Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

NCKH UD Ket hop su dung tieng me de trong day Tap doc lop 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (170.97 KB, 8 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ỨNG DỤNG</b>



<b>1. Tên đề tài:</b> <b>Kết hợp sử dụng tiếng mẹ đẻ trong dạy Tập đọc lớp 1 có làm</b>
<b>cho học sinh dân tộc thiểu số trường Tiểu học Lang Quán – Yên Sơn –</b>
<b>Tuyên Quang ghi nhớ từ tiếng Việt tốt hơn không ?</b>


<b>2. Tên tác giả:</b> Bùi Thị Mai Anh – Nhóm trưởng
Khổng Chí Nguyện


Nguyễn Thị Hải
Đặng Trần Quân
Trần Minh Tú


<b>Đơn vị công tác: </b>Trường CĐSP Tun Quang


<b>• TĨM TẮT</b>


Hiện nay, việc dạy phân mơn Tập đọc ở lớp 1 các trường Tiểu học vùng
sâu xa của Tuyên Quang gặp khá nhiều khó khăn. Học sinh dân tộc thiểu số
thường "học trước quên sau", không nhớ được các từ ngữ đã học. Vấn đề khá
phổ biến ấy do những lý do chủ yếu sau:


- Học sinh người dân tộc thiểu số sống trong gia đình, mọi thành viên
trong gia đình đều sử dụng ngơn ngữ của dân tộc mình, ít sử dụng tiếng Việt để
giao tiếp.


- Học sinh dân tộc thiểu số ít đi học mẫu giáo, do điều kiện gia đình khó
khăn, trường học xa nhà nên điều kiện tiếp xúc với tiếng Việt bị hạn chế.


- Giáo viên dạy phân môn Tập đọc ở Tiểu học thường không biết tiếng
của các dân tộc thiểu số cư trú tại địa bàn trường đóng nên gặp nhiều khó khăn


khi dạy trẻ học vần, nhớ từ ngữ bằng tiếng Việt.


Nhóm nghiên cứu đã tiến hành thực nghiệm:


+ 20 học sinh lớp 1D là nhóm tham gia nghiên cứu được học 10 tiết Tập
đọc trong đó giáo viên kết hợp sử dụng tiếng mẹ đẻ (tiếng Tày, tiếng Dao) để
giải nghĩa từ.


+ 20 học sinh lớp 1E là nhóm đối chứng học 10 tiết Tập đọc trong đó giáo
viên dạy học bình thường theo quy trình dạy học một tiết Tập đọc lớp 1.


Các phép kiểm chứng độ tin cậy đối với bài kiểm tra thu hoạch của 2 lớp
cho thấy sự khác biệt lớn nghiêng về nhóm học sinh lớp 1D tham gia thực
nghiệm.


• <b>GIỚI THIỆU</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

có ý thức sử dụng kết hợp tiếng mẹ đẻ (Tày, Dao) trong các tiết Tập đọc lớp 1
nhằm giúp học sinh ghi nhớ, hiểu nghĩa từ Tiếng Việt. Vậy biện pháp này thật
sự có hiệu quả hay không?


Việc kết hợp sử dụng tiếng mẹ đẻ trong dạy Tiếng Việt thực chất đã được
đề cập trong chương "Dạy Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số" (Giáo trình
PPDH Tiếng Việt ở Tiểu học, Nhà xuất bản Giáo dục Hà Nội, 1998) và các loại
giáo trình sách giáo khoa dạy cho học sinh dân tộc thiểu số (chương trình xố
mù chữ và phổ cập Tiểu học) nhưng mới chỉ dừng lại ở mức độ gợi ý. Tuy nhiên
các giáo viên giảng dạy ở các trường Tiểu học vùng sâu, vùng xa của Tun
quang ít có điều kiện để tiếp xúc, nghiên cứu các loại tài liệu này. Vừa qua,
chương trình thời sự VTV1 đã phát một phóng sự về việc sử dụng trợ giảng là
người dân tộc thiểu số trong giờ Tiếng Việt. Nhưng do chưa có những đợt


nghiên cứu, học tập và triển khai đại trà nên việc vận dụng biện pháp này cịn
hồn tồn mang tính tự phát.


