Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình và các yếu tố liên quan tại thành phố bà rịa năm 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.44 MB, 108 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

------------

ĐỒN THÁI HỊA

TỶ LỆ THAM GIA
BẢO HIỂM Y TẾ HỘ GIA ĐÌNH
VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN
TẠI THÀNH PHỐ BÀ RỊA NĂM 2017

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CƠNG CỘNG

Thành phố Hồ Chí Minh – 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

------------

ĐỒN THÁI HỊA

TỶ LỆ THAM GIA


BẢO HIỂM Y TẾ HỘ GIA ĐÌNH
VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN
TẠI THÀNH PHỐ BÀ RỊA NĂM 2017
Chuyên ngành: Y tế Công cộng
Mã số: 60720301
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG

Người hướng dẫn khoa học:
TS. TÔ GIA KIÊN

Thành phố Hồ Chí Minh – 2017


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan số liệu trong luận văn này là được ghi nhận, nhập liệu và
phân tích một cách trung thực. Luận văn này khơng có bất kì số liệu, văn bản, tài
liệu đã được Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh hay trường đại học khác chấp nhận
để cấp văn bằng đại học, sau đại học. Luận văn cũng khơng có số liệu, văn bản, tài
liệu đã được công bố trừ khi đã được công khai thừa nhận.

Tác giả luận văn

Đồn Thái Hịa


MỤC LỤC
Đặt vấn đề ..............................................................................................................1
Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................................3
Mục tiêu nghiên cứu ..............................................................................................3

Mục tiêu tổng quát ..............................................................................................3
Mục tiêu chuyên biệt ..........................................................................................3
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN Y VĂN ....................................................................4
1.1 Nhu cầu phát triển BHYT.............................................................................4
1.2 Một số mơ hình tài chính y tế đang đƣợc áp dụng để bao phủ BHYT ........5
1.3 Một số yếu tố ảnh hƣởng việc đóng góp của ngƣời dân cho quỹ
BHYT .................................................................................................................9
1.4 Những yếu tố ảnh hƣởng đến việc bao phủ BHYT toàn dân ở Việt
Nam...................................................................................................................12
1.5 Những nghiên cứu về đặc điểm ngƣời mua BHYT tự nguyện ..................17
1.6 Mơ hình BHYT đang đƣợc xây dựng tại Việt Nam ...................................19
1.7 Một số đặc điểm về cộng đồng nghiên cứu ................................................20
CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP .............................................23
2.1 Giai đoạn 1: Nghiên cứu định lƣợng ..........................................................23
2.2 Giai đoạn 2: Nghiên cứu định tính .............................................................36
2.3 Vấn đề y đức ...............................................................................................38
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ ......................................................................................40
3.1 Tỷ lệ HGĐ mua BHYT ..............................................................................41
3.2 Tỷ lệ những đặc điểm ở HGĐ đối tƣợng BHYT HGĐ ..............................41
3.3 Tỷ lệ những đặc điểm ngƣời đại diện trả lời ..............................................42


3.4 Tỷ lệ những yếu tố ảnh hƣởng....................................................................44
3.5 Mối liên quan giữa tình trạng tham gia với đặc điểm HGĐ, đặc điểm
ngƣời đại diện HGĐ, các yếu tố ảnh hƣởng .....................................................46
3.6 Những lý do và rào cản ngƣời dân Tp. Bà Rịa không mua BHYT
HGĐ tự nguyện.................................................................................................52
3.7 Những mong muốn của ngƣời dân về BHYT HGĐ...................................56
CHƢƠNG 4: BÀN LUẬN...................................................................................58
4.1 Tỷ lệ HGĐ sống tại Tp. Bà Rịa có mua BHYT HGĐ tự nguyện năm

đến tháng 3 năm 2017 .......................................................................................58
4.2 Tỷ lệ những đặc điểm HGĐ .......................................................................58
4.3 Tỷ lệ những đặc điểm ngƣời đại diện trả lời ..............................................60
4.4 Tỷ lệ các đặc điểm của các yếu tố ảnh hƣởng và mối liên quan đơn
biến với tỷ lệ tham gia BHYT HGĐ.................................................................62
4.5 Mối liên giữa các yếu tố với việc mua BHYT HGĐ khi phân tích
bằng mơ hình hồi quy đa biến ..........................................................................64
4.6 Những lý do và rào cản ngƣời dân Tp. Bà Rịa không tham gia BHYT
HGĐ tự nguyện.................................................................................................66
4.7 Những mong muốn của ngƣời dân về BHYT HGĐ...................................69
Điểm mạnh và hạn chế của nghiên cứu ............................................................70
Điểm mới và tính ứng dụng ..............................................................................71
Kết luận và đề xuất...............................................................................................72
Kết luận.............................................................................................................72
Đề xuất ..............................................................................................................74
Tài liệu tham khảo................................................................................................76
Phụ lục


CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BHYT

Bảo hiểm y tế



Ban đầu

BRVT


Bà Rịa Vũng Tàu

CI

Độ tin cậy (confidence interval)

DEFF

Hệ số thiết kế nghiên cứu (Design Effect)

HGĐ

Hộ gia đình

KCB

Khám chữa bệnh

KTC

Khoảng tin cậy

NHS

Dịch vụ sức khỏe nhà nƣớc (National Health
Services)

OR

Odd ratio


PPS

Ƣớc lƣợng phụ thuộc vào độ lớn
(Probability Proportional to Size)

SSH

Hệ thống chăm sóc sức khỏe bảo hiểm xã
hội (Social Security Health care systems)

T4G

Trung tâm truyền thông và giáo dục sức
khỏe tuyến tỉnh.

TP

Thành phố

WHO

Tổ chức sức khỏe thế giới (World Health
Organization)


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Tỷ lệ HGĐ mua BHYT ...................................................................... 41
Bảng 3.2: Tỷ lệ những đặc điểm HGĐ đối tƣợng BHYT HGĐ ......................... 41
Bảng 3.3: Tỷ lệ những đặc điểm ngƣời trả lời đại diện HGĐ ............................ 42

Bảng 3.4: Tỷ lệ các đặc điểm các yếu tố ảnh hƣởng .......................................... 44
Bảng 3.5: Mối liên quan giữa tình trạng tham gia với đặc điểm HGĐ .............. 46
Bảng 3.6: Mối liên quan giữa tình trạng tham gia với đặc điểm ngƣời đại diện 47
Bảng 3.7: Mối liên quan giữa tình trạng tham gia với kiến thức ........................ 48
Bảng 3.8: Mối liên quan giữa tình trạng tham gia với cảm nhận. ...................... 49
Bảng 3.9: Mối liên quan giữa tình trạng tham gia với các yếu tố tác động........ 50
Bảng 3.10: Mối liên quan giữa tỷ lệ tham gia BHYT HGĐ với đặc điểm đối
tƣợng nghiên cứu kiểm sốt bằng mơ hình hồ quy đa biến ................................ 51


