Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Tình hình bệnh cầu trùng trên đàn gà cáy củm tại trại chăn nuôi hợp tác xã thuộc xã tức tranh, huyện phú lương, tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.95 MB, 75 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NÔNG THỊ HÀ NAM
Tên chuyên đề:
TÌNH HÌNH BỆNH CẦU TRÙNG TRÊN ĐÀN GÀ CÁY CỦM
TẠI TRẠI CHĂN NUÔI HỢP TÁC XÃ THUỘC XÃ TỨC TRANH
HUYỆN PHÚ LƯƠNG TỈNH THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo:

Chính quy

Chun ngành: Thúy
Khoa:

Chăn ni Thú y

Khóa học:

2016 - 2021

Thái Nguyên, năm 2020


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NÔNG THỊ HÀ NAM


Tên chuyên đề:
TÌNH HÌNH BỆNH CẦU TRÙNG TRÊN ĐÀN GÀ CÁY CỦM
TẠI TRẠI CHĂN NUÔI HỢP TÁC XÃ THUỘC XÃ TỨC TRANH
HUYỆN PHÚ LƯƠNG TỈNH THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo:

Chính quy

Chuyên ngành:

Thúy

Lớp:

K48 - TY - N03

Khoa:

Chăn ni Thú y

Khóa học:

2016 - 2021

Giảng viên hướng dẫn: TS. Bùi Thị Thơm

Thái Nguyên, năm 2020



i
LỜI CẢM ƠN
Sau quá trình học tập tại trường và sau 6 tháng thực hiện đề tài tại cơ
sở, đến nay em đã hoàn thành bản luận văn tốt nghiệp này. Em xin bày tỏ
lòng biết ơn trân thành và sâu sắc tới Ban Giám hiệu trường Đại học Nông
Lâm Thái Nguyên, phòng đào tạo, Ban Chủ nhiệm Khoa Chăn nuôi – Thú y
đã tạo điều kiện hỗ trợ, giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập và nghiên
cứu đề tài này.
Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, em xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô,
cùng các bác, anh, chị quản lý trong trại chăn nuôi hợp tác xã thuộc Chi
nhánh Nghiên cứu và Phát triển động thực vật bản địa – Cơng ty Cổ phần
khai khống miền núi tại xóm Gốc Gạo, xã Tức Tranh, huyện Phú Lương,
tỉnh Thái Nguyên đã tận tình hướng dẫn, động viên và tạo mọi điều kiện
thuận lợi cho em trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu tại cơ sở.
Đặc biệt, em xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo TS. Bùi
Thị Thơm, người đã trực tiếp hướng dẫn và đã giúp đỡ em trong thời gian
tiến hành đề tài cũng như hoàn thành bản luận văn này.
Cuối cùng em xin trân thành cảm ơn tới gia đình, bạn bè đã động viên
và giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu.
Em xin cam đoan đây là cơng trình do chính em nghiên cứu dưới sự
hướng dẫn của cô giáo TS. Bùi Thị Thơm. Các số liệu, kết quả nêu trong
luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kì cơng trình
nào khác. Mọi thơng tin trích dẫn đều được ghi rõ nguồn gốc.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 09 tháng 10 năm 2020
Sinh viên

Nông Thị Hà Nam



ii

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. i
MỤC LỤC ....................................................................................................... ii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ...................................................................... v
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................. vi
DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................. vii
Phần 1 MỞ ĐẦU ........................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................. 1
1.2. Mục đích đề tài ......................................................................................... 2
1.3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài .................................... 3
1.3.1. Ý nghĩa khoa học .................................................................................. 3
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn ................................................................................... 3
Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................... 4
2.1. Điều kiện cơ sở thực tập........................................................................... 4
2.1.1. Thuận lợi ............................................................................................... 5
2.1.2.Khó khăn ................................................................................................ 5
2.2. Một số hiểu biết về giống gà nuôi tại trang trại ....................................... 5
2.3. Những hiểu biết về bệnh cầu trùng gà ..................................................... 7
2.3.1. Căn bệnh, vị trí ký sinh ......................................................................... 7
2.3.2. Phân loại, hình thái và đặc tính sinh học của cầu trùng. ....................... 8
2.3.3. Vòng đời .............................................................................................. 11
2.3.4. Đặc điểm dịch tễ.................................................................................. 15
2.3.5. Cơ chế sinh bệnh ................................................................................. 18
2.3.6. Sự miễn dịch của bệnh cầu trùng gà ................................................... 20
2.3.7. Điều kiện gà mắc bệnh ........................................................................ 21
2.3.8. Triệu chứng ......................................................................................... 21



iii

2.3.9. Bệnh tích ............................................................................................. 23
2.3.10. Chẩn đốn.......................................................................................... 25
2.3.11. Điều trị bệnh ...................................................................................... 26
2.3.12. Phòng bệnh ........................................................................................ 30
2.4. Nghiên cứu trong nước và ngồi nước ................................................... 32
2.4.1. Tình hình nghiên cứu trong nước........................................................ 32
2.4.2. Tình hình nghiên cứu ngồi nước ....................................................... 33
Phần 3. ĐỐI TƯỢNG – NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU .............................................................................................................. 35
3.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................. 35
3.2. Địa điểm thực hiện đề tài ....................................................................... 35
3.3. Thời gian thưc hiện đề tài ...................................................................... 35
3.4.Nội dung nghiên cứu ............................................................................... 35
3.4.1. Nghiên cứu tình hình chăn ni và cơng tác thú y tại trang trại ......... 35
3.4.2. Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ bệnh cầu trùng trên đàn gà Cáy
Củm tại trang trại........................................................................................... 35
3.4.3. Nghiên cứu các đặc điểm bệnh lý và lâm sàng bệnh cầu trùng gà ..... 35
3.4.4.Nghiên cứu các biện pháp phòng và điều trị bệnh cầu trùng ............... 35
3.5. Phương pháp nghiên cứu........................................................................ 36
3.5.1. Phương pháp thu thập số liệu .............................................................. 36
3.5.2. Phương pháp bố trí lấy mẫu ................................................................ 36
3.5.3. Phương pháp lấy mẫu .......................................................................... 37
3.5.4. Phương pháp xét nghiệm mẫu và xác định các chỉ tiêu theo dõi ........ 37
3.5.5. Nghiên cứu đặc điểm bệnh lý và lâm sàng bệnh cầu trùng ở gà Cáy
Củm ............................................................................................................... 38
3.5.6.Sử dụng thuốc phòng và điều trị bệnh cầu trùng cho gà...................... 38

