Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp của chính quyền tỉnh xiêng khoang nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (185.06 KB, 7 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việc được Nhà nước quan tâm, hỗ trợ phát triển bằng nhiều chính sách ưu đãi và
khơng bị phân biệt đối xửlà đòi hỏi cấp thiết của các doanh nghiệp tại Lào nói chung và
tỉnh Xiêng Khoang nói riêng. Tuy nhiên, cộng đồng doanh nghiệp tại đây cũng là đối
tượng chịu nhiều rủi ro khi thị trường thế giới biến động, có thể dẫn tới hệ quả là hàng
sản xuất ra không được thị trường chấp nhận, chi phí sản xuất khó xác định, khó khăn
trong việc duy trì hoạt động ổn định và liên tục. Điều này ảnh hưởng đến khả năng sản
xuất hàng hóa cho thị trường và ổn định nguồn thu chohoạt động của Nhà nước.
Đặt trong bối cảnh Lào có sự chuyển đổi từ “cơ chế kế hoạch hóa tập
trung”thành“cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa”, điều này nhất thiết chỉ
ra rằng phải có những thay đổitrên nhiều lĩnh vực, trong đó thay đổi trong lĩnh vực kinh
tế là thay đổi đóng vai trị quan trọng nhất. Từ năm 1998, những thay đổi trong lĩnh vực
kinh tế bắt đầu từng bước thực hiện thông qua“cải cách hệ thống chính sách thuế” và tổ
chức lại“bộ máy ngành thuế” từ Trung ương đến địa phương đã phát huy vai trị tích cực
trong việc định hướng xuất khẩu hàng hóa và góp phần tăng nguồn thu cho hoạt động của
Nhà nước. Bên cạnh đó, Nhà nước cũng có nhiều chính sách nhằm khuyến khích hỗ trợ
các doanh nghiệp phát triển thơng qua các chính sách hỗ trợ tài chính, địa điểm sản xuất
kinh doanh, cải cách thủ tục hành chính, ...
Q trình thực thi chính sách qua đánh giá lại nhận thấy còn tồn tại những bất cập
trong quy trình quản lý, sử dụng ứng dụng tin học, bố trí và đào tạo nguồn nhân lực sao
cho phù hợp để từng bước khắc phục và nâng cao vai trò quản lý của các cơ quan của
Nhà nước trong hoạt động hỗ trợ các doanh nghiệp, tạo động lực cho nền kinh tế phát
triển ổn định.
Từ thực tiễn tổ chức thực thi chính sách, có thể thấy rằng việc nghiên cứu trên nền
tảng cơ sở lý thuyết và đối chiếu với thực tế sinh động tại địa phương để tìm ra những
mặt cịn hạn chế, từ đó có những giải pháp phù hợp đểhoàn thiện, tác giả nhận thấy việc
tiến hành đề tài “CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP CỦA CHÍNH QUYỀN


TỈNH XIÊNG KHOANG NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO” có ý


nghĩa thiết thực cả về lý luận lẫn thực tiễn.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Thứ nhất, tổng hợp trình bày có hệ thống những vấn đề khái quát về khung lý
thuyết của “chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp”.
Thứ hai, phân tích thực trạng “chính sách hỗ trợ doanh nghiệp” của chính quyền
tỉnh Xiêng Khoang nước Cộng hịa Dân chủ Nhân dân Lào giai đoạn 2011 - 2015.
Thứ ba, đề xuất những giải pháp để hoàn thiện các “chính sách hỗ trợ doanh
nghiệp” của tỉnh Xiêng Khoang đến năm 2020.
3. Kết cấu luận văn
Chương 1: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về chính sách hỗ trợ doanh
nghiệp.
Luận văn đã hệ thống lại các khái niệm về doanh nghiệp từ đó nêu bật lên những
đặc điểm và vai trò của doanh nghiệp đối với nền kinh tế, và các khái niệm về chính sách
hỗ trợ doanh nghiệp để từ đó tìm hiểu mục tiêu, chủ thể và đối tượng của chính sách hỗ
trợ, các chính sách bộ phận (chính sách hỗ trợ về tài chính, chính sách hỗ trợ về địa điểm
sản xuất kinh doanh, chính sách hỗ trợ về đổi mới khoa học công nghệ, chính sách hỗ trợ
phát triển nguồn nhân lực, chính sách xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường, và chính
sách trợ giúp về thông tin cho doanh nghiệp), cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến chính
sách hỗ trợ doanh nghiệp. Luận văn cũng kết hợp giữa lý luận và thực tiễn thơng qua việc
trình bày một cách hệ thống các kinh nghiệm xây dựng và thực thi chính sách tại nước
Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, một số tỉnh khác của nước Cộng hòa Dân chủ
Nhân dân Lào, từ đó đưa ranhững vấn đề mang tính định hướng cho tỉnh Xiêng Khoang
trong xây dựng và thực thi “chính sách hỗ trợ doanh nghiệp”.
Chương 2: Phân tích thực trạng chính sách hỗ trợ doanh nghiệp của chính
quyền tỉnh Xiêng Khoang nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.
Luận văn đã tiến hành phân tích thực trạng các doanh nghiệp tại tỉnh Xiêng
Khoang, trong đó tập trung vào các tiêu chí như số lượng, cơ cấu, quy mơ vốn và hiệu
quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong giai đoạn 2011-2015. Qua đó, nhận thấy



