Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Đánh giá tình hình mở khí quản tại khoa tai mũi họng bệnh viện chợ rẫy từ tháng 6 2016 đến tháng 6 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.28 MB, 94 trang )

B

GIÁO DC V ĐO TẠO

B

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THNH PH

H

Y TẾ

CHÍ MINH

----------------

LÊ THIỆN CHÍ

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH MỞ KHÍ QUẢN
TẠI KHOA TAI MŨI HỌNG
BỆNH VIỆN CHỢ RẪY
TỪ THÁNG 6/2016 ĐẾN THÁNG 6/2017

Chuyên ngành: Tai mũi họng
Mã số: 60 72 01 55

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS.BS TRẦN MINH TRƯỜNG


Thành phố Hồ Chí Minh – 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tơi là Lê Thiện Chí, học viên cao học khóa 2015 - 2017 trường Đại học
Y Dược thành phố Hồ Chí Minh, chuyên ngành Tai Mũi Họng, xin cam đoan:
1. Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn
của thầy Trần Minh Trường.
2. Cơng trình này khơng trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã
được công bố tại Việt Nam.
3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hồn tồn chính xác, trung
thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở nơi nghiên
cứu.
Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này.
TPHCM, tháng 7 năm 2017
Tác giả luận văn

Lê Thiện Chí


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình vẽ
Danh mục các biểu đồ
ĐẶT VẤN ĐỀ....................................................................................................1

Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU..............................................................3
1.1. Giải phẫu và sinh lý thanh khí quản..................................................... 3
1.1.1. Thanh quản..................................................................................3
1.1.2. Khí quản......................................................................................4
1.2. Lịch sử mở khí quản............................................................................. 8
1.2.1. Thế giới....................................................................................... 8
1.2.2. Việt Nam.....................................................................................9
1.3. Đại cương về các phương pháp thơng đường thở.............................. 10
1.3.1. Mở khí quản tối cấp qua màng nhẫn giáp................................ 10
1.3.2. Mở khí quản thơng thường....................................................... 10
1.4. Phẫu thuật mở khí quản...................................................................... 11
1.4.1. Vai trị....................................................................................... 11
1.4.2. Chỉ định và chống chỉ định mở khí quản................................. 11
1.4.3. Vị trí mở khí quản.....................................................................12
1.4.4. Bộ dụng cụ mở khí quản...........................................................13
1.4.5. Vơ cảm trong mở khí quản....................................................... 14


1.4.6. Các thì kỹ thuật mở khí quản....................................................15
1.5. Biến chứng mở khí quản.....................................................................17
1.5.1. Tai biến trong phẫu thuật..........................................................17
1.5.2. Biến chứng trong thời gian đeo canule.................................... 18
1.5.3. Biến chứng sau khi rút canule.................................................. 20
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............. 22
2.1. Đối tượng nghiên cứu......................................................................... 22
2.1.1. Đối tượng.................................................................................. 22
2.1.2. Tiêu chuẩn chọn mẫu................................................................22
2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ....................................................................22
2.2. Phương pháp nghiên cứu.................................................................... 22
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu.................................................................. 22

2.2.2. Cỡ mẫu......................................................................................22
2.2.3. Nội dung nghiên cứu................................................................ 22
2.2.4. Kỹ thuật thu thập số liệu...........................................................28
2.2.5. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu................................... 29
2.2.6. Trình bày số liệu....................................................................... 29
2.2.7. Sơ đồ nghiên cứu...................................................................... 30
2.3. Vấn đề y đức trong nghiên cứu.......................................................... 30
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU......................................................... 32
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu........................................32
3.1.1. Giới tính.................................................................................... 32
3.1.2. Tuổi........................................................................................... 33
3.1.3. Nghề nghiệp..............................................................................34
3.1.4. Địa chỉ.......................................................................................34
3.1.5. Chỉ số khối cơ thể (BMI)..........................................................35
3.2. Phẫu thuật mở khí quản...................................................................... 36