3.5 7. Phương pháp xử lý số liệu................................................................... 39


iv

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ......................... 40
4.1. Tình hình chăn ni, cơng tác thú y tại trại ........................................... 40
4.1.1.Tình hình chăn ni ............................................................................. 40
4.1.2. Cơng tác thú y tại trại .......................................................................... 40
4.2. Tình hình bệnh cầu trùng trên đàn gà nuôi tại trang trại trong thời gian
thực tập (21/11/2019 – 20/05/2020).............................................................. 44
4.2.1.Tình hình gà Cáy Củm nuôi tại trại chăn nuôi hợp tác xã động vật quý
hiếm mắc bệnh cầu trùng trong thời gian thực tập........................................ 44
4.2.2. Tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng theo lứa tuổi của gà .................... 45
4.2.3. Tỷ lệ và cường dộ cầu trùng theo phương thức chăn nuôi. ................ 50
4.3. Đặc điểm bệnh lý và lâm sàng bệnh cầu trùng gà.................................. 52
4.3.2. Tổn thương đại thể ở cơ quan tiêu hóa do cầu trùng gây ra ............... 54
4.4. Biện pháp phòng và điều trị bệnh cầu trùng .......................................... 55
4.4.1. Hiệu lực của thuốc phòng bênh cầu trùng........................................... 55
4.4.2. Hiệu lực của thuốc điều trị bệnh cầu trùng cho gà ............................. 56
4.4.3. Đánh giá độ an toàn của thuốc điều trị bệnh cầu trùng....................... 57
4.4.4. Đề xuất biện pháp phòng trị bệnh cầu trùng cho gà ........................... 58
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ......................................................... 60
5.1. Kết luận .................................................................................................. 60
5.2. Đề nghị ................................................................................................... 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 62
MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRONG QUÁ TRÌNH THỰC TẬP


v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

STT

Tên đầy đủ

Tên viết tắt

1

%

Tỷ lệ phần trăm

2

ha

Hecta

3

Cs

Cộng sự

4

E. acervulina


Emeria acervulina

5

E. coli

Escherichia coli

6

E. hagani

Emeria hagani

7

E. maxima

Emeria maxima

8

E. mivati

Emeria mivati

9

E. necatrix


Emeria necatrix

10

E. praecox

Emeria praecox

11

E. tenella

Emeria tenella

12

E.brunetti

Emeria brunetti

13

g

Gram

14

kg


Kilôgam

15

Nxb

Nhà xuất bản

16

tr.

Trang

17

TS

Tiến sĩ


vi

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Hình thái đặc tính sinh học của các loại cầu trùng gà .................. 10
Bảng 3.1. Bố trí lấy mẫu phân theo tháng ..................................................... 36
Bảng 3.2. Bố trí lấy mẫu phân theo lứa tuổi ................................................. 36
Bảng 3.3: Bảng bố trí lấy mẫu phân theo phương thức chăn nuôi ............... 37
Bảng4.1. Lịch dùng vaccine cho gà Cáy củm tại trại ................................... 42

Bảng 4.2. Lịch sử dụng thuốc tại trang trại ................................................... 42
Bảng 4.3. Kết quả phòng bệnh bằng công tác vệ sinh, bằng thuốc và bằng
vaccine tại trại ............................................................................................... 43
Bảng 4.4. Tình hình bệnh cầu trùng trên đàn gà ........................................... 44
từ ngày 21/11/2019 – 20/05/2020 ................................................................. 44
Bảng 4.5. Tỷ lệ và cường độ nhiễm bệnh cầu trùng theo lứa tuổi của gà .... 46
Bảng 4.6. Tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng gà theo phương thức chăn
nuôi ................................................................................................................ 50
Bảng 4.7.Tỷ lệ và những biểu hiện lâm sàng của gà nhiễm cầu trùng ......... 52
Bảng 4.8. Hiệu quả của thuốc phòng bệnh cầu trùng cho gà ........................ 55
Bảng 4.9. Hiệu lực của thuốc điều trị bệnh cầu trùng cho gà ....................... 56
Bảng 4.10. Đánh giá độ an toàn của thuốc điều trị cầu trùng ....................... 58


vii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Vịng đời phát triển của cầu trùng ................................................. 14
Hình 4.1. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm cầu trùng theo lứa tuổi của gà ...................... 48
Hình 4.2.Biểu đồ cường độ nhiễm cầu trùng theo lứa tuổi gà ...................... 49
Hình 4.3. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm cầu trùng theo phương thức chăn ni ......... 51
Hình 4.4: Biểu đồ cường độ nhiễm cầu trùng theo từng phương thức chăn
nuôi ................................................................................................................ 52


