Tải bản đầy đủ (.docx) (115 trang)

Đánh giá thang điểm BODE trên các bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại trung tâm hô hấp bệnh viện bạch mai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 115 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (BPTNMT) là bệnh thường gặp, có thể
phòng và điều trị được, đặc trưng bởi tắc nghẽn đường thở tiến triển nặng dần,
liên quan đến phản ứng viêm bất thường của phổi bởi các phần tử và khí độc
hại. Các đợt cấp và bệnh đồng mắc có vai trò quan trọng góp phần vào mức
độ nặng của mỗi bệnh nhân
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là một trong những bệnh gây tàn phế và có
tỷ lệ tử vong cao. Số người mắc bệnh và tần suất tử vong đang có chiều
hướng gia tăng mạnh. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính, năm 1990, trên
thế giới có khoảng 210 triệu người mắc BPTNMT; đến năm 2010, con số này
là khoảng 340 triệu người. BPTNMT là nguyên nhân gây tử vong cao thứ 4
trên thế giới sau các bệnh mạch vành, ung thư và tai biến mạch máu não. Năm
2005 hơn 3 triệu người chết vì BPTNMT, tương ứng với 5% của tất cả các
trường hợp tử vong trên toàn cầu [1]. Tại Việt Nam tần suất BPTNMT trung
bình và nặng của người trên 35 tuổi là 6,7%, cao nhất khu vực [2]. Các yếu tố
nguy cơ cho BPTNMT tại Việt Nam cũng như mọi nơi khác trên thế giới là hút
thuốc lá. Ngoài ra chất đốt, tình trạng ô nhiễm môi trường và đặc biệt là lao phổi
đã làm tăng tỉ lệ mắc BPTNMT tại Việt Nam.
Biểu hiện chính của luồng không khí tắc nghẽn trong COPD là giảm thể
tích thở ra gắng sức trong giây đầu tiên (FEV1). Tuy nhiên, Hiệp hội Hô hấp
Châu Âu và hiệp hội Lồng ngực Mỹ (ERS/ATS) cho rằng "đo FEV1 một
mình không đại diện các hậu quả lâm sàng phức tạp của COPD". Bởi vì bệnh
phổi tắc nghẽn mạn tính được coi là một bệnh hệ thống gây ra thay đổi cấu
trúc và chức năng ở nhiều cơ quan cũng như tại phổi. Suy dinh dưỡng, giảm
cân, và yếu cơ ngoại biên là một số trong các biểu hiện toàn thân của COPD
có ảnh hưởng nghiêm trọng chất lượng cuộc sống và khả năng gắng sức của
bệnh nhân [3], [4]. Những tiến bộ trong sự hiểu biết về tính chất hệ thống của
COPD đã được tăng lên với sự phát triển của một chỉ số tổng hợp của nhiều
yếu tố dự báo tử vong được gọi là "chỉ số BODE". Các thành phần của chỉ số




2

là: chỉ số khối cơ thể (BMI), tắc nghẽn đường thở (O), mức độ khó thở theo
mMRC (D) và khả năng gắng sức (E). Chỉ số BODE bao gồm cả triệu chứng
và đo lường các chỉ số sinh lý đã được báo cáo như là một công cụ dự báo tỷ lệ
tử vong tốt hơn FEV1 [5]. Nó dự đoán tỷ lệ tử vong do mọi nguyên nhân cũng
như nguyên nhân hô hấp và cung cấp thông tin toàn diện hơn so với phân loại
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính theo GOLD dựa trên FEV1.
Chỉ số BODE là một hệ thống phân loại đa chiều cung cấp thông tin hữu
ích tiên lượng và có thể đo lường tình trạng sức khỏe của bệnh nhân COPD.
Chỉ số đã được xác nhận như một công cụ để đo lường mức độ nặng, dự đoán
đánh giá tác động của các đợt cấp BPTNMT và đã được chứng minh là một
yếu tố dự báo tốt hơn về nguy cơ nhập viện so với FEV1 [6], [7]. Trên thế
giới đã có nhiều nghiên cứu về giá trị của thang điểm BODE, tuy nhiên ở Việt
Nam chưa có nghiên cứu cụ thể nào đánh giá giá trị của thang điểm này. Vì
vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Đánh giá thang điểm BODE trên các
bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại trung tâm hô hấp bệnh viện
Bạch Mai” với các mục tiêu sau:
1. Đánh giá thang điểm BODE của bệnh nhân BPTNMT giai
đoạn ổn định ở trung tâm hô hấp bệnh viện Bạch Mai.
2. Khảo sát sự tương quan giữa BODE và giai đoạn BPTNMT
theo phân loại GOLD và các yếu tố liên quan.


3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN

1.1. Một số đặc điểm của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
1.1.1. Sơ lược lịch sử BPTNMT
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đã được nhân loại biết đến hơn 200 năm
qua. Ban đầu bệnh được ghi nhận với việc sử dụng ống nghe và phế dung kế
và hiện tại đo phế dung vẫn là phương tiện hiệu quả nhất để xác định, đánh
giá tiến triển và đáp ứng với điều trị.
Năm 1997 Viện Huyết học, Tim mạch, Hô hấp Hoa Kỳ (National Heart,
Lung and Blood institute – (NHLBI) phối hợp với WHO đề ra trương trình
khởi động toàn cầu phòng chống BPTNMT viết tắt là GOLD (Global Initative
for Chronic Obstructive Pulmonary Disease). Năm 2001, GOLD đã đưa ra
bản khuyến cáo về quản lý, điều trị BPTNMT và lấy ngày 16 tháng 11 làm
ngày BPTNMT toàn cầu. Từ đó GOLD liên tục đưa ra các bản cập nhật
hướng dẫn chẩn đoán, điều trị, mang lại cho các nhà lâm sàng một cái nhìn
toàn diện về bệnh, hướng dẫn chẩn đoán sớm dựa trên cơ sở các hiểu biết về
các yếu tố nguy cơ gây bệnh đã được phát hiện.
Lịch sử điều trị: Đầu thế kỷ XX, phương pháp điều trị duy nhất cho
COPD là thuốc kháng sinh, các thuốc làm loãng chất nhầy và thuốc giãn phế
quản như ephedrine, theophylline,... Ngoài ra thuốc an thần cũng được sử
dụng để giảm các tác dụng phụ của ephedrine. Năm 1960 isoproterenol - một
thuốc cường beta 2 đã được sử dụng. Corticosteroid và Oxy hầu như không
bao giờ được sử dụng vào thời điểm đó. Trong 5 thập kỷ qua đã có sự ra đời
của các beta 2 tác dụng ngắn dạng hít như Salbutamol, beta 2 tác dụng kéo dài
như Formoterol và Salmeterol, các thuốc kháng cholinergic như tiotropium và
ipratropium. Trị liệu ôxy và phục hồi chức năng hô hấp cũng phát triển trong
nửa cuối của thế kỷ 20.