3.2.1. Nguyên nhân mở khí quản........................................................36
3.2.2. Tính chất và mục đích mở khí quản......................................... 37
3.2.3. Nội khí quản - thở máy trước mở khí quản..............................40
3.2.4. Thời gian đặt nội khí quản trước mở khí quản.........................41
3.2.5. Vị trí mở khí quản.....................................................................42
3.2.6. Kiểu mở khí quản..................................................................... 43
3.2.7. Canule sử dụng trong phẫu thuật..............................................43
3.2.8. Tai biến trong lúc mở khí quản................................................ 45
3.2.9. Biến chứng trong thời gian đeo canule.................................... 46
3.3. Mối liên quan giữa nguyên nhân mở khí quản với giới tính............. 47
3.4. Mối liên quan giữa nguyên nhân mở khí quản với nhóm tuổi...........48
3.5. Mối liên quan giữa BMI với tai biến, biến chứng của phẫu thuật mở
khí quản...............................................................................................50

Chương 4. BÀN LUẬN...................................................................................52
4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu........................................52
4.1.1. Giới tính.................................................................................... 52
4.1.2. Tuổi........................................................................................... 53
4.1.3. Nghề nghiệp..............................................................................54
4.1.4. Địa chỉ.......................................................................................54
4.2. Phẫu thuật mở khí quản...................................................................... 55
4.2.1. Nguyên nhân mở khí quản........................................................55
4.2.2. Tính chất và mục đích mở khí quản......................................... 56
4.2.3. Nội khí quản - thở máy trước mở khí quản..............................57
4.2.4. Thời gian đặt nội khí quản trước mở khí quản.........................58
4.2.5. Vị trí mở khí quản.....................................................................59
4.2.6. Kiểu mở khí quản..................................................................... 60
4.2.7. Canule sử dụng trong phẫu thuật..............................................60


4.2.8. Tai biến trong lúc phẫu thuật mở khí quản.............................. 62
4.2.9. Biến chứng trong thời gian đeo canule.................................... 62
4.3. Mối liên quan giữa nguyên nhân mở khí quản với giới tính............. 69
4.4. Mối liên quan giữa nguyên nhân mở khí quản với nhóm tuổi...........70
4.5. Mối liên quan giữa BMI với tai biến, biến chứng của phẫu thuật mở
khí quản...............................................................................................70
KẾT LUẬN......................................................................................................72
KIẾN NGHỊ.....................................................................................................74
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Phiếu thu thập số liệu
Phụ lục 2. Danh sách bệnh nhân tham gia nghiên cứu



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
VIẾT TẮT

VIẾT NGUYÊN

MKQ

Mở khí quản

TMH

Tai Mũi Họng

TPHCM

Thành phố Hồ Chí Minh

BMI

Body Mass Index

WHO

World Health Organization

Tiếng Việt

Tiếng Anh



DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Tiêu chuẩn đánh giá thừa cân và béo phì dựa vào BMI dành cho
các nước Châu Á............................................................................. 24
Bảng 3.1. Tuổi trung bình của bệnh nhân mở khí quản.................................. 33
Bảng 3.2. Nguyên nhân mở khí quản của nhóm nghiên cứu...........................36
Bảng 3.3. Tính chất và mục đích mở khí quản................................................ 37
Bảng 3.4. Nguyên nhân mở khí quản ở những bệnh nhân mở khí quản cấp
cứu................................................................................................... 38
Bảng 3.5. Nguyên nhân mở khí quản ở những bệnh nhân mở khí quản nhằm
mục đích thở máy............................................................................ 38
Bảng 3.6. Nguyên nhân mở khí quản ở những bệnh nhân mở khí quản nhằm
mục đích hỗ trợ phẫu thuật khác..................................................... 39
Bảng 3.7. Thời gian bệnh nhân đặt nội khí quản.............................................41
Bảng 3.8. Biến chứng trong thời gian đeo canule........................................... 46
Bảng 3.9. Mối liên quan giữa nguyên nhân mở khí quản với giới tính.......... 47
Bảng 3.10. Mối liên quan giữa nguyên nhân mở khí quản với nhóm tuổi......48
Bảng 3.11. Mối liên quan giữa BMI với tai biến trong lúc mở khí quản........50
Bảng 3.12. Mối liên quan giữa BMI với biến chứng trong thời gian đeo
canule...............................................................................................51
Bảng 4.1. So sánh về giới.................................................................................52
Bảng 4.2. So sánh về tuổi.................................................................................53
Bảng 4.3. So sánh số canule được dùng nhiều nhất........................................ 61
Bảng 4.4. So sánh tỷ lệ biến chứng trong thời gian đeo canule...................... 63
Bảng 4.5. So sánh tỷ lệ biến chứng chảy máu nhẹ.......................................... 64
Bảng 4.6. So sánh tỷ lệ biến chứng chảy máu vừa.......................................... 64
Bảng 4.7. So sánh tỷ lệ biến chứng tràn khí dưới da.......................................65
Bảng 4.8. So sánh tỷ lệ biến chứng nhiễm trùng............................................. 66


