Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tỷ lệ áp dụng biện pháp tránh thai hiện đại và các yếu tố liên quan ở phụ nữ sau mổ lấy thai tại Bệnh viện Từ Dũ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (296.47 KB, 5 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018

Nghiên cứu Y học

TỶ LỆ ÁP DỤNG BIỆN PHÁP TRÁNH THAI HIỆN ĐẠI
VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở PHỤ NỮ SAU MỔ LẤY THAI
TẠI BỆNH VIỆN TỪ DŨ
Đỗ Thị Lan Hương*, Nguyễn Hồng Hoa**

TÓM TẮT
Mở đầu: Nhiều nguy cơ về sức khỏe cho người phụ nữ khi có thai lại sớm sau sinhvà có thai lại là do không
mong muốn. Nguy cơ càng cao trong các trường hợp mổ lấy thai (MLT).
Mục tiêu: Xác định tỷ lệ phụ nữ sau MLT 3 tháng - 6 tháng có áp dụng biện pháp tránh thai hiện đại (bao
gồm dụng cụ tử cung chứa đồng, que cấy tránh thai, thuốc viên tránh thai chỉ chứa progesterone, viên thuốc
tránh thai phối hợp và bao cao su) và các yếu tố liên quan.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang được thực hiện trên 341 phụ nữ sau MLT từ 3 tháng – 6
tháng đưa con đi chích ngừa tại Khoa Sơ sinh, Bệnh viện Từ Dũ từ ngày 1/12/2016 đến ngày 1/5/2017.
Kết quả: Tỷ lệ áp dụng biện pháp tránh thai hiện đại (BPTTHĐ) ở phụ nữ sau sinh mổ từ 3 tháng - 6 tháng
là 36,66%(KTC 95%: 31,55-41,77). Các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng BPTTHĐ là: tuổi, số con hiện có, có
quan hệ tình dục sau sinh, cách cho con bú, cộng tác viên dân số, bạn bè.
Kết luận: Tỷ lệ áp dụng BPTTHĐ ở phụ nữ sau MLT còn thấp vì vậy nên kết hợp tư vấn về các BPTTHĐ
cho phụ nữ đang mang thai, sau sinh 1 tháng và giai đoạn phụ nữ đem con đi chích ngừa.
Từ khóa: Biện pháp tránh thai hiện đại, mổ lấy thai.

ABSTRACT
PREVALENCE OF USING MODERN CONTRACEPTION AND
ASSOCIATED FACTORS IN POST CESAREAN WOMEN IN TU DU HOSPITAL
Do Thi Lan Huong, Nguyen Hong Hoa
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 22 - No 1- 2018: 123 - 127
Background: Pregnancies conceived after a short interpregnancy interval and unintended pregnancies are
both associated with health risks. This problem is more serious in women after cesarean section (CS).


Objective: To determinate the prevalence of using modern contraception and associated factors in women
after CS.
Methods: From December, 2016 to May, 2017, we carried out a cross-sectional study with 341 cases of post
CS women from 3 months to 6 months when they took their babies to have vaccine at faculty of newborn, Tu Du
hospital, Ho Chi Minh City.
Results: The prevalence of using modern contraception of women who had CS within 3 months and 6
months was 36.66% (95% CI: 31.55-41.77). Factors associated with using modern contraception are: age, number
of children, the time beginning sexual intercourse again, and the frequency of breast feeding, demographic
freelance, and the recommend from friends.
Conclusions: Few women use modern contraceptives after CS, and those using less-effective methods so that
* Bệnh viện Phụ Sản An Đông, TP. Hồ Chí Minh ** Bộ môn Phụ Sản, Đại học Y Dược TP. HCM
Tác giả liên lạc: TS.BS. Nguyễn Hồng Hoa ĐT: 0908285186
Email:

Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản và Bà Mẹ Trẻ Em

123


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018

we need more consult about modern contraception for women when they were in pregnancy, 1 month after CS
and their newborn are vaccinated.
Key words: modern contraception, cesarean section.

