Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Tỉ lệ khám chữa bệnh bằng y dược cổ truyền y dược cổ truyền kết hợp với y học hiện đại và các yếu tố liên quan tại 04 bệnh viện tuyến tỉnh có khám chữa bệnh bằng y dược cổ truyền của tỉnh tiền giang năm 2016 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.84 MB, 84 trang )

.


1

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ........................................................................... 4
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 5
1.1 Tổng quan về tình hình sử dụng YDCT trên thế giới và trong nước .................. 5
1.2 YDCT trong chăm sóc sức khỏe ở Việt Nam ....................................................... 8
1.3 Tổ chức hệ thống y tế và YHCT của Việt Nam ................................................. 13
1.4 Một số nghiên cứu về hoạt động khám chữa bệnh bằng YDCT....................... 19
1.5 Giới thiệu sơ lược về địa bàn nghiên cứu ............................................................ 21
Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 26
2.1 Thiết kế nghiên cứu ............................................................................................... 26
2.2 Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................... 26
2.3 Phương pháp nghiên cứu ...........................................................................................27
2.4 Chọn mẫu nghiên cứu ................................................................................................27
2.5 Thời gian và địa điểm nghiên cứu ............................................................................28
2.6 Công cụ và phương pháp thu thập thông tin............................................................29
2.7 Các biến số nghiên cứu ..............................................................................................29
2.8 Phân tích số liệu ..........................................................................................................30
2.9 Khống chế sai số.........................................................................................................31
2.10 Hạn chế của nghiên cứu...........................................................................................31
2.11 Đạo đức trong nghiên cứu .......................................................................................31
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................ 33
3.1 Xác định tỉ lệ khám chữa bệnh bằng YDCT và YDCT kết hợp với YHHĐ tại
04 bệnh viện nghiên cứu ...................................................................................... 33
3.2 Mô tả quần thể nghiên cứu.................................................................................... 34
3.3 Xác định tỉ lệ kiến thức, thái độ của bệnh nhân và khám chữa bệnh bằng


YDCT, kết hợp YDCT với YHHÐ tại 4 bệnh viện nêu trên. ........................... 37


2

3.4 Xác định mối liên quan giữa kiến thức, thái độ của bệnh nhân và khám chữa
bệnh bằng YDCT, kết hợp YDCT với YHHÐ tại 4 bệnh viện nghiên cứu. ... 46
3.5 Xác định mối liên quan giữa các yếu tố kinh tế xã hội và khám chữa bệnh
bằng YDCT, kết hợp YDCT với YHHÐ tại 4 bệnh viện nêu trên .................. 49
Chƣơng 4: BÀN LUẬN ................................................................................. 53
4.1 Xác định tỉ lệ khám chữa bệnh bằng YDCT và YDCT kết hợp với YHHĐ tại
04 bệnh viện nghiên cứu ...................................................................................... 53
4.2 Xác định tỉ lệ kiến thức, thái độ của bệnh nhân và khám chữa bệnh bằng
YDCT, kết hợp YDCT với YHHÐ tại 4 bệnh viện nghiên cứu....................... 54
4.3 Xác định mối liên quan giữa kiến thức, thái độ của bệnh nhân và khám chữa
bệnh bằng YDCT, kết hợp YDCT với YHHĐ tại 4 bệnh viện nghiên cứu. ... 58
4.4 Xác định mối liên quan giữa các yếu tố kinh tế xã hội và khám chữa bệnh
bằng YDCT, kết hợp YDCT với YHHĐ tại 4 bệnh viện nghiên cứu ............. 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 66
PHỤ LỤC 1 .................................................................................................... 70
PHỤ LỤC 2 .................................................................................................... 74
PHỤ LỤC 3 .................................................................................................... 77


i

CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BV: Bệnh viện
CĐ: Cao đẳng

CSQG: Chính sách quốc gia
CSSK: Chăm sóc sức khỏe
KCB: Khám chữa bệnh
PR: (Prevalence Ratio) Tỉ số tỉ lệ
PP: Phương pháp
TCM: (Traditional Chinese Medicine) Y học cổ truyền Trung Quốc
YDCT: Y dược cổ truyền
YHCT: Y học cổ truyền
YHHĐ: Y học hiện đại


ii

DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1. 1 Mơ hình chung hệ thống tổ chức Ngành Y tế Việt Nam ............. 14
Sơ đồ 1. 2 Mơ hình về mối liên quan giữa mạng lưới tổ chức y tế và tổ chức
hành chính ..................................................................................................... 15
Sơ đồ 1. 3 Hệ thống tổ chức YHCT Việt Nam ………………………...16


iii

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1: Tỉ lệ khám chữa bệnh bằng YDCT và YDCT kết hợp YHHĐ năm
2016 của 04 bệnh viện nghiên cứu .................................................................. 33
Bảng 3.2: Tỉ lệ khám chữa bệnh bằng YDCT và YDCT kết hợp YHHĐ 6
tháng đầu năm 2017 của 04 bệnh viện nghiên cứu ......................................... 33
Bảng 3.3: Mô tả đặc điểm dân số xã hội của quần thể nghiên cứu. Các số trình
bày là tỉ lệ phần trăm (tần suất) nếu khơng có chú thích khác. ....................... 34
Bảng 3.4: Tỉ lệ kiến thức, thái độ của bệnh nhân và khám chữa bệnh bằng