1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề

Gần một thế kỷ qua ngành chăn nuôi gia cầm đã được nước ta quan
tâm và phát triển mạnh cả về số lượng và chất lượng. Chăn ni gia cầm
chiếm một vị trí quan trọng trong chương trình cung cấp protein động vật
cho con người. Sự phát triển của ngành gia cầm cũng sẽ kéo theo sự phát
triển của nhiều ngành nghề khác như: công nghệ thức ăn chăn nuôi, công
nghệ chế biến thực phẩm, công nghệ sinh học trong nuôi dưỡng, nhân giống
và ấp trứng nhân tạo, công nghệ sản xuất thiết bị chuyên nghành, công nghệ
giết mổ và chế biến các sản phẩm gia cầm,….Các sản phẩm phụ của chăn
nuôi gia cầm như lơng, phân, chất độn chuồng, phụ phẩm ở lị ấp và lò mổ…
cũng được tận dụng với hiệu quả cao.
Gà Cáy Củm hay còn gọi là gà Cúp hay gà không phao câu là một
giống gà nội được nuôi từ rất lâu đời tại khu vực miền núi phía Bắc Việt
Nam. Chúng mang nhiều đặc tính di truyền quý hiếm, chúng là giống gà đặc
sản, được nuôi từ lâu ở Hà Giang, Cao Bằng. Giống gà này được đưa vào
diện bảo tồn nguồn gen quý hiếm.
Gà Cáy Củm đang ngày càng giảm dần về số lượng, cịn lại rất ít được
nuôi rải rác tại một số hộ dân của người dân tộc H’mơng ở vùng sâu, vùng
xa, địa hình hẻo lánh. Ở đây ngành chăn ni nói chung và ngành chăn ni
gia cầm nói riêng thì chưa phát triển nên cịn gặp phải nhiều khó khăn như
phương thức chăn ni cịn cổ hủ, người chăn ni cịn thiếu kinh nghiệm,
chưa có đầu tư đúng mức vào vấn đề mơi trường và vệ sinh an tồn sinh học
và cơ chế chính sách của nhà nước chưa thỏa đáng trong việc hỗ trợ cho
người chăn nuôi. Thực trạng chăn nuôi này đã đặt ra cho ngành thú y rất


2
nhiều vấn đề cần giải quyết, đó là dịch bệnh ngày càng nhiều đa dạng và
phức tạp đã gây thiệt hại không nhỏ về kinh tế, ảnh hưởng đến sản lượng và
chất lượng người chăn ni. Ngồi những bệnh truyền nhiễm thường gặp
như newcastle, tụ huyết trùng, cúm gia cầm, gumboro,...cịn thấy nhiều bệnh

kí sinh trùng. Các bệnh kí sinh trùng tuy không phát thành dịch lớn, gây chết
hàng loạt như bệnh truyền nhiễm nhưng làm cho gà kém ăn hoặc bỏ ăn,giảm
chất lượng thịt, trứng nếu khơng được phịng trị kịp thời sẽ gây thiệt hại rất
lớn về kinh tế, trong đó có bệnh cầu trùng. Cầu trùng ký sinh và phá hủy tế
bào biểu mô ruột làm cho gà bỏ ăn, lơng xù, cánh xã, phân lỗng lẫn máu
tươi, giảm năng xuất và hiệu quả chăn nuôi, tạo cơ hội cho những bệnh kế
phátxâm nhập. Bệnh không chỉ phổ biến ở nước ta mà còn xuất hiện ở khắp
nơi trên thế giới. Đã có nhiều nhà khoa học nghiên cứu các biện pháp phòng
trị bệnh cầu trùng gà.
Tuy nhiên cho đến thời điểm hiện nay việc áp dụng các quy trình
phịng và trị bệnh cầu trùng vẫn cịn nhiều vấn đề chưa giải quyết được, căn
bệnh vẫn còn đang trong tình trạng đáng lo ngại.
Xuất phát từ nhu cầu cấp bách của chăn nuôi hiện nay, chúng tôi tiến
hành nghiên cứu đề tài: “Tình hình bệnh cầu trùng trên đàn gà Cáy Củm
tại trại chăn nuôi hợp tác xã thuộc xã Tức tranh huyện Phú Lương tỉnh
Thái Nguyên”.
1.2. Mục đích đề tài
- Xác định được tình hìnhnhiễm bệnh cầu trùng trên đàn gà cáy củm
tại trại chăn nuôi hợp tác xã huyện Phú Lương.
- Xác định đặc điểm bệnh lý, lâm sàng của gà bị bệnh cầu trùng.
- Xác định được thuốc phòng, biện pháp phòng và điều trị bệnh cầu
trùng có hiệu quả cao, từ đó đề ra các biện pháp phòng và trị bệnh cầu trùng
cho gà giúp người chăn nuôi đạt hiệu quả cao.


3
1.3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
Nghiên cứu đề tài để có những thơng tin khoa học bổ sung và hoàn
thiện về đặc điểm dịch tễ, bệnh lý và lâm sàng, biện pháp phịng trị bệnh cầu

trùng có hiệu quả cho gà tại trại chăn nuôi hợp tác xã huyện Phú Lương và
gà khác dòng ở địa phương khác.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả đề tài là cơ sở để khuyến cáo người chăn nuôi gà áp dụng các
biện pháp phòng và trị bệnh cầu trùng, nhằm hạn chế tỷ lệ nhiễm bệnh ở gà,
hạn chế thiệt hại do bệnh cầu trùng gây ra góp phần nâng cao năng xuất
trong chăn nuôi gà.


4

Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Điều kiện cơ sở thực tập
Trại chăn nuôi động vật bán hoang dã nằm trên địa bàn xã Tức Tranh,
thuộc sự quản lý của Chi nhánh NC&PT động thực vật bản địa – Công ty Cổ
phần khai khoáng miền núi. Trại được xây dựng năm 2006 trên diện tích 6
ha trong đó bao gồm:
- Diện tích dành cho xây dựng nhà ở và nhà kho:

0,05 ha

- Diện tích trồng cây ăn quả:

2 ha

- Diện tích dành cho chăn ni lợn:

0,15 ha


- Diện tích dành cho chăn ni gà:

0,2 ha

- Diện tích trồng cỏ:

2,5 ha

- Diện tích dành cho chăn ni hươu nai:

0,1 ha

- Diện tích dành cho chăn ni ngựa:

1,0 ha

Các ngành sản xuất chính của trại bao gồm:
Trồng trọt một số cây ăn quả chủ yếu là bưởi và ổi, ngồi ra cịn trồng
thêm lê, mận, mít: Trồng và sản xuất các loại cỏ để phục vụ chăn nuôi và
cung cấp giống ra thị trường.
Chăn nuôi một số động vật như: Gà Cáy Củm, hươu Sao, lợn rừng, ngựa
bạch, trong đó:
- Chăn ni hươu: Đây là hai đối tượng được nuôi sớm ở trại, hiện trại
có 10 con hươu. Đàn hươu được ni nhốt trong chuồng có sân vận động,
mục đích sản xuất con giống và lấy nhung.
- Hiện trại có 150 con lợn, có 1 đực giống, 12 lợn nái sinh sản, 8 lợn nái
hậu bị, còn lại là lợn con theo mẹ, lợn con cai sữa và lợn choai. Mục đích ni
đàn lợn chủ yếu là nghiên cứu, sản xuất con giống và bán lợn thịt ra thị trường.



