ Tiếng Anh- Thể dục có 07
tiết.


d./ Sử dụng đồ dùng dạy học. Tồn trường có 268 lượt mượn đồ dùng dạy


học. Các đồng chí Hằng (Sinh Hố) 31 lượt; Đ/c Nguyên 22 lượt; đ/c Hoàng 20 lượt,


4./ Tự học, tự rèn luyện.


Số cán bộ giáo viên tốt nghiệp ĐH trong năm: 02 ( Đ/c Hà; đ/c Lan - Văn)
Số cán bộ, giáo viên có chứng chỉ Tin học: 38 đ/c. Tỷ lệ: 73.1%


5./ Hạn chế.


*/ Một vài cán bộ, giáo viên có biểu hiện mệt mỏi, bng xi thậm chí tỏ ra bất
lực trước những lời nói, việc làm vi phạm nội quy, vi phạm đạo đức của học sinh.


*/ Tư tưởng yên phận để về nghỉ hưu, ngại va chạm, ngại đấu tranh, sợ bị trù dập
còn nhiều. Việc đấu tranh bảo đảm tính dân chủ, cơng khai trong nhà trường chưa được
phát huy đúng mức và thường xuyên.


*/ Chưa xây dựng được tác phong làm việc theo phong cách công nghiệp cũng
như nề nếp tác phong của giáo viên đơ thị. Là một đơn vị có truyền thống, có bề dày
thành tích song đội ngũ chúng ta chưa hình thành và tạo được nét riêng về phong cách
làm việc của giáo viên trường Nguyễn Trãi.


*/ Năng lực tổ chức lớp còn hạn chế , cá biệt có những trường hợp tổ chức lớp
yếu, chưa chú trọng xây dựng nề nếp lớp học ngay từ đầu; do đó đã làm cho số học sinh
cá biệt hay quậy có điều kiện trỗi dậy, số học sinh nghiêm túc trong học hành cảm thấy
chán nản.


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

*/ Tình trạng lớp học bẩn, bàn ghế xộc xệch, nghiêng ngả nhưng giáo viên không
nhắc nhở, điều chỉnh mà vẫn giảng dạy bình thường đã là hình ảnh khá phổ biến ở
trường chúng ta.



*/ Trách nhiệm đối với công việc của trường, lớp chưa cao. Biểu hiện rõ nét nhất
là việc nhận xét và xếp loại giờ dạy, việc cập nhật điểm.


*/ Trong chừng mực nào đó cịn những cán bộ, giáo viên có biểu hiện ỷ lại vào
thâm niên nghề nghiệp, vào các mối quan hệ làm khó khăn cho đồng nghiệp trong cơng
việc.


*/ Giữa lời nói và việc làm cịn có khoảng cách q lớn. Vẫn cịn những cán bộ,
giáo viên nói nhiều, nói hay người nghe cảm thấy rất tâm huyết song kết quả và hiệu
quả công việc chưa tương xứng.


*/ Dù rằng có tới 73.1% số cán bộ, giáo viên có chứng chỉ vi tính song việc nắm
bắt và sử dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy và trong cơng việc cịn hạn chế. Số
giáo viên sử dụng máy vi tính thành thạo cịn q ít so với số có chứng chỉ Tin học.


<i><b>V./ Hoạt động thư viện, thiết bị.</b></i>


*/ Hoạt động thư viện, thiết bị đã từng bước đi vào nề nếp có tác dụng tích cực
trong việc nâng cao chất lượng dạy và học.


*/ Các phịng thực hành bộ mơn (Tin, Vật lý, Sinh, Hoá) đã được đưa vào hoạt
động và phát huy hiệu quả tốt. Kết quả cho thấy học sinh hứng thú hơn, say mê và tích
cực hơn trong học tập nhất là các giờ thực hành.


*/ Thư viện đã đảm bảo đủ sách giáo khoa và sách tham khảo cho giáo viên
giảng dạy và tổ chức khá tốt phong trào đọc sách.


