Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Tỷ lệ sử dụng rượu bia và các yếu tố liên quan ở học sinh trung học phổ thông thành phố bạc liêu năm 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.27 MB, 87 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
---------------------ĐỒN THỊ NGUYỆT MINH

TỶ LỆ SỬ DỤNG RƢỢU BIA
VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN
Ở HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
THÀNH PHỐ BẠC LIÊU NĂM 2016
Chuyên ngành : Y TẾ CÔNG CỘNG
Mã số: 60 72 03 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ DỊCH VỤ Y TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS.TRỊNH THỊ HỒNG OANH

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2016


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các dữ kiện, kết
quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong bất
kỳ cơng trình nào khác.

Tác giả luận văn

Đoàn Thị Nguyệt Minh


Xác nhận của người hướng dẫn

TS. Trịnh Thị Hoàng Oanh


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................ 1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ..................................................................................... 4
DÀN Ý NGHIÊN CỨU ............................................................................................. 5
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN Y VĂN ....................................................................... 6

1.1. Một số khái niệm..................................................................................... 6
1.3. Tình hình sử dụng rượu bia trên Thế giới và Việt Nam ....................... 13
1.4. Các yếu tố liên quan đến việc uống rượu bia........................................ 17
1.5. Ảnh hưởng của việc uống rượu bia....................................................... 20
CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................... 23

2.1. Thiết kế nghiên cứu............................................................................... 23
2.2. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................... 23
2.2.1 Dân số mục tiêu ..................................................................................... 23
2.2.2 Dân số chọn mẫu ................................................................................... 23
2.2.3 Cỡ mẫu .................................................................................................. 23
2.2.4 Kỹ thuật chọn mẫu ................................................................................ 23
2.2.5 Tiêu chí chọn mẫu ................................................................................. 24
2.2.6 Kiểm soát sai lệch chọn lựa .................................................................. 24
2.3. Thu thập dữ kiện ................................................................................... 24
2.3.1 Phương pháp.......................................................................................... 24
2.3.2 Công cụ ................................................................................................. 25
2.3.3 Kiểm sốt sai lệch thơng tin .................................................................. 25
2.4. Liệt kê và định nghĩa biến số ................................................................ 26



2.4.1 Nhóm biến số nền.................................................................................. 26
2.4.2 Biến số tỉ lệ và các đặc điểm URB........................................................ 30
2.5. Phân tích số liệu .................................................................................... 32
2.5.1 Xử lý dữ kiện......................................................................................... 32
2.5.2 Phân tích dữ kiện ................................................................................... 32
2.6. Vấn đề y đức ......................................................................................... 33
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ ......................................................................................... 34

3.1. Đặc điểm về môi trường-kinh tế-xã hội của mẫu nghiên cứu .............. 34
3.2. Đặc điểm về uống rượu bia ................................................................... 37
3.3. Mối liên quan giữa uống rượu bia của học sinh với các yếu tố bản thân,
gia đình, mơi trường xã hội .......................................................................... 43
3.4. Các yếu tố liên quan với sử dụng rượu bia (phân tích đa biến) ............ 48
CHƢƠNG 4: BÀN LUẬN ...................................................................................... 50

4.1. Đặc tính mẫu nghiên cứu ...................................................................... 50
4.2. Tỉ lệ và các đặc điểm uống rượu bia ..................................................... 52
4.2.1 Tỉ lệ uống rượu bia ................................................................................ 52
4.2.2 Đặc điểm URB ...................................................................................... 53
4.3. Các yếu tố liên quan đến việc sử dụng rượu bia ................................... 57
4.3.1 Yếu tố bản thân ..................................................................................... 57
4.3.2 Yếu tố thuộc về gia đình ....................................................................... 59
4.3.3 Yếu tố thuộc về môi trường xã hội ........................................................ 60
4.4. Điểm mạnh, điểm yếu và tính ứng dụng của đề tài .............................. 62
4.4.1 Điểm mạnh ............................................................................................ 62


4.4.2 Điểm yếu của đề tài ............................................................................... 62

4.5. Khả năng khái qt hóa và tính ứng dụng ............................................ 63
4.5.1 Khả năng khái qt hóa ......................................................................... 63
4.5.2 Tính ứng dụng ....................................................................................... 63
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 64

1. Về sử dụng rượu bia ................................................................................. 64
2. Các yếu tố liên quan đến việc uống rượu bia........................................... 64
KIẾN NGHỊ ............................................................................................................. 65

PHỤ LỤC : PHIẾU PHỎNG VẤN


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 “Đơn vị rượu” được áp dụng tại một số quốc gia........................................ 7
Bảng 1.2 Khuyến nghị về mức độ sử dụng rượu bia an toàn tại một số quốc
gia…………………………………………………………………………………… 8
Bảng 3.3 Đặc điểm nền của học sinh (n=376) ......................................................... 34
Bảng 3.4 Các đặc điểm thuộc về bản thân học sinh (n=376) .................................... 35
Bảng 3.5 Đặc điểm thuộc về gia đình (n=376) ......................................................... 36
Bảng 3.6 Đặc điểm thuộc về mội trường-xã hội (n=376) ......................................... 37
Bảng 3.7 Tỉ lệ học sinh đã từng sử dụng rượu bia (n=376) ...................................... 37
Bảng 3.8 Tuổi uống rượu bia lần đầu (n=251).......................................................... 38
Bảng 3.9 Tỷ lệ học sinh đã từng say rượu bia (n=251)............................................. 38
Bảng 3.10 Số lần học sinh đã từng uống rượu bia (n=251) ...................................... 38
Bảng 3.11 Lý do uống rượu bia lần đầu, thời điểm va nơi học sinh thường uống ... 39
Bảng 3.12 Tình trạng sử dụng rượu bia trong 1 tháng qua ....................................... 40
Bảng 3.13 Đặc điểm về uống quá chén, số lần uống quá chén và mức độ uống rượu
bia tối đa (n=66) ........................................................................................................ 41
Bảng 3.14 Số tiền (VNĐ) chi để mua rượu bia trong 1 tháng qua ........................... 42
Bảng 3.15 Nguồn tiền và cách thức để có rượu bia của học sinh trong 1 tháng trước

