Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Giải pháp hoàn thiện công tác thu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp trên địa bàn tỉnh an giang (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (295.17 KB, 8 trang )

TĨM TẮT LUẬN VĂN
Luật thuế sử dụng đất Phi nơng nghiệp (SDĐPNN) được Quốc Hội khóa 12
thơng qua ngày 17/06/2010 và được áp dụng từ ngày 01/01/2012 thay thế Pháp
lệnh thuế nhà đất nhằm tăng cường việc quản lý đất đai, thúc đẩy sử dụng đất đai
có hiệu quả và tăng thu cho NSNN.
Tuy nhiên, việc thực hiện kê khai, nộp thuế SDĐPNN của các chủ sử dụng
đất còn chưa đầy đủ, chưa nghiêm túc như: chậm kê khai thuế, chậm nộp thuế, kê
khai chưa đúng với diện tích đất được giao (tổ chức), chưa khai thác hết nguồn thu
từ thuế SDĐPNN…, từ đó làm thất thu ngân sách, khó khăn trong việc quản lý về
việc SDĐPNN trên địa bàn tỉnh và chưa đáp ứng được mục tiêu nhằm hoàn thiện
công tác thu thuế SDĐPNN, đảm bảo thực hiện đúng đắn và hiệu quả chính sách
pháp luật thuế SDĐPNN, góp phần chống thất thu NSNN, đảm bảo công bằng xã
hội và tăng cường công tác thu ngân sách của nhà nước từ đất đai trên địa bàn tỉnh
An Giang nên tác giả lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Giải pháp hồn thiện cơng tác
thu thuế sử dụng đất phi nơng nghiệp trên địa bàn tỉnh An Giang để phân tích và
đánh giá thực trạng công tác thu thuế SDĐPNN tại Cục Thuế tỉnh An Giang.
Trên cơ sở đó, đề ra những giải pháp, kiến nghị để tăng cường công tác thu
thuế SDĐPNN vừa đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu được giao hàng năm vừa thực
hiện tốt Luật thuế SDĐPNN. Số liệu thống kê và tài liệu nghiên cứu được thu thập
từ nguồn số liệu qua Báo cáo thống kê về tình hình thu thuế SDĐPNN năm 2012
- 2014; Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ của ngành Thuế tỉnh An Giang
năm 2012, năm 2013, năm 2014; tài liệu Báo cáo thường niên năm 2012, 2013,
2014 và các văn bản hiện hành liên quan đến công tác quản lý thuế SDĐPNN
Tổng cục Thuế; các sách, báo, tạp chí chuyên Ngành Thuế, Tài chính, kết quả
nghiên cứu đã cơng bố của các cơ quan nghiên cứu, các nhà khoa học trong và
ngoài nước, các tài liệu trên mạng internet về lĩnh vực Thuế; số liệu thu thập từ Sở
Tài nguyên và mơi trường tỉnh An Giang, các sở ban ngành có liên quan,…
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu, thống kê, phân tích tổng hợp,
so sánh, ….Kết quả đạt được thơng qua đề tài là:
Đề tài hệ thống hóa được một số vấn đề lý luận cơ bản về thuế, công tác thu