4

1.1.2. Định nghĩa

GOLD 2015: Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là bệnh thường gặp, có thể
phòng và điều trị được, đặc trưng bởi tắc nghẽn đường thở tiến triển nặng dần,
liên quan đến phản ứng viêm bất thường của phổi bởi các phần tử và khí độc
hại. Các đợt cấp và bệnh đồng mắc có vai trò quan trọng góp phần vào mức
độ nặng của mỗi bệnh nhân [8].
1.1.3. Dịch tễ học BPTNMT
Tỷ lệ mắc COPD trên toàn thế giới ước tính thay đổi trong khoảng 7
-19%. Một nghiên cứu của Ủy ban gánh nặng của bệnh phổi (BOLD) thấy tỷ
lệ BPTNMT 10,1% [9]. Trong đó nam giới là 11,8% và nữ giới 8,5%. Các tỷ
lệ này khác nhau ở các vùng khác nhau của thế giới. Cape Town, Nam Phi, có
tỷ lệ cao nhất 22,2% nam giới và 16,7% phụ nữ. Hannover (Đức) có tỷ lệ thấp
nhất, 8,6% đối với nam và 3,7% đối với phụ nữ. Sự khác biệt có thể được giải
thích do sự khác biệt trong tỷ lệ hút thuốc ở các vùng khác nhau và các giới
khác nhau. Mặc dù hiện tại tỷ lệ COPD ở nam giới cao hơn so với tỷ lệ ở phụ
nữ, song tỷ lệ ở phụ nữ đã tăng lên đáng kể. Một nghiên cứu của Mintz và
cộng sự ước tính tỷ lệ COPD khoảng 17,1% [10].
Tại Mỹ năm 1994 có khoảng gần 16,365 triệu người mắc BPTNMT
trong đó 14 triệu người bị viêm phế quản mạn (VPQM) và hơn 2 triệu người
bị khí phế thũng (KPT). Trong đó tới 50% số bệnh nhân bị bỏ sót không được
chẩn đoán. Tỷ lệ mắc bệnh ước tính khoảng 4 – 5% dân số, trong số đó có xấp
xỉ 96.000 người chết trong năm vì bệnh [11], [12], [13]. Kể từ năm 1985 đến
năm 1995 tỷ lệ tử vong do BPTNMT tăng lên 22% và là nguyên nhân tử vong
đứng hàng thứ 4 sau bệnh tim mạch, ung thư và đột qụy. Trong số 28 nước
công nghiệp, Mỹ được xếp hàng thứ 12 về tỷ lệ tử vong do BPTNMT và
hàng thứ 7 ở nữ giới, chi phí gián tiếp cho bệnh tính theo ngân sách quốc gia


5

năm 1993 là 23,9 tỷ đô la. Với khoảng 15,7 triệu trường hợp mắc BPTNMT

ở Mỹ, ước tính giá chi phí cho bệnh BPTNMT là 1.522 USD cho 1 bệnh
nhân trong 1 năm. Trong năm 1996 ở Mỹ tính ra mất 24 triệu ngày làm việc
do BPTNMT [14].
Ở Tây Ban Nha (2012), theo nghiên cứu EPI-SCAN trên 21,4 triệu
người tuổi từ 40 đến 80 được đo chức năng thông khí, chẩn đoán theo tiêu
chuẩn của GOLD, có 2.185.764 người được chẩn đoán BPTNMT [15].
Ở Trung Quốc (2005), nghiên cứu của Zhong và cộng sự cho biết tỷ lệ
mắc BPTNMT là 8,2% ở những người trên 40 tuổi, trong đó nam chiếm
12,4%, nữ giới chiếm 5,1% [16].
Ở Việt Nam, Ngô Quý Châu và cộng sự (2006) nghiên cứu tỷ lệ mắc
BPTNMT trong dân cư một số tỉnh thành phía Bắc cho thấy tỷ lệ mắc trung
bình cho cả 2 giới là 5,1%, tỷ lệ mắc bệnh ở nam giới là 6,7%, nữ giới là
3,3% [17]. Báo cáo của Đinh Ngọc Sỹ và cộng sự trong Hội nghị Lao và
Bệnh phổi tháng 6 năm 2011 cho biết tỉ lệ COPD trong cộng đồng dân cư Việt
Nam từ 40 tuổi trở lên là 4,2%; trong đó nam là 7,1% và nữ là 1,9%. Nếu
chia theo khu vực thì nông thôn là 4,7%, thành thị là 3,3% và miền núi là
3,6% [18]. Một số nghiên cứu tiến hành tại khoa hô hấp Bạch Mai từ 1996 –
2000 cho thấy tỷ lệ mắc BPTNMT vào điều trị là 25,1%, đứng đầu trong số
các bệnh lý hô hấp [19].
1.2. Lâm sàng - cận lâm sàng - chẩn đoán BPTNMT
1.2.1. Biểu hiện lâm sàng của BPTNMT
1.2.1.1. Triệu chứng toàn thân
Các triệu chứng ho nhiều, khạc đờm, khó thở đã nhiều năm, trong tiền sử
hay có những đợt nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính rồi dẫn đến khả năng lao động


6

giảm sút dần, ở giai đoạn cuối bệnh nhân chán ăn, sút cân, mệt mỏi, rối loạn
giấc ngủ, trầm cảm. Khi bệnh nhân có rối loạn giấc ngủ, nhức đầu buổi sáng,

ngủ gật ban ngày thì gợi ý tới hội chứng ngừng thở khi ngủ ở bệnh nhân
BPTNMT nhất là ở bệnh nhân béo phì, ngáy to khi ngủ. Bệnh nhân có thể bị
rối loạn khả năng tập trung chú ý và mất trí nhớ do thiếu oxy máu. Rối loạn
chức năng tình dục có liên quan đến mức độ tắc nghẽn phế quản. Nói chung
chất lượng cuộc sống của bệnh nhân giảm sút rõ rệt.
1.2.1.2. Các triệu chứng cơ năng
Các triệu chứng cơ năng chủ yếu của bệnh nhân BPTNMT đó là: ho
(thường kèm theo khạc đờm) và khó thở khi gắng sức.
- Ho khạc đờm 3 tháng trong một năm và liên tiếp trong 2 năm trở lên.
Ho có đờm thường gặp ở 50% số đối tượng hút thuốc và có thể xuất hiện
ngay trong 10 năm đầu tiên hút thuốc. Ho khạc đờm mạn tính thường vào
buổi sáng hoặc sau khi hút điếu thuốc đầu tiên. Ho thường nặng lên trong
những tháng mùa đông và đặc biệt là sau nhiễm khuẩn hô hấp. Lúc đầu là
ho ngắt quãng sau là ho hàng ngày và thường là ho cả ngày.
Sự xuất hiện khó thở khi gắng sức làm cho tiên lượng bệnh tồi hơn và
chứng tỏ sự suy giảm CNHH nặng lên. Khó thở tiến triển từ từ và bệnh nhân
cố gắng làm giảm cảm giác khó thở bằng cách tự giảm gắng sức, biến đổi
kiểu thông khí để thích nghi do vậy làm cho sự phát hiện bị chậm trễ. Mức độ
khó thở khi gắng sức có thể đánh giá rất dễ dàng dựa trên khả năng hoạt động
của bệnh nhân trong cuộc sống hàng ngày (leo cầu thang, khoảng cách đi bộ
trên đường thẳng) và lượng giá theo thang khó thở.
Đau ngực không phải triệu chứng lâm sàng của BPTNMT, nhưng đau
ngực lại gợi ý đến biến chứng của BPTNMT. Có 2 biến chứng hay gặp là tràn


