Tải bản đầy đủ (.pdf) (130 trang)

Đánh giá thang điểm moca trong tầm soát suy giảm nhận thức ở người việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.28 MB, 130 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ XUÂN LAN

ĐÁNH GIÁ THANG ĐIỂM MOCA
TRONG TẦM SOÁT SUY GIẢM NHẬN THỨC
Ở NGƯỜI VIỆT NAM

Chuyên ngành:
THẦN KINH VÀ TÂM THẦN (THẦN KINH)
Mã số : 60 72 01 47
LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC

Người hướng dẫn khoa học:
TS.BS. TRẦN CƠNG THẮNG
TP. HỒ CHÍ MINH- 2016

.


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu
của riêng tôi. Các số liệu kết quả ghi trong luận văn
là trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong bất
kỳ cơng trình nào khác.

Nguyễn Thị Xn Lan



.


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh các ký hiệu, các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các biểu đồ
ĐẶT VẤN ĐỀ...........................................................................................01
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU..........................................................04
1.1.

Tổng quan về rối loạn thần kinh nhận thức ........................................04

1.1.1. Khái niệm về rối loạn thần kinh nhận thức qua các giai đoạn lịch sử ..04
1.1.2. Gánh nặng của rối loạn thần kinh nhận thức .....................................06
1.1.3. Yếu tố nguy cơ.................................................................................08
1.1.4. Yếu tố bảo vệ ..................................................................................11
1.2.

Tiêu chuẩn DSM – 5 ......................................................................13

1.2.1. Các lĩnh vực nhận thức trong DSM – 5 ............................................13
1.2.2. Rối loạn thần kinh nhận thức điển hình theo DSM – 5 ......................17
1.2.3. Rối loạn thần kinh nhận thức nhẹ theo DSM – 5 ...............................18
1.3.


Thang điểm MoCA ..........................................................................18

1.3.1. Giới thiệu thang MoCA ....................................................................18
1.3.2. Các lĩnh vực nhận thức đánh giá bởi thang MoCA.............................19
1.4.

Các cơng trình nghiên cứu đánh giá giá trị của thang MoCA trên thế
giới..................................................................................................23

1.4.1. Nghiên cứu của Nasreddine và cộng sự: Canada – 2005.....................23
1.4.2. Nghiên cứu của Jun Young Lee và cộng sự: Hàn Quốc – 2008...........24
1.4.3. Nghiên cứu của Fujiwara và cộng sự: Nhật Bản – 2009 .....................24
1.4.4. Nghiên cứu của Jing Yu và cộng sự: Bắc Kinh – 2012 .......................25

.


1.4.5. Nghiên cứu của Razali và cộng sự: Malaysia – 2014..........................26
1.4.6. Nghiên cứu của Julayanont và cộng sự: Thái Lan – 2015 ...................26
1.4.7. Nghiên cứu của Tau Ming Liew và cộng sự: Singapore – 2015 ..........26
1.4.8. Nghiên cứu của Yeung và cộng sự: Hồng Kông – 2014 .....................27
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................28
2.1.

Đối tượng nghiên cứu.......................................................................28

2.1.1. Dân số mẫu......................................................................................28
2.1.2. Tiêu chuẩn nhận vào ........................................................................28
2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ ...........................................................................28
2.2.


Phương pháp nghiên cứu ..................................................................29

2.2.1. Thiết kế nghiên cứu..........................................................................29
2.2.2. Cỡ mẫu............................................................................................29
2.2.3. Phương pháp chọn mẫu ....................................................................29
2.2.4. Các biến số thu thập ........................................................................29
2.2.5. Phương pháp thu thập số liệu ............................................................31
2.2.6. Xử lý số liệu ....................................................................................33
2.2.7. Trình bày kết quả .............................................................................34
2.3.

Vấn đề Y đức trong nghiên cứu ........................................................34

Chương 3: KẾT QUẢ ................................................................................35
3.1.

Đặc điểm dịch tễ học, thói quen, tiền căn và tình trạng rối loạn thần
kinh nhận thức của mẫu nghiên cứu ..................................................35

3.1.1. Đặc điểm của mẫu nghiên cứu ..........................................................35
3.1.2. Tình trạng rối loạn thần kinh nhận thức khi đánh giá bằng tiêu chuẩn
DSM – 5 .........................................................................................39
3.1.3. Đặc điểm của mẫu nghiên cứu khi đánh giá bằng tiêu chuẩn DSM –
5......................................................................................................40

.


3.2.


Mối liên quan giữa các yếu tố dịch tễ học, thói quen và tiền căn đối với
thang MoCA ....................................................................................42

3.2.1. Đặc điểm thang MoCA của mẫu nghiên cứu .....................................42
3.2.2. Mối liên quan giữa các yếu tố dịch tễ học, thói quen và tiền căn đối với
thang MoCA ....................................................................................46
3.3.

Giá trị của thang MoCA trong tầm soát rối loạn thần kinh nhận thức ở
người Việt Nam trong cộng đồng......................................................57

3.3.1. Đặc điểm tổng MoCA phân theo tình trạng nhận thức........................57
3.3.2. Đặc điểm từng thành phần thang MoCA phân theo tình trạng nhận
thức .................................................................................................58
3.3.3. Đặc điểm các lĩnh vực nhận thức của thang MoCA phân theo tình trạng
nhận thức .........................................................................................59
3.3.4. Giá trị thang MoCA trong việc phát hiện rối loạn thần kinh nhận thức
điển hình..........................................................................................60
3.3.5. Giá trị thang MoCA trong việc phát hiện rối loạn thần kinh nhận thức
nhẹ ..................................................................................................62
Chương 4: BÀN LUẬN .............................................................................64
4.1.

