Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

Tỷ lệ hài lòng của bệnh nhân về chương trình điều trị Methadone và các yếu tố liên quan tại khoa tham vấn hỗ trợ cộng đồng quận 8, TP.HCM năm 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.38 MB, 78 trang )

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA Y TẾ CÔNG CỘNG
----------

LÊ MINH KHOA

TỈ LỆ HÀI LÒNG CỦA BỆNH NHÂN
VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐIỀU TRỊ
METHADONE VÀ CÁC YẾU TỐ
LIÊN QUAN TẠI KHOA THAM VẤN
HỖ TRỢ CỘNG ĐỒNG
QUẬN 8, TP.HỒ CHÍ MINH,
NĂM 2017

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN Y TẾ CÔNG CỘNG

TP. Hồ Chí Minh, năm 2017


BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA Y TẾ CÔNG CỘNG

LÊ MINH KHOA



TỈ LỆ HÀI LÒNG CỦA BỆNH NHÂN
VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐIỀU TRỊ
METHADONE VÀ CÁC YẾU TỐ
LIÊN QUAN TẠI KHOA THAM VẤN
HỖ TRỢ CỘNG ĐỒNG
QUẬN 8, TP.HỒ CHÍ MINH,
NĂM 2017
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN Y TẾ CÔNG CỘNG

Người hướng dẫn: ThS. Lê Huỳnh Thị Cẩm Hồng

TP. Hồ Chí Minh, năm 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu trong khóa luận này được ghi nhận, nhập liệu và phân
tích một cách trung thực. Khóa luận này không có bất kì số liệu, văn bản, tài liệu đã
được Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh hay trường đại học khác chấp nhận để cấp
văn bằng đại học, sau đại học. Khóa luận cũng không có số liệu, văn bản, tài liệu đã
được công bố trừ khi đã được công khai thừa nhận.

Sinh viên thực hiện

Lê Minh Khoa


MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG

ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................................1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN Y VĂN .....................................................................6
Chất dạng thuốc phiện (CDTP) ..................................................................6
Định nghĩa các CDTP ............................................................................6
Định nghĩa nghiện ..................................................................................6
Chẩn đoán nghiện ..................................................................................6
Biểu hiện của bệnh nhân nghiện CDTP ..................................................6
Heroin – CDTP phổ biến ........................................................................7
Methadone ...................................................................................................8
Nguồn gốc ..............................................................................................8
Tác dụng không mong muốn ...................................................................8
Chương trình điều trị thay thế bằng Methadone (MMT) .........................8
Kết quả đạt được từ MMT .........................................................................9
Đặc điểm dân số xã hội liên quan đến tỉ lệ hài lòng của bệnh nhân về
MMT.................................................................................................................10
Quá trình điều trị liên quan đến tỉ lệ hài lòng của bệnh nhân về MMT .10
Bệnh lí kèm theo liên quan đến tỉ lệ hài lòng của bệnh nhân về MMT ..11
Một số thang đo lường sự hài lòng của bệnh nhân đang điều trị
Methadone ........................................................................................................12
Giới thiệu thang đo hài lòng của bệnh nhân về chương trình điều trị
Methadone: VSSS – MT ..................................................................................12
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................14


Thiết kế nghiên cứu ...................................................................................14
Đối tượng nghiên cứu ................................................................................14
Dân số mục tiêu....................................................................................14
Dân số chọn mẫu..................................................................................14
Cỡ mẫu.................................................................................................14
Kỹ thuật chọn mẫu................................................................................15

Tiêu chí chọn mẫu ................................................................................15
Kiểm soát sai lệch chọn lựa ..................................................................15
Thu thập số liệu .........................................................................................15
Phương pháp thu thập dữ kiện ..............................................................15
Công cụ thu thập dữ kiện......................................................................16
Kiểm soát sai lệch thông tin..................................................................17
Xử lý dữ kiện .............................................................................................17
Liệt kê và định nghĩa biến số ................................................................ 17
Phương pháp quản lý và phân tích số liệu ...............................................28
Quản lý số liệu .....................................................................................28
Phân tích số liệu ...................................................................................28
Y ĐỨC .......................................................................................................29
Ảnh hưởng lên đối tượng nghiên cứu ....................................................29
Ảnh hưởng lên xã hội ...........................................................................29
Xin phép và phê duyệt ..........................................................................29
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ ......................................................................................30
Đặc điểm nền .............................................................................................30
Tiền sử sử dụng chất .................................................................................32
Quá trình điều trị Methadone ..................................................................34


Bệnh lý kèm theo .......................................................................................36
Mong muốn của bệnh nhân ......................................................................37
Hài lòng của bệnh nhân về MMT .............................................................33
Tỉ lệ hài lòng chung của bệnh nhân về MMT ..........................................36
Các yếu tố liên quan giữa hài lòng MMT bằng mô hình hồi quy đa biến
..........................................................................................................................36
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN....................................................................................37
Đặc tính mẫu nghiên cứu (bảng 3.1) ........................................................37
Tiền sử sử dụng chất (bảng 3.2)................................................................ 39

Quá trình điều trị bằng thuốc thay thế Methadone (bảng 3.3) ...............40
Bệnh lý kèm theo (bảng 3.4) .....................................................................41
Mong muốn của bệnh nhân về MMT (bảng 3.5) .....................................42
Hài lòng của bệnh nhân về MMT (bảng 3.6) ...........................................42
Tỉ lệ hài lòng của bệnh nhân về MMT (bảng 3.7) ....................................45
Điểm mạnh và hạn chế của đề tài .............................................................46
Điểm mạnh ...........................................................................................46
Điểm hạn chế .......................................................................................46
Tính mới và tính ứng dụng của đề tài ......................................................46
Tính mới ............................................................................................... 46
Tính ứng dụng ......................................................................................47
KẾT LUẬN ..........................................................................................................48
ĐỀ XUẤT .............................................................................................................49
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết
tắt