ngày khảo sát (n=66)………… ................................................................................. 42
Bảng 3.16 Xét mối liên quan giữa uống rượu bia với yếu tố bản thân ..................... 44
Bảng 3.17 Xét mối liên quan giữa uống rượu bia với yếu tố gia đình ...................... 46
Bảng 3.18 Xét mối liên quan giữa uống rượu bia với yếu tố môi trường-xã hội ..... 47
Bảng 3.19 Hành vi sử dụng rượu bia và các yếu tố liên quan (phân tích đa biến) ... 48


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Tiếng Việt
URB

Uống rượu bia

THPT

Trung học Phổ Thơng

TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

ĐH

Đại học



Cao Đẳng


TC

Trung cấp

KTC

Khoảng tin cậy

Đv

Đơn vị

VNĐ

Việt Nam đồng

Tiếng Anh
P

Probability value (trị số xác suất của một phép kiểm định)

PR

Prevalence Ratio (tỷ số tỉ lệ hiện mắc)

SAVY

Survey Assessment On Vietnamese Youth (Điều tra Quốc gia về
Vị thành niên và Thanh niên Việt Nam


WHO

World Health Organization (Tổ chức y tế thế giới)

AUDIT

Alcohol Use Disorders Indentification Test

ICD

International Classification of Disease (Bảng phân loại bệnh
quốc tế)

GDP

Gross domestic product (tổng sản phẩm quốc nội)

DSM-IV

Diagnostic and Statistical Manual version 4

BAC

Blood Alcohol Concentration (nồng độ cồn trong máu)


CDC

Centers for Dease Control and Prevention (Trung tâm kiểm soát
và phòng ngừa dịch bệnh)


OR

Odds Ratio (tỷ số số chênh)

ASEAN

Association of Southeast Asian Nations (Hiệp hội các quốc gia
Đông Nam Á)

HIV

Human

Immuno-deficiency

Virus

Infection/

Acquired

immunodeficiency syndrome (Hội chứng suy giảm miễn dịch
mắc phải ở người)
USD

United States dollars (đơn vị tiền tệ chính thức của Hoa Kỳ)


1


ĐẶT VẤN ĐỀ
Sử dụng rượu bia là một thói quen mang đậm nét văn hoá truyền
thống tại nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam[42]. Song rượu bia là chất kích
thích và gây nghiện, do vậy người sử dụng rất dễ bị lệ thuộc, với mức độ dung
nạp ngày càng nhiều dẫn đến tình trạng lạm dụng rượu bia. Lạm dụng rượu
bia gây ra những tổn thất nghiêm trọng về nền kinh tế, xã hội và đặc biệt đối
với sức khỏe của người sử dụng[10].
Theo báo cáo của Tổ chức y tế Thế giới (WHO), năm 2012 trên thế giới
có khoảng 3,3 triệu ca tử vong mỗi năm vì các nguyên nhân liên quan đến sử
dụng rượu bia, chiếm 5,9% trường hợp tử vong chung và 5,1% gánh nặng
bệnh tật toàn cầu do rượu gây ra[42].
Sử dụng rượu bia là nguyên nhân của hơn 200 bệnh tật và chấn
thương[59]. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng, sử dụng rượu bia là một
trong những yếu tố dẫn đến rối loạn tâm thần kinh, bệnh động kinh và các
bệnh không lây khác như bệnh tim mạch, xơ gan và nhiều dạng ung thư khác.
Bên cạnh đó, uống rượu bia có mối liên quan với quan hệ tình dục khơng an
tồn, đặc biệt là quan hệ tình dục lần đầu tiên ở đối tượng thanh thiếu niên,
liên quan với việc sử dụng chất kích thích, hút thuốc lá và tham gia vào những
hành vi đua xe, phá rối trật tự công cộng[22, 37]. Theo thống kê từ Điều tra
quốc gia vị thành niên Việt Nam năm 2009 cho biết 20,8% nam vị thành niên
đã lái xe sau khi uống rượu bia dẫn đến các chấn thương phải nghỉ học hoặc
nghỉ lao động 1 tuần trở lên[3]. Tử vong, bệnh tật và chấn thương do uống
rượu bia có tác động đến nền kinh tế xã hội, bao gồm cả các chi phí y tế, gánh
nặng tài chính và tâm lí cho gia đình, cũng như tác động đến năng suất người
lao động[59].