YDCT, kết hợp YDCT với YHHĐ ................................................................. 37
Bảng 3.5: Tỉ lệ bệnh nhân lựa chọn các phương pháp điều trị bằng YHCT.
Các số trình bày là tỉ lệ phần trăm (tần suất) .................................................. 39
Bảng 3.6: Lý do bệnh nhân lựa chọn điều trị bằng YHCT. Các số trình bày là
tỉ lệ phần trăm (tần suất).................................................................................. 40
Bảng 3.7: Tỉ lệ bệnh nhân có các ý kiến về việc khơng điều trị bằng YHCT
(có nhiều lựa chọn). Các số trình bày là tỉ lệ phần trăm (tần suất) ................. 41
Bảng 3.8: Lựa chọn địa điểm khám chữa bệnh bằng YHCT và lý do lựa chọn
nơi này. Các số trình bày là tỉ lệ phần trăm (tần suất) .................................... 43
Bảng 3.9: Lý do lựa chọn loại thuốc để điều trị bệnh thơng thường. Các số
trình bày là tỉ lệ phần trăm (tần suất) .............................................................. 45
Bảng 3.10: Tỉ lệ kiến thức, thái độ của bệnh nhân và khám chữa bệnh bằng
YDCT, kết hợp YDCT với YHHĐ. Các số trình bày là tần suất (tỉ lệ phần trăm)
......................................................................................................................... 46
Bảng 3.11: Tỉ lệ lý do lựa chọn thuốc YHCT hay thuốc tây y (nếu cùng dạng
bào chế). Các con số được trình bày là tần suất (tỉ lệ phần trăm) ................... 48
Bảng 3.12: Mối liên quan giữa các yếu tố kinh tế xã hội và khám chữa bệnh
bằng YDCT, kết hợp YDCT với YHHÐ. Các con số được trình bày là tần suất
(tỉ lệ phần trăm) ............................................................................................... 49


iv

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Các lí do được bệnh nhân xem xét khi lựa chọn phương thức
điều trị ở bệnh nhân điều trị Tây Y và y học cổ truyền. ............................... .46
Biểu đồ 3.2: Phương thức điều trị lựa chọn (Y học cổ truyền hay Tây Y) của
các bệnh nhân phân theo nghề nghiệp. ......................................................... .50
Biểu đồ 3.3: Phương thức điều trị lựa chọn (Y học cổ truyền hay Tây Y) của
các bệnh nhân phân theo khu vực cư trú……………………………………51

Biểu đồ 3.4: Phương thức điều trị lựa chọn (Y học cổ truyền hay Tây Y) của
các bệnh nhân phân theo trình độ học vấn…………………………………..52


1

MỞ ĐẦU
Chăm sóc sức khỏe (CSSK) là một trong những nhu cầu thiết yếu của
con người. Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội và sự phát triển của loài
người từ thời xa xưa, y dược cổ truyền (YDCT) đã ra đời và con người đã biết
dùng các loại cây, cỏ, bộ phận động vật, khoáng chất… để tăng cường và bảo
vệ sức khỏe. Ngày nay, YDCT phát triển mạnh do nhu cầu chăm sóc sức khỏe
của người dân tăng cao. Trong chiến lược Y học cổ truyền (YHCT) khu vực
Tây Thái Bình Dương 2014 - 2023, WHO khẳng định việc sử dụng các liệu
pháp YHCT an toàn, hiệu quả, chất lượng cao có thể góp phần quan trọng vào
công tác CSSK cho mỗi cá nhân và quốc gia, thúc đẩy công bằng y tế [31].
Việt Nam là một quốc gia có nền YDCT lâu đời với bề dày kinh
nghiệm hàng ngàn năm. Trãi qua những bước thăng trầm của lịch sử, YDCT
đã luôn đồng hành và trở thành một bộ phận văn hóa khơng tách rời của lịch
sử dân tộc. Nhận thức được giá trị của YDCT, Đảng và Nhà nước ta đã có
chính sách nhất qn coi YDCT là một bộ phận không thể tách rời trong hệ
thống khám chữa bệnh (KCB) chung của ngành y tế Việt Nam, đồng thời đã
chủ trương kết hợp Y học hiên đại (YHHĐ) và YDCT để phục vụ sức khỏe
nhân dân tốt nhất. Ngày 03/11/2003 Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định
222/QĐ-TTg phê duyệt chính sách Quốc gia (CSQG) về YDCT đến năm
2010 [9] và ngay sau khi kết thúc 07 năm thực hiện CSQG về YDCT, ngày
30/11/2010 Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định 2166/QĐ-TTg về Kế
hoạch hành động của Chính phủ về phát triển YDCT Việt Nam đến năm
2020. Trong đó, Chính phủ đã đề ra chỉ tiêu tỉ lệ khám chữa bệnh bằng
YDCT, kết hợp YDCT với YHHĐ đến năm 2015: tuyến trung ương đạt 10%;

tuyến tỉnh đạt 15%; tuyến huyện đạt 20%; tuyến xã đạt 30% và đến năm
2020: tuyến trung ương đạt 15%; tuyến tỉnh đạt 20%; tuyến huyện đạt 25%;
tuyến xã đạt 40% trong tổng số khám chữa bệnh chung [10]


