Tải bản đầy đủ (.pdf) (130 trang)

Bước đầu xác định tiêu chuẩn chẩn đoán các bệnh cảnh y học cổ truyền trên bệnh nhân hen phế quản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.5 MB, 130 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƢỢC TP. HỒ CH
--------------------

NGUYỄN THỊ HƢỚNG DƢƠNG

BƢỚC ĐẦU XÁC ĐỊNH TIÊU CHUẨN CHẨN ĐOÁN
CÁC BỆNH CẢNH Y HỌC CỔ TRUYỀN
TRÊN BỆNH NHÂN HEN PHẾ QUẢN

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC
CHUYÊN NGÀNH Y HỌC CỔ TRUYỀN

THÀNH PHỐ HỒ CH

– 2016

.


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƢỢC TP. HỒ CH
--------------------

NGUYỄN THỊ HƢỚNG DƢƠNG



BƢỚC ĐẦU XÁC ĐỊNH TIÊU CHUẨN CHẨN ĐOÁN
CÁC BỆNH CẢNH Y HỌC CỔ TRUYỀN TRÊN
BỆNH NHÂN HEN PHẾ QUẢN

CHUYÊN NGÀNH Y HỌC CỔ TRUYỀN
MÃ SỐ: 60720201
LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN THỊ BAY

THÀNH PHỐ HỒ CH

– 2016

.


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu trong
luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ một cơng trình
nào khác.
Tác giả luận án

.


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC BẢNG ...................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ ....................................................................................... iv

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỐ ............................................................................................... v
ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU................................................................................ 4
1.1. CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN Y HỌC CỔ TRUYỀN KHU VỰC TÂY THÁI
BÌNH DƢƠNG 2011-2020 ............................................................................................... 4
1.2. QUAN NIỆM VỀ HEN PHẾ QUẢN THEO Y HỌC HIỆN ĐẠI ............................. 6
1.3. QUAN NIỆM VỀ HEN PHẾ QUẢN THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN ...................... 14
1.4. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN CHẨN ĐỐN TRONG
VÀ NGỒI NƢỚC ......................................................................................................... 21
CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................... 32
2.1. GIAI ĐOẠN 1: KHẢO SÁT THỐNG KÊ TÀI LIỆU Y HỌC CỔ TRUYỀN ........ 32
2.2. GIAI ĐOẠN 2: KHẢO SÁT TRÊN LÂM SÀNG ................................................... 32
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU............................................................................ 43
3.1. GIAI ĐOẠN 1: NGHIÊN CỨU TRÊN LÝ THUYẾT ............................................ 43
3.2. GIAI ĐOẠN 2: NGHIÊN CỨU TRÊN LÂM SÀNG .............................................. 55
3.3. SO SÁNH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CÁC TRIỆU CHỨNG VÀ BỆNH CẢNH
THEO TÀI LIỆU Y VĂN VÀ TRÊN LÂM SÀNG ....................................................... 78
CHƢƠNG 4: BÀN LUẬN .................................................................................................. 85
4.1. ĐẶC ĐIỂM NGHIÊN CỨU CÁC BỆNH CẢNH VÀ TRIỆU CHỨNG TRÊN TÀI
LIỆU Y VĂN .................................................................................................................. 85
4.2. ĐẶC ĐIỂM NGHIÊN CỨU CÁC BỆNH CẢNH VÀ TRIỆU CHỨNG CỦA BN
HEN PHẾ QUẢN TRÊN LÂM SÀNG........................................................................... 88
4.3. NHỮNG ĐIỂM MỚI VÀ TÍNH ỨNG DỤNG CỦA ĐỀ TÀI ................................ 98
4.4. MỘT SỐ KHÓ KHĂN HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI ................................................. 101
CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ......................................................................... 102
5.1. KẾT LUẬN ............................................................................................................ 102
5.2. KIẾN NGHỊ............................................................................................................ 103

.



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Ý nghĩa

ACQ

Asthma Control Questionaire (Bảng câu hỏi kiểm soát hen)

ACT

Asthma control test (Bộ câu hỏi trắc nghiệm đánh giá mức độ kiểm
soát Hen phế quản)

ARIAP

Asthma Insights And Reality Study in Asia-Pacific (Nghiên cứu về
thực trạng và quản lý hen tại châu Á – Thái Bình Dƣơng)

BN

Bệnh nhân

BV

Bệnh viện

BMI


Body Mass Index (chỉ số khối cơ thể)

CMI

Cumulative Mutual Information (Thơng tin tƣơng hỗ tích lũy)

COPD

Chronic Obstructive Pulmonary Disease (Bệnh phổi tắc nghẽn mãn
tính)

EAST

Extension Adjustment Simplifiation until Termination (Mở rộng –
điều chỉnh – đơn giản hóa – hồn thành), là một thuật tốn đƣợc sử
dụng trong phần mềm Labtern để xử lý dữ liệu

FEV1

Forced Expitatory Volume in the 1st second (Thể tích thở ra gắng
sức trong giây đầu tiên)

FVC

Forced Vital Capacity (Dung tích sống gắng sức)

GINA

Global Initiative for Asthma (Tổ chức phịng chống hen tồn cầu)


HPQ

Hen phế quản

LABA

Long acting beta2 Argonic (Đồng vận beta2 tác dụng dài)

LTM

Latent tree model (Mơ hình cây tiểm ẩn)

PEF

Peak Expiritory Flow (Lƣu lƣợng tối đa trong khi thở ra gắng sức)

SABA

Short acting beta2 agonist (Đồng vận beta2 tác dụng ngắn)

YHCT

Y học cổ truyền

YHHĐ

Y học hiện đại

.



DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Tiêu chuẩn chẩn đoán Hen phế quản theo GINA 2014 ....................................... 10
Bảng 1.2: Phân loại mức độ kiểm soát hen theo GINA 2006 .............................................. 13
Bảng 1.3: Phân độ bậc Hen phế quản theo GINA 2006 ...................................................... 14
Bảng 2.1: Định nghĩa các triệu chứng lâm sàng trên BN Hen phế quản ............................. 35
Bảng 3.1: Tần số và tỷ lệ các bệnh cảnh ghi nhận trong tài liệu y văn................................ 43
Bảng 3.2: Tần số và tỷ lệ các triệu chứng của bệnh cảnh Hen hàn trong các tài liệu y văn 44
Bảng 3.3: Tần số và tỷ lệ các triệu chứng của bệnh cảnh hen nhiệt trong các tài liệu y văn45
Bảng 3.4: Tần số và tỷ lệ các triệu chứng của bệnh cảnh Phế khí hƣ trong các tài liệu y văn46
Bảng 3.5: Tần số và tỷ lệ các triệu chứng của bệnh cảnh Thận dƣơng hƣ trong các tài liệu
y văn ..................................................................................................................................... 47
Bảng 3.6: Tần số và tỷ lệ các triệu chứng của bệnh cảnh Thận âm hƣ trong các tài liệu y
văn ........................................................................................................................................ 48
Bảng 3.7: Tần số và tỷ lệ các triệu chứng của bệnh cảnh Phế âm hƣ trong các tài liệu y văn49
Bảng 3.8: Phân bố BN theo nghề nghiệp ............................................................................. 56
Bảng 3.9: Phân bố BN theo thời gian bệnh ......................................................................... 57
Bảng 3.10: Phân bố BN theo bệnh kèm theo ....................................................................... 57
Bảng 3.11: Mơ hình biến đồng hiện và loại trừ lẫn nhau .................................................... 60
Bảng 3.12: Diễn giải các trạng thái khả năng của biến ẩn theo mức độ nặng tăng dần trong
mơ hình 3.1 .......................................................................................................................... 61
Bảng 3.16: Kết quả phân nhóm triệu chứng vào mơ hình chẩn đốn của các bệnh cảnh
ngồi cơn hen ....................................................................................................................... 76
Bảng 3.17. Tiêu chuẩn chẩn đốn các bệnh cảnh YHCT trên BN HPQ ............................. 77
Bảng 3.18. Bệnh cảnh lâm sàng trên nghiên cứu y văn và trên lâm sàng............................ 78
Bảng 3.19. Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh cảnh Hen hàn theo y văn và lâm sàng .................. 78
Bảng 3.20. Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh cảnh Hen nhiệt theo y văn và lâm sàng ................ 79
Bảng 3.21. Tiêu chuẩn chẩn đốn bệnh cảnh Phế khí hƣ theo y văn và lâm sàng .............. 80
Bảng 3.22. Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh cảnh Thận dƣơng hƣ theo y văn và lâm sàng ....... 81
Bảng 3.23. Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh cảnh Thận âm hƣ theo y văn và lâm sàng ............ 82

Bảng 3.24. Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh cảnh Phế âm hƣ theo y văn và lâm sàng ............... 83

.


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ
Hình 1.1: Thay đổi đƣờng dẫn khí trong Hen phế quản .............................................7
Hình 1.2: Sơ đồ cơ chế bệnh sinh Hen phế quản theo YHCT ..................................18
Hình 1.3: Mơ hình giả thuyết động lực để phát triển phân tích cây tiềm ẩn.............27
Hình 1.4: Ví dụ về mơ hình cây tiềm ẩn ...................................................................28
Hình 1.5: Cấu trúc của một mơ hình phân nhóm tiềm ẩn .........................................29
Hình 1.6: Mơ hình cây tiềm ẩn..................................................................................30
Hình 3.1: Mơ hình phân tích cây tiềm ẩn ở 187 BN khi lên cơn hen cấp .................58
Hình 3.2: Mơ hình phân tích cây tiềm ẩn của BN ngoài cơn hen .............................69

.


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Phân bố bệnh nhân theo tuổi ........................................................................... 55
Biểu đồ 3.2: Phân bố bệnh nhân theo giới ........................................................................... 55
Biểu đồ 3.3: Phân bố BN theo bậc hen ................................................................................ 56
Biểu đồ 3.4: Phân bố BN theo mức độ kiểm soát hen ......................................................... 57
Biểu đồ 3.5: Phân phối xác suất các triệu chứng đặc trƣng theo từng trạng thái của biến
tiềm ẩn Y0 ............................................................................................................................ 62
Biểu đồ 3.6: Phân phối xác suất các triệu chứng đặc trƣng theo từng trạng thái của biến
tiềm ẩn Y3 ............................................................................................................................ 62
Biểu đồ 3.7: Phân phối xác suất các triệu chứng đặc trƣng theo từng trạng thái của biến
tiềm ẩn Y4 ............................................................................................................................ 63
Biểu đồ 3.8: Phân phối xác suất các triệu chứng đặc trƣng theo từng trạng thái của biến

tiềm ẩn Y5 ............................................................................................................................ 63
Biểu đồ 3.9: Phân phối xác suất các triệu chứng đặc trƣng theo từng trạng thái của biến
tiềm ẩn Y6 ............................................................................................................................ 64
Biểu đồ 3.10: Phân phối xác suất các triệu chứng đặc trƣng theo từng trạng thái của biến
tiềm ẩn Y7 ............................................................................................................................ 64
Biểu đồ 3.11: Phân phối xác suất các triệu chứng đặc trƣng theo từng trạng thái của biến
tiềm ẩn Y9 ............................................................................................................................ 65
Biểu đồ 3.12: Phân phối xác suất các triệu chứng đặc trƣng theo từng trạng thái của biến
tiềm ẩn Y1 ............................................................................................................................ 65
Biểu đồ 3.13: Phân phối xác suất các triệu chứng đặc trƣng theo từng trạng thái của biến
tiềm ẩn Y2 ............................................................................................................................ 66
Biểu đồ 3.14: Phân phối xác suất các triệu chứng đặc trƣng theo từng trạng thái của biến
tiềm ẩn Y8 ............................................................................................................................ 67
Biểu đồ 3.15: Phân phối xác suất các triệu chứng đặc trƣng theo từng trạng thái của biến
tiềm ẩn Y0 ............................................................................................................................ 72
Biểu đồ 3.16: Phân phối xác suất các triệu chứng đặc trƣng theo từng trạng thái của biến
tiềm ẩn Y3 ............................................................................................................................ 72
Biểu đồ 3.17: Phân phối xác suất các triệu chứng đặc trƣng theo từng trạng thái của biến
tiềm ẩn Y5 ............................................................................................................................ 73

.