2


Hiện nay, Việt Nam nằm trong 25 nước uống nhiều bia trên thế giới,
đứng thứ 3 ở châu Á chỉ sau Trung Quốc, Nhật Bản và đứng đầu khu vực
Đông Nam Á[4]. Nghiên cứu “Tình hình sử dụng và lạm dụng rượu bia ở một
số tỉnh của Việt Nam” cho thấy mức độ uống rượu bia trung bình khá cao: 5,1
đơn vị rượu/lần uống và 6,4 đơn vị rượu/ngày, vượt xa ngưỡng sử dụng rượu
an toàn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO)[8]. Theo thống kê của Viện Chiến
lược Chính sách y tế, có tới 4,4% người dân Việt Nam phải chịu gánh nặng
bệnh tật do hậu quả của rượu bia[10].
Bên cạnh đó, Việt Nam cịn đang phải đối mặt với tình trạng gia tăng
nhanh tỷ lệ vị thành niên và thanh niên sử dụng rượu bia mặc dù Nghị định về
sản xuất, kinh doanh rượu của Chính phủ có quy định về việc khơng bán rượu
bia cho người dưới 18 tuổi[7]. Tỷ lệ sử dụng rượu bia trong vị thành niên và
thanh niên đã tăng gần 10% sau 5 năm (từ 51% năm 2003 lên 60% năm
2008). Năm 2008, tỷ lệ có sử dụng rượu bia là 79,9% đối với nam giới và
36,6% đối với nữ giới, trong đó có 60,5% nam giới và 22% nữ giới cho biết
đã từng say rượu bia. Tỷ lệ có sử dụng rượu bia trong nhóm tuổi khơng được
pháp luật cho phép (14-17 tuổi) đã tăng từ 34,9% lên 47,5% và trong độ tuổi
18-21 cũng đã tăng từ 55,9 lên 67%[3].
Việc sử dụng rượu bia ở độ tuổi càng trẻ càng làm tăng nguy cơ phát triển
các vấn đề liên quan đến rượu bia sau này trong cuộc sống[52]. Ở lứa tuổi
này, uống rượu bia thường đi kèm với giảm khả năng học tập và thường
xuyên vắng học, mặt khác rượu bia còn ảnh hưởng đến sự phát triển lành
mạnh trong giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi vị thành niên lên trưởng thành[56].
Tại Bạc Liêu, hiện chưa có số liệu thống kê cụ thể nào về tình hình sử
dụng rượu bia ở lứa tuổi thanh thiếu niên nói chung cũng như chưa có một
nghiên cứu nào về vấn đề sử dụng rượu bia ở học sinh Trung học Phổ thơng
nói riêng. Do đó, chúng tơi mong muốn làm đề tài này nhằm cung cấp những


3


số liệu cơ bản về việc sử dụng rượu bia của học sinh Trung học Phổ thông tại
Thành phố Bạc Liêu, từ đó có những chương trình giáo dục sức khỏe phù hợp
và kịp thời, đồng thời giúp học sinh giảm thiểu tỉ lệ và tác hại của việc uống
rượu bia.

CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Tỉ lệ uống rượu bia của học sinh Trung học phổ thông tại Thành phố
Bạc Liêu năm 2016 là bao nhiêu?
Có mối liên quan giữa hành vi uống rượu bia với yếu tố về môi trường,
kinh tế-xã hội như: tuổi, giới, dân tộc, tôn giáo, học lực bản thân, khối lớp,
tình trạng kinh tế gia đình, trình độ học vấn cha/mẹ, nghề nghiệp cha/mẹ,
người sống chung uống rượu bia, bạn chơi chung uống rượu bia và tình trạng
hút thuốc của học sinh hay không?


4

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu tổng quát
Xác định tỉ lệ học sinh uống rượu bia và một số yếu tố liên quan đến hành
vi uống rượu bia tại các trường THPT Thành phố Bạc Liêu năm 2016.

Mục tiêu cụ thể
1. Xác định tỉ lệ uống rượu bia và mức độ sử dụng rượu bia của học sinh tại
các trường THPT Thành phố Bạc Liêu năm 2016.
2. Xác định tỉ lệ hành vi uống rượu bia theo một số yếu tố về môi trường,
kinh tế-xã hội của học sinh tại các trường THPT Thành phố Bạc Liêu năm
2016.
3. Xác định mối liên quan giữa hành vi uống rượu bia với một số yếu tố về

môi trường, kinh tế-xã hội như: tuổi, giới, dân tộc, tôn giáo, học lực bản thân,
khối lớp, tình trạng kinh tế gia đình, trình độ học vấn cha/mẹ, nghề nghiệp
cha/mẹ, người sống chung uống rượu bia, bạn chơi chung uống rượu bia và
tình trạng hút thuốc của học sinh.


5

DÀN Ý NGHIÊN CỨU

Môi trƣờng - xã hội

Người thân sống chung
Bạn chơi chung URB

Người sống chung URB
Hút thuốc

Bản thân

Gia đình

Tuổi

Tình trạng gia đình

Giới

Dân tộc


Người sống chung

Hành vi URB

Trình độ học vấn
cha/mẹ

Tỉ lệ URB

Tơn giáo

Nghề nghiệp cha/mẹ

Học lực

Thu nhập gia đình

Khối lớp

Đặc điểm URB
Tuổi URB lần đầu
Tần suất URB trong tháng
Say rượu
Mức độ URB tối đa
Uống quá chén
Khoản tiền chi cho rượu bia

