Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Định hướng và giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI vào thủ đô viêng chăn CHDCND lào (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (456.42 KB, 10 trang )

i

LỜI MỞ ĐẦU
a) Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Thủ đơ Viêng Chăn là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của Lào.
Tuy nhiên, trong những năm qua, việc thu hút FDI trên địa bàn thủ đơ Viêng Chăn
cịn nhiều hạn chế trong đó có về số lượng, cũng như quy mô dự án, đặc biệt là
trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Đây là lĩnh vực trọng tâm của nền kinh tế Lào,
cho nên rất cần thiết phải tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài nhằm tạo đà mới
cho sự phát triển của thủ đơ.
Vì vậy, việc nghiên cứu để tìm ra những giải pháp nhằm tăng cường thu hút
FDI với thủ đô Viêng Chăn trở thành vấn đề cấp bách. Đó là lý do tôi chọn đề tài
“Định hướng và giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
(FDI) vào thủ đơ Viêng Chăn – Cộng hịa dân chủ Nhân dân Lào” cho luận văn
thạc sỹ của mình.
b) Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
-

Đánh giá vai trị của FDI đối với q trình phát triển kinh tế - xã hội của thủ
đơ Viêng Chăn.

-

Phân tích thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn thủ đô
Viêng Chăn trong thời gian qua và những vấn đề cấp bách đang đặt ra.

-

Tìm hiểu kinh nghiệm thu hút và sử dụng FDI tại thủ đô một số nước trong
khu vực.


-

Đề xuất phương hướng, giải pháp nhằm thu hút có hiệu quả đầu tư trực tiếp
nước ngoài trong thời gian tới.
CHƢƠNG 1. LUẬN CỨ TĂNG CƢỜNG THU HÚT FDI
VÀO THỦ ĐÔ VIÊNG CHĂN

1.1.

Lý luận về FDI

1.1.1. Khái niệm
Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại một quốc gia là việc nhà đầu tư ở một nước
khác đưa vốn bằng tiền hoặc bất kỳ tài sản nào vào quốc gia đó để có được quyền
sở hữu và quản lý hoặc quyền kiểm soát một thực thể kinh tế tại quốc gia đó, với
mục tiêu tối đa hóa lợi ích của mình.


ii

1.1.2. Đầu tƣ phát triển
Còn Đầu tư phát triển là hình thức đầu tư trực tiếp nhằm duy trì và tạo ra
năng lực mới trong sản xuất kinh doanh dịch vụ và sinh hoạt đời sống của xã hội, là
hình thức đầu tư trực tiếp tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế.
1.1.3. Bản chất
Nói về bản chất của FDI thì mục đích kinh tế được đặt lên hàng đầu. Mục
đích cuối cùng của FDI chính là lợi nhuận, khả năng sinh lợi cao hơn khi sử dụng
đồng vốn ở các nước bản địa.
Sử dụng FDI chính là đã thiết lập về quyền sở hữu Tư Bản của công ty một
nước ở một nước khác. Bằng việc đầu tư vốn FDI vào một quốc gia khác, chủ thể

đầu tư nước ngoài đã thiết lập quyền sở hữu tư bản của họ và có quyền, trách nhiệm
về kết quả sản xuất kinh doanh của công ty tại nước sở tại.
Bên cạnh đó, đầu tư FDI chính là đã có sự kết hợp quyền sở hữu với quyền
quản lý các nguồn vốn đã được đầu tư. Quyền sở hữu và quyền quản lý được kết
hợp giữa nước nhận đầu tư và nước đầu tư dựa theo tỷ lệ đã được thỏa thuận.
1.1.4. Các hình thức đầu tƣ
 Hợp đồng hợp tác kinh doanh (Contractual – business – Cooperation)
Hợp đồng hợp tác kinh doanh là văn bản ký kết giữa hai hoặc nhiều bên (còn
gọi là bên hợp doanh), quy định rõ trách nhiệm và phân chia kết quả kinh doanh cho
mỗi bên để tiến hành đầu tư sản xuất kinh doanh ở nước tiếp nhận đầu tư mà không
thành lập một pháp nhân.
 Doanh nghiệp liên doanh( Joint Venture Interprise)
Là loại hình doanh nghiệp do hai bên hoặc các bên nước ngoài hợp tác với các
nước tiếp nhận đầu tư cùng góp vốn, cùng kinh doanh, cùng hưởng lợi nhuận và
chia sẻ rủi ro theo tỷ lệ vốn góp. Doanh nghiệp liên doanh được thành lập theo hình
thức cơng ty trách nhiệm hữu hạn, có tư cách pháp nhân theo pháp luật của nước
tiếp nhận đầu tư.
 Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài (100% Foreign Cantrerisce)
Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là doanh nghiệp thuộc sở hữu của nhà
đầu tư nước ngoài, do nhà đầu tư nước ngoài thành lập tại Lào, tự quản lý và chịu
trách nhiệm về kết quả kinh doanh.