2

Tuy vậy trong những năm gần đây, hoạt động KCB của hệ thống
YDCT tại các địa phương trong toàn quốc gặp nhiều khó khăn, nhiều chỉ tiêu
chưa hồn thành mục tiêu đề ra. Việc củng cố hoạt động của hệ thống YDCT
là một nội dung quan trọng trong kế hoạch hành động của Chính phủ và Bộ Y
tế nhằm thực hiện hiệu quả chính sách quốc gia về YDCT đến năm 2020.
Theo báo cáo của Bộ Y tế kết quả 05 năm thực hiện Quyết định 2166/QĐTTg về Kế hoạch hành động của Chính phủ phát triển YDCT Việt Nam đến
năm 2020 tỉ lệ khám bệnh bằng YDCT, kết hợp YHCT với YHHĐ trên tổng
số khám chữa bệnh chung tại tuyến tỉnh là 11,7%, giảm 0,8% so với năm
2010; tuyến huyện là 13,4%, tăng 6,2% so với năm 2010; tuyến xã là 28,5%,
tăng 5,8% so với năm 2010 [5].
Riêng tại Tiền Giang, theo báo cáo 05 năm thực hiện Quyết định
2166/QĐ-TTg về Kế hoạch hành động của Chính phủ phát triển YDCT Việt
Nam đến năm 2020 thì tỉ lệ khám bệnh bằng YDCT, kết hợp YDCT với
YHHĐ trên tổng số khám chữa bệnh chung tại các tuyến có tăng hàng năm ,
tuy nhiên vẫn còn rất thấp so với mục tiêu, đặc biệt là ở tuyến tỉnh chỉ đạt
52% kế hoạch đề ra [15]. Vì vậy cần phải khảo sát tỉ lệ KCB bằng YDCT,
YDCT kết hợp với YHHĐ tại từng bệnh viện tuyến tỉnh có KCB bằng YDCT.
Để nâng tỉ lệ KCB bằng YDCT và YDCT kết hợp YHHĐ cần phát triển
YDCT toàn diện: nâng cao năng lực y tế, số lượng cán bộ y tế, đầu tư cơ sở
vật chất cho các bệnh viện, phát triển nguồn dược liệu sẵn có tại địa phương
v.v… trong đó có 1 yếu tố quan trọng là kiến thức, thái độ của bệnh nhân về
KCB bằng YDCT và YDCT kết hợp YHHĐ. Để có những can thiệp phù hợp
nhằm nâng cao kiến thức thái độ của bệnh nhân về lĩnh vực này cần phải trả

lời 2 câu hỏi là người bệnh có kiến thức thái độ như thế nào về lĩnh vực
này và kiến thức, thái độ về YHCT của người dân có liên quan với hành vi sử
dụng dịch vụ khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền hay không? Trả lời 2 câu


3

hỏi này không chỉ ứng dụng cho ngành y tế tỉnh Tiền Giang mà cịn góp phần
nâng cao hoạt động KCB bằng YDCT, YDCT kết hợp với YHHĐ trên các địa
bàn bệnh viện tuyến tỉnh ở Việt Nam, đặc biệt là các tỉnh ở khu vực Tây Nam
Bộ. Theo hiểu biết của chúng tơi, khơng có nhiều số liệu ở Việt Nam để trả
lời câu hỏi này và đặc biệt cịn có ít nghiên cứu. Vì vậy chúng tơi tiến hành
nghiên cứu “Tỉ lệ khám chữa bệnh bằng YDCT, YDCT kết hợp với YHHĐ
và các yếu tố liên quan tại 4 bệnh viện tuyến tỉnh có khám chữa bệnh bằng
YDCT của tỉnh Tiền Giang năm 2016 – 2017”.


4

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Mục tiêu tổng quát:
Xác định tỉ lệ khám chữa bệnh bằng YDCT, kết hợp YDCT với YHHĐ tại
4 bệnh viện tuyến tỉnh có khám chữa bệnh bằng YDCT của Tiền Giang năm
2016 – 2017 và các yếu tố liên quan.
Mục tiêu cụ thể:
1. Xác định tỉ lệ khám chữa bệnh bằng YDCT, kết hợp YDCT với YHHĐ
tại 4 bệnh viện tuyến tỉnh có khám chữa bệnh bằng YDCT của Tiền
Giang, bao gồm: Bệnh viện YHCT tỉnh, Bệnh viện Đa khoa Trung tâm
Tiền Giang, Bệnh viện Đa khoa Khu vực Cai Lậy, Bệnh viện Đa khoa

Khu vực Gò Công.
2. Xác định tỉ lệ kiến thức, thái độ của bệnh nhân và khám chữa bệnh
bằng YDCT, kết hợp YDCT với YHHĐ tại 4 bệnh viện nêu trên.
3. Xác định mối liên quan giữa kiến thức, thái độ của bệnh nhân và khám
chữa bệnh bằng YDCT, kết hợp YDCT với YHHĐ tại 4 bệnh viện nêu
trên.
4. Xác định mối liên quan giữa các yếu tố kinh tế xã hội và khám chữa
bệnh bằng YDCT, kết hợp YDCT với YHHĐ tại 4 bệnh viện nêu trên.