Bảng 4.9. So sánh tỷ lệ biến chứng khó nuốt.................................................. 67

Bảng 4.10. So sánh tỷ lệ biến chứng rơi canule.............................................. 67
Bảng 4.11. So sánh tỷ lệ biến chứng mô hạt ở phía trên canule..................... 69


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1.1. Giải phẫu thanh quản......................................................................... 3
Hình 1.2. Khí quản và thiết đồ cắt ngang khí quản........................................... 5
Hình 1.3. Các lớp cân cơ và mạch máu vùng cổ............................................... 8
Hình 1.4. Bộ dụng cụ mở khí quản thơng thường........................................... 13
Hình 1.5. Các loại canule được dùng...............................................................14
Hình 1.6. Chuẩn bị tư thế bệnh nhân mở khí quản..........................................15
Hình 1.7. Xác định khí quản và rạch khí quản kiểu chữ U ngược..................17
Hình 2.1. Các vị trí mở khí quản..................................................................... 26


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Đặc điểm về giới..........................................................................32
Biểu đồ 3.2. Phân bố theo độ tuổi....................................................................33
Biểu đồ 3.3. Đặc điểm nghề nghiệp của nhóm nghiên cứu.............................34
Biểu đồ 3.4. Phân bố theo địa chỉ.................................................................... 34
Biểu đồ 3.5. BMI của nhóm nghiên cứu..........................................................35
Biểu đồ 3.6. Tỷ lệ bệnh nhân có nội khí quản - thở máy trước khi mở khí
quản.............................................................................................. 40
Biểu đồ 3.7. Thời gian bệnh nhân đặt nội khí quản.........................................41
Biểu đồ 3.8. Vị trí mở khí quản của nhóm nghiên cứu................................... 42
Biểu đồ 3.9. Kiểu mở khí quản........................................................................ 43
Biểu đồ 3.10. Chất liệu canule được sử dụng.................................................. 43
Biểu đồ 3.11. Loại canule có bóng được sử dụng........................................... 44
Biểu đồ 3.12. Số nòng canule được sử dụng................................................... 44
Biểu đồ 3.13. Kích cỡ canule được sử dụng....................................................45

Biểu đồ 3.14. Tai biến chảy máu trong lúc mở khí quản................................ 45


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Mở khí quản là một loại phẫu thuật mà bất cứ người thầy thuốc thực
hành nào, đặc biệt là thầy thuốc ngoại khoa phải sẵn sàng thực hiện bất cứ lúc
nào và bất cứ nơi đâu.
Mở khí quản là phẫu thuật mở một lỗ ở khí quản đoạn cổ và đặt một
ống thông làm cho đường hô hấp thơng ra ngồi da, bệnh nhân thở qua lỗ này.
Ngày nay, mở khí quản khơng những giúp khai thơng đường thở trong
những trường hợp bít tắc vùng họng - thanh quản mà còn là một phẫu thuật
nhằm tạo một đường thở an tồn và phịng ngừa khó thở trong các phẫu thuật
như: đầu, mặt, cổ, thần kinh,... Đặc biệt được chỉ định ở những bệnh nhân
thuộc các khoa lâm sàng có đặt ống nội khí quản lâu ngày.
Mở khí quản đã được biết đến từ lâu (từ 3600 năm trước Cơng ngun).
Những lợi ích và thành cơng của phẫu thuật này được biết nhiều vào thế kỷ 19
(1820 - 1833) nhờ cứu sống những bệnh nhân bị bạch hầu thanh quản. Năm
1950, giáo sư Võ Tấn là người mở khí quản đầu tiên cho bé gái 6 tuổi khó thở
bị bệnh bạch hầu tại bệnh viện Bạch Mai.
Từ đó đến nay nhiều phương pháp mở khí quản đã được đưa ra nhằm
giảm bớt những tai biến và biến chứng. Vì trong phẫu thuật mở khí quản, nếu
phẫu thuật viên thiếu kinh nghiệm, thiếu thận trọng, chủ quan và khi gặp
những trường hợp khó sẽ dễ dẫn đến tai biến nguy hiểm, có thể tử vong hay
để lại những biến chứng nặng nề ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt của
người bệnh.
Chính vì vậy, chúng tơi thực hiện đề tài: “Đánh giá tình hình mở khí
quản tại khoa Tai Mũi Họng bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 6/2016 đến tháng
6/2017” nhằm tìm hiểu, cung cấp thêm thơng tin cho các bác sĩ phẫu thuật