Nguyên văn

Acquired Immuno Deficiency
Syndrome
Anti – Retro Viral
ARV
CDTP
Chất dạng thuốc phiện
CGN

Chất gây nghiện
GLM
Generalized Linear Model
HBV
Hepatitis B Virus
HCV
Hepatitis C Virus
Human Immuno-deficiency
HIV
Virus
International Classification
ICD-10
Diseases-10
Lao động – Thương binh Xã
LĐTBXH
hội
KTC
Khoảng tin cậy
NVYT
Nhân viên y tế
Methadone Maintenance
MMT
Treatment
OPC
Out Patient Clinic
PR
Prevalence Ratio
QĐ –
Quyết định – Thủ Tướng
TTg

TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh
United Nations Office on
UNODC
Drugs and Crime
HIV Voluntary Counseling
VCT
and Testing
AIDS

Tiếng Việt
Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc
phải
Thuốc kháng vi-rút HIV
Chất dạng thuốc phiện
Chất gây nghiện
Mô hình tuyến tính suy rộng
Vi-rút viêm gan B
Vi-rút viêm gan C
Vi-rút gây suy giảm miễn dịch ở
người
Bảng phân loại quốc tế về bệnh tật10
Lao động – Thương binh Xã hội
Khoảng tin cậy
Nhân viên y tế
Điều trị duy trì bằng Methadone
Phòng khám ngoại trú
Tỉ số tỉ lệ
Quyết định – Thủ Tướng
Thành phố Hồ Chí Minh
Cơ quan Phòng Chống Tội phạm và

Ma túy Liên Hợp Quốc
Tư vấn và Xét nghiệm HIV tự
nguyện


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Đặc điểm dân số nền (n=150) ..............................................................30
Bảng 3.2: Tiền sử sử dụng chất (n=150) .............................................................32
Bảng 3.3. Quá trình điều trị Methadone (n=150) ...............................................34
Bảng 3.4. Các bệnh lý kèm theo (n=150).............................................................36
Bảng 3.5: Mong muốn của bệnh nhân về MMT (n=150) ..................................37
Bảng 3.6: Sự hài lòng của bệnh nhân về MMT (n=150).....................................33
Bảng 3.7: Tỉ lệ hài lòng của bệnh nhân về MMT (n=150)..................................36


1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trên thế giới, đánh giá sự hài lòng của bệnh nhân đang là một xu hướng trong
điều trị Methadone vì quá trình điều trị này hướng đến sự lâu dài [25]. Bên cạnh đó,
WHO khuyến cáo nên thường xuyên đánh giá các dịch vụ sức khỏe để cải thiện chất
lượng phòng khám MMT [71]. Đặc biệt, sự hài lòng của bệnh nhân điều trị nghiện
chất đang ngày càng gia tăng và có ý nghĩa cả về lâm sàng và nghiên cứu ngày càng
được nhiều quốc gia quan tâm [42]. Tại Úc và Anh, đã có nhiều báo cáo về sự hài
lòng của bệnh nhân Methadone, tuy nhiên họ lại không kiểm tra mối quan hệ giữa sự
hài lòng và chất lượng dịch vụ [47]. Nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy, bệnh
nhân nhận được các dịch vụ cần thiết trong suốt quá trình điều trị ma túy của mình
có sự hài lòng cao hơn [75]. Ngược lại, những bệnh nhân điều trị Methadone có nhu
cầu xã hội và thể chất chưa được đáp ứng có nguy cơ tái nghiện cao hơn [49].
Tại Việt Nam, số người sử dụng ma túy ngày càng gia tăng, từ đó ảnh hưởng
nghiêm trọng đến đời sống xã hội [7]. Cụ thể, theo báo cáo của Bộ Lao động – Thương

binh và Xã hội, cả nước có 210.751 người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý tăng 10.617
so với cùng kỳ năm 2015 (200.134 người) [5]. Trong thời gian gần đây, hàng loạt loại
ma túy mới được vận chuyển vào nước ta với những tên gọi và mẫu mã rất bắt mắt
như tem giấy, trà sữa, muối tắm, ma túy đá gây ra những tác hại vô cùng khôn lường
và nguy hiểm hơn các CDTP [16]. Mặc dù vậy, các CDTP và đặc biệt là heroin vẫn
là loại ma túy được sử dụng rộng rãi nhất ở nước ta [63]. Do những hậu quả nghiêm
trọng mà ma túy đã gây ra cho bản thân người nghiện, gia đình và xã hội nên việc tổ
chức cai nghiện cho người nghiện ma túy để giúp họ từ bỏ sự lệ thuộc và quay trở lại
cuộc sống bình thường là điều rất quan trọng. Chính vì thế, Bộ Y tế đã thử nghiệm
chương trình điều trị can thiệp bằng Methadone rộng rãi tại 2 thành phố Hải Phòng
và TP.HCM vào năm 2008 [8].
Chương trình điều trị Methadone từ lâu đã được chứng minh làm giảm tác hại
của nghiện CDTP, giúp người nghiện ngưng sử dụng CGN và nâng cao chất lượng
cuộc sống cho chính họ [26], [9], [58], [8], [36]. Mục tiêu của chương trình bao gồm
dự phòng các bệnh lây qua đường máu như HIV; viêm gan B, C; đồng thời giúp bệnh
nhân phục hồi chức năng tâm lý, xã hội, lao động và tái hòa nhập cộng đồng [3]. Tính