Mục tiêu nghiên cứu khoa học ứng dụng này nhằm trả lời câu hỏi: Kết
<i><b>hợp sử dụng tiếng mẹ đẻ trong dạy Tập đọc lớp 1 có làm cho học sinh dân tộc</b></i>
<i><b>thiểu số trường Tiểu học Lang Quán – Yên Sơn – Tuyên Quang ghi nhớ từ</b></i>
<i><b>tiếng Việt tốt hơn khơng ?</b></i>


<b>• PHƯƠNG PHÁP</b>
<b>1. Đối tượng nghiên cứu</b>


Hai nhóm học sinh lớp 1 của trường Tiểu học Lang Quán Yên Sơn
-Tuyên Quang được chọn tham gia thực nghiệm này.


+ 20 học sinh lớp 1D là nhóm tham gia nghiên cứu được học 10 tiết Tập
đọc trong đó giáo viên kết hợp sử dụng tiếng mẹ đẻ (tiếng Tày, tiếng Dao) để
giải nghĩa từ.


+ 20 học sinh lớp 1E là nhóm đối chứng học 10 tiết Tập đọc trong đó giáo
viên dạy học bình thường theo quy trình dạy học một tiết Tập đọc lớp 1.


<b>(Xem phụ lục 1)</b>


<i>Trường Tiểu học Lang Quán - Yên Sơn - Tuyên Quang cách huyện lỵ</i>
<i>18km. Học sinh của nhà trường chủ yếu thuộc các dân tộc Tày và Dao. Địa bàn</i>
<i>cư trú khơng tập trung, đi lại khó khăn, học sinh phải học tập ở nhiều điểm</i>
<i>trường có điểm trường cách trường chính cả chục cây số.</i>


<b>2. Quy trình</b>



<b> 2.1. Hoạt động ban đầu:</b>


Giáo viên tiến hành dạy 10 tiết Tập đọc lớp 1 (kỳ 2): Một nhóm có sử
dụng kết hợp tiếng mẹ đẻ (Tày, Dao) trong giải nghĩa từ, một nhóm dạy bình
thường <b>(Xem phụ lục 2: Thiết kế bài dạy và băng ghi hình tiết dạy </b><i><b>Đi học</b></i><b>).</b>


<b>2.2. Hoạt động tiếp theo</b>: Hai nhóm học sinh cùng được giao làm bài tập,
được hướng dẫn như nhau.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

3.1. Giáo viên thực hiện tiết dạy ở lớp thực nghiệm sử dụng giáo viên Tiểu học
là người dân tộc thiểu số: Bế Thị Nhu (dân tộc Tày) sử dụng thành thạo 2 thứ
tiếng Tày và Dao.


Người dạy ở lớp đối chứng: Nguyễn Thị Nghĩa (dân tộc Kinh)


3.2. Tài liệu giảng dạy: Sử dụng sách giáo khoa, sách giáo viên Tiếng Việt 1;
tham khảo thêm sách giáo khoa Tiếng Việt dành cho học sinh dân tộc thiểu số;
sử dụng tranh ảnh, vật thật để giảng dạy.


3.3. Mục tiêu, nội dung, nhiệm vụ cụ thể:
* Mục tiêu:


+ Học sinh thông qua việc sử dụng ngôn ngữ thứ 2 (tiếng của dân tộc
mình) để hiểu và biết cách sử dụng từ tiếng Việt trong học tập, giao tiếp.


+ Có kỹ năng sử dụng từ tiếng Việt, ghi nhớ từ tiếng Việt thành thạo.
+ Biết yêu quý ngôn ngữ của dân tộc mình và góp phần giữ gìn sự trong
sáng của tiếng Việt.


* Nội dung: chuẩn bị bài giảng cụ thể, những từ ngữ có liên quan đến bài


học bằng 2 ngơn ngữ (tiếng Tày, Dao)


* Nhiệm vụ:


+ Giúp học sinh nắm vững, ghi nhớ từ tiếng Việt.
+ Biết cách sử dụng các từ ngữ trong bài.


+ Học sinh thích học tập.


- Xây dựng kế hoạch thực hiện tiết dạy, thống nhất với Ban Giám hiệu
nhà trường, tổ chuyên môn để thực hiện tiết dạy.