5

Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Tổng quan về tình hình sử dụng YDCT trên thế giới và trong nƣớc
1.1.1 YDCT ở các nƣớc trên thế giới
Trên thế giới, YDCT hoặc là chỗ dựa chính hoặc như một thành phần bổ
sung cho cung ứng chăm sóc sức khỏe. Ở một số nước, YDCT hay y học phi
chính thống có thể được gọi là y học bổ sung. YDCT là thành phần quan
trọng song thường chưa được đánh giá đúng mức trong CSSK. YDCT hiện
diện ở hầu như mọi quốc gia trên thế giới và nhu cầu về dịch vụ YDCT ngày
càng gia tăng. Ngày nay có nhiều nước đã cơng nhận sự cần thiết phải xây
dựng một cách tiếp cận chặt chẽ, tổng hợp đối với CSSK, để chính phủ, người
hành nghề y tế, và quan trọng nhất là người sử dụng dịch vụ y tế, được tiếp
cận YDCT một cách an tồn, tơn trọng, tiết kiệm và có hiệu quả kinh tế [33].
Có những khác biệt giữa các Quốc gia và ngay trong mỗi nước về hình
thái sử dụng YDCT, tùy thuộc vào một số yếu tố, như văn hóa, tầm quan
trọng lịch sử và các quy định, người dân sử dụng YDCT theo ba hình thái
chung sau:



Sử dụng ở những nước mà YDCT là một trong những nguồn cung

cấp chăm sóc sức khỏe chủ yếu: Đặc trưng của những nước này là sự sẵn có
và/hoặc khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế chính thống nhìn chung là hạn chế.
Việc YDCT được sử dụng rộng rãi ở châu Phi và một số nước đang phát triển
có thể là do loại hình CSSK đó có ngay trong nội bộ dân chúng và khơng tốn
kém. Ví dụ, tỷ lệ thầy lang/số dân ở châu Phi là 1:500, trong khi tỷ lệ bác sĩ y
khoa/số dân là 1:40.000. Do đó, đối với nhiều triệu người dân nông thôn, thầy
lang vẫn là những người CSSK chính cho họ [21], [33].
 Sử dụng YDCT do ảnh hưởng văn hóa và lịch sử: Ở một số nước,
như Singapore và Hàn Quốc, mặc dù có hệ thống y tế chính thống vững chắc,
vẫn có tới 76% và 86% dân số thường xuyên sử dụng YHCT [33] .


6

 Sử dụng YDCT như một liệu pháp bổ sung: Đây là hiện tượng phổ
biến ở các nước phát triển với đặc điểm là có hệ thống y tế phát triển, như Bắc
Mỹ và nhiều quốc gia châu Âu [34].
Chiến lược YHCT của WHO 2014–2023 được thiết kế nhằm giúp các
nước quyết định phương thức tốt nhất để vừa nâng cao sức khỏe vừa bảo vệ
người tiêu dùng muốn sử dụng các sản phẩm, thực hành và người hành nghề
YDCT. Các quốc gia thành viên có thể thực hiện thành cơng hai bước cơ bản
đó bằng cách tổ chức hoạt động hướng tới ba mục tiêu chiến lược sau [34]:
 Xây dựng cơ sở tri thức để quản lý YHCT một cách tích cực thơng
qua chính sách quốc gia phù hợp;
 Tăng cường đảm bảo chất lượng, an toàn, sử dụng hợp lý và hiệu quả
YHCT bằng cách quản lý sản phẩm, thực hành và người hành nghề;
 Thúc đẩy bao phủ y tế toàn dân bằng cách lồng ghép các dịch vụ
YHCT một cách thích hợp vào hệ thống cung ứng dịch vụ y tế và tự cssk.

1.1.2 YDCT trong chăm sóc sức khỏe ở các nƣớc châu Á
YDCT đã được thực hành hàng ngàn năm và là phương pháp chăm sóc
sức khỏe duy nhất ở khu vực Tây Thái Bình Dương trước khi YHHĐ xuất
hiện. Ngay cả khi YHHĐ được du nhập, YDCT vẫn đóng một vai trị quan
trọng ở nhiều quốc gia [17].
Trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, hệ thống chính của YDCT
có nguồn gốc từ Trung Quốc cổ đại, đã tiếp tục phát triển khơng chỉ ở Trung
Quốc mà cịn ở các quốc gia và khu vực lân cận, đặc biệt là ở Nhật Bản, Hàn
Quốc và Việt Nam, với một vài thay đổi phù hợp với điều kiện địa phương,
như nguồn tài ngun thiên nhiên, văn hóa bản địa và mơi trường chính trị
[17], [32].
Ở Trung Quốc có khoảng 440.700 cơ sở y tế cung cấp dịch vụ YDCT,
với 520.600 giường bệnh, bao gồm bệnh viện YHCT và bệnh viện đa khoa


7

các tuyến, phòng khám và trạm y tế ở thành thị và nơng thơn. Khoảng 90%
bệnh viện đa khoa có khoa khám chữa bệnh YDCT và cung cấp dịch vụ
YDCT cho cả bệnh nhân nội và ngoại trú. Theo một khảo sát quốc gia tại
Trung Quốc, số lượt khám, chữa bệnh với thầy thuốc YHCT Trung Quốc
(TCM) năm 2009 là 907 triệu, chiếm 18% trong tổng số lượt người khám
chữa bệnh tại các cơ sở được khảo sát; số bệnh nhân điều trị nội trú bằng
TCM là 13, 6 triệu, hay 16% trong tổng số bệnh nhân nội trú ở các bệnh viện
được khảo sát. Tại Trung Quốc, theo số liệu giám sát dịch vụ TCM quốc gia,
năm loại bệnh đứng đầu trong những bệnh được các bệnh viện TCM tiếp nhận
điều trị năm 2008 gồm: tai biến mạch máu não, thoát vị đĩa đệm cột sống thắt
lưng, trĩ, bệnh tim thiếu máu cục bộ và tăng huyết áp nguyên phát [25], [26].
Ở Hàn Quốc, các bác sĩ YHCT có thể điều trị bằng phương pháp
YDCT Hàn Quốc ở cả bệnh viện và phòng khám nhà nước và tư nhân. Các