Biểu đồ 3.18: Phân phối xác suất các triệu chứng đặc trƣng theo từng trạng thái của biến
tiềm ẩn Y6 ............................................................................................................................ 73
Biểu đồ 3.19: Phân phối xác suất các triệu chứng đặc trƣng theo từng trạng thái của biến
tiềm ẩn Y13 .......................................................................................................................... 74
Biểu đồ 3.20: Phân phối xác suất các triệu chứng đặc trƣng theo từng trạng thái của biến
tiềm ẩn Y1 ............................................................................................................................ 75
Biểu đồ 3.21: Phân phối xác suất các triệu chứng đặc trƣng theo từng trạng thái của biến

tiềm ẩn Y11 .......................................................................................................................... 75

.


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu trong
luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ một cơng trình
nào khác.
Tác giả luận án

Nguyễn Thị Hƣớng Dƣơng

.


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Y học cổ truyền hay phƣơng pháp sử dụng thảo dƣợc, châm cứu, dƣỡng sinh vào
chăm sóc và điều trị bệnh đã có lịch sử hơn 4000 năm, và là kho báu của nền văn
hóa nhân loại. Đƣợc sử dụng nhƣ một phƣơng pháp điều trị hiệu quả trong hệ thống
chăm sóc y tế, YHCT đang dần đƣợc chấp nhận và phổ biến rộng rãi trên toàn thế
giới [37]. YHCT và Tây y đại diện cho hai thế giới quan khác nhau, trong khi Tây y
tiếp cận cơ thể con ngƣời thơng qua giải phẫu và sinh hóa, nhấn mạnh đến thực thể
bệnh cụ thể và tập trung vào cơ chế sinh lý bệnh thì Đơng y lại dựa trên cơ sở triết
học nhƣ các học thuyết âm dƣơng ngũ hành, kinh lạc, tạng phủ để tiếp cận cơ thể
con ngƣời thông qua quan điểm về chức năng, cho rằng bệnh là kết quả của sự mất
cân bằng trong cơ thể và giữa cơ thể với môi trƣờng. Chẩn đoán và điều trị bệnh
trong YHCT liên quan đến việc xác định và điều chỉnh các yếu tố mất cân bằng đó

[60]. Một số lƣợng ngày càng tăng các bệnh nhân ở những nƣớc phát triển đang
chuyển sang điều trị bằng YHCT. Theo một báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, thị
trƣờng toàn cầu của các loại thuốc thảo dƣợc đã đạt hơn 60 tỷ USD mỗi năm và
đang tăng trƣởng đều đặn. Trên thực tế, 80% ngƣời châu Phi sử dụng y học cổ
truyền; 90% ngƣời Canada, 49% ngƣời Pháp, 48% ngƣời Úc, 42% ngƣời Mỹ, và
31% ngƣời Bỉ đã điều trị bằng YHCT ít nhất một lần trong đời [56].
Tuy nhiên, vẫn cịn nhiều hồi nghi về tầm quan trọng của YHCT vì những khiếm
khuyết của hệ thống lý luận này. Một trong những thiếu sót quan trọng là thiếu
những tiêu chuẩn chẩn đốn khách quan. Điều này dẫn đến việc thiếu cơ sở khoa
học và tính nhất qn trong việc chẩn đốn và điều trị bệnh YHCT [60].
Để thúc đẩy việc sử dụng Y học cổ truyền tại các cộng đồng mới, Tổ chức Y tế thế
giới vùng Tây Thái Bình Dƣơng đã họp và đề ra: “Chiến lƣợc phát triển Y học cổ
truyền khu vực Tây Thái Bình Dƣơng 2011-2020” [9], [49] với chủ đề chính của
chiến lƣợc là “Tiêu chuẩn hóa với những phƣơng pháp tiếp cận dựa trên bằng
chứng”, bằng phƣơng pháp: “Xây dựng các quy định, tiêu chuẩn, hƣớng dẫn cho
thuốc và thực hành Y học cổ truyền dựa trên bằng chứng” [49]. Trong bối cảnh đó,
việc tiêu chuẩn hóa Y học cổ truyền trong khu vực nhƣ thuật ngữ, huyệt vị châm

.


2

cứu, thảo dƣợc, nghiên cứu, thực hành lâm sàng là vấn đề quan trọng trong việc
phát triển ngành YHCT Việt Nam. Đáp ứng yêu cầu của Tổ chức Y tế thế giới,
cũng là nhu cầu bức thiết của giới thầy thuốc trẻ YHCT hiện nay mong muốn hội
nhập, chúng tôi tiến hành nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn chẩn đoán cho các bệnh
cảnh YHCT bằng cách sử dụng các kỹ thuật tính tốn khoa học nhằm đƣa ra một
cái nhìn sâu sắc và khách quan hơn trong việc tiêu chuẩn hóa các hội chứng YHCT.
Từ đó có thể tạo ra nền tảng thống nhất cho các bác sĩ, các nhà nghiên cứu, các học