Nơi URB
Đối tượng URB chung



6

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN Y VĂN

1.1. Một số khái niệm
1.1.1. Khái niệm về đồ uống có cồn
Rượu có cơng thức hóa học là C2H5OH, là đồ uống có cồn được sản xuất
từ q trình lên men, có hoặc khơng chưng cất từ tinh bột của các loại ngũ
cốc, dịch đường của các loại cây và hoa quả. Bia cũng là một dạng của rượu,
trong nghiên cứu này gọi chung là rượu bia.
Có nhiều loại rượu có độ cồn khác nhau: 40-45% cồn (rượu trắng,
Whisky, Rum…), 10-20% cồn (rượu vang). Rượu có nồng độ cao thì tác dụng
càng nhanh, càng mạnh. Bia là đồ uống lên men có độ cồn thấp (5-8% cồn),
trung bình là 5 độ. Bia được làm từ đại mạch, hoa houblon, nấm men và
nước[58].
1.1.2. Phân loại rƣợu bia
Có nhiều cách phân loại khác nhau đối với rượu. Các tiêu chí dùng để
phân loại rượu thường là:
Theo mục đích sử dụng: Theo tiêu chí này người ta chia rượu ra làm 2
loại: rượu dùng để sản xuất dung môi chất tẩy (methyl alcohol, iso propyl)
được sản xuất với khối lượng lớn, giá thành rẻ và rượu để uống (ethanol).
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO): Các loại đồ uống có chứa cồn được
chế biến qua q trình lên men và chưng cất được chia làm 3 loại:
Bia: thường có độ cồn từ 2- 5%
Rượu nhẹ: thường có độ cồn từ 12-15%
Rượu mạnh: có độ cồn khoảng 40% [36]
1.1.3. Đơn vị rƣợu/cốc chuẩn
“Đơn vị rượu” là một đơn vị đo lường dùng để quy đổi các loại rượu bia
với nhiều nồng độ khác nhau. Hiện chưa có một quy ước hay thoả thuận nào



7

về việc xác định một “đơn vị rượu chuẩn” chung cho mọi quốc gia, tuy nhiên
gần đây các nước trên thế giới đã áp dụng tiêu chuẩn: “Đơn vị rượu” thường
có từ 8-14 gam rượu nguyên chất (pure ethanol) chứa trong dung dịch đó.
Bảng 1.1: “Đơn vị rƣợu” đƣợc áp dụng tại một số quốc gia

Quốc gia

Đơn vị rƣợu
chuẩn
(grams ethanol)

Vương quốc Liên hiệp Anh

8

Hà Lan

9,9

Australia, áo, New Zealand, Ba Lan, Tây Ban Nha

10

Phần Lan

11


Đan Mạch, Pháp, ý, Nam Phi

12

Canada
Bồ Đào Nha, Mỹ
Nhật Bản

13,6
14
19,75

Nguồn: Module 20 - Standards Drinks, International Center for Alcohol
Policies (ICAP), 2005 [20]
Đơn vị rượu hay được áp dụng nhất là: Một đơn vị rượu (1 unit of
alcohol) tương đương với 10g rượu nguyên chất chứa trong dung dịch uống.
Như vậy, 1 đơn vị rượu sẽ tương đương: 3/4 lon bia 330ml 5%, 1 cốc
rượu vang 100ml nồng độ 12%-13,5%; 1 ly rượu vang mạnh 40ml nồng độ
30%, 1 chén/cốc rượu mạnh 30ml nồng độ 40%[25].
1.1.4. Mức độ an toàn trong sử dụng rƣợu bia


8

Mức độ an toàn trong sử dụng rượu bia được đề ra theo những căn cứ từ
kết quả nghiên cứu về các nguy cơ do rượu bia gây ra đối với sức khoẻ. Với
mức độ dung nạp này, những hậu quả của rượu bia đối với sức khoẻ thường ở
mức tối thiểu. Lý tưởng nhất vẫn là không nên uống rượu bia; nếu đã uống chỉ
nên giữ ở mức không quá 3 đơn vị rượu/ngày đối với nam và không quá 2

đơn vị rượu/ngày đối với nữ[41].
Nhiều nước trên thế giới đã tuyên truyền rộng rãi trong nhân dân những
khuyến nghị về mức độ sử dụng rượu bia an toàn1.
Bảng 1.2: Khuyến nghị về mức độ sử dụng rƣợu bia an toàn
tại một số quốc gia[26]
Lƣợng rƣợu sử dụng
Quốc gia
Nam

Nữ

40g/ngày hoặc 280g/tuần

20g/ngày hoặc 140g/tuần

Cộng hòa Séc

24g/ngày

16g/ngày

Phần Lan

165g/tuần

110g/tuần

24-36g/ngày

12-24g/ngày


Australia

Italy
Nhật Bản
Hà Lan

39g/ngày

39g/ngày

60g/ngày hoặc 210g/tuần

40g/ngày hoặc 140g/tuần

Nam Phi

252g/tuần

168g/tuần

Thụy Điển

20g/ngày

20g/ngày

Vương quốc Anh

32g/ngày hoặc 168g/tuần


24g/ngày hoặc 112g/tuần

Mỹ

42g/ngày hoặc 196g/tuần

28g/ngày hoặc 98g/tuần

NewzeZealand

1

19.75-39.5g/ngày

Với người Việt Nam, theo GS. Lê Sĩ Liêm, mức độ rượu an toàn đối với nam là không quá 2 đơn vị
rượu/ngày (20 gam rượu nguyên chất) và với nữ là không quá 1 đơn vị rượu/ngày (10 gam rượu nguyên
chất).


9

1.1.5. Rối loạn sử dụng rƣợu bia (Lạm dụng rƣợu)
Là việc sử dụng rượu bia với mức độ khơng thích hợp dẫn đến sự biến
đổi về chức năng hoặc xuất hiện một dấu hiệu về lâm sàng. Theo quy chuẩn
của WHO, phụ nữ uống trên 14 đơn vị rượu mỗi tuần, hơn 2 đơn vị rượu mỗi
lần; nam giới uống trên 21 đơn vị rượu mỗi tuần, hơn 3 đơn vị rượu mỗi lần;
người trên 65 tuổi uống trên 14 đơn vị rượu mỗi tuần, hơn 2 đơn vị rượu mỗi
lần được coi là người lạm dụng rượu bia.
Theo DSM-IV, các tiêu chí để nhận diện lạm dụng rượu bia bao gồm:

- Sử dụng lặp lại rượu dẫn đến mất khả năng thực hiện các năng lực hành vi:
lao động sản xuất, học tập, sinh hoạt…
- Sử dụng lặp lại rượu trong những tình huống có thể bị nguy hiểm về thể
chất.
- Lặp lại những hành vi phạm pháp liên quan đến việc sử dụng rượu (bị xử
phạt vì những hành vi khơng bình thường do uống rượu).
- Sử dụng rượu mặc dù biết có thể xảy ra những hậu quả không tốt cho sức
khoẻ, cho các mối quan hệ trong gia đình và xã hội.
- Khơng có biểu hiện của sự lệ thuộc/nghiện rượu.
Nếu có sự xuất hiện của ít nhất một trong số những biểu hiện trên trong vịng
1 năm thì sẽ được chẩn đốn là lạm dụng rượu bia[39].
Theo AUDIT: WHO lạm dụng rượu bia là tình trạng sử dụng rượu bia ở
trên mức có thể gây hại cho cơ thể người sử dụng. Để đánh giá mức độ sử
dụng rượu bia, WHO đã ban hành AUDIT (The Alcohol Use Disorders
Indentification Test) đã được áp dụng ở nhiều quốc gia trên thế giới. Điểm số
AUDIT trên 8 được xác định là có rối loạn sử dụng rượu bia[53].
1.1.6. Uống quá chén:
Uống quá chén (Binge drinking) là trạng thái phổ biến của việc uống
rượu bia quá mức.Theo Viện quốc gia về lạm dụng và nghiện rượu Mỹ (The


10

National Institute on Alcohol Abuse and Alcoholism - NIAAA) định nghĩa:
nồng độ rượu trong máu của một người (BAC) ≥ 0,08%. Điều này xảy ra khi
nam giới uống ≥ 5 đơn vị rượu/lần và khi nữ giới uống ≥ 4 đơn vị rượu/lần,
trong khoảng 2 giờ[21].
1.1.7. Say rƣợu
Say rượu là hậu quả của nhiễm độc rượu nhất thời, thường xảy ra ở
những người uống quá nhiều rượu. Say rượu gây ra nhiều tác động khác nhau:

chức năng vỏ não bị suy giảm dẫn đến khả năng giảm khả năng phán đoán,
phản ứng chậm, mất thăng bằng và rối loạn vận động, hay nói líu lưỡi[63].
1.1.8. Tình trạng phụ thuộc và nghiện rƣợu bia
Là tình trạng lệ thuộc vào rượu bia được đặc trưng bởi sự thèm muốn
(nhu cầu uống mãnh liệt), mất kiểm sốt (khơng thể ngừng uống mặc dù rất
muốn dừng), tăng mức độ dung nạp, ảnh hưởng đến thể chất.
Theo tiêu chuẩn chẩn đoán của bảng phân loại bệnh quốc tế (ICD.10).
Một người được coi là đã nghiện rượu khi có 3 trong 6 biểu hiện sau và đã
từng xảy ra vài lần trong 12 tháng qua[60].
- Thèm muốn mạnh mẽ hoặc cảm thấy buộc phải uống.
- Khó khăn kiểm tra về thời gian bắt đầu và kết thúc uống cũng như mức độ
uống hàng ngày.
- Khi ngừng uống thì xuất hiện trạng thái cai, cụ thể là: lo âu, vã mồ hôi, nôn
mửa, co rút, trầm cảm, mất ngủ, đau mỏi, rối loạn nhịp tim…và bệnh nhân có
ý định uống rượu trở lại để né tránh hoặc giảm nhẹ hội chứng cai.
- Số lượng rượu uống ngày càng gia tăng.
- Sao nhãng những thú vui trước đây, dành nhiều thời gian để tìm kiếm rượu,
uống rượu.
- Vẫn tiếp tục uống mặc dù đã hiểu rõ tác hại của rượu gây ra về cả cơ thể và
tinh thần.


11

Theo CDC, đối với nam nghiện rượu được xác định khi uống ≥15 đơn vị
rượu trong tuần và ≥8 đơn vị rượu trong tuần đối với nữ[63].
1.2. Tuổi, giới bắt đầu sử dụng rƣợu bia
Trên thế giới, lứa tuổi uống rượu bia nhiều nhất là 15-50 tuổi, trong đó
lứa tuổi 16-24 thường xuyên uống rượu. Tuy nhiên khuynh hướng sử dụng
rượu bia ở lứa tuổi vị thành niên ngày càng gia tăng trên phạm vi toàn cầu.

Tuổi lần đầu uống rượu cần được xác định bởi 2 lý do:
Thứ nhất, các nghiên cứu cho thấy sử dụng rượu bia ở lứa tuổi càng sớm
thì nguy cơ sau này trở thành người nghiện rượu càng cao[28].
Thứ hai là những trẻ vị thành niên uống rượu có nguy cơ cao bị các chấn
thương khơng chủ định ngun nhân có liên quan đến uống rượu như tai nạn
giao thông, ngã, bỏng, đuối nước[48].
Tuổi lần đầu uống rượu bia bị ảnh hưởng bởi các yếu tố văn hố và xã
hội. Trẻ em trai có khuynh hướng sử dụng rượu ở lứa tuổi nhỏ lớn hơn trẻ em
gái.
Các nghiên cứu cho thấy sử dụng rượu bia ở lứa tuổi càng sớm thì nguy
cơ sau này trở thành người nghiện rượu càng cao[10].Tuổi lần đầu uống rượu
bia bị ảnh hưởng bởi các yếu tố văn hóa và xã hội.Tại Châu Âu, Trung tâm
nghiên cứu về hành vi uống rượu ở lứa tuổi học sinh tiến hành điều tra 4
năm/lần ở 35 quốc gia trong khu vực cho kết quả nam thanh thiếu niên lần
đầu uống rượu bia ở lứa tuổi 13,6 và nữ là 13,9 tuổi, 95% ở lứa tuổi 13 đã
từng uống rượu, 5% ở lứa tuổi 11; 12% ở lứa tuổi 13 và 29% ở tuổi 15 uống
rượu hàng tuần[40]. Tại Mỹ, 70% học sinh phổ thông trung học đã từng uống
rượu bia, mặc dù tuổi được phép uống rượu bia theo quy định của pháp luật là
từ 18-21 tuổi (tùy theo bang), tuổi bắt đầu sử dụng rượu bia là 13,1 tuổi. Cộng
hòa Séc, lứa tuổi lần đầu uống rượu là 12. Đặc biệt tại một số quốc gia đang