5
- Chăn nuôi ngựa bạch: Từ tháng 4 năm 2009 trại cho nhập 24 con
ngựa bạch về nuôi với mục đích sinh sản, tạo sản phẩm ngựa bạch và cao
ngựa bạch cung cấp cho thị trường.
- Tổng đàn gà cáy củm là 561 con, được ni theo hình thức chăn thả và
bán chăn thả.
2.1.1. Thuận lợi
- Địa bàn thực tập tốt nghiệp là một cơ sở với diện tích rộng, khí hậu
thuận lợi cho phái triển trồng trọt và chăn nuôi.
- Cơ sở vật chất của trại khá đầy đủ, đội ngũ cán bộ kỹ thuật khá nhiệt
tình, có kinh nghiệm trong điều hành sản xuất và hướng dẫn khoa học kỹ thuật.
- Chính sách phát triển của nhà nước đã tạo điều kiện cho nền kinh tế
phát triển, nhiều chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, đầu tư cho nơng
nghiệp đã đem lại lợi ích thiết thực cho người dân.
2.1.2.Khó khăn
Cơ sở thục tập đặt tại trại xã Tức Tranh là một xã trung du miền núi
có địa hình phúc tạp, đân cư thưa, phân bố khơng đều gây khó khăn cho
cơng tác quản lý và sản xuất, cùng với đó là q trình bê tơng hóa đường gia
thơng cịn chậm ảnh hưởng một phần khơng nhỏ tới hoạt động sản xuất và đi
lại của người dân.
Công tác tiêm phịng trên đàn vật ni của những gia đình, thơn xóm
xung quanh cơ sở chăn ni chưa được triệt để, vệ sinh phòng dịch chưa tốt
tiềm ẩn nguy cơ cho cơ sở.
2.2. Một số hiểu biết về giống gà nuôi tại trang trại
* Gà Cáy Củm
Gà Cáy Củm là một trong những giống vật nuôi bản địa mang nhiều
đặc tính di truyền q, chúng có diện tích phân bố khá hẹp. Hiện nay, gà
Cáy Củm chỉ được phát triển tại một số tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam
như Cao Bằng, Hà Giang với số lượng nhỏ được rải rác trong các nông hộ.



6
Hiện nay đã và đang được nuôi và nhân giống tại trại chăn nuôi hợp tác xã
Tức Tranh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Ngun.
Gà Cáy Củm có màu lơng đa dạng giống gà Ri: lơng màu vàng nhạt
có sọc nâu, xám hoa mơ,vàng có đen ánh xanh cánh xả đen… lơng mượt và
nhiều màu. Lúc mới nở và cịn nhỏ con trống và con mái có màu lơng đa
dạng, khi trưởng thành con trống có màu lơng rực rỡ, đẹp mắt, màu sắc lông
đa dạng như nâu đỏ, đen pha đỏ thẫm, xám, trắng, lá chuối khơ…; con mái
có bộ lơng mềm sáng có màu vàng, nâu, xám, trắng sọc đen. Gà có mào đơn
(mào cờ), có răng cưa, mào dâu, mào đỏ và phát triển triển mạnh ở con
trống, con mái có mào kém phát triển hơn. Gà có mắt màu đen, nâu. Dái tai
màu trắng đỏ, trắng. Gà có móng chân dài sắc, màu sắc chân chủ yếu màu
vàng một số màu đen, nâu. Cánh phát triển bay nhảy tốt, hình dáng cơ thể
nhỏ gọn và đặc biệt có phần đi cụp (khơng có phao câu) khác biệt hẳn với
các giống gà khác.
Người ta cho rằng chúng là gà khơng có phao câu vì phao câu gà
khơng lồi ra, thực ra gà Cáy Củm có phao câu nhưng là phao câu chìm, vẫn
có khả năng sinh sản và phát triển tốt.Khi sờ thử không hề thấy cục thịt ở
cuống đuôi của giống lông vũ này, kể cả khi vạch hết lơng đi con gà để
nhìn tận mắt, sờ tận tay. Chỗ sau cùng của nó nhẵn nhụi, vuốt đều tay từ
lưng tuột xuống đến bụng.
Giống gà này mang những đặc điểm di truyền quý như phẩm chất thịt
ngọt, giòn, thơm ngon đặc trưng. Người ta cho rằng tại những thứ ngon lành
vốn tích ở phao câu đều đã ngấm hết vào xương thịt. Gà Cáy Củm có sức
sống và bản năng sinh tồn mãnh liệt, có khả năng thích nghi và chống chịu
thời tiết tốt, thích hợp ni cả bốn mùa trong năm. Có thể chăn ni theo
phương thức ni nhốt, bán chăn thả, thích hợp với quy mơ hộ gia đình,
trang trại và bán trang trại. khối lượng trưởng thành chỉ 1,3 – 1,5 kg gà mái
còn ở gà trống 1,6 – 1,8 kg. Con mái đẻ trứng sớm (150 ngày đẻ quả trứng