2
đến hết tháng 3/2017, Việt Nam đã có 63/63 tỉnh, thành phố với 280 cơ sở điều trị
Methadone cung cấp dịch vụ cho 51.318 người bệnh; đạt 63,32% so với mục tiêu đề
ra [23]. Như vậy, dịch vụ điều trị Methadone đã được bao phủ trên khắp cả nước [23].
Tính riêng trên địa bàn TP.HCM, hiện đang có 22 cơ sở Methadone với 4,690 bệnh
nhân được quản lý trong đó 929 bệnh nhân đang dò liều và 3.761 bệnh nhân trong
giai đoạn duy trì liều [1]. Tuy nhiên, tình trạng bệnh nhân vẫn còn sử dụng ma túy
trong thời gian điều trị Methadone rất phổ biến [43], [68], [36]. Ngoài ra, các yếu tố
về mặt xã hội như mối quan hệ với gia đình, họ hàng; đặc điểm điều trị như thời gian
điều trị, liều điều trị, tuân thủ điều trị, tác dụng phụ; yếu tố cá nhân như giới, việc
làm, độ tuổi, hôn nhân, trình độ học vấn ảnh hưởng đáng kể đến quá trình điều trị và
sự hài lòng của bệnh nhân về chương trình điều trị Methadone [56], [45], [28], [35].

Hiện nay có rất ít nghiên cứu về sự hài lòng của bệnh nhân về chương trình
MMT tại Việt Nam. Chỉ có nghiên cứu của Trần Xuân Bách và cộng sự đánh giá sự
hài lòng qua bộ công cụ SATIS thì tỉ lệ bệnh nhân hài lòng với dịch vụ họ nhận được
là 54% [61]. Chính vì vậy, em quyết định thực hiện nghiên cứu về sự hài lòng của
bệnh nhân đang điều trị Methadone bởi tính cấp bách và cần thiết của nghiên cứu về
sự hài lòng bệnh nhân nghiện chất.
Nghiên cứu được thực hiện tại quận 8 – quận đầu tiên tại TP.HCM tiến hành
lồng ghép VCT, OPC và MMT cho bệnh nhân vừa điều trị ARV và Methadone [21],
[39]. Đó là một yếu tố quan trọng để đánh giá sự hài lòng bởi vì bệnh nhân có xu
hướng ưu tiên đến chăm sóc sức khỏe tại các phòng khám điều trị toàn diện thể chất,
tâm lý và HIV chứ không chỉ có điều trị MMT [61]. Hơn nữa, người sử dụng ma túy
tiếp xúc với các hành vi nguy cơ cao liên quan đến HIV như sử dụng chung dụng cụ
tiêm chích ma túy và hoạt động tình dục không an toàn [33], [55]. Trong bối cảnh
dịch HIV phần lớn do người NCMT thực hiện, việc kết hợp dịch vụ chăm sóc sức
khỏe vào một địa điểm cố định là điều quan trọng để cải thiện khả năng tiếp cận dịch
của bệnh nhân được tốt hơn, qua đó cải thiện sức khỏe toàn diện hơn [38], [67]. Mặt
khác, đối với người sử dụng ma túy nhiễm HIV, MMT kết hợp với điều trị ARV tạo
điều kiện tốt hơn cho việc tuân thủ, kết quả điều trị HIV và nguy cơ tái nghiện – các
yếu tố được dự đoán là có ảnh hưởng đến sự hài lòng của bệnh nhân về chương trình


3
điều trị Methadone [73], [42], [61]. Ngoài ra, một yếu tố đặc biệt khác là việc các
nhân viên y tế tại quận 8 là những người thường xuyên đi tập huấn cho những cán bộ
y tế khác đang làm trong lĩnh vực y học nghiện chất. Vì vậy, số liệu nghiên cứu này
thật sự hữu ích đối với họ trong việc chia sẻ những kinh nghiệm và kết quả đạt được
từ phòng khám nơi họ làm việc. Đặc biệt, sự hài lòng của bệnh nhân về chương trình
điều trị Methadone giúp các nhà quản lý nhận ra nhu cầu của bệnh nhân, phản ánh
chất lượng của đội ngũ nhân viên tại phòng khám và có chính sách trong tương lai tốt
hơn.



4
CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Tỉ lệ hài lòng của bệnh nhân về chương trình điều trị Methadone tại phòng
khám quận 8, TP.HCM năm 2017 là bao nhiêu? Những yếu tố nào liên quan đến tỉ lệ
hài lòng? Mong muốn của bệnh nhân về cải thiện chất lượng dịch vụ phòng khám
Methadone là gì?
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu tổng quát
Xác định tỉ lệ hài lòng của bệnh nhân về chương trình điều trị Methadone tại
phòng khám quận 8, TPHCM năm 2017 và các yếu tố liên quan.
Xác định mong muốn của bệnh nhân về cải thiện chất lượng dịch vụ phòng
khám Methadone.
Mục tiêu cụ thể
1. Xác định tỉ lệ hài lòng của bệnh nhân về chương trình điều trị Methadone tại
phòng khám quận 8, TPHCM năm 2017
2. Xác định mối liên quan giữa tỉ lệ hài lòng với đặc điểm sau:
 Đặc điểm dân số học (tuổi, giới, học vấn, hôn nhân, việc làm)
 Tiền sử sử dụng chất (CGN đã sử dụng, tuổi bắt đầu sử dụng CDTP,
thời gian sử dụng CDTP, số lần cai nghiện, tiền án/tiền sự, tình trạng
đang sử dụng CGN)
 Quá trình điều trị Methadone (liều Methadone, thời gian điều trị, tác
dụng phụ, bỏ liều)
 Bệnh lý kèm theo (HIV, Lao, viêm gan B, viêm gan C, các bệnh khác)
3. Xác định mong muốn của bệnh nhân để cải thiện chất lượng dịch vụ phòng
khám Methadone