iii

1.1.5. Đặc điểm
Thứ nhất: FDI là hình thức đầu tư chủ yếu trong đầu tư nước ngoài, gắn liền
với quá trình sản xuất trực tiếp và tham gia vào quá trình phân cơng lao động quốc
tế theo chiều sâu.
Thứ hai: FDI khơng có những ràng buộc về chính trị, khơng để lại gánh nặng

nợ nần cho nền kinh tế của nước chủ nhà, ngược lại đóng góp tích cực cho phát
triển kinh tế là một bộ phận hữu cơ trong cơ cấu đầu tư của nền kinh tế nước chủ
nhà.
Thứ ba: FDI chủ yếu đầu tư vào các ngành có hàm lượng khoa học cao, chu
chuyển vốn nhanh và có hiệu quả cao.
Thứ tư: Trong hoạt động FDI, có sự thiết lập quyền sở hữu về tư bản thực của
công ty ở một nước khác, FDI được thực hiện bằng vốn của cá nhân hoặc tập thể do
các chủ đầu tư tự quyết định đầu tư, quyết định sản xuất kinh doanh và tự chịu trách
nhiệm về các khoản lỗ, lãi….
1.1.6. Điều kiện thực hiện
- Khi sự cạnh tranh trong nước diễn ra quá gay gắt, các nhà đầu tư quốc tế có
thể giải quyết vấn đề này thơng qua đầu tư trực tiếp ra các quốc gia khác, việc làm
này vừa giảm được cạnh tranh, ngồi ra cịn mở rộng thị trường.
- Chi phí giao thơng – vận tải là một trong nhiều chi phí mà người xuất khẩu
phải tính đến khi muốn xuất khẩu hàng hóa. Chi phí này chiếm một phần lớn trong
phần chênh lệch giữa giá trong nước và giá sản phẩm đó ở thị trường nước ngoài.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài trong trường hợp này sẽ hạ được giá thành sản phẩm do
ở gần thị trường tiêu thị, từ đó sẽ thu được lợi nhuận lớn hơn.
- Khi các nguồn lực trong nước trở nên khan hiếm, bao gồm cả các nguồn lực
tự nhiên và con người, các chủ đầu tư sẽ tiến hành đầu tư ra nước ngoài để khai thác
nguồn lực của nước mà họ đầu tư.
- Do các nước phát triển có trình độ khoa học – cơng nghệ phát triển vượt xa
so với các nước đang phát triển và kém phát triển.
1.2.

Vai trò FDI trong phát triển kinh tế - xã hội của Lào
Kết quả, dòng vốn đầu tư nước ngồi vào thủ đơ Viêng Chăn đã từng bước

phục hồi, nhất là từ năm 2006 đến 2009. Tính chung cho hơn 3 năm 2006 – 2009,
thủ đô Viêng Chăn thu hút được hơn 250 dự án với tổng số vốn 1.759.182.572



iv

USD, góp phần bổ sung cho đầu tư phát triển và nâng cao năng lực sản xuất, xuất
khẩu của nền kinh tế. Do đó, tác động đến tăng trưởng kinh tế - xã hội của Lào.
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG THU HÚT FDI VÀO
THỦ ĐÔ VIÊNG CHĂN THỜI GIAN QUA
2.1.