trong việc mở khí quản, khai thơng đường thở cho bệnh nhân có hiệu quả hơn.


2

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Khảo sát các nguyên nhân được chỉ định mở khí quản, tính chất và
mục đích của mở khí quản.
2. Khảo sát tai biến trong lúc mở khí quản.
3. Khảo sát biến chứng trong thời gian đeo canule.
4. Tìm hiểu mối liên quan giữa nguyên nhân mở khí quản theo giới tính
và nhóm tuổi; mối liên quan giữa chỉ số khối cơ thể (BMI) với tai biến, biến
chứng của phẫu thuật mở khí quản.


3

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Giải phẫu và sinh lý thanh khí quản
1.1.1. Thanh quản
Thanh quản là một cấu trúc giải phẫu phức tạp, nằm giữa cổ, kéo dài từ
đốt sống cổ C2 đến C6, nối vùng hầu ở phía trên và khí quản ở phía dưới.
Giới hạn trên là bờ trên sụn giáp, giới hạn dưới là bờ dưới của sụn nhẫn. Kích
thước thanh quản thay đổi theo tuổi và giới tính. Ở người trưởng thành, thanh
quản của nam giới dài và to hơn của nữ giới: dài 44mm, rộng 43mm, đường
kính trước sau là 36mm. Cịn đối với nữ, thanh quản dài 36mm, rộng 41mm
và trước sau là 26mm [16].

Hình 1.1. Giải phẫu thanh quản

Nguồn : Rosen cas, Simpson CB. (2008), Operative Techniques in
Laryngology [43]


4

Về giải phẫu, cấu trúc thanh quản có một khung sụn gồm các sụn đơn
và sụn đôi. Chúng được nối với nhau bởi các màng và dây chằng. Có thể chia
các sụn cấu tạo nên thanh quản thành hai nhóm: sụn đơn: sụn giáp, sụn nhẫn,
sụn nắp thanh môn và sụn đơi: sụn phễu, sụn sừng, sụn chêm, sụn thóc [6].
Thanh quản có 3 chức năng chính, đó là chức năng hô hấp, chức năng
phát âm và chức năng bảo vệ đường hơ hấp dưới, trong đó chức năng quan
trọng nhất là phát âm. Âm thanh được tạo ra do luồng thơng khí đẩy từ phổi ra
do sự co của cơ hoành và của cơ gian sườn, cơ thẳng bụng. Luồng thơng khí
này được rung chuyển qua khe thanh mơn phát ra âm thanh. Khi phát âm hai
dây thanh khép lại gần sát nhau và rung lên. Tần số của âm thanh phụ thuộc
vào độ dày, độ dài và độ tăng của dây thanh. Âm thanh được cộng hưởng do
xoang mũi, miệng, hầu và các cơ môi, lưỡi, màn hầu. Chức năng hơ hấp cũng
đóng vai trị quan trọng nhờ cơ nhẫn phễu sau mở thanh môn, kéo dây thanh
sang hai bên, tạo thành tam giác cân cho luồng không khí thở đi vào khí phế
quản đến phổi. Bên cạnh đó phản xạ nuốt và phản xạ ho của thanh quản đóng
vai trị bảo vệ đường thở.
1.1.2. Khí quản
1.1.2.1. Hình thể ngồi
Khí quản là một ống dẫn khí tiếp theo thanh quản, bắt đầu từ bờ dưới
sụn nhẫn, ở ngang mức đốt sống cổ 6 và tận hết ở trong lồng ngực bằng cách
chia đơi thành 2 phế quản chính, ở ngang mức bờ dưới đốt sống ngực 4 hoặc
bờ trên đốt sống ngực 5. Trên người sống, khi thở sâu, khí quản có thể xuống
tận phía trước đống sống ngực 6. Khí quản nằm trên đường giữa chạy xuống
dưới, ra sau theo chiều cong của cột sống, càng xuống dưới càng nằm sâu và