dịch vụ YDCT Hàn Quốc đã được bao phủ trong chương trình BHYT quốc
gia từ năm 1987 và hiện nay các dịch vụ này cũng được BHYT thanh toán.
Hàn Quốc báo cáo rằng những bệnh hàng đầu được các bệnh viện y học cổ
truyền Hàn Quốc nhận chữa trị năm 2011 gồm các rối loạn về hệ xương, khớp
và cơ, chứng khó tiêu, viêm khớp gối mạn tính hay đau dây thần kinh số 5
[25].
Ở Nhật Bản, 84% thầy thuốc Nhật sử dụng kampo (YDCT theo cách
gọi ở Nhật Bản) trong thực hành chữa bệnh hàng ngày. Theo báo cáo Y tế,
Lao động và Phúc lợi thường niên những năm 2011-2012, số lượng bác sĩ y
khoa có đăng ký là người chuyên kê đơn thuốc kampo là 295.049. Có 276.517
dược sĩ có đăng ký chỉ chuyên bốc thuốc kampo. Có khoảng 92.421 thầy
thuốc châm cứu, 90.664 người hành nghề châm cứu xông ngải, 104.663 người
hành nghề mát xa và 50.428 người thực hành judo-trị liệu (judotherapy). Từ
tháng 4/2000, danh mục thuốc được thanh toán bảo hiểm y tế quốc gia gồm


8

147 bài thuốc kampo và 192 dược liệu thảo mộc dùng trong các bài thuốc
kampo. Chi phí châm cứu, châm cứu xông ngải, mát xa truyền thống Nhật
Bản, và judo-trị liệu đều được các công ty BHYT tư nhân thanh toán một
phần [26].
Ở CHDCND Lào, 80% dân số sống ở nơng thơn, với tổng số tới 9.113
làng: mỗi làng có một hoặc hai người hành nghề YDCT. Tổng số có 18.226
người hành nghề YDCT cung ứng phần lớn dịch vụ CSSK cho 80% dân số
[28].
Chiến lược YHCT khu vực Tây Thái Bình Dương (2014-2023) đã đề ra
các mục tiêu [33]:
 Đưa YHCT vào hệ thống y tế quốc gia.
 Thúc đẩy sử dụng YHCT an toàn và hiệu quả.

 Tăng cường cơ hội sử dụng YHCT an toàn và hiệu quả.
 Thúc đẩy bảo vệ sử dụng bền vững nguồn lực YHCT.
 Tăng cường hợp tác trong việc xây dựng, chia sẻ kiến thức, kỹ năng
thực hành YHCT.
1.2 YDCT trong chăm sóc sức khỏe ở Việt Nam
1.2.1 Đặc điểm phát triển YDCT ở Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử:
Việt Nam có trên 4000 năm lịch sử dựng nước. Trong nền văn minh
Văn Lang và văn minh Ðại Việt, những y lý và y thuật dựa trên nền tảng kết
hợp lý luận y học phương Ðông với các kinh nghiệm chữa bệnh của dân gian
của 54 dân tộc Việt Nam, cùng với kinh nghiệm sử dụng các nguồn dược liệu
phong phú của một nước nhiệt đới tạo thành một nền y học truyền thống.
 Thời kỳ cổ đại (từ đầu thế kỷ I – thế kỷ III sau Công nguyên) [12]
Đây là thời kỳ y học truyền miệng, truyền thụ kinh nghiệm, nhiều
người biết dùng thức ăn trị bệnh: ăn trầu cho ấm cơ thể, nhuộm răng để bảo
vệ răng...


9

 Thời kỳ trung đại (thế kỷ III – thế kỷ XVII sau Công nguyên) [12]
Việt Nam bước vào thời kỳ Trung đại dưới nền đô hộ của các triều đại
Hán – Nguỵ – Tấn – Tống – Tề – Lương – Tuỳ – Đường (179 tr. CN – 938
sau CN). Dưới ách đô hộ này, người Việt Nam thuộc tầng lớp thượng lưu đã
được giới thiệu một nền y học kinh điển thông qua các thầy thuốc đến từ
Trung Quốc như Đổng Phụng (187 – 226), Lâm Thắng (479 – 501).
Thời nhà Ngô – Đinh – Lê – Lý (938 – 1224): Nền y học Việt Nam,
ngồi tính chất kinh nghiệm cịn thêm tính chất tơn giáo do Đạo giáo và Phật
giáo phát triển mạnh mẽ dưới các triều đại này.
Thời nhà Trần – Hổ – Hậu Lê (1225 – 1788): Từ thời nhà Trần trở đi,
Nho giáo phát triển mạnh, trong đó Chu Văn An và Trương Hán Siêu là hai

người khởi xướng phong trào chống mê tín dị đoan trong cả nước và nhờ vậy,
nền y học Việt Nam mới có điều kiện vươn lên.
Đặc biệt dưới thời nhà Trần, trong lúc triều đình và giới quan lại
quyền q sính dùng thuốc Bắc thì một thầy thuốc nôi tiếng đến nay là Tuệ
Tĩnh với tinh thần độc lập tự chủ đã đề xướng lên quan điểm “Nam dược trị
Nam nhân” qua tác phẩm Nam dược thần hiệu (được bổ sung và in lại năm
1761). Đến thời Hậu Lê, những y lý, y thuật được Lê Hữu Trác (1720 – 1791)
tổng kết ở mức độ uyên thâm nhất qua tác phẩm Hải Thượng Y Tôn Tâm lĩnh.
 Thời cận đại (thế kỷ XVII – thế kỷ XX sau Công nguyên) [12], [17]
Thời Nguyễn (1802 – 1884): Quản lý y tế về mặt nhà nước khơng có
gì khác so với thời Lê, về mặt y thuật của y gia Việt Nam vẫn tiếp tục công
việc biên tập, trước tác, trong đó có học tập ít nhiều kinh nghiệm của y gia
Trung Quốc.
Thời Pháp thuộc (1884 – 1945): Y học cổ truyền Việt Nam bước vào
thế kỷ XX, trong bối cảnh triều đình nhà Nguyễn đã ký hiệp ước HARMAND
(25/08/1883) biến Việt Nam thành một nước thuộc địa.