*/ Công tác quản lý thư viện, thiết bị đã đi vào quy củ qua việc kiểm kê, đánh giá
lại tài sản.



Có được kết quả đó là do cán bộ phụ trách thiết bị, thư viện và các phịng thực
hành có quyết tâm và nỗ lực cố gắng trong việc nắm bắt và hướng dẫn sử dụng và giáo
viên giảng dạy đã cố gắng trong việc sử dụng các thiết bị trong dạy học.


Hạn chế;


*/ Chưa khai thác và sử dụng có hiệu quả phòng dạy Ngoại ngữ. nguyên nhân là
do trang thiết bị về chậm và chưa đồng bộ.


*/ Chưa có phịng thực hành dùng chung cho các bộ mơn khác để cho giáo viên
các mơn cịn lại có điều kiện tiếp cận với các phương tiện dạy học hiện đại.


*/ Ý thức bảo quản tài sản trong các phòng thực hành chưa tốt. Tình trạng học
sinh phá thiết bị, vặn ốc vít cịn xảy ra hầu hết ở các phòng thực hành.


*/ Số lượng sách tham khảo, sách truyện chưa nhiều, việc bổ sung sách và xây
dựng tủ sách pháp luật chưa thực hiện được theo kế hoạch.


*/ Vị trí thư viên khơng thuận lợi nên việc khai thác thư viên vào phục vụ nâng
cao chất lượng dạy và học cịn hạn chế.


<i><b>VI./Cơng tác tài chính, cơ sở vật chất.</b></i>
Ưu điểm.


*/ Lập kế hoạch tài chính đúng kế hoạch và kịp thời. Thực hiện chế độ chi trả
tiền lương cho đội ngũ cán bộ, giáo viên ngày càng tiến bộ.


*/ Các khoản thu theo quy định đảm bảo theo kế hoạch, hạn chế được thất thu.
Thực hiện chi tiêu học phí và xây dựng theo đúng quy định.



</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

thư viện, trang thiết bị làm việc và đang tiến hành các cơng trình: nhà vệ sinh, bàn ghế
phòng hội đồng, hệ thống nước.


Hạn chế.


*/ Đầu tư xây dựng thư viện chưa thực hiện theo đúng kế hoạch.
*/ Chưa đầu tư đúng mức cho dạy và học để nâng cao chất lượng.
*/ Chưa dứt điểm trong việc quyết toán ngân sách.


<i><b>VII./ Cơng tác Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh.</b></i>
Ưu điểm.


*/ Chủ động tích cực trong cơng tác. Đội thiếu niên TPHCM đã có những đóng
góp quan trọng trong việc xây dựng nề nếp lớp học.


*/ Thực hiện tốt những trọng tâm của công tác Đội theo chủ điểm từng tháng,
tham gia tích cực và có hiệu quả các phong trào .


*/ Tham mưu và phối hợp tổ chức tốt các hội thi như văn nghệ, xây dựng tập san,
cắm hoa…


*/ Công tác đền ơn đáp nghĩa được thực hiện tốt và trở thành phong trào thường
xuyên của Liên đội.


Hạn chế.


*/ Nề nếp tự quản chưa thực sự vững chắc, các nề nếp thể dục giữa giờ, nghi
thức vẫn còn non yếu.


*/ Các đội nghi thức, đội trống, đội kèn chưa tương xứng với đơn vị có truyền


thống đã được ghi nhận.


*/ Chưa tạo ra được nét mới và độc đáo trong hoạt động Đội để lôi cuốn đơng đảo
học sinh tham gia và khẳng định vị trí của Liên đội trong phong trào chung của Thị xã
và của Tỉnh.


<i><b>VIII./ Phối hợp hoạt động.</b></i>
1./ Cơng đồn.


Trong năm qua cơng tác phối hợp giữa chính quyền và cơng đồn có nhiều
chuyển biến tích cực. Đã phối hợp tổ chức tốt các cuộc thi đua trong nhà trường tạo
được khơng khí sơi nổi trong dạy và học.


