Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Nâng cao chất lượng dạy và học môn tiếng anh lớp 4 qua tổ chức các hoạt động theo cặp, theo nhóm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (450.24 KB, 20 trang )

Đề tài: “Nâng cao chất lượng dạy và học môn Tiếng Anh- Lớp 4
qua tổ chức các hoạt động theo cặp, theo nhóm”.
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
1. Lý do khách quan :
Việc phổ cập Tiếng Anh ở cấp Tiểu học ở nước ta hiện nay đặt ra những địi hỏi
ngày càng cao khơng chỉ về trình độ mà còn về phương pháp giảng dạy của giáo
viên dạy bộ mơn Tiếng Anh.Với mục tiêu đổi mới tồn diện việc dạy và học
ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân , triển khai chương trình dạy và học
ngoại ngữ mới ở cấp Tiểu học, nhằm đến năm 2015 đạt được một bước tiến rõ
rệt về trình độ , năng lực sử dụng ngoại ngữ của nguồn nhân lực. Thủ Tướng
Chính Phủ đã ra quyết định số 1400/QĐ - TTg về việc “Dạy và học ngoại ngữ
trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020 ” với mục tiêu cụ thể
triển khai thực hiện chương trình giáo dục mười năm, bắt đầu từ lớp 3. Đối với
các trường THCS và THPT thì ngoại ngữ ( phần lớn là môn Tiếng Anh) là môn
bắt buộc. Tuy nhiên, ở cấp Tiểu học, đây chỉ là môn học tự chọn, các em chưa
được trang bị đầy đủ các điều kiện phục vụ cho học tập, khơng có một mơi
trường học tập thuận lợi. Hơn nữa, vì cho rằng đây là môn học tự chọn, không
ảnh hưởng đến kết quả học tập nên nhiều gia đình chưa có sự quan tâm thích
đáng tới việc học tập mơn Tiếng Anh của con em mình, vì vậy ý thức tự giác
trong học tập bộ mơn Tiếng Anh của các em cịn chưa cao. Bên cạnh những đặc
điểm chung đó, trường TH Minh Quang B cũng có một số đặc điểm hạn
chế riêng sau:
-Trường nằm trên địa bàn của bảy xã miền núi, chủ yếu các em là
người dân tộc thiểu số nên bản tính nhút nhát, khả năng giao tiếp rất hạn chế, thụ
động
-Thời gian học tiếng Anh trong giờ chính khóa, chưa đáp ứng được nhu cầu
giáo dục.
- Lượng kiến thức trong sách giáo khoa cho một tiết học chỉ phù hợp với
học sinh ở khu vực đồng bằng, chưa phù hợp với học sinh ở vùng núi.
- Giáo viên cũn áp đặt học sinh trong quá trình học từ mới và yêu cầu học


sinh học từ mới, nhớ từ.
Trên đây là những nguyên nhân khách quan dẫn đến việc học tiếng Anh
của học sinh cũn nhiều hạn chế.
2. Lý do chủ quan
Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy môn Tiếng Anh tại trường TH Minh
Quang B, tôi thấy việc luyện tập theo cặp, nhóm của học sinh cũng rất hạn chế,
thụ động. Vì vậy việc sử dụng phương pháp mới trong dạy học môn Tiếng Anh
cần phải được chú trọng, sử dụng một cách nghiêm túc, có hiệu quả.

1/20


Đề tài: “Nâng cao chất lượng dạy và học môn Tiếng Anh- Lớp 4
qua tổ chức các hoạt động theo cặp, theo nhóm”.
Việc phát huy tính tích cực, chủ động, tạo hứng thú học tập cho học sinh là một
việc làm cần thiết, có ý nghĩa quan trọng để nâng cao chất lượng giảng dạy mơn
Tiếng Anh. Chính vì vậy, trong khi giảng dạy Tiếng Anh tại trường, tôi đã chú ý
nghiên cứu, tìm cách vận dụng phương pháp mới để tạo sự hứng thú học tập,
phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh.
Trong điều kiện khách quan và chủ quan như vậy, để đạt được kết quả học
tập tốt thì vai trị của người thầy trong hoạt động giảng dạy môn Tiếng Anh là
hết sức quan trọng. Người thầy tổ chức tốt các hoạt động trên lớp sẽ giúp các em
học sinh chủ động tích cực tiếp thu kiến thức.
Với đặc thù riêng của bộ môn Tiếng Anh ở cấp Tiểu học và phương pháp
giảng dạy mới rất tích cực, lấy học sinh làm trung tâm thì các hoạt động theo
nhóm, theo cặp được áp dụng ở hầu hết các giờ học. Vậy phải tổ chức các hoạt
động theo cặp, theo nhóm như thế nào cho đạt hiệu quả cao? Để đi tìm lời giải
cho câu hỏi này tôi đã chọn đề tài để nghiên cứu “Nâng cao chất lượng dạy và
học môn Tiếng Anh- Lớp 4 qua tổ chức các hoạt động theo cặp, theo nhóm”.
II. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ, PHƯƠNG PHÁP VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN

CỨU.
1. Mục đích nghiên cứu:
Góp phần đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng Anh ở Tiểu học theo
phương pháp phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, tăng
cường hoạt động cá thể phối hợp với hoạt động giao lưu, hình thành và rèn
luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
Giúp góp phần gây hứng thú học tập môn Tiếng Anh cho học sinh, một
môn học được coi là khó, giúp các em lĩnh hội được tri thức và giúp các em
củng cố, khắc sâu các tri thức đó.
Tìm hiểu hệ thống nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học Tiếng
Anh lớp 4. Tìm hệ thống bài tập có thể thiết kế thành cơng trong giờ học.
Tìm hiểu những thuận lợi khó khăn của giáo viên và học sinh trong việc
dạy và học Tiếng Anh.
2 . Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu tầm quan trọng của đổi mới phương pháp dạy học.
- Tìm hiểu ý nghĩa,tác dụng của việc sử dụng các phương pháp dạy học tiếng
Anh.
- Nghiên cứu tâm sinh lý lứa tuổi học sinh Tiểu học.
- Phân tích tổng hợp rút ra bài học kinh nghiệm.
3. Phương pháp nghiên cứu.
- Để thực hiện đề tài này, tơi có sử dụng các phương pháp sau:

2/20


Đề tài: “Nâng cao chất lượng dạy và học môn Tiếng Anh- Lớp 4
qua tổ chức các hoạt động theo cặp, theo nhóm”.
a. Phương pháp nghi cứu tài liệu:
- Đọc các tài liệu, báo, tạp chí giáo dục…có liên quan đến nội dung đề tài.
- Đọc sách giáo khoa, sách giáo viên, các loại sách tham khảo…

b. Phương pháp nghiên cứu thực tế:
- Dự giờ, trao đổi ý kiến với đồng nghiệp về nội dung , phương pháp dạy học
môn Tiến Anh
c. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
- Tổng kết, rút kinh nghiệm trong quá trình dạy học.
- Tổ chức và tiến hành thực nghiệm sư phạm (Soạn giáo án thơng qua các tiết
dạy để kiểm tra tính khả thi của đề tài).
4. Đối tượng nghiên cứu.
- Đối tượng học sinh: Học sinh lớp 4B trường Tiểu học Minh Quang B.
- Thời gian: năm học 2018-2019
B: NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI
I. Cơ sở lý luận.
Trong những năm gần đây, song song với sự phát triển không ngừng của
ngành khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin, công nghiệp du lịch … việc học
ngoại ngữ đã trở thành một nhu cầu thiết yếu với tất cả cộng đồng. Với cơ chế
mở cửa, quan điểm “Hội nhập” ngoại ngữ đã trở thành phương tiện tối ưu để
chúng ta tiếp cận với thế giới văn minh, trao đổi văn hố và nối vịng tay hữu
nghị tồn cầu.
Xuất phát từ mục tiêu đó, việc dạy và học ngoại ngữ trong các trường Tiểu
học đã có chuyển biến rõ rệt. Ngoại ngữ đã trở thành một môn học bắt buộc
trong các trường TH, THCS và THPT. Tiếng Anh đã được phủ kín các trường ở
khắp nơi kể cả vùng sâu vùng xa. Một trong những yếu tố cơ bản tác động trực
tiếp đến kết quả học tập của học sinh là phương pháp dạy học. Vậy việc đổi
mới , cải tiến phương pháp dạy học là một công việc cô cùng quan trọng đối với
mỗi giáo viên, phương pháp dạy học tích cực là lấy học sinh làm trung tâm, học
sinh phải chủ động tham gia vào các hoạt động học tập từ khâu lĩnh hội kiến
thức đến khâu thực hành các kỹ năng giao tiếp còn giáo viên chỉ là người hướng
dẫn, chỉ đạo và là trọng tài cho các hoạt động học tập của học sinh.
Như chúng ta biết mục đích cuối cùng của học ngoại ngữ là để giao tiếp
dưới các dạng hình thức nghe – nói - đọc – viết tức là để có thể giao tiếp được

bằng ngoại ngữ mình học. Vận dụng phương pháp đa dạng phù hợp với mỗi hoạt
động sẽ giúp cho học sinh tự tin hơn, chủ động hơn trong việc lĩnh hội kiến thức.

3/20


Đề tài: “Nâng cao chất lượng dạy và học môn Tiếng Anh- Lớp 4
qua tổ chức các hoạt động theo cặp, theo nhóm”.
Tổ chức cho học sinh hoạt động theo cặp, nhóm là rèn cho học sinh kỹ năng
vận dụng kiến thức để giao tiếp , biết chủ động để trình bày những mục đích
giao tiếp của mình theo cặp hoặc nhóm thơng qua giao tiếp nói hoặc viết . Vì
vậy việc rèn cho học sinh có thói quen, kỹ năng và nhu cầu giao tiếp trong học
tập cũng như trong cuộc sống của giáo viên đối với học sinh là rất cần thiết .
II. Cơ sở thực tiễn.
Nhìn chung với tinh thần và yêu cầu đòi hỏi của việc đổi mới phương pháp
dạy học qua quá trình đổi mới thay sách giáo khoa những năm gần đây, phần
lớn giáo viên đã tìm tịi học hỏi và vận dụng phong phú các phương pháp vào
quá trình truyền thụ kiến thức cho học sinh. Song còn ảnh hưởng của phương
pháp cũ một phần , mặt khác là chưa quen và đang trên đà đổi mới dần nên cịn
khơng ít những giáo viên chưa thành cơng trong việc thể hiện vai trị tổ chức,
hướng dẫn của mình, chưa phát huy được vai trị chủ động sáng tạo, tích cực
hoạt động của học sinh. Nhất là trong việc tổ chức cho học sinh hoạt động theo
cặp, nhóm.
Để truyền thụ kiến thức cho học sinh có hiệu quả, gây được hứng thú học
tập của học sinh, học sinh dễ hiểu, dễ tiếp thu kiến thức và vận dụng tốt kiến
thức, tất cả đều phụ thuộc vào phương pháp dạy của người thầy. Qua thực tế với
những vấn đề trên, để hoạt động theo cặp, nhóm của học sinh có hiệu quả trong
việc dạy học ngoại ngữ nói chung và dạy học Tiếng Anh nói riêng cần phải tuân
thủ những nguyên tắc gì và yêu cầu giáo viên, học sinh phải làm gì ? ở chuyên
đề này tôi mạnh dạn đưa ra suy nghĩ của mình về “ Nâng cao chất lượng dạy

và học mơn Tiếng Anh lớp 4 qua tổ chức các hoạt động theo cặp, theo nhóm”.
III. Khảo sát trước khi thực hiện đề tài.
Trước khi thực hiện đề tài này, tôi nhận thấy rất nhiều học sinh khơng có
khả năng hoạt động theo cặp, theo nhóm. Do đó, khả năng vận dụng
ngơn ngữ Tiếng Anh vào giao tiếp hàng ngày rất hạn chế. Học sinh rất lúng túng
trong khi hoạt động.
Qua một thời gian giảng dạy và khảo sát tôi thấy:
+ Nhiều học sinh không hoạt động theo yêu cầu của giáo viên. Trong khi các
bạn cùng cặp/nhóm làm việc thì những học sinh này ngồi chơi.
+ Hoạt động theo cặp/ nhóm không được thể hiện bằng hoạt động trên lớp rõ
ràng, học sinh khơng tích cực, chủ động trong hoạt động.
+ Khả năng vận dụng kiến thức được học vào làm bài tập, giao tiếp yếu.
Tôi chọn lớp 4B là lớp thực hiện đề tài. Đầu năm, tôi kiểm tra khảo sát chất
lượng của lớp 4B được kết quả như sau:
4/20


Đề tài: “Nâng cao chất lượng dạy và học môn Tiếng Anh- Lớp 4
qua tổ chức các hoạt động theo cặp, theo nhóm”.

