Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

chuyên đề một số biện pháp dạy toán lớp 2 theo hướng đổi mới tích cực

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.26 KB, 12 trang )

CHUYÊN ĐỀ
MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY TOÁN LỚP 2
THEO HƯỚNG ĐỔI MỚI TÍCH CỰC.
I – LÍ DO CHỌN CHUYÊN ĐỀ:
Năm học 2016 – 2017 tiếp tục thực hiện theo chủ đề “đổi mới quản lí –
nâng cao
chất lượng giáo dục” và thực hiện dạy học theo “chuẩn kiến thức kĩ năng các
môn học ở tiểu học”.
Là năm học tiếp tục tăng cường đổi mới phương pháp dạy học nên bản thân
nghiên cứu tham gia viết chuyên đề tập thể giáo viên trao đổi rút kinh nghiệm
thống nhất quy trình, phương pháp, hình thức dạy học sao cho phù hợp với
chuẩn về kiến thức kĩ năng để nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh.
II – THỰC TRẠNG
1. Về phía học sinh:
- Một số em kiến thức cũ bị quên nên việc nắm bắt kiến thức cịn chậm, trình
bày
cịn cẩu thả, lời giải của bài tốn cịn lúng túng, làm tính cộng, trừ có nhớ cịn
sai nhiều.
- Việc thuộc và vận dụng bảng cộng trừ đã học để áp dụng vào bài cịn khập
khiễng, có một số em chưa nắm kĩ các bảng cộng trừ đã học


2. Về phía giáo viên
- Lâu nay tuy đã đổi mới phương pháp dạy học : Lấy học sinh làm trung tâm,
phát
huy được tính tích cực của học sinh trong giờ học bằng hình thức gợi mở, trực
quan, thực hành, nhưng hiệu quả giờ học chưa cao, thể hiện các phương pháp
còn cứng nhắc. Tổ chức các hoạt động chưa thực sự lôi cuốn được các hoạt
động học tập của học sinh trong lớp. Chưa sử dụng tốt các phương pháp học
tập tối ưu.
- Chính vì vậy: Dạy học Tốn như thế nào để đáp ứng yêu cầu đổi mới theo


hướng tích cực là một vấn đề cần thiết đặt ra với mỗi thầy cô giáo và với
người quản lý chỉ đạo, để giáo viên tự tin trong giảng dạy, học sinh chủ động
trong học tập , học sinh tự tìm kiến thức mới. Nhằm nâng cao chất lượng mơn
tốn nói chung và Tốn lớp 2 nói riêng. Để đáp ứng yêu cầu đổi mới của ngành
giáo dục , theo sự phát triển của xã hội .
- Từ thực trạng nêu trên, bản thân tơi đã chọn chun đề tốn với mong muốn
tìm
ra phương pháp, hình thức dạy học tốt nhất nhằm nâng cao chất lượng dạy học
của mơn tốn.
III . Mục tiêu dạy học toán lớp 2:
1.Giúp học sinh:


Bước đầu có một số kiến thức cơ bản, đơn giản, thiết thực về: phép cộng,
phép trừ có nhớ trong phạm vi 100: phép nhân, phép chia và bảng nhân 2,3,4,5,
bảng chia2,3,4,5: tên gọi và mối quan hệ giữa thành phần và kết quả của từng
phép tính: mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ, phép cộng và phép
nhân,...:các số đến 1000, phép cộng và phép trừ các số có ba chữ số(khơng
nhớ): các phần bằng nhau của đơn vị dạng ; các đơn vị đo độ dài : dm, m,km,
mm; giờ, phút, ngày và tháng; kg,lít, nhận biết một số hình học: hình chữ
nhật ,hình tứ giác;đường thẳng, đường gấp khúc); tính độ dài đường gấp khúc,
tính chu vi của hình tam giác, hình tứ giác; một số dạng bài tốn có lời văn chủ
yếu giải bằng một phép tính cộng, trừ, nhân hoặc chia.
2. Hình thành và rèn luyện các kỹ năng thực hành về:
Cộng và trừ có nhớ trong phạm vi 100; nhân và chia trong phạm vi các
bảng tính; giải một số phương trình đơn giản dưới dạng bài “Tìm x”: tính giá trị
biểu thức số (dạng đơn giản); đo và ước lượng độ dài, khối lượng dung tích;
nhận biết hình và bước đầu tập vẽ hình tứ giác, hình chữ nhật, hình vng,
đường thẳng, đường gấp khúc; tính độ dài đường gấp khúc, tính chu vi hình
tam giác, hình tứ giác; giải một số dạng toán đơn về cộng, trừ, nhân, chia; bước

đầu biết diễn đạt bằng lời, bằng kí hiệu một số nội dung đơn giản của bài học
và bài thực hành; tập dượt so sánh, lựa chọn, phân tích tổng hợp, trừu tượng
hố, khái qt hố, phát triển trí tưởng tượng trong q trình áp dụng các kiến
thức và kĩ năng Tốn 2 trong học tập và trong đời sống.


