Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Nghiên cứu thực trạng bệnh răng miệng ở người cao tuổi tại 3 quận nội thành thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 105 trang )

.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRẦN PHẠM THÙY NHUNG

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG
BỆNH RĂNG MIỆNG Ở NGƯỜI CAO TUỔI
TẠI 3 QUẬN NỘI THÀNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chuyên ngành : RĂNG HÀM MẶT
Mã số : 60 72 06 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ RĂNG-HÀM-MẶT

Hướng dẫn khoa học: PGS.TS. LƯƠNG NGỌC KHUÊ

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2016

.


.

i

LỜI CAM ĐOAN



Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố
trong bất kỳ cơng trình nào khác.

Tác giả

Trần Phạm Thùy Nhung

.


.

ii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.....................................................................................................i
MỤC LỤC ............................................................................................................. II
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ....................................................................VI
DANH MỤC ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ ANH – VIỆT..................................... VII
DANH MỤC CÁC BẢNG ...................................................................................viii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ - HÌNH............................................................................. X
MỞ ĐẦU ................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...............................................................4
1.1. Vấn đề già hóa dân số .......................................................................................4
1.2. Tình trạng sức khỏe răng miệng người cao tuổi ................................................5
1.3. Vấn đề sức khỏe răng miệng của người cao tuổi ...............................................6
1.3.1. Những thay đổi sinh lý ...............................................................................6
1.3.2. Những thay đổi bệnh lý ..............................................................................6

1.3.3.Chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khỏe răng miệng ở người cao tuổi
.............................................................................................................................8
1.4. Chính sách chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi tại thành phố HCM...........12
1.5. Một số nghiên cứu về tình trạng sức khỏe răng miêng ở người cao tuổi ..........14
1.5.1. Nghiên cứu trong nước .............................................................................14
1.5.2. Nghiên cứu trên thế giới ...........................................................................15
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................17
2.1. Đối tượng nghiên cứu .....................................................................................17
2.1.1. Tiêu chí chọn mẫu ....................................................................................17
2.1.2. Tiêu chí loại trừ ........................................................................................17
2.2. Cỡ mẫu ...........................................................................................................17

.


.

iii

2.3. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................18
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu ..................................................................................18
2.3.2. Phương pháp chọn mẫu ............................................................................18
2.4. Các bước tiến hành nghiên cứu .......................................................................18
2.5. Tập huấn định chuẩn.......................................................................................19
2.6. Khám đánh giá................................................................................................19
2.6.1. Đánh giá tình trạng răng ...........................................................................19
2.6.2. Đánh giá tình trạng vùng quanh răng ........................................................20
2.6.3. Đánh giá tình trạng niêm mạc miệng ........................................................22
2.6.4. Đánh giá tình trạng khớp thái dương hàm.................................................22
2.6.5. Đánh giá nhu cầu điều trị..........................................................................22

2.7. Công cụ thu thập số liệu .................................................................................23
2.8. Phương pháp xử lý số liệu ..............................................................................24
2.9. Kiểm sốt sai lệch thơng tin ............................................................................24
2.10. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu..................................................................25
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...........................................................26
3.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu ..............................................................................26
3.1.1. Đặc điểm dân số học.................................................................................26
3.1.2. Thói quen sống liên quan sức khỏe...........................................................27
3.1.3. Sức khỏe tồn thân ...................................................................................28
3.1.4. Thói quen chăm sóc răng miệng ...............................................................29
3.1.5. Sự tiếp cận dịch vụ y tế.............................................................................30
3.2. Tình trạng sức khỏe răng miệng......................................................................31
3.2.1. Tình trạng tổn thương niêm mạc miệng ....................................................31
3.2.2. Tình trạng khớp thái dương hàm...............................................................32
3.2.3. Tình trạng sâu răng..................................................................................32
3.2.4. Tình trạng nha chu....................................................................................35

.


.

iv

3.2.5. Tình trạng phục hình ................................................................................37
3.3. Các yếu tố liên quan đến thực trạng bệnh răng miệng .....................................38
3.3.1. Các yếu tố liên quan đến khớp thái dương hàm.........................................38
3.3.2. Các yếu tố liên quan đến chỉ số SMT........................................................41
3.3.3. Các yếu tố liên quan đến tình trạng nha chu..............................................44
3.3.4. Các yếu tố liên quan đến tình trạng phục hình ..........................................47

3.4. Nhu cầu điều trị bệnh răng miệng ở người cao tuổi.........................................49
3.4.1. Nhu cầu điều trị sâu răng ..........................................................................49
3.4.2. Nhu cầu điều trị bệnh nha chu ..................................................................50
3.4.3. Nhu cầu điều trị phục hình........................................................................51
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ...................................................................................53
4.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu ..............................................................................53
4.2. Tình trạng sức khỏe răng miệng......................................................................54
4.2.1. Tình trạng tổn thương niêm mạc miệng ...................................................54
4.2.2. Tình trạng khớp thái dương hàm...............................................................55
4.2.3. Tình trạng sâu răng ..................................................................................56
4.2.4. Tình trạng nha chu ...................................................................................59
4.2.5. Tình trạng phục hình ...............................................................................62
4.3. Các yếu tố liên quan đến thực trạng bệnh răng miệng .....................................64
4.3.1. Các yếu tố liên quan đến khớp thái dương hàm.........................................64
4.3.2. Các yếu tố liên quan đến tình trạng sâu mất trám .....................................65
4.3.3. Các yếu tố liên quan đến tình trạng nha chu .............................................67
4.3.4. Các yếu tố liên quan đến tình trạng phục hình .........................................69
4.4. Nhu cầu điều trị bệnh răng miệng ...................................................................70
4.4.1. Nhu cầu điều trị sâu răng .........................................................................70
4.4.2. Nhu cầu điều trị nha chu ..........................................................................72
4.4.3. Nhu cầu điều trị phục hình .......................................................................74

.