12

phát triển ở khu vực Nam Mỹ như Porto Alegre, Brazil, tuổi bắt đầu sử dụng
rượu bia rất sớm: 10,1 tuổi[24].
Cộng hoà Séc, lứa tuổi lần đầu uống rượu là 12. Scotland, số liệu năm
2004 cho thấy 67% trẻ nam và 69% trẻ nữ 13 tuổi đã từng uống rượu, tăng
10% so với năm 1990; con số này ở lứa tuổi 15 lần lượt là 86% với trẻ nam và
90% với trẻ nữ. Tại Malaysia, 45% thanh niên dưới 18 tuổi thường xuyên

uống rượu. Đặc biệt tại một số quốc gia đang phát triển ở khu vực Nam Mỹ
như Porto Alegre, Brazil, tuổi bắt đầu sử uống rượu bia rất thấp: 10,1 tuổi
(Pechansky và Barros, 1995). Duy chỉ có ở những quốc gia theo đạo Hồi, tỷ lệ
thiếu niên 15 tuổi uống rượu thấp[41].
Theo “Báo cáo toàn cầu về rượu bia và sức khỏe năm 2011” của WHO,
khoảng 1/3 dân số trên Thế giới (hơn 2 tỉ người) có sử dụng rượu bia. Mức
tiêu thụ rượu chiếm 80% số người trên 15 tuổi ở Tây Âu, Đông Âu và các
nước phát triển ở Tây Thái Bình Dương, 57% dân số ở các nước đang phát
triển có sử dụng rượu. Thiệt hại về kinh tế do sử dụng rượu bia ở mức có hại
chiếm từ 2-6% GDP của các nước đó. Đó là chưa kể đến những tổn thất
khơng thể ước tính được về các mặt xã hội khác[24].
Theo “Thống kê về sử dụng rượu ở Anh năm 2012” cho thấy: trong năm
2010 có 68% nam giới và 54% nữ giới (từ 16 tuổi trở lên) có sử dụng rượu
bia ít nhất 1 ngày trong tuần trước khi phỏng vấn, trong đó 17% nam giới và
10% nữ giới cho biết họ có uống ≥5 ngày trong tuần trước khi phỏng vấn và
9% nam giới và 5% nữ giới cho biết họ uống mỗi ngày trong tuần trước khi
phỏng vấn. 35% nam giới uống hơn 4 đv ít nhất một ngày trong tuần trước khi
phỏng vấn và 28% nữ giới uống hơn 3 đv ít nhất một ngày trong tuần trước
khi phỏng vấn. 19% nam giới cho biết họ uống hơn 8 đv và 12% phụ nữ cho
biết họ uống hơn 6 đv ít nhất một ngày trong tuần trước khi phỏng vấn. Tiêu


13

thụ rượu trung bình hàng tuần là 15,9 đv đối với nam giới và 7,6 đv đối với
phụ nữ[32].
1.3. Tình hình sử dụng rƣợu bia trên Thế giới và Việt Nam
1.3.1. Tình hình sử dụng rƣợu bia trên Thế giới
Mặc dù rượu bia khơng được khuyến khích sử dụng nhưng trên thực tế
nhu cầu tiêu dùng lại rất lớn và phổ biến ở mọi quốc gia, trừ những nước theo

đạo Hồi. Cùng với sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia, mỗi khu vực, lượng
tiêu thụ rượu bia cũng gia tăng do sự gia tăng về mức sống. Truyền thơng văn
hóa, phong tuc tập qn cũng là những nhân tố quan trọng chi phối trực tiếp
tới mức độ lạm dụng rượu bia của mỗi cá nhân cũng như từng khu vực. Ở hầu
hết các nước, rượu bia thường hay được sử dụng trong các dịp lễ hội, các cuộc
vui chơi giải trí, các sự kiện văn hóa, thể thao lớn…[9]. Tại nhiều nước, mức
độ tiêu thụ rượu bia gia tăng mạnh vào những ngày cơng nhân được nhận
lương, cịn được gọi là “payday drinking”.
Một nghiên cứu khác của Ayalu năm 2010 về “Vấn đề sử dụng rượu
trong học sinh Trung học Phổ Thông ở Ethiopia” cho thấy tỷ lệ học sinh đã
từng sử dụng rượu bia chiếm 22,2% (KTC 95% 20,2- 24,2%) ; khoảng 10%
(KTC 95% 9,0-11,8) có uống rượu trong 30 ngày qua. Nghiên cứu cũng cho
thấy rằng giới tính nam (OR 2,09; KTC 95% 1,45-3,0); tuổi (OR 1,16; KTC
95% 1,01-1,34); có bạn bè uống rượu bia (OR 10,09; KTC 95% 6,84-14,89)
hoặc là sống chung với người có sử dụng rượu bia (OR 2,77; KTC 95% 1,894,07) có liên quan đến vấn đề sử dụng rượu bia trong học sinh. Công cụ đo
lường dựa trên bộ câu hỏi Khảo sát hành vi nguy cơ trẻ được phát triển bởi
trung tâm kiểm sốt và phịng ngừa dịch bệnh (CDC).Vì là bộ câu hỏi tự điền
nhớ lại nên kết quả báo cáo có khả năng là đánh giá thấp mức độ thật sự của
việc uống rượu, tuy nhiên cũng không loại trừ khả năng phóng đại. Điều quan