loại hình doanh nghiệp thành lập tại tỉnh Xiêng Khoang tập trung vào hai loại hình doanh
nghiệp là doanh nghiệp tư nhân và công ty trách nhiệm hữu hạn, đa số là các nhà đầu tư
trong nước, các nhà đầu tư nước ngồi ít đầu tư tại tỉnh Xiêng Khoang; cơ cấu theo ngành
nghề (theo tiêu chí số lượng) tập trung chủ yếu vào lĩnh vực thương mại, buôn bán bẻ, cơ
cấu theo ngành nghề đầu tư (theo tiêu chí vốn đầu tư đăng ký) giữa các lĩnh vực chính
như nông nghiệp, công nghiệp và thương mại dịch vụ khá đều và hợp lý, tuy nhiên nguồn
vốn tư nhân chủ yếu tập trung vào ngành nông nghiệp, du lịch, công nghiệp chế biến và
khai thác quặng là chính. Tỉnh Xiêng Khoảng đạt được một số kết quả như: tổng giá trị
xuất khẩu tăng hơn 100% tổng giá trị xuất khẩu 5 năm trước, phần lớn tăng từ xuất khẩu
nông nghiệp và chăn nuôi; tổng giá trị nhập khẩu đạt được kế hoạch đề ra, nhập khẩu chủ
yếu là sản phẩm gia dụng và sản phẩm sử dụng trong hoạt động đầu tư; và cán cân
thương mại thặng dư do các sản phẩm xuất khẩu mang lại.
Đồng thời, luận văn đã tiến hành phân tích dựa trên khung lý thuyết về nội dung
các chính sách, kết quả thực hiện và đánh giá chính sách, tập trung vào 6 chính sách hỗ
trợ về tài chính, địa điểm sản xuất kinh doanh, đổi mới khoa học công nghệ, nguồn nhân
lực, giao thương, mở rộng thị trường, và thông tin cho doanh nghiệp.Khi phân tích từng
chính sách, tác giả cũng đưa ra những lưu ý về chính sách khuyến nghị sẽ nêu tại chương
3 để người đọc dễ theo dõi thơng tin. Cụ thể:
Chính sách sách hỗ trợ tài chính bước đầu đã phát triển được mơi trường tài chính
minh bạch, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận với các nguồn lực tài chính.
Chính quyền tỉnh Xiêng Khoang đã cơng bố, công khai tạo thuận lợi cho nhà đầu tư. Tuy
nhiên, tác giả cho rằng vẫn cần thêm thời gian để ghi nhận ý kiến phản hồi từ chất lượng
của các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp thơng qua chính sách hỗ trợ tài chính của tỉnh Xiêng
Khoang, đồng thời tỉnh Xiêng Khoang cần phát triển thêm đa dạng các loại hình hỗ trợ tài
chính khác.
Chính sách hỗ trợ về địa điểm sản xuất kinh doanh: Chính quyền tỉnh Xiêng
Khoang đã gửi đến doanh nghiệp thơng điệp về tính minh bạch của địa phương, và giá cả
các dịch vụ cơ bản như trình bày cũng được giữ vững ổn định, qua đó tạo niềm tin cho
các nhà đầu tư khi tiến hành đầu tư tại địa phương.