3. Thái độ:
Tập phát hiện, tìm tịi và tự chiếm lĩnh kiến thức mới theo mức độ của lớp 2,
chăm chỉ, tự tin, hứng thú trong học tập và thực hành tốn.
IV. Chương trình tốn lớp 2
1. Chương trình Tốn lớp 2 là một bộ phận của chương trình Tốn tiểu học và
tiếp tục của chương trình Tốn lớp 1.
2. Thời lượng tối thiểu dạy học Toán lớp 2 là 5 tiết học trong mỗi tuần lễ;
trung bình mỗi năm có 175 tiết.
V.Nội dung mơn Tốn ở lớp 2:
1.Số học:
Phép cộng và phép trừ có nhớ trong phạm vi 100
Tính giá trị biểu thức có đến hai dấu phép tính cộng và trừ.
Tìm thành phần chưa biết trong phép tính cộng và trừ.
2. Các số đến 1000. Phép cộng và phép trừ trong phạm vi 1000.
Đọc, viết, so sánh các số có ba chữ số. Giới thiệu hàng đơn vị, hàng chục, hàng
trăm.
Phép trừ các số có đến ba chữ số, khơng nhớ. Tính nhẩm và tính viết.
Tính giá trị biểu thức có đến hai dấu phép tính cộng và trừ, khơng có dấu
ngoặc.
3. Phép nhân và phép chia:


Khái niệm ban đầu về phép nhân: lập phép nhân từ tổng các số hạng bằng
nhau.

Giới thiệu thừa số và tích.
Lập phép chia và phép nhân có một thừa số chưa biết khi biết tích và thừa số
kia. Giới thiệu số bị chia, số chia, thương.
Lập bảng nhân 2,3,4,5 có tích khơng q 50.
Nhân với 1 và chia cho 1. Nhân với 0 số bị chia là 0. Không thể chia cho 0.
Tính giá trị biểu thức số có đến 2 dấu phép tính cộng, trừ hoặc nhân, chia.
Giới thiệu các phần bằng nhau của đơn vị (dạng , với n là các số tự nhiên khác
0 và không vượt quá 5).
4. Đại lượng và đo đại lượng:
Giới thiệu đơn vị đo độ dài dm, cm, m, km, mm. Đọc, viết các số đo độ dài
theo đơn vị đo mới học. Quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài.
Giới thiệu về lít. Đọc, viết, làm tính các số đo theo đơn vị lít. Tập đong, đo,
ước lượng theo lít.
Giới thiệu đơn vị đo khối lượng kg. Đọc viết làm tính với các số đo theo đơn
vị kg. Tập cân và ước lượng theo kg.
Giới thiệu theo đơn vị đo thời gian: giờ, tháng. Thực hành đọc lịch, đọc giờ
đúng trên đồng hồ. Thực hiện phép tính với các số đo theo đơn vị giờ.
Giới thiệu tiền Việt Nam (trong phạm vi các số đang học). Tập đổi tiền trong
trường hợp đơn giản. Đọc, viết, làm tính với số đo theo đợn vị đồng.


5. Yếu tố hình học:
Giới thiệu về đường thẳng. Ba điểm thẳng hàng.
Giới thiệu đường gấp khúc. Tính độ dài đường gấp khúc.
Giới thiệu hình chữ nhật, hình tứ giác. Vẽ hình trên giấy ơ vng.
Giới thiệu ban đầu về chu vi của một số hình đơn giản. Tính chu vi hình tam
giác, hình tứ giác.
6.Giải bài tốn:
Giải các bài tốn đơn về phép cộng và phép trừ (trong đó có các bài tốn
về nhiều hơn hoặc ít hơn một số đơn vị), về phép nhân và phép chia.

VI CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TOÁN 2:
*Một số phương pháp như :
- Phương pháp trực quan.

- Phương pháp học nhóm.

- Phương pháp quan sát

- Phương pháp động não.

Phương pháp trò chơi.