1

Đặt vấn đề
Gánh nặng chi phí cho việc sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe cộng
với mất thu nhập do bệnh tật có thể làm cho những ngƣời có mức sống
trung bình trở thành nghèo[6].
BHYT là chính sách cơng bằng văn minh nhân đạo mà tất cả các quốc
gia muốn phát triển đều cần thực hiện nếu khơng có bao cấp y tế. Do đó,
BHYT đƣợc xem nhƣ cơng cụ để thực hiện công bằng y tế, văn minh,
chống phân hóa giàu nghèo nhờ khả năng mở rộng mối quan hệ giữa ngƣời
chi trả dịch vụ và ngƣời cung cấp dịch vụ y tế, khả năng chuyển từ hình
thức chi trả thụ động sang hình thức chi trả đƣợc hoạch định.
BHYT là vấn đề không mới ở nƣớc ta, nhƣng qua hơn 20 năm thực
hiện, từ việc ngƣời dân nhận biết, tiếp cận, tham gia và sử dụng BHYT vẫn
còn nhiều vấn đề cần đƣợc cải thiện[15]. Đối tƣợng cần đƣợc chú trọng để
nâng cao tỷ lệ tham gia là nhóm đối tƣợng tự nguyện, vì đây là nhóm đối
tƣợng quyết định sự tăng trƣởng bền vững của chƣơng trình.
Bên cạnh đó, BHYT sẽ mất đi phần lớn ý nghĩa nếu khơng có sự tham
gia của tồn bộ cộng đồng. Cũng nhƣ quỹ BHYT sẽ rất khó bền vững nếu
tất cả những ngƣời tham gia không tham gia trên tinh thần tự nguyện.

Trong nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam ta
hiện nay, Y tế cũng nhƣ các thành phần kinh tế khác, Nhà nƣớc khơng bao
cấp tồn bộ. Để chăm lo sức khỏe nhân dân, nhà nƣớc triển khai BHYT ở
một số nhóm đối tƣợng từ năm 1992 và bắt đầu triển khai BHYT toàn dân
từ 2008. Với chủ trƣơng tăng cƣờng năng lực khám chữa bệnh áp dụng kỹ
thuật tiên tiến hiện đại đồng thời đảm bảo công bằng y tế và khả năng tiếp
cận dịch vụ y tế đến toàn dân. Nhƣng để ngƣời dân cùng các cơ quan triển
khai BHYT, cơ quan ban hành các quy định về BHYT, cơ quan cấp thẻ
BHYT, cơ quan khám chữa bệnh BHYT triển khai thực hiện BHYT toàn
dân phù hợp với hai tinh thần cốt lõi của BHYT là trách nhiệm với cộng


2

đồng và bảo vệ bản thân thì cịn rất nhiều rào cản, rào cản cả ở phía ngƣời
dân và cả ở phía Nhà nƣớc[10, 15].
Phía Nhà nƣớc thời gian gần đây đã ban hành nhiều quy định cụ thể,
sửa đổi bổ sung luật BHYT, mở rộng mạng lƣới cung cấp thẻ BHYT, hỗ
trợ phí mua BHYT cho một số nhóm đối tƣợng thể hiện quyết tâm khắc
phục các rào cản đến mục tiêu BHYT tồn dân.
Phía đối tƣợng có tính chất tự nguyện, các năm gần đây báo chí vẫn
phản ánh rất nhiều ngƣời khỏe mạnh không tự nguyện mua BHYT với lý
do họ ít mắc bệnh; Nhiều ngƣời bệnh mạn tính mua BHYT vì chi phí y tế
đã vƣợt quá khả năng chi trả của bản thân, rào cản ở đây là nhận thức.
Ngồi ra, thơng tin về nơi bán BHYT, nơi cung cấp thông tin giải đáp thắc
mắc về BHYT cũng hạn chế. KCB bằng BHYT phải đến đúng nơi đăng ký
KCB, phải chờ đợi lâu. Hơn nữa, một số ngƣời tin rằng trả tiền mặt khi
KCB sẽ đƣợc đối xử tốt hơn là dùng thẻ BHYT[10].
Hiện nay, theo khuyến cáo của tổ chức sức khỏe thế giới (WHO) về
yếu tố ảnh hƣởng đến mục tiêu BHYT toàn dân[10], nhà nƣớc chủ trƣơng

thúc đẩy phát triển Y tế bằng cách nâng cao chất lƣợng dịch vụ, từng bƣớc
giảm trợ cấp kinh phí Y tế và từng bƣớc tăng giá viện phí, tăng giá dịch vụ
KCB. Triển khai đồng thời với BHYT tồn dân, tăng viện phí sẽ là yếu tố
ảnh hƣởng tham gia BHYT có tính chất tự nguyện.
Nhƣ vậy, nếu ngƣời dân thuộc nhóm BHYT có tính chất tự nguyện ở
cộng đồng nào vẫn chậm tham gia thì có lẽ họ sẽ là nhóm bị bỏ lại phía sau
của chính sách. Khi đó, ngƣời có thu nhập khá sẽ không thực hiện trách
nhiệm với cộng đồng, ngƣời có thu nhập thấp sẽ phải đối mặt với nhiều
hơn các vấn đề về sức khỏe mà họ có nguy cơ mắc phải.
Năm 2017, Thành phố Bà Rịa đƣợc giao chỉ tiêu tỷ lệ tham gia Bảo
hiểm Y tế đạt 82,45%. Nhƣ vậy, vẫn còn một khoảng cách để đạt đƣợc tỷ lệ
bao phủ bảo hiểm Y tế toàn dân. Và nhóm bảo hiểm Y tế Hộ gia đình tự


3

nguyện chiếm đa số trong tỷ lệ 17,55% dân số chƣa tham gia Bảo hiểm Y
tế còn lại.
Nhận thức rõ tầm quan trọng và ý nghĩa của BHYT toàn dân, trong
bối cảnh chính sách BHYT HGĐ vừa mới đƣợc triển khai, với mong muốn
góp phần giảm tỉ lệ ngƣời dân khơng tham gia BHYT tính chất tự nguyện
bằng các khuyến cáo can thiệp, nhất là ở khía cạnh giáo dục sức khỏe,
chúng tôi thực hiện đề tài nghiên cứu BHYT HGĐ tại thành phố Bà Rịa,
một trong hai thành phố thuộc tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.
Câu hỏi nghiên cứu
Tỷ lệ hộ gia đình mua Bảo hiểm Y tế Hộ gia đình tại Thành phố Bà
Rịa đến tháng 3 năm 2017 là bao nhiêu? Lý do nào dẫn đến việc mua và
khơng mua Bảo hiểm Y tế Hộ gia đình?
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát

Xác định tỷ lệ hộ gia đình có mua Bảo hiểm Y tế Hộ gia đình đến
tháng 3 năm 2017 và những yếu tố liên quan đến việc mua Bảo hiểm Y tế
Hộ gia đình tại thành phố Bà Rịa.
Tìm hiểu những lý do và rào cản ngƣời dân Thành phố Bà Rịa không
mua Bảo hiểm Y tế Hộ gia đình tự nguyện.
Mục tiêu chuyên biệt
1. Xác định tỷ lệ tham gia Bảo hiểm Y tế Hộ gia đình đến tháng 3 năm
2017.
2. Xác định các yếu tố liên quan đến việc mua Bảo hiểm Y tế Hộ gia
đình tự nguyện.
3. Tìm hiểu những lý do và rào cản ngƣời dân Thành phố Bà Rịa
không mua Bảo hiểm Y tế Hộ gia đình tự nguyện.


4

4. Tìm hiểu mong muốn của ngƣời dân khi mua Bảo hiểm Y tế Hộ gia
đình.
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN Y VĂN
1.1 Nhu cầu phát triển BHYT
Thầy thuốc lý tƣởng là những ngƣời nhƣ Asclepius (hoặc thần),
Hippocrates hay Hải Thƣợng Lãn Ơng. Đó là những ngƣời dám từ bỏ mình để
cứu sống con ngƣời, hoặc rất am hiểu, tận tâm và cống hiến để cứu chữa bệnh
nhân, nghiên cứu các vấn đề liên quan đến sức khỏe mà không mong nhận lại
gì cho mình ngồi sự tơn trọng đáng đƣợc có, không phân biệt xuất thân của
bệnh nhân đối xử với họ công bằng; hoặc tận tâm với bệnh nhân để mƣu cầu
sức khỏe cho họ, mà không mảy may lo cho lợi ích của riêng, đang đêm bệnh
nhân gọi thì tự cho mình có bổn phận phải đến, bệnh nhân bệnh do suy nhƣợc
đói nghèo thì cho họ lƣơng thực ăn. Đây có thể đƣợc xem nhƣ mơ hình y tế lý
tƣởng, hay mơ hình y tế khơng tài chính.

Thế nhƣng có vấn đề nảy sinh là khơng phải ai sinh ra cũng là thầy
thuốc. Nếu xã hội cần nhiều thầy thuốc, xã hội phải thoả mãn những nhu cầu
của những ngƣời sẽ theo đuổi và sống với nghề thầy thuốc, đó là nhu cầu cơ
bản, nhu cầu an tồn, nhu cầu hịa nhập xã hội, nhu cầu đƣợc tơn trọng và nhu
cầu đƣợc khẳng định. Hay nói đơn giản, thầy thuốc cũng cần bệnh nhân trả
công xứng đáng.
Thế nhƣng lại có vấn đề là: “bao nhiêu là xứng đáng?” khi mà “sức khỏe
là tình trạng khỏe mạnh hồn tồn cả về thể chất và tinh thần chứ không chỉ là
việc khơng có bệnh hay tật nguyền”. Nghĩa là rất khó để tìm ra một phƣơng
án chi trả giữa cộng đồng thầy thuốc và cộng đồng bệnh nhân ở thế cân bằng
phù hợp. Nếu chi trả quá nhiều cho thầy thuốc thì sẽ quá sức chi trả của bệnh
nhân, nghĩa là cộng đồng sẽ có những ngƣời ốm mà khơng đƣợc chữa. Ngƣợc
lại, nếu chi trả quá ít cho thầy thuốc thì sẽ thiếu thầy thuốc, và thầy thuốc có


5

muốn cũng không thể điều trị đầy đủ theo nhu cầu bệnh nhân và kết quả cũng
tƣơng tự nhƣ trƣờng hợp trên, cộng đồng sẽ có những ngƣời ốm mà khơng
đƣợc chữa.
Nhƣ vậy, mơ hình trả tiền túi (Out of Pocket) cho dịch vụ y tế là mơ hình
y tế xuất hiện sớm nhất vẫn đƣợc áp dụng cho đến nay là mơ hình kém cơng
bằng trong chăm sóc y tế do sẽ có nhiều ngƣời khơng thể tiếp cận dịch vụ y tế
cần thiết.
Hơn nữa, khi xem xét đến hiệu quả. Nhƣ trả trƣớc theo kiểu góp quỹ sẽ
tiết kiệm hơn trả sau sau khi sử dụng dịch vụ y tế; Nên tập trung trả cho hoạt
động dự phòng bệnh tật, phòng ngừa dịch bệnh hơn là tập trung trả cho hoạt
động điều trị bệnh tật, giải quyết dịch bệnh; Và nên có một bên thứ ba chi trả
cho thầy thuốc sau khi thẩm định sự phù hợp và chất lƣợng dịch vụ thầy thuốc
cung cấp cho bệnh nhân hơn là để bệnh nhân trả tay trao tay cho thầy thuốc.

Thực tế, nghiên tài chính đã đƣợc đƣa vào khoa học y tế để trả lời các
câu hỏi[6]:
(1) Làm cách nào để xây dựng nguồn kinh phí cho các hoạt động y tế?
(2) Phân bổ kinh phí đã có cho các giai đoạn nào của hệ thống y tế?
(3) Phân bổ tiền công, tiền lƣơng lao động cho các cá nhân tham gia vào
hệ thống chăm sóc sức khỏe thế nào?
1.2 Một số mơ hình tài chính y tế đang đƣợc áp dụng để bao phủ BHYT
Rất khó để trả lời dứt khoát, và hiện nay, với từ 194 đến hơn 200 quốc
gia và vùng lãnh thổ có cách thức khác nhau cho việc trả lời các câu hỏi trên.
Tuy nhiên, theo báo cáo của WHO năm 2016 về giám sát sức khỏe vì mục
tiêu phát triển bền vững cho thấy tuổi thọ trung bình của các quốc gia chênh
lệch đáng kể, nhƣ tuổi thọ trung bình của Nhật Bản là 83,7; Thụy Sĩ là 83,4;
Ca-na-đa là 82,2 trong khi đó Sierra Leon (quốc gia Châu Phi) chỉ 50,1; An-