hơi bị lệch sang phải (do cung động mạch chủ dựa vào sườn trái khí quản),
tận hết bằng cách chia đôi thành phế quản gốc phải và trái. Khí quản được
chia làm 2 phần: phần cổ và phần ngực [16]. Theo tác giả Trịnh Văn Minh,


5

khí quản dài 10-11cm, đường kính ngang khoảng 2cm đối với nam giới và
1,5cm đối với nữ giới [16]. Theo Grillo, khí quản dài 10-13cm, phụ thuộc vào
chiều cao của bệnh nhân. Đường kính ngang khí quản thay đổi tùy theo giới,
tuổi song thường lớn hơn ở nam giới [38].
1.1.2.2. Cấu tạo
Khí quản là một ống hình trụ dẹt ở phía sau, được tạo nên bởi 14 đến
20 vịng sụn khơng đóng kín xếp chồng lên nhau. Mỗi sụn khí quản là một
sụn hình chữ C mở ra sau, được khép kín lại bằng một màng mơ sợi đàn hồi
và các sợi cơ trơn gọi là thành màng. Các sụn này chồng lên nhau, cách nhau
bởi một khe hẹp và được nối với nhau bởi dây chằng vòng. Nhờ hệ thống dây
chằng nối giữa 2 đốt sụn, khí quản có thể co - giãn tới 50% chiều dài của nó,
đây là cơ sở để kéo giãn cắt nối khí quản [35], [37].

Hình 1.2. Khí quản và thiết đồ cắt ngang khí quản
Nguồn : Admit (2009), Histology constituents of trachea [28]


6

Mỗi sụn khí quản cao khoảng 4mm, dày khoảng 1mm, sụn trên cùng
rộng nhất có dây chằng nhẫn - khí quản dính vào ở bờ trên. Có khoảng 2 sụn
trên mỗi 1cm chiều dài của khí quản.
Các sợi trong thành màng được gọi là cơ khí quản tạo thành 2 lớp: lớp

ngoài gồm các sợi cơ dọc, lớp trong là các sợi cơ ngang [37].
Hình dạng của khí quản khơng hồn tồn cố định. Thơng thường ở nam
giới lịng khí quản thường có hình oval, phẳng ở phía sau. Đối với nữ giới, do
khẩu kính lịng khí quản hẹp hơn, khí quản có thể có hình trịn [37].
Khí quản cũng có thể bị thay đổi hình dạng do sự biến đổi áp lực đường
thở khi bệnh nhân ho hoặc bị các rối loạn thơng khí tắc nghẽn mạn tính hay
do bị chèn ép bởi quai động mạch chủ.
1.1.2.3. Mạch máu và thần kinh khí quản
Khí quản được cung cấp máu từ các nhánh khí quản của động mạch
giáp dưới, nhất là động mạch thân giáp - cổ thuộc động mạch dưới địn.
Ngồi ra khí quản cịn nhận máu của các nhánh từ động mạch giáp trên,
động mạch phế quản, động mạch ngực trong, động mạch cột sống.
Ở phía trước trái, các nhánh động mạch: giáp dưới, thân giáp cổ và
động mạch phế quản tạo nhiều vịng nối với nhau.
Ở phía trước phải, các nhánh động mạch: giáp dưới, nhánh động mạch
dưới đòn, động mạch ngực trong và động mạch phế quản trên nối nhánh với
nhau, tất cả các vòng nối trên đi vào bề mặt để cung cấp máu cho các khí phế
quản, mạng lưới này phân nhánh nhỏ động mạch khí quản - thực quản đi vào
lớp dưới niêm mạc khí quản cấp máu chủ yếu cho các vịng sụn. Vì thế một số
tác giả khun tránh bóc tách quá nhiều thành bên và thành sau khí quản sẽ
gây thiếu máu miệng nối khí quản, làm tăng nguy cơ tạo hạt gây sẹo hẹp.
Các cuống tĩnh mạch của khí quản đổ về tĩnh mạch ở 2 bên khí quản
dẫn về các đám rối tĩnh mạch ở kế cận các tĩnh mạch tuyến giáp.