.

v

4.5. Ý nghĩa của đề tài ...........................................................................................76

4.6. Hạn chế đề tài .................................................................................................76
KẾT LUẬN ..........................................................................................................77
ĐỀ XUẤT ............................................................................................................79
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

.


.

vi

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

WHO

World Health Organization

SMT

Sâu mất trám răng

QH

Quốc hội

ICDAS

International Caries Detection and Assessment System


CPI

Community Periodontal Index

CEJ

Cemento Enamel Junction

MBD

Mất bám dính

SMT – R

Sâu mất trám răng

S-R

Sâu răng

M-R

Mất răng

T-R

Trám răng

BS


Bác sĩ

RHM

Răng hàm mặt

CLCS

Chất lượng cuộc sống

SKRM

Sức khỏe răng miệng

OHIP – 14VN

Oral Health Impact Profile – 14 Việt Nam

Cs

Cộng sự

TMD

Temporomandibular joint disorder

TT - BYT

Thông tư - Bộ Y Tế


NCT

Người cao tuổi

.


.

vii

DANH MỤC ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ ANH – VIỆT

Community Periodontal Index

Chỉ số nha chu cộng đồng

Cemento Enamel Junction

Chỉ số mất bám dính

International Caries Detection and Assessment System Hệ thống đánh giá phát
hiện sâu răng sớm
Temporomandibular joint disorder

Rối loạn khớp thái dương
hàm

World Health Organization


.

Tổ chức Y tế thế giới


.

viii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1. Tình trạng sâu răng ở một số quốc gia trên thế giới ................................. 5
Bảng 3.1. Đặc điểm dân số học ........................................................................... 26
Bảng 3.2. Đặc điểm thói quen sống liên quan sức khỏe ........................................ 27
Bảng 3.3. Tình trạng sức khỏe tồn thân ............................................................. 28
Bảng 3.4. Đặc điểm thói quen chăm sóc răng miệng ............................................ 29
Bảng 3.5. Tỉ lệ % tổn thương niêm mạc miệng phân bố theo giới......................... 31
Bảng 3.6. Tỉ lệ % tổn thương niêm mạc miệng phân bố theo nhóm tuổi............... 31
Bảng 3.7. Tình trạng khớp thái dương hàm phân bố theo giới .............................. 32
Bảng 3.8. Tình trạng khớp thái dương hàm phân bố theo nhóm tuổi..................... 32
Bảng 3.9. Tình trạng sâu răng phân bố theo giới .................................................. 33
Bảng 3.10. Tình trạng sâu răng phân bố theo nhóm tuổi....................................... 33
Bảng 3.11. Chỉ số SMT-R và tình trạng răng........................................................ 34
Bảng 3.12. Trung bình sâu mất trám răng và sâu chân răng phân bố theo giới....... 34
Bảng 3.13. Trung bình sâu mất trám răng và sâu chân răng phân bố
theo nhóm tuổi...................................................................................... 35
Bảng 3.14. Tình trạng nha chu ở người cao tuổi tại Tp.HCM ................................ 35
Bảng 3.15. Số trung bình sextant .......................................................................... 36
Bảng 3.16. Tình trạng mất bám dính ở người cao tuổi tại Tp.HCM ...................... 36

Bảng 3.17. Số trung bình sextant mất bám dính .................................................... 37
Bảng 3.18. Tình trạng phục hình hàm trên và hàm dưới phân bố theo giới ............ 37
Bảng 3.19. Tình trạng phục hình hàm trên và hàm dưới phân bố theo nhóm tuổi .. 38
Bảng 3.20. Các yếu tố đặc tính dân số và điều kiện kinh tế xã hội liên quan đến tình
trạng khớp thái dương hàm ................................................................... 39
Bảng 3.21. Các yếu tố thói quen sống và tình trạng sức khỏe tồn thân liên quan
đến tình trạng khớp thái dương hàm...................................................... 40

.


.

ix

Bảng 3.22. Yếu tố thói quen chăm sóc răng miệng liên quan đến tình trạng khớp
thái dương hàm .................................................................................... 40
Bảng 3.23. Các yếu tố đặc tính dân số và điều kiện kinh tế xã hội liên quan đến chỉ
số SMT................................................................................................. 41
Bảng 3.24 . Các yếu tố thói quen sống và tình trạng sức khỏe tồn thân liên quan
đến chỉ số SMT..................................................................................... 42
Bảng 3.25. Yếu tố thói quen chăm sóc răng miệng liên quan đến chỉ số SMT ....... 43
Bảng 3.26. Các yếu tố đặc tính dân số và điều kiện kinh tế xã hội liên quan đến chỉ
số CPI................................................................................................... 45
Bảng 3.27. Các yếu tố thói quen sống và tình trạng sức khỏe toàn thân liên quan
đến chỉ số CPI ...................................................................................... 46
Bảng 3.28. Yếu tố thói quen chăm sóc răng miệng liên quan đến chỉ số CPI ......... 46
Bảng 3.29. Các yếu tố đặc tính dân số và điều kiện kinh tế xã hội liên quan đến tình
trạng phục hình..................................................................................... 47
Bảng 3.30. Các yếu tố thói quen sống và tình trạng sức khỏe tồn thân liên quan

đến tình trạng phục hình ....................................................................... 48
Bảng 3.31. Yếu tố thói quen chăm sóc răng miệng liên quan đến tình trạng phục
hình ...................................................................................................... 48
Bảng 3.32. Nhu cầu điều trị sâu thân răng phân bố theo giới ................................. 49
Bảng 3.33. Nhu cầu điều trị sâu thân răng phân bố theo nhóm tuổi ....................... 50
Bảng 3.34. Tỉ lệ % người có nhu cầu điều trị nha chu phân bố theo giới ............... 50
Bảng 3.35. Tỉ lệ % người có nhu cầu điều trị nha chu phân bố theo nhóm tuổi...... 51
Bảng 3.36. Nhu cầu điều trị phục hình phân bố theo giới ...................................... 52
Bảng 3.37. Nhu cầu điều trị phục hình phân bố theo nhóm tuổi............................. 52
Bảng 4.1. So sánh các nghiên cứu về tình hình sâu răng ở NCT ............................ 56

.