7
đầu tiên) khối lượng trứng trung bình 48 gram, chất lượng trứng nhiều lòng
đỏ thơm ngon hấp dẫn.
2.3. Những hiểu biết về bệnh cầu trùng gà
2.3.1. Căn bệnh, vị trí ký sinh
Bệnh cầu trùng gà là một bệnh phổ biến ở khắp nơi trên thế giới. Theo
Johannes Kaufmann (1996), bệnh cầu trùng ở gà được coi là vấn đề lớn thứ
hai sau bệnh do vi trùng gây nên. Đặc điểm quan trọng của cầu trùng gà là
vòng đời rất ngắn (5 – 7 ngày), khơng cần kí chủ trung gian. Bệnh cầu trùng
gây tác hại lớn cho chăn nuôi gà, nhất là chăn nuôi với mật độ cao. Tỷ lệ
chết cao từ 50 – 70% số gà mắc bệnh. Ở Mỹ, hàng năm bệnh này đã gây tổn
hại tới 10 triệu đô la (pellerdy, 1965).Bệnh thường gây tác hại lớn đối với gà
con từ 1 tuần đến 3 tháng tuổi. Gà con sau khi bị bệnh khó hồi phục sức
khỏe, chậm lớn. Gà trưởng thành phần lớn mắc bệnh ở thể mãn tính hoặc là
vật mang cầu trùng, làm giảm sản lượng thịt và trứng. Theo Nguyễn Thị
Kim Lan và cs, (1999) [4].
Bệnh cầu trùng là một loại bệnh ký sinh trùng truyền nhiễm rất nguy
hiểm ở động vật nuôi thuần chủng, thú hoang và con người, do một nhóm
nguyên sinh động vât đơn bào ngành Protozoa, lớp Sporozoa, bộ Coccidia
thuộc họ Eimeriidae chủng Eimeria và Isospora gây ra.
Cầu trùng ở gà thuộc 2 giống:
 Giống Eimeria: phân bố rộng rãi, đã tìm được trên 100 lồi gây
bệnh cho gia súc, gia cầm.
 Giống Isospora: ít gặp hơn
Có 9 loại cầu trùng thuộc giống Eimeria gây thiệt hại lớn cho gà và đã
được công bố. Gà thường nhiễm hỗn hợp nhiều loại cầu trùng. Chúng
thường kí sinh chủ yếu ở tế bào biểu bì ruột của gà. Một số lồi kí sinh ở phần
trên của ruột non , có lồi kí sinh ở manh tràng và trực tràng. Sức gây bệnh của

chúng khác nhau, biến đổi bệnh lý ở nơi ký sinh cũng không giống nhau.


8
2.3.2. Phân loại, hình thái và đặc tính sinh học của cầu trùng.
Vị trí của cầu trùng gà trong hệ thống phân loại động vật học, các lồi
cầu trùng kí sinh ở Việt Nam đã được nhiều tác giả đề cập đến.
Phân loại cầu trùng kí sinh ở gà như sau:
Ngành nguyên sinh động vật Protozoa
Lớp Sporozoasida
Bộ Eucoccidiorida
Họ Eimeriidae
Giống Isospora và giống Eimeria.
Trong những năm gần đây có rất nhiều cơng trình nghiên cứu về bệnh
cầu trùng gà trong đó có Nguyễn Văn Quang và Nguyễn Thị Kim Lan
(2005) [13].
Cầu trùng là động vật đơn bào có hình thái đa dạng phụ thuộc vào
từng lồi cầu trùng như hình ovan, bầu dục, trịn,....Chúng kí sinh chủ yếu ở
tế bào biểu bì ruột của nhiều loại gia súc kể cả con người và đặc biệt là ở
gia cầm.
Về phân loại ký sinh trùng trong họ Eimeriidae đã được nhiều tác giả
đề cập tới. Tuy nhiên cách phân loại cầu trùng chủ yếudựavào một số đặc điểm
cấu tạo của nang trứng (Oocyst), số lượng các Sporocyst trong nang trứng khi
phát hiện bào tử, vật ký chủ, vị trí ký sinh và cách gây bệnh. Cầu trùng gà do
gần 10 chủng Eimeria gây ra nhưng chủ yếu thường gặp 9 loại sau:
- Loài Eimeria tenella: ký sinh ở manh tràng chúng không những ký
sinh ở trên bề mặt niêm mạc mà còn thâm nhập sâu vào các lớp của Mucose
thuộc đoạn ruột già và trực tràng. Các nỗn nang có hình Ovan, vỏ bọc có
màu trứng xám hoặc xanh nhạt, khơng có lỗ sinh dục, tại một nửa của nỗn
nang có nhân phân cc, kớch thc ca noón nang t 22,6 ì 19,0àm, q

trình tạo thành bào tử nang ở mơi trường bên ngồi kéo dài 24 – 48 giờ.Đây
là lồi có tính độc cao, rất phổ biến.