thuế SDĐPNN; phân tích kinh nghiệm cơng tác thu thuế SDĐPNN của một số
nước, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm và một số giải pháp nhằm hoàn thiện công
tác thu thuế SDĐPNN cho Cục Thuế tỉnh An Giang, đảm bảo thực hiện tốt pháp
luật thuế và tăng thu NSNN địa phương.
Là tài liệu tham khảo cho các học viên cao học, sinh viên chuyên ngành quản
lý kinh tế và cho các cơng trình nghiên cứu liên quan.
Phân tích, đánh giá thực trạng công tác thu thuế sử dụng đất Phi nông nghiệp
trên địa bàn tỉnh An Giang trong thời gian qua.
1. Việc khai thuế, nộp thuế đối với tổ chức
Cục Thuế phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện chức năng
hướng dẫn các tổ chức trong việc xác định căn cứ tính thuế như hạn mức, giá tính
thuế và thuế suất. Đối với tổ chức kinh tế đã tự xác định nghĩa vụ, tự kê khai theo
mẫu tờ khai số 02/TK-SDĐPNN, tự tính thuế, tự nộp tiền thuế vào NSNN và tự
chịu trách nhiệm trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế của mình đúng thời hạn theo
Luật Quản lý thuế. Như vậy tờ khai đối với các tổ chức được các tổ chức tự kê
khai. Theo quy định, Chi cục Thuế là nơi tiếp nhận tờ khai của tổ chức, tiến hành
lập bộ và theo dõi thu nộp đối với tiền thuế SDĐPNN và thông qua công tác
thanh tra, kiểm tra đã đối chiếu và xác định độ chính xác của thơng tin đã kê khai
và thực hiện điều chỉnh, xử phạt theo quy định đối với các trường hợp có hành vi
trốn thuế
Qua phân tích số thu thuế SDĐPNN của các tổ chức qua các năm đều tăng,
với năm 2012 là 624.225.990 đồng, năm 2013 là 1.204.055.696 đồng và năm 2014
là 1.349.139.427 đồng.
2. Việc khai thuế, nộp thuế đối với hộ gia đình, cá nhân
Cục thuế tỉnh An Giang đã chỉ đạo Chi cục Thuế huyện, thị xã, thành phố trên
địa bàn phối hợp chặt chẽ với UBND cấp xã đến từng hộ dân phát tờ khai đối với
hộ gia đình và cá nhân. Căn cứ vào thơng tin cá nhân, diện tích đất đang sử dụng,
các cá nhân đã thực hiện kê khai theo mẫu tờ khai số 01/TK- SDĐPNN. Tính đến
31/12/2014 đã có 329.401 tờ khai của hộ gia đình và cá nhân, tổng diện tích đã kê

khai là 760,25 ha, số tiền đã nộp vào NSNN 13.503 triệu đồng.


3. Đánh giá tình hình thực hiện cơng tác thu thuế SDĐPNN
Luật thuế sử dụng đất phi nơng nghiệp có nhiều thay đổi căn bản so với Thuế
nhà, đất trước đây. Việc tính thuế căn cứ theo giá đất được Ủy ban nhân dân tỉnh
An Giang ban hành; Thuế suất được xác định theo mức lũy tiến của diện tích đất
sử dụng để khuyến khích sử dụng đất tiết kiệm, hạn chế đầu cơ; đồng thời đối
tượng chịu thuế bao quát được tất cả các đối tượng sử dụng đất phi nơng
nghiệp từ đó nâng cao hiệu quả quản lý đất đai.
Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp quy định tuỳ mục đích sử dụng đất
tương ứng thì có mức thuế suất khác nhau cho từng mục đích sử đất .
Đối với hộ, gia đình cá nhân: số lượng tờ khai thuế SDĐPNN đều tăng qua các
năm với năm 2013 là 324.621 tờ khai, tăng 25,3% so với tờ khai năm 2012 là
258.612 tờ khai và năm 2014 là 329.401 tờ khai, tăng 27,4 % so với năm 2013 là do
trong năm người sử dụng đất thực hiện tách thửa, đất dự án của các tổ chức kinh
doanh hạ tầng chuyển nhượng cho hộ gia đình, cá nhân.
Đồng thời diện tích đất kê khai, nộp thuế của cũng tăng hàng năm, với năm
2013 là 7.507,2 ha, tăng 15,2 % so với năm 2012 là 6.513,4 ha và năm 2014 là
7.602,5 ha, tăng cao hơn năm 2013 là 16,7% do có nhiều hộ thực hiện kê khai,
đất vắng chủ, chuyển mục đích sử dụng đất, trúng đấu giá quyền sử dụng đất.
Tuy nhiên, số thu thuế SDĐPNN có xu hướng giảm qua từng năm như: 2013 là
14.024 triệu đồng, thấp hơn số thu của năm 2012 là 16.297 triệu đồng là do năm
2012 có số thu của thuế nhà đất năm 2011 chuyển sang, đến năm 2014 thì số thu
tiếp tục giảm với số tiền thuế thu được là 13.503 triệu đồng, bằng 95,06% so với
năm 2013 là do khi xây dựng bảng giá đất hàng năm một số huyện đã điều chỉnh lại
giá đất tại các đoạn giáp ranh cho phù hợp mà trước đây có sự chênh lệch lớn; nhà
nước thu hồi đất của hộ gia đình cá nhân để sử dụng vào mục đích đất trụ sở, cơ
quan, đất quốc phòng an ninh,..
- Đối với tổ chức thì số lượng tờ khai, diện tích và số thuế phải nộp của thuế