.

x

DANH MỤC BIỂU ĐỒ - HÌNH

BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Khoảng cách từ nhà đến cơ sở RHM gần nhất................................... 30

HÌNH
Hình 2.1. Cây đo túi nha chu Trinity-621.............................................................. 21

.


.


1

MỞ ĐẦU

Vấn đề già hóa dân số hiện nay đang được toàn thế giới quan tâm, theo Tổ
chức Y tế thế giới (WHO) dân số thế giới đang bị “già hóa” do mức độ sinh giảm
đáng kể trong khi tuổi thọ trung bình ngày càng tăng. Ở hầu hết các nước, tỉ lệ phần
trăm người 60 tuổi trở lên đang tăng nhanh hơn so với các nhóm tuổi khác, tại Đơng
Nam Á có gần 8% dân số trên 60 tuổi [5].
Tại Việt Nam, theo Luật người cao tuổi số 39/2009/QH12 được Quốc hội
ban hành ngày 23 tháng 11 năm 2009, những người Việt Nam từ 60 tuổi trở lên
được gọi là người cao tuổi [13]. Tính đến cuối năm 2010, Việt Nam có hơn 8 triệu
người cao tuổi (chiếm 9,4% dân số). Riêng tại thành phố Hồ Chí Minh số người cao
tuổi tính đến năm 2014 thành phố có 642.947 người từ 60 tuổi trở lên, chiếm 7,5%
dân số thành phố. Chia theo độ tuổi từ 60-79 là 559.281 người, từ 80-99 là 83.156
người, tròn 100 tuổi là 201 người, từ 101 tuổi trở lên là 309 người [1]. Số lượng
người cao tuổi tăng lên nhanh chóng theo thời gian, đưa Việt Nam bước vào giai
đoạn già hóa dân số vào năm 2011.
Theo số liệu điều tra sức khỏe răng miệng toàn quốc năm 2000 cho thấy tỉ lệ
sâu răng vĩnh viễn có chiều hướng tăng theo tuổi, tỉ lệ sâu răng của đối tượng từ 45
tuổi trở lên trên toàn quốc là 78%, chỉ số SMT dao động từ khoảng 6,09 – 11,66; số
trung bình răng mất là 4,45 – 8,95; số trung bình răng được trám là 0,02 – 0,36 [20].
Năm 2004 tác giả Phạm Văn Việt và năm 2009 tác giả Mai Hoàng Khanh nghiên
cứu tỉ lệ sâu răng của người cao tuổi tại Hà Nội và Cần Thơ kết quả lần lượt là
55,1% và 79,9%; SMT là 12,6 và 18,7; tỉ lệ bệnh nha chu là 96,1% và 96,4% [8],
[11]. Các nghiên cứu trên cho thấy tình trạng mắc bệnh răng miệng của người cao
tuổi đang ở mức cao, nhu cầu điều trị thật sự cần thiết trong khi thực trạng bệnh
được điều trị thì thấp.
Việt Nam là một trong những quốc gia đang phát triển, thu nhập bình quân

theo đầu người thấp, nguồn lực chăm sóc y tế nói chung và chăm sóc răng miệng

.


.

2

nói riêng vẫn cịn hạn chế, nhưng việc chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi là một
trong những chính sách quan trọng được Đảng và nhà nước quan tâm. Tuy nhiên
với sự già hóa dân số dự kiến, các chính sách và chương trình cần được điều chỉnh
và điều này có thể tạo ra một số thách thức, bao gồm các dịch vụ chăm sóc sức khỏe
răng miệng cho người cao tuổi chưa phát triển, chất lượng chăm sóc chưa tốt [15].
Hầu hết dịch vụ nha khoa được đặt tại khu vực đô thị, vùng nông thôn vẫn chưa tiếp
cận được với dịch vụ nha khoa, có thể do điều kiện kinh tế, trang thiết bị, nguồn
nhân lực. Năm 2008 có khoảng 850 bác sĩ răng hàm mặt hoạt động, 400 bác sĩ và
800 y sĩ nha khoa trong hệ thống chăm sóc răng miệng của chính phủ. Tỉ lệ trung
bình của bác sĩ răng hàm mặt so với dân số trong khu vực là 1/43.000 [33]. Tỉ lệ BS
RHM/dân trung bình của tồn khu vực phía Nam là 1/ 24.644 [9].
Thành phố Hồ Chí Minh, hiện nay là một trong 5 thành phố trực thuộc Trung
ương của Việt Nam.Về mặt hành chính, thành phố được chia thành 19 quận và 5
huyện. Trong đó có 322 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 259 phường, 58 xã và
5 thị trấn [16]. Dân số trung bình năm 2014 là 8.477.000 người, trong đó người cao
tuổi chiếm 7,5% dân số thành phố. Hiện nghiên cứu về thực trạng bệnh răng miệng ở
người cao tuổi trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh chưa nhiều. Kể từ cuộc điều tra
răng miệng tồn quốc năm 2000 đến nay chưa từng có cuộc điều tra về sức khỏe răng
miệng người cao tuổi được tiến hành trên quy mơ tồn quốc. Đề tài trên đây là một
nhánh của đề tài cấp Bộ được thực hiện tại thành phố Hồ Chí Minh. Trong bối cảnh
tìm hiểu về tình trạng bệnh răng miệng, các yếu tố liên quan đến bệnh răng miệng, nhu