7

khí màng phổi và tắc động mạch phổi. Khi chức năng phổi giảm rõ, bệnh
nhân khó thở rõ rệt hơn, bệnh nhân thở rít và có cảm giác đau tức ngực.
1.2.1.3. Triệu chứng thực thể

- Dấu hiệu thực thể hay gặp nhất là rì rào phế nang giảm hai đáy phổi và
thời gian thở ra kéo dài. Có thể nghe thấy ran ẩm nhỏ hạt ở thì thở vào.
- Lồng ngực thường bị biến dạng, tăng đường kính trước sau (lồng ngực
hình thùng), nếu bệnh nặng thì bệnh nhân thở ra phải mím môi lại, ngồi thở,
hai tay chống về phía trước.
- Khe gian sườn thấp bị rút lõm khi hít vào (dấu hiệu Hoover), khí quản
co rút vào hõm ức khi hít vào (dấu hiệu Campbell), hai dấu hiệu này hay gặp
ở bệnh nhân BPTNMT mức độ nặng, có rối loạn thông khí rõ rệt.
- Nghe phổi: Tiếng rì rào phế nang giảm tương tự với FEVı giảm; dấu
hiệu Hoover và rì rào phế nang giảm là dấu hiệu của khí phế thũng nặng.
Nghe thấy tiếng ran rít, ran ngáy là dấu hiệu của tắc nghẽn phế quản, cường
độ tăng lên trong cơn khó thở và nghe rõ hơn khi thở ra gắng sức, ở bệnh
nhân bị KPT chiếm ưu thế thường chỉ phát hiện được ran rít ở cuối thì thở ra
và có thể nghe thấy khi bệnh nhân thở ra mạnh.
- Triệu chứng tăng áp động mạch phổi và suy tim phải cũng thường gặp
ở bệnh nhân BPTNMT:
+ Nhịp tim nhanh, có thể loạn nhịp hoàn toàn.
+ T2 đanh mạnh, tiếng click tống máu, rung tâm trương ở ổ van động
mạch phổi.
+ Dấu hiệu Carvallo: thổi tâm thu ở dọc theo bờ trái xương ức tăng lên ở
thì hít vào.


8

+ Tĩnh mạch cổ nổi, đập theo nhịp tim, tăng lên khi làm việc gắng sức.
Đau hạ sườn phải lan ra sau lưng. Phản hồi gan tĩnh mạch cổ dương tính.
+ Phù chân và cổ chướng.
1.2.1.4 Đánh giá mức độ nặng theo điểm CAT và mMRC
Trong thực hành chỉ cần dùng CAT hoặc mMRC là đủ đánh giá mức độ

triệu chứng.
Bảng 1.1 Thang điểm khó thở mMRC [8]
mMRC 0

Chỉ xuất hiện khó thở khi hoạt động gắng sức

mMRC 1

Xuất hiện khó thở khi đi nhanh hoặc leo dốc

mMRC 2

Đi chậm hơn do khó thở hoặc phải dừng lại để thở khi đi cạnh
người cùng tuổi

mMRC 3

Phải dừng lại để thở sau khi đi được 100 m

mMRC 4

Rất khó thở khi ra khỏi nhà hoặc thay đồ

- mMRC: 0-1: ít triệu chứng: Bệnh nhân thuộc nhóm A hoặc C
- mMRC: 2-4: Nhiều triệu chứng: Bệnh nhân thuộc nhóm B hoặc D
Bảng điểm CAT: được xây dựng bởi Jone PW và cộng sự vào năm 2009,
đã được dịch sang tiếng Việt với sự đồng thuận của tác giả. Đây cũng là thang
đo chất lượng cuộc sống chuyên biệt đã được áp dụng ở bệnh nhân BPTNMT
cho kết quả tốt.



9

Bảng 1.2. Bảng điểm CAT
Tôi hoàn toàn không ho 0
Tôi không khạc đờm, 0

1
1

2
2

3
3

4
4

5
5

Tôi ho thường xuyên
Tôi khạc nhiều đờm,

không có cảm giác có

cảm giác luôn có đờm

đờm

Tôi không có cảm giác 0

1

2

3

4

5

trong ngực
Tôi rất nặng ngực

nặng ngực
Không khó thở khi leo 0

1

2

3

4

5

Rất khó thở khi leo


5

dốc hoặc cầu thang
Tôi bị giới hạn khi

5

làm việc nhà nhiều
Tôi không hề tự tin

dốc hoặc cầu thang
Tôi không bị giới hạn 0
khi làm việc nhà
Tôi rất tự tin khi ra khỏi 0

1
1

2
2

3
3

4
4

nhà bất chấp bệnh phổi

khi ra khỏi nhà bất


Tôi ngủ rất yên giấc

5

chấp bệnh phổi
Tôi ngủ không yên

5

giấc vì bệnh phổi
Tôi cảm thấy không

Tôi cảm thấy rất khỏe

0
0

1
1

2
2

3
3

4
4


còn chút sức lực nào
- CAT ≤10: ít triệu chứng, bệnh nhân thuộc nhóm A hoặc C
- CAT ≥10: nhiều triệu chứng, bệnh nhân thuộc nhóm B hoặc D