10

Từ năm 1894 – 1906, các Ty lương y đều lần lượt bị giải tán để thay
thế bằng bệnh viện hoặc bệnh xá dưới quyền lãnh đạo của thanh tra y tế Đông
Dương. Năm 1920, nhà cầm quyền Pháp hạn chế số ngưịi hành nghề Đơng y
ở Nam bộ khơng được quá 500 người. Năm 1943, chính quền Pháp lại ký
nghị định bổ sung nhằm hạn chế hành nghề Đông y bằng cách khơng cho sử
dụng những dược liệu có hoạt tính mạnh như Phụ tử, Ba đậu chế…
Trong hồn cảnh khó khăn đó, Hội Y học Trung kỳ (thành lập
14/09/1936) đã mở lớp huấn luyện đào tạo lương y, cùng với Hội Việt Nam Y
Dược học ở Bắc kỳ và Hội Y học ở Nam kỳ hợp lực đoàn kết y giới Việt Nam
để chấn hưng y học cổ truyền dân tộc và đấu tranh chống chủ trương đàn áp y

học cổ truyền của thực dân Pháp.
 Thời Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đến nay (1945 – nay) [12]
Cách mạng bùng lên, rồi trường kỳ kháng chiến. Ban nghiên cứu
Đông y dược được thành lập ở các Bộ, Sở y tế thuộc Liên khu đã góp phần
giải quyết thương tật cho bộ đội và bệnh tật của nhân dân.
Kháng chiến thành cơng, dưới chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng
hoà, ngày 12/04/1956 Bộ Y tế ra quyết định thành lập Phịng Đơng y trong Vụ
Chữa bệnh để chun trách nghiên cứu về Đông y. Ngày 03/06/1957, Hội
Đông y Việt Nam được thành lập với mục đích đồn kết các người hành nghề
và nghiên cứu Đông y – Đông dược. Ngày 17/06/1957 Viện Nghiên cứu
Đông y được thành lập. Sau năm 1975 đến nay qua nhiều lần đổi tên: Hội Y
Học Dân Tộc, Hội Y Học Cổ Truyền Dân Tộc, Hội Y Học Cổ Truyền, nay
lấy lại tên cũ là Hội Đông y Việt Nam. Năm 1995 Việt Nam thành viên của
Hiệp Hội Châm Cứu Thế Giới nên Hội Đông y tách ra thêm Hội Châm Cứu
Việt Nam, phổ biến các phương pháp trị bệnh không dùng thuốc.
Về đào tạo: kể từ sau ngày Miền Nam được giải phóng, cả 5 trường
Đại học Y trong cả nước và Học viện Qn y đều có Bộ mơn YHCT trong đó


11

có Bộ mơn YHCT – Trường Đại Học Y Hà Nội (1961) và Bộ môn YHCT –
Trường Đại Học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh (1976).
Mạng lưới y tế từ trung ương đến các cơ sở đều có những tổ, khoa,
phòng chuyên chữa bệnh bằng các phương pháp YDCT. Ngồi những cơ sở y
tế của Nhà nước cịn có hàng trăm phòng chẩn trị khắp cả nước chữa bệnh
bằng các phương pháp YDCT. Hàng năm, hàng triệu lượt người bệnh được
chữa bệnh ở các cơ sở phòng chẩn trị, góp phần tích cực vào sự nghiệp bảo vệ
CSSK nhân dân ta.
1.2.2 Quan điểm và đƣờng lối chỉ đạo của Đảng, Nhà nƣớc về vai trò và

sự phát triển của YHCT trong CSSK nhân dân
Hồ Chủ Tịch, hơn ai hết, là người quan tâm đến vấn đề kết hợp
YHHĐ và YDCT để xây dựng nền y học Việt Nam. Trong bức thư gửi cho
Hội nghị Ngành Y tế ngày 27/02/1955 Người viết: “Trong những năm bị nơ
lệ thì y học của ta cũng như các ngành khác bị kìm hãm. Nay chúng ta đã độc
lập tự do, cán bộ cần giúp đồng bào, giúp Chính phủ xây dựng một nền y tế
thích hợp với nhu cầu chữa bệnh của nhân dân ta. Y học cũng phải dựa trên
nguyên tắc khoa học dân tộc và đại chúng”. Thời gian qua, Bộ Y tế, các địa
phương đã chủ động phát triển YDCT trên các mặt, việc khám chữa bệnh, sản
xuất thuốc YHCT càng mở rộng; chất lượng khám chữa bệnh YDCT ngày
càng nâng cao, góp phần phục vụ cơng tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân
dân.
Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ III năm 1960, lần thứ IV năm 1976,
lần thứ V năm 1982 đã vạch ra: Kết hợp giữa YHHĐ và YDCT để xây dựng
nền y học Việt Nam. Căn cứ vào nghị quyết của Đại hội Đảng, Thủ tướng
Chính phủ cũng đã ra nhiều chỉ thị hướng dẫn ngành y tế thực hiện các nghị
quyết của Đại hội Đảng, đặc biệt là năm 1980 Hiến pháp của nước Cộng hòa
Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã xác định kết hợp YHHĐ và YDCT là nội