Phối hợp xây dựng được khối đoàn kết nhất trí tương trọ giúp đỡ nhau trong
chun mơn nghiệp vụ và đời sống.


Bảo đảm thực hiện đúng chế độ chính sách chuyển ngạch nâng lương cho cán bộ
giáo viên.


*/ Hạn chế: Việc phối hợp tổ chức vận động tham gia thi giáo viên dạy giỏi và
đăng ký thi đua chưa tốt; do đó năm qua trường ta khơng có cán bộ, giáo viên đủ điều
kiện đề nghị nâng lương sớm. đây là một thiệt thòi của cả trường và cá nhân.


2./ Đoàn Thanh niên.


*/ Đã tạo điều kiện cho Đoàn thanh niên của chi đoàn nhà trường hoạt động nhằm
thể hiện vai trị gương mẫu xung kích của tuổi trẻ.


*/ Cán bộ, giáo viên là đoàn viên Đồn TNCS Hồ Chí Minh nhìn chung tích cực,
nhiệt tình và có sự nỗ lực cao khi được giao nhiệm vụ.



Hạn chế:


*/ Chưa thể hiện được tính chủ động trong mọi hoạt động để thể hiện vai trò xung
kích, đầu tàu của tuổi trẻ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

*/ Có dấu hiệu “lão hố” ở một vài Đồn viên thể hiện: thiếu sức sống, thiếu
nhiệt huyết trong các hoạt động của Đoàn.


3./ Hội Phụ huynh.


Năm học qua Hội Phụ huynh của trường đã có nhiều hoạt động tích cực góp phần
quan trọng vào việc hồn thành nhiệm vụ năm học.


*/ Công tác phối hợp hoạt động giữa Lãnh đạo trường và ban đại diện Hội phụ
huynh bảo đảm thường xuyên và khá chặt chẽ. Hội phụ huynh mà trực tiếp là anh Sung
ln gắn bó và thường xuyên có mặt cùng nhà trường trong các hoạt động.


*/ Hội đã chủ động phối hợp cùng nhà trường động viên kịp thời những thầy cô
giáo và học sinh có thành tích xuất sắc trong các hoạt động đồng thời cùng nhà trường
phát hiện và phối hợp với các cơ quan chức năng giáo dục con em.


<i><b>IX./ Công tác quản lý.</b></i>
Ưu điểm.


*/ Đã xây dựng kế hoạch hoạt đơng của tồn trường từng kỳ, từng tháng và triển
khai đầy đủ đến từng cán bộ, giáo viên.


*/ Tập trung chỉ đạo nhiệm vụ trọng tâm của năm học theo đúng quy trình và yêu
cầu của từng nhiệm vụ.



*/ Bảo đảm công tác thanh tra, kiểm tra. Thanh tra tồn diên: 17 người. Trong
đó: Tốt: 14; Khá: 03.


Thanh tra từng mặt: 06. Trong đó: Tốt: 03; Khá: 02; Trung bình: 01.


*/ Chỉ đạo và làm tốt cơng tác tham mưu với lãnh đạo nganh, với địa phương
trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục trên địa bàn.


*/ cán bộ quản lý nhiệt tình, chịu khó và có tinh thần khắc phục khó khăn để nắm
bắt tình hình và nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ được giao.


Hạn chế.


*/ Chỉ đạo cơng tác duy trì số lượng chưa tốt, chưa thật sự chủ động trong công
tác tổ chức vận động học sinh đến trường.


*/ Công tác thanh tra, kiểm tra tuy đã có cố gắng nhưng tác dụng và hiệu quả của
công tác thanh tra chưa cao.


*/ Những hình ảnh tấm gương tận tụy với công việc với học sinh chưa được ghi
nhận và động viên đúng mức để toàn đội ngũ học tập.