Chính sách hỗ trợ về đổi mới khoa học cơng nghệ: Tỉnh Xiêng Khoang chưa có
chính sách hỗ trợliên quan. Hiện các chính sách này đang trong giai đoạn nghiên cứu, học
hỏi từ thực tiễn các địa phương khác để từng bước thực hiện tại tỉnh.
Chính sách hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực: trình độ dân trí nhìn chung chưa cao,
lao động có kỹ năng và trình độ cịn ít. So với yêu cầu phát triển hiện tại thì còn thiếu
nhiều lao động cả về số lượng và chất lượng. Trong thời gian tới khi lao động được di
chuyển tự do trong khối cộng đồng chung ASEAN (AEC) thì sẽ đặt ra nhiều thách thức
cho tỉnh Xiêng Khoang cũng như cho nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào bởi nguồn
nhân lực có chất lượng cao hơn từ các nước láng giềng như Thái Lan, Việt Nam và
Campuchia sẽ có khả năng làm tỷ lệ thất nghiệp của cư dân địa phương tăng cao trong
bối cảnh chính phủ nước Cộng hịa Dân chủ Nhân dân Lào chưa có các chính sách phịng
vệ về lao động, song song đó, tác giả cho rằng việc phải nâng cao chất lượng đào tạo
trong đó việc cử đi đào tạo tại các nước có trình độ cao hơn sẽ giúp nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực cho lực lượng lao động của tỉnh Xiêng Khoang.
Chính sách xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường: Tỉnh Xiêng Khoang chưa có
chính sách xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường do các nguồn lực tại tỉnh cịn hạn chế
do đó tỉnh ưu tiên tập trung vào các chính sách cịn lại. Hiện các chính sách này đang
trong giai đoạn nghiên cứu, học hỏi từ thực tiễn các địa phương khác để từng bước thực
hiện tại tỉnh.
Chính sách trợ giúp về thơng tin cho doanh nghiệp: Nhìn chung tỉnh Xiêng
Khoang đã khắc phục được tương đối tốt việc thiếu hụt về thông tin, và khả năng tiếp cận
thông tin pháp luật, hạn chế rủi ro cho các nhà đầu tư khi đến đầu tư, kinh doanh tại tỉnh
Xiêng Khoang. Trong thời gian tới tỉnh Xiêng Khoang cần tập trung phát triển việc thông
tin qua hệ thống mạng Internet để tận dụng những ưu thế của khoa học công nghệ trong
việc quảng bá, và thu hút đầu tư đến hoạt động tại tỉnh Xiêng Khoang.
Luận văn đưa ra đánh giá chính sách hỗ trợ doanh nghiệp của chính quyền tỉnh
Xiêng Khoang từ năm 2011 đến năm 2015 thông qua đánh giá việc thực hiện mục tiêu hỗ
trợ doanh nghiệp, phân tích điểm mạnh, điểm yếu của chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, và
nguyên nhân của điểm yếu để có hướng và giải pháp trong chương 3.



Chương 3: Phương hướng và giải pháp hồn thiện chính sách hỗ trợ doanh
nghiệp tại tỉnh Xiêng khoang nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào đến năm 2020
Luận văn trình bày một cách ngắn gọn phương hướng hồn thiện chính sách hỗ trợ
doanh nghiệp trên cơ sở quan điểm chỉ đạo chung của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào và
Đảng bộ tỉnh Xiêng Khoang nhằm xác định rõ mục tiêu, u cầu hồn thiện chính sách.
Trên cơ sở đó và kết quả phân tích đã đề cập ở chương 2 về những chính sách cịn hạn
chế hoặc hướng cải thiện những chính sách đang thực hiện tốt, tác giả mạnh dạn đề xuất
những khuyến nghị để những người làm cơng tác quản lý có thể tham khảo trong q
trình điều hành, ra quyết định và xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật cho phù hợp
hơncho các giai đoạn phát triển trong tương lai, lưu ý đến các chính sách đổi mới khoa
học cơng nghệ, nguồn nhân lực và giao thương, mở rộng thị trường. Cụ thể:
Chính sách đổi mới khoa học công nghệ: cần sớm ban hành những cơ chế chính
sách bao gồm: hỗ trợ, thúc đẩy các doanh nghiệp tiếp thu các bí quyết cơng nghệ mới và
các công nghệ cao của thế giới để phục vụ sản xuất, hình thành các tổ chức nghiên cứu và
phát triển trong doanh nghiệp;xây dựng công thức phân chia lợi ích giữa bên tạo ra, bên
mơi giới và bên sử dụng, cụ thể hố cơ chế góp vốn bằng giá trị quyền sở hữu trí tuệ; tuy
nhiên cần lưu ý bản thân các doanh nghiệp cần chủ động, sáng tạo và có chiến lược rõ
ràng về đổi mới cơng nghệ, tìm ra các giải pháp phù hợp nhất với mỗi doanh nghiệp trong
q trình hiện đại hóa máy móc, thiết bị cơng nghệ thì các chính sách của tỉnh Xiêng
Khoang đề ra mới được thực thi trên thực tế, do đó cần có chính sách tun truyền, thơng
tin rộng rãi để doanh nghiệp nắm bắt được.
Chính sách phát triển nguồn nhân lực cần tập trung tăng cường đào tạo, bồi dưỡng
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực:thứ nhất là, người lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp
phải nâng cao trình độ và kiến thức quản trị kinh doanh của đội ngũgiám đốc và những
người lãnh đạo doanh nghiệp, thứ hai là, đội ngũ cán bộ làm công tác nghiên cứu, dự báo
và phát triển thị trường, thứ ba là, doanh nghiệp phải tuyển chọn và đào tạo được đội ngũ
cán bộ có chun mơn và cơng nhân có kỹ năng, có khả năng tiếp thu kiến thức mới và
vận hành những công nghệ sản xuất tiên tiến hiện đại, trực tiếp tổ chức sản xuất được