cầu chăm sóc và điều trị nhằm thúc đẩy việc chăm sóc sức khỏe răng miệng và cải
thiện chất lượng cuộc sống cho người cao tuổi tại thành phố Hồ Chí Minh. Do vậy
chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Thực trạng bệnh răng miệng ở người cao tuổi tại
Thành phố Hồ Chí Minh” với câu hỏi nghiên cứu:
“Tình hình sức khỏe răng miệng, các yếu tố liên quan và nhu cầu điều trị
bệnh răng miệng (sâu răng, nha chu, phục hình) ở người cao tuổi tại thành phố
Hồ Chí Minh như thế nào?”

.


.

3

Mục tiêu nghiên cứu:

1) Xác định thực trạng mắc các bệnh răng miệng (niêm mạc miệng, khớp thái
dương hàm, sâu răng, nha chu, phục hình) ở người cao tuổi tại thành phố Hồ
Chí Minh.
2) Phân tích các yếu tố liên quan đến thực trạng bệnh răng miệng ở người cao tuổi
tại thành phố Hồ Chí Minh.
3) Xác định nhu cầu điều trị bệnh sâu răng, nha chu và phục hình ở người cao tuổi
tại thành phố Hồ Chí Minh.

.


.


4

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Vấn đề già hóa dân số
Ngày nay với sự phát triển về kinh tế, xã hội cùng với khoa học kỹ thuật,
tuổi thọ trung bình của con người ngày càng gia tăng. Trong vịng một thế kỷ qua,
tuổi thọ trung bình tăng thêm gần 30 năm, cùng với sự thay đổi này số lượng người
cao tuổi đang tăng lên nhanh chóng trên phạm vi tồn cầu. Già hóa dân số đang gia
tăng nhanh nhất ở các nước đang phát triển, bao gồm các nước có nhóm dân số trẻ.
Hiện nay có 7 trong số 15 nước có hơn 10 triệu người già là các nước đang phát
triển và già hóa là thành tựu của quá trình phát triển. Con người sống lâu hơn nhờ
các điều kiện tốt hơn về chế độ dinh dưỡng, vệ sinh, tiến bộ y học, chăm sóc y tế,
giáo dục và đời sống kinh tế. Hiện có tới 33 quốc gia đạt được tuổi thọ trung bình
trên 80 tuổi. Trong khi đó năm năm trước đây, chỉ có 19 quốc gia đạt con số này.
Nhật Bản là quốc gia duy nhất có trên 30% dân số già nhưng đến năm 2050, dự tính
sẽ có 64 nước có trên 30% dân số già như Nhật Bản. Dân số được gọi là già hóa khi
người cao tuổi chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong toàn bộ dân số. Tỷ suất sinh giảm
và tuổi thọ tăng là hai yếu tố dẫn đến già hóa dân số. Tuổi thọ trung bình đã gia tăng
đáng kể trên toàn thế giới. Giai đoạn năm 2010-2015, tuổi thọ trung bình của các
nước phát triển là 78 và của các nước đang phát triển là 68 tuổi. Đến những năm
2045 – 2050, dự kiến tuổi thọ trung bình sẽ tăng lên đến 83 tuổi ở các nước phát
triển và 74 tuổi ở các nước đang phát triển [2].
Năm 1950 tồn thế giới có 205 triệu người từ 60 tuổi trở lên. Đến năm 2012,
số người cao tuổi tăng lên đến gần 810 triệu người. Dự tính con số này sẽ đạt 1 tỷ
người trong vòng gần 10 năm nữa và đến năm 2050 sẽ tăng gấp đôi là 2 tỷ người.
Có sự khác biệt lớn giữa các vùng [4]. Tại Việt Nam, dân số vào năm 2014 là
90.493.352 người. Với quy mơ dân số này, vị trí của Việt Nam trong bảng xếp hạng
các nước đông dân trên thế giới và trong khu vực vẫn không thay đổi so với năm
2009 (thứ 13 trên thế giới và thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á). Tỷ trọng dân số từ
65 tuổi trở lên chiếm 7,1% tổng dân số và chỉ số già hóa là 44,6%, khẳng định Việt


.


.

5

Nam đã bước vào thời kỳ già hóa dân số [6]. Tại thành phố Hồ Chí Minh, theo báo
cáo kết quả thực hiện công tác người cao tuổi năm 2014 của UBND TP.HCM, hiện
thành phố có 642.947 người từ 60 tuổi trở lên chiếm 7,5% dân số thành phố [1].
1.2. Tình trạng sức khỏe răng miệng người cao tuổi
Tại nhiều quốc gia trên thế giới, tình trạng sức khỏe răng miệng ở người cao
tuổi là vấn đề được quan tâm thiết thực. Theo công bố của tổ chức sức khỏe thế giới
năm 2003, bệnh răng miệng ở người cao tuổi là bệnh tiêu tốn hàng thứ 4 cho điều trị
ở những nước phát triển. Gánh nặng về bệnh răng miệng có thể gia tăng ở những
nước đang phát triển do chế độ ăn không lành mạnh, tiêu thụ nhiều đường… Ở
những quốc gia phát triển, họ sử dụng 5-10% nguồn kinh phí chăm sóc sức khỏe
cơng cộng quốc gia cho chăm sóc sức khỏe răng miệng mỗi năm, nhưng ở các quốc
gia đang phát triển khơng có nguồn ngân sách chi trả cho việc kiểm sốt bệnh răng
miệng [8].
Thơng qua các số liệu về tình trạng sâu răng ở một số nước trên thế giới, cho
thấy sâu răng là một vấn đề sức khỏe mang tính cộng đồng ở người cao tuổi và nó
liên quan đến các yếu tố xã hội, hành vi [12]. Những người có điều kiện kinh tế xã
hội khơng tốt, có thói quen sống khơng lành mạnh như hút thuốc, uống rượu, không
quan tâm đến vệ sinh răng miệng thì có khuynh hướng mắc bệnh sâu răng hơn.
Bảng 1.1. Tình trạng sâu răng ở một số quốc gia trên thế giới [12]
Quốc gia