viên trong ngành YHCT và đặc biệt là tạo ra cầu nối chặt chẽ hơn giữa nền Y học
phƣơng đông và Y học phƣơng Tây trong việc chăm sóc và điều trị bệnh [37].
Bƣớc đầu nghiên cứu vấn đề xây dựng tiêu chuẩn chẩn đốn, chúng tơi chọn nghiên
cứu trên bệnh Hen phế quản - một bệnh lý mạn tính rất thƣờng gặp ở đƣờng hơ hấp,
hiện đang là vấn đề sức khỏe tồn cầu, có xu hƣớng ngày càng gia tăng, gây ra
nhiều hậu quả nghiêm trọng và tỷ lệ tử vong cao [15], [16], [23]. Trên thế giới,
YHCT đƣợc sử dụng phổ biến và chiếm một vai trò quan trọng trong điều trị Hen
phế quản [48]. Các nghiên cứu cho thấy có đến 40% bệnh nhân sử dụng phƣơng
pháp điều trị bằng thảo dƣợc để kiểm soát các triệu chứng của hen suyễn [46]. Theo
nghiên cứu của PGS.TS Trần Thúy Hạnh và cộng sự, việc điều trị bằng thuốc Đông
Y chiếm tỉ lệ 14.4% và đứng thứ 2 trong các phƣơng pháp đang đƣợc sử dụng điều
trị Hen phế quản tại Việt Nam [10]. Trong thực hành lâm sàng, dựa trên các biểu
hiện về triệu chứng học, cơn khó thở của Hen phế quản đƣợc mô tả trong chứng
Háo suyễn với nhiều căn nguyên, biểu hiện lâm sàng và những hội chứng phức tạp
theo YHCT [36], [44]. Hiện nay vẫn chƣa có bất kì nghiên cứu nào về cách thức
phân loại BN Hen phế quản tƣơng ứng với các hội chứng YHCT. Vì vậy, nghiên
cứu này của chúng tôi nhằm xây dựng tiêu chuẩn chẩn đoán các hội chứng YHCT
trên BN Hen phế quản, đây là tiền đề và cũng là điều kiện tiên quyết cho việc điều
trị YHCT một cách khoa học trên những bệnh nhân này.

.


3

Mục tiêu nghiên cứu: “Xây dựng tiêu chuẩn chẩn đoán các bệnh cảnh Y học cổ
truyền trên bệnh nhân Hen phế quản” với các mục tiêu cụ thể nhƣ sau:
Mục tiêu cụ thể:
1. Xác định các bệnh cảnh và tiêu chuẩn chẩn đoán các bệnh cảnh Y học cổ truyền
của bệnh lý Hen phế quản theo tài liệu Y học cổ truyền.

2. Xác định tiêu chuẩn để chẩn đoán các bệnh cảnh lâm sàng Y học cổ truyền trên
bệnh nhân Hen phế quản.

.


4

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN Y HỌC CỔ TRUYỀN KHU VỰC
TÂY THÁI BÌNH DƢƠNG 2011-2020
Chiến lƣợc phát triển Y học cổ truyền ở khu vực Tây Thái Bình Dƣơng (20112020) nhằm cung cấp hƣớng dẫn cho ngành YHCT và các bên liên quan ở cấp khu
vực và quốc gia phƣơng thức tối đa hóa tiềm năng của chăm sóc sức khỏe bằng y
học cổ truyền, thúc đẩy sự nghiệp chăm sóc sức khỏe ban đầu và tăng cƣờng khả
năng tiếp cận với dịch vụ y tế của YHCT cho ngƣời dân trong khu vực. Khung thời
gian 10 năm cung cấp một thời gian thực tế hơn cho các quốc gia và khu vực để lập
kế hoạch và hành động. WHO sẽ tích cực ủng hộ và thúc đẩy các mục tiêu chiến
lƣợc này, vì vậy khuyến cáo các nƣớc và các khu vực nên sử dụng chiến lƣợc nhƣ
là một khuôn khổ cho các chƣơng trình phát triển y học cổ truyền [9], [56].
Mục tiêu chiến lƣợc của chƣơng trình này là:
- Gắn y học cổ truyền vào hệ thống y tế quốc gia.
- Thúc đẩy việc sử dụng an toàn và hiệu quả y học cổ truyền.
- Tăng cƣờng khả năng tiếp cận với y học cổ truyền an toàn và hiệu quả.
- Khuyến khích bảo vệ và sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên y học cổ truyền.
- Tăng cƣờng hợp tác nhằm tạo ra và chia sẻ kiến thức - kỹ năng y học cổ truyền.
Với mỗi mục tiêu, chƣơng trình đều đề ra những hoạt động chiến lƣợc cụ thể.

1.1.1. Gắn y học cổ truyền vào hệ thống y tế quốc gia
Y học cổ truyền đóng vai trị quan trọng trong việc chăm sóc và giữ gìn sức khỏe
của nhân loại, chức năng và hiệu quả của YHCT cũng đã đƣợc hệ thống y tế thế

giới công nhận. Tuy nhiên, Bộ Y tế các quốc gia cần có các chính sách nhằm khẳng
định vai trò của YHCT trong việc chăm sóc sức khỏe của nhân dân và tạo điều kiện
thúc đẩy, phát triển việc sử dụng các loại thuốc truyền thống một cách hợp lý và
hiệu quả nhằm tiết kiệm chi phí và đảm bảo cơng tác chăm sóc sức khỏe.
Hoạt động chiến lƣợc:
- Xây dựng chính sách tồn diện về YHCT nhƣ một phần của kế hoạch quốc gia về
chăm sóc sức khỏe.

.


5

- Lập kế hoạch thực hiện, giám sát và đánh giá chính sách cùng với các nguồn lực
tài chính.
- Thiết lập hoặc tăng cƣờng một cơ quan chính phủ chịu trách nhiệm giám sát thực
hiện các chính sách về YHCT [56]

1.1.2. Thúc đẩy sử dụng an toàn và hiệu quả YHCT
Nhằm tăng cƣờng các bằng chứng cơ sở về YHCT, những nghiên cứu và đổi mới
cần đƣợc phát triển hơn nữa để phù hợp với Chiến lƣợc toàn cầu của WHO và Kế
hoạch hành động về y tế công cộng.
Hoạt động chiến lƣợc:
- Đảm bảo sự phát triển của YHCT về các mặt an toàn, chất lƣợng và hiệu quả.
- Xây dựng và nâng cao các quy định và tiêu chuẩn đối với thuốc YHCT.
- Thiết lập những hệ thống cơ quan đánh giá và cơng nhận trình độ chun môn
hoặc cấp giấy phép hành nghề cho thầy thuốc y học cổ truyền (lƣơng y) và các nhà
cung cấp dịch vụ y học cổ truyền khác, nếu thích hợp [56].