5

DÀN Ý NGHIÊN CỨU
Đặc điểm nền
Tuổi
Giới
Học vấn
Hôn nhân
Việc làm

Tiền sử sử dụng chất
CGN đã sử dụng
Tuổi bắt đầu sử dụng
Thời gian sử dụng
Số lần cai nghiện

Tiền án/tiền sự
CGN đang sử dụng

TỈ LỆ HÀI LÒNG
BỆNH NHÂN VỀ
CHƯƠNG TRÌNH

Đặc điểm điều trị
methadone

MMT

Liều methadone
Thời gian điều trị
Tác dụng phụ


Bỏ liều
MONG MUỐN CỦA
Bệnh lý kèm theo

HIV/AIDS
Lao
Viêm gan B
Viêm gan C

Bệnh mãn tính
Bệnh lý khác

BỆNH NHÂN VỀ
CẢI THIỆN CHẤT
LƯỢNG DỊCH VỤ
PHÒNG KHÁM
METHADONE


6
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN Y VĂN
Chất dạng thuốc phiện (CDTP)
Định nghĩa các CDTP
“Chất dạng thuốc phiện (opiats, opioid) là tên gọi chung cho nhiều chất như
thuốc phiện, morphine, heroin, methadone, buprenorphine, codein, pethidine,
fentanyle, có biểu hiện lâm sàng tương tự và tác động vào cùng điểm tiếp nhận tương
tự ở não”. “Thời gian tác dụng nhanh nên người bệnh nhanh chóng xuất hiện triệu
chứng nhiễm độc hệ thần kinh trung ương; thời gian bán hủy ngắn do đó phải sử dụng
nhiều lần trong ngày và nếu không sử dụng lại sẽ bị hội chứng cai.” [3].
Định nghĩa nghiện

Nghiện là một bệnh mãn tính của não bộ, tái phát và được đặc trưng bởi sự tìm
kiếm và sử dụng ma túy mặc dù biết những hậu quả của nó. Bệnh này làm thay đổi
cấu trúc và chức năng của não bộ dẫn đến hành vi có hại cho bản thân và xã hội [50].
Chẩn đoán nghiện
Theo Bảng phân loại quốc tế ICD – 10 định nghĩa: nghiện CDTP khi có đồng
thời ít nhất 3 trong 6 yếu tố xuất hiện trong 12 tháng trước [70].
 Cảm giác thèm nhớ hoặc bắt buộc sử dụng chất gây nghiện
 Cảm thấy khó khăn trong việc kiểm soát hành vi sử dụng chất gây nghiện
 Có hội chứng cai khi giảm hoặc ngưng sử dụng chất gây nghiện
 Có sự dung nạp chất gây nghiện
 Sao nhãng các thú vui khác và chỉ tập trung vào sử dụng chất gây nghiện
 Tiếp tục sử dụng chất gây nghiện mặc dù biết tác hại của nó
Biểu hiện của bệnh nhân nghiện CDTP
Dung nạp: tình trạng đáp ứng của cơ thể với một chất, biểu hiện bằng sức
chịu đựng của cơ thể ở liều lượng nhất định của chất đó. Khả năng dung nạp phụ
thuộc vào cơ địa và tình trạng của cơ thể. Khi khả năng dung nạp thay đổi, cần thiết
phải thay đổi liều lượng của chất đã sử dụng để đạt cùng một hiệu quả [3].


7
Hội chứng cai: trạng thái phản ứng của cơ thể khi cắt hoặc giảm chất ma túy
đang sử dụng ở những người nghiện ma túy. Biểu hiện lâm sàng của hội chứng cai
khác nhau phụ thuộc vào loại ma túy đang sử dụng [3].
Quá liều: tình trạng sử dụng một lượng chất ma túy lớn hơn khả năng dung
nạp của cơ thể ở thời điểm đó, đe dọa đến tính mạng của người sử dụng nếu không
được cấp cứu kịp thời [3].
Heroin – CDTP phổ biến
Định nghĩa
Heroin là một chất gây nghiện được làm từ morphine, một chất tự nhiên được
chết xuất từ quả của cây anh túc. Heroin có màu trắng, thường ở dạng bột và được sử

dụng phổ biến qua ba con đường: tiêm chích, hút và hít [51].
Tác động của heroin lên não bộ
Heroin đi vào bộ não nhanh chóng và thay đổi trở lại thành morphine. Nó liên
kết với thụ thể opioid trên các tế bào nằm ở nhiều vùng của não, đặc biệt là những
người có cảm giác đau đớn và vui sướng. Các thụ thể opioid cũng nằm trong thân
não, điều khiển các quá trình quan trọng, chẳng hạn như huyết áp, kích thích, và hít
thở [51].
Tác động tức thì
 Sảng khoái, sung sướng
 Khô miệng
 Không còn đau đớn thực thể
 Cảm thấy buồn nôn hoặc nôn
 Táo bón
 Đồng tử co lại [51]
Tác dụng lâu dài đến sức khỏe
 Sưng phù tĩnh mạch
 Nhiễm trùng mô và van tim
 Nhồi máu cơ tim
 Các bệnh về gan và thận