Đặc điểm dịch tễ học, thói quen, tiền căn và tình trạng rối loạn thần
kinh nhận thức của mẫu nghiên cứu ..................................................64

4.1.1. Đặc điểm của mẫu nghiên cứu ..........................................................64
4.1.2. Tình trạng rối loạn thần kinh nhận thức khi đánh giá bằng tiêu chuẩn
DSM – 5 ..........................................................................................66

4.1.3. Đặc điểm của mẫu nghiên cứu khi đánh giá bằng tiêu chuẩn DSM –
5 ......................................................................................................67
4.2.

Mối liên quan giữa các yếu tố dịch tễ học, thói quen và tiền căn đối với
thang MoCA 5 .................................................................................72

4.2.1. Đặc điểm thang MoCA của mẫu nghiên cứu......................................72

.


4.2.2. Mối liên quan giữa các yếu tố dịch tễ học, thói quen và tiền căn đối với
thang MoCA ....................................................................................73
4.3.

Giá trị của thang MoCA trong tầm soát rối loạn thần kinh nhận thức ở
người Việt Nam trong cộng đồng ......................................................75

4.3.1. Đặc điểm tổng MoCA phân theo tình trạng nhận thức ........................75
4.3.2. Đặc điểm từng thành phần thang MoCA phân theo tình trạng nhận
thức .................................................................................................76
4.3.3. Các phiên bản MoCA trên thế giới ....................................................77
4.3.4. Phiên bản MoCA đề xuất cho người Việt Nam ..................................78
4.3.5. Các thông số giá trị của thang MoCA ................................................80
Chương 5: KẾT LUẬN ..............................................................................83
Chương 6: KIẾN NGHỊ ............................................................................85
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Mẫu thu thập số liệu

Hướng dẫn thực hiện thang MoCA
Phiên bản MoCA Tiếng Việt hiệu chỉnh cho người Việt Nam
Phiên bản MoCA Tiếng Việt gốc
Danh sách đối tượng tham gia nghiên cứu

.


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Tiếng Việt
ĐTĐ

Đái tháo đường

KBKYNTK

Khác biệt không ý nghĩa thống kê

RLLM

Rối loạn lipid máu

RLTKNT:

Rối loạn thần kinh nhận thức

SSTT:

Sa sút trí tuệ


THA

Tăng huyết áp

Tiếng Anh
AD:

Alzheimer’s Disease
Bệnh Alzheimer.

ADL:

Activities of Daily Living
Đánh giá hoạt động hàng ngày.

ADI

Alzheimer's Disease International
Tổ chức Quốc tế về bệnh Alzheimer

APA

American Psychiatric Association
Hiệp hội Tâm thần kinh Hoa Kỳ

BMI

Body Mass Index
Chỉ số khối cơ thể


CADASIL

Cerebral Autosomal Dominant Arteriopathy with
subcortical Infarcts and Leukoencephalopathy
Bệnh động mạch não di truyền trội nhiễm sắc thể
thường với nhồi máu não dưới vỏ và bệnh não chất
trắng

.


DSM

Diagnostic and statictical manual of mental disorder
Sách chẩn đoán và thống kê các bệnh rối loạn tâm
thần

FN

False Negative
Số âm tính giả

IADL:

Instrumental Activities of Daily Living scale
Đánh giá hoạt động hàng ngày có sử dụng dụng cụ
phương tiện.

Major NCD


Major Neurocognitive Disorders
Rối loạn thần kinh nhận thức điển hình

MCI:

Mild Cognitive Impairment
Suy giảm nhận thức nhẹ.

Mild NCD

Mild Neurocognitive Disorders
Rối loạn thần kinh nhận thức nhẹ

MMSE:

Mini Mental State Exam
Bảng đánh giá tình trạng tâm thần thu gọn.

MoCA:

Montreal Cognitive Assessment
Bảng đánh giá nhận thức Montreal.

NA

Not applicable
Khơng thể áp dụng

NPV


Negative predictive value
Giá trị tiên đốn âm

PPV

Positive predictive value
Giá trị tiên đoán dương

ROC curve

Receiver Operating Characteristic curve
Đường cong ROC

.


SE

Sensitivity
Độ nhạy

SP

Specificity
Độ chuyên

TP

True Positive
Số dương tính thật


WHO:

World Health Organization
Tổ chức Y tế Thế giới.

.


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Đặc điểm về tuổi của mẫu nghiên cứu .....................................35
Bảng 3.2: Đặc điểm về trình độ học vấn của mẫu nghiên cứu ..................37
Bảng 3.3: Các yếu tố thói quen và tiền căn của mẫu nghiên cứu...............38
Bảng 3.4: Mối liên quan giữa rối loạn thần kinh nhận thức và các yếu tố
dịch tễ ..................................................................................40
Bảng 3.5: Mối liên quan giữa rối loạn thần kinh nhận thức và các yếu tố
thói quen và tiền căn .............................................................41
Bảng 3.6: Đặc điểm tổng MoCA của mẫu nghiên cứu .............................42
Bảng 3.7: Đặc điểm từng thành phần MoCA của mẫu nghiên cứu............44
Bảng 3.8: Đặc điểm thang MoCA phân theo giới tính..............................48
Bảng 3.9: Đặc điểm thang MoCA phân theo nơi cư trú............................49
Bảng 3.10: Đặc điểm thang MoCA phân theo tăng huyết áp ....................52
Bảng 3.11: Đặc điểm thang MoCA phân theo đái tháo đường..................53
Bảng 3.12: Đặc điểm thang MoCA phân theo rối loạn lipid máu ..............54
Bảng 3.13: Đặc điểm thang MoCA phân theo hút thuốc lá .......................55
Bảng 3.14: Đặc điểm thang MoCA phân theo uống rượu bia ...................56
Bảng 3.15: Đặc điểm tổng MoCA phân theo tình trạng nhận thức ............57
Bảng 3.16: Đặc điểm từng thành phần thang MoCA phân theo tình trạng
nhận thức ............................................................................58


.