9
- Loài Eimeria mitis: ký sinh ở ruột non, ruột già chúng ký sinh ở phần
giữa ruột non là chủ yếu. Nỗn nang có dạng hình trịn, vỏ bọc khơng màu,
khơng nhân phân hạt, kích thước nhỏ: 16,2 × 15,5 µm, thời gian hình thành bào
tử nang trong mơi trường bên ngồi là 48 giờ. Đây là lồi có độc lực thấp.
- Loài Eimeria necatricx: ký sinh ở ruộtnon là chủ yếu, kí sinh manh
tràng. Nỗn nang có hình trịn hoc Ovan v nhõn phõn ht, kớch thc nh
16,7ì 14,2àm, vỏ cứng và bà tử nang hình thành trong 48 giờ. Đây là lồi có
tính độc cao nhưng ít phổ biến.
- Loài Eimeria acercvulina: ký sinh tại vùng tá tràng và vùng đầu ruột
non. Các nỗn nang có hình quả trứng gà hoặc hình ovan, đầu nhỏ của nỗn
nang có một Micoropyl, đầu to có nhân phân cực, vỏ bọc nhn, kớch thc
ca noón nang l 19,5 ì 14,3àm, thi gian hình thành bào tử nang ở mơi
trường bên ngồi là 21 giờ. Đây là lồi có độc lực thấp.
- Loài Eimeria praecox: ký sinh ở đầu ruột non là chủ yếu. Nỗn nang
có hình bầu dục vỏ cứng khơng màu, nhân phân cực nằm ở một bên cạnh
hoặc xen giữa các ngun bào tử, kích thước nhỏ: 21,2 × 17,0µm, thời gian
tạo thành bào tử nang là 24 – 48 giờ.
- Loài Eimeria mivatti: ký sinh ở trực tràng. Nang trứng hình trứng
hay hình bầu dục, chúng khơng có màu, ở một trong hai đầu nang trứng có
lỗ nỗn, bên cạnh còn thấy cả hạt cực, độ lớn nang trng thay i t 15,6
ì13,4àm, thi gian sinh bo t 18 – 24 giờ. Đây là loài gây bệnh yếu.
- Loài Eimeria maxima: ký sinh trong các tế bào biểu bì bề mặt và các
lớp sâu của Mucose ở ruột non, ký sinh ở phần giữa ruột non là chủ yếu.
Nỗn nang có hình quả trứng hoặc hình ovan, vỏ bọc xù xì, màu vàng nhạt,
tại đầu nhỏ của nỗn nang có một Micoropyl và dưới nó là nhân phân ht,

kớch thc ca noón nang l 29,3 ì 22,6àm, õy là loại nỗn nang lớn, thời
gian hình thành bào tử nang ở mơi trường bên ngồi cơ thể là 48 giờ. Đây là
lồi có tính độc yếu.


10

- Loài Eimeria brunette: thời kỳ phát triển nội sinh chủ yếutrong ruột
già, đơi khi kí sinh ở phần cuối ruột non, trực tràng, lỗ huyệt. Các nang trứng
hình bầu dc, khụng mu, cú ln 20,7 ì 18,1àm, sinh sản bào tửkết thúc
sau 24 giờ. Đây là loại có tính độc cao nhưng ít phổ biến.
- Lồi Eimeria Hagani: kí sinh ở đoạn đầu ruột non. Nỗn nang có
hình hi trũn, khụng mu, cú kớch thc 19,1 ì 17,6àm, thời gian sinh bào
tử là 24 – 48 giờ.
Bảng 2.1. Hình thái đặc tính sinh học của các loại cầu trùng gà
Nỗn nang
Lồi cầu trùng

Kích

Hình

thước

thái

màu sắc

Thời
gian

hình
thành
bào tử
con
24 – 48

Nơi ký
sinh

Manh

Sức
gây
bệnh

1. E.Tenella

22,6 × 19,0

Ovan

Xanh
nhạt

2.E.Necatrix

16,7 × 14,2

Ovan,
trịn


Khơng
màu

48

3.E.Acervulina

19,5 × 14,3

Hình
trứng

Khơng
màu

21

4.E.Maxima

29,3 × 22,6 Trứng,
ovan

Vàng
nhạt

48

5.E.Hagani


19,1 × 17,6

Hơi
bầu
dục

Khơng
màu

24 – 48

6.E.Mitis

16,2 × 15,5

Hình
trịn

Khơng
màu

48

7.E.Praecox

21,2 × 17,0

Trước
ruột non


Yếu

20,7 × 18,1

Khơng
màu
Khơng
màu

24 – 48

8.E.Brunetti

Bầu
dục
Bầu
dục

24

Ruột già

Trung
bình

9.E.mivatti

15,6 × 13,4

Bầu

dục

Khơng
màu

18 – 21

tràng

Rất
mạnh

Manh
tràng
Tá tràng
Giữa
ruột non
Đầu ruột
non

Mạnh
Trung
bình
Trung
bình
Trung
bình

Giữa
ruột non


Trực
tràng

Yếu

Trung
bình


11
2.3.3. Vòng đời
Sự lan truyền rộng khắp của cầu trùng là nhờ vào cấu trúc vòng đời
phức tạp cũng như khả năng thích nghi nhanh để tiếp tục phát triển, tồn tại
lâu trong thiên nhiên.
Vòng đời và sinh sản được tính từ khi gà ăn phải nang cầu trùng có
trong thức ăn, nước uống bị nhiễm từ nền chuồng vào.
Theo Johannes kaufmann (1996) [20], vòng đời của cầu trùng diễn ra
rất phức tạp.
Theo Nguyễn Thị Kim Lan và cs (1999) [4] cho biết, cầu trùng sinh
sản theo 3 giai đoạn:
 Giai đoạn sinh sản vơ tính (Schizogony)
 Giai đoạn sinh sản hữu tính (Gametogony)
 Giai đoạn sinh sản bào tử (Sporogony)
Hai giai đoạn đầu diễn ra bên trong cơ thể ký chủ, xảy ra trong tế bào
biểu bì của vật chủ còn được gọi là giai đoạn nội sinh sản. giai đoạn sau xảy
ra ở mơi trường bên ngồi cơ thể ký chủ là giai đoạn ngoại sinh sản.
Các Oocyst có sức gây bệnh được gà nuốt vào cùng thức ăn, nước
uống. Dưới tác dụng của men tiêu hóa trong dạ dày va ruột non (đặc biệt là
men trypsin), vỏ của Oocyst bị vỡ, giải phóng ra các bào tử con (Sporosyst)

(goodrich, 1994 và P.L, 1979) đã mô tả Sporozoit thốt ra qua lỗ nỗn
(micropyle) dưới tác động của men Trypsin.
Sporozoit được giải phóng ra có hình thoi, dài 10 – 15µ có một hạt
nhân. Braunius W.W. (1982) [19] cho rằng, Sporozoit của loài E. necatrix
chui vào đỉnh các nhung mao ruột non, qua biểu mô, vào tuyến ruột. nhiều
tác giả đã chứng minh rằng Sporozoit của các loài cầu trùng khác cũng xâm
nhập vào tế bào biểu mô của các đoạn ruột khác nhau.
- Giai đoạn sinh sản vô tính (Schizogony): trực phân