*/ Chỉ đạo tổ chức sinh hoạt tổ chuyên môn chưa đổi mới và hiệu quả chưa cao.
Triển khai công tác chuyên môn ở các tổ chưa kịp thời.


*/ Sinh hoạt tổ chun mơn cịn thiếu nội dung cụ thể và thiết thực, chưa đi sâu
vào trao đổi, học hỏi, rút kinh nghiệm và bàn bạc giải pháp nâng cao chất lượng dạy và
học. Tổ chuyên môn chưa thực sự là nền tảng của việc nâng cao chất lượng dạy và học
để thực hiện mục tiêu: dạy thật, học thật, chất lượng thật.



<b>C./ Một số nội dung công tác hè 2009.</b>
1./ Bàn giao học sinh về địa phương.


Đoàn thanh niên, Đội Thiếu niên và GVCN phối hợp lập danh sách học sinh và tổ
chức chuyển giao cho Đoàn thanh niên các khu phố.


Thời gian: trước ngày 10 tháng 06 năm 2009.
2./ Hướng dẫn học sinh ôn tập thi lại.


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

GVCN các lớp giao đề cương cho học sinh trong ngày tổng kết toàn trường.
3./ Bồi dưỡng tin học và xây dựng trang Web trực tuyến của các tổ và cá nhân.
*/ Mỗi giáo viên chủ động tự học để nâng cao trình độ tin học, trong đó giáo viên
Tiếng Anh, Vật lý, Sinh và Hố phải có năng lực và chuẩn bị cho việc giảng dạy phịng
bộ mơn.


*/ Mỗi cá nhân có 05 bài viết và 05 tư liệu đưa vào trang Web cá nhân và của nhà
trường. Các tổ chuyên môn tiến hành triển khai xây dựng trang Web của tổ.


4./ Chuẩn bị phương án, tiến hành điều tra trình độ chuẩn bị kế hoạch phổ cập của
năm 2009.


5./ Tham gia Đại hội Thể dục thể thao Phường.
Thời gian: Vào khoảng 14,15 tháng 8 năm 2009


*/ Tập luyện tham gia đồng diễn. Huy động học sinh từ khối 7- 9 vào khoảng từ
450 - 500 em. Giáo viên chủ nhiệm theo dõi, giáo viên Thể dục chuẩn bị nội dung
đồng diễn và tổ chức tập luyện.


-/ Thời gian tập luyện: Từ 02 tháng 08 năm 2009. Học sinh khối 8,9 (mới).


-/ Tham gia làm nền: Học sinh khối 7 (mới).


*/ Tham gia làm trọng tài đại hội theo yêu cầu của địa phương.
6./ Bảo quản và tu bổ cơ sở vật chất chuẩn bị cho năm học mới.
Thay mặt bàn và ghế ở các phòng học (170 bàn và 120 ghế học sinh)
Sắp xếp lại bàn ghế ở tất cả các phòng học cho đồng bộ và thống nhất.
Sắp xếp và ổn định các phòng làm việc, kho thiết bị.


Làm bục giảng và cửa của 02 phịng học để bố trí phịng học về cùng một dãy.
Tiến hành làm lại 70m hàng rào phía trước và nhà thường trực sau khi thực hiện
kế hoạch giải toả để mở rộng đường Hai Bà Trưng của Thị xã và Phường.


Kiểm tra và sửa chữa, bổ sung hệ thống điện, nước toàn trường và quạt, điện
chiếu sáng trong các phòng học.


Giữ vệ sinh trường lớp và bảo quản cơ sở vật chất trong dịp hè.


Tinh thần chung là sẽ phải huy động ít nhất 50 ngày cơng của lực lượng Đoàn
viên giáo viên và một số giáo viên nam của trường.


7./ Hoàn thành sắp xếp, bổ sung thiết bị và xây dựng kế hoạch sử dụng phòng
dạy ngoại ngữ.


<i> Đông Hà; ngày 25 tháng 05 năm 2009</i>


Hiệu trưởng


</div>

<!--links-->

×