10

1.2.2. Cận lâm sàng:
* X quang: Để theo dõi và chẩn đoán các biến chứng của BPTNMT.
- Hình ảnh VPQMT: Theo Fraser R.S và CS (1994) có khoảng 20 - 50%
hình ảnh X quang phổi bình thường, có 2 dấu hiệu gợi ý là:
+ Hình ảnh dày thành phế quản: Trên phim X quang phổi thấy dấu hiệu
đường ray xe điện hoặc dấu hiệu hình nhẫn dương tính.
+ Hình ảnh phổi bẩn, có tương quan về tổ chức học với viêm mạn tính và
xơ hóa nhẹ. Khi có bội nhiễm viêm phế nang ở xung quanh phế quản tạo nên các
bóng, nốt mờ (hội chứng phế nang), các ổ sáng hình ống, các hình ảnh vòng tròn
thường nhìn rõ ở hai nền phổi, kèm theo viêm xung quanh phế quản tạo nên hình
ảnh phổi bẩn (dirty lung). Nhưng hình ảnh viêm này không đặc hiệu.
- Hội chứng mạch máu:
+ Động mạch phổi ngoại vi thưa thớt tạo nên một vùng giảm động mạch
kết hợp với hình ảnh căng giãn phổi.
+ Hình ảnh động mạch phổi tăng đậm: Mạch máu nhìn thấy rõ, tăng kích
thước và phân bố sát tới vùng ngoại vi của phổi.
- Hình ảnh giãn phế nang: Tam chứng cổ điển của hình ảnh KPT là: Dấu
hiệu căng giãn phổi, giảm tuần hoàn phổi, có bóng khí thũng.
* Chụp cắt lớp vi tính: Nhất là kỹ thuật chụp với lớp cắt mỏng độ phân
giải cao có lợi ích lớn để xác định vị trí, độ rộng và mức độ nặng nhẹ của
KPT, cũng như chẩn đoán sớm KPT mà phim Xquang phổi chuẩn cũng như
đo chức năng hô hấp chưa phát hiện được. Hơn nữa, kỹ thuật này còn để chẩn
đoán giãn phế quản kết hợp với BPTNMT.



11

- Có 3 typ giải phẫu của KPT riêng biệt hoặc kết hợp nhau dựa trên dấu
hiệu hình ảnh chụp cắt lớp vi tính:
+ KPT trung tâm tiểu thùy
+ KPT đa tiểu thùy
+ KPT cạnh vách
* Đo chức năng hô hấp:
Đo chức năng hô hấp là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán xác định, nhất là
chẩn đoán sớm, xác định mức độ nặng nhẹ và theo dõi tiến triển của bệnh .
Biểu hiện rối loạn thông khí tắc nghẽn không hồi phục hoàn toàn sau nghiệm
pháp giãn phế quản (400 µg salbutamol hoặc 80 µg ipratropium hoặc 400 µg
salbutamol và 80 µg ipratropium khí dung hoặc phun hít với buồng đệm): Chỉ
số Gaensler (FEV1/FVC) < 70%.
FEV1 dùng để đánh giá mức độ nặng nhẹ của BPTNMT và để theo dõi
tiến triến lâm sàng cũng như đánh giá đáp ứng điều trị và tiên lượng ở bệnh
nhân BPTNMT. Khi FEV1 giảm xuống dưới 1 lít thì chỉ có khoảng 50% số
bệnh nhân sống được trên 5 năm. Khi có đợt cấp tiến triển thì FEV1 giảm rõ rệt.
GOLD – 2006 (Global Initiative for Chronic Obstructive Lung Disease)
đã dựa vào chỉ số FEV1 để chẩn đoán mức độ nặng của BPTNMT
. Giai đoạn I (nhẹ):
FEV1/ FVC < 70%; FEV1 ≥ 80% trị số lý thuyết (SLT).
. Giai đoạn II (trung bình):
FEV1/FVC < 70%; 50% ≤ FEV1< 80% SLT.
. Giai đoạn III (nặng):
FEV1/FVC < 70%; 30% ≤ FEV1 < 50% SLT.



12

. Giai đoạn IV (rất nặng)
FEV1/FVC < 70%; FEV1< 30% SLT hoặc FEV1 < 50%
SLT nhưng có triệu chứng suy hô hấp mạn.
* Khí máu động mạch trong BPTNMT
BPTNMT thường gây giảm oxy máu động mạch (PaO 2) là do mất cân
bằng giữa thông khí – tưới máu.
Bình thường PaO2 từ 80 - 100 mmHg, ở người trên 60 tuổi thì PaO 2 bình
thường là 70 mmHg; bình thường PaCO2 là 35 – 40 mmHg. Giảm oxy máu
khi PaO2 < 60 mmHg, tăng CO2 máu khi PaCO2 > 45 mmHg, nhiều tác giả
nghiên cứu về mối tương quan giữa giảm FEV 1 và PaO2: Kleerup E.C và CS
(1996) cho rằng PaO2 giảm khi FEV1 < 1,5 lít, khi FEV1 < 1lít hay có kèm
theo tăng CO2 máu động mạch (PaCO2). Siafakas NM và CS (1995), thấy
PaO2 giảm khi FEV1 < 1 lít nhưng PaCO2 vẫn bình thường. Có khi PaCO2
tăng nhưng cơ thể bù trừ bằng tăng bicacbonat, do vậy pH vẫn bình thường.
BPTNMT giai đoạn nhẹ đến trung bình thường chỉ giảm PaO 2 máu đơn
thuần không kèm theo tăng PaCO2; khi chuyển sang giai đoạn nặng thì kèm theo
tăng PaCO2. Tuy nhiên PaCO2 tăng khi FEV1 giảm < 1,2 lít, nếu khi FEV1 > 1,5
lít mà có tăng PaCO2 máu thì khả năng có thể do rối loạn của trung khu hô hấp.
Trong các đợt bùng phát tình trạng suy hô hấp càng nặng lên.
Barnes P.J và CS (1997) cho rằng chẩn đoán suy hô hấp dựa vào khí máu
động mạch, điều quan trọng là có suy hô hấp cấp hay không? Tác giả đưa ra 3
trạng thái điển hình của khí máu động mạch trong BPTNMT.


13

Bảng 1.3. Áp lực khí trong máu động mạch
BPTNMT


PaO2 (mmHg) PaCO2 (mmHg) Kiềm dư

pH

Không có suy hô hấp

70

40

0

7,4

Có suy hô hấp cấp

45

60

-3

7,25

Suy hô hấp mạn

50

55


+8

7,4

* Nguồn: Theo Barnes P.J. và CS (1997)
Đo khí máu động mạch có ý nghĩa trong điều trị: Căn cứ vào PaO 2 và
PaCO2 để chỉ định điều trị oxy liệu pháp, thở máy, theo dõi hiệu quả của liệu
pháp oxy dài ngày.
1.2.3. Chẩn đoán BPTNMT
- Chẩn đoán xác định
+ Ho khạc đờm 3 tháng / năm và liên tiếp 2 năm trở lên.
+ Khó thở: Có tính chất tiến triển và liên tục, tăng lên khi gắng sức, khi
có nhiễm trùng đường hô hấp.
+ Tiền sử tiếp xúc với yếu tố nguy cơ: Hút thuốc lá,thuốc lào, khói bụi
nghề nghiệp, hóa chất, khói bếp và khói của nhiên liệu đốt.
+ Khám: Có thể thấy các dấu hiệu của co thắt, tắc nghẽn phế quản
và/hoặc giãn phế nang: phổi gõ vang, rì rào phế nang giảm, ran rít ran ngáy. Ở
giai đoạn muộn có thể thấy các dấu hiệu của suy tim phải.
+ Chẩn đoán xác định BPTNMT: Khi chỉ số Gaensler (FEV 1/FVC)
<70% và/hoặc chỉ số Tiffeneau (FEV1/VC) <70% sau test HPPQ.
- Chẩn đoán mức độ nặng của bệnh theo chức năng hô hấp và điểm triệu
chứng lâm sàng.