Bảng 3.17: Đặc điểm các lĩnh vực nhận thức thang MoCA phân theo tình
trạng nhận thức .....................................................................59
Bảng 3.18: Các thơng số giá trị của thang MoCA trong việc phát hiện
rối loạn thần kinh nhận thức điển hình ...................................61
Bảng 3.19: Lựa chọn điểm cắt MoCA 16/17 khi đánh giá nhóm rối loạn
thần kinh nhận thức điển hình................................................61
Bảng 3.20: Các thơng số giá trị của thang MoCA trong việc phát hiện
rối loạn thần kinh nhận thức nhẹ ............................................63
Bảng 3.21: Lựa chọn điểm cắt MoCA 21/22 khi đánh giá rối loạn
thần kinh nhận thức nhẹ/bình thường .....................................63
Bảng 4.22: Mối liên quan giữa tuổi trung bình và rối loạn thần kinh
nhận thức ở một số nghiên cứu..............................................67
Bảng 4.23: Mối liên quan giữa tỉ lệ nữ và rối loạn thần kinh nhận thức
ở một số nghiên cứu..............................................................69
Bảng 4.24: Mối liên quan giữa trình độ học vấn và rối loạn thần
kinh nhận thức ở một số nghiên cứu ......................................70
Bảng 4.25: Đặc điểm tổng MoCA trung bình phân theo tình trạng nhận
thức ở một số nghiên cứu ......................................................75
Bảng 4.26: Điểm cắt thang MoCA trong việc phát hiện rối loạn thần kinh
nhận thức nhẹ ở một số nghiên cứu........................................80

.


Bảng 4.27: Điểm cắt thang MoCA trong việc phát hiện rối loạn thần kinh
nhận thức điển hình ở một số nghiên cứu ...............................81


.


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Tỉ lệ phần trăm nhóm tuổi của mẫu nghiên cứu....................36
Biểu đồ 3.2: Tỉ lệ phần trăm giới tính của mẫu nghiên cứu ......................36
Biểu đồ 3.3: Tỉ lệ phần trăm nơi cư trú của mẫu nghiên cứu ....................37
Biểu đồ 3.4: Tỉ lệ phần trăm trình độ học vấn của mẫu nghiên cứu...........38
Biểu đồ 3.5: Tỉ lệ phần trăm các thành phần tình trạng rối loạn thần kinh
nhận thức ............................................................................39
Biểu đồ 3.6: Đặc điểm tổng MoCA của mẫu nghiên cứu .........................43
Biểu đồ 3.7: Tương quan giữa điểm tổng MoCA và tuổi. .........................47
Biểu đồ 3.8: Tương quan giữa điểm tổng MoCA và trình độ học vấn .......51
Biểu đồ 3.9: Phân tích đường cong ROC phát hiện nhóm rối loạn thần
kinh nhận thức điển hình .......................................................60
Biểu đồ 3.10: Phân tích đường cong ROC phát hiện nhóm rối loạn thần
kinh nhận thức nhẹ...............................................................62

.


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo điều tra biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình thời điểm 1/4/2013,
dân số Việt Nam ước tính là 89,5 triệu người, trong đó số người trên 50 tuổi là
19,32 triệu, chiếm tỉ lệ 21.6%[1]. Theo số liệu thống kê của Tổ chức Y tế Thế
giới cơng bố năm 2015 thì số người trên 60 tuổi tồn cầu là 900 triệu[85]. Với
xu hướng già hóa dân số hiện nay, tỉ lệ người lớn tuổi tăng lên thì tỉ lệ bệnh liên
quan tuổi già cũng gia tăng đáng kể, trong đó chiếm một phần khơng nhỏ là

bệnh lý về các rối loạn thần kinh nhận thức. Số hiện mắc của rối loạn thần kinh
nhận thức điển hình là 46,8 triệu trong năm 2015, và ước tính sẽ là 131,5 triệu
trong năm 2050[85]. Rối loạn thần kinh nhận thức không chỉ ảnh hưởng đến
chất lượng cuộc sống của bệnh nhân và người chăm sóc, mà cịn tiêu tốn chi
phí y tế đáng kể. Ước tính chi phí cho rối loạn thần kinh nhận thức điển hình
trong năm 2010 là 604 tỉ USD và trong năm 2015 là 818 tỉ USD, tăng
35,4%[85].
Với sự ra đời của tiêu chuẩn DSM – 5, khái niệm rối loạn thần kinh nhận
thức đã thay đổi để bắt kịp với các tiến bộ của cơng tác chẩn đốn và điều trị
những năm gần đây. Trong DSM – 5, mức độ rối loạn thần kinh nhận thức được
nhìn nhận là một quá trình liên tục từ mức độ nhẹ là “rối loạn thần kinh nhận
thức nhẹ” đến mức độ nặng là “rối loạn thần kinh nhận thức điển hình”. DSM
– 5 nhấn mạnh các lĩnh vực nhận thức như chức năng giác quan vận động, khả
năng học tập và nhớ, sự chú ý, chức năng nhận thức xã hội, thay đổi định nghĩa
“rối loạn chức năng nghề nghiệp xã hội” thành “ảnh hưởng đến sự độc lập” khi
đánh giá hoạt động sống hàng ngày[13]. Hiện nay, chẩn đoán rối loạn thần kinh
nhận thức theo tiêu chuẩn DSM – 5 là tiêu chuẩn quan trọng trên lâm sàng cũng
như trong các nghiên cứu khoa học[42].