SDĐPNN từ năm 2012 đến năm 2013 đều tăng là do: Đất của các dự án đầu tư
kinh doanh hạ tầng và xây dựng nhà để bán cịn trong giai đoạn thực hiện, chưa
hồn thành; đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để sử dụng vào mục đích đất
cơ sở, sản xuất kinh doanh,..


Xét về tổng thế, thuế SDĐPNN có số thu chiếm tỉ lệ không lớn trong tổng thu
ngân sách, cụ thể năm 2012 chiếm tỷ lệ 0,33%, năm 2013, năm 2014 là 0,27% ,
nhưng xét về mặt xã hội (đối với hộ gia đình cá nhân) nó đã thể hiện được sự cơng
bằng hơn mà cụ thể là: Người có quyền sử dụng đất với diện tích nhỏ (đủ để ở) thì
nộp thuế ít cịn người có quyền sử dụng đất của nhiều thửa đất với diện tích đất lớn thì
phải nộp thuế nhiều (phần thuế phải nộp thêm sau khi nộp thuế cho từng thửa đất và
thực hiện khai tờ khai tổng hợp).
3. Đánh giá chung về công tác thu thuế sử dụng đất Phi nông nghiệp tại An
Giang
- Những kết quả đạt được: Việc triển khai thu thuế đất phi nông nghiệp
theo Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp đã được Bộ Tài chính chỉ đạo thực
hiện bằng văn bản và kế hoạch triển khai cụ thể. Trên cơ sở đó UBND tỉnh đã
thành lập Ban chỉ đạo triển khai Luật thuế SDĐPNN trực tiếp chỉ đạo các cơ
quan ban ngành cùng chính quyền đại phương vào cuộc; Cục Thuế tỉnh là cơ quan
đầu mối tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo triển khai và phân công nhiệm vụ
cho các đơn vị thực hiện các công việc phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của
từng đơn vị đó. Đặc biệt, vai trò chủ yếu trong nhiệm vụ này là của UBND cấp
huyện và Chi cục Thuế cấp huyện, thông qua công tác triển khai Luật thuế sử dụng
đất phi nơng nghiệp, chính quyền cơ sở có điều kiện rà sốt việc thực hiện cơng
tác quản lý đất đai của địa phương mình, đồng thời khai thác nguồn thu đảm bảo
cho việc chi tiêu ngân sách của địa phương, do vậy UBND các huyện, thị xã,
thành phố trên địa bàn đã tích cực vào cuộc triển khai theo chỉ đạo của Ban chỉ đạo
cấp tỉnh, thành lập các ban chỉ đạo triển khai và có các kế hoạch và biện pháp cụ
thể để triển khai đến từng xã, phường, khóm, ấp, tổ dân phố. Kết quả thuế

SDĐPNN là loại thuế có số thu đứng thứ ba trong tổng các khoản thu của NSNN
về đất, năm 2012 chiếm tỷ lệ 4,8%, năm 2013 là 6,3%, năm 2014 là 3,0%.
- Những mặt hạn chế:
Thứ nhất, về diện tích đất nộp thuế: Diện tích lập bộ thuế SDĐPNN so với
diện tích hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp do cơ quan tài ngn mơi trường
cịn chênh lệch với nhau, cịn xảy ra trường hợp bỏ sót đối tượng chịu thuế và
người nộp thuế.