ĐẶT VẤN ĐỀ

Đối tượng nghiên cứu


Tỷ lệ mổ lấy thai ngày càng gia tăng, tại Việt
Nam theo thống kê của bệnh viện Từ Dũ năm
2015 tỷ lệ MLT là 46%, trong đó nguyên nhân
MLT do vết mổ cũ chiếm 32,3%, đặc biệt 0,82%
MLT vì vết mổ cũ mới(1).Một người phụ nữ khi
có thai lại sớm trong khoảng 18 tháng sau sinh có
nhiều nguy cơ cho mẹ và con, bao gồm: sinh
non, ối vỡ non, sinh nhẹ cân và vỡ tử cung ở
những trường hợp có sinh mổ trước đó(3,3,7).
Nguy cơ vỡ tử cung tăng gấp 3 lần ở phụ nữ có
thai lại sau sinh mổ dưới 6 tháng (3). Vì vậy người
phụ nữ cần ngừa thai trong thời gian này, càng
sớm càng tốt. Mặc dù có nhiều nguy cơ ảnh
hưởng đến sức khỏe của mẹ và con nhưng nhiều
người vẫn có thai lại sớm sau sinh và 74% thai kỳ
trong thời gian này là những thai kỳ không
mong muốn. Bệnh viện Từ Dũ là bệnh viện
tuyến đầu với mặt bệnh đa dạng, mỗi năm có
gần 62.000 ca sinh và mổ lấy thai, với tỷ lệ mổ lấy
thai 46%(1). Tuy nhiên chưa có đề tài nào về tỷ lệ
áp dụng BPTTHĐ sau sinh mổ. Nghiên cứu này
được thực hiện nhằm tìm hiểu người phụ nữ đã
có khái niệm gì về ngừa thai sau sinh, thời điểm
bắt đầu như thế nào, góp phần nâng cao chất
lượng tư vấn ngừa thai sau sinh và chăm sóc sức
khỏe bà mẹ- trẻ em.

Từ tháng 12 năm 2016 đến tháng 5 năm 2017,
tại Khoa Sơ sinh, Bệnh viện Từ Dũ, trong số các

phụ nữ sau mổ lấy thai từ 3 tháng đến 6 tháng
đưa con đi chích ngừa, bằng phương pháp chọn
mẫu ngẫu nhiên đơn, chúng tôi mời 341 phụ nữ
thỏa tiêu chuẩn chọn mẫu và đồng ý tham gia
nghiên cứu.

Mục tiêu nghiên cứu

Thành phố Hồ Chí Minh.Có gần 95% phụ nữ

Xác định tỷ lệ phụ nữ sau mổ lấy thai 3
tháng- 6 tháng có áp dụng BPTTHĐ (bao gồm
dụng cụ tử cung chứa đồng, que cấy tránh thai,
thuốc viên tránh thai chỉ chứa progesterone, viên
thuốc tránh thai phối hợp và bao cao su).

là dân tộc Kinh. Đa số phụ nữ theo tôn giáo

Tìm một số yếu tố liên quan đến việc áp
dụng các BPTTHĐ ở phụ nữ sau mổ lấy thai 3
tháng - 6 tháng.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu cắt ngang.

124

Quy trình thực hiện nghiên cứu: các đối
tượng nhận vào nghiên cứu được phỏng vấn

theo 1 bảng câu hỏi được xây dựng dựa vào
nghiên cứu của một số tác giả trong và ngoài
nước, được chỉnh sửa phù hợp với mục tiêu
nghiên cứu.

KẾT QUẢ
Từ ngày 1/12/2016 đến ngày 1/5/2017, theo
cách ngẫu nhiên đơn, chúng tôi mời được 355
phụ nữ đồng ý tham gia nghiên cứu, sau khi loại
những bảng câu hỏi được trả lời không đầy đủ,
còn lại 341 mẫu đưa vào phân tích.
Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu:
Trong nghiên cứu của chúng tôi, đa số phụ
nữ tham gia nghiên cứu có độ tuổi trung bình
là 30,6±4,74, tuổi thấp nhất là 19 và cao nhất là
42. Khoảng gần 90% phụ nữ là ở nội thành

Phật giáo, chiếm tỉ lệ 32,8%. Nghề nghiệp đa
số là công nhân viên chiếm 59,2%, kế đến lần
lượt là nội trợ 22,6%, buôn bán 10,6%, còn lại
là nhóm nghề công nhân, học sinh sinh viên,…
với tỉ lệ 7,6%. Trình độ học vấn đa số là cấp 3
và trên cấp 3 chiếm gần 90% phụ nữ. Trong
nghiên cứu của chúng tôi có 99,4% phụ nữ là
không nghèo. Về tình trạng hôn nhân, có
97,6% phụ nữ đã kết hôn.

Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản và Bà Mẹ Trẻ Em



Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Bảng 1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu.
Đặc điểm mẫu nghiên cứu
Tỷ lệ (%)
Tuổi trung bình 30,6±4,74
Nội thành TPHCM
90
Dân tộc Kinh
95
Phật giáo
32,8
Công nhân viên
59,2
Cấp 3 và trên cấp 3
90
Đã kết hôn
97,6
Không nghèo
99,4

Tiền căn sản khoa và dự tính sinh con
Có khoảng 60,4% phụ nữ đã có 1 con và 6,7%
phụ nữ có trên 2 con. Có 73% phụ nữ chưa từng
phá thai và 7,3% phụ nữ đã phá thai từ 2 lần trở
lên. Có 57,2% phụ nữ đã từng dùng biện pháp
tránh thai. Đa số phụ nữ chưa muốn có con,
chiếm tỉ lệ 40,5%. Trong số 110 phụ nữ muốn có
thêm con, khoảng 90% cả hai vợ và chồng sẽ
cùng quyết định lựa chọn khoảng cách sinh con
và dự tính sinh bao nhiêu con.

Đặc điểm sức khỏe sau mổ lấy thai

Nghiên cứu Y học

Bảng 2. Kiến thức đúng về BPTT.
Kiến thức
đúng về
BPTT
Tỷ lệ (%)

Dụng cụ tử Viên tránh Que cấy tránh
cung chứa thai chỉ chứa
thai
đồng
progesteron
66
30
61

Tỷ lệ áp dụng BPTTHĐ
Trong nghiên cứu của chúng tôi có 341 phụ
nữ với 236 đối tượng áp dụng các BPTT nói
chung (hiện đại và không hiện đại), chiếm tỷ lệ
69,21% (KTC 95%:61,31 – 74,11).
Số phụ nữ áp dụng BPTT hiện đại là 125
người, chiếm tỷ lệ 36,66% (KTC 95%: 31,55 –
41,77).

Tỷ lệ áp dụng BPTT không hiện đại
Số người không áp dụng BPTT hiện đại,

trong đó có bú mẹ vô kinh là 111 phụ nữ, chiếm
32,55% (KTC 95%: 27,58 – 37,52); Trong đó, bú
mẹ vô kinh 25,52%(20,89 – 30,15), xuất tinh ngoài
5,86%(3,37 – 8,35) và tránh ngày rụng trứng
1,17% (0,03 – 2,31).

Đa số phụ nữ tham gia nghiên cứu ở thời
điểm sau mổ lấy thai 3 tháng, chiếm tỉ lệ 39%, kế
đến lần lượt là 4 tháng 22%, 6 tháng 28,7%, 5
tháng 10,3%. Có 5 ca có biến chứng sau mổ
nhưng đã phục hồi hoàn toàn. Có 308 phụ nữ
nuôi con bằng sữa mẹ, trong đó có 62,3% phụ nữ
nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn (sữa mẹ chiếm
90% lượng sữa mỗi ngày của trẻ), có 57,5% phụ
nữ chưa có kinh sau sinh mổ nên có 142 phụ nữ
bú mẹ hoàn toàn vô kinh, đây cũng là một cách
ngừa thai tự nhiên.
Trong khoảng thời gian 6 tháng sau sinh mổ,
có 145 phụ nữ đã quan hệ tình dục, chiếm 57,4%,
chủ yếu là thời điểm 2 tháng và 3 tháng sau sinh,
với tỉ lệ lần lượt là 37,4% và 30,2%.

Kiến thức về BPTT
Có 66% phụ nữ có kiến thức đúng về dụng
cụ tử cung chứa đồng, gần 30% phụ nữ có
kiến thức đúng về thuốc viên tránh thai chỉ
chứa progesteron, về que cấy tránh thai, có
61% phụ nữ có kiến thức đúng.

Hình 1. Tương quan giữa cách cho con bú và các

BPTTHĐ.
Trên biểu đồ 1, có 3 nhóm phụ nữ: cho con
bú hoàn toàn, cho bú không hoàn toàn và nhóm
không cho bú. Trong nhóm phụ nữ cho con bú
hoàn toàn, chỉ có khoảng 50% phụ nữ biết rằng
mình đang áp dụng BPTT bú mẹ vô kinh.
Các yếu tố liên quan đến áp dụng BPTTHĐ
Các yếu tố liên quan đến việc áp dụng biện
pháp tránh thai hiện đại ở phụ nữ sau mổ lấy
thai từ 3 tháng- 6 tháng là: tuổi, số con hiện có,
có quan hệ tình dục sau sinh, cách cho con bú,
tìm hiểu thông tin về BPTT qua cộng tác viên

Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản và Bà Mẹ Trẻ Em

125


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018

dân số và bạn bè.
Những phụ nữ trên 35 tuổi có khả năng áp
dụng BPTTHĐ ít hơn phụ nữ dưới 35 tuổi là 83%
(KTC 95%: 0,06-0,48; p< 0,001).
Những phụ nữ có trên 2 con có khả năng áp
dụng BPTTHĐ nhiều hơn phụ nữ có 1 con là
4,57 lần (KTC 95%: 1,09-19,19; p= 0,04).
Khi đã có quan hệ tình dục sau sinh thì số

phụ nữ áp dụng BPTTHĐ nhiều gấp 3,1 lần phụ
nữ chưa quan hệ (KTC 95%: 1,49-6,45; p< 0,001).
Phụ nữ cho con bú không hoàn toàn ít áp
dụng BPTTHĐ hơn phụ nữ cho con bú hoàn
toàn là 56% (KTC 95%: 0,21-0,93; p= 0,03).
Cộng tác viên dân số làm tăng khả năng áp
dụng BPTTHĐ gấp 2,43 lần so với những phụ
nữ không gặp cộng tác viên dân số (KTC 95%:
1,05-5,64; p= 0,04).
Bạn bè làm giảm khả năng áp dụng BPTTHĐ
còn 60% so với nhóm không tham khảo ý kiến
bạn bè (KTC 95%: 0,19-0,84; p= 0,01).

BÀN LUẬN
Đặc điểm chung về mẫu nghiên cứu của
chúng tôi: tuổi, địa chỉ, nghề nghiệp, học vấn…
gần tương đồng với nghiên cứu của tác giả Vũ
Thị Thu Hà(8), Đỗ Thị Anh Thư(2), đa số đều có
học vấn cao, nghề nghiệp ổn định, sống tại trung
tâm thành phố. Với những điều kiện thuận lợi
này, người phụ nữ có nhiều khả năng được tiếp
cận với mạng lưới thông tin y tế tin cậy, cập nhật
được những kiến thức mới, được chăm sóc y tế
kịp thời và chu đáo.
Tỷ lệ có áp dụng BPTT sau sinh mổ của
chúng tôi là 69,1%, thấp so với tác giả White K là
72%, có lẽ vì ở Mỹ chăm sóc y tế, sức khỏe cộng
đồng tốt hơn tại Việt Nam(9). So với tác giả Lê
Nguyễn Anh Thi là 65,4%(Error! Reference source not found.),
kết quả của chúng tôi cao hơn, có lẽ do nghiên

cứu của chúng tôi tiến hành ở thành phố lớn, nơi
có mạng lưới y tế rộng khắp và trình độ chuyên
môn cao.
Số phụ nữ áp dụng BPTT hiện đại là 125
người, chiếm tỷ lệ 36,66%, so với tác giả Tống

126

Kim Long là 36%, kết quả của chúng tôi gần
tương đồng(6).
Để góp phần tăng tỷ lệ áp dụng BPTTHĐ
sau sinh, có khuyến cáo nên tư vấn về BPTT ở
giai đoạn mang thai, nhất là các BPTT tạm thời
tác dụng kéo dài sẽ giúp người phụ nữ an tâm
hơn về hiệu quả tránh thai cũng như cách áp
dụng(9).
Biện pháp tránh thai bú mẹ vô kinh tuy
không phải là BPTTHĐ, có những tiêu chuẩn
khắt khe khi áp dụng, nhưng đây cũng là BPTT
hiệu quả cao, không tốn kém, tăng tình cảm mẹ
con, so với kết quả nghiên cứu của tác giả Tống
Kim Long và tác giả Lê Nguyễn Anh Thi(Error!
Reference source not found.,6). Phương pháp này ngày càng
được phụ nữ ưa chuộng, có lẽ vì hiện nay, với
chương trình Nuôi con bằng sữa mẹ của Bộ y tế
và truyền thông rộng rãi giúp người phụ nữ có
được đầy đủ thông tin hơn, tự tin áp dụng hơn.
Các yếu tố liên quan đến áp dụng BPTTHĐ ở
phụ nữ sau sinh mổ 3 tháng- 6 tháng là: tuổi, số
con hiện có, có quan hệ tình dục sau sinh, cách