.


2

Chẩn đoán sớm và can thiệp kịp thời sẽ giúp cải thiện dự hậu của bệnh,
ngăn ngừa bệnh diễn tiến đến kết cục cuối cùng. Cho đến nay, rất nhiều thang
điểm tầm soát rối loạn thần kinh nhận thức đã được xây dựng, trong đó có hai
thang tầm sốt chính phổ biến là MMSE và MoCA [28], [50]. Thang điểm
MMSE được Folstein và cộng sự nghiên cứu và cho ra đời năm 1975, được sử
dụng phổ biến trên thế giới, dễ thực hiện song nó được cho là có độ nhạy kém

trong việc phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm[28]. Thang điểm MoCA ra đời năm
2005 do Nasreddine và cộng sự đề xuất với mục đích là tầm sốt rối loạn thần
kinh nhận thức, phân biệt với nhóm rối loạn thần kinh nhận thức bình thường
theo tuổi. Sử dụng điểm cắt 25/26, độ nhạy của thang MoCA trong phát hiện
rối loạn thần kinh nhận thức là 90%, còn trong phát hiện rối loạn thần kinh nhận
thức điển hình là 100%. Độ chuyên của thang MoCA khi đánh giá rối loạn thần
kinh nhận thức nhẹ và điển hình là 87%[50].
Thang điểm MoCA có nhiều phần đánh giá chức năng điều hành thuộc chức
năng thùy trán nên được cho là khó hơn, có độ nhạy phát hiện bệnh cao hơn
giúp tầm sốt bệnh sớm hơn. Thang điểm MoCA sau đó được nghiên cứu ứng
dụng ở nhiều quốc gia khác nhau như BaLan[45], Nhật Bản[30], Hàn Quốc[40],
Thái

Lan[35],

Hồng

Kông[88],

Malaysia[62],

Trung

Quốc[89],

Singapore[42],… Qua nhiều quốc gia, với sự khác biệt về tuổi, giới tính, trình
độ học vấn, khác biệt về ngơn ngữ và văn hóa đặc thù của chủng tộc vùng miền
thì các nghiên cứu đã đưa ra một số phiên bản thang điểm MoCA khác nhau có
điều chỉnh so với phiên bản gốc. Điểm cắt giá trị khác nhau đa số là bằng hoặc
thấp hơn so với nghiên cứu gốc.

Hiện nay, tại Việt Nam vẫn chưa có nghiên cứu nào thực hiện đánh giá giá
trị thang MoCA cũng như vấn đề tầm soát rối loạn thần kinh nhận thức trong
cộng đồng. Có một vài nghiên cứu của tác giả Việt Nam tuy có đặt vấn đề đánh
giá vai trị của thang điểm MoCA trong tầm sốt rối loạn nhận thức thần kinh

.


3

song gặp phải một số khó khăn [5], [4]. Một là cách thiết kế nghiên cứu chưa
đưa ra được điểm cắt khuyến cáo cho người Việt Nam mà áp dụng điểm cắt của
nghiên cứu gốc tại Canada trong khi trình độ học vấn của ta thấp hơn. Hai là
phiên bản MoCA áp dụng cho nghiên cứu tại Việt Nam vẫn chưa thống nhất,
có nhiều đặc điểm điều chỉnh mà chưa lý giải rõ là tại sao. Các nghiên cứu tiếp
sau đó và hiện nay đang phân vân là chọn phiên bản MoCA nào và áp dụng
điểm cắt như của nghiên cứu gốc thì thơng số có phản ánh được trên người Việt
Nam hay khơng.
Vì những lý do nêu trên, chúng tôi thực hiện đề tài nghiên cứu “Đánh giá
thang điểm MoCA trong tầm soát suy giảm nhận thức ở người Việt Nam”
nhằm vào ba mục tiêu cụ thể như sau:
1. Đặc điểm dịch tễ học, thói quen, tiền căn và tình trạng rối loạn thần kinh
nhận thức của mẫu nghiên cứu.
2. Đánh giá mối liên quan giữa các yếu tố dịch tễ học, thói quen và tiền căn
đối với thang MoCA.
3. Đánh giá giá trị của thang MoCA trong tầm soát rối loạn thần kinh nhận
thức ở người Việt Nam trong cộng đồng.

.