6

gô-la là 52,4; và Somalia là 55,0 [20]. Mặt khác, trẻ em ở các nƣớc cận Sa-hara có tỷ lệ tử vong dƣới 5 tuổi cao hơn gấp 12 lần trẻ em ở các khu vực thuộc
các nƣớc phát triển [19]. Dó đó, việc tính tốn nguồn vốn y tế; chi phí y tế;
dịch vụ y tế; mạng lƣới y tế là vấn đề quan trọng ở tất cả các quốc gia và cấp
thiết ở rất nhiều quốc gia. Trong năm 2012, đại hội đồng Liên hiệp quốc,
trong khuôn khổ Nghị quyết về BHYT toàn dân, kêu gọi các thành viên “đảm
bảo hệ thống tài chính y tế phát triển để có thể tránh những khoản thanh tốn
trực tiếp đáng kể khi KCB và có thể bao gồm giải pháp đóng góp quỹ tài
chính trả trƣớc chi các chi phí y tế và dịch vụ cũng nhƣ một cơ chế làm giảm
rủi ro phải trả một chi phí chăm sóc sức khỏe quá sức dẫn đến nghèo hóa khi
phải dùng đến chăm sóc y tế khi họ thực sự cần thiết”[17].
Lời kêu gọi trên ngồi việc cho thấy tính quan trọng và cấp thiết của việc
bao phủ BHYT toàn dân, còn cho thấy BHYT cần đƣợc xem xét rộng ra nhƣ
là một mơ hình tài chính y tế, trong đó trách nhiệm xây dựng và phát triển mơ

hình trƣớc hết thuộc về chính phủ chứ khơng thể gói gọn là một quỹ đƣợc
đóng góp bởi một nhóm ngƣời.
Thực vậy, thế kỷ 19, chính phủ Anh với sự đóng góp của nhà Kinh tế xã
hội học William Henry Beveridge (1879-1963), với các tác phẩm chính:
“Social Insurance and Allied Services”(1942); “Full Employment in a Free
Society” (1944); và “Voluntary Action” (1948), đã cho thực hiện chƣơng
trình bảo hiểm xã hội mơ hình Beveridge. Triết lý của mơ hình này là “xã hội
chăm sóc con ngƣời từ khi sinh ra đến khi chết đi”. Triết lý này xuất phát trên
quan điểm xã hội là một nhà máy và mọi ngƣời là công nhân, nhân viên. Do
đó, xã hội dễ dàng đánh thuế trên thu nhập cá nhân của mỗi cơng nhân, và
trích phần lớn thuế đó cho chăm sóc y tế. Ngồi việc xây dựng quỹ, nhà nƣớc
cịn quản lý ln việc đầu tƣ cho y tế cũng nhƣ cách chi trả dịch vụ y tế. Theo
mơ hình này, hệ thống y tế cơng lập chiếm ƣu thế so với y tế dân lập, và thậm
chí y tế dân lập cũng khơng thu tiền trực tiếp của bệnh nhân, mà họ sẽ nhận


7

chi phí dịch vụ từ chính phủ với điều kiện dịch vụ y tế mà họ cung cấp là
đúng quy định của chính phủ[6].
Mơ hình y tế này có ƣu điểm tuyệt vời khi cân nhắc việc đầu tƣ y tế ở
các khâu quan trọng để phòng bệnh từ xa. Hơn nữa, tránh đƣợc việc lạm dụng
kỹ thuật y tế khơng thích đáng, do hệ thống y tế và quỹ bảo hiểm đều do nhà
nƣớc quản lý. Và cả 2 điều này đều dẫn đến tiết kiệm đƣợc chi phí tồn xã
hội[8]. Ngồi Anh, Cuba cũng thực hiện mơ hình tài chính y tế này.
Tuy nhiên, nếu nền kinh tế của quốc gia bao gồm nhiều thành phần đa
dạng, và hệ thống đánh thuế chƣa đủ năng lực thu đủ hoặc khi nền kinh tế còn
quá non yếu, và tỷ lệ thất nghiệp cao, ngân sách quốc gia chật vật thì những
điều này sẽ dẫn đến khó khăn cho việc xây dựng quỹ. Dẫu sao, mơ hình này
cũng đƣợc hình thành trên quan điểm mọi ngƣời dân đều là những cơng nhân

hoặc nhân viên, và Beveridge đã đệ trình một mơ hình kinh tế y tế cho một
chính phủ Anh có khả năng đánh thuế cơng bằng.
Trƣớc đó, tại Đức, Otto Eduard Leopold von Bismarck (1815-1898), thủ
tƣớng đầu tiên của nƣớc Đức sáng lập mơ hình kinh tế y tế đƣợc đặt tên theo
tên ơng, mơ hình kinh tế y tế Bismarck trong nỗ lực thiết lập một nƣớc Đức
hùng mạnh. Mơ hình đƣợc bắt đầu thực hiện với việc thơng qua dự luật “Bảo
hiểm ốm đau” (1883). Theo đó, đối tƣợng tham gia chính là ngƣời lao động
cơng nghiệp Đức, chi phí KCB sẽ đƣợc chi trả từ quỹ do ngƣời lao động và
ngƣời chủ sử dụng lao động đóng góp, nghĩa là đóng góp quỹ là từ ngƣời
nhận lƣơng và trả lƣơng. Nhà nƣớc cũng không tham gia trực tiếp vào việc
quản lý quỹ. Ở mơ hình này, quỹ bảo hiểm phát triển vững chắc và chỉ mở
rộng theo nhu cầu và số lƣợng ngƣời tham gia, điểm tập trung cốt lõi của mơ
hình này là tiếp cận theo hƣớng phát triển tăng dần. Do đó, ở mơ hình này quỹ
là có tính chất linh hoạt và bền vững. Ngồi ra mơ hình này cũng có lợi điểm
là diện bao phủ y tế rộng khắp. Tuy nhiên do tính chất hàng hóa cung-cầu, sẽ
xẩy ra sự thiếu cân đối mức độ phát triển giữa các vùng miền, giá dịch vụ y tế