cho con bú, tìm hiểu thông tin về BPTT qua cộng
tác viên dân số và bạn bè. Trong cuộc sống hiện
nay, người phụ nữ không còn ở nhà nội trọ, họ
đã có những bước thăng tiến trong xã hội, tạo
dựng sự nghiệp của riêng mình, hướng tới hình
ảnh người phụ nữ độc lập, do vậy độ tuổi lập gia
đình có muộn hơn, họ mong có con hơn, và vì cơ
hội mang thai của phụ nữ trên 35 tuổi giảm nên
dường như họ ít quan tâm đến BPTTHĐ.
Có lẽ chính nhờ hiệu quả của việc thực hiện
chính sách kế hoạch hóa gia đình, những phụ nữ
có đủ 2 con sẽ quan tâm và khả năng áp dụng
BPTTHĐ nhiều hơn.
Kết quả của chúng tôi chỉ ra rằng những
phụ nữ có quan hệ tình dục sau sinh sẽ áp
dụng BPTTHĐ nhiều hơn, đây là tín hiệu khả
quan, phần nào đó người phụ nữ đã nhận biết
được những nguy cơ khi mang thai lại sớm
sau sinh mổ.
Được tư vấn cá nhân bởi những người đáng

Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản và Bà Mẹ Trẻ Em


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018
tin cậy sẽ giúp người phụ nữ tự tin áp dụng
BPTTHĐ.

4.


KẾT LUẬN
Tỷ lệ áp dụng BPTTHĐ ở phụ nữ sau mổ lấy
thai từ 2 tháng đến 6 tháng là 36,66% (KTC 95%:
31,55-41,77). Tỷ lệ áp dụng BPTT không hiện đại
là 32,55% (KTC 95%: 27,58 - 37,52). Các yếu tố
liên quan đến áp dụng BPTTHĐ sau sinh mổ là:
tuổi, số con hiện có, cách cho con bú, có quan hệ
tình dục, cộng tác viên dân số và bạn bè. Do đó,
để nâng cao hiệu quả công tác chăm sóc sức
khỏe sinh sản, cần tư vấn về BPTTHĐ cho người
phụ nữ ở giai đoạn mang thai, sau sinh 1 tháng
và giai đoạn chích ngừa cho trẻ.

5.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

9.

1.
2.

3.

Bệnh viện Từ Dũ (2015). "Báo cáo tổng kết Bệnh viện Từ Dũ
năm 2015". TP.Hồ Chí Minh.
Đỗ Thị Anh Thư, Huỳnh Nguyễn Khánh Trang (2009). "Khảo
sát các yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng biện pháp tránh thai
hiện đại trên phụ nữ có chồng từ 15 đến 49 tuổi tại Ninh Hòa".
Y Học Thành phố Hồ Chí Minh, Chuyên đề sản phụ khoa,

13(1):pp.109-110.
Harney C, Dude A, Haider S. (2016). “Factors Associated with
Short Inter-pregnancy Interval in Women Who Plan

6.

7.

8.

Postpartum LARC: A Retrospective Study”. Contraception,
95(3):245-250.
Lê Nguyễn Anh Thi (2003). "Kiến thức, thái độ, hành vi tránh
thai sau sanh của phụ nữ tỉnh Long An". Luận án chuyên khoa
cấp 2, chuyên ngành sản, pp.70-71. Đại học y dược TPHCM.
Stamilio DM, DeFranco E, Paré E, et al (2007). "Short
interpregnancy interval: risk of uterine rupture and
complications of vaginal birth after cesarean delivery".
Obstetrics & Gynecology, 110(5):pp.1075-1082.
Tống Kim Long (2008). "Kiến thức, thái độ, thực hành lựa chọn
các biện pháp tránh thai ở phụ nữ cho con bú tại quận 2
TPHCM năm 2008". Luận văn thạc sĩ y học, chuyên ngành sản.
Đại học y dược TPHCM.
Vũ Thị Nhung (2014). “Lợi ích và nguy cơ của mổ lấy thai”
URL: />.pdf.
Vũ Thị Thu Hà (2015). "Kiến thức về chăm sóc sức khỏe bà mẹ
sau sinh và trẻ sơ sinh của các sản phụ tại Khoa Điều trị tự
nguyện Bệnh viện Phụ sản TƯ năm 2015". Luận văn tốt nghiệp,
khoa khoa học sức khỏe, bộ môn điều dưỡng. Đại học Thăng
Long, Hà nội.

White K, Teal SB, Potter JE (2015). “Contraception after
delivery and short interpregnancy intervals among women in
the United States”. Obstetrics and gynecology, 125(6):pp.1471.

Ngày nhận bài báo:
Ngày nhận phản biện:
Ngày bài báo được đăng:

Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản và Bà Mẹ Trẻ Em

Nghiên cứu Y học

17/11/2017
25/12/2017
30/03/2018

127



×