4

Chương 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1.TỔNG QUAN VỀ RỐI LOẠN THẦN KINH NHẬN THỨC
1.1.1. Khái niệm về rối loạn thần kinh nhận thức qua các giai đoạn lịch sử
Philippe Pinel (1745 – 1826) – một bác sĩ nội khoa người Pháp – được xem
là người sáng lập ra thần kinh học hiện đại. Chính ơng đã đưa ra mơ tả đầu tiên
và khá đầy đủ về sa sút trí tuệ vào năm 1797. Ơng đặt ra từ “sa sút trí tuệ” nghĩa
là “sự nhầm lẫn của các khả năng nhận thức”[78].
Jean Etienne Esquirol (1772 – 1840) đã cho xuất bản cuốn “Các bệnh lý tâm
thần kinh”, trong đó có nêu lên các ngun nhân của sa sút trí tuệ. Ơng cho rằng
“sa sút trí tuệ là bệnh lý thần kinh đặc trưng bởi sự suy giảm cảm giác, trí thơng
minh và ý muốn”.
Tiêu chuẩn DSM – I xuất bản năm 1952, lần đầu tiên đưa ra “các rối loạn
tâm thần kinh” nhưng khơng đề cập đến sa sút trí tuệ. Cũng trong ấn phẩm này
đã cho ra đời thuật ngữ “hội chứng não hữu cơ” mô tả sự suy giảm chức năng
nhận thức do bệnh nội khoa hơn là một bệnh lý tâm thần kinh[8].
Tiêu chuẩn DSM – II xuất bản năm 1968 đã đề cập đến sa sút trí tuệ tuổi già
và sa sút trí tuệ trước tuổi già, nhưng vẫn nằm trong dưới nhóm của “các bệnh
lý tâm thần kinh liên quan hội chứng não hữu cơ”[9]. Khái niệm này sau đó bị
chỉ trích mạnh mẽ[43], nhưng nó vẫn được sử dụng mãi cho đến năm 1980,
thậm chí là ngày nay vẫn còn một số bác sĩ nội khoa sử dụng.
Tiêu chuẩn DSM – III xuất bản năm 1980, DSM – III R xuất bản năm 1987,
DSM – IV xuất bản năm 1994 không sử dụng thuật ngữ “hội chứng não hữu
cơ” nữa, và giới thiệu thuật ngữ “sa sút trí tuệ”, định nghĩa là “sự giảm khả

.



5

năng nhận thức đủ nặng để ảnh hưởng đến hoạt động nghề nghiệp và xã hội”
[10], [11], [12].
Tiêu chuẩn DSM – 5 xuất bản năm 2013 sử dụng thuật ngữ “rối loạn thần
kinh nhận thức điển hình” thay cho “sa sút trí tuệ” và “các rối loạn quên”. Hiệp
hội Tâm thần kinh Hoa Kỳ lần đầu tiên đưa ra thuật ngữ “rối loạn thần kinh
nhận thức nhẹ” với mục tiêu đề cao giá trị của cơng tác chẩn đốn sớm và can
thiệp kịp thời rối loạn thần kinh nhận thức trước khi mức độ độc lập của đối
tượng bị ảnh hưởng nặng nề và tiến triển đến rối loạn thần kinh nhận thức điển
hình. Cũng trong lần xuất bản này, Hiệp hội Tâm thần kinh Hoa Kỳ có khuyến
cáo rằng ta vẫn có thể dùng thuật ngữ “sa sút trí tuệ” để nói về “rối loạn thần
kinh nhận thức điển hình” nếu ta muốn[13].
Cịn theo tổ chức y tế thế giới, sa sút trí tuệ được định nghĩa là một hội chứng
ln mang bản chất mạn tính hoặc tiến triển. Trong đó có sự suy giảm chức
năng nhận thức vượt quá giới hạn chức năng nhận thức bình thường theo tuổi.
Nó ảnh hưởng lên trí nhớ, suy nghĩ, định hướng, sự hiểu biết, tính tốn, khả
năng học tập, ngơn ngữ và tư duy. Sự thức tỉnh không bị ảnh hưởng. Sự suy
giảm chức năng nhận thức thường kèm theo thay đổi hành vi xã hội, kiểm soát
cảm xúc và khả năng hoạt động[86].
Rối loạn thần kinh nhận thức cùng với quá trình hình thành và phát triển đã
qua, từ lúc sơ khai mơ hồ đến lúc hoàn chỉnh rõ ràng, và không biết theo thời
gian sẽ tiến triển như thế nào, chỉ biết rằng ở mỗi giai đoạn lịch sử bất cứ sự
kiện nào xảy ra đều có lí do của nó. Chúng ta nhìn nhận cơng lao của các nhà
lâm sàng và nghiên cứu khoa học, quá trình xây dựng và cống hiến lâu dài, để
hôm nay sự hiểu biết về rối loạn thần kinh nhận thức đã khá đầy đủ. Tuy nhiên
cái mà ta hiểu biết nhìn chung là thường đi sau cái mà đã xảy ra rồi, rối loạn
thần kinh nhận thức hôm nay đã trở thành vấn đề thời sự khi mà gánh nặng

bệnh tật của nó khơng ngừng tăng lên.

.