Thứ hai, việc cấp mã số thuế cho người nộp thuế đôi khi bị trùng nhau, gây
bức xúc cho người nộp thuế khi nhận thông báo nộp thuế và công tác chấm bộ thuế
bị nhầm lẫn.
Thứ ba, là nội dung tờ khai thuế còn rườm rà, nhiều chỉ tiêu nên người sử
dụng đất khi kê khai cịn sai sót, do đó cơ quan thuế phải hướng dẫn người nộp
thuế kê khai lại, từ đó gây lãng phí tờ khai thuế và thời gian của cơ quan thuế và
người nộp thuế, ảnh hưởng đến công tác lập bộ và thu thuế chậm so với thời gian
quy định.
Thứ tư, điểm khác biệt giữa thuế SDĐPNN với thuế nhà đất trước đây
là người sử dụng đất có nhiều thửa đất phải thực hiện lập tờ khai tổng hợp để xác
định số thuế phải nộp thêm (nếu có) sau khi đã thực hiện kê khai thuế với từng
thửa đất. Việc này gây khó khăn cho công tác đôn đốc thu nộp của cơ quan
thuế đối với trường hợp thuộc diện phải kê khai tổng hợp, đặc biệt là những người
nộp thuế có nhiều thửa đất tại các quận, huyện khác nhau.
Thứ năm, về hạn mức đất ở làm căn cứ tính thuế: Luật Thuế SDĐPNN đã quy
định cụ thể về cách xác định hạn mức đất ở làm căn cứ tính thuế, theo đó cách xác
định hạn mức tính thuế dựa vào thời điểm cấp giấy chứng nhận QSDĐ và quy định
về hạn mức giao đất ở, hạn mức công nhận đất ở của UBND tỉnh tại từng thời điểm
khác nhau. Trên thực tế không phải ai cũng nắm được quy định về hạn mức giao
đất ở, hạn mức công nhận đất ở của UBND tỉnh tại từng thời điểm để kê khai đúng
theo quy định.

Thứ sáu, quy định về miễn thuế đối với đất xây dựng nhà tình nghĩa (nhà đại
đồn kết), nhưng trường hợp đất không phải do nhà nước giao đất mà có người sử
dụng đất tự có thì có được miễn thuế? Mặt khác, trường hợp người được cấp nhà
tình nghĩa, đại đoàn kết đã chết, để lại cho người thừa kế tiếp tục sử dụng nhà và
quyền sử dụng đất ở thì người thừa kế có tiếp tục được hưởng chính sách miễn
thuế?
Thứ bảy, Luật thuế SDĐPNN quy định đối với đất thuê của nhà nước cũng
thuộc đối tượng phải nộp thuế SDĐPNN, như vậy khi được Nhà nước cho th đất
thì trên cùng một diện tích đất mà người sử dụng đất phải nộp cho Nhà nước 02
khoản thu từ đất đai là phải nộp tiền thuê đất và nộp thuế SDĐPNN, trong khi đó