14

Bảng 1.4: Phân loại BPTNMT theo GOLD 2014 [8]
Khi đánh giá nguy cơ chọn nhóm nguy cơ cao nhất theo tiêu chuẩn của
GOLD hoặc tiền sử đợt cấp


Đánh giá:
Nhóm A: Nguy cơ thấp, triệu chứng ít, đặc trưng với GOLD 1 hoặc
GOLD 2 (giới hạn đường thở nhẹ hoặc trung bình), và /hoặc có 0-1 đợt cấp
trong một năm, không có đợt cấp phải nhập viện, và thang điểm CAT < 10
hoặc mMRC từ 0-1.
Nhóm B: Nguy cơ thấp, triệu chứng nhiều, đặc trưng với GOLD 1
hoặc GOLD 2 (giới hạn đường thở nhẹ hoặc trung bình), và /hoặc có 0-1 đợt
cấp trong một năm, không có đợt cấp phải nhập viện, và thang điểm CAT
≥ 10 hoặc mMRC ≥ 2.
Nhóm C: Nguy cơ cao, triệu chứng ít, đặc trưng với GOLD 2 hoặc
GOLD 3 (giới hạn đường thở nặng hoặc rất nặng), và /hoặc có ≥ 2 đợt cấp
trong một năm, có ≥ 1 đợt cấp phải nhập viện, và thang điểm CAT < 10 hoặc
mMRC từ 0-1.


15

Nhóm D: Nguy cơ cao, triệu chứng nhiều, đặc trưng với GOLD 2 hoặc
GOLD 3 (giới hạn đường thở nặng hoặc rất nặng), và /hoặc có ≥ 2 đợt cấp
trong một năm, có ≥ 1 đợt cấp phải nhập viện, và thang điểm CAT ≥ 10 hoặc
mMRC ≥ 2.
1.3. Các yếu tố tiên lượng nguy cơ đợt cấp và tử vong của BPTNMT
Một công cụ dự đoán đúng và đơn giản BPTNMT là rất quan trọng trong
việc chăm sóc lâm sàng. Những nghiên cứu trước đây đã gợi ý một số yếu tố dự
đoán đợt cấp BPTNMT, bao gồm: viêm phế quản mãn tính, suy giảm FEV1,
tuổi cao, liệu pháp oxy dài hạn (LTOT), điều trị bằng steroid đường toàn thân,
nhiều đợt cấp trong vòng một năm trước, và thời gian nhập viện [20], [21].
Hướng dẫn của GOLD gần đây đề nghị phân loại bệnh nhân BPTNMT bởi mức
độ nghiêm trọng các triệu chứng, mức độ tắc nghẽn luồng khí và số đợt cấp

trong năm trước dự báo nguy cơ bệnh trở nặng trong tương lai [8].
Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính là một trong 4 nguyên nhân chính gây tàn
tật và tử vong ở người lớn. Do vậy nhiều yếu tố tiên lượng nguy cơ tử vong
đã được nghiên cứu. Việc sử dụng một hệ thống tính điểm lâm sàng củng cố
rằng yếu tố quyết định tiên lượng trong COPD vẫn là đa yếu tố. Waschki và cs
(2011) cho rằng sự đánh giá khách quan của hoạt động thể chất, bao gồm cả
kết quả thử nghiệm đi bộ 6 phút (6 MWT), là phương pháp tốt nhất có thể dự
đoán tỷ lệ tử vong [22]. Tuy nhiên, các yếu tố kinh tế xã hội bổ sung cũng có
thể đóng một vai trò trong tiên lượng BPTNMT. Ví dụ, một nghiên cứu hồi
cứu của Abrams và cs (2011) trên 18 909 BN ở thành thị và 1919 BN ở vùng
nông thôn hẻo lánh, nhấn mạnh sự gia tăng nguy cơ tử vong liên quan đến
COPD ở những bệnh nhân cư trú tại khu vực nông thôn hẻo lánh [23].
Trong một nghiên cứu đa trung tâm, quan sát 201 bệnh nhân với COPD
trung bình đến nặng, Martinez-Garcia và các cộng sự báo cáo rằng ngoài việc


16

hút thuốc, tăng áp phổi và suy giảm chức năng phổi (FEV1) được biết đến là
yếu tố nguy cơ tử vong ở bệnh nhân COPD, giãn phế quản ở bệnh nhân
COPD từ trung bình đến nặng, có quan hệ độc lập với tăng nguy cơ tử vong
do mọi nguyên nhân [24], [25]. Trong nghiên cứu này, những người có giãn
phế quản đã được thấy nhiều hơn 2,5 lần nguy cơ tử vong so với những người
không có giãn phế quản.
Mặc dù FEV1 vẫn là chỉ số sinh lý quan trọng đánh giá mức độ hạn chế
của luồng không khí trong COPD nhưng giá trị tiên đoán của nó đối với tỷ lệ
tử vong là yếu trong khi tỷ lệ tử vong thực tế cao hơn so với 50% của dự báo.
Hơn nữa, các biến số lâm sàng khác có thể thu thập một cách dễ dàng và dự
đoán tỷ lệ tử vong tốt hơn so với FEV1 ở bệnh nhân COPD [26]. Đứng đầu
trong số những yếu tố dự báo là mức độ khó thở, khả năng gắng sức và chỉ số

khối cơ thể (BMI), mặc dù các nghiên cứu mới còn cho thấy vai trò tiềm năng
của các biomarker [27, 28], hoặc vi sinh vật trong đờm [29], [30], áp suất
riêng phần của oxy, sự khạc đờm hàng ngày [31], [32], số lượng các đợt cấp,
albumin máu. Việc xác nhận đánh giá đa chiều dựa trên BMI (B), mức độ tắc
nghẽn luồng không khí được biểu diễn bằng FEV1 (O), khó thở theo MMRC
(D), và khả năng gắng sức (E) đo với 6 phút đi bộ (hoặc chỉ số BODE) bao
gồm các giá trị tiên đoán tốt nhất của các biến tạo thành một biện pháp thay
thế duy nhất đánh giá mức độ nặng của bệnh và dự báo tốt nguy cơ tử vong
[33], [34], [7].
1.4. Thang điểm BODE trong lượng giá BPTNMT
Năm 2004, thang điểm BODE được đề nghị dùng để tiên lượng tử vong
trong BPTNMT. BODE có bốn tiêu chí: (1) chỉ số khối cơ thể (BMI); (2) tắc
nghẽn luồng khí (Obstruction) qua FEV1; (3) khó thở (Dyspnea) qua mMRC;
(4) khả năng gắng sức (Exercise) qua 6MWD.