Năm


Tuổi

Campuchia

1990

65+

Malaysia

1990

Nigeria

%sâu

SMT-R

S-R

M-R

T-R

-

16,40

3,30


13,00

0,10

65+

99,10

22,80

3,34

19,25

0,15

1990

65+

43,40

8,80

1,10

7,60

0,00


Mỹ

1991

65+

99,80

22,10

0,40

16,10

5,70

Trung quốc

1995

65-74

64,80

12,40

2,20

9,90


0,30

Nhật

1999

60-64

94,00

19,00

1,30

8,00

9,60

Thái lan

2001

60-74

85,60

14,37

2,08


12,20

0,09

Việt nam

2001

45+

78,00

11,66

2,35

8,95

0,36

.

răng


.

6


Theo mức phát triển xã hội và khoa học, tuổi thọ của răng liên quan với sự
phá hủy của bệnh nha chu, theo quan niệm trước đây khoảng từ 35-40 tuổi tăng lên
50 tuổi, ngày nay thì khoảng 60 tuổi [17]. Theo điều tra ở một số nước công nghiệp
phát triển cho thấy một nửa trường hợp người cao tuổi bị bệnh nha chu là có liên
quan đến thuốc lá. Hầu hết các điều tra dịch tễ học chỉ ra rằng tình trạng vệ sinh
răng miệng kém hoặc mảng bám nhiều có liên quan đến khả năng mắc bệnh cao và
mức độ trầm trọng của bệnh nha chu [8].
Ở Việt Nam, tình trạng sức khỏe răng miệng của nhóm người trên 45 tuổi
theo điều tra sức khỏe răng miệng toàn quốc năm 2000 cho thấy tỉ lệ bệnh sâu răng
là 78%; tỉ lệ tổn thương niêm mạc miệng dưới 5%; dưới 1% người mất răng toàn bộ
2 hàm và hàm dưới thường gặp hơn hàm trên với tỉ lệ là 0,6% và 0,3%. Đa số người
trên 45 tuổi bị mất răng nhưng không mang hàm giả, với tỉ lệ ở hàm trên là 92,2%
và hàm dưới là 95,3%. Mức độ bệnh nha chu cũng tăng cao ở nhóm trên 45 tuổi [8].
1.3. Vấn đề sức khỏe răng miệng của người cao tuổi
1.3.1. Những thay đổi sinh lý
Theo thời gian người cao tuổi đều trải qua sự thay đổi sinh lý như:
 Hệ miễn dịch bị suy giảm, khó đề kháng với sự tấn công của vi khuẩn
 Giảm lượng máu, giảm nội mạc thành mạch, hẹp và xơ cứng mạch
 Tăng hủy cốt bào làm tiêu xương
 Giảm hoạt động biến dưỡng
 Thay đổi tuyến nước bọt, nhu mô tuyến dần bị mất đi và thay bằng mô
mỡ hoặc mô liên kết [18].
1.3.2. Những thay đổi bệnh lý
Do các cấu trúc răng miệng có những biến đổi suy thối về hình thái và chức
năng, nên một số vấn đề bệnh lý răng miệng sẽ thường gặp:

.


.


7

Sâu răng ở người cao tuổi
Tỉ lệ sâu răng mới nói chung giảm. Vị trí thường bị sâu răng là cổ răng và
chân răng nơi tiếp giáp men-xê măng, trên hay dưới nướu. Các ngun nhân có thể
kể đến:
 Mịn răng vì mất tiếp điểm, tạo thuận lợi cho sự giắt thức ăn ở vùng kẽ
 Tụt nướu làm cổ răng và chân răng tiếp xúc với kích thích cơ học và hóa
học của mơi trường miệng
 Bệnh nha chu và một số nguyên nhân tại chỗ giúp sự tích tụ mảng bám
 Khả năng tự chăm sóc vệ sinh răng miệng của người cao tuổi giảm dần
Người cao tuổi nên sử dụng vật liệu phóng thích Fluor (F) như xi măng glass
ionomer để trám răng. Kết hợp việc thăm khám định kỳ và can thiệp dự phòng với F
tại chỗ khi thấy có nguy cơ sâu răng do giảm tiết nước bọt [7].
Bệnh nha chu ở người cao tuổi
Ở người cao tuổi, bệnh nha chu liên quan:
 Sự thay đổi môi trường miệng và thường xuyên dùng thuốc để điều trị
bệnh toàn thân, 80 – 90% người cao tuổi có bệnh mãn tính và phải dùng
thuốc, có những thuốc làm thay đổi sự cân bằng tạp khuẩn, giảm lưu
lượng nước bọt gây khô miệng và ảnh hưởng đến mô nha chu.
 Sự suy giảm đáp ứng miễn dịch
 Các bệnh tự miễn có biểu hiện ở mơ nha chu
Tỉ lệ bệnh đái tháo đường không phụ thuộc insulin gia tăng ở người cao tuổi,
và đái tháo đường được công nhận là yếu tố nguy cơ của bệnh nha chu.
Môi trường miệng và mơ nha chu có những biến đổi do tích tuổi, nhưng
khơng bắt buộc đưa đến sự xuất hiện của bệnh nha chu ở người cao tuổi. Không nên
xem các biểu hiện của bệnh nha chu là tất yếu ở người cao tuổi. Mơ nha chu có
những biến đổi theo tuổi và các biện pháp vệ sinh răng miệng phải thích nghi với
những thay đổi này [7].