- Phương pháp luyện tập thực

hành..
 Tùy thuộc vào từng bài học, mà giáo viên cần phối hợp sử dụng nhiều
phương pháp, hình thức tổ chức dạy học khác nhau. Tiết học sẽ sôi nổi
học sinh hứng thú học tập, lĩnh hội kiến thức và nhớ bài ngay trên lớp
giúp học sinh làm bài tập đạt kết quả tốt.


 Mỗi phương pháp dạy học đều có những ưu điểm riêng. Giáo viên cần
phải khai thác một cách triệt để hợp lí, khơng nên cường điệu hóa một
phương pháp nào cả và biến nó thành phương pháp vạn năng.
Dạy học trên cơ sở tổ chức và hướng dẫn các hoạt động học tập tích cực, chủ
động,

sáng tạo của học sinh.

Giáo viên tổ chức, hướng dẫn – học sinh tự phát hiện chiếm lĩnh nội dung rồi

thực
hành vận dụng kiến thức theo năng lực của học sinh.
Tổ chức học nhóm, học cá nhân, thực hành, phát vấn, phiếu bài tập, tổ chức
trị
chơi tốn học…
VII. CÁC BIỆN PHÁP ĐỂ THỰC HIỆN VIỆC DẠY HỌC TỐN THEO
HƯỚNG ĐỔI MỚI TÍCH CỰC:
1. Xây dựng tốt kế hoạch bài dạy:
Hiệu quả của một tiết dạy phụ thuộc rất lớn vào công tác chuẩn bị của giáo
viên . Vì vậy trước khi lên lớp, giáo viên cần chuẩn bị tiết dạy cho thật chu đáo
và có chất lượng thể hiện rõ kế hoạch của thầy trò và dự kiến được các phương
án trả lời của học sinh trong tiết dạy và chốt kiến thức sau mỗi bài tập, mỗi hoạt
động.
Sự chuẩn bị kĩ lưỡng, chu đáo sẽ giúp cho giáo viên xác định được chuẩn về
kiến thức, chuẩn bị đồ dùng dạy học cho giáo viên và học sinh , xây dựng hệ


thống câu hỏi, dẫn dắt học sinh tự chiếm lĩnh kiến thức mới , hay xây dựng trò
chơi học tập cho các tiết học, giúp học sinh củng cố khắc sâu kiến thức của bài
học. Từ đó giúp giáo viên thêm tự tin, sáng tạo để tổ chức tốt tiết dạy.
2. Vận dụng linh hoạt các hình thức tổ chức dạy học
Tổ chức dạy học theo hướng phát huy tính tích cực chủ động là mấu chốt
của vấn đề đổi mới . Vì vậy khi giảng dạy giáo viên cần kết hợp các hình thức
tổ chức dạy học như: dạy học theo nhóm , dạy học cá nhân , thảo luận, trị chơi
tốn học . Giáo viên tổ chức và hướng dẫn các hoạt động học tập nhằm huy
động mọi khả năng của từng học sinh, để học sinh tự tìm tịi , khám phá nội
dung mới của bài học.
3. Sử dụng hiệu quả đồ dùng dạy- học
- Ngoài các phương pháp và hình thức dạy học ra thì đồ dùng dạy học là
phương tiện không thể thiếu trong mỗi tiết dạy. Việc sử dụng đồ dùng dạy học

phải nhịp nhàng, linh hoạt, sử dụng đúng lúc, đúng chỗ để phát huy hết tác
dụng. Để sử dụng đồ dùng đạt kết quả cao, chúng ta cần phải:
+ Nắm vững ý đồ của đồ dùng.
+ Phát huy hết tác dụng của đồ dùng.
+ Đưa đồ dùng đúng lúc, đúng chỗ.
Đồ dùng dạy học có tầm quan trọng trong sự thành cơng của một tiết dạy. Vì
vậy, trước mỗi tiết dạy giáo viên phải chuẩn bị đầy đủ các đồ dùng dạy học phù
hợp với từng hoạt động của từng bài.