3.5. Giả thuyết: <i>Học sinh người dân tộc thiểu số chưa biết tiếng Việt trước khi</i>
<i>đến trường sẽ ghi nhớ từ tiếng Việt tốt hơn khi được giáo viên giảng dạy bằng</i>
<i>cách kết hợp sử dụng tiếng mẹ đẻ trong các tiết Tập đọc lớp 1.</i>


•<b> THIẾT KẾ</b>


1. Sử dụng thiết kế 2: kiểm tra trước - sau tác động với các nhóm tương
đương.


2. Địa điểm thực nghiệm: Trường Tiểu học Lang Quán - Yên sơn - Tuyên
Quang <i>(Điểm trường Trung Thành cách trường chính 10km giáp chân núi Là).</i>


Lớp thực nghiệm: chúng tôi chọn 2 lớp tương đương về trình độ; học sinh
cùng sử dụng hai thứ tiếng Tày và Dao: lớp thực nghiệm là lớp 1D, lớp đối
chứng là lớp 1E.


<b>Nhóm</b> <b>Kiểm tra trước tác động</b> <b>Tác động</b> <b>Kiểm tra sau tác động</b>



Lớp 1E 01 x 03


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

•<b> ĐO LƯỜNG</b>


1. Bài kiểm tra trước tác động: sử dụng kết quả bài thi mơn Tiếng Việt
(phân mơn Tập đọc) giữa kì II năm học 2008 – 2009.


2. Bài kiểm tra sau tác động: 01 bài.


Nội dung bài kiểm tra dựa vào chuẩn kiến thức lớp 1, tập trung vào các
dạng bài tập nhằm giúp học sinh ghi nhớ tốt từ tiếng Việt <b>(xem phụ lục 3: đề</b>
<b>kiểm tra, thang đo và kết quả điểm trước và sau tác động).</b>


•<b> PHÂN TÍCH</b>


1. Mô tả dữ liệu
1.1. Lớp thực nghiệm
- Điểm kiểm tra trước tác động


Điểm 4 5 6 7 8 9 GTTB: 6.65


Tần số 0 2 10 4 1 3 Phương sai: 1.50


Tần suất 0 2/20 10/20 4/20 1/20 3/20 Độ lệch chuẩn SD: 1.23
- Điểm kiểm tra sau tác động


Điểm 4 5 6 7 8 9 GTTB: 7.95


Tần số 0 0 0 5 11 4 Phương sai: 0.47



Tần suất 0 0 0 5/20 11/20 4/20 Độ lệch chuẩn SD: 0.69
1.2. Lớp đối chứng


- Điểm kiểm tra trước tác động


Điểm 4 5 6 7 8 9 GTTB: 5.75


Tần số 3 6 4 7 0 0 Phương sai: 1.25


Tần suất 3/20 6/20 4/20 7/20 0 0 Độ lệch chuẩn SD: 1.12
- Điểm kiểm tra sau tác động


Điểm 4 5 6 7 8 9 GTTB: 5.75


Tần số 4 4 6 5 1 0 Phương sai: 1.46.


Tần suất 4/20 4/20 6/20 5/20 1/20 0 Độ lệch chuẩn SD: 1.21
2. So sánh dữ liệu liên tục


Nhóm Kiểm tra trước tác động Tác động Kiểm tra sau tác động


Đối chứng O1 × O3


Thực nghiệm O2 Dạy học có sử dụng
ngơn ngữ dân tộc


O4
So sánh giá trị trung bình. Tính giá trị P của phép kiểm chứng T-test độc lập


Phép đo Nhóm nghiên cứu Nhóm đối chứng <sub>Giá trị P của phép kiểm nghiệm T-test</sub>



GTTB SD GTTB SD


Trước tác động 6.65 1.23 5.75 1.12 0.02, Chênh lệch có ý nghĩa
Sau tác động 7.95 0.69 5.75 1.21 0.00, Chênh lệch có ý nghĩa
Điểm chênh lệch <sub>1.30</sub> <sub>-0.54</sub> <sub>0.00</sub> <sub>0.09</sub>


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

<b>Bài kiểm tra của nhóm thực nghiệm</b> <sub>ES</sub> <sub>Ảnh hưởng</sub> <sub>Kết luận</sub>


Trước tác động 0.80 Lớn Hiệu quả trước tác động là như nhau
Sau tác động 1.82 Rất lớn Tác động có hiệu quả cao hơn


Kết luận: Tác động của việc dạy học có kết hợp sử dụng tiếng mẹ đẻ trong
việc giải nghĩa từ có tác động rất tốt trong việc giúp học sinh ghi nhớ và hiểu
nghĩa từ tiếng Việt ở lớp 1.