Lớp

KHẢ NĂNG VẬN DỤNG KIẾN THỨC ĐƯỢC HỌC VÀO
LÀM BÀI TẬP , GIAO TIẾP
TS HS
Yếu , kém
Trung bình
Khá
Giỏi


Sl
%
Sl
%
Sl
%
Sl
%
4B
35
4
11.4
25
71.5
4
11.4
2
5.7
Qua khảo sát, tôi thấy những học sinh khá, giỏi này làm bài trên giấy rất tốt.
Tuy nhiên, tôi yêu cầu thực hành theo cặp hoặc theo nhóm thì các em cịn rất thụ
động, lúng túng, chưa phát huy được tính tích cực của học sinh.
IV. Các biện pháp thực hiện.
1. BIỆN PHÁP 1 : TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG THEO CẶP.
a. Vai trò của giáo viên khi học sinh làm việc theo cặp.
Trong khi học sinh làm việc theo cặp, giáo viên trên lớp cũng phải luôn
bám sát các hoạt động của học sinh. Người giáo viên đóng một vai trò rất quan
trọng, giúp cho các hoạt động theo cặp của học sinh thêm hiệu quả. Và giáo viên
ln có 2 vai trị chính:
+Vai trị 1: Giáo viên là người điều khiển các hoạt động trong từng cặp học
sinh; lắng nghe 1 vài cặp học sinh thực hành và ghi lại những lỗi mà học sinh

mắc phải nhiều nhất khi làm việc. Tuy nhiên, trong khi học sinh đang hoạt động
theo cặp, giáo viên không nên yêu cầu học sinh dừng lại để sửa lỗi nếu việc sửa
lỗi không thực sự cần thiết phải sửa ngay vì những lỗi nhỏ có thể được chữa lại
cho đúng vào một thời điểm khác thích hợp hơn ( có thể là sau khi học sinh kết
thúc hoạt động theo cặp hoặc có thể để vào đầu giờ học sau).
+ Vai trò 2: Giáo viên là người luôn giúp đỡ học sinh, cung cấp các thông
tin cần thiết để học sinh hoạt động tốt và trả lời các câu hỏi của học sinh khi các
em yêu cầu.
b. Tổ chức hoạt động theo cặp.
Khi lần đầu tiên sử dụng hình thức hoạt động theo cặp thì giáo viên nên
giải thích thật rõ để học sinh biết yêu cầu, nhiệm vụ, mục đích và thời gian hoạt
động theo cặp. Trong trường hợp này, giáo viên nên sử dụng luôn ngôn ngữ mẹ
đẻ( Tiếng Việt) để giải thích cho học sinh hiểu rõ nhiệm vụ của mình. Giáo viên
phải giải thích cho học sinh hiểu rõ được những yêu cầu sau:
* Thời gian làm việc theo cặp khơng phải là lúc để học sinh tán gẫu, nói chuyện
riêng mà đây là thời gian để các em được thực hành, được giao tiếp bằng một
ngôn ngữ khác, là tiếng Anh.
* Khi học sinh thực hành theo cặp hết lượt đầu thì giáo viên yêu cầu học sinh
đổi vai và thực hành tiếp theo yêu cầu vừa thực hiện lúc trước.

5/20


Đề tài: “Nâng cao chất lượng dạy và học môn Tiếng Anh- Lớp 4
qua tổ chức các hoạt động theo cặp, theo nhóm”.
* Khi một số cặp học sinh chưa thục sự hoàn thành yêu cầu của giáo viên mà
thời gian đã hết, giáo viên buộc phải yêu cầu dừng lại thì đây cũng khơng phải là
một vấn đề gì nghiêm trọng ảnh hưỏng đến bài dạy. Học sinh sẽ còn nhiều cơ
hội thực hành theo cặp trong thời gian tiếp theo.
* Học sinh có thể đề nghị được giúp đỡ nếu thấy cần thiết.

* Sau khi thực hành, giáo viên sẽ kiểm tra, đánh giá kết quả của hoạt động của
một số cặp.
* Nếu trong một lớp học có đông học sinh , khi yêu cầu học sinh hoạt động theo
cặp mà có số dư ( Ví dụ như lớp 4B mà tôi lấy để thực hiện đề tài này. Sĩ số của
lớp là 35 học sinh, nếu thực hành theo cặp sẽ dư một học sinh ) thì ngay từ lần
thực hành theo cặp đầu tiên, giáo viên nên chỉ định học sinh này nhập vào cặp
gần nhất. Như vậy, những lần hoạt động sau, học sinh này sẽ ngay lập tức tự
động nhập vào cặp đã được giáo viên chỉ định. Khi tham gia vào một cặp khác
thì học sinh này theo các hoạt động của hai bạn mình và sẽ thay một trong hai
bạn khi lần thực hành đầu tiên kết thúc và bắt đầu lần thực hành tiếp theo.
Giáo viên cũng nên đưa ra cho học sinh hiểu một số cử chỉ , điệu bộ để thiết
lập hoạt động theo cặp. Trong quá trình dạy trên lớp, khi muốn học sinh hoạt
động theo cặp thì giáo viên có thể vừa sử dụng cử chỉ vừa nói “ work in pairs,
please” (làm việc theo cặp). Thường xuyên cử chỉ và ngôn ngữ tiếng Anh sẽ
tạo ra khơng khí học ngoại ngữ sự thoải mái, khơng bị khơ cứng trong qúa rình
thực hành ngơn ngữ. Hơn nữa, khi học sinh đã nghe quen các cụm từ mà giáo
viên thường nói,các em sẽ có phản xạ nhanh hơn và giáo viên sẽ khơng mất thời
gian để giải thích lại bằng tiếng Việt nữa.
c. Các bước trong việc hướng dẫn học sinh thực hành theo cặp.
* Bước 1: Chuẩn bị.
Chuẩn bị các nội dung thật cẩn thận bằng cách sử dụng các phương
tiện, phương pháp và thực hành để tạo cho học sinh sự tự tin cao trong việc sử
dụng ngôn ngữ. Chuẩn bị sẵn tất cả các giáo cụ hỗ trợ cho việc hoạt động theo
cặp để đảm bảo cả giáo viên và học sinh đều ở thế chủ động.
* Bước 2: Làm mẫu giữa giáo viên và học sinh.
Giáo viên phải đảm bảo chắc chắn rằng tất cả mọi học sinh nắm được yêu
cầu của bài. Giáo viên gọi 1 học sinh đứng dậy đóng 1 vai theo yêu cầu và cùng
với giáo viên thực hành mẫu yêu cầu đó , các học sinh khác theo dõi phần làm
mẫu.
Ví dụ minh họa:

Unit 2: I’m from Japan
GV gọi một học sinh làm mẫu như sau:

6/20


Đề tài: “Nâng cao chất lượng dạy và học môn Tiếng Anh- Lớp 4
qua tổ chức các hoạt động theo cặp, theo nhóm”.
Vai 1: GV hỏi: Where are you from?
Vai 2: HS trả lời: I’m from Viet Nam.
* Bước 3: Phân cặp học sinh.
Nên phân các học sinh ngồi gần nhau tạo thành một cặp. Như vậy, việc
thực hành sẽ khơng làm đảo lộn vị trí của học sinh, học sinh cũng có thể trao
đổi, đàm thoại thoải mái mà không làm ảnh hưởng tới các cặp khác. Giáo viên
cũng có thể chọn một em khá cặp cùng một em yếu nhằm tạo điều kiện cho em
khá kèm cặp, giúp em yếu có khả năng hoạt động tích cực hơn.
u cầu các cặp thực hành lại phần làm mẫu giữa giáo viên và học sinh(ở
bước 2) nếu giáo viên thấy cần thiết.
* Bước 4: Tính thời gian.
Giáo viên thơng báo cho cả lớp biết hoạt động theo cặp kéo dài trong thời
gian bao lâu. Hoạt động này thường kéo dài trong thời gian từ 2 đến 3 phút.
* Bước 5: Các cặp hoạt động riêng rẽ.
Giáo viên yêu cầu tất cả các cặp bắt đầu làm việc. Trong khi các cặp đang,
thực hành thì giáo viên đi một vịng quanh lớp học để điều khiển các hoạt động
và giúp đỡ các cặp học sinh gặp khó khăn về vốn từ hoặc mẫu câu...Tuy nhiên,
giáo viên không cần thiết phải xen vào giữa hoạt động của học sinh( gợi ý đặt
câu hỏi giữa chừng) khi hoạt động của các em vẫn đang diễn ra bình thường.
* Bước 6: Gọi một số cặp thực hành.
Ngừng ngay hoạt động của các cặp khi nhận thấy hầu hết các cặp đã thực
hiện xong yêu cầu của giáo viên đưa ra. Gọi 1 cặp học sinh bất kì đứng dậy và

thực hành theo cặp trước lớp . Kiểm tra một vài cặp tiếp theo tương tự như cặp
đầu tiên.
Sau mỗi lần yêu cầu học sinh thực hành theo cặp, giáo viên phải kiểm tra,
đánh giá kết quả hoạt động của một số cặp học sinh . Vì điều này vừa đánh giá
được khả năng tiếp thu, vận dụng kiến thức của học sinh vừa làm cho học sinh
phải hoạt động tích cực hơn ở các lần thực hành sau.
d. Các hoạt động phù hợp với hoạt động theo cặp.
Hoạt động theo cặp là một dạng thực hành rất phổ biến, được giáo viên
dùng trong hầu hết các tiết dạy và rất có ích cho học sinh trong giai đoạn đầu khi
các em mới làm quen với mơn tiếng Anh. Trong q trình giảng dạy, tơi nhận
thấy một số hình thức dưới đây rất phù hợp khi sử dụng cho hoạt động theo
cặp. Cụ thể là:
* Bài hội thoại ( dialogue).
Hoạt động theo cặp đối với bài hội thoại có những mục đích rất rõ
ràng . Giáo viên có thể cho học sinh đọc bài hội thoại trong sách giáo khoa vài

7/20


Đề tài: “Nâng cao chất lượng dạy và học môn Tiếng Anh- Lớp 4
qua tổ chức các hoạt động theo cặp, theo nhóm”.
lần. Sau đó, giáo viên đưa ra một số từ gợi ý hoặc học sinh có thể sử dụng vốn
kiến thức được trang bị để thay thế vào bài hội thoại ban đầu để tạo ra một bài
hội thoại mới. Sử dụng phương pháp này, học sinh sẽ biết cách cá nhân hóa các
chi tiết trong bài hội thoại ( Sử dụng tên riêng, tuổi, sở thích hay các hoạt động
hàng ngày của học sinh….)
+ Ví dụ minh họa:
Unit 4: When’s your birthday?- Lesson 2
1. Look, listen and repeat:
Alan: When’s your birthday?

Mai : It’s on the Sixth of May.
Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh dựa vào đoạn hội thoại trên để thực
hành phần “3- Let’s talk” như sau:
St1: How old are you?
St2: I’m ( ten ) years old. { Hoặc học sinh có thể nói một tuổi khác}
St1: When’s your birthday?
St2: It’s on the tenth of June. { Hoặc học sinh có thể sử dụng bất kỳ
một ngày tháng nào trong năm}
* Thực hành thay thế ( Substitution Drill).
Khi học sinh đã có những mẫu câu có thể thay thế được thì các em có thể
tạo ra rất nhiều câu mới thông qua thực hành theo cặp. Hãy thử xem xét ví dụ
dưới đây xem liệu có bao nhiêu câu mới có thể tạo ra ? ( Câu trả lời là: có rất
nhiều )
Ví dụ minh họa: Unit 8:What subjects do you have today? Lesson 1
What subjects do you have today?
I have Music, Maths, Vietnamese. ( Học sinh có thể thay thể bằng các từ
chỉ mơn học khác như: English, Vietnamese, Science, Art, Informatics…)
*Tả tranh ( Discribe the picture)
Bất kỳ bức tranh nào cũng có thể được sử dụng cho hoạt động theo
cặp. Giáo viên dán bức tranh lên bảng, yêu cầu học sinh nhìn vào tranh, có
thể đi kèm một bài hội thoại. Học sinh thứ nhất đưa ra các câu hỏi về bức
tranh. Học sinh thứ hai nhìn tranh và trả lời câu hỏi. Hoạt động này phù hợp với
khi thực hành một dạng mẫu câu mới hoặc kích thích học sinh chuẩn bị bài mới
trước khi đến lớp chu đáo hơn và do đó học sinh mắc rất ít lỗi trong khi thực
hành tả tranh.
+ Ví dụ minh họa:
Unit 2: I’m from Japan – Leson 1
2, Let’s talk:

8/20



Đề tài: “Nâng cao chất lượng dạy và học môn Tiếng Anh- Lớp 4
qua tổ chức các hoạt động theo cặp, theo nhóm”.
Giáo viên có thể dán năm bức tranh của 4 nhân vật mà các em đã được làm
quen từ khi bắt đầu học môn tiếng Anh lên bảng, yêu cầu học sinh xem tranh,
thực hành hỏi - trả lời về tên của các nhân vật trong tranh và họ từ đâu tới.