Lịch sử q trình thu hút FDI vào thủ đơ Viêng Chăn
Việc thu hút FDI vào thủ đô Viêng Chăn là nhu cầu khách quan, quá trình

triển khai hoạt động này bên cạnh thuận lợi cịn có rất nhiều khó khăn hạn chế. Tuy
nhiên, thủ đơ Viêng Chăn có những lợi thế to lớn và nhiều điều kiện kinh tế - xã hội
thuận lợi để tăng cường thu hút FDI.
Nhìn chung số dự án FDI thu hút vào Lào tăng lên qua các năm, nguồn FDI
lan dần từ các vùng trọng điểm và trung tâm kinh tế sang các vùng ngoại ô, ngoại
vi, vùng sâu vùng xa, mở rộng dần lĩnh vực dịch vụ sang sản xuất công nghiệp và
nông nghiệp. Số vốn đầu tư trung bình trên một dự án cũng tăng lên, và ngày càng
nhiều đối tác đầu tư lớn quan tâm đến thị trường đầu tư của Lào.
2.2.

Thực trạng thu hút FDI vào thủ đô Viêng Chăn thời gian qua

2.2.1. Quy mơ thu hút
Bảng 2. 1 - Tình hình đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngồi ở thủ đơ Viêng Chăn năm
2001 – 2005 và 2007 - 2011(đơn vị: USD)
Năm


Dự án đƣợc cấp giấy phép
Số lượng dự án

Tổng số vốn đăng ký (USD)

Tổng số

437

294.175.661

2001

45

30.432.412

2002

58

29.713.751

2003

116

65.118.251

2004


107

89.932.267

2005

111

78.978.980

Tổng số

717

1.581.251.722

2007

183

242.165.354

2008

115

132.464.576

2009


141

542.369.036

2010

125

217.784.889


v

2011

153

446.467.867

(Nguồn: Báo cáo Sở kế hoạch và đầu tư thủ đô, 2011)
Trong giai đoạn năm 2001 – 2005, tốc độ tăng dự án đầu tư FDI của cả nước
nói chung, cũng như thủ đơ Viêng Chăn nói riêng ngày càng tăng. Từ năm 2001 đến
2005 tồn thủ đơ Viêng Chăn đã thu hút được hơn 437 dự án đầu tư trực tiếp nước
ngoài với tổng số vốn 294.175.661 USD.
Bảng 2. 2 - Số dự án và vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngồi tại thủ đơ Viêng Chăn
từ năm 2001 – 2005 (Đơn vị USD)
(Nguồn: Báo cáo Sở kế hoạch và đầu tư thủ đô, 2005)
Qua bảng trên ta thấy rằng, giai đoạn 2001 – 2005 Thái Lan có lượng vốn
Nƣớc


STT

Dự án

2001

2002

2003

2004

2005

Tổng số

1

Trung Quốc

96

2.565.594

5.005.400

5.790.600

33.934.600


18.006.582

65.302.776

2

Việt Nam

42

1.425.570

1.730.000

2.748.000

2.004.280

19.902.653

27.810.503

3

Thái Lan

58

12.265.000


7.839.286

4.110.928

6.512.780

18.978.640

49.706.634

4

Pháp

28

564.916

2.508.000

6.259.785

2.500.300

1.001.398

13.834.399

5


Đài Loan

8

1.021.000

2.113.000

3.754.000

6

Hàn Quốc

38

2.350.000

3.350.000

5.480.000

3.350.000

5.885.000

20.415.000

7


Bắc Triều Tiên

35

6.700.000

5.185.000

2.632.810

3.145.000

4.750.000

22.412.810

8

Úc

13

400.332

190.000

5.313.597

1.162.000


2.385.984

9.451.913

9

Nhật Bản

27

30.000

711.000

2.079.271

1.079.780

1.888.318

5.788.369

10

Swithzerland

6

750.000


200.000

30.000.000

100.000

31.050.000

11

Malaysia

16

100.000

300.000

27.167.037

2.725.000

480.000

30.772.037

12

Các nước khác


70

3.281.000

2.275.065

3.336.223

2.497.527

2.487.405

13.877.220

437

30.432.412

29.713.751

65.118.251

89.932.267

78.978.980

294.175.661

13


Tổng số

620.000

đầu tư lớn nhất tại thủ đô Viêng Chăn, đến giai đoạn 2006 – 2009, Việt Nam vươn
lên vị trí dẫn đầu.
Trong giai đoạn 2006 đến đầu năm 2009, số lượng dự án đầu tư trực tiếp
nước ngồi vào thủ đơ Viêng Chăn đạt 250 dự án với tổng số vốn đầu tư lên đến
1.759.182.572 USD.
Việc thu hút FDI vào thủ đô Viêng Chăn khác nhau rõ ràng trong từng
năm,số vốn FDI đầu tư vào Viêng Chăn giai đoạn 2006 – 2009 gấp giai đoạn 2001
– 2005 hơn 8 lần, mặc dù số lượng dự án FDI trong giai đoạn 2001 – 2005 gấp hơn