8

thiếu thống nhất, hơn nữa là sự khan thiếu do “cầu” có trƣớc “cung”, điều này
khơng thể chấp nhận với dạng hàng hóa đặc biệt này. Vì vậy, tuy khơng cần
trực tiếp quản lý quỹ và hệ thống y tế, nhƣng nhà nƣớc sử dụng mơ hình này
ln đối mặt với vấn đề cơng bằng trong chăm sóc tế, vấn đề đầu tƣ phát triển
y tế.[8]
Và trong quá trình phát triển diện bao phủ chăm sóc y tế rộng khắp
(health universal coverage) các nhà hoạt định chính sách đã khơng ngừng
tranh luận: “liệu mơ hình nào tốt hơn?”.
Để trả lời cho câu hỏi này, nghiên cứu của Jouke Van der Zee và
Madelon W Kroneman (2007) so sánh 2 nhóm gồm 17 nƣớc Tây Âu đã trải

qua 2 mơ hình kinh tế y tế trên ở các chỉ số đầu ra của dịch vụ y tế để xem xét
liệu chỉ số đầu ra của dịch vụ y tế ở nhóm các nƣớc theo mơ hình tài chính y
tế dựa vào thuế (National Health Services, viết tắt NHS) hay nhóm các nƣớc
theo mơ hình tài chính dựa vào đóng góp từ tiền lƣơng (Social Security
Health care systems, viết tắt SSH) sẽ tốt hơn. Trong đó, nhóm các nƣớc theo
mơ hình SSH là: Áo, Bỉ, Pháp, Đức, Hy Lạp (cho đến 1982), Ý (cho đến
1977), Lúc-Xăm-Bua, Hà Lan, Bồ Đào Nha (cho đến 1978), Tây Ban Nha
(cho đến 1985) và Thụy Sĩ, so sánh với nhóm các nƣớc theo mơ hình NHS là:
Đan Mạch, Phần Lan, Hy Lạp (kể từ 1983), Ai Len, Ý (kể từ 1978), Na Uy,
Bồ Đào Nha (từ 1979), Tây Ban Nha (kể từ 1986), Thụy Điển, Anh. Chỉ số
đầu ra đƣợc xem xét đến là nhƣ tỷ suất tử vong chung, tỷ suất chết sơ sinh và
số năm kỳ vọng sống lúc sinh, chi phí y tế trên thu nhập bình quân đầu ngƣời
và phần trăm tổng thu nhập quốc dân chi cho y tế, mức độ hài lịng của ngƣời
dân ở hai nhóm nƣớc trên.
Kết quả nghiên cứu chỉ ra về các chỉ số đầu ra y tế, có sự khác biệt thấp
về tỷ suất tử vong chung ở hai nhóm nƣớc NHS và SSH, nhóm nƣớc SSH có
tỷ suất chết chung trung bình qua các năm thấp hơn khoảng 5% nhƣng sự
khác biệt này không tuyến tính ổn định. Tỷ suất chết sơ sinh từ năm 1982 đến


9

1998 ở nhóm nƣớc NHS thấp hơn. Từ năm 1999 đến 2004 sự khác biệt trung
bình giữa hai nhóm nƣớc này là không đáng kể. Và số năm kỳ vọng sống lúc
sinh tính từ 1980 đến 2002 thì nhóm nƣớc SSH có số năm kỳ vọng sống lúc
sinh cao hơn khoảng 0,5 năm. Chi phí y tế cho đầu ngƣời ở nhóm nƣớc SSH
cao hơn nhóm NHS. Và phần trăm tổng thu nhập quốc dân chi cho y tế cũng
tăng nhiều hơn ở nhóm nƣớc SSH. Về hài lịng của ngƣời dân, hai phần ba
ngƣời dân ở nhóm nƣớc SSH rất hài lòng hoặc tƣơng đối hài lòng với hệ
thống chăm sóc sức khỏe so với chỉ một phần hai dân số ở nhóm nƣớc NHS.

Tuy nhiên, nghiên cứu khơng trả lời dứt khoát SSH hay NHS tốt hơn.
Nhƣng nghiên cứu góp phần thảo luận các vấn đề kết cục sức khỏe, chi phí
chăm sóc, mức độ hài lịng của bệnh nhân để các quốc gia phát triển cũng nhƣ
đang phát triển trong q trình triển khai BHYT tồn dân xây dựng mơ hình
hệ thống tài chính y tế phù hợp.[18]
1.3 Một số yếu tố ảnh hƣởng việc đóng góp của ngƣời dân cho quỹ BHYT
Một nghiên cứu khác bàn về vấn đề giải quyết việc huy động nguồn vốn
cho y tế. Nghiên cứu của Shirin Nosratnejad, Arash Rashidian và David Mark
Dror (2016) các tác giả muốn đi tìm lời giả đáp cho câu hỏi: ngƣời dân ở các
nƣớc thu nhập trung bình và thấp sẵn lịng đóng góp bao nhiêu phần trăm thu
nhập cho BHYT của họ? Và các yếu tố nào liên quan với ngƣời dân tích cực
đóng góp cho BHYT?
Theo yêu cầu mục tiêu đặt ra, tác giả tìm đƣợc 1411 bài báo bằng cách
nhập từ khóa vào cơ sở dữ liệu, nhƣng phải loại ra 68 bài báo trùng lắp và loại
ra 1196 bài báo không phù hợp yêu cầu mục tiêu xét theo tiêu đề bài báo. Sau
đó xem xét tóm tắt của 147 bài báo, và loại ra 97 bài báo không phù hợp yêu
cầu mục tiêu xét theo tóm tắt bài báo. Sau đó, xem xét tồn văn của 50 bài
báo, và loại 35 bài báo khỏi nghiên cứu sau khi xem xét tồn văn thấy khơng
phù hợp u cầu mục tiêu. Vậy có 15 bài báo giữ lại và bổ xung vào nghiên
cứu 8 bài báo đƣợc tìm thấy qua các trích dẫn, nên có 23 bài báo cịn lại. Xem


10

xét lại tính trùng lắp và loại 5 bài báo vì có liên quan đến cùng 1 chủ đề, đƣa
vào công cụ đánh giá chất lƣợng nghiên cứu của các bài báo cịn lại thì loại
thêm 2 bài báo khơng đạt. Nhƣ vậy, nghiên cứu tiến hành phân tích trên 16
nghiên cứu còn lại[17]. Các nghiên cứu đƣợc thực hiện tại các quốc gia: Ấn
Độ, Ghana, Trung Quốc, Buốc-ki-na Pha-xô, I-răn, Ca-ma-run, Việt Nam, Eti-ô-phi-a, Băng-la-đét. Các nghiên cứu đƣợc thực hiện trên đối tƣợng cá nhân
hoặc đối tƣợng HGĐ.