8
 Biến chứng phổi
Ngoài ra, việc sử dụng chung bơm kim tiêm hoặc các dụng cụ tiêm chích
khác làm tăng nguy cơ lây nhiễm HIV và viêm gan [51].
Quá liều heroin
Xảy ra khi người đó sử dụng quá nhiều heroin trong một thời gian ngắn và có
phản ứng độc hại gây ra những triệu chứng nghiêm trọng và có thể dẫn đến tử vong
[51].
Điều trị quá liều

Naloxone là loại thuốc điều trị quá liều các chất dạng opioid. Nó hoạt động
nhanh chóng liên kết với thụ thể opioid và ngăn chặn tác động của heroin và các
opioid khác [51].
Methadone
Nguồn gốc
Methadone được phát triển ở Đức vào năm 1939 bởi Gustav Ehrhart và Max
Bockmuhl [57]. Tính chất của Methadone được đăng trong bài xuất bản ở Hoa kỳ vào
năm 1947 và nó sớm được sử dụng để điều trị phụ thuộc opioid [54]. Năm 1949,
Isbell và cộng sự làm việc tại bệnh viện Y tế công cộng ở Lexington, Kentucky, Hoa
Kỳ cho thấy Methadone là thuốc hiệu quả nhất cho người nghiện [41].
Tác dụng không mong muốn
Các tác dụng không mong muốn phổ biến của thuốc Methadone bao gồm táo
bón, khô miệng và tăng tiết mồ hôi. Các triệu chứng: rối loạn giấc ngủ, buồn nôn,
nôn, giãn mạch và gây ngứa, rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ, chứng vú to ở đàn ông,
rối loạn chức năng tình dục, giữ nước, tăng cân ít gặp hơn và có thể không liên quan
đến Methadone. Hầu hết những người nghiện CDTP có ít tác dụng không mong
muốn, tuy nhiên triệu chứng táo bón, rối loạn chức năng tình dục, tăng tiết mồ hôi,
có thể vẫn tồn tại trong quá trình điều trị [3].
Chương trình điều trị thay thế bằng Methadone (MMT)
Chương trình điều trị thay thế được định nghĩa là quản lý dưới sự giám sát y
tế chất hướng thần được dùng theo toa – liên quan đến dược lý học tạo ra sự lệ thuộc
với người nghiện nhằm đạt được mục tiêu điều trị là cải thiện sức khỏe và mang lại


9
lợi ích cộng đồng. Các thuốc thích hợp để điều trị thay thế phụ thuộc vào opioid là
những chất có một số thuộc tính opioid để chúng có khả năng ngăn ngừa các triệu
chứng cai nghiện và làm giảm ham muốn. Đồng thời, chúng làm giảm tác dụng của
heroin hoặc các thuốc opioid khác vì chúng gắn vào thụ thể opioid trong não. Tóm
lại, chương trình điều trị thay thế bằng Methadone mang lại nhiều lợi ích cho bệnh

nhân điều trị các CDTP [69].
Kết quả đạt được từ MMT
Hiện nay cả nước có 63/63 tỉnh, thành phố triển khai điều trị nghiện các CDTP
bằng Methadone với 280 cơ sở điều trị cho 51.318 người, tăng 2.723 bệnh nhân so
với cuối năm 2016. Số lượng bệnh nhân hiện điều trị tính đến 31/03/2017 đạt 63,32%
chỉ tiêu đề ra so với chỉ tiêu QĐ 1008/QĐ – TTg của Thủ tướng Chính Phủ ngày
20/06/2014 [23].
Chương trình làm giảm đáng kể hành vi sử dụng ma túy trong nhóm bệnh nhân
tham gia điều trị. Theo đó, sau 24 tháng điều trị Methadone, chỉ còn 15,87% số bệnh
nhân sử dụng ma túy [17]. Đồng thời khi điều trị bằng Methadone, bệnh nhân đã giảm
mạnh các hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV và tỉ lệ nhiễm HIV. Từ 89,9% số bệnh nhân
có hành vi tiêm chích ma túy trước khi tham gia điều trị giảm còn 53,9% sau 6 tháng
điều trị và giảm còn 42,4% sau 24 tháng [17]. Đặc biệt chương trình Methadone mang
lại hiệu quả kinh tế cho cá nhân, gia đình người bệnh và toàn xã hội. Tỉ lệ bệnh nhân
có việc làm trước điều trị là 64,4% đã tăng lên 75,9% sau 24 tháng điều trị. Nếu không
tham gia điều trị nghiện chất bằng Methadone, trung bình mỗi ngày bệnh nhân tiêu
tốn 230 nghìn đồng/ngày mua heroin (khoảng 84 triệu đồng/năm). Trong khi đó, bệnh
nhân chỉ tốn từ 6 – 8 triệu đồng/năm cho việc điều trị bằng Methadone giúp gia đình
và xã hội tiết kiệm khoảng 3.852 tỉ đồng/năm [17]. Ngoài ra, tỉ lệ bệnh nhân có hành
vi vi phạm pháp luật đã giảm từ 40,8% xuống chỉ còn 1,34% sau 24 tháng tham gia
vào chương trình điều trị [18].
Tại TP. Hồ Chí Minh, chương trình MMT được bắt đầu triển khai ở 3 phòng
khám Quận 4, Quận 6 và Quận Bình Thạnh trong tháng 5/2008 [8]. Tính đến nay,
thành phố đang cung cấp dịch vụ điều trị tại 22 cơ sở Methadone gồm 19 cơ sở thuộc
hệ thống y tế, được triển khai tại trung tâm y tế dự phòng quận, huyện. Một cơ sở tại