7

Thần kinh khí quản nhận các nhánh từ các hạch giao cảm cổ và thần
kinh quặt ngược thanh quản.
1.1.2.4. Liên quan đến những cơ quan lân cận

 Liên quan ở phần cổ [46]:
Phía trước: từ nơng vào sâu có da, mơ dưới da (trong lớp mơ dưới da có
tĩnh mạch cảnh trước và cung tĩnh mạch cảnh), lá nông mạc cổ, các cơ ức
móng và ức giáp với mạc của các cơ dưới móng.
Eo tuyến giáp vắt ngang qua phía trước các vịng sụn thứ 2, 3 và 4. Phía
dưới eo tuyến giáp có các tĩnh mạch giáp dưới, động mạch giáp dưới và di
tích của tuyến ức.
Phía sau khí quản liên quan với thực quản và mặt trước 2 đốt sống cổ
dưới. Trong rãnh giữa hai bên của thực quản và khí quản cịn có các dây thần
kinh thanh quản quặt ngược.
Hai bên khí quản liên quan với thùy tuyến giáp và bó mạch cảnh.
 Liên quan ở phần ngực [46]:
Ở ngực, khí quản nằm trong trung thất và được cố định vào trung tâm
gân cơ hồnh, phía trước là thân động mạch cánh tay đầu và động mạch cảnh
chung trái, lúc đầu ở trước sau đó ra ngồi khi đi dần lên, phía trước là tĩnh
mạch cánh tay đầu trái và tuyến ức, cung động mạch chủ tiếp xúc mặt trước
khí quản ở chỗ carina.
Phía sau khí quản liên quan với thực quản và các đốt sống ngực trên.
Bên phải khí quản liên quan với phổi và màng phổi phải, tĩnh mạch
cánh tay đầu phải, tĩnh mạch chủ trên, thần kinh X phải và cung tĩnh mạch
đơn.
Bên trái liên quan với cung động mạch chủ, các động mạch cảnh chung
và dưới đòn trái, thần kinh thanh quản quặt ngược trái.


8

Hình 1.3. Các lớp cân cơ và mạch máu vùng cổ
Nguồn : Frank H. Netter (2010), Atlas giải phẫu người [13]
1.2. Lịch sử mở khí quản

1.2.1. Thế giới
Theo Shody, dựa vào di tích ở Ai Cập, người ta đã biết mở khí quản
(MKQ) từ 3600 năm trước Cơng ngun.
Theo Galien (131-201 sau Cơng ngun) thì cho rằng Aclepiade (12496 trước Công nguyên) thầy thuốc người Hy Lạp là người thực hiện MKQ
đầu tiên.
Năm 1546, bác sỹ Antonio Muso Brasovolo (người Ý) đã thực hiện ca
MKQ thành công đầu tiên để tháo mủ ở hạ họng và thanh quản.


9

Năm 1620, Nicolas Habicot đã tiến hành lấy cục máu đông ở trong
thanh quản. Đây được coi là ca MKQ đầu tiên để lấy dị vật ở thanh quản.
Năm 1766, Caron đã thực hiện MKQ ở đứa trẻ 7 tuổi để lấy bỏ hạt đậu
trong thanh quản. Đây được coi là trường hợp đầu tiên MKQ thành công ở trẻ
em.
Thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 được coi là thời kỳ cực thịnh của MKQ bởi
tác dụng tuyệt vời của nó đã cứu được rất nhiều trẻ em bị bệnh bạch hầu gây
khó thở. Thời kỳ đó, người ta nói nhiều đến 2 bác sỹ Bretonneau và Trouseau,
là những người đi tiên phong trong lĩnh vực này.
Fabrice d’Acquapendente là người đầu tiên làm chiếc canun ngắn và
thẳng. Sau đó, học trị của ơng là Casserius đã cải tiến thành chiếc canun dài
hơn, hơi cong lại, có gấp khuỷu có cánh nhỏ.
Bourdillat đã có sáng kiến làm ra chiếc nịng thơng (mandrin) đầu vát,
khiến cho khi lắp canun vào khí quản được thuận lợi.
Năm 1952, Lassen đã công bố những kết quả khả quan do MKQ để
điều trị các trẻ bại liệt có khó thở tại Copenhague. Cũng vào những năm đó,
MKQ được người Mỹ áp dụng rộng rãi trong điều trị các vết thương lồng
ngực trong cuộc chiến tranh ở Triều Tiên, từ đó MKQ được áp dụng rộng rãi
trong rất nhiều chuyên ngành khác nhau.