vi

2 lần giai đoạn 2006 – 2009 nhưng điều đó cũng cho thấy quy mô dự án đầu tư giai
đoạn 2006 – 2009 là rất lớn.
2.2.2. Cơ cấu thu hút
2.2.2.1Cơ cấu thu hút theo ngành
Lĩnh vực Cơng nghiệp có 75 dự án với tổng số đăng ký là 88.407.997 USD,
chiếm 17,1% về số dự án, 30,05% về tổng số vốn đăng ký.
Lĩnh vực Nơng – lâm – ngư nghiệp có 40 dự án với tổng số vốn 44.856.594
USD, chiếm 9,1% về số dự án, 15,24% về tổng số vốn đăng ký.
Lĩnh vực Dịch vụ có 180 dự án với tổng số vốn đăng ký 88.963.353 USD,
chiếm 41,1% về số dự án, 30,24% về tổng số vốn đăng ký.
Các lĩnh vực khác có 142 dự án với tổng số vốn đăng ký 71.947.717 USD
chiếm 32,2% số dự án và 24,45% tổng số vốn đăng ký.
2.2.2.2.


Cơ cấu thu hút theo đối tác

Từ năm 2006 – 2009 có 37 nước và vùng lãnh thổ đầu tư tại thủ đơ Viêng
Chăn, trong đó 4 quốc gia và vùng lãnh thổ đứng đầu trong đầu tư là Việt Nam, Hàn
Quốc, Trung Quốc và Thái Lan.
2.3.

Tác dụng của FDI vào thủ đô Viêng Chăn

2.3.1. Những tác động tích cực
Thứ nhất, FDI góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, làm cho tốc độ tăng
trưởng kinh tế cao hơn. Trong giai đoạn 2006 – 2009, tốc độ tăng trưởng GDP bình
qn của thủ đơ Viêng Chăn đạt 7,6%/năm trong khi cả nước chỉ đạt trung bình
7,1%/năm, năm 2008, tăng trưởng GDP của thủ đô Viêng Chăn đạt 11%.
Thứ hai, FDI góp phần đẩy mạnh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Trong
hơn 3 năm (2006 – 2009), kinh tế của thủ đô Viêng Chăn đã chuyển dịch theo
hướng tích cực: Dịch vụ - cơng nghiệp – nông nghiệp.
Thứ ba, thu hút FDI tạo cơ sở cho hệ thống tiền tệ trong nước ổn định. Tỷ lệ
lạm phát của Lào năm 2004 lên tới 15,3% đến nay đã giảm xuống còn khoảng 7%.
Thứ tư, FDI tác động làm cho dịng vốn đầu tư nước ngồi vào thủ đô Viêng
Chăn từng bước được phục hồi, nhất là từ năm 2001 đến năm 2005. Tính chung hơn
3 năm 2006 – 2009, thủ đô Viêng Chăn thu hút được hơn 1.759.182.572 USD, góp
phần bổ sung cho đầu tư phát triển và nâng cao năng lực sản xuất, xuất khẩu của
nền kinh tế.


vii

2.3.2. Những tác động tiêu cực

Thứ nhất, Lào là nước có tài nguyên thiên nhiên phong phú, nhưng do thiếu
vốn và công nghệ nên phải kêu gọi đầu tư từ nước ngoài vào khai thác. Do vậy, tài
nguyên thiên nhiên đang đứng trước nguy cơ bị khai thác cạn kiệt và gây ô nhiễm
môi trường sinh thái.
Thứ hai, Một số nhà đầu tư có thể lợi dụng trình độ cơng nghệ và quản lý cịn
yếu kém của Lào,thơng qua FDI, chuyển giao những cơng nghệ, máy móc thiết bị
lạc hậu vào Lào.
Thứ ba, Nguồn vốn FDI do các chủ đầu tư nước ngoài trực tiếp quản lý và sử
dụng cho các mục tiêu kinh doanh của họ, nên họ thường đầu tư vào các lĩnh vực,
các ngành có hiệu quả kinh tế cao, do đó nhiều khi khơng trùng khớp với mong
muốn của Lào.
Thứ tư, mặc dù FDI bổ sung nguồn vốn cho các nước nhận đầu tư nói chung,
Lào và thủ đơ Viên Chăn nói riêng, nhưng về lâu dài lại làm giảm tỷ lệ tiết kiệm và
đầu tư nội địa.
2.4.