10
Trung tâm Tư vấn và Cai nghiện ma túy thuộc Sở LĐTBXH và 2 cơ sở điều trị
Methadone tư nhân tại cơ sở điều trị Đức Thanh Tâm 1 và 2 [1]. Với việc triển khai

các cơ sở Methadone ngày càng mở rộng, thành phố đang nhắm đến mục tiêu điều trị
phục hồi toàn diện cho bệnh nhân và tạo điều kiện cho mọi bệnh nhân đều có thể tiếp
cận chương trình điều trị này [22].
Đặc điểm dân số xã hội liên quan đến tỉ lệ hài lòng của bệnh nhân về MMT
Theo nghiên cứu tại Malaysia năm 2014 trên 502 bệnh nhân cho thấy tình
trạng hôn nhân có liên quan đến sự hài lòng của bệnh nhân về chương trình điều trị.
Cụ thể, những bệnh nhân đã kết hôn hoặc đang sống chung với nhau như vợ chồng
thì hài lòng hơn so với những bệnh nhân đã li hôn, li thân, hoặc độc thân (p<0,01)
[25]. Kết quả tương tự xu hướng hài lòng về tình trạng hôn nhân cũng được trình bày
trong một nghiên cứu tại Mỹ [37]. Tuy nhiên, theo một nghiên cứu tại Trung Quốc
của Li Li và cộng sự năm 2017 cho thấy rằng việc kết hôn có ảnh hưởng tiêu cực một
cách trực tiếp đến sự hài lòng của bệnh nhân (SE = 0,16; p<0,01) [44]. Ngoài ra, một
số đặc điểm khác như bệnh nhân tuổi cao, học vấn thấp có xu hướng hài lòng hơn về
chất lượng điều trị Methadone [37], [44]. Trong khi đó, nghiên cứu của Trần Xuân
Bách và cộng sự lại cho thấy tuổi cao, trình độ học vấn cao và có việc làm ảnh hưởng
tiêu cực đến sự hài lòng của bệnh nhân. Nghiên cứu này giải thích rằng những người
có trình độ học vấn càng cao thì đòi hỏi của họ cũng cao hơn về chất lượng dịch vụ.
Tương tự, những người càng cao tuổi và có việc làm thấy rằng nhân viên y tế cần
phải điều trị phù hợp cho từng đối tượng cụ thể để tối đa hóa sự hài lòng của bệnh
nhân [61].
Quá trình điều trị liên quan đến tỉ lệ hài lòng của bệnh nhân về MMT
Theo nghiên cứu của Jose Perez de los Cobos và cộng sự cho thấy liều
Methadone liên quan đến sự hài lòng của bệnh nhân về chương trình điều trị. Cụ thể,
bệnh nhân đang điều trị liều <60 mg/ngày hài lòng hơn so với bệnh nhân đang điều
trị liều 60 – 100 mg/ngày. Liều Methadone hiện tại có tương quan yếu và tiêu cực
đến sự hài lòng của bệnh nhân (r = -0.6, P = 0.047) [31]. Trong khi đó, bệnh nhân
điều trị càng lâu trong chương trình thì sự hài lòng càng tăng và điều đó được trình
bày trong nghiên cứu của Yih-Ing Hser và cộng sự [40]. Kết quả tương tự cũng được



11
tìm thấy trong nghiên cứu của Kelly và cộng sự. Theo đó, những bệnh nhân tham gia
điều trị được 12 tháng thì hài lòng hơn với những bệnh nhân mới chỉ điều trị 3 tháng
[42].

Bệnh lí kèm theo liên quan đến tỉ lệ hài lòng của bệnh nhân về MMT
Theo nghiên cứu của Trần Xuân Bách và cộng sự, những bệnh nhân không
mắc HIV hoặc không biết tình trạng nhiễm HIV của mình thì có xu hướng hài lòng
hoàn toàn với chương trình Methadone [61]. Cụ thể, những bệnh nhân không biết tình
trạng nhiễm HIV hoặc không nhiễm HIV có số chênh hài lòng bằng 3,34 lần so với
những người biết mình nhiễm HIV (p<0,01; OR=3,34; SE=1,40).


12
Một số thang đo lường sự hài lòng của bệnh nhân đang điều trị Methadone
STT

Tên thang đo

Tên viết tắt

1

Satisfaction with HIV/AIDS Treatment Interview

SATIS

Scale
2


Treatment Satisfaction Questionnaire for

TSQM

Medication
3

Treatment Satisfaction with Medicines

SATMED-Q

Questionnaire
4

Client Satisfaction Questionnaire

CSQ-8

5

Verona Service Satisfaction Scale for Methadone

VSSS – MT

Treatment

Giới thiệu thang đo hài lòng của bệnh nhân về chương trình điều trị
Methadone: VSSS – MT
Hài lòng là sự cảm nhận, mong đợi ở dịch vụ được cung cấp. Khi dịch vụ thỏa
mãn nhu cầu thì bệnh nhân sẽ tiếp tục sử dụng dịch vụ và bản thân họ sẽ giới thiệu