•<b> TỔNG HỢP BÁO CÁO KẾT QUẢ</b>


Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm đánh giá ảnh hưởng của việc kết hợp
sử dụng tiếng mẹ đẻ trong dạy phân môn Tập đọc ở trường Tiểu học Lang Quán
- Yên Sơn - Tuyên Quang tới việc ghi nhớ và hiểu nghĩa từ của học sinh dân tộc
thiểu số lớp 1.


Các kết quả cho thấy: học sinh lớp 1D được giáo viên dạy các bài Tập đọc
có kết hợp sử dụng tiếng mẹ đẻ (tiếng Tày, Dao) trong giải nghĩa từ đã nhớ và
sử dụng đúng từ ngữ Tiếng Việt hơn học sinh được dạy theo cách thơng thường.


Điều này có nghĩa: việc dạy Tiếng Việt, nhất là đối với học sinh dân tộc
thiểu số ở vùng sâu, vùng xa, giáo viên cần nắm vững vốn từ Tiếng việt của các
em trước khi đến trường, có biện pháp tích cực giúp các em hiểu và ghi nhớ từ


Tiếng việt để học tập và giao tiếp thuận lợi. Biện pháp sử dụng giáo viên là
người dân tộc thiểu số hoặc là người Kinh nhưng biết sử dụng những từ ngữ
thông dụng của ngôn ngữ một số dân tộc thiểu số để dạy các lớp 1 nơi trường
đóng cần được phát huy vì đây là một trong những biện pháp tích cực có hiệu
quả cao. Ngồi việc sử dụng kết hợp tiếng mẹ đẻ trong giải nghĩa từ giáo viên có
thể sử dụng các trị chơi quen thuộc, giao tiếp hàng ngày với học sinh bằng cả
hai thứ tiếng (tiếng Việt và tiếng mẹ đẻ) để giúp học sinh tránh tự ti, mặc cảm,
chủ động sử dụng Tiếng Việt trong học tập, giao tiếp mà vẫn giữ gìn được tiếng
nói của dân tộc mình.


<b>• TÀI LIỆU THAM KHẢO</b>


- Tài liệu tập huấn NCKH ứng dụng, Dự ỏn Việt - Bỉ.


- PPDH Tiếng Việt ở Tiểu học, Lê Phương Nga, Đặng Kim Nga, Tài liệu
đào tạo giáo viên Tiểu học trình độ CĐ và ĐHSP, Nhà xuất bản Giáo dục và
NXB ĐHSPHN, năm 2007.


- Tiếng Việt 1, Tập 2 (SGK, Nhà xuất bản Giáo dục năm 2004).


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

<b>• PHỤ LỤC</b>


<b> PHỤ LỤC 1: DANH SÁCH HỌC SINH THAM GIA THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ</b>
<b>TRƯỚC VÀ SAU TÁC ĐỘNG</b>