4.Cách hướng dẫn học sinh hoạt động
- GV xác định kiến thức, kĩ năng HS cần lĩnh hội .
- Chuẩn bị đồ dùng dạy học (đồ vật, mơ hình, hình vẽ, kí hiệu,...).
- Tường minh kiến thức, kĩ năng học sinh cần lĩnh hội ở các mơ hình, hình
vẽ,...
- Nêu ra các tình huống có vấn đề, hướng giải quyết vấn đề (đặt ra nhiệm
vụ HS cần giải quyết và cách giải quyết nhiệm vụ).
- Tổ chức cho mỗi HS tự mình hoạt động trên các đồ vật, mơ hình, quan sát
hình ảnh, kí hiệu,... để HS tự lĩnh hội kiến thức, kĩ năng.
- Hướng dẫn HS mô tả thành lời các hoạt động và kết quả ( kiến thức, kĩ
năng) thu được.
- Tổ chức cho HS vận dụng kiến thức, kĩ năng đã thu được vào thực hành,
luyện tập ở nhiều hình thức khác nhau
5. Đổi mới PPDH trong tiết học bài mới:
Giáo viên tổ chức, hướng dẫn HS hoạt động học tập để giúp HS:Tự phát
hiện và tự giải quyết vấn đề của bài học:Tự chiếm lĩnh kiến thức mới:Thiết lập
được mối quan hệ giữa kiến thức mới và kiến thức đã học:Giúp HS thực hành,
rèn luyện cách diễn đạt thơng tin bằng lời, bằng kí hiệu:
6. Đổi mới PPDH trong tiết “ luyện tập, thực hành”:



Nhiệm vụ chủ yếu nhất của việc dạy các tiết luyện tập, thực hành là củng cố
các kiến thức cơ bản của chương trình và rèn luyện các năng lực thực hành,
giúp HS nhận ra rằng: học không chỉ để biết mà còn học để làm, để vận dụng.
- Khi dạy học thực hành, luyện tập cần lưu ý:
Giúp mọi HS đều tham gia mọi hoạt động thực hành, luyện tập theo khả
năng của mình.
- Tạo ra sự hỗ trợ và giúp đỡ lẫn nhau giữa các đối tượng HS.
- . Khuyến khích HS tự đánh giá kết quả thực hành, luyện tập.
- Giúp HS nhận ra kiến thức cơ bản của bài học trong sự đa dạng và phong
phú của các bài thực hành, luyện tập.
7. Soạn bài ( lập kế hoạch bài học) theo hướng đổi mới :
Vì tiết học toán là đơn vị cơ bản trong quá trình dạy học tốn nên việc soạn
bài cho một tiết học toán là rất quan trọng, chi phối trực tiếp đến chất lượng của
q trình dạy học tốn.
Soạn bài theo hướng đổi mới phương pháp dạy học toán thực chất phải là
lập kế hoạch để tổ chức, hướng dẫn HS hoạt động học tập tích cực nhằm đạt
mục tiêu dạy học của một tiết học cụ thể. Vì vậy bài soạn không nên chép lại
nội dung trong sách giáo khoa mà vẫn nêu rõ các hoạt động dạy học chủ yếu để
đạt mục tiêu của tiết học đề ra. Giáo án cần ngắn gọn nhưng có nhiều thơng tin.
VIII. QUI TRÌNH LẬP KẾ HOẠCH BÀI DẠY
1.Tham khảo, nghiên cứu tài liệu


2. Lập kế hoạch bài dạy
3. Xác định mục tiêu HS cần đạt
4. Đồ dùng dạy học
5. Xác định các hoạt động dạy học chủ yếu
- Hoạt động nối tiếp
- Lựa chọn và trưng bày sản phẩm (nếu có)

- Hướng dẫn HS tự học và chuẩn bị bài học sau
IX . KẾN NGHỊ
Để việc dạy học và rèn luyện học sinh đạt được chuẩn kiến thức, kĩ năng theo
chuẩn hiệu quả cao. Ngoài việc chú ý tới nội dung chương trình, đổi mới
phương pháp, hình thức tổ chức dạy học thì cần có sự quan tâm giúp đỡ của
nhà trường, gia đình về phương tiện và điều kiện dạy và học .
Qua q trình nghiên cứu viết báo cáo tơi có ý kiến đề xuất sau :
Kính mong Ban giám hiệu Nhà trường – Cơng đồn trường – Đội . Tổ chức
cho học sinh thi năng khiếu mơn tốn khối lớp 2,3 ít nhất mỗi năm một lần.
Để học sinh phấn khởi nỗ lực phấn đấu học giỏi, bồi dưỡng nhân tài tốn học
trong tương lai.
Rất mong được đón nhận những ý kiến đóng góp, sự chỉ đạo của Ban giám
hiệu và các anh chị đồng nghiệp.Để xây dựng và thực hiện chuyên đề đổi mới
phương pháp dạy học tích cực mơn tốn lớp 2 đạt hiệu quả cao.


Đại Cường, ngày 24 tháng 11 năm
2016
Người viết

Trần Thị Tám



×