12

Q trình sinh sản vơ tính theo hình thức trực phân diễn ra liên tục,
lặp đi lặp lại nhiều lần để tạo ra các Schizogony thế hệ III, IV, V,…
Sau khi nỗn nang cầu trùng theo chất thải ra mơi trường bên ngoài cơ
thể, dưới tác động bất lợi của các yếu tố như ánh sáng mặt trời, độ ẩm, nhiệt
độ thay đổi… Các nỗn nang được hình thành một lớp vỏ bọc cứng, chúng
biến thành bào tử nang cầu trùng. Các bào tử nang này có thể tồn tại rất lâu
trong tự nhiên.
Khi các bào tử nang cầu trùng xâm nhập vào cơ thể theo thức ăn hoặc
nước uống,dưới tác dụng của dịch dạ dày, ruột, mật thì lớp vỏ bọc cứng đó
bị phá vỡ, các nỗn nang được giải phóng, chúng lập tức xâm nhập vào
trong các tế bào biểu bì ruột, thận, mật…Tại đây các nỗn nang lớn lên
nhanh chóng, có hình trịn, hình elip với nhiều nhân thể phân lập thuộc thế
hệ I hay còn gọi là Schizont I. Từ mỗi một Schizont I hình thành rất nhiều tế
bào có dạng elip dài được gọi là Merozoit sinh trưởng rất nhanh làm tan vỡ
các tế bào biểu bì của vật chủ. Khi các tế bào biểu bì nơi khu trú bị phá hủy
thì lập tức các Merozoit tấn công xâm nhập sang các tế bào biểu bì mới và
quá trình phát triển này được lặp lại như cũ. Đến đây các ký sinh này thuộc
thế hệ thứ hai và được gọi là SchizontII, tùy theo chủng cầu trùng và loại vật

chủ có thể hình thành tiếp các thế hệSchizon III, IV,… Một cách ồ ạt theo
cấp số nhân kiểu phản ứng dây truyền phân tử làm cho hàng loạt tế bào biểu
bì của vật chủ bị phá vỡ, gây tổn thương nặng nề cho niêm mạc nơi bị
nhiễm. Đặc điểm phát triển của giai đoạn này theo kiểu phân chia tế bào.
- Giai đoạn sinh sản hữu tính (Gametogony): Hình thành giao tử.
Sau một đợt sinh sản vơ tính (tùy loại cầu trùng), các Schizont thuộc
thế hệ cuối cùng chuyển sang sinh sản hữu tính, bắt đầu là tạo ra các thể
Gametscó hình dạng giống Schizont nhưng phát triển hoàn toàn khác. Từ thể
Gamets chúng bắt đầu định hướng phát triển thành Gametocyte (giao tử)đực


13
và Gametocyte (giao tử) cái.Nhân của giao tử đực phân chia và lớn lên đến
chừng mực nào đó thì xung quanh mỗi nhân con hình thành nguyên sinh
chất bao bọc và giao tử đực đã được trưởng thành. Chúng có hình quả lê,
kích thước nhỏ, một đầu có vịi sinh dục. Cả cơ thể giao tử đực trưởng thành
là một tế bào sống hồn chỉnh, chuyển động nhanh. Q trình hình thành
giao tử cái cũng tương tự như giao tử đực, chỉ khác ở một đầu tế bào có
một lỗ sinh dục gọi là Micropyl, thông qua lỗ này giao tử đực chui vào
trong giao tử cái để thực hiện chức năng thụ thai. Giao tử cái to hơn, ít
chuyển động hơn, sau khi thụ thai xong cả giao tử đực và giao tử cái hình
thành một hợp tử chung, được bọc chung bởi một lớp vỏ mới gồm hai lớp
và chúng rơi vào lịng ruột biến thành nỗn nang chưa chín gọi là Oocyst
kết thúc giai đoạn phát triển hai.Oocyst của các chủng cầu trùng khác nhau
có kích thước, hình thái, vỏ bọc, màu của vỏ bọc khác nhau, về kích thước
người ta phân chia cầu trùng thành ba loại: Loại lớn đến 45µm, trung bình
25µ, loại nhỏ 15µm.
Thời gian sinh sản nội sinh kết thúc, Oocyst theo phân gà ra ngoại
cảnh. Thời gian sinh sản vơ tính kéo dài 3 – 22 ngày tùy loại cầu trùng.
Theo Shirley M. W., Brown (1979) [23], có khoảng 70 – 80% Oocyst

cầu trùng được thải ra vào thời gian ban ngày và tập trung vào khoảng 9 giờ
sáng đến 13 giờ chiều, mặc dù thời gian này chỉ có 25% lượng phân được
thải ra. Sự thải ra Oocyst ra môi trường ngoại cảnh tăng lên cao nhất rồi
giảm xuống và hết nếu gà không bị tái nhiễm.
- Giai đoạn sinh sản bào tử (Sporogony)
Giai đoạn sinh sản ngoài cơ thể (giai đoạn ngoại sinh):
Theo đường bài tiết các noãn nang chưa chín lẫn trong phân và nước
tiểu được thải ra ngồi. Tại đây chúng bắt đầu phân chia làm 4 nguyên tiền
bào tử gọi là Sporoblast.