Từ kết quả phân tích dữ liệu tổng hợp (meta-analysis) từ 10 nghiên cứu ở
đối tƣợng cá nhân cho thấy ngƣời dân sẵn sàng chi trả trung bình 1,39% (95%
CI: 1,34-1,44). Từ kết quả phân tích dữ liệu tổng hợp (meta-analysis) từ 4
nghiên cứu ở đối tƣợng HGĐ cho thấy ngƣời dân sẵn sàng chi trả trung bình
2,16% (CI 95%: 1,83-2,50).
Và các yếu tố liên quan ngƣời dân tích cực đóng góp cho BHYT gồm 5
nhóm yếu tố đƣợc xem xét. Yếu tố về nhân khẩu học nhƣ: giới, tuổi, tình
trạng hơn nhân, số lƣợng thành viên trong gia đình, có con dƣới 5 tuổi. Yếu tố
kinh tế xã hội nhƣ: thu nhập, trình độ học vấn, nghề nghiệp, sống ở nông
thôn. Yếu tố tiếp cận dịch vụ y tế: khoảng cách từ nhà đến cơ sở y tế. Yếu tố
nhận thức nhu cầu dịch vụ y tế nhƣ: chi phí y tế trong quá khứ, kinh nghiệm
trong quá trình nhập viện, tình trạng sức khỏe kém. Yếu tố kinh nghiệm có
bảo hiểm.
Theo kết quả nghiên cứu, về yếu tố nhân khẩu học, tình trạng hơn nhân
và có con dƣới 5 tuổi khơng liên quan đến việc tích cực đóng góp. Trong khi
đó, nam giới và quy mơ gia đình đơng ngƣời có liên quan thuận đến việc tích
cực đóng góp. Tuy nhiên, tuổi già có tƣơng quan ngƣợc đến việc tích cực
đóng góp.
Về yếu tố kinh tế xã hội, mức thu nhập và trình độ học vấn cao, giáo dục
tiểu học hoặc giáo dục bậc cao có liên quan đến việc tích cực đóng góp.


11

Nhƣng việc sống ở nơng thơn và tình trạng việc làm chƣa thể khẳng định
trong nghiên cứu này.
Tƣơng tự, yếu tố tiếp cận dịch vụ y tế chƣa thể khẳng định trong nghiên
cứu này.
Yếu tố nhận thức nhu cầu dịch vụ y tế, tình trạng sức khỏe kém và một
kinh nghiệm trong q trình nhập viện có liên quan thuận đến việc tích cực

đóng góp BHYT.
Và yếu tố kinh nghiệm có bảo hiểm cũng có liên quan thuận đến việc
tích cực đóng góp BHYT.
Kết luận của nghiên cứu gợi ý cho việc tính tốn tổng mức huy động từ
BHYT tự nguyện nên thấp hơn 2% tổng thu nhập bình quân đầu ngƣời. Và
mối liên quan giữa cao tuổi và sự tích cực đóng góp BHYT gợi ý về việc
giảm mức giá BHYT và phát triển hoạt động phổ biến kiến thức và nâng cao
nhận thức cho ngƣời dân. Nghiên cứu cịn cho thấy, HGĐ có tình trạng kinh
tế thấp sẽ rất khó đóng góp xây dựng quỹ bảo hiểm cho chi phí y tế cần thiết,
điều này gợi ý các nƣớc thu nhập thấp và trung bình khơng thể dựa vào đối
tƣợng tự nguyện. Nhƣng để mở rộng bao phủ y tế tồn dân để bảo vệ họ thì
phải khuyến khích BHYT tự nguyện, đồng thời tìm các nguồn đóng góp khác
cho quỹ chi phí y tế[17].
Điêu này lại đƣa các nhà hoạch định chính sách tài chính y tế về với câu
hỏi áp dụng mơ hình Beverdge và mơ hình Bismarck nhƣ thế nào để phát
triển hệ thống y tế và bao phủ y tế tồn dân? Nói cách khác, xây dựng quỹ
bảo hiểm từ thuế hay từ tiền lƣơng ngƣời có việc làm thu nhập để phát triển
vững vàng hệ thống y tế và bao phủ y tế toàn dân bền vững?


12

1.4 Những yếu tố ảnh hƣởng đến việc bao phủ BHYT toàn dân ở Việt
Nam
Nghiên cứu của Ngan Do, Juhwan Oh và Jin-Seok Lee phân tích những
điểm mạnh và những thành tựu tích cực trong việc phát triển bao phủ BHYT
toàn dân của Hàn Quốc và chỉ ra các điểm tƣơng đồng làm bài học kinh
nghiệm cho việc xây dựng mơ hình tài chính y tế cũng nhƣ phát triển bao phủ
BHYT toàn dân tại Việt Nam[15].
Hàn Quốc hoàn thành mục tiêu BHYT toàn dân với chỉ sau 26 năm tính

từ khi có luật BHYT, so với 127 năm của Đức và 118 năm của Bỉ. BHYT
Hàn Quốc bắt đầu với việc cơng bố có bồi thƣờng cho ngƣời lao động và một
chƣơng trình BHYT tự nguyện vào năm 1963, việc này cũng tƣơng tự áp
dụng mơ hình Bismarck, nhƣng chƣơng trình này khơng khả thi. Đạo luật
BHYT sửa đổi vào năm 1977 bắt đầu kỷ nguyên BHYT bắt buộc ở Hàn
Quốc, bắt đầu cho các công ty làm việc trên 500 cơng nhân, sau đó mở rộng
cho 300 (năm 1979), 100 (năm 1981), 16 (năm 1983). Việc mở rộng đối
tƣợng bắt buộc tiếp tục cho đối tƣợng có nghề nghiệp tự do ở nông thôn (năm
1988) và nghề nghiệp tự do ở thành thị (năm 1989).[15]
Hàn Quốc đã phát triển BHYT trong thời kỳ tăng trƣởng cao và ổn định
của nền kinh tế, khi chính phủ, doanh nghiệp và ngƣời dân đều có tình trạng
thu nhập đang gia tăng, tạo thuận lợi cho việc xây dựng quỹ BHYT. Sự cơng
nghiệp hóa tạo ra nhiều cơng nhân có việc là vào nhiều đô thị, cho phép mở
rộng dần đối tƣợng bắt buộc. Đó là những yếu tố thuận lợi về kinh tế, nhân
khẩu, xã hội văn hóa, chính trị giúp Hàn Quốc phát triển nhanh BHYT toàn
dân.
Tuy nhiên để đạt đƣợc điều đó, Hàn Quốc đã nỗ lực thực hiện những
chiến lƣợc hiệu quả:


13

Hàn Quốc đã tăng thuế thuốc lá, thuế rƣợu và chuyển vào quỹ BHYT.
Năm 2010, số tiền này chiếm 3,1% doanh thu BHYT Hàn Quốc, làm tăng tính
ổn định của quỹ trong bối cảnh mở rộng diện bao phủ. Bài học ngƣợc lại với
Mông Cổ, nƣớc này đạt 95% dân số BHYT năm 1996 nhƣng có xu hƣớng thu
hẹp số ngƣời tham gia do sự mất cân đối về tài chính.
Về mức đóng góp, mức đóng góp đối với HGĐ đƣợc tính tốn trên cơ sở
đánh giá thu nhập của ngƣời lao động và đánh giá thu nhập và tài sản cho
ngƣời có thu nhập khơng phải từ trả lƣơng[15].