6

1.1.2. Gánh nặng của rối loạn thần kinh nhận thức
Theo nghiên cứu đồng thuận DELPHI của Tổ chức Quốc tế về bệnh
Alzheimer cơng bố năm 2001, bảy nước có nhiều bệnh nhân rối loạn thần kinh
nhận thức điển hình nhất là Trung Quốc (5,0 triệu), Cộng đồng Châu Âu (5,0
triệu), Hoa Kỳ (2,9 triệu), Ấn Độ (1,5 triệu), Nhật Bản (1,1 triệu), Nga (1,1
triệu), Inđônêxia (1,1 triệu)[25].
Các bệnh nhân rối loạn thần kinh nhận thức điển hình sinh sống phần lớn
tại các nước đang phát triển và có xu hướng gia tăng, từ 60,1% năm 2001 lên
71,2% vào năm 2040. Tỷ suất gia tăng này không đồng nhất: Ở các nước phát
triển sẽ tăng 100% từ 2001 đến 2040; còn ở Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Á và
Tây Thái Bình Dương sẽ tăng trên 300%[25].
Cũng theo nghiên cứu DELPHI, năm 2001 có tới 24,3 triệu người mắc rối
loạn thần kinh nhận thức điển hình và mỗi năm lại có thêm 4,6 triệu trường hợp
mới, tương đương là cứ 7 giây lại có thêm một ca mới. Như vậy cứ hai mươi
năm số bệnh nhân lại tăng gấp đôi và tới năm 2040 sẽ có thể là 81,1 triệu[25].
Cịn theo Tổ chức Y tế Thế giới, năm 2015 có 46,8 triệu người rối loạn thần
kinh nhận thức điển hình, ước tính con số này sẽ nhân đôi mỗi hai mươi năm,
là 74,7 triệu trong năm 2030 và 131,5 triệu trong năm 2050. Xuất độ rối loạn
thần kinh nhận thức điển hình tăng gấp đơi mỗi 6,3 năm tuổi tăng, ở nhóm 60
– 64 tuổi xuất độ là 3,9/1000 người.năm và ở nhóm từ 90 tuổi trở lên là
104,8/1000 người.năm. Tính trung bình mỗi năm sẽ có 9,9 triệu ca mới, tương
đương cứ 3,2 giây sẽ có một ca mới[85]. Điều này cho thấy chỉ số ước tính
đang ngày càng tăng cao, con số thực tế sẽ có thể vượt quá con số mà ta ước

tính trước.
Tại Việt Nam, năm 2005 – 2006, Phạm Thắng và cộng sự thấy ở Ba Vì
thuộc Hà Tây (cũ), tỷ lệ hiện mắc rối loạn thần kinh nhận thức nhẹ là 1,4% và

.


7

rối loạn thần kinh nhận thức điển hình là 4,63% ở người trên 60 tuổi[2]. Theo
nghiên cứu của Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh thì tỉ lệ hiện mắc rối
loạn thần kinh nhận thức điển hình tại Thành phố Hồ Chí Minh là 4,8% ở người
trên 60 tuổi. Trong đó, tỉ lệ rối loạn thần kinh nhận thức điển hình ở nữ là 5,2%
và ở nam tương ứng là 3,8%. Tính trung bình xuất độ tăng 1,5 – 2,8 lần mỗi 5
năm theo độ tăng của tuổi[3].
Rối loạn thần kinh nhận thức, đặc biệt là rối loạn thần kinh nhận thức điển
hình gây ra hậu quả nặng nề lên bản thân người bệnh, gia đình của họ, hệ thống
chăm sóc sức khỏe, kinh tế và xã hội. Chi phí chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân
và chi phí cho người chăm sóc bệnh nhân thì cao và hiện vẫn đang khơng ngừng
tăng lên. Thân nhân chăm sóc cho bệnh nhân rối loạn thần kinh nhận thức điển
hình tăng nguy cơ bị căng thẳng, trầm cảm, và các vấn đề sức khỏe[7]. Theo
con số tuyệt đối, ước tính có 35.6 triệu người trên thế giới sống với người rối
loạn thần kinh nhận thức điển hình trong năm 2010, dự tính là đạt 115.4 triệu
người trong năm 2050[85].
Từ các con số thống kê đã nêu chúng ta thấy rằng vấn đề rối loạn nhận thức
thần kinh đã, đang và sẽ là vấn đề quan trọng không chỉ riêng đối với bất kỳ
quốc gia nào hay bất kỳ cá nhân, cơ quan, đồn thể nào. Vấn đề này cần được
nhìn nhận đúng đắn, cần có tầm nhìn xa trước khi nó gây ra tổn thất nặng nề
hơn nữa. Nhận biết sớm tình trạng bệnh, có chiến lược can thiệp kịp thời sẽ làm
chậm quá trình diễn tiến của bệnh. Vấn đề đặt ra là muốn nhận biết sớm ta cần

các thang điểm tầm sốt bệnh hiệu quả, có độ nhạy và độ đặc hiệu tối ưu, có độ
tin cậy cao để bác sĩ lâm sàng có thể chọn lọc đối tượng nguy cơ và tiến hành
q trình chẩn đốn xác định bằng thăm khám lâm sàng và cận lâm sàng tiêu
chuẩn. Thứ hai là q trình can thiệp, khơng chỉ dùng thuốc mà cịn có các biện
pháp can thiệp khơng dùng thuốc, tập trung vào điều chỉnh các yếu tố nguy cơ
và yếu tố bảo vệ.

.