17

Bảng 1.5: Thang điểm BODE “Nguồn: Celli và cs -2004’’ [5]
0

1

2

3

FEV1% pred

≥65


50-64

36-49

≤35

6MWD (m)

≥350

250-349

150-249

≤149

MMRC

0-1

2

3

4

BMI (kg.m-2)

≥21


<21

Tổng điểm 0 – 10, điểm càng cao tử vong càng nhiều [5].
Bảng 1.6: Dự đoán tỷ lệ tử vong theo thời gian
Tỷ lệ tử vong

Tỷ lệ tử vong

Tỷ lệ tử vong

sau 12 tháng

sau 24 tháng

sau 52 tháng

(%)

(%)

(%)

0-2

2

6

19


3-4

2

8

32

4-6

2

14

40

7-10

5

31

80

Điểm BODE

Số điểm BODE càng lớn thì tỷ lệ sống sót còn lại sau 4 năm càng thấp
Nghiên cứu đoàn hệ tiến cứu thứ nhất trên 207 bệnh nhân theo dõi từ
1995 - 1997, phát hiện bốn yếu tố tương quan tỷ lệ tử vong trong BPTNMT

trong 1 năm theo dõi là BMI, FEV1, điểm mMRC, 6MWD [5].
Nghiên cứu đoàn hệ tiến cứu thứ hai trên 625 bệnh nhân theo dõi từ 1997
– 2002 thấy điểm BODE tiên lượng tử vong do mọi nguyên nhân với HR =
1,32 và do nguyên nhân hô hấp với HR = 1,63 (p < 0,001) [5].
Năm 2009, thang điểm BODE được cập nhật bằng cách nghiên cứu
kiểm định BODE trên hai đoàn hệ hồi cứu. Đoàn hệ thứ nhất gồm các bệnh


18

nhân sau lần nhập viện đầu tiên vì BPTNMT vừa đến nặng. Đoàn hệ thứ hai
gồm các bệnh nhân đang tham gia chương trình phục hồi chức năng hô hấp vì
BPTNMT nặng. Kết quả nghiên cứu là thang điểm BODE cập nhật với điểm
số tổng cộng từ 0 – 15 và thay đổi điểm số gán cho từng tiêu chí [35].
Bảng 1.7: Thang điểm BODE cập nhật “Nguồn: Puhan - 2009”

FEV1%

0

1

2

≥65

30-64

≤35


3

4

7

9

pred
6MWD

≥350

250-349 150-249

≤149

(m)
MMRC

0–1

2

BMI

≥21

<21


3

4

(kg.m-2)
Thang điểm BODE cập nhật giúp tiên đoán tử vong do BPTNMT trong
ba năm. Tăng 1 điểm BODE cập nhật, nguy cơ tử vong tăng 1,23 lần (bệnh
nhân nặng đang điều trị) và 1,21 lần (bệnh nhân vừa đến nặng sau xuất viện
lần đầu) [35]. Thang điểm BODE là một trong các phương thức đầu tiên tiếp
cận đánh giá toàn diện BPTNMT dựa trên nhiều thành phần thay vì chỉ đánh
giá tiên lượng tử vong của BPTNMT trên từng thành phần riêng lẻ trong đó
có FEV1, lần đầu tiên khẳng định quan điểm đánh giá dựa trên nhiều thành
phần sẽ tốt hơn [5].
Sau đó, hai hệ thống đánh giá đa chiều lớn tương tự như chỉ số BODE
đã được công bố:
- Thang điểm ADO có ba tiêu chí: (1) Tuổi (Age); (2) mức độ khó thở
(Dyspnea) qua điểm mMRC; (3) mức độ tắc nghẽn luồng khí
(Obstruction) qua FEV1. Tổng điểm từ 0 đến 10, điểm càng cao tử
vong càng nhiều [35].


19

- Năm 2009, kết quả nghiên cứu kiểm định thang điểm DOSE trong
đánh giá mức độ nặng BPTNMT được công bố.Thang điểm DOSE có
bốn tiêu chí: (1) khó thở (Dyspnea) qua điểm mMRC; (2) tắc nghẽn
luồng khí (Obstruction) qua FEV1; (3) tình trạng hút thuốc lá
(Smoking status); (4) tần suất đợt cấp (Exacerbation frequency).
Tổng điểm từ 0 – 8, điểm càng cao bệnh càng nặng [36].
 Các nghiên cứu về thang điểm BODE:

Nhiều nghiên cứu về thang điểm và đã chứng minh vai trò của BODE trong
tiên lượng nguy cơ tử vong, đợt cấp và đánh giá đáp ứng điều trị [37].
- Đánh giá tiên lượng và nguy cơ lâm sàng: Celli và cs (2004) cho biết
nguy cơ tử vong do các nguyên nhân hô hấp tăng hơn 60% khi tăng một điểm
trong chỉ số [5]. Chỉ số BODEcũng dự đoán số lượng và mức độ nghiêm
trọng của các đợt cấp BPTNMT (Marin và cs - 2009) [7]. Nghiên cứu của
Ong và cs (2005) bệnh nhân thuộc BODE giai đoạn 4 (điểm số 7-10) có khả
năng nhập viện tăng gấp bốn lần những người có điểm số trong giai đoạn đầu
(điểm 0 - 2) [6]. Tỷ lệ trầm cảm trên bệnh nhân BPTNMT thay đổi từ 6-90%,
nghiên cứu của Al-shair và cs (2009) cho thấy thang điểm BODE cũng tương
quan với mức độ trầm cảm. Bệnh nhân thuộc BODE giai đoạn 3 (điểm số 7-10)
có khả năng bị trầm cảm gấp 4 lần so với BN thuộc giai đoạn 0 và 1 [38].
- Đánh giá đáp ứng điều trị: Các chỉ số BODE phát hiện sự xấu đi về mặt
lâm sàng và thay đổi của kết quả điều trị. Nghiên cứu của Cote (2007) trên
205 BN, điểm BODE tăng trong một đợt cấp của COPD là kết quả của sự suy
giảm FEV1, tăng mức độ khó thở và giảm khoảng cách đi bộ 6 phút [39].
Phẫu thuật giảm thể tích phổi cải thiện chỉ số BODE ở bệnh nhân COPD nặng
vì cải thiện FEV1 và điểm khó thở (Lederer và cs 2007) [40]. Phục hồi chức
năng hô hấp cải thiện điểm số BODE trung bình 0,9 điểm ở những bệnh nhân
BPTNMT vừa đến nặng (Cote và cs 2005), kết quả này phản ánh những tác