1.1.3. Tăng cƣờng khả năng tiếp cận với y học cổ truyền an toàn và hiệu

quả.
Để đảm bảo chất lƣợng, an tồn và hiệu quả, y học cổ truyền cần có phải có các
tiêu chuẩn phù hợp với thực tế và có thể phục vụ cho việc giáo dục và đào tạo các y
bác sĩ trong ngành YHCT. Xây dựng các tiêu chuẩn, quy định nhằm tăng cƣờng cơ
sở học tập của học viên, tạo nên sự tự tin cho bệnh nhân khi sử dụng YHCT, từ đó
nâng cao tầm vóc của ngành YHCT trong hệ thống y tế và cuối cùng hƣớng đến
việc cải thiện vấn đề chăm sóc sức khỏe cho ngƣời dân.
Hoạt động chiến lƣợc:
- Đảm bảo bệnh nhân ln có đƣợc đầy đủ thơng tin về các phƣơng thức chữa bệnh
bằng y học cổ truyền, về tính an tồn và hiệu quả của chúng.
- Khuyến khích và tài trợ các chƣơng trình quốc gia về chẩn đốn và điều trị bằng y
học cổ truyền.
- Thiết lập các tiêu chuẩn cho việc thực hành y học cổ truyền bao gồm cả trong giáo
dục đào tạo và nghiên cứu.

.


6

- Xây dựng các quy định, tiêu chuẩn, hƣớng dẫn đối với việc sử dụng thuốc và
khám chữa bệnh bằng YHCT [56].

1.1.4. Tăng cƣờng hợp tác giữa các quốc gia
Tăng cƣờng hợp tác giữa các quốc gia trong khu vực và thế giới để tạo điều kiện
thuận lợi cho việc thực hiện các chính sách, quy định, các tiêu chuẩn và hƣớng dẫn
hành nghề, sản phẩm và nghiên cứu YHCT.
Hoạt động chiến lƣợc:
- Ƣu tiên những chính sách, quy định hỗ trợ cho sự phát triển của y học cổ truyền
trong khu vực.

- Khuyến khích sự hợp tác liên ngành và khu vực để phƣơng pháp nghiên cứu và
công nghệ hiện đại trong nghiên cứu y học cổ truyền.
- Tạo ra các trung tâm quốc gia và khu vực làm nguồn lực cho đào tạo, nghiên cứu,
thông tin.
- Tôn trọng và bảo tồn những thực hành trị liệu bản địa và tạo điều kiện thuận lợi
cho việc chia sẻ nguồn tài nguyên này.
- Khuyến khích việc sử dụng tiếng Anh giao tiếp quốc tế về y học cổ truyền [9],
[56].

1.2. QUAN NIỆM VỀ HEN PHẾ QUẢN THEO Y HỌC HIỆN ĐẠI
Hen là một bệnh lý đa dạng, thƣờng có đặc điểm là viêm đƣờng thở mạn tính. Hen
đƣợc định nghĩa bởi sự hiện diện của bệnh sử có các triệu chứng hơ hấp nhƣ khị
khè, khó thở, nặng ngực và ho, các triệu chứng này thay đổi theo thời gian và
cƣờng độ, cùng với sự giới hạn luồng khí thở ra dao động. Các thay đổi về giới hạn
luồng khí thƣờng bị kích phát bởi các yếu tố nhƣ vận động, phơi nhiễm với dị
nguyên hoặc các chất kích phát, thay đổi thời tiết hoặc nhiễm vi rút hô hấp.
Triệu chứng và giới hạn luồng khí có thể biến mất tự nhiên hoặc do thuốc, và có thể
đơi lúc khơng hề xuất hiện trong hàng tuần hoặc hàng tháng liền. Mặc khác, bệnh
nhân có thể bị các đợt kịch phát hen đe dọa cuộc sống và tạo gánh nặng đáng kể lên
bệnh nhân và cộng đồng. Hen là phản ứng quá mức của đƣờng thở với kích thích
trực tiếp hoặc gián tiếp và đi cùng với viêm đƣờng thở mạn tính. Các đặc tính này

.


7

thƣờng tồn tại, ngay cả khi các triệu chứng không cịn hoặc chức năng phổi bình
thƣờng, nhƣng có thể trở lại bình thƣờng khi điều trị [15], [16], [23], [40]


1.2.1. Cơ chế bệnh sinh của Hen phế quản
 Cơ chế chung [15], [16], [23]
- Có tình trạng viêm của đƣờng dẫn khí
- Với nhiều tế bào viêm và các chất trung gian
- Kết hợp với tình trạng tăng phản ứng của đƣờng dẫn khí và các triệu chứng của
hen

Hình 1.1: Thay đổi đƣờng dẫn khí trong Hen phế quản
 Thay đổi cấu trúc đƣờng dẫn khí trong Hen suyễn
- Hóa sợi dƣới biểu mơ do tích tụ sợi collagen và proteoglycans dƣới màng đáy.
- Hóa sợi các màng ngồi của thành đƣờng thở
- Cơ trơn đƣờng thở tăng cả số lƣợng lẫn kích thƣớc liên quan đến độ nặng của
bệnh.
- Mạch máu đƣờng thở cũng tăng sinh do vasculla endothelial growth factor
(VEGF).
- Tăng tiết đàm: tăng số lƣợng tế bào ly ở niêm mạc đƣờng thở và tăng kích thƣớc
tuyến dƣới niêm mạc.

.


8

1.2.2. Chẩn đoán bệnh Hen phế quản
1.2.2.1. Chẩn đoán ban đầu [15], [16]
 Các kiểu triệu chứng hô hấp điển hình của hen
Các triệu chứng sau đây là điển hình của hen, và nếu có, làm tăng khả năng bệnh
nhân bị hen:
- Có nhiều hơn một triệu chứng (khị khè, khó thở, ho, nặng ngực), nhất là ở ngƣời
lớn.