1

2

3

4

Với bức tranh 1, học sinh có thể thực hành:
St1: Is she Linda?
St2: Yes, she is.
S1 : Is she from America?
S2 : No, she isn’t. She’s from England.
Hoặc:
St1: Who is she?/ What’s her name?
St2: She’s / Her name’s Linda.
St1: Where’s she from?
She’s from England.
Đối với các bức tranh còn lại, học sinh thực hành tương tự.
* Hỏi và trả lời theo cặp ( Ask and answer)
Các bài luyện tập theo sau các bài hội thoại có thể được thực hành theo
cặp . Học sinh có thể trả lời miệng . Giáo viên theo dõi các cặp làm việc , gọi

các cặp lên luyện tập trước lớp. Hoặc một cách khác là: Giáo viên đưa ra câu
hỏi cho cả lớp. Sau khi các cặp trả lời câu hỏi, ghi câu trả lời ra giấy, trao đổi
câu trả lời của cặp mình với cặp khác gần bên để chấm điểm chéo bài làm của
nhau dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Phương pháp này rèn cho học sinh biết
cách đánh giá bài của
bạn và chính bài của mình. Hơn nữa, nó giúp cho các cặp học sinh làm việc có
tính chất thi đua, mang lại hiệu quả cao hơn.
+ Ví dụ minh họa:
Unit 11: What time is it?- Lesson 1
2. Let’s talk:
Giáo viên đưa đồng hồ chỉ giờ và hỏi:
- What time is it?
- What time is it?

9/20


Đề tài: “Nâng cao chất lượng dạy và học môn Tiếng Anh- Lớp 4
qua tổ chức các hoạt động theo cặp, theo nhóm”.

Học sinh trả lời:
It’s seven ten.

Học sinh trả lời:
It’s nine fifteen.

Học sinh nhìn đồng hồ chỉ giờ và viết câu trả lời ra giấy. Sau đó, các cặp trao
đổi bài và chấm điểm chéo cho nhau. Cuối cùng, giáo viên đưa đáp án để các
cặp tự đánh giá bài của mình.
2. BIỆN PHÁP 2: TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG THEO NHĨM.

Bên cạnh hoạt động theo cặp thì hoạt động theo nhóm cũng là một hình
thức phổ biến mà người giáo viên có thể tổ chức cho học sinh thực hành. Với
hình thức tổ chức hoạt động này, giáo viên không nhất thiết phải cho học sinh kê
lại bàn ghế. Cách thức tổ chức các nhóm trong trường hợp này là yêu cầu các
nhóm ( bàn ) học sinh ngồi quay mặt vào nhau tạo ra các nhóm gồm từ 4 đến 6
học sinh,phụ thuộc vào số học sinh trong từng bàn, từng lớp.
Trong mỗi nhóm giáo viên thường chọn ra một học sinh làm nhóm trưởng
hoặc thư ký. Điều này giúp giáo viên điều khiển các hoạt động của nhóm được
dễ dàng hơn và học sinh khi được phân cơng làm nhóm trưởng / thư ký sẽ có
tính tự giác và tinh thần trách nhiệm cao hơn. Giáo viên cũng nên xoay vịng học
sinh đóng vai trị làm nhóm trưởng / thư ký. Vậy nên, mọi học sinh đều có cơ
hội làm nhóm trưởng hoặc thư ký.
Việc thiết lập các nhóm hoạt động có nhiều điểm giống với thiết lập hoạt
động theo cặp. Trong lần thứ nhất hoặc thứ hai hướng dẫn học sinh tổ chức hoạt
động theo nhóm giáo viên có thể sử dụng tiếng mẹ đẻ ( Tiếng Việt ). Nhưng giáo
viên phải sớm hướng dẫn học sinh nhận ra các hình thức hướng dẫn học sinh
làm việc như : Hàng / bàn đầu tiên quay xuống dưới với hàng /bàn thứ
hai ( First row/table , turn and face the second ) , hàng /bàn thứ ba quay xuống
dưới hàng/bàn thứ tư ( third row/ table ,turn and face the fourth).
a. Vai trò của giáo viên trong hoạt động nhóm :
Giáo viên chính là người quản lý các hoạt động, do đó giáo viên phải đặt
kế hoạch thật cụ thể cho từng hoạt động, tổ chức các hoạt động, bắt đầu hoạt
động , điều khiển hoạt động, theo dõi thời gian hoạt động và kết thúc hoạt động.
Trong khi các nhóm hoạt động, giáo viên theo dõi các nhóm và hỗ trợ,
kiểm tra sự hoạt động của các nhóm để bảo đảm chắc chắn rằng các nhóm vẫn
đang hoạt động có hiệu quả.
10/20


Đề tài: “Nâng cao chất lượng dạy và học môn Tiếng Anh- Lớp 4

qua tổ chức các hoạt động theo cặp, theo nhóm”.
Nhóm trưởng hoặc thư ký sẽ nộp hoặc thơng báo cho giáo viên kết quả
của nhóm mình thơng qua các posters ( giấy ghi kết quả ). Giáo viên sẽ cùng các
nhóm khác chữa lỗi bài làm của mỗi nhóm.
b. Các hoạt động phù hợp với hoạt động nhóm
Các hoạt động nhóm đều có xu hướng “tự do hơn”và “ ảnh hưởng qua lại”
hơn là hoạt động theo cặp. Một vài hoạt động theo nhóm thường dễ tổ chức hơn
ngay cả với giáo viên cịn ít kinh nghiệm . Dưới đây là một số hình thức mà tơi
thấy phù hợp với hoạt động theo nhóm.
* Trị chơi ( Games)
Các trị chơi đốn đơn giản để luyện tập các dạng câu hỏi, chẳng hạn như
“What’s it? ”, giáo viên có thể tổ chức trị chơi theo nhóm sau khi gọi một học
sinh đứng lên trước lớp và thực hiện mẫu cùng với giáo viên.
Giáo viên cũng có thể tổ chức các trị chơi theo nhóm như : Pelmanism,
Lucky Numbers, Noughts and crosses , Wordsquare , Slap the board …. Phươ
ng pháp tổ chức các trò chơi xen lẫn vào bài học sẽ tạo sự hứng thú cho học
sinh, giúp các em học mà chơi, chơi mà học. Do vậy, tiết học sẽ sôi nổi hơn,
các em sẽ khắc sâu kiến thức hơn.
+ Ví dụ minh họa:
Để củng cố kiến thức bài 17:
Unit 17: How much is the T-shirt?- Lesson 1
Giáo viên có thể sử dụng trị chơi “ Nought and Crosses”.
Giáo viên kẻ lên bảng (hoặc chuẩn bị sẵn ở nhà vào bảng phụ) 9 ơ vng,
mỗi ơ có chứa một bức tranh.