thì quyền sử dụng đất thuê (trả tiền thuê đất hàng năm) đã bị hạn chế theo quy định
của Luật Đất đai.
Thứ tám, theo quy định mức thu thuế SDĐPNN tính theo bảng giá đất do UBND
tỉnh ban hành. Thực tế cho thấy, nhiều nơi có giá đất thấp từ vài trăm ngàn đồng đến
dưới 500 ngàn đồng/m2 (như đất ở khu dân cư nông thôn tại các tuyến đường do xã,
huyện quản lý; đất hẻm ở các tuyến đường loại 4, vị trí 4, khu vục cịn lại). Với giá đất
thấp, cùng với diện tích đất tính thuế nhỏ, đồng thời được hưởng chính sách giảm thuế
thì số thuế phải nộp của mỗi thửa có khi chỉ vài ngàn đồng/năm. Trong khi đó, cơ
quan thuế phải chi nhiều hơn cho công tác quản lý thu như: Tổ chức việc kê khai thuế,
in thông báo thuế, phát hành thông báo thuế, chi trả thù lao thu - nộp, quyết toán
thuế... , gây lãng phí trong cơng tác thu thuế SDĐPNN là chi phí hành thu cao hơn số
thuế thu được.
- Thứ chín, cơng tác về quy hoạch sử dụng đất vẫn còn nhiều tồn tại, bất cập,
chất lượng một số đồ án quy hoạch chưa cao, một số chỉ tiêu đất trồng lúa, đất
rừng, đất ở, đất sản xuất kinh doanh, đất cụm công nghiệp… chưa phù hợp với việc
phân khai từ quy hoạch sử dụng đất cấp trên và nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội
địa phương.
Trên cơ sở đánh giá thực trạng công tác thu thuế SDĐPNN tại Cục Thuế tỉnh

An Giang trong thời gian qua, Luận văn đã đề xuất một số giải pháp nhằm tăng
cường công tác thu thuế SDĐPNN tại Cục Thuế tỉnh An Giang như sau:
1. Giải pháp đẩy mạnh công tác tun truyền
Nhằm góp phần áp dụng thành cơng Luật thuế SDĐPNN, tăng thu ngân sách
cần tăng cường công tác tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế ở tất cả các khâu, các
bộ phận, các lĩnh vực, đảm bảo phương châm hành động của ngành thuế theo
hướng “ minh bạch, chuyên nghiệp, liêm chính, đổi mới” đi vào thực chất. Các cơ
quan thông tin đại chúng, hệ thống giáo dục quốc gia có trách nhiệm đẩy mạnh
cơng tác tun truyền, giáo dục về các chính sách thuế SDĐPNN để mọi tổ
chức, cá nhân hiểu rõ và tự giác chấp hành nghiêm chỉnh, cần biểu dương các tổ
chức, cá nhân thực hiện tốt nghĩa vụ thuế thuế SDĐPNN, đồng thời phê phán
mạnh mẽ các hiện tượng vi phạm pháp luật thuế SDĐPNN.
2. Giải pháp nâng cao năng lực cán bộ


Cục Thuế cần thường xuyên mở các lớp đào tạo bồi dưỡng nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức của
cán bộ thuế trong cơng tác th thuế nói chung và đối với cơng tác thu thuế
SDĐPNN nói riêng nhằm đáp ứng nhu cầu công tác được giao.
Xây dựng chế độ lương đảm bảo được nhu cầu sinh sống để công chức thuế
có thể n tâm cơng tác, đồng thời có chế độ khen thưởng xứng đáng, kịp thời đối
với công chức hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
3. Ban hành mới quy định về trình tự, thủ tục luân chuyển hồ sơ, xác định,
nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất trên địa bàn tỉnh
Giải pháp này được xây dựng trên cơ sở quy định của Nghị định số
43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số
điều của Luật Đất đai và Công văn số 15286/CQLCS-BTC ngày 23/10/2014 của
Bộ Tài chính về việc hướng dẫn tạm thời về trình tự, thủ tục thẩm định giá đất và
hồ sơ, trình tự, thủ tục, luân chuyển hồ sơ của người sử dụng đất khi thực hiện
nghĩa vụ tài chính về đất đai.