.


.

8

Bệnh niêm mạc miệng
Niêm mạc miệng chịu đựng rất nhiều chấn thương và kích thích. Khi khả
năng đáp ứng với kích thích bị suy giảm thì một số biến đổi sẽ xảy ra
Nhiễm nấm Candida: do tích tuổi, mơ tiết của tuyến nước bọt giảm, tình
trạng mang hàm giả, sử dụng thuốc làm thay đổi môi trường miệng, lưu lượng nước
bọt, pH giảm là những yếu tố thuận lợi cho sự phát triển vi nấm.
Loét: vấn đề dinh dưỡng ở người cao tuổi thường không được cung cấp đầy
đủ, dễ thiếu các khoáng chất, vitamin, kết hợp với sự suy giảm miễn dịch dễ bị loét,
áp tơ hơn.
Ung thư miệng: 98% bệnh nhân ung thư miệng trên 40 tuổi, tuổi trung bình
xuất hiện ung thư là 60 – 70 tuổi, bệnh liên quan đến một số yếu tố nguy cơ như
thói quen hút thuốc, nhai trầu, uống rượu. Những thói quen này có tác hại tích lũy
theo thời gian và mức độ [7].
Tình trạng phục hình ở người cao tuổi
Khá ít nghiên cứu dịch tễ về tình trạng mất răng ở NCT và nhu cầu phục
hình. Tuy nhiên, ở những quốc gia mà việc tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức
khỏe răng miệng bị hạn chế sẽ đưa đến tình trạng răng khơng được điều trị hoặc bị
nhổ khi đau hoặc khó chịu do nhiều yếu tố chủ quan lẫn khách quan. Một vài quốc
gia ghi nhận có khoảng 1/3 đến nửa dân số NCT mang hàm giả tồn bộ, trong đó
3/4 mang phục hình tồn hàm hoặc phục hình tháo lắp bán phần. Tỉ lệ mang hàm
giả tháo lắp liên quan đến tình trạng kinh tế xã hội thấp [8].
1.3.3. Chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khỏe răng miệng ở người cao

tuổi
Tổ chức Y tế thế giới định nghĩa chất lượng cuộc sống là “nhận thức của một
cá nhân về vị trí của họ trong cuộc sống dựa trên nền văn hóa và nguyên tắc nơi họ
đang sinh sống, liên quan đến mục tiêu, sự mong đợi, tiêu chuẩn và mối quan tâm
của bản thân người đó” [21].

.


.

9

Khái niệm chất lượng cuộc sống – sức khỏe răng miệng (CLCS-SKRM) là
một khái niệm tương đối mới, nhưng đã phát triển nhanh chóng trong những năm
gần đây. CLCS-SKRM là một thành phần của chất lượng cuộc sống, được WHO
định nghĩa là “một cấu trúc đa chiều phản ánh sự thoải mái của môt người khi ăn,
ngủ và tham gia vào các mối quan hệ xã hội, sự hài lòng của họ đối với sức khỏe
răng miệng của mình” [24].
Nâng cao chất lượng cuộc sống đang là mục tiêu của các hệ thống chăm sóc
y tế, điều đó phản ánh trong chính sách của từng khu vực. CLCS là kết quả sau
cùng cần đạt được trong kế hoạch chăm sóc sức khỏe răng miệng, để phục hồi được
chức năng, thẩm mỹ và duy trì sự thoải mái của từng cá nhân.
Hiện nay có 2 loại đo lường CLCS-SKRM đó là thang đo tổng quát và bộ
câu hỏi OHIP – 14VN, nhưng trong nội dung nghiên cứu của đề tài này chúng tôi
không đánh giá CLCS-SKRM ở đây, và vấn đề đó sẽ được cộng sự của chúng tơi
nghiên cứu tiếp theo sau đề tài này.
1.3.4. Chỉ số đánh giá tình trạng răng miệng ở người cao tuổi
 Chỉ số sâu mất trám răng SMT-R (WHO, 1997)
Chỉ số SMT là số răng sâu mất trám trung bình của một người trong cộng

đồng. Chỉ số SMT của Klein, Palmer và Knutson ra đời vào những năm 1930 được
áp dụng rộng rãi và được xem là ưu việt hơn những chỉ số khác. Chỉ số SMT có giá
trị rất lớn trong việc góp phần gia tăng kiến thức về sự phân tán của bệnh sâu răng
trên toàn thế giới dưới ảnh hưởng của các điều kiện kinh tế, địa dư, xã hội, phái tính
và chủng tộc.
Chỉ số SMT là chỉ số khơng hồn nguyên, ở từng người SMT có thể ghi từ 0
đến 28.
Giới hạn của SMT:
 Khơng cho biết các răng có nguy cơ bị sâu
 Ghi nhận do đánh giá của người khám

.


.