1.2.2. Việt Nam
Trường hợp MKQ đầu tiên được thực hiện ở cháu bé 6 tuổi khó thở do
bạch hầu vào năm 1950, do bác sỹ Võ Tấn thực hiện. Trong kháng chiến
chống Pháp, giáo sư Trần Hữu Tước và các học trò đầu tiên của ông đã thực
hiện MKQ ở những bệnh nhân bị khó thở thanh quản đem lại kết quả tốt.
Sau năm 1954, chuyên khoa Tai Mũi Họng (TMH) có điều kiện phát
triển và phẫu thuật MKQ là một trong những phẫu thuật đã cứu sống nhiều
bệnh nhân khó thở, đặc biệt là bạch hầu thanh quản.


10

Năm 1959, MKQ được chỉ định cho những trường hợp khó thở cho
bệnh nhân bị bại liệt và sau đó được triển khai áp dụng cho các trường hợp:
uốn ván, hôn mê do những nguyên nhân khác nhau vào điều trị cấp cứu tại
khoa hồi sức. Ngày nay trong lĩnh vực TMH, MKQ là một trong những phẫu
thuật cấp cứu đầu tay của các bác sĩ TMH để xử lý những trường hợp khó thở
thanh quản do: viêm nhiễm, các khối u lành và ác tính, dị vật thanh quản, liệt
dây thần kinh thanh quản... Và các nguyên nhân khó thở TMH khác.
Tại các hội nghị TMH toàn quốc, đề tài MKQ ln được đề cập đến
những khía cạnh về chỉ định kỹ thuật và săn sóc theo những kinh nghiệm mới
nhất trong và ngoài nước.
1.3. Đại cương về các phương pháp thông đường thở
 Không mở vào đường thở: đặt mặt nạ thanh quản hoặc đặt nội khí quản.
 Có mở vào đường thở: MKQ tối cấp qua màng nhẫn giáp và MKQ
thơng thường.
1.3.1. Mở khí quản tối cấp qua màng nhẫn giáp
 Chỉ định
Tối cấp, khơng có nội khí quản.
Khơng vào khí quản được.

Chấn thương cột sống khơng ngửa cổ được.
 Chống chỉ định: trẻ em.
 Kỹ thuật
Rạch da dọc vùng màng nhẫn giáp (để tránh biến chứng mạch máu,
thần kinh).
Rạch màng giáp nhẫn ngang - kéo sụn nhẫn xuống dưới.
Đặt ống nội khí quản nhỏ.
1.3.2. Mở khí quản thông thường
Gồm MKQ cấp cứu và không cấp cứu.


11

1.4. Phẫu thuật mở khí quản
1.4.1. Vai trị
So với nội khí quản thì MKQ có nhiều lợi thế hơn như là:
- Làm giảm khoảng chết giải phẫu trong bộ máy hô hấp [8], [10].
- Tăng hiệu quả hút đờm qua ống MKQ [9], [17], [26].
- Giúp cai thở máy tốt [17], [26].
- Làm giảm áp lực trong phổi [26].
- Làm động tác thở ra dễ dàng hơn.
- Đề phòng và điều trị suy hô hấp ở người già yếu.
1.4.2. Chỉ định và chống chỉ định mở khí quản
1.4.2.1. Chỉ định
- Thơng khí nhân tạo dài ngày.
- Chít hẹp khí quản do phù thanh môn và thanh quản, polype thanh
quản.
- Tắc phế quản do đờm (xẹp phổi), ứ đọng đờm dãi, hít phải dịch vị.
- Chỉ định rửa phế quản.
- Đặt ống nội khí quản hút đờm khơng kết quả.