12

dung cơ bản để xây dựng nền YHHĐ Việt Nam. Bộ Y tế cũng đã ra nhiều
thông tư hướng dẫn cụ thể việc thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng, nghị quyết
của Hội đồng Chính phủ. Hơn 50 năm kiên trì thực hiện đường lối của Đảng
và Nhà nước, ngành y tế đã đạt được nhiều thành tích về xây dựng nền y học
Việt Nam kết hợp YHHĐ và YHCT của dân tộc thể hiện trên nhiều mặt:
Quan điểm xây dựng ngành, đào tạo cán bộ, nghiên cứu về chữa bệnh và
thuốc, biên soạn các tài liệu phổ cập và chuyên sâu về YHCT dân tộc. [13]



13

1.3 Tổ chức hệ thống y tế và YHCT của Việt Nam
1.3.1 Mơ hình chung về tổ chức mạng lƣới y tế ở Việt Nam [14]
 Mạng lưới y tế được tổ chức theo tổ chức hành chính nhà nước:
 Y tế Trung ương.
 Y tế địa phương, bao gồm:
Y tế tuyến Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương.
Y tế tuyến cơ sở: Phòng y tế huyện, quận, thị xã; Trạm y tế xã,
phường, cơ quan, trường học…
 Mạng lưới y tế tổ chức theo thành phần kinh tế:
 Cơ sở y tế nhà nước
 Cơ sở y tế tư nhân.
 Mạng lưới y tế tổ chức theo các lĩnh vực hoạt động:
 Lĩnh vực Khám chữa bệnh, Điều dưỡng, Phục hồi chức năng
 Lĩnh vực Y tế dự phòng, Y tế công cộng
 Lĩnh vực đào tạo nhân lực y tế
 Lĩnh vực giám định, kiểm định, kiểm nghiệm
 Lĩnh vực dược, thiết bị y tế
 Lĩnh vực giáo dục truyền thơng và chính sách y tế.
 Mạng lưới y tế tổ chức theo 2 khu vực và các tuyến:
 Mạng lưới tổ chức y tế Việt Nam được phân thành 2 khu vực: Y tế
phổ cập và chuyên sâu.
 Mạng lưới tổ chức y tế Việt Nam còn được phân thành 3 tuyến kỹ

thuật: y tế tuyến Trung ương, y tế tuyến tỉnh và y tế tuyến cơ sở.


14


Tuyến

Khu vực Y tế

y tế Trung

chuyên sâu

Đi sâu vào:
- Nghiên cứu khoa học và chỉ
đạo khoa học kỹ thuật
- Kỹ thuật cao, mũi nhọn
- Hỗ trợ cho các tuyến trước

ương

Tuyến y tế

- Đảm bảo mọi nhu cầu CSSK

Tỉnh, Thành phố trực

cho nhân dân hàng ngày.
- Thực hiện nội dung CSSKBĐ.
- Sử dụng kỹ thuật thơng thường,
phổ biến nhất có tác dụng tốt.

thuộc Trung ương


Khu vực Y tế
phổ cập

Tuyến y tế cơ sở
(huyện/quận, xã/phường)

Sơ đồ 1.1 Mơ hình chung hệ thống tổ chức Ngành Y tế Việt Nam [14]


15

+ Mối quan hệ giữa mạng lưới tổ chức y tế với các tổ chức hành chính:
Chính phủ
Bộ y tế

Các bộ khác

Các đơn vị trực
thuộc Bộ Y tế
Các cơ sở y tế
ngành

Ủy ban nhân
dân tỉnh
Sở Y tế
Các đơn vị trực
thuộc Sở Y tế

Ghi chó:


Ủy ban nhân
dân huyện

Trung
tâm y tế
huyện
Phịng y
tế huyn

C quan qun lý y t
Đơn vị sự nghiệp y tế
Qun lý v ch o trc tip.
Chỉ đạo về chuyên m«n
Hợp tác, phối hợp.

Ủy ban nhân
dân
xã/phường

Quản lý nhà nước

Trạm y tế xã/ phường

ấp, thôn, bản

Nhân viên y tế
ấp, thôn bản

Sơ đồ 1.2 Mơ hình về quan hệ giữa mạng lưới tổ chức y tế và tổ chức hành chính [14]


BV
huyện


16

HỘI ĐÔNG Y VIỆT NAM

BV YHCT
Trung ương

BV Châm
cứu Trung
ương

Tỉnh, thành hội Đông y

Bệnh viện YHCT tỉnh,
thành phố

BỘ Y TẾ (CỤC Y DƢỢC CỔ TRUYỀN)

Viện
YDHDT
Tp.HCM

ĐH Y, Dược
(Khoa, Bộ

Viện, BV

Trung ương

môn YHCT)

(Khoa YHCT)

HỘI CHÂM CỨU VIỆT NAM

Viện
dược
liệu

Sở Y tế tỉnh, thành phố
(Phòng quản lý YHCT,
Phòng Nghiệp vụ Y)

Khoa YHCT trong bệnh
viện đa khoa tỉnh, thành
phố

Trường Cao đẳng (trung
học) y tế tỉnh, thành phố

Hội Đơng y quận, huyện

Bệnh viện, Trung tâm Y tế,
Phịng Y tế quận, huyện

Hội Đông y xã, phường


Trạm Y tế xã, phường
Bộ phận YHCT

Sơ đồ 1. 3 Hệ thống tổ chức YHCT Việt Nam [14]