10

 Khơng ghi nhận được độ chính xác nặng nhẹ của từng cá thể
 Khó khăn chính của SMT cho đến nay là chưa thống nhất theo diễn tiến
sâu răng khi nào nên can thiệp trám răng.
Năm 1997, WHO công nhận hệ thống chỉ số này và đưa ra hướng dẫn thực
hiện cho tồn cầu [37]. Sau đó, hệ thống đánh giá ICDAS ra đời và được sử dụng
rộng rãi. Sự khác biệt so với SMT là cho phép ghi nhận lại những tổn thương sâu
răng ở những gia đoạn tổn thương sớm (đốm trắng) chưa thành lỗ, những tổn
thương này có thể hồn ngun với các biện pháp tái khống hóa [27]. Tuy nhiên,
đối với người cao tuổi, xuất hiện tổn thương sớm thường ít xảy ra do đặc điểm biến
đổi sinh lý, vì vậy tiêu chuẩn SMT của WHO đưa ra được cho là phù hợp.
Ý nghĩa SMT:
 Tình trạng sâu răng quá khứ và hiện tại

 Đánh giá tình trạng và mức độ sâu răng của một cá thể và của một cộng
đồng
 So sánh tình trạng và mức độ sâu răng giữa các cá thể, giữa các cộng
đồng
Từng chỉ số riêng lẻ: S, M, T:
 Đánh giá chất lượng, hiệu quả của các dịch vụ y tế
 Đánh giá chất lượng, hiệu quả các chương trình dự phòng
 Vấn đề sức khỏe răng miệng của cá thể và cộng đồng
Nhu cầu điều trị:
 Nhu cầu điều trị bệnh sâu răng cho một cá thể và của một cộng đồng
 Tính tốn sơ bộ thời gian điều trị cho từng loại, từ đó tính ra được thời
gian điều trị cho cộng đồng
 Tính tốn sơ bộ kinh phí điều trị cho cá nhân, cộng đồng
 Tính tốn sơ bộ nhân lực điều trị cho cá nhân, cộng đồng

.


.

11

 Chỉ số SMT cân thiết cho việc phân tích nhu cầu chăm sóc và giải quyết
bệnh sâu răng từ đó làm cơ sở cho việc thiết lập kế hoạch hiện tại và
trong tương lai [17].
 Chỉ số nha chu trong cộng đồng (CPI: Community Periodontal Index)
Để đánh giá tình trạng nha chu trong cộng đồng, theo WHO cần xác định
tình trạng chảy máu nướu, túi nha chu thơng qua chỉ số nha chu cộng đồng CPI.
Thuận lợi:
 Dễ áp dụng

 Giúp khám nhanh số lượng lớn trong cộng đồng
 Áp dụng rộng rãi trên thế giới, và dùng là cơ sở quốc tế để so sánh giữa
các nước
Nhược điểm:
 Dựa trên diễn tiến bệnh nha chu, trường hợp có túi sâu xem như là có cả
túi nơng, vơi răng, chảy máu nướu
 Tuy nhiên có 30% trường hợp có vơi nhưng khơng có chảy máu, ¼
trường hợp túi sâu, chảy máu nhưng khơng có vơi
 Khơng đánh giá được độ lung lay và độ mất bám dính, là những dấu hiệu
quan trọng trong bệnh nha chu [17].
Khám và ghi nhận:
 Sử dụng cây thăm dò túi nha chu Trinity-621 của WHO, đầu tận cùng là viên
bi trịn đường kính 0,5 mm, thước đo độ sâu nằm trong giới hạn 3,5 mm đến
5,5 mm (Hình 2.1).
 Cây thăm dị nên đặt song song với trục của răng, sử dụng lực nhẹ <20 g
 Khám mỗi răng tại 6 điểm: ngoài gần, ngoài giữa, ngoài xa, trong gần, trong
giữa và trong xa.
Khám các răng chỉ số. Nếu khơng có răng chỉ số, thì sẽ khám các răng cịn
lại và chọn mã số cao nhất để ghi.

.


.

12

 Chỉ số mất bám dính (CEJ: Cemento Enamel Junction)
 Đánh giá mức độ phá hủy mô nha chu
 So sánh mức độ trầm trọng của bệnh nha chu giữa các cộng đồng

 Phân chia sextant và răng chỉ số giống CPITN
 Dựa trên đường nối men-cement
 Chỉ số này khơng có giá trị khi bị tụt nướu, nghĩa là khi thấy được
đường nối men-cement
 Khi không thấy được đường nối men-cement và khi CPI của sextant <
4 thì mất bám dính cảu sextant đó được ước lượng là < 4 (độ mất bám
dính = 0).
1.4. Chính sách chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi tại thành phố HCM
Việt Nam là một trong những nước thuộc khối ASEAN sớm ban hành Luật
Người cao tuổi, điều đó thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Nhà nước và xã hội đối
với NCT. Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 35/2011/TT-BYT về hướng dẫn thực
hiện chăm sóc sức khỏe người cao tuổi. Đồng thời, để tạo điều kiện cho hoạt động
CSSK cho người cao tuổi tại cộng đồng tại các cơ sở khám, chữa bệnh: NCT (>80
tuổi) được ưu tiên khám trước người khác (trừ bệnh nhân cấp cứu, trẻ em dưới 6
tuổi và người khuyết tật nặng); được bố trí giường nằm phù hợp khi điều trị nội trú;
các bệnh viện (trừ bệnh viện Nhi khoa) có trách nhiệm tổ chức khoa Lão khoa hoặc
dành một số giường để điều trị người bệnh là người cao tuổi. Tại nơi cư trú trạm y
tế xã có trách nhiệm lập hồ sơ quản lý sức khỏe người cao tuổi, lập sổ theo dõi các
bệnh mạn tính; tuyên truyền phổ biến kiến thức CSSK cho người cao tuổi; tổ chức
kiểm tra sức khoẻ định kỳ, khám bệnh, chữa bệnh phù hợp với chuyên môn cho
người cao tuổi; cử cán bộ y tế đến khám bệnh, chữa bệnh tại nơi cư trú đối với
người cao tuổi cô đơn bị bệnh nặng không thể đến cơ sở khám bệnh được Ủy ban
nhân dân xã, phường, thị trấn có trách nhiệm hỗ trợ kinh phí, phương tiện đưa
người cao tuổi cơ đơn, bệnh nặng tới cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo đề nghị của
trạm y tế xã, phường, thị trấn. Người nhà, người thân của người cao tuổi phải có

.