Những hạn chế trong việc tăng cƣờng thu hút FDI vào Viêng Chăn

2.4.1. Bất cập trong môi trƣờng đầu tƣ
Thứ nhất, thiếu lực lượng lao động có tay nghề cao, thiếu đội ngũ cán bộ khoa
học kỹ thuật và quản trị kinh doanh giỏi đáp ứng nhu cầu của các dự án FDI là tạo
ra những sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao.
Thứ hai, kết cấu hạ tầng còn yếu và thiếu đồng bộ, chưa tương xứng với tốc
độ tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thủ đô.
Thứ ba, công nghiệp phụ trợ của Thành phố chưa thật sự phát triển.
Thứ tư, FDI ảnh hưởng ngành công nghiệp thành phố không thật sự theo
hướng thúc đẩy q trình cơng nghiệp hóa.
Thứ năm, thủ đơ chưa có kế hoạch tổng thể và chiến lược bài bản về thu hút
FDI phục vụ cho yêu cầu tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Thành phố
một cách đồng bộ và khả thi.

2.4.2. Bất cập trong quản lý nguồn vốn FDI
Một là: thiếu định vị cụ thể về vị trí, thị phần, tỷ lệ tham gia của FDI trong các
quy hoạch ngành, vùng và sản phẩm, tự tạo ra các khó khăn trong cơng tác xúc tiến
đầu tư;


viii

Hai là: quản lý nhà nước trong công tác thống kê đánh giá kết quả hoạt động
FDI còn yếu kém, chưa có được đầy đủ bộ số liệu thống kê về FDI.
Ba là: chưa tổng kết được hiệu quả của việc phân cấp quản lý nhà nước về
FDI để có các giải pháp nhằm hạn chế việc cấp phép vượt, phá vỡ quy hoạch; giảm
thiểu cạnh tranh giữa các địa phương.
Nguyên nhân của những bất cập trong việc thu hút FDI vào Viêng Chăn

2.5.

Thứ nhất, Lào chưa có kinh nghiệm tiếp nhận vốn FDI, nhất là việc thực hiện
các thủ tục có liên quan tới đấu thầu, thanh tốn, chế độ báo cáo định kỳ.
Thứ hai, Công tác quản lý các dự án FDI còn bị chồng chéo, chưa phát huy
được vai trò định hướng của các nhà tài trợ và các cơ quan thụ hưởng cũng như
chưa tách bạch rõ ràng trách nhiệm của các cấp.
Thứ ba, mỗi nhà tài trợ lại có những mục tiêu riêng và dường như chưa hài
hòa với quy định của Lào.
CHƢƠNG 3. ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG
THU HÚT FDI VÀO ĐỊA BÀN THỦ ĐÔ VIÊNG CHĂN
Quan điểm và định hƣớng thu hút FDI

3.1.


Mục tiêu cụ thể từ nay đến năm 2015 là thu hút từ 3 -4 tỷ USD vốn FDI và
quy mô dự án tăng lên gấp hơn 2 lần so với giai đoạn năm 2006 – 2009. Mục tiêu
thu hút này là xuất phát từ yêu cầu tăng tốc độ phát triển nền kinh tế thủ đô để tránh
nguy cơ tụt hậu.
Mục tiêu cụ thể trên là có thể thực hiện được, tính đến giữa năm 2012, hơn 2
năm trong kế hoạch 2010 – 2020 đã đạt hơn 1,7 tỷ USD, ví dụ như Việt Nam dự
kiến đến năm 2015 có thể đầu tư 2 tỷ USD và con số này của Trung Quốc là 1,5 tỷ
USD nếu tỷ lên FDI thực hiện trung bình 80% tổng vốn đăng ký.
3.2.