- Triệu chứng thƣờng trở nặng về đêm hoặc lúc sáng sớm.
- Triệu chứng thay đổi theo thời gian và cƣờng độ.
- Triệu chứng bị kịch phát do nhiễm vi rút (cảm cúm), vận động, phơi nhiễm dị
nguyên, thay đổi thời tiết, cƣời hoặc gặp chất kích thích nhƣ khói xe, khói thuốc lá,
mùi nồng gắt.
Các tính chất sau đây làm giảm khả năng triệu chứng hô hấp là do hen:
- Chỉ ho mà khơng có các triệu chứng hơ hấp khác.
- Khạc đàm mạn tính
- Khó thở kèm chống váng, chóng mặt, hoặc tê ở ngoại biên (dị cảm).
- Đau ngực.
- Khó thở sau khi vận động với tiếng hít vào lớn
 Bệnh sử và tiền sử gia đình
Khởi phát các triệu chứng hơ hấp lúc cịn trẻ, bệnh sử viêm mũi dị ứng, chàm, hoặc
tiền sử gia đình có hen, dị ứng làm tăng khả năng các triệu chứng hô hấp là do hen.
Tuy nhiên, các tính chất này khơng đặc hiệu cho hen và khơng có trong các kiểu
hình hen.
 Khám thực thể
Khám thực thể ở bệnh nhân hen thƣờng là bình thƣờng. Bất thƣờng hay gặp nhất là
ran rít khi nghe phổi, nhƣng triệu chứng này có thể khơng có hoặc có thể nghe đƣợc
khi thở ra gắng sức. Ran rít cũng có thể khơng có trong cơn suyễn nặng do luồng
khí giảm quá nhiều (ngực im lặng), nhƣng vào những lúc này, các triệu chứng thực
thể khác của suy hơ hấp thƣờng hiện diện. Ran rít cũng có thể nghe đƣợc trong rối

.


9

loạn đƣờng hô hấp trên, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), nhiễm trùng hơ
hấp, mềm khí quản hoặc do hít phải dị vât.

Ran nổ và ran rít thì hít vào khơng phải là đặc điểm của hen.
Khám mũi có thể phát hiện các dấu hiệu viêm mũi dị ứng hoặc polyp mũi.
 Đo chức năng phổi để ghi nhận giới hạn luồng khí thở ra dao động
Đặc điểm của hen là giới hạn luồng khí thở ra dao động, nghĩa là chức năng thở ra
của phổi dao động theo thời gian và về cƣờng độ ở mức độ cao hơn nhóm dân số
khỏe mạnh. Trong hen, chức năng phổi có thể thay đổi từ mức hồn tồn bình
thƣờng đến mức nghẽn tắc trầm trọng trên cùng một bệnh nhân. Hen kiểm sốt kém
có dao động lớn hơn về chức năng phổi so với hen đƣợc kiểm soát tốt.
Trong thực hành lâm sàng, một khi nghẽn tắc đƣợc xác định, sự dao động trong
giới hạn luồng khí thƣờng đƣợc đánh giá từ sự dao động FEV1 hoặc PEF. Từ “dao
động” chỉ sự cải thiện và/hoặc xấu đi các triệu chứng và chức năng phổi. Từ “hồi
phục được” thƣờng đƣợc áp dụng cho các cải thiện nhanh FEV1 (hoặc PEF), đƣợc
đo trong vịng vài phút sau khi hít thuốc dãn phế quản tác dụng nhanh, nhƣ
salbutamol 200 – 396 mcg, hoặc cải thiện duy trì lâu hơn qua nhiều ngày hoặc
nhiều tuần sau khi điều trị với thuốc kiểm soát hen hữu hiệu nhƣ corticosteroid
dạng hít.
Ở bệnh nhân có các triệu chứng hô hấp, sự dao động chức năng phổi càng lớn hoặc
sự dao động quá mức đƣợc nhận thấy càng nhiều lần, thì càng nhiều khả năng chẩn
đốn là hen. Một cách tổng quát, ở ngƣời lớn với các triệu chứng điển hình của hen,
FEV1 tăng hoặc giảm >12% và > 200ml so với trị số cơ bản hoặc (nếu khơng có hơ
hấp ký) PEF dao động ít nhất 20% đƣợc chấp nhận là phù hợp với hen.
 Test khác
- Test kích thích phế quản:
Giới hạn luồng khí có thể khơng có vào lúc đánh giá ban đầu ở một số bệnh nhân,
vì vậy một cách chọn lựa khác là cho bệnh nhân làm test kích thích phế quản để
đánh giá sự phản ứng quá mức của đƣờng thở. Điều này thƣờng đƣợc thực hiện
bằng methacholine hít, nhƣng histamine, vận động, tăng khơng khí tự ý với CO2

.



10

bình thƣờng hoặc mannitol hít cũng đƣợc sử dụng. Các test này nhạy cảm một cách
trung bình đối với chẩn đốn hen nhƣng tính đặc hiệu thì hạn chế.
- Test dị ứng:
Sự hiện hiện của cơ địa dị ứng làm tăng khả năng bệnh nhân có các triệu chứng hơ
hấp bị mắc bệnh hen dị ứng, nhƣng điều này không đặc thù cho hen cũng nhƣ
khơng có trong các kiểu hình hen. Tình trạng dị ứng có thể đƣợc xác định bằng test
lẩy da hoặc bằng cách đo nồng độ immunoglobulin E đặc thù trong huyết thanh
[15], [16], [23].

1.2.2.2. Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh hen phế quản [16]
Bảng 1.1: Tiêu chuẩn chẩn đoán Hen phế quản theo GINA 2014
ĐẶC ĐIỂM CHẨN ĐỐN

TIÊU CHUẨN CHẨN ĐỐN

Bệnh sử các triệu chứng hơ hấp có dao động
Khị khè, khó thở, đau ngực

- Thƣờng nhiều hơn 1 triệu chứng hô hấp

và ho

- Các triệu chứng thay đổi theo thời gian và cƣờng
độ
- Các triệu chứng thƣờng nặng hơn về đêm hoặc lúc
thức giấc
- Các triệu chứng thƣờng xuất hiện sau khi vận

động, cƣời, tiếp xúc dị ngun, khơng khí lạnh.
- Các triệu chứng thƣờng xuất hiện hoặc nặng hơn
khi nhiễm virus

Giới hạn luồng khí thở ra dao động đƣợc xác định
Dao động quá mức chức

Dao động càng lớn hoặc nhiều lần dao động quá

năng phổi đƣợc ghi nhận và

mức, chẩn đoán càng đáng tin cậy.

giới hạn luồng khí đƣợc ghi

Ít nhất 1 lần trong suốt q trình chẩn đốn, khi

nhận

FEV1 thấp, xác định rằng FEV1/FVC giảm ( bình
thƣờng FEV1/FVC > 0,75-0,8 ở ngƣời lớn, > 0,9 ở
trẻ em)

Hồi phục sau test dãn phế

Ngƣời lớn: FEV1 tăng > 12% và hơn 200ml từ trị số

.