Giáo viên giải thích luật chơi cho học sinh và gọi một học sinh lên làm mẫu.
Sau đó, chia học sinh thành hai nhóm: Một nhóm là nought( O), nhóm kia
là crosses( X). Hai nhóm sẽ chọn tranh trong ơ và đặt câu. Nhóm nào đặt câu

11/20



Đề tài: “Nâng cao chất lượng dạy và học môn Tiếng Anh- Lớp 4
qua tổ chức các hoạt động theo cặp, theo nhóm”.
đúng sẽ được một X hoặc một O. Nhóm nào có ba O hoặc ba X trên cung một
hàng ngang, dọc hoặc chéo sẽ chiến thắng.
* Chính tả ( Dictation)
Tại sao chúng ta khơng đọc chính tả một đoạn văn ? Việc này rất dễ thực
hiện bởi nhóm trưởng của các nhóm. Tất nhiên giáo viên chỉ cho thực hành bài
hội thoại /bài văn ngắn hay những từ mới mà học sinh đã được học. Trong hoạt
động này việc phát âm phải thật chính xác và tỷ lệ học sinh hồn thành tốt bài
viết chính tả cao.
Nhóm trưởng các nhóm có trách nhiệm kiểm tra lỗi sau mỗi câu viết được hồn
thành. Theo cách thức này thì kết quả được thể hiện ngay khi mà giáo viên yêu
cầu học sinh ngừng hoạt động. Và vì nhóm trưởng của các nhóm đã kiểm tra,
chữa các
lỗi nên ít có học sinh nào cịn chưa hồn thành bài viết chính tả.
+ Ví dụ minh họa:
Để ơn tập và củng cố từ mới và mẫu câu giới thiệu về nghề nghiệp của các
thành viên trong gia đình ( Unit 12: What does your father do?- Lesson 1), giáo
viên có thể đọc một đoạn văn ngắn đã chuẩn bị sẵn ở nhà.
Hi. My name is Minh. I am a student. This is my father. He is an engineer.
This is my mother. She is a teacher. And that is my brother. He is a doctor.
Giáo viên đọc chậm, to, rõ ràng đoạn văn. Học sinh chú ý lắng nghe và viết
lại đoạn văn trong lần đọc thứ hai. Sau đó, so sánh với bài của các bạn trong
nhóm. Giáo viên đọc lại một lần nữa cho học sinh sốt lỗi. Nhóm trưởng / thư
ký hoặc đại diện của mỗi nhóm lên viết bài của mình lên bảng. Giáo viên cùng
các học sinh cịn lại sốt bài và nhận xét.
* Đóng vai ( Role play)
Hoạt động này được tổ chức sau bài học mà học sinh đã thực hành sử dụng

mẫu câu. Các nhóm được yêu cầu tạo ra một ngữ cảnh cụ thể như là luyện tập
hỏi về các môn học ở trường, sở thích về đồ ăn- đồ uống hay các hoạt động hàng
ngày..v..v. Sau đó, một vài nhóm hoặc tất cả các nhóm thực hành trước lớp.
+ Ví dụ minh họa:
Sau khi học xong Unit 13: Would you like some milk?- Leson 1, giáo viên
có thể cho học sinh củng cố lại mẫu câu bằng cách sử dụng phương pháp đóng
vai. Giáo viên đưa ra cho học sinh một ngữ cảnh, cụ thể trong bài nay là các em
sẽ nói về sở thích đồ ăn hoặc thức uống của mình.
Giáo viên chia lớp thành các nhóm ( mỗi nhóm 4 đến 6 học sinh) và yêu
cầu các em thực hành, sau đó gọi hai đến ba nhóm lên thực hành trước lớp.
St1: I like meat. What about you?

12/20


Đề tài: “Nâng cao chất lượng dạy và học môn Tiếng Anh- Lớp 4
qua tổ chức các hoạt động theo cặp, theo nhóm”.
St2: I like chicken. It’s my favourite food. What about you?
St3: I like fish. What about you?
St4: I like beef. It’s my favourite food.
Trong khi các bạn thực hành, học sinh còn lại nghe để sau khi các bạn
thực hành xong sẽ nhận xét.
* Thảo luận ( Discuss)
Thảo luận cho phép học sinh tự do diễn đạt ý kiến của mình trong nhóm .
Đây là hình thức rất hữu dụng trong hoạt động giảng dạy bộ môn tiếng
Anh .Giáo viên đưa ra một chủ đề .
Ví dụ : Tell about your father.
- Giáo viên có thể đưa ra vài gợi ý ( suggetions) cho học sinh dựa vào để
làm bài. (Cụ thể như bài trên, giáo viên có thể đưa một số gợi ý như
sau: name, age,

job, daily activities).
- Giáo viên cho học sinh khoảng thờ gian từ 3 đến 5 phút để chuẩn bị.
- HS cả nhóm chuẩn bị, thảo luận, tập hợp đưa ra ý kiến , nhóm trưởng
hoặc thư ký ghi lại ý kiến của nhóm .
- Khi thời gian đã hết, giáo viên yêu cầu một thành viên của mỗi nhóm trình
bày nội dung của nhóm mình trước lớp. Học sinh trình bày trước lớp có thể là
nhóm trưởng/ thư ký. Nhưng tốt hơn nhiều nếu giáo viên có thể chỉ định bất cứ
thành viên nào trong nhóm. Điều này giúp cho học sinh ln phải chủ động
tham gia vào hoạt động của nhóm mình .
- Sau khi các nhóm trình bày xong nội dung của nhóm mình, giáo viên u
cầu cả lớp thống nhất chọn ra một bài hay nhất và có thể cho điểm cho nhóm ấy.
* Điền thiếu ( Gap fill)
Đây là thủ thuật giáo viên sử dụng để kiểm tra từ mới hoặc mẫu câu mà học
sinh đã được học. Giáo viên có thể hình thức này ở các bước giảng dạy khác
nhau. Giáo viên sẽ viết lên bảng một đoạn văn ngăn hay một số câu còn để vài
khoảng trống ( giáo viên có thể cho trước những từ cần điền nếu thấy cần thiết).
Đoạn văn càng có nhiều khoảng trống thì bài tập càng khó.
Ví dụ minh họa:
Trong phần “Warm up” của Unit 19: What animal do you want to see?
- Lesson 1, giáo viên viết một đoạn hội thoại lên bảng, để trống một vài từ nhằm
kiểm tra bài cũ của học sinh.
Alan : I _____ tiger. What about _____?
Linda: I don’t like _____. I like _____.
Alan : _____ do you like elephants?