.


13

trách nhiệm và chủ động chăm sóc sức khỏe người cao tuổi. Đồng thời, chính người
cao tuổi cũng phải có trách nhiệm tự CSSK cho chính bản thân mình [14].
Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo các nước áp dụng chiến lược nhất định để
cải thiện sức khỏe răng miệng ở người cao tuổi. Cơ quan y tế quốc gia cần xây dựng
chính sách và mục tiêu đo lường được cho sức khỏe răng miệng. Các chương trình y
tế cộng đồng nên kết hợp nâng cao sức khỏe răng miệng và phòng chống dịch bệnh
dựa trên cách tiếp cận các yếu tố nguy cơ phổ biến. Kiểm soát các bệnh về răng
miệng và bệnh tật ở người lớn tuổi nên được tăng cường thông qua tổ chức các dịch
vụ sức khỏe răng miệng giá cả phải chăng, đáp ứng nhu cầu của họ [34].
Chăm sóc sức khỏe nói chung cũng như chăm sóc sức khỏe răng miệng cho
người cao tuổi là một trong những chính sách quan trọng của thành phố. Các đơn vị
y tế, khám chữa bệnh thực hiện nghiêm túc cơng tác chăm sóc sức khỏe cho người
cao tuổi theo thông tư 35/TT-BYT về hướng dẫn chăm sóc sức khỏe y tế cho NCT.
Các bệnh viện cấp thành phố đã chú trọng đầu tư trang thiết bị, đào tạo nhân sự để
thành lập khoa Lão khoa. Một số bệnh viện cấp quận huyện đã thực hiện điều trị các
bệnh lý Lão khoa, thành lập khoa Lão kết hợp với khoa Nội. Tuy chưa đủ 100% cơ
sở khám, chữa bệnh triển khai được phòng khám ngoại trú và phòng điều trị nội trú
dành riêng cho người cao tuổi, nhưng tất cả các đơn vị đều tổ chức khu vực tiếp
nhận khám và điều trị ưu tiên cho người cao tuổi từ 80 tuổi trở lên.
 Hiện toàn thành phố có 07 trên 28 bệnh viện có khoa Lão để chăm sóc
sức khỏe cho người cao tuổi là bệnh viện Nguyễn Trãi, bệnh viện Nhân
dân Gia Định, bệnh viện Nguyễn Tri Phương, bệnh viện Thống Nhất,
bệnh viện Răng Hàm Mặt, bệnh viện Đa khoa khu vực Hóc Mơn và bệnh
viện Phong Bến Sắn.
 02 trên 28 bệnh viện thành phố tổ chức Lão khoa kết hợp với 1 khoa khác
là bệnh viện An Bình, bệnh viện Đa khoa khu vực Thủ Đức.
 02 trên 23 bệnh viện cấp quận huyện tổ chức Lão khoa kết hợp với 1

khoa khác là bệnh viện quận 2 và bệnh viện quận Thủ Đức.

.


.

14

 Số phòng khám ngoại trú dành riêng cho người cao tuổi là 51 phòng
khám/51 bệnh viện. Số phòng điều trị nội trú dành riêng cho người cao
tuổi là 116 phòng/51 bệnh viện. Số giường điều trị nội trú dành riêng cho
người cao tuổi là 907 giường/51 bệnh viện.
Công tác khám chữa bệnh, quản lý sức khỏe, truyền thông phổ biến kiến
thức về chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi được tăng cường:
 Số người cao tuổi được truyền thông giáo dục sức khỏe là 300.786 người.
 Số người cao tuổi được khám định kỳ là 96.679 người.
 Số người cao tuổi được lập hồ sơ theo dõi sức khỏe tại phường-xã-thị trấn
nơi cư trú là 189.125 người [1].
Tuyến y tế cơ sở thực hiện việc chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người cao
tuổi được củng cố và tăng cường cơ sở vật chất. Việc cấp và khám chữa bệnh cho
người cao tuổi bằng thẻ bảo hiểm y tế được thực hiện đúng quy định. Hầu hết người
cao tuổi thuộc diện hưởng lương hưu, chính sách người có cơng, chính sách bảo trợ
xã hội, người cao tuổi thuộc hộ nghèo… đều được cấp thẻ bảo hiểm y tế và hỗ trợ
khám chữa bệnh miễn phí tại các cơ sở khám chữa bệnh của Nhà nước [6].
1.5. Một số nghiên cứu về tình trạng sức khỏe răng miêng ở người cao tuổi
1.5.1. Nghiên cứu trong nước
Các nghiên cứu về tình trạng sức khỏe răng miệng đều sử dụng mẫu phiếu
khám và mã số quy định theo mẫu của điều tra toàn quốc và hướng dẫn của WHO
Nghiên cứu của Phạm Văn Việt năm 2004 trên địa bàn Hà Nội, trong số 850

người cao tuổi có 55,06% số người bị sâu răng với số trung bình răng sâu là 1,76;
trung bình một người có 10,73 răng mất và 0,12 răng được trám; giá trị SMT-R là
12,6. Cùng nghiên cứu trên của Phạm Văn Việt trên 791 người cao tuổi cho thấy tỉ
lệ mắc bệnh nha chu rất cao chiếm đến 96,08% trong đó có đến 54,15% số người
cao tuổi có túi nha chu (CPI 3 và 4); trong đó nam có số tụt nướu cao hơn nữ. Số
trung bình đoạn lục phân mỗi người khơng bị mất bám dính (MBD) là 1,78 và khác
nhau có ý nghĩa theo giới. Số trung bình lục phân có MBD mức trung bình là 2,23
[11].

.


×