cho bạn bè, người thân của mình cùng tham gia [27].
Trên thế giới có nhiều nghiên cứu để khảo sát tỉ lệ hài lòng của bệnh nhân về
MMT. Trong đó có nhiều thang đo đã được chuẩn hóa tại Việt Nam như SATIS,
CSQ-8 [15], [61]. Tuy nhiên, những thang đo này chỉ khảo sát chung về sự hài lòng
của bệnh nhân về chương trình Methadone, nghiên cứu của chúng tôi lại muốn tìm
hiểu sâu hơn về hoạt động của phòng khám. Đồng thời, các câu hỏi chung về sự hài
lòng cản trở những ý kiến cụ thể của bệnh nhân về nhiều loại dịch vụ khác nhau mà
họ nhận được tại phòng khám. Chính vì thế, chúng tôi chọn thang đo Verona Service
Satisfaction Scale for Methadone Treatment (VSSS – MT) được chuẩn hóa tại Tây
Ban Nha để khảo sát tỉ lệ hài lòng của bệnh nhân đối với nhân viên y tế và hoạt động
của chương trình điều trị Methadone [29]. Bộ câu hỏi VSSS – MT được phát triển
bởi tác giả J. Pérez de los Cobos và cộng sự vào năm 2002. Đây là bộ câu hỏi dễ hiểu,
ngắn gọn nhưng đa dạng để đánh giá sự hài lòng của bệnh nhân về chương trình MMT


13
[29]. Mặc dù bộ câu hỏi này đã ra đời hơn 10 năm, tuy nhiên nó vẫn được sử dụng
phổ biến đến ngày nay [30], [64], [65].
Bộ câu hỏi gồm 27 câu, mỗi câu được đánh giá theo thang điểm từ 1 – 5 với
thứ tự 1 là “rất không hài lòng” đến 5 là “rất hài lòng” gồm 4 yếu tố “điều trị cơ bản”,
“điều trị chuyên sâu”, “năng lực của nhân viên hành chính”, “năng lực của nhân viên
tư vấn” với độ tin cậy nội bộ cao (Chronbach’s α: 0.91, 0.85, 0.87, 0.92, theo thứ tự)
[29]. Bộ câu hỏi gồm 15 câu về điều trị cơ bản (S1, S2, S4, S6, S7, S8, S10, S11, S12,
S13, S14, S15, S16, S17, S19) để đánh giá kĩ năng của bác sĩ và nhân viên xét nghiệm,
đồng thời giúp đỡ bệnh nhân cải thiện các mối quan hệ xã hội và tự chăm sóc bản
thân; 8 câu về điều trị chuyên sâu (S20, S21, S22, S23, S24, S25, S26, S27) để đánh
giá tâm lý xã hội của bệnh nhân; 2 câu về năng lực của nhân viên hành chính (S9,
S18) và 2 câu về năng lực của nhân viên tư vấn (S3, S5) [29]. Nội dung để đánh giá
năng lực của nhân viên hành chính và năng lực của nhân viên tư vấn gồm cách làm
việc và sự lắng nghe bệnh nhân [29].



14
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Cắt ngang mô tả
Đối tượng nghiên cứu
Dân số mục tiêu
Bệnh nhân điều trị Methadone tại TP.HCM
Dân số chọn mẫu
Tất cả bệnh nhân đã tham gia điều trị các CDTP ít nhất 3 tháng tính đến thời điểm
thực hiện nghiên cứu tại phòng khám Methadone quận 8, TP.HCM (từ ngày
12/02/2017 trở về trước)
Cỡ mẫu
Công thức ước lượng 1 tỉ lệ
2
𝑛 = 𝑍(1−
𝛼 X
)
2

𝑝(1 − 𝑝)
𝑑2

n: cỡ mẫu nghiên cứu
α: xác suất sai lầm loại I, với α = 0,05
Z: trị số từ phân phối chuẩn, với độ tin cậy 95% thì Z(1-α/2)= 1,96
d: độ chính xác mong muốn với d = 0,06 (phù hợp với nguồn lực hiện tại)
p: tỉ lệ hài lòng của bệnh nhân về chương trình Methadone với p = 0,84
Theo nghiên cứu “khảo sát sự hài lòng của bệnh nhân phụ thuộc các chất

opioid tại các trung tâm điều trị Methadone tại Tây Ban Nha”, tỉ lệ hài lòng tổng thể
là 84% [30]. Đồng thời, phương pháp của nghiên cứu này khá tương đồng với nghiên
cứu của chúng tôi. Do đó, chúng tôi sẽ lấy tỉ lệ này làm tỉ lệ mong muốn của nghiên
cứu => cỡ mẫu tính được: 143 bệnh nhân
Dự trù mất mẫu 5% => Cỡ mẫu nghiên cứu này là 150 bệnh nhân