13/20


Đề tài: “Nâng cao chất lượng dạy và học môn Tiếng Anh- Lớp 4
qua tổ chức các hoạt động theo cặp, theo nhóm”.

Linda: _____ they can _____.
- Học sinh hoạt động theo nhóm, thảo luận, tìm từ thích hợp, rồi viết đáp án
vào bảng con.
- Sau ba đến bốn phút, giáo viên yêu cầu đại diện của mỗi nhóm giơ bảng
có đáp án của nhóm mình lên. Nhóm nào điền đúng và sạch sẽ được đưa lên làm
mẫu.
- Giáo viên nhân xét và cho điểm nhóm làm đúng.
V. Kết quả đạt được.
Sau quá trình nghiên cứu, áp dụng các nội dung của đề tài vào thực tế giảng
dạy, tôi nhận thấy kết quả học tập của học sinh tiến bộ rõ rệt, khả năng vận dụng
các ngôn ngữ được học vào giao tiếp tốt hơn. Với các phương pháp hướng dẫn
học sinh làm việc theo cặp, theo nhóm mà tơi trình bày ở trên đã giúp bản thân
tơi quản lý các giờ học tốt hơn, HS hứng thú trong giờ học, tạo ra các cơ hội cho
học sinh làm việc đạt hiệu quả cao và qua đó cũng hình thành cho học sinh tính
tích cực, chủ động trong giờ học môn Tiếng Anh cũng như khả năng cùng cộng
tác làm việc và trao đổi.
Kết quả khảo sát khả năng vận dụng kiến thức được học vào làm bài tập,
giao tiếp của học sinh qua một năm thực hiện, áp dụng nội dung của đề tài :
Trước khi thực hiện đề tài.
KHẢ NĂNG VẬN DỤNG KIẾN THỨC ĐƯỢC HỌC VÀO
LÀM BÀI TẬP , GIAO TIẾP
Lớp TS HS
Yếu , kém
Trung bình
Khá
Giỏi
Sl
%
Sl
%

Sl
%
Sl
%
4B
35
4
11.4
25
71.5
4
11.4
2
5.7
Học sinh cịn nhút nhát, thụ động, kỹ năng nói kém.
Sau khi thực hiện đề tài:
KHẢ NĂNG VẬN DỤNG KIẾN THỨC ĐƯỢC HỌC VÀO
LÀM BÀI TẬP , GIAO TIẾP
Lớp TS HS
Yếu , kém
Trung bình
Khá
Giỏi
Sl
%
Sl
%
Sl
%
Sl

%
4B
35
1
2,8%
19
54,2
9
25,7
6
17,1
Nhìn vào bảng thống kê kết quả khảo sát chất lượng trước và sau khi áp
dụng các biện pháp trên cho thấy.
- Số học sinh khá,giỏi của lớp 4B tăng rõ rệt. Số học sinh yếu, kém nhút
nhát, thụ động, kỹ năng nói kém đã giảm đáng kể.
- Lớp 4B: Hầu hết học sinh đã mạnh dạn hơn. Các em hứng thú với giờ học,
chủ động, tích cực, hăng say phát biểu xây dựng bài.

14/20


Đề tài: “Nâng cao chất lượng dạy và học môn Tiếng Anh- Lớp 4
qua tổ chức các hoạt động theo cặp, theo nhóm”.
- Kết quả kiểm tra cuối kì 2 đạt kết quả vượt trội hơn so với các lớp cịn lại
khơng áp dụng đề tài. Số học sinh giỏi, khá tăng lên rõ rệt. Số học sinh còn yếu
kém trong việc đọc, phát âm cũng như thực hành nói Tiếng Anh giảm đi nhiều.
C. KẾT LUẬN VÀ NHỮNG KHUYẾN NGHỊ.
I. Kết luận:
Sau một thời gan quan tâm, áp dụng đề tài vào thực tế tôi thấy các tiết học
sôi nổi hẳn lên, học sinh tích cực tham gia phát biểu xây dựng bài. Số học sinh

yếu, kém tỏ ra phấn khởi cùng các bạn tham gia vào các trò chơi tập thể, các
hoạt động cặp- nhóm.
Mặc dù mức độ tiếp thu bài của các em học sinh vẫn chưa đồng đều, nhưng
ở các phần hoạt động theo cặp, nhóm hầu hết các em đều tích cực tham gia và
kết quả đạt được cũng tương đối khả quan. Chính vì vậy ở các năm học tiếp theo
tôi sẽ luôn thực hiện và áp dụng tố chức các hoạt động theo cặp, nhóm mà mình
đã nghiên cứu vào từng tiết dạy cụ thể trên lớp đối với tất cả các lớp mà tôi được
phân công giảng dạy nhằm tạo cho học sinh hứng thú học tập và u thích mơn
học hơn nữa.
II. Những kiến nghị sau khi thực hiện đề tài:
Bản thân tôi là giáo viên giảng dạy bộ môn Tiếng Anh và cũng là người
thực hiện đề tài này, để cho đề tài được áp dụng có hiệu quả nhất vào thực tế
giảng dạy cũng như nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn, tôi mạnh dạn đề đạt
một số kiến nghị sau :
Mặc dù ở cấp Tiểu học, Tiếng Anh chỉ là một môn tự chọn nhưng đây là
nền tảng cơ bản nhất để các em bước tiếp những bậc thang cao hơn trong việc
học tập mơn này nói riêng và xa hơn nữa là tiếp cận tri thức và nền văn hóa của
nhân loại. Tuy nhiên, đồ dùng dạy học, tài liệu tham khảo cũng như các phương
tiên hỗ trợ cho công tác giảng dạy môn Tiếng Anh cịn nhiều thiếu thốn. Vì vậy,
tơi mong muốn các cấp lãnh đạo quan tâm hơn nữa tới bộ môn này, trang bị
thêm các thiết bị, tài liệu tham khảo để đảm bảo cho việc dạy và học môn Tiếng
Anh được nâng cao.
Bên cạnh đó, tơi cũng mong muốn các bậc phụ huynh gạt đi quan niệm
“Tiếng Anh là môn phụ”, dành thời gian nhiều hơn nữa để quan tâm, nhắc nhở
con em mình chú ý học tập tất cả các mơn nói chung và mơn Tiếng Anh nói
riêng.
LỜI KẾT