8

1.1.3. Yếu tố nguy cơ
1.1.3.1.Tuổi già
Tuổi già là yếu tố nguy cơ hàng đầu của rối loạn thần kinh nhận thức. Tác
động của tuổi già đối với não bộ và chức năng nhận thức thì đa dạng và thơng
qua nhiều cơ chế bệnh sinh, từ mức độ phân tử, tế bào, mạch máu và các hình
thái lớn hơn. Khi tuổi càng cao, não chúng ta sẽ co lại về thể tích, đặc biệt là
vỏ não thùy trán. Khi mạch máu bị xơ hóa và huyết áp tăng thì nguy cơ nhồi
máu não và thiếu máu não sẽ tăng lên và xuất hiện các tổn thương tại não
bộ[55].
Thể tích và/hoặc cân nặng của não bộ giảm theo sự tăng của tuổi, trung bình
là khoảng 5% mỗi 10 năm kể từ sau tuổi 40 của đời người. Sự co của chất xám
và chất trắng não bộ được giải thích là do quá trình chết của tế bào thần kinh,
ngồi ra cịn thấy thay đổi ở đuôi gai, sợi trục và tại vị trí tiếp nối giữa các tế
bào thần kinh. Sự thối hóa của não bộ xảy ra khơng giống nhau ở các vùng
não bộ. Trong đó vỏ não trước trán là bị ảnh hưởng đầu tiên, thứ hai là thể vân,
kế đến là thùy thái dương, thùy nhộng tiểu não, bán cầu tiểu não, hồi hải mã và
cuối cùng thùy chẩm là ít bị ảnh hưởng nhất. Q trình thối hóa có sự khác
biệt giữa hai giới, ở nam thường bị ảnh hưởng thùy trán và thùy thái dương,

trong khi ở nữ ưu thế tổn thương thùy đính và hồi hải mã[55].
Chất trung gian dẫn truyền thần kinh liên quan tuổi già thường được nói tới
là dopamine. Mức độ dopamine giảm khoảng 10% mỗi 10 năm từ tuổi trung
niên và có liên quan với suy giảm nhận thức và chức năng vận động. Cơ chế là
theo sự tăng của tuổi già thì có sự suy giảm con đường dopamine giữa vỏ não
thùy trán và thể vân[55].

.


9

1.1.3.2.Di truyền học
Có tỉ lệ khơng nhỏ rối loạn thần kinh nhận thức điển hình là do đột biến gen
trội nhiễm sắc thể thường, nhìn thấy ở một số hội chứng đặc biệt. Rối loạn thần
kinh nhận thức trán – thái dương có tính gia đình được cho là có liên quan đột
biến gen mã hóa protein tau, granulin, chromatin[60]. Rối loạn thần kinh nhận
thức mạch máu, như trong CADASIL (bệnh động mạch não di truyền trội
nhiễm sắc thể thường với nhồi máu não dưới vỏ và bệnh não chất trắng) là bệnh
cảnh đột quỵ di truyền được cho là do đột biến nhiễm sắc thể số 19[65]. Rối
loạn thần kinh nhận thức do bệnh Huntington được cho là do đột biến gen trội
nhiễm sắc thể thường, với cơ chế lặp lại nhiều lần bộ ba CAG trên nhiễm sắc
thể số 4[90].
Trong số nhiều gen đã được xác định là tăng nhạy cảm với AD thì cái được
nghiên cứu nhiều nhất là Apolipoprotein E, một loại protein đa hình quy định
trên nhiễm sắc thể số 19. ApoE4 liên quan với nguy cơ cao bị tăng cholesterol
máu, bệnh tim mạch, rối loạn thần kinh nhận thức do bệnh Alzheimer và rối
loạn thần kinh nhận thức do bệnh Parkinson, rối loạn thần kinh nhận thức với
thể Lewy, rối loạn thần kinh nhận thức mạch máu và rối loạn thần kinh nhận
thức trán – thái dương [22], [79], [82].

1.1.3.3.Bệnh nội khoa
Bệnh tim mạch được công nhận không chỉ là yếu tố nguy cơ của rối loạn
thần kinh nhận thức mạch máu mà còn là yếu tố nguy cơ của rối loạn thần kinh
nhận thức thối hóa, đặc biệt là AD. Bệnh tim liên quan cả rối loạn thần kinh
nhận thức Alzheimer và rối loạn thần kinh nhận thức mạch máu. Yếu tố nguy
cơ ở tuổi trung niên, bao gồm tăng huyết áp, tăng cholesterol, tăng BMI, đái
tháo đường được cho là tăng nguy cơ rối loạn thần kinh nhận thức khi về già,
được chứng minh tầm quan trọng khi phơi nhiễm ở các thập niên sớm của đời

.


10

người [39], [69]. Suy tim và rung nhĩ là yếu tố nguy cơ của rối loạn thần kinh
nhận thức nhẹ và rối loạn thần kinh nhận thức điển hình [59], [67].
Bệnh lý viêm liên quan đến biến đổi các chỉ dấu của tình trạng viêm
(interleukins, cytokines, C-reactive protein) đã được báo cáo là có liên quan rối
loạn thần kinh nhận thức Alzheimer và rối loạn thần kinh nhận thức mạch máu
[68], [61].
Hội chứng ngưng thở lúc ngủ liên quan với tăng huyết áp, bệnh tim, nguy
cơ đột quỵ và bệnh lý chất trắng cũng liên quan với tăng nguy cơ rối loạn thần
kinh nhận thức [17], [37], [19].
Đột quỵ tăng nguy cơ tiến triển đến rối loạn thần kinh nhận thức [80], [53].
1.1.3.4.Thần kinh tâm lý
Trầm cảm có mối liên hệ phức tạp và dường như là hai chiều với rối loạn
thần kinh nhận thức. Trầm cảm điển hình tái diễn xuất hiện sớm ở tuổi trưởng
thành dường như tăng nguy cơ rối loạn thần kinh nhận thức khi về già. Trầm
cảm khởi phát muộn được xem là dấu hiệu của bệnh mạch máu hoặc thối hóa
gây ra rối loạn thần kinh nhận thức. Rối loạn lo âu khởi phát muộn liên quan