<b>Lớp 1D: Nhóm thực nghiệm</b>


<b>STT</b> <b>Họ và tên</b> <b>Dân tộc</b> <b>Điểm KT</b>


<b>trước tác động</b>



<b>Điểm KT</b>
<b>sau tác động</b>
<b>Đọc Viết</b> <b>TB</b>


1 Nguyễn Phương Anh Tày 8 9 9 9


2 Triệu Thị Chài Dao 5 7 8 8


3 Lý Thị Hưởng Dao 6 7 7 7


4 Bàn Càn Hiền Dao 7 8 8 8


5 Đặng Văn Hiền Dao 6 7 8 8


6 Bàn Thị Khé Dao 5 7 8 8


7 Nguyễn Thuỳ Linh Tày 9 9 9 9


8 Đặng Thị Lệ Dao 6 7 8 8


9 Đặng Văn Mến Dao 6 8 8 8


10 La Thị Mụi Dao 6 7 8 8


11 Đàm Thị Kim Ngân Dao 6 8 8 8


12 Nguyễn Lâm Oanh Tày 9 9 9 9


13 Nịnh Văn Phương Dao 6 6 8 7



14 Lý Văn Quang Dao 7 7 8 8


15 Bàn Văn Tâm Dao 6 6 7 7


16 Bàn Thị Toán Dao 7 7 8 8


17 Nguyễn Tuấn Thành Tày 9 9 9 9


18 Lý Văn Minh Dao 6 6 7 7


19 Lý Văn Lâm Dao 6 6 7 7


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

<b>Lớp 1E: Nhóm đối chứng</b>


<b>STT</b> <b>Họ và tên</b> <b>Dân tộc</b> <b>Điểm KT</b>


<b>trước tác động</b>


<b>Điểm KT</b>
<b>sau tác động</b>
<b>Đọc Viết</b> <b>TB</b>


1 Đặng Thị Bé Dao 6 7 5 6


2 Đặng Văn Băng Dao 4 4 4 4


3 Đặng Thị Cúc Dao 4 7 5 6


4 Lưu Văn Chiến Dao 5 4 4 4



5 Bàn Thị Huệ Dao 6 4 4 4


6 Hà Quang Khánh Tày 7 6 4 5


7 Hà Thị Lĩnh Tày 7 8 6 7


8 Bàn Thị Linh Dao 5 8 8 8


9 Bàn Thị Nguyên Dao 7 6 6 6


10 Bùi Hồng Ngọc Tày 7 8 6 7


11 Tướng Văn Tỵ Dao 5 7 6 7


12 La Thanh Phúc Dao 5 5 6 6


13 Triệu Văn Sơn Dao 7 5 5 5


14 Lý Đại Bàng Dao 5 7 5 6


15 Tướng Văn Tân Dao 7 5 5 5


16 Ma Thị Thao Tày 7 7 7 7


17 Đàm Văn Xoan Tày 6 6 5 6


18 Nịnh Văn Tuân Dao 5 5 5 5


19 Tướng Thị Thương Dao 6 7 6 7



20 La Văn Thắng Dao 4 4 4 4


<b>PHỤ LỤC 2A: THIẾT KẾ BÀI DẠY CÓ KẾT HỢP SỬ DỤNG GIẢI NGHĨA TỪ</b>
<b>BẰNG TIẾNG TÀY VÀ TIẾNG DAO (10 kế hoạch bài dạy kèm theo.</b>


<b>PHỤ LỤC 2B: ĐĨA VCD GHI HÌNH TIẾT DẠY BÀI TẬP ĐỌC "Đi học" (2 tiết).</b>
<b>PHỤ LỤC 3: TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ BÀI TẬP</b>


a, Nhận diện đúng từ : (Chấm theo thang điểm 10/10)


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

- Học sinh nhận diện đúng được từ 6 đến 7 từ (đạt từ 7 đến 8 điểm).
- Học sinh nhận diện đúng được từ 8 đến 10 từ (đạt từ 9 đến 10 điểm).
b, Viết đúng từ : (Chấm theo thang điểm 10/10)


- Học sinh viết đúng được từ 2 đến 3 từ (đạt từ 3 đến 4 điểm).
- Học sinh viết đúng được từ 4 đến 5 từ (đạt từ 5 đến 6 điểm).
- Học sinh viết đúng được từ 6 đến 7 từ (đạt từ 7 đến 8 điểm).
- Học sinh viết đúng được từ 8 đến 10 từ (đạt từ 9 đến 10 điểm).
c, Tìm từ đặt đúng vị trí : (Chấm theo thang điểm 10/10)


- Học sinh đặt đúng vị trí từ 2 đến 3 từ (đạt từ 7 đến 8 điểm).
- Học sinh đặt đúng vị trí từ 4 đến 5 từ (đạt từ 9 đến 10 điểm).


<b>PHỤ LỤC 4: BÀI KIỂM TRA SAU TÁC ĐỘNG CỦA LỚP 1D VÀ BÀI KIỂM TRA</b>
<b>SAU BÀI HỌC CỦA LỚP 1E (2 tập gồm 40 bài).</b>


</div>

<!--links-->

×