20

động của điều trị trên khoảng cách đi bộ 6 phút và mức độ khó thở [41].
Ngưỡng cho sự thay đổi trên lâm sàng: sự thay đổi một đơn vị trong chỉ
số BODE đã được đề xuất là có ý nghĩa lâm sàng (Cote và cs 2005), dựa trên
ngưỡng cho sự thay đổi trong điểm số từng thành phần. Điều này đã được
khẳng định trong một mẫu lớn các bệnh nhân bị tắc nghẽn luồng không khí
nghiêm trọng, khi gia tăng một thành phần của thang điểm BODE trong sáu

tháng đã liên kết với tỷ lệ tử vong tăng (Martinez và cs 2008). Nghiên cứu
này có tính chọn lọc khi lựa chọn những bệnh nhân tham gia trong một thử
nghiệm của phẫu thuật giảm thể tích phổi và vẫn chưa rõ liệu các ngưỡng có
bằng nhau đối với bệnh nhân COPD nói chung [7].
Mặc dù thang điểm BODE là một đánh giá đa chiều dựa trên nhiều thành
phần, tuy nhiên các thành phần riêng lẻ của nó cung cấp thêm nhiều thông tin
trong lượng giá và đánh giá đáp ứng điều trị.
1.4.1. Chỉ số khối cơ thể (BMI)
Chỉ số khối cơ thể, hoặc chỉ số BMI, là một công cụ cho phép đo lượng
mỡ trong cơ thể bạn có liên quan đến chiều cao và cân nặng của. BMI thấp
(quá gầy) có liên quan đến tiên lượng xấu ở bệnh nhân COPD.
Theo Beer M.H. (1999) [20], BMI được tính theo công thức:
BMI (kg/m2) = Cân nặng(Kg)/ Chiều cao2(m2)


21

Bảng 1.8: Chỉ số BMI theo chiều cao và cân nặng
Chỉ số BMI
Thể trạng

< 18,5

18,5 -24,9

25.0 – 29,9

≥30

Gầy


Bình thường

Thừa cân

Béo phì

Giá trị chỉ số khối cơ thể không phụ thuộc vào tuổi tác và giống nhau
cho cả hai giới. Tuy nhiên chỉ số khối cơ thể không tương xứng với mức độ
béo ở các dân tộc khác nhau. Do vậy đối với các nước châu Á - Thái Bình
Dương tiêu chuẩn đánh giá có mức thấp hơn.
Chỉ số khối cơ thể là một trong những yếu tố được sử dụng để tiên lượng
nguy cơ mắc bệnh. Khi chỉ số khối cơ thể gia tăng, nguy cơ mắc một số bệnh
cũng gia tăng như là bệnh tim mạch, huyết áp cao, viêm xương khớp, ung thư,
đái đường.
Tuy nhiên, bệnh nhân mắc BPTNMT có mối liên quan đặc trưng với sụt
cân và tiêu cơ. Dấu chứng này thường xảy ra trong giai đoạn tiến triển của
bệnh và có liên quan đến sự gia tăng tỷ lệ tử vong. Ở bệnh nhân BPTNMT
nhẹ và trung bình tiên lượng tốt nếu cân nặng bình thường hoặc tăng
cân. Trong khi ở bệnh nhân BPTNMT nặng tăng cân thậm chí béo phì thì tiên
lượng sống còn tốt hơn.
Cơ chế của những dấu chứng này chưa hoàn toàn hiểu rõ nhưng dường
như chúng có liên quan đến sự mất cân bằng trong quá trình thoái biến và tái
tạo protein, vai trò của các cytokin như interleukin-1, TNF-α phối hợp với
những thay đổi hormon như hormon tăng trưởng, insulin, testosterone,
glucocorticoid và sự tiêu cơ.
Tác động của những yếu tố trên dẫn đến sự sụt cân và tiêu cơ là những
dấu chứng thường gặp trong quá trình tiến triển của bệnh. Nhiều công trình



22

nghiên cứu và một số y văn cho thấy chỉ số khối cơ thể là một yếu tố tiên
lượng tử vong độc lập có ý nghĩa [42], [43]. Tỷ lệ tử vong BPTNMT cao nhất
thường gặp ở những bệnh nhân gầy, chỉ số khối cơ thể thấp, đặc biệt < 20 kg/m2.
Các tác động của sự thay đổi trọng lượng trên BN BPTNMT đã được
chứng minh trong một nghiên cứu hồi cứu trên 400 bệnh nhân COPD không
nhận được điều trị dinh dưỡng, và trong một nghiên cứu thuần tập trên 203
bệnh nhân COPD chỉ nhận được hỗ trợ dinh dưỡng hoặc kết hợp với steroid
đồng hóa. Trong phần hồi cứu của nghiên cứu, chỉ số khối thấp (BMI) (<25
kg/m²) được liên kết với một sự gia tăng đáng kể nguy cơ tử vong (P < 0,001).
Trong một phân tích đa biến của tương lai, tăng cân (> 2 kg/8 tuần) tương
quan có ý nghĩa với sự sống còn [44].
1.4.2. Đánh giá mức độ khó thở
Khó thở là triệu chứng chính của BPTNMT vì vậy nên được đánh giá
thường xuyên và cần kết hợp với chức năng hô hấp khi đánh giá BN
BPTNMT. Giảm khó thở là mục tiêu của các biện pháp điều trị khác nhau.
Phục hồi chức năng hô hấp cũng là biện pháp điều trị hiệu quả trong việc
giảm khó thở ở bệnh nhân COPD. Khó thở cũng đã được tìm thấy có giá trị
tiên đoán sự sống còn trong COPD. Một nghiên cứu tiến cứu trong 5 năm, thử
nghiệm đa trung tâm của Nishimura và cs (2002) trên 227 bệnh nhân COPD,
cho thấy tỷ lệ sống không liên quan đáng kể đến phân loại COPD dựa trên
FEV1. Thay vào đó, khó thở khi được đo bằng cách sử dụng khó thở câu hỏi
của Hội đồng Nghiên cứu Y học có liên quan có ý nghĩa thống kê với sự sống
còn (p < 0,001) [45].