Viện
Kiểm
nghiệm

Kinh doanh, sản xuất
thuốc, KCB YHCT
ngoài công lập

Tỉnh, thành hội châm cứu

Kinh doanh, sản xuất thuốc,
KCB YHCT ngồi cơng lập

Hội Châm cứu quận, huyện

Chi hội châm cứu


17

1.3.2 Tổ chức hệ thống YDCT Việt Nam
Căn cứ theo mơ hình cấu trúc tổ chức, có thể thấy hệ thống khám chữa
bệnh YDCT có mặt ở các tuyến từ Trung ương tới cơ sở. Bên cạnh hệ thống
khám chữa bệnh YDCT cơng lập cịn có hệ thống khám chữa bệnh YDCT tư
nhân, mối quan hệ của ngành y tế với các ngành, đơn vị khác như Hội Đông y

Việt Nam, Hội Châm cứu Việt Nam… Như vậy hệ thống YDCT Việt Nam
nằm trong hệ thống y tế quốc gia và Đảng, Chính phủ đã coi hệ thống YDCT
là một bộ phận không thể tách rời của hệ thống y tế Việt Nam.
-

Mạng lƣới bệnh viện y dƣợc cổ truyền tỉnh, thành phố [5]:

+ Mạng lưới khám chữa bệnh bằng YDCT với 63 Bệnh viện YHCT; trong
đó tuyến trung ương có 05 bệnh viện YHCT: gồm 02 bệnh viện trực thuộc
Bộ Y tế là bệnh viện YHCT trung ương và bệnh viện Châm cứu trung
ương; 01 bệnh viện YHCT trực thuộc Bộ Công an và 01 Viện YHCT
thuộc Bộ Quốc phịng; ngồi ra cịn có Bệnh viện Tuệ Tĩnh là bệnh viện
thực hành của Học viện y, dược học cổ truyền Việt Nam. Các bệnh viện
này là các bệnh viện đầu ngành về YDCT, là đơn vị có kỹ thuật cao nhất,
có chức năng chỉ đạo tuyến cho các bệnh viện trong toàn quốc và chuyển
giao kỹ thuật cho tuyến dưới.
+ Tại tuyến tỉnh có 58 bệnh viện, tăng 05 bệnh viện so với năm 2010 (53
bệnh viện); trong đó có 03 tỉnh, thành phố có hai bệnh viện: Hà Nội, Hồ
Chí Minh và Lâm Đồng, các bệnh viện này là đơn vị có kỹ thuật YHCT
cao nhất tại tuyến tỉnh, có chức năng chỉ đạo tuyến cho các khoa YHCT
trong bệnh viện đa khoa, chuyên khoa và chuyển giao kỹ thuật cho tuyến
dưới.
+ Trong tổng số 63 bệnh viện YHCT: có 05 bệnh viện hạng I, 25 bệnh
viện hạng II và 33 bệnh viện hạng III.
- Vai trò của bệnh viện y dƣợc cổ truyền
Hệ thống khám chữa bệnh bằng YDCT ở nước ta được chia
thành 4 cấp độ chuyên môn từ thấp đến cao trong bậc thang điều trị, phân


18


tuyến về chuyên môn kỹ thuật để đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ bằng y
dược cổ truyền; hệ thống bệnh viện YHCT hiện nay gồm: bệnh viện YHCT
tuyến Trung ương, bệnh viện YHCT tuyến tỉnh và bệnh viện YHCT của bộ,
ngành.
* Bệnh viện tuyến Trung ương [1]:
Bệnh viện Y học cổ truyền tuyến Trung ương, bệnh viện Châm cứu Trung
ương, Viện Y dược dân tộc học Thành phố Hồ Chí Minh là bệnh viện đầu
ngành về YDCT, là tuyến cuối cùng trong bậc thang chuyên môn điều trị, tiếp
nhận người bệnh từ tuyến dưới chuyển lên, với chức năng nhiệm vụ:
- Kế thừa, nghiên cứu ứng dụng những bài thuốc, những phương pháp chữa
bệnh bằng YDCT.
- Nghiên cứu, đánh giá các phương pháp chữa bệnh bằng YDCT, kết hợp
YDCT với YHHĐ và triển khai các phương pháp này cho các cơ sở khám
chữa bệnh bằng YDCT trong cả nước.
- Nghiên cứu, ứng dụng các phương pháp chữa bệnh của các nước có nền
YDCT phát triển ứng dụng vào Việt Nam.
- Nghiên cứu và xây dựng công tác hiện đại hóa YDCT, kết hợp YDCT
với YHHĐ. Tổ chức đào tạo và hợp tác quốc tế về YDCT.
- Tổ chức chỉ đạo và chuyển giao các kỹ thuật về YDCT cho tuyến
dưới.
*Bệnh viện y dược cổ truyền tuyến tỉnh:
 Vị trí: Bệnh viện Y học cổ truyền (bệnh viện Y dược cổ truyền) tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là bệnh viện YHCT tỉnh)
là đơn vị sự nghiệp y tế, trực thuộc Sở Y tế tỉnh, là tuyến khám bệnh, chữa
bệnh bằng y, dược cổ truyền cao nhất của tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương (sau đây gọi chung là tỉnh); Bệnh viện YHCT tỉnh có tư cách pháp nhân,
có trụ sở làm việc tại địa bàn tỉnh, có con dấu riêng và được mở tài khoản tại
Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật.



×