với rối loạn thần kinh nhận thức đã được chứng minh ở một số nghiên cứu [27],
[87].
1.1.3.5.Chấn thương đầu
Chấn thương đầu tăng nguy cơ rối loạn thần kinh nhận thức, đặc biệt là
trong bệnh Alzheimer, và độ nặng của chấn thương đầu dường như tăng cường
thêm nguy cơ này. Rối loạn nhận thức có thể xảy ra ngay lập tức sau chấn
thương đầu hoặc sau giai đoạn cấp ở bất kỳ tuổi nào. Tuy nhiên, bệnh não do
chấn thương mạn tính (thuật ngữ trước đây gọi là rối loạn thần kinh nhận thức
ở võ sĩ quyền anh) được chẩn đoán nhiều năm sau các chấn động lặp lại vào
đầu trong lúc luyện tập và thi đấu, với bệnh cảnh lâm sàng khá giống rối loạn

.


11

thần kinh nhận thức Alzheimer và rối loạn thần kinh nhận thức trán – thái dương
[58], [31].
1.1.3.6.Môi trường và lối sống
Nhiều yếu tố phơi nhiễm môi trường và nghề nghiệp cho thấy có mối liên
hệ đa dạng với bệnh lý thối hóa thần kinh. Hút thuốc lá chủ động lẫn thụ động
tăng nguy cơ rối loạn thần kinh nhận thức, mặc dù có vài nghiên cứu cho thấy
tác dụng bảo vệ biểu kiến, điều này được cho là do nhiễu của những người còn
sống – yếu tố nguy cơ bù trừ hoặc có thể là do hoạt động cholinergic cũng được
nhìn thấy trong bệnh Parkinson [18]. Nghiện rượu và phơi nhiễm với thuốc trừ
sâu được cho là tăng nguy cơ rối loạn thần kinh nhận thức [14], [49].
1.1.4. Yếu tố bảo vệ
1.1.4.1.Học tập và hoạt động nhận thức
Trình độ học vấn cao được cho là quá trình bảo tồn tự nhiên đối với rối loạn
thần kinh nhận thức. Học tập tích cực sẽ thúc đẩy sự bảo tồn thơng qua cơ chế

tăng cường mạng lưới của đuôi gai của tế bào thần kinh. Học vấn cao có thể
cũng phản ánh tình trạng kinh tế - xã hội cao, các yếu tố chất lượng môi trường
sống như là dinh dưỡng, chăm sóc sức khỏe. Dù là thơng qua cơ chế nào, học
vấn cao liên quan với độ lưu hành thấp của rối loạn thần kinh nhận thức [46].
Người nói được hai thứ tiếng liên quan với trì hỗn khởi phát rối loạn thần
kinh nhận thức, yếu tố nguy cơ độc lập với học vấn cao, và có thể bảo vệ chuyên
biệt chống lại sự suy giảm chú ý và hoạt động điều hành [6], [81], [34].
1.1.4.2.Thuốc
Một vài liệu pháp dùng một số loại thuốc trong các điều kiện khác nhau
được thực hiện ở các nghiên cứu đoàn hệ theo dõi lâu dài cho thấy có liên quan
với giảm nguy cơ rối loạn thần kinh nhận thức. Tuy nhiên, trong nghiên cứu
lâm sàng cho thấy các thuốc này không được chứng minh là dự phòng rối loạn

.


12

thần kinh nhận thức. Thời điểm bắt đầu và thời gian kéo dài phơi nhiễm có lẽ
giải thích một phần cho sự khơng nhất qn này, bởi vì các tác dụng bảo vệ chỉ
được nhìn thấy khi sử dụng kéo dài nhiều năm trước lúc khởi phát rối loạn thần
kinh nhận thức. Một vài nghiên cứu đã tìm thấy mối liên hệ bảo vệ của việc sử
dụng thuốc kháng viêm khơng steroid, thuốc điều hịa lipid máu đối với rối loạn
thần kinh nhận thức[26], [83], [76].
Liệu pháp sử dụng oestrogen ở phụ nữ lớn tuổi cho thấy là khơng có tác
dụng bảo vệ mà cịn có thể tăng nguy cơ do liệu pháp nội tiết phối hợp [72].
Một nghiên cứu phân tích gộp so sánh giữa dùng và khơng dùng liệu pháp
oestrogen kết luận rằng nội tiết tố này không ảnh hưởng đến rối loạn thần kinh
nhận thức [52]. Tuy nhiên, một nghiên cứu theo dõi lâu dài gợi ý rằng khởi đầu
sử dụng nội tiết tố, nhất là giai đoạn mãn kinh, có thể là yếu tố bảo vệ [70]. Với

những kết quả mang tính hai chiều như vậy vẫn chưa kết luận được mức độ ảnh
hưởng của liệu pháp nội tiết tố đối với rối loạn thần kinh nhận thức.
1.1.4.3.Lối sống
Chế độ ăn nhiều thức ăn của biển liên quan với hoạt động tốt các chức năng
nhận thức, giảm nguy cơ rối loạn thần kinh nhận thức Alzheimer[44]. Tăng
cường hoạt động thể lực liên quan với giảm nguy cơ của các bệnh thối hóa
thần kinh trong đó có rối loạn thần kinh nhận thức[32].
Phụ nữ lớn tuổi hoạt động xã hội tích cực, người tham gia các hoạt động trí
óc, xã hội hoặc sản xuất cho thấy là giảm xuất độ của rối loạn thần kinh nhận
thức[82].

.


×