23

1.4.3. Nghiệm pháp đi bộ 6 phút:

1.4.3.1 Sơ lược lịch sử, sự ra đời của nghiệm pháp đi bộ 6 phút:
Trước kia để đánh giá khả năng gắng sức của người bệnh, người ta
thường hỏi bệnh nhân leo được bao nhiêu bậc cầu thang hoặc đi bao nhiêu
dãy nhà. Tuy nhiên câu trả lời chỉ mang tính chất chủ quan của bệnh nhân.
Năm 1960 Balke B. phát minh ra một nghiệm pháp đơn giản để đánh giá khả
năng gắng sức của bệnh nhân bằng cách đo khoảng cách đi bộ trong 12 phút.
Nghiệm pháp này cũng áp dụng để đánh giá sức khỏe ở người khỏe mạnh,
mức độ tàn phế của bệnh nhân VPQM, nhưng thực tế thấy rằng nghiệm pháp
này thực hiện với thời gian dài làm bệnh nhân mệt mỏi quá mức do đó không
thích hợp. Vì vậy năm 1982 Butland và cs đã tìm ra nghiệm pháp đi bộ 6 phút
(6MWT) có khả năng đánh giá tương tự như nghiệm pháp đi bộ 12 phút, nhưng
thời gian ngắn hơn do vậy bệnh nhân thực hiện dễ hơn, nghiệm pháp này cũng
phản ánh tốt khả năng thích nghi với hoạt động hàng ngày của bệnh nhân.
Nghiệm pháp đi bộ 6 phút (6MWT) thường dùng để đánh giá khả năng
gắng sức của người mắc bệnh mạn tính như bệnh tim mạch, bệnh hô hấp,
bệnh lý về cơ…Ngoài ra 6MWT còn được dùng để đánh giá hiệu quả của điều
trị. Đi bộ là hoạt động thể lực thường ngày của con người nhưng ở bệnh nhân
mắc những bệnh kể trên thường bị giảm nặng chính vì vậy qua kết quả của
6MWT người ta có thể đánh giá được mức độ tàn phế của bệnh nhân .
Nghiệm pháp này còn phản ánh toàn diện hoạt động của nhiều cơ quan
tổ chức của cơ thể con người: hô hấp, tim mạch …do vậy, nghiệm pháp này
không đặc hiệu cho một cơ quan cụ thể nào liên quan đến gắng sức hay có
một cơ chế riêng khi bị giảm khả năng gắng sức. Nghiệm pháp này cũng
không phản ánh khả năng gắng sức tối đa nhưng vì hoạt động sinh hoạt hàng


24

ngày của bệnh nhân cũng không đạt đến gắng sức tối đa do vậy nghiệm pháp
phản ánh rất tốt khả năng hoạt động thể lực thường ngày của bệnh nhân [46].

Khả năng gắng sức, đo bằng test 6MWD, có tương quan đáng kể với tỷ
lệ tử vong ở bệnh nhân COPD. Các thử nghiệm đã chứng minh 6MWD có độ
tin cậy và hiệu lực trong việc dự đoán sự sống còn trong phục hồi chức năng
hô hấp và sau phẫu thuật giảm thể tích phổi (LVRS) [47, 48], [48]. Trong
nghiên cứu của Cote (2008) trên 1379 BN COPD, xác định khoảng cách đi bộ
6 phút < 350 m có liên quan đến tỷ lệ tử vong rõ rệt ở bệnh nhân BPTNMT
[49]. Trong 198 bệnh nhân chủ yếu là nam giới (83%) có COPD mức độ nặng
được theo dõi trong 2 năm, tỷ lệ sống tăng dần với sự gia tăng các 6MWD.
Hơn nữa, 6MWD là một dự báo tốt hơn về tỷ lệ tử vong so với FEV1 và BMI.
Quan trọng hơn, sự suy giảm trong 6MWD xảy ra độc lập với những thay đổi
trong FEV1, điều này chỉ ra rằng cả hai yếu tố phản ánh khía cạnh khác nhau
của bệnh và có thể được xem xét bổ sung lẫn nhau.
6MWT có độ tin cậy cao thể hiện qua hệ số tương quan giữa các lần thực
hiện xét nghiệm đạt mức 0,7 và hệ số dao động chỉ 8%, còn thấp hơn hệ số
dao động của FEV1. Hội lồng ngực Hoa Kỳ (ATS) khuyến cáo qui trình thực
hiện 6MWT nhằm đảm bảo tính tin cậy của trắc nghiệm [46].
1.4.3.2. Chỉ định và chống chỉ định của nghiệm pháp:
* Chỉ định:
- Bệnh nhân sau phẫu thuật: cắt phổi, ghép phổi, sau phẫu thuật giảm thể
tích phổi, sau phẫu thuật trên động mạch phổi.
- Đánh giá bệnh nhân sau phục hồi chức năng hô hấp.
- Bệnh nhân mắc BPTNMT, tăng áp động mạch phổi, suy tim, xơ phổi,
viêm xơ cơ, bệnh nhân lớn tuổi, bệnh mạch máu ngoại vi.


25

* Chống chỉ định:
-


Chống chỉ định tuyệt đối:
 Hiện tại hoặc tiền sử có nhồi máu cơ tim, cơn đau thắt ngực không
ổn định, tăng huyết áp không kiểm soát được trong vòng một
tháng trước.
 Suy hô hấp cấp, bệnh phổi tắc nghẽn đang trong đợt cấp.

- Chống chỉ định tương đối:
 Nhịp tim lúc nghỉ ≥ 120 lần/ phút.
 Huyết áp tâm thu ≥ 180 mmHg.
 Huyết áp tâm trương ≥ 100 mmHg.
 Đau ngực ổn định trong vòng 6 tháng trước.
 Bệnh nhân không có khả năng hợp tác thực hiện test đi bộ 6 phút:
- Bệnh lý cơ xương khớp mạn tính ảnh hưởng đến vận động
- Bất đồng ngôn ngữ, thính lực, thị lực kém.
1.4.3.3. Đánh giá kết quả và các yếu tố ảnh hưởng:
- Cách đánh giá kết quả:
Theo Enright P.L. và CS (1998), khi nghiên cứu trên 117 nam giới khỏe
mạnh và 173 nữ giới khỏe mạnh tuổi từ 40 - 80 thấy khoảng cách đi bộ trung
bình cho đàn ông là 576 m; cho phụ nữ là 494 m. Enright P.L. và CS (1998)
đưa ra phương trình tính số lý thuyết cho khoảng cách đi bộ 6 phút ở người
lớn, khỏe mạnh như sau:
+ Nam giới: 6MWT = (7,57 x Chiều caocm) – (5,02 x Tuổi) – (11,76 x
Cân nặngkg) – 309m.


×