Đơn vị HGĐ đƣợc chú trọng trong việc mở rộng đối tƣợng tham gia, bao
gồm thành viên có thu nhập và khơng có thu nhập trong HGĐ. Nhờ đó, trong
khoảng thời gian ngắn, một số lƣợng lớn ngƣời dân tham gia BHYT qua kênh
này. Trong gia đình, ngồi ngƣời có thu nhập từ lƣơng và không từ lƣơng,
những ngƣời phụ thuộc khơng phải đóng góp[15]. Tuy nhiên, do ƣu tiên cao
trong việc mở rộng mức độ bao phủ, dẫn đến gia tăng việc trả tiền túi và hạn
chế khả năng bảo vệ tài chính của BHYT.
Hàn Quốc đã thực hiện một chiến dịch “tiếp thị xã hội” tích cực, theo đó,
các đại lý bảo hiểm đã chủ động đến thăm mỗi HGĐ để giới thiệu lợi ích của
việc đƣợc bảo hiểm đồng thời trong quá trình gia tăng diện bao phủ bảo hiểm
bắt buộc. Phƣơng tiện truyền thông đại chúng đƣợc sử dụng hiệu quả để
quảng cáo, tranh luận công khai, và thậm chí đƣa các thơng điệp vào phim
truyền hình[15].
Những điều trên cho thấy, Hàn Quốc đã xây dựng mô kình tài chính y tế
bằng việc kết hợp hài hịa các phƣơng thức khác nhau. Xây dựng quỹ chi trả y
tế khơng đơn thuần thuế hay tiền lƣơng hay đóng góp tự nguyện của ngƣời
tham gia bảo hiểm mà kết hợp cả 3. Nhà nƣớc quy định rõ mức đóng góp
cũng nhƣ danh mục chi trả dịch vụ y tế, tính tốn cụ thể mức đóng góp cũng


14

nhƣ thỏa thuận mức chi trả hợp lý nhất cho từng dịch vụ y tế và đƣợc điều
chỉnh thƣờng xuyên[3, 15].
Từ nghiên cứu trên, tác giả cũng nêu lên những nét tƣơng đồng và khác
biệt về hoàn cảnh của Việt Nam và Hàn Quốc trong bối cảnh Việt Nam đang
triển khai BHYT từ sau thời kỳ đổi mới đến này và đang trong giai đoạn thực
hiện BHYT toàn dân.
Tác giả nhận thấy Việt Nam có những nét tƣơng đồng với Hàn Quốc để
thúc đẩy nhanh BHYT tồn dân nhƣ tình trạng thu nhập của ngƣời dân, năng

lực của bộ máy hành chính cơng và sự cam kết chính trị mạnh mẽ về an sinh
xã hội.
Tuy nhiên, nghiên cứu cũng chỉ ra những hạn chế của mơ hình tài chính
y tế Việt Nam, chủ yếu là ở giai đoạn đóng góp quỹ y tế. Theo đó, cách tính
đóng góp trên mức lƣơng tối thiểu cố định (4,5% mức lƣơng cơ bản) vẫn hạn
chế khả năng chi trả của một số đông ngƣời dân, nói cách khác, mức đóng
BHYT vẫn cịn q đắt so với mức thu nhập của nhiều ngƣời. Sự lựa chọn
ngƣợc xẩy ra do nhiều yếu tố nhƣ dịch vụ chăm sóc y tế bảo hiểm thấp, thời
gian chờ đợi lâu và các khoản thanh tốn khơng chính thức, hoặc danh mục
các dịch vụ đƣợc BHYT không đƣợc cập nhật thƣờng xuyên. Theo đó, những
ngƣời cần sử dụng dịch vụ y tế nhiều hơn sẽ đăng ký tham gia BHYT đông
đảo hơn. Về lâu về dài tạo nên một quỹ y tế kém bền vững[15].
Kết luận của nghiên cứu, tác giả khuyến nghị Việt Nam xem xét những
điểm tƣơng đồng để hƣởng lợi trong phát triển bảo hiểm y tế tồn dân thơng
qua tham khảo những bài học kinh nghiệm từ Hàn Quốc. Điều đó cũng hàm ý
cho thấy Việt Nam nên xây dựng một mơ hình tài chính y tế kết hợp hài hòa
cho phù hợp với điều kiện thực tế và đạt đƣợc mục tiêu bao phủ y tế toàn dân
bền vững.


15

Một báo cáo “nghiên cứu khả năng thực hiện BHYT tồn dân” của nhóm
tác giả Tống Thị Song Hƣơng, Trần Văn Tiến, Phan Văn Toàn, Vũ Nữ Anh,
Nguyễn Hải Nhƣ thuộc Vụ BHYT Bộ Y tế cho thấy trong lộ trình bao phủ y
tế tồn dân: khả năng bao phủ y tế ở nhóm đối tƣợng là khơng đồng đều, đối
tƣợng tham gia BHYT dần đƣợc bổ sung qua các giai đoạn, và khuyến nghị
một số yếu tố liên quan đến bao phủ sức khỏe tồn dân.
Những nhóm đối tƣợng có khả năng bao phủ 100% là “ngƣời lao động
thuộc đơn vị hành chính sự nghiệp và doanh nghiệp quốc doanh”; “đối tƣợng

đƣợc Ngân sách nhà nƣớc, quỹ bảo hiểm xã hội đóng BHYT”. Những nhóm
đối tƣợng khó bao phủ 100% là “lao động trong các doanh nghiệp ngoài quốc
doanh”; “học sinh, sinh viên”; “thân nhân ngƣời lao động”. Những nhóm đối
tƣợng rất khó bao phủ 100% là “ngƣời thuộc HGĐ cận nghèo”; “Ngƣời thuộc
HGĐ nơng dân có mức sống trung bình”; “xã viên hợp tác xã, hộ kinh doanh
cá thể”; “lao động tự do khu vực thành thị”.
Đối tƣợng tham gia BHYT dần đƣợc bổ sung qua các giai đoạn qua các
năm. Tƣơng tự cách làm của Hàn Quốc, chính phủ Việt Nam cũng dần mở
rộng đối tƣợng thuộc diện BHYT bắt buộc từ khi bắt đầu thực hiện theo nghị
định 299 và đến luật BHYT năm 2014 quy định bắt buộc các nhóm đóng
BHYT. Cịn lại những ngƣời khơng thuộc các nhóm bắt buộc, đƣợc khuyến
khích tham gia BHYT HGĐ. Trong đó, HGĐ khi tham gia BHYT đƣợc giảm
trừ mức phí theo số thành viên, chỉ ngƣời thứ nhất đóng 100% mức giá (4,5%
lƣơng cơ bản) lần lƣợt là từ ngƣời thứ hai đóng 70%, ngƣời thứ ba đóng 60%,
ngƣời thứ tƣ đóng 50%, ngƣời thứ năm trở đi đóng 40% so với ngƣời thứ
nhất[14].