14

trọng khác nữa là học sinh không trả lời câu hỏi hoặc vắng mặt có thể có mức
độ sử dụng rượu cao hơn so với người trả lời hoặc sử dụng những chất phạm
pháp. Hơn nữa, mẫu trong nghiên cứu này hơn một nửa là học sinh lớp 9, xu
hướng giảm số lượng học sinh trong các lớp tiếp theo có thể là do một loạt
các yếu tố nguy cơ cơ bản ảnh hưởng đến việc đi học[46].
Nghiên cứu “Mô hình sử dụng rượu trong thanh thiếu niên Brazil” năm
2006 cũng cho kết quả tương tự: 34% thanh thiếu niên Brazil uống đồ uống

có cồn, tuổi trung bình bắt đầu uống rượu là 14 tuổi[45]. Những yếu tố như
giới tính, mức thu nhập cá nhân, thu nhập gia đình làm tăng số lượng tiêu thụ
rượu. Mức độ uống thường xuyên ít nhất mỗi tuần một lần chiếm 9,1% trong
thanh thiếu niên Brazil. Bộ công cụ phỏng vấn là phiên bản của bộ câu hỏi
khảo sát về rượu bia được sử dụng ở người Mỹ gốc Tây Ban Nha (HABLAS).
Các câu hỏi được dịch bởi các điều phối viên của cuộc khảo sát và trải qua
một q trình thích ứng với thực tế văn hóa xã hội của người dân Brazil. Kết
quả của nghiên cứu này có thể đại diện cho bộ phận thanh thiếu niên Brazil.
Mặt khác nghiên cứu chưa xét đến yếu tố liên quan giữa thành phần gia đình
(cha đơn thân/mẹ đơn thân) với sự tiêu thụ rượu. Có thể là các yếu tố liên
quan đến sự thay đổi này trong cấu trúc gia đình ảnh hưởng đến việc tiêu thụ
đồ uống có cồn[45].
Nghiên cứu của Victoria White và Jane Hayman về “Sử dụng đồ uống
có cồn của học sinh trung học Úc” năm 2005 cho thấy tỉ lệ học sinh hiện đang
uống rượu bia trước thời điểm khảo sát tăng lên theo lứa tuổi, với 10% ở tuổi
12 và tăng 49% ở độ tuổi 17[50].
Tỉ lệ URB trên thế giới nhìn chung khá cao, đặc biệt là độ tuổi trung bình
URB lần đầu thấp, mức độ URB trung bình cũng khá cao.
1.3.2 Tình hình sử dụng rƣợu bia ở Việt Nam


15

Trong những năm gần đây, cùng với sự tăng trưởng nhanh chóng của
ngành cơng nghiệp rượu bia thì xu hướng lạm dụng rượu bia ở Việt Nam đang
ngày càng gia tăng một cách báo động. Theo thông tin của Đài tiếng nói Việt
Nam tại một Hội thảo liên quan đến Dự thảo Luật phòng chống tác hại của
lạm dụng rượu bia, đại diện Bộ Y tế cho biết mỗi năm nước ta đã tiêu thụ
khoảng 3 tỷ lít bia và 80 triệu lít rượu, dẫn đầu các nước ASEAN và xếp thứ 3
ở châu Á[62].

Theo báo cáo Quốc gia về thanh niên Việt Nam năm 2015 tỷ lệ thanh
thiếu niên từng say rượu bia trong nhóm tuổi 16-19 là 41,7% và trong nhóm
tuổi 20-24 là 58,1%. Độ tuổi trung bình lần đầu tiên say rượu của thanh thiếu
niên trong nhóm tuổi 16-24 là 17,2[5].
Uống rượu bia ở tuổi vị thành niên là một vấn đề được nhiều nước quan
tâm. Khả năng kiểm soát bản thân ở lứa tuổi này kém hơn người trưởng
thành, nên khi say rượu bia có thể có những hành vi nguy cơ như lái xe với
tốc độ cao gây tai nạn, đánh nhau, lạm dụng tình dục…Theo khảo sát của Cục
Y tế dự phịng và mơi trường năm 2010 ở các bệnh viện lớn tại Hà Nội,
TP.HCM, Đà Nẵng, Bình Dương, Yên Bái cho thấy gần 70% trường hợp tai
nạn giao thông được cấp cứu đều có cồn trong máu, trong đó có khoảng 60%
người có nồng độ cồn trong máu cao hơn mức cho phép của Luật giao thông
đường bộ[64].
Một nghiên cứu của Lê Anh Tuấn tại Hà Nội năm 2010 trên những đối
tượng là nam giới từ 15 tuổi trở lên cho thấy: có nhiều lý do để uống rượu,
trong đó lý do nhiều nhất là rượu bia giúp kích thích vui vẻ (73,8%); giao lưu
bạn bè (68,3%); để giải sầu (68,7%); 91,3% đối tượng có thời gian sử dụng
rượu bia từ 5 năm trở lên[16].
Một nghiên cứu khác của Bùi Thị Hy Hân và Dương Thị Minh Tâm ở
học sinh THPT Bến Lức, Long An năm 2008 cũng cho thấy tỉ lệ học sinh