14

Quanh mỗi nguyên tiền bào tử (Sporoblast) lại hình thành 1 vỏ bọc
riêng thành 4 nguyên bào tử nang nhưng cả 4 Sporoblast vẫn nằm chung 1
vỏ bọc 2 lớp rất cứng có màu nâu hoặc màu ghi đậm, có bảo vệ tốt đối với
các nguyên tố gây hại cho chúng như: Các loại thuốc khử trùng, hóa chất
tiêu độc, ánh sáng mặt trời, độ ẩm khí hậu thất thường. Đến đây chúng biến
thành bảo tử nang hay còn gọi là cầu trùng chín (Sporocyst) kết thúc q
trình phát triển giai đoạn 3, chỉ những bào tử nang này mới có khả năng gây
bệnh từ con vật này sang con vật khác.
Khi ký chủ nuốt phải noãn nang đã phân chia thành 8 bào tử con vào
đường tiêu hóa, nỗn nang sẽ giải phóng các bào tử con ra, các bào tử con lại
tiếp tục xâm nhập vào biểu mô ruột, lớn dần lên và tiếp tục sinh sinh vô tính,
hữu tính, vịng đời lại tiếp tục như trên.

Hình 2.1. Vòng đời phát triển của cầu trùng


15


2.3.4. Đặc điểm dịch tễ
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự nhiễm bệnh cầu trùng ở gà: thời
tiết khí hậu, độ ẩm, điều kiện chuồng trại, cơng tác quản lý và chăm sóc ni
dưỡng…Các yếu tố trên đều có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến tình
hình nhiễm và sự lây lan bệnh cầu trùng ở gà.
Noãn nang cầu trùng ở trong đất có thể duy trì sức sống 4 – 9 tháng,
có thể sống được 15 – 18 tháng ở sân, nơi dâm mát. Môi trường ẩm ướt và
nhiệt độ ơn hịa là điều kiện thuận lợi nhát cho cầu trùng phát triển, nhiệt
độ 22 – 30°C chỉ mất 18 – 30 giờ cầu trùng phát triển thành những bào tử
con. Sức đề kháng của noãn nang đối với nhiệt độ cao và khô hạn tương
đối yếu. Khi độ ẩm 21 – 30%, nhiệt độ 18 – 40°C thì E. tenella sẽ chết sau
1 – 5 ngày.
Đường nhiễm bệnh là do gà nuốt phải noãn nang có sức gây bệnh.
Nỗn nang cầu trùng lẫn vào thức ăn, nước uống, đất, nền chuồng, dụng cụ
chăn nuôi trở thành nguồn lây nhiễm bệnh. Các loài chim, gà, gia súc, động
vật gặm nhấm, cơn trùng, người,… đều có thể là nguồn gieo rắc căn bệnh.
Người ta đã nghiên cứu thấy khi ruồi hút phải noãn nang cầu trùng vời tới
ruột ruồi nó có thể duy trì sức gây nhiễm trong vòng 24 giờ.
Thời gian nhiễm bệnh cầu trùng được chia ra làm 2 thời kỳ:
- Thời kỳ tiền phát kéo dài từ khi gà nhiễm phải noãn nang trứng cầu
trùng cho tới khi xuất hiện noãn nang trong phân.
- Thời kỳ phát bệnh: kéo dài từ khi xuất hiện nỗn nang trong phân
cho đến khi nỗn nang hồn tồn khơng có trong phân gà.
Điều kiện chuồng trại chăn ni là yếu tố quan trọng liên quan đến
dich tễ học bệnh cầu trùng gà. Nuôi gà trong lồng và nuôi trên nền chuồngcó
tỷ lệ nhiễm bệnh cầu trùng khác nhau.


16

Hoàng Thạch, (1999) [13] đã khảo sát tỷ lệ nhiễm cầu trùng, cho thấy:
tỷ lệ nhiễm cầu trùng ở gà ni lồng là 0,37%, gà ni trong chuồng có đệm
lót là trấu tỷ lệ nhiễm 22,49 – 57,38%. Như vậy ni gà trong lồng khơng
tiếp xúc với phân thì tỷ lệ nhiễm cầu trùng giảm rất thấp.
Tuổi gà cũng là yếu tố 4cần chú ý trong đặc điểm dịch tễ của bệnh.
Lương Tố Thu và cs (1993) [15], Lê Văn Năm và Nguyễn Thị Hương
(1996) [8] cho biết, gà nhiễm cầu trùng nặng nhất ở giai đoạn 20 – 56 ngày
tuổi, nếu khơng được điều trị kịp thời có thể chết tới 100%.
Điều kiện thời tiết ấm và ẩm ướt thuận lơi cho Oocyst cầu trùng phát
triển ở ngoại cảnh, làm cho bệnh cầu trùng dễ lây lan.
Theo Phạm Văn Khuê và Phan Lục (1996) [3], Nguyễn Thị Kim Lan
va cs (1999) [4], môi trường ẩm ướt và nhiệt độ ôn hòa là những điều kiện
rất thuận lợi cho sự phát triển của cầu trung. Vì vậy, mùa xuân và mùa hè gà
bị nhiễm cầu trùng và nặng hơn các mùa khác trong năm, việc phòng bệnh
cầu trùng cho gà ở mùa xuân và mùa hè cần chú ý hơn.
Nguồn bệnh là những gà ốm hoặc khỏi những vẫn mang cầu trùng,
hoặc những gà lớn mang cầu trùng nhưng không phát bệnh. Oocyst hàng
ngày được những gà này thải ra phân, phát tán trên nền chuồng, đệm lót, lẫn
vào thức ăn, nước uống, gà dễ nuốt vào và bị bệnh.
Lê Văn Năm và Nguyễn Thị Hương (1996) [8], Phạm Văn Khuê và
Phan Lục (1996) [3], Nguyễn Thị Kim Lan và cs (1999) [4] đều thống nhất
rằng, gà bị bệnh cầu trùng là nguồn phát tán Oocyst cầu trùng. Ngoài ra,
những gà mang cầu trùng nhưng không thể hiện triệu chứng lâm sàng là
nguồn mang căn bệnh nguy hiểm, vì chúng là đối tượng mà người chăn ni
ít chú ý (do không thể hiện triệu chứng lâm sàng).
Các giống gà cao sản nhập nội chưa thích nghi với các điều kiện sinh
thái thường nhiễm cầu trùng, phát bệnh nặng và chết với tỷ lệ cao. Gà nội



×