- Tổn thương hầu họng.
- Tắc nghẽn đường hô hấp trên.
- Trong các ung thư (vịm họng, thanh - khí quản) ở giai đoạn cuối.
- Trong các thương tổn trung tâm hô hấp gây suy hô hấp nặng như u
não, chấn thương sọ não, vết thương sọ não, viêm não tủy, viêm màng não,
bại liệt.
- Các chấn thương ngực lớn, gãy nhiều xương sườn, tạo thành mảng
sườn di động, vết thương ngực hở, tràn khí màng phổi van gây ngạt thở nặng.
- Trong các bệnh nội khoa như bệnh bạch hầu, cơn co thắt thanh quản
trong uốn ván,...


12

1.4.2.2. Chống chỉ định
- Da vùng cổ bị tổn thương nơi MKQ.
- Viêm trung thất.
- Rối loạn đông máu do giảm tiểu cầu, sốt xuất huyết.
- Tuyến giáp quá to (chống chỉ định tương đối).
- Bệnh nhân đang bị nhiễm khuẩn nặng.
1.4.3. Vị trí mở khí quản
Có 3 vị trí MKQ: cao, trung bình, thấp.
Mở khí quản cao:
* Ưu điểm:
Dính sát da cổ dễ làm, ít chảy máu. Sử dụng trong cấp cứu.
* Khuyết điểm:
- Sau sụn nhẫn là sụn phễu có chức năng điều khiển dây thanh, nếu
trúng sẽ gây tai biến.
- Gây phù nề hạ thanh mơn, khó rút ống, có thể gây tổn thương thanh
mơn gây khó thở.

- Khó tháo ống gây bệnh Canule (bệnh do quen ống), khi rút ống
bệnh nhân khơng thở được.
Mở khí quản trung bình:
* Ưu điểm: ít gây phù nề hạ thanh môn.
* Khuyết điểm: phải cắt eo tuyến giáp, khâu cầm máu hay cầm máu
bằng dao điện. Cắt tuyến giáp: chảy máu nhiều, chảy máu vào lỗ MKQ.
Mở khí quản thấp:
* Ưu điểm: không gây phù nề hạ thanh môn, rộng chỗ để phẫu thuật
thanh quản, khí quản, tuyến giáp... Các phẫu thuật lớn - làm trước 1 mổ lớn.
* Khuyết điểm: đích ở quá sâu (làm trong 1 giếng sâu). Đòi hỏi tay
nghề cao.


13

1.4.4. Bộ dụng cụ mở khí quản

Hình 1.4. Bộ dụng cụ mở khí quản thơng thường
(Hình ảnh tại khoa Phẫu thuật - Gây mê hồi sức – bệnh viện Chợ Rẫy)
 Găng tay, gạc vô khuẩn.
 Khăn lỗ.
 Lidocain 2%.
 Ống tiêm.
 Dao mổ.
 Dao điện monolar.
 Kẹp phẫu tích có mấu
 Kẹp phẫu tích khơng mấu.
 2 kẹp Allis.
 Kelly các cỡ.
 2 banh Farabeuf.



14

 Canule các cỡ.
 Máy hút, ống hút đờm, dịch.
 Bóng ambu, máy hơ hấp nhân tạo.

Hình 1.5. Các loại canule được dùng
(Hình ảnh tại khoa Tai Mũi Họng bệnh viện Chợ Rẫy)
1.4.5. Vơ cảm trong mở khí quản
1.4.5.1. Gây mê
 Nếu được: lý tưởng, giúp phẫu thuật viên thao tác từ tốn (đúng kỹ thuật,
giảm tai biến).
 Có thể gây mê bằng ống nội khí quản nhỏ.
 Cần quan sát trực tiếp thanh quản để có chỉ định kỹ thuật gây mê đúng
đắn.
1.4.5.2. Gây tê
 Cần sự hợp tác của bệnh nhân và phẫu thuật viên có kinh nghiệm, thao
tác chính xác, bác sĩ gây mê sẵn sàng hợp tác: trợ giúp hô hấp, cho thở oxy
100%, theo dõi sát dấu hiệu sinh tồn bằng monitor.
 Chích tê tại chỗ + đám rối thần kinh cổ nông 2 bên.


×