16

URB là 32,8% và tỉ lệ bắt đầu uống từ khi học cấp 3 chiếm 42,8%, mỗi lần
uống trung bình 4,48 ly chuẩn và uống nhiều nhất trung bình 7,72 ly chuẩn.
Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa giới tính, nghề nghiệp cha với hành
vi uống rượu bia. Cụ thể như: nam (44,3%) uống nhiều hơn nữ (17,2%), học
sinh có cha làm nhân viên văn phịng uống nhiều hơn các ngành nghề khác[6].
Theo nghiên cứu của Vũ Thị Mai Anh tại Bắc Ninh thực hiện năm 2007

trên đối tượng nam giới tuổi từ 15-60 cho thấy: Nhóm có bạn bè thân thường
xuyên uống rượu bia có nguy cơ lạm dụng rượu bia cao gấp 7,1 lần so với
nhóm có bạn bè thân khơng thường xun uống rượu bia sau khi đã kiểm soát
sự chi phối của các yếu tố khác. Những người có thái độ đồng ý với việc URB
do ảnh hưởng của áp lực nhóm có nguy cơ lạm dụng rượu bia cao gấp 2,4 lần
so với những người có thái độ đối lập[1].
Tình trạng URB ở đối tượng học sinh cũng khá phổ biến, tỉ lệ học sinh
đã từng URB khá cao. Theo kết quả “Khảo sát hành vi uống rượu và các yếu
tố ảnh hưởng hành vi uống rượu của học sinh” năm 2006 tại trường Trung
học phổ thơng Thành phố Hồ Chí Minh của Trương Trọng Hoàng và cộng sự
cho thấy tỉ lệ học sinh đã từng sử dụng rượu là 74,69%; trong đó nam gấp 1,2
lần nữ. Có 20,05% học sinh uống rượu trong tháng và số học sinh có uống
rượu trong năm nhiều hơn gấp đôi. Hơn 70% học sinh sử dụng lần đầu trước
16 tuổi và 12% uống lần đầu khi dưới 10 tuổi[15].
Kết quả nghiên cứu “Tình hình sử dụng và lạm dụng rượu bia ở một số
tỉnh của Việt Nam” của Viện chiến lược và Chính sách y tế, Bộ y tế năm 2006
cho thấy: tỉ lệ sử dụng rượu bia ít nhất 1 lần/tuần là 33,5%, tỉ lệ lạm dụng
rượu bia là 18,7% và có sự khác biệt rõ nét giữa các nhóm dân cư theo giới
tính, tuổi, nghề nghiệp, trình độ học vấn, điều kiện kinh tế…và có sự chênh
lệch đáng kể giữa các vùng, các khu vực. Mức độ sử dụng rượu trung bình


17

khá cao: 5,1 đv rượu/lần uống; 6,4 đv/ngày và 26,1 đv/tuần, vượt xa ngưỡng
sử dụng rượu an toàn của WHO[8].
Theo “Điều tra Quốc gia về Vị thành niên và thanh niên Việt Nam”
năm 2003 (SAVY I) cho thấy: tỉ lệ URB tăng dần theo độ tuổi; 34,9% ở
nhóm tuổi 14-17; 57,9% ở nhóm tuổi 18-21 và 62,2% ở nhóm tuổi 22-25[2].
“Điều tra Quốc gia về Vị thành niên và thanh niên Việt Nam” lần 2 năm 2009

(SAVY II) cho thấy: tỉ lệ URB tăng dần theo độ tuổi; 47,5% ở nhóm tuổi 1417; 66,9% ở nhóm tuổi 18-21 và 71,2% ở nhóm tuổi 22-25[3]. So sánh kết
quả cho thấy, tỉ lệ URB ngày càng gia tăng và phổ biến ở cả nam và nữ, tỉ lệ
URB ở các độ tuổi cũng có sự gia tăng đáng kể.
Nhìn chung tỉ lệ URB ở Việt Nam là khá cao với độ tuổi trung bình
URB lần đầu thấp, mức độ URB trung bình khá cao. Vấn đề này cần được
quan tâm tìm hiểu, vì URB ở giới trẻ có thể gây nhiều ảnh hưởng nghiêm
trọng, bên cạnh đó hành vi URB có thể được điều chỉnh dễ dàng hơn nếu chưa
thực sự trở thành thói quen.
1.4. Các yếu tố liên quan đến việc uống rƣợu bia
Đã có nhiều nghiên cứu nước ngồi cũng như ở Việt Nam xác định được
nhiều yếu tố liên quan đến việc sử dụng rượu bia.
Theo “Báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới” năm 2014 cho thấy rằng: các
yếu tố như tuổi, giới, tiền sử gia đình với rượu bia và tình trạng kinh tế xã hội
có liên quan đến vấn đề sử dụng rượu bia. Trẻ em, thanh thiếu niên và người
cao tuổi thường dễ bị tác hại của rượu hơn các nhóm tuổi khác. Thêm vào đó,
tuổi bắt đầu sử dụng rượu sớm (trước 14 tuổi) là một yếu tố dự báo về tình
trạng sức khỏe suy yếu bởi vì nó gắn liền với nguy cơ gia tăng nghiện rượu và
lạm dụng rượu sau này, liên quan đến tai nạn giao thông và các chấn thương
khơng chủ ý khác. Ngồi ra, ở những người trẻ tuổi thường ít sợ rủi ro và có
thể tham gia vào nhiều hành vi liều lĩnh trong khi say rượu.


×