15
Kỹ thuật chọn mẫu
Thống kê số bệnh nhân đã điều trị được ít nhất 3 tháng tính đến thời điểm
nghiên cứu. Sau đó chọn mẫu ngẫu nhiên đơn, lần lượt mời họ tham gia nghiên cứu.
Tiêu chí chọn mẫu
Tiêu chí chọn vào
 Bệnh nhân tự nguyện tham gia nghiên cứu
 Tất cả các bệnh nhân đang điều trị ít nhất 3 tháng tính đến thời điểm thực
hiện nghiên cứu tại phòng khám Methadone quận 8, TP.HCM
Tiêu chí loại ra
 Bệnh nhân có vấn đề về nghe, nói, hiểu
Kiểm soát sai lệch chọn lựa
 Tuân thủ đúng tiêu chí chọn vào và tiêu chí loại ra
 Nếu có tình trạng mất mẫu thì sẽ bù từ danh sách dự khuyết hoặc chúng tôi sẽ
chọn ngẫu nhiên lần hai số mẫu tương ứng với số bị mất.
 Mỗi ngày sẽ chỉ chọn một số lượng bệnh nhân nhất định để kiểm soát số liệu
cũng như quá trình lấy mẫu thuận lợi hơn. Đồng thời, việc làm này sẽ giúp
nhân viên y tế khu trú lại bệnh nhân mà họ cần mời trong ngày hôm đó
Thu thập số liệu
Phương pháp thu thập dữ kiện
Giai đoạn 1: chuẩn bị
 Liên hệ lãnh đạo Trung tâm Y tế Dự phòng quận 8 và trưởng khoa Tham vấn
Hỗ trợ Cộng đồng quận 8 để cùng nhau trao đổi về nghiên cứu. Những thuận

lợi, khó khăn, đặc điểm bệnh nhân trong quá trình thực hiện nghiên cứu để từ
đó đưa ra biện pháp dự phòng nhằm giải quyết tất cả vấn đề có thể phát sinh.
Giai đoạn 2: chọn đối tượng tham gia nghiên cứu
 Đưa danh sách bệnh nhân đã được liệt kê ngẫu nhiên từ trước cho nhân viên
quầy dược để họ mời bệnh nhân cho nhóm nghiên cứu.


16
 Những đối tượng trong danh sách chọn mẫu sẽ được nhân viên tư vấn tại phòng
khám giới thiệu đôi nét về nghiên cứu và sau đó chuyển họ cho điều tra viên
 Điều tra viên có trách nhiệm giải thích rõ ràng và cụ thể về mục đích nghiên
cứu. Cuộc phỏng vấn chỉ bắt đầu khi đối tượng đã ký vào bản đồng ý tham gia
nghiên cứu.
Giai đoạn 3: tiến hành thu thập dữ kiện
 Lần lượt các đối tượng được chọn để phỏng vấn trực tiếp bằng bộ câu hỏi có
cấu trúc, dự kiến quá trình lấy mẫu sẽ được thực hiện trong vòng 7 ngày.
Thời gian trung bình để trả lời phỏng vấn trực tiếp là 07 phút.
 Những thông tin cần thiết khác sẽ được thu thập từ hồ sơ bệnh án dưới sự
cho phép của lãnh đạoTrung tâm Y tế Dự phòng quận 8 và khoa Tham vấn
Hỗ trợ cộng đồng quận 8. Dự kiến thu thập dữ liệu từ hồ sơ bệnh án trong
vòng 5 ngày.
 Bộ câu hỏi được lưu trữ bằng mã số bệnh nhân và đảm bảo tính bảo mật
thông tin được cung cấp.
Công cụ thu thập dữ kiện
Nhóm nội dung

Từ bệnh án

Phỏng vấn trực tiếp


Thông tin nền

Năm sinh, giới tính

Hôn nhân, việc làm

Tiền sử sử dụng

CGN đã sử dụng, tuổi lần đầu

Tổng số lần cai nghiện,

chất

sử dụng CDTP, tổng thời gian

tiền án/tiền sự, CGN đang

sử dụng CDTP thường xuyên

sử dụng

Quá trình điều trị

Thời gian bắt đầu điều trị, liều

Tác dụng phụ trong một

Methadone


Methadone hiện tại, số lần bỏ

tháng qua, tên tác dụng

liều trong 1 tháng qua

phụ

Bệnh lý kèm theo

Điều trị ARV, điều trị Lao, bệnh
lý khác

Mong muốn của

Mong muốn của bệnh

bệnh nhân

nhân


17
Kiểm soát sai lệch thông tin
 Đảm bảo giải thích đầy đủ, cụ thể bộ câu hỏi soạn sẵn
 Định nghĩa biến số rõ ràng
 Bệnh nhân không trả lời đầy đủ 80% bộ câu hỏi soạn sẵn
 Tiến hành khảo sát thử để kiểm tra tính phù hợp. Nếu sai sót chỉnh sửa cho
phù hợp
 Tập huấn kỹ cho điều tra viên

 Trong quá trình phỏng vấn thường xuyên nhắc nhở bệnh nhân tính độc lập khi
trả lời, giải đáp tất cả thắc mắc trong quá trình hỏi bệnh nhân
 Địa điểm phỏng vấn bệnh nhân là phòng tư vấn và một vài chỗ vắng người
qua lại, đảm bảo cho bệnh nhân thoải mái chia sẻ quan điểm và cảm nhận của
mình đồng thời mang lại sự khách quan cho thông tin được cung cấp.
Xử lý dữ kiện
Liệt kê và định nghĩa biến số
A. BIẾN SỐ NỀN
Giới tính: theo đặc điểm sinh học và đặc điểm sinh lý nhằm xác định một cá thể là
nam hoặc nữ, biến nhị giá, gồm 2 giá trị:
Nam
Nữ
Tuổi của đối tượng nghiên cứu: tính tuổi tròn theo năm dương lịch, biến số định
lượng
Tuổi = 2017 – năm sinh
Nhóm tuổi: được phân nhóm dựa trên biến tuổi, biến thứ tự, có 3 giá trị:
≤ 35 tuổi
36 – 45 tuổi
≥ 46 tuổi


×