những mặt hàng có chất lượng cao đáp ứng yêu cầu của thị trường nước ngoài,thứ tư là,
doanh nghiệp phải tuyển chọn và đào tạo được đội ngũ cán bộ có kiến thức chun mơn


nghiệp vụ giỏi về tổ chức xuất nhập khẩu, có trình độ ngoại ngữ tốt, am hiểu về luật pháp
quốc tế, nắm vững các nguyên tắc thương mại quốc tế cũng như nâng cao kỹ năng và
nghệ thuật đàm phán.
Chính sách xúc tiến, mở rộng thị trường: xây dựng các Trung tâm nghiên cứu và
dự báo về thị trường phục vụ xuất khẩu có liên kết với nhauđể định hướng cho doanh
nghiệp, tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp trong việc phải tự nghiên cứu tìm hiểu thơng
tin về thị trường; xây dựng những quy định cụ thể các mức trợ giúp xuất khẩu cho từng
loại mặt hàng, đặc biệt cho những mặt hàng mới, tiếp cận thị trường mới.Tích cực tham
gia vào các hiệp định thương mại để tạo điều kiện cho đội ngũ doanh nhân có điều kiện đi
lại, giao lưu học hỏi giao thương với các nước trong khu vực Đông Nam Á, châu Á và
quốc

tế.


KẾT LUẬN
Từ thực tiễn của q trình thực thi chính sách đánh giá lại còn tồn tại những bất
cập trong quy trình quản lý, năng lực tiếp cận và ứng dụng tin học, bố trí đào tạo nguồn
nhân lực sao cho phù hợp để từng bước khắc phục và tăng cường khả năng quản lý của
các cơ quan Nhà nước trong hoạt động hỗ trợ các doanh nghiệp, tạo động lực cho nền
kinh tế phát triển. Vàcần thiết phải có nghiên cứu trên cơ sở lý luận và thực tiễn để từ đó
có những giải pháp phù hợp để hồn thiện, tác giả đã lựa chọn thực hiện đề tài “CHÍNH
SÁCH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP CỦA CHÍNH QUYỀN TỈNH XIÊNG
KHOANG NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO”.
Luận văn đã hoàn thành mục tiêu nghiên cứu đặt ra ban đầu là tổng hợp trình bày có
hệ thống những vấn đề khái quát về khung lý thuyết của “chính sách hỗ trợ phát triển

doanh nghiệp”, đã phân tích thực trạng chính sách hỗ trợ doanh nghiệp của chính quyền
tỉnh Xiêng Khoang nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào giai đoạn 2011-2015, đồng
thời đề xuất những giải pháp để hoàn thiện chính sách hỗ trợ doanh nghiệp của tỉnh
Xiêng Khoang đến năm 2020.
Với sự giới hạn về thời gian và phạm vi nghiên cứu cũng như năng lực của bản thân
tác giả, luận văn sẽ khơng thểkhơng có những khiếm khuyết, hạn chế và phải được tiếp
tục nghiên cứu, bổ sung để tiếp tục hoàn thiện, đơn cử như là về phương pháp nghiên
cứu, các nghiên cứu tiếp theo sau có thể tiến hành phỏng vấn doanh nghiệp để làm rõ hơn
việc thực thi chính sách nhìn nhận từ góc độ của doanh nghiệp. Tác giả xem những đóng
góp ý kiến của các thầy cô, đồng nghiệp và các chuyên gia trong ngành là lời chỉ bảo vô
cùng sâu sắc để luận văn có thể hồn thiện hơn.
Một lần nữa, tác giả xin bày tỏ lịng cám ơn của mình đếnPGS. TS Đỗ Thị Hải Hà,
tập thể các thầy cô của trường, gia đình và đồng nghiệp đã tận tình giúp đỡ, động viên cả
về tinh thần lẫn vật chất đểtác giả hoàn thành luận văn./.



×