Một số giải pháp tăng cƣờng thu hút FDI vào địa bàn thủ đơ Viêng

Chăn
3.2.1. Nghiên cứu hồn thiện các cơ chế, chính sách ƣu đãi đầu tƣ đối với các
nội dung có vốn FDI
-

Miễn tiền thuê đất trong thời gian dài đối với những dự án khuyến khích
hoặc đặc biệt khuyến khích đầu tư trong lĩnh vực nhất định nhằm phát triển
kinh tế - xã hội của Viêng Chăn.


ix

-

Thực hiện định hướng quy hoạch lãnh thổ của thành phố cần ban hành những
chính sách ưu đãi thu hút các doanh nghiệp có vốn FDI vào các khu cơng
nghiệp tập trung.


-

Đảm bảo hỗ trợ xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật cho các dự án. Thành phố
cam kết xây dựng hệ thống giao thông vận tải, điện, nước phục vụ cho các
doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả.

-

Hỗ trợ đào tạo đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề. Đây là khâu mà thành
phố chưa làm được nhiều.

3.2.2. Nhóm các giải pháp về nguồn lực đối ứng
3.2.2.1. Nâng cao chất lƣợng các doanh nghiệp
-

Hồn thiện cơ chế, chính sách có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh
doanh theo hướng tạo bình đẳng thực sự giữa các thành phần kinh tế.

-

Các cơ quan xúc tiến đầu tư nên tăng cường giới thiệu năng lực, tiềm lực của
các doanh nghiệp để các nhà đầu tư có thể quyết định hợp tác.

-

Chuyên nghiệp hóa đội ngũ cán bộ tham gia các dự án, và đạo diện vốn góp
của Lào (nhất là các doanh nghiệp Nhà nước) trong các doanh nghiệp FDI.
Xem xét và ban hành chế độ lương, phụ cấp.

-


Phải có phương án, biện pháp khắc phục chất thải ra mơi trường, bảo vệ mơi
trường và được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

-

Thực hiện đúng và đầy đủ các quy định của Luật Lao động như: công khai
bảng lương, bảo hiểm xã hội….
3.2.2.2. Chú trọng công tác cán bộ, nguồn nhân lực

-

Tiến hành rà soát lại đội ngũ cán bộ hiện có, tiêu chuẩn hóa về trình độ
chun mơn, ngoại ngữ, phẩm chất đạo đức, cơng khai hóa tiêu chuẩn, đảm
bảo lựa chọn đúng đắn những cán bộ thích hợp.

-

Quan tâm hơn nữa cho công tác đào tạo mới, đào tạo lại và bồi dưỡng nâng
cao trình độ chuyên môn, tay nghề, kỹ năng quản lý cho người lao động để
sớm có đội ngũ nguồn nhân lực có tính chuyên biệt cao.

-

Khuyến khích các doanh nghiệp đào tạo, đồng thời chú trọng nội dung đào
tạo, nâng cao trình độ của giáo viên và cơ sở vật chất, kỹ thuật của các
trường dạy nghề để cơng nhân kỹ thuật có điều kiện học tập, tiếp thu các kỹ
thuật tiên tiến của thế giới để góp phần đảm bảo lợi thế lâu dài về nguồn lực
lao động.



x

3.2.3. Nhóm các giải pháp về quản lý Nhà nƣớc
3.2.3.1. Khơng ngừng hồn thiện bộ máy quản lý Nhà nƣớc đối với đầu tƣ trực
tiếp nƣớc ngoài trên địa bàn thủ đơ Viêng Chăn
3.2.3.2. Tiếp tục hồn thiện chiến lƣợc và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế
- xã hội của thủ đô đến năm 2020
3.2.3.3. Tăng cƣờng giám sát các doanh nghiệp đã đƣợc cấp giấy phép và đang
hoạt động
3.2.3.4. Giải pháp về cải cách thủ tục hành chính
Cần tiếp tục nghiên cứu xây dựng, thực hiện cơ chế và tổ chức quản lý trước,
trong, sau khi cấp phép đầu tư theo hướng “một cửa”, một đầu mối ở Trung ương và
Viêng Chăn.
3.2.3.5. Đổi mới tổ chức hoạt động của hệ thống trọng tài, tòa án kinh tế, đảm
bảo tính thực thi và cơng minh của pháp luật



×