11

quản dƣơng tính (có khả

căn bản, sau 10-15 phút xịt 200-396mcg albuterol

năng dƣơng tính nhiều hơn

hoặc tƣơng đƣơng (tin cậy hơn nếu tăng > 15% và >

nếu ngƣng thuốc dãn phế

396ml)

quản trƣớc khi làm test:

Trẻ em: tăng FEV1 > 12% so với dự đoán

SABA ≥ 4 giờ, LABA ≥ 15
giờ)
Dao động quá mức PEF > 2

Ngƣời lớn: dao động trung bình PEF ban ngày hàng

lần/ngày trong hơn 2 tuần

ngày > 10%
Trẻ em: dao động trung bình PEF ban ngày hàng
ngày > 13%


Tăng đáng kể chức năng

Ngƣời lớn: FEV1 tăng > 12% và hơn 200ml (hoặc

phổi sau 4 tuần điều trị

PEF > 20%) so với ban đầu, loại trừ nhiễm trùng

kháng viêm

đƣờng hơ hấp

Test vận động dƣơng tính

Ngƣời lớn: FEV1 giảm > 10% và hơn 200ml từ chỉ
số căn bản
Trẻ em: FEV1 giảm > 12% so với dự đoán, hoặc
PEF giảm > 15%

Test kích thích phế quản

Ngƣời lớn: FEV1 giảm > 20% so với liều chuẩn hóa

dƣơng tính (chỉ sử dụng ở

của histamin hoặc methacholine, hoặc ≥ 15% với

ngƣời lớn)

thơng khí quá mức chuẩn hóa, nƣớc muối ƣu trƣơng

hoặc mannitol

Chức năng phổi dao động

Ngƣời lớn: FEV1 thay đổi > 20% và hơn 200ml giữa

quá mức giữa những lần

các lần thử, loại trừ trƣờng hợp nhiễm trùng hơ hấp

khám (ít tin cậy hơn)

Trẻ em: FEV1 thay đổi > 12% hoặc hơn 15% PEF
giữa những lần khám (có thể bao gồm nhiễm trùng
hơ hấp)

1.2.2.3. Chẩn đoán phân biệt bệnh hen phế quản
- Đối với ngƣời trên 40 tuổi

.


12

+ Hen phế quản thƣờng bị bỏ sót
+ Các bệnh lý đi kèm càng làm khó chẩn đốn
+ Suy tim: khó thở khi gắng sức, triệu chứng về đêm
+ Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính: ho, đàm, khó thở khi gắng sức, hút thuốc lá, phơi
nhiễm chất độc
+ Rối loạn chức năng dây thanh: khó thở, tiếng rít khi hít vào

+ Tăng thơng khí, rối loạn chức năng thơng khí: chóng mặt, dị cảm da, thở dài
+ Dãn phế quản: ho, đàm, nhiễm trùng tái đi tái lại
+ Ho có liên quan đến thuốc: điều trị bằng thuốc ức chế men chuyển angiotensin
+ Bệnh nhu mơ phổi: khó thở khi gắng sức, ho khan, ngón tay dùi trống.
+ Thuyên tắc phổi: khó thở khởi phát đột ngột, đau ngực
+ Nghẽn tắc đƣờng thở trung tâm: khó thở, khơng đáp ứng với thuốc dãn phế quản
+ Cần điều trị thử với các thuốc dãn phế quản và/ hoặc Glucocorticoid dạng uống
hoặc hít.
-

Đối với ngƣời từ 12 – 39 tuổi:

Các chẩn đốn phân biệt cần lƣu ý
+ Tăng thơng khí, rối loạn chức năng thơng khí
+ Hội chứng ho đƣờng hơ hấp trên mạn tính
+ Rối loạn chức năng dây thanh
+ Dãn phế quản
+ Xơ nang
+ Bệnh tim bẩm sinh
+ Thiếu alpha1-antitrypsin

1.2.3. Đánh giá hen phế quản [15], [16]
Đối với từng bệnh nhân, đánh giá hen bao gồm: đánh giá kiểm soát hen (kiểm soát
triệu chứng và nguy cơ tƣơng lai của kết quả xấu), đánh giá các vấn đề điều trị,
đánh giá bệnh lý đi kèm.
- Đánh giá kiểm soát triệu chứng hen phế quản:

.



13

Thƣờng hỏi các điều sau đây trong 4 tuần qua: tần số triệu chứng hen (số ngày
trong tuần), có đêm nào thức giấc hoặc hạn chế vận động vì hen không, tần số dùng
thuốc cắt cơn.
Bảng 1.2: Phân loại mức độ kiểm sốt hen theo GINA 2006
Kiểm
Đặc điểm

sốt

hồn Kiểm

sốt

một

tồn: tất cả đặc điểm phần: ≥1 đặc điểm Chƣa đƣợc
dƣới đây

trong 1 tuần bất kỳ

1. Triệu chứng ban ngày

< 2 lần/tuần

> 2 lần/tuần

2. Hạn chế hoạt động


Khơng



≥3

3. Triệu chứng thức giấc Khơng



điểm

trong

mức

kiểm

ban đêm
4. Nhu cầu dùng thuốc cắt < 2 lần/tuần

đặc

sốt 1 phần

> 2lần/tuần

cơn
5. Lƣu lƣợng đỉnh


kiểm sốt

ở 1 tuần bất
Bình thƣờng

< 80% giá trị tốt kỳ
nhất của BN

6. Đợt kịch phát hen

Khơng

≥ 1 lần/năm

Cơng cụ kiểm sốt triệu chứng hen phế quản theo điểm số nhạy cảm hơn các công
cụ kiểm soát khác. Thƣờng sử dụng Bảng câu hỏi kiểm soát hen ACQ (điểm số
thay đổi từ 0 – 6, từ 0,0 – 0,75: hen kiểm soát tốt; từ 0.75 – 1,5: vùng xám; hơn 1,5:
hen kiểm soát kém), Test kiểm soát hen ACT (gồm 4 câu hỏi triệu chứng/thuốc cắt
cơn cùng với mức độ kiểm soát do bệnh nhân tự đánh giá, điểm thay đổi từ 5 – 25;
từ 20 – 25: hen kiểm soát tốt; 16 – 20: hen kiểm sốt khơng tốt; 5 – 15: hen kiểm
sốt rất kém; mức khác biệt tối thiểu có ý nghĩa lâm sàng là 3 điểm)
-