16

Biểu đồ 1. Lộ trình bao phủ các đối tƣợng tham gia BHYT từ 1992 –
2014 (Nguồn: Vụ bảo hiểm Y tế, Bộ Y tế-2011)[10]
Báo cáo nghiên cứu cũng chỉ ra, tƣơng ứng với việc mở rộng đối tƣợng
thuộc diện bắt buộc, số lƣợng và tỷ lệ tham gia bảo hiểm diện bắt buộc cũng
gia tăng, bên cạnh đó số lƣợng ngƣời tham gia BHYT diện tự nguyện giảm do
chuyển từ đối tƣợng tự nguyện sang bắt buộc[10]. Và số liệu này khơng cho
phép suy luận liệu tính tích cực tham gia BHYT tự nguyện của ngƣời dân
tăng lên hay giảm xuống.



17

Biểu đồ 2: Số ngƣời tham gia BHYT từ năm 1993 đến 2010 theo nhóm
BHYT bắt buộc và tự nguyện (triệu ngƣời). (Nguồn: Vụ bảo hiểm Y tế, Bộ Y
tế-2011)[10]
Về các khuyến nghị các yếu tố liên quan đến bao phủ sức khỏe toàn dân,
báo cáo nghiên cứu cũng chỉ ra nhƣ: Quy định về giá dịch vụ y tế chậm đƣợc
sửa đổi và cập nhật theo hƣớng tính đúng, tính đủ; Vai trị chủ động tích cực
của các cơ quan cấp tỉnh và huyện trong công việc mở rộng đối tƣợng BHYT;
Công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về BHYT, nhất là kiến
thức về nghĩa vụ và quyền lợi của ngƣời tham gia; Giá thành (mức đóng)
BHYT, hay tính tiếp cận về mức giá; Và khả năng đáp ứng tốt dịch vụ y tế
bảo hiểm của các cơ sở y tế[10]. Nói cách khác, các yếu tố liên quan đến khả
năng mở rộng là “tính tiếp cận BHYT”; “kiến thức và nhận thức ngƣời dân về
BHYT”; và “khả năng đáp ứng của dịch vụ y tế bảo hiểm”.
1.5 Những nghiên cứu về đặc điểm ngƣời mua BHYT tự nguyện
Củng cố yếu tố khả năng đáp ứng của dịch vụ y tế bảo hiểm ảnh hƣởng
đến tham gia BHYT. Nghiên cứu của Liu X, Tang S, Yu B, Phuong NK, Yan
F, Thien DD và cộng sự đƣợc tiến hành ở Việt Nam và Trung Quốc nhằm so
sánh và đo lƣờng tính cơng bằng trong tiếp cận dịch vụ y tế của ngƣời dân
tham gia BHYT ở khu vực nông thôn, trong bối cảnh 2 nƣớc đã và đang nỗ


18

lực phát triển chăm sóc sức khỏe BHYT khi vực nông thôn trong hai thập
niên kể từ thời kỳ đổi mới, đã cho kết quả rào cản chính ở Việt Nam theo
nghiên cứu là dịch vụ y tế kém, với than phiền chính là chờ đợi lâu và danh
mục thuốc chƣa nhƣ mong muốn.
Đồng thời, khi so sánh hai nhóm tham gia và khơng tham gia BHYT, thì

nhận thấy nhóm tham gia BHYT có tỷ lệ bệnh mạn tính cao hơn, trong khi đó,
tỷ lệ bệnh cấp tính khơng khác biệt. Theo nghiên cứu, điều này cho thấy có
yếu tố “chọn lựa ngƣợc” của ngƣời tham gia BHYT ở Việt Nam[16]. Tuy
nhiên, nghiên cứu trên cũng chỉ ra do cỡ mẫu ở Việt Nam hạn chế nên chƣa
đại diện đầy đủ cho các đối tƣợng tham gia BHYT ở Việt Nam.
Mô tả thêm các yếu tố ảnh hƣởng, nghiên cứu của Nguyễn Văn Chinh,
Nguyễn Đỗ Nguyên “Đặc điểm ngƣời mua BHYT cộng đồng tại Thành phố
Hồ Chí Minh 4 tháng đầu năm 2005 và các yếu tố liên quan”, đăng trong tạp
chí “Chuyên đề Các yếu tố xã hội quyết định sức khỏe”, năm 2009 tiến hành
so sánh hai nhóm có BHYT tự nguyện và khơng có BHYT tự nguyện cho kết
quả, có mối liên quan giữa thu nhập bản thân và mua BHYT; và cũng có mối
liên quan giữa việc dễ dàng tiếp cận địa điểm với mua BHYT; có mối liên
quan giữa việc có ngƣời trong gia đình sử dụng BHYT với việc mua BHYT;
và có sự liên quan giữa tình trạng bệnh mạn tính với việc ngƣời dân mua
BHYT. Nghiên cứu đƣợc thiết kế theo phƣơng pháp bệnh chứng, nhƣng tác
giả khá dè dặt trong việc suy luận mối quan hệ nhân quả có lẽ do tác giả nhận
thấy khó kiểm sốt sai lệch thơng tin về yếu tố tiếp xúc và yếu tố kết cục
trong nghiên cứu, dẫn đến thiếu thuyết phục khi đề xuất các giải pháp để giải
quyết nguyên nhân. Tuy nhiên, nghiên cứu gợi ý một số yếu tố liên quan thích
đáng khi quan sát hiện tƣợng ngƣời dân tự nguyên tham gia BHYT[7].
Nghiên cứu của Mã Bửu Cầm “Các yếu tố liên quan đến tham gia BHYT
tự nguyện ở ngƣời dân phƣờng Tân Quý, Quận Tân Phú, Thành Phố Hồ Chí
Minh” cho thấy khơng có mối liên quan giữa tình trạng bệnh mạn tính với


×