4. Giải pháp thu thuế đối với đất vắng chủ
Để có thơng tin theo dõi cơ quan thuế phối hợp với cơ quan chức năng, chính
quyền địa phương và chủ đầu tư dự án (trường hợp đất nằm trong dự án), căn cứ
vào dữ liệu thuế nhà đất đã có tại địa phương, thực hiện gửi Thông báo thuế đồng
thời lập sổ theo dõi đấy vắng chủ làm cơ sở để đôn đốc kê khai, truy thu số thuế
phải nộp, thực hiện phạt nộp chậm khi người có QSDĐ có mặt tại địa phương hoặc
NNT thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài
sản gắn với đất.
5. Giải pháp thu thuế thông qua công tác kiểm tra đất dự án
Thông qua công tác kiểm tra tiến độ của các dự án đầu tư kinh doanh cơ
sở hạ tầng, các dự án đầu tư kinh doanh nhà để bán nhằm đôn đốc các chủ đầu tư
thực hiện kê khai thuế SDĐPNN và các sắc thuế khác như thuế giá trị gia tăng và
thu nhập doanh nghiệp. Việc kê khai và nộp thuế của các các loại thuế này có
quan hệ với nhau nên từ một loại thuế này có thể xác định các hành vi khai sai,
khai thiếu của loại thuế khác.


6. Giải pháp thu thuế qua v i ệ c kê khai tổng hợp đối với người nộp thuế
có nhiều thửa đất
Chi cục Thuế thực hiện rà sốt thơng tin đăng ký thuế của người nộp thuế từ đó
thơng báo danh sách đến các Chi cục Thuế trên địa bàn được biết để thực hiện gửi
thông báo, đôn đốc NNT thực hiện kê khai tổng hợp, tránh tình trạng người sử dụng
đất lợi dụng kẽ hở quản lý để trốn tránh việc khai tờ khai tổng hợp và trốn thuế,
gây thất thu ngân sách.
Cục thuế với vai trò là đầu mối phải thường xuyên tổng hợp kết quả hực hiện
của các Chi cục Thuế, đối chiếu với kết quả đã tổng hợp được để kịp thời đôn đốc
các Chi cục Thuế thực hiện.
7. Kiểm tra đánh giá thực hiện các giải pháp
Việc triển khai các giải pháp nhằm thực hiện tốt công tác triển khai Luật thuế
SDĐPNN đã đặt ra địi hỏi phải có sự triển khai đồng bộ, kèm theo là công tác

giám sát, kiểm tra việc thực hiện.
Để các giải pháp nêu trên đạt hiệu quả cao, luận văn đã mạnh dạn đưa ra một
số kiến nghị với: Chính phủ, Bộ, Ngành Trung ương, Bộ Tài chính, Tổng cục
Thuế, cấp ủy, chính quyền địa phương về các nội dung liên quan để tăng cường
cong tác thu thuế trên địa bàn tỉnh An Giang vừa đảm bảo thu đúng, thu đủ kịp thời
nguồn thu vào ngân sách Nhà nước, vừa tạo điều kiện cho người sử dụng đất thực
hiện tốt quyền và nghĩa vụ khi sử dụng đất
Với trình độ nhận thức và năng lực đánh giá, phân tích còn hạn chế, nên việc
nhận định trong luận văn này chưa sâu sắc, đầy đủ. Nhưng xuất phát từ công tác
thực tiễn của bản thân, tôi hy vọng những ý kiến trong luận văn sẽ góp phần giúp
cho Ban Lãnh đạo Cục Thuế đưa ra những giải pháp trong chỉ đạo công tác thu
thuế SDĐPNN tại Cục Thuế tỉnh An Giang đạt hiệu quản hơn.
Đề tài nghiên cứu của Luận văn còn khá mới mẻ đối với ngành thuế của tỉnh
An Giang, cũng như với thời gian nghiên cứu có hạn và trình độ lý luận, thực tiễn
cịn nhiều hạn chế nên luận văn khơng tránh khỏi những thiếu sót, chất lượng chưa
cao. Do đó, bản thân rất mong nhận được sự thơng cảm, sự tham gia đóng góp ý
kiến quý báu của quý Thầy, Cô giáo để luận văn được hoàn thiện hơn./.



×