Đánh giá độ nặng hen phế quản:

Độ nặng hen đƣợc đánh giá khi bệnh nhân đã điều trị với thuốc kiểm soát đều đặn
trong vài tháng.

.



14

+ Hen nhẹ: là hen đƣợc kiểm soát tốt với điều trị bậc 1 hoặc bậc 2, nghĩa là chỉ
dùng thuốc cắt cơn khi cần, hoặc điều trị với thuốc kiểm soát nhẹ nhƣ ICS liều
thấp, kháng thụ thể leukotriene hoặc chromone.
+ Hen trung bình: là hen đƣợc kiểm sốt tốt với điều trị bậc 3, ví dụ nhƣ
ICS/LABA liều thấp.
+ Hen nặng: là hen cần điều trị ở bậc 4 hoặc 5, ví dụ nhƣ ICS/LABA liều cao để
ngừa hen trở nên “khơng kiểm sốt” hoặc hen vẫn “khơng kiểm soát” dù điều trị ở
mức này.
Bảng 1.3: Phân độ bậc Hen phế quản theo GINA 2006
Triệu chứng ban ngày

Triệu chứng ban FEV1, PEF
đêm

Bậc 1 < 1 lần /tuần hoặc khơng ≤ 2 lần/tháng

≥ 80% dự đốn, độ
dao động < 20%

triệu chứng
Bậc 2 ≥ 1 lần/tuần nhƣng < 1 lần / > 2 lần/tháng
ngày

≥ 80% dự đoán, độ
dao động 20-30%

Bậc 3 - Cơn suyễn ảnh hƣởng đến > 1 lần / tuần

hoạt động

60-80% dự đoán, độ
dao động > 30%

- Mỗi ngày
- Dùng đồng vận ß mỗi ngày
Bậc 4 - Liên tục
- Hoạt động thể lực bị hạn

Thƣờng xuyên

≤ 60% dự đoán, độ
dao động > 30%

chế

1.3. QUAN NIỆM VỀ HEN PHẾ QUẢN THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN
1.3.1. Đại cƣơng
Các biểu hiện lâm sàng chính của Hen phế quản là khị khè, khó thở, ho, nặng
ngực. Các triệu chứng này cũng đƣợc mô tả trong các chứng Hen suyên, Háo
chứng, Suyễn chứng, Khái thấu, Đờm ẩm theo lý thuyết YHCT [1].

.


15

YHCT cho rằng khi thở ra trong ngực phát ra tiếng kêu hoặc âm thanh phát ra từ cổ
họng, có tiếng cò cƣa là háo; khi thở mà tiếng thở thơ, thở ra khó khăn, thở gấp

gáp, nặng thì há miệng so vai gọi là suyễn; nếu hơ hấp có cả hai biểu hiện trên thì
gọi là háo suyễn. Thƣờng thì háo phải kèm theo suyễn nên gọi chung là háo suyễn
[19]
- Trong “Tố Vấn – Âm dƣơng biệt luận biện” có nêu: khởi bệnh thì chƣng phế làm
cho con ngƣời khi thở phát ra tiếng kêu [7].
- Y gia Trƣơng Trọng Cảnh đời nhà Hán trong cuốn “Kim quỹ yếu lƣợc” có chỉ rõ:
khi ho khí đƣa lên trên, trong ngực phát ra tiếng rít thì lấy Ma hồng quế chi thang
để điều trị [17].
- Chu Đan Khê là ngƣời đầu tiên đề xuất bệnh danh háo suyễn và đi sâu giải thích
nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh, các thế hệ y gia sau này đã không ngừng hoàn
thiện và bổ sung về nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh, phân thể và đề ra các phƣơng
án điều trị phong phú [2].

1.3.2. Nguyên nhân
Y học cổ truyền cho rằng bệnh háo suyễn có vị trí bệnh tại phế, cơ chế do phế khí
lƣu thơng bị trở ngại, ngoại tà là yếu tố thuận lợi phát bệnh.
Bệnh háo suyễn thuộc bản hƣ tiêu thực. Trong đó bản hƣ là tiên thiên bẩm thụ bất
túc, công năng tạng phủ mất điều hòa, dẫn đến đàm nội phục ở phế. Tiêu thực là do
ngoại tà xâm phạm vào phế kết hợp với nội thƣơng gây nên các triệu chứng của
bệnh. Nguyên nhân bệnh chủ yếu nhƣ sau:
- Do cơ địa: cơ địa bệnh nhân dễ mắc bệnh ngoại cảm, chức năng phân bố tân dịch
của phế mất điều hòa, làm cho đàm lƣu phục bên trong, mỗi khi bị thêm cảm nhiễm
sẽ sinh ra háo suyễn; bệnh thƣờng xảy ra ở lứa tuổi nhi đồng, có thể kéo dài đến
suốt đời, bố mẹ ngƣời bệnh cũng thƣờng mắc bệnh này.
- Do ngoại tà xâm phạm: phong hàn hoặc phong nhiệt từ mũi miệng xâm phạm vào
phế gây nên tắc nghẽn đƣờng hô hấp. Phế mất tuyên giáng gây nên hen, khó thở.
Bệnh phát vào mùa hè thu thì nguyên nhân chủ yếu do phong nhiệt hoặc táo nhiệt,
mùa đơng xn thì chủ yếu do phong hàn hoặc do hít phải phấn hoa, bụi khói, dị

.



×