15/20



Đề tài: “Nâng cao chất lượng dạy và học môn Tiếng Anh- Lớp 4
qua tổ chức các hoạt động theo cặp, theo nhóm”.
Là một giáo viên với kinh nghiệm giảng dạy cịn ít nên tơi sẽ ln cố
gắng trau dồi kiến thức, chuyên môn, học hỏi bạn bè, đồng nghiệp để dìu dắt các
em học sinh thân yêu- những mầm non tương lai của đất nước góp phần đưa
chất lượng giáo dục của xã nhà cũng như nền giáo dục của đất nước ngày một
nâng cao.
Trong quá trình nghiên cứu và làm đề tài tơi khơng tránh khỏi những thiếu
sót. Vì vậy tơi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của cơ quan chun mơn,
các đồng chí đồng nghiệp để đề tài của tơi được hồn chỉnh hơn, có thể áp dụng
rộng rãi vào thực tế giảng dạy.
Tơi xin chân thành cảm ơn BGH nhà trường cùng các đồng nghiệp đã giúp
đỡ tơi hồn thành đề tài này.
Tơi xin cam đoan rằng, đề tài sáng kiến kinh nghiệm “Nâng cao chất lượng
dạy và học môn Tiếng Anh- Lớp 4 qua tổ chức các hoạt động theo cặp, theo
nhóm” là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Tơi hồn toàn chịu trách nhiệm
trước hội đồng chấm sáng kiến kinh nghiệm về tồn bộ nội dung đề tài của
mình.
Ba Vì, ngày 20 tháng 05 năm 2019
Tác giả đề tài

Nguyễn Thị Hằng
Giáo án minh họa:
Week 21
Date of teaching: Monday, January 21st 2019
Unit 12: What does your father do ?
Period 40: Lesson 2
A. Objectives
By the end of the lesson SS will be able ask and answer questions about

places of work, using Where does he/she work? He/She works in ...
B. Language focus:
- Vocabulary: hospital, clerk, office, field…..
- Sentence patterns : - Where does …………. work ?
A………….works……………
C. Methods and teaching aids:
+ Methods: Teacher- Whole class, group- work, pair- work, individual- work…

16/20


Đề tài: “Nâng cao chất lượng dạy và học môn Tiếng Anh- Lớp 4
qua tổ chức các hoạt động theo cặp, theo nhóm”.
+ Teaching aids:
- Teacher’s: Tape-cassette, pictures, teaching plan, student`s book, workbook...
- Students’: books, notebooks, workbooks.
D. Procedures.
Teacher’s activities

Students’ activities
1. Warm up

- greeting.
- checking attendance and teaching date.
* Play game: Matching.
- writes the words on black board
A
A doctor works A
farmer works A
teacher works

Aworker works A
clerk works

write. Others look and
comment.
listen to teacher guiding:
match the words in column A
with the suitable words in
column B.

B
In a factory
In an office
In a hospital
In a field
In a school

- guides sts the way to play.
- ask sts to lift up their student board.
- looks, comments and gives mark.

- work in groups and discuss.
The secretary write and
match on student board.
- lift up.

2. Presentation
* Look, listen and repeat.
Tell the class that they are going to find out
look at the pictures and read

about a game played by Nam and Mai. Give
the text
them a few seconds to look at the pictures and
read the text before playing the recording for
them to repeat.
- Check their comprehension by asking: What
is the name of the game Mai and Nam are
playing?
Mai and Nam are playing a
Where does the doctor in the picture work?
game of jobs.
How about the worker? And the farmer?
The doctor works in a hospital.
Where does he/she work?
The worker works in a factory.
17/20


Đề tài: “Nâng cao chất lượng dạy và học môn Tiếng Anh- Lớp 4
qua tổ chức các hoạt động theo cặp, theo nhóm”.
Explain the words well done and great. Then The farmer works in a field.
writes on black board andasks sts to find
model sentences.
find model sentences.
- writes on b-board, explains the meaning,
the function, the usage.
* Model sentence:
- Where does a ... work?
A ... works in + (place of work).


listen to teacher introducing,
write into notebook and read

- Play the recording more than once, if
necessary, for pupils to listen and repeat the
language.
- Calls some pairs to read the dialogue.
- Listens and comments

look at the dialogue, listen and
repeat.
work in pair, read the dialogue.
read aloud, others listen and
comment.

3. Practice
*Poin and say
- Sticks four pictures on black board and
asks students to read their names in English.
- Tell pupils that they are going to ask and
answer about where someone works, using
Where does a ... work? A ... works in + (place
of work). Check comprehension. Explain the
different forms of the verb work in the
question and the answer (work and works).
- Use the pictures to teach the words hospital,
field, factory and office. Have pupils repeat
the phrases in a hospital/ field/factory and in
an office twice.
- Asks pupils to work in pairs ask and answer

about where someone works, using Where
does a ... work? A ... works in +
- calls some pairs to read.
- listens and comments.
* Let’s talk:

18/20

look at the pictures and read.

Listen

Write down
work in pairs, point into each
picture , play role and ask,
answer.
read aloud . Others listen and
comments.


Đề tài: “Nâng cao chất lượng dạy và học môn Tiếng Anh- Lớp 4
qua tổ chức các hoạt động theo cặp, theo nhóm”.
- encourages sts to task about students’ task.
look at the text and talk
- gives an example:
What does your father/mother/ grandpa
grandmother… do?
- He’s/ She’s a/an…..
Where does he/she work?
He/

She works in a/an…..
Asks sts to practice.
work in groups, ask and answer
Calls some groups to practise in front of class
about the jobs and places of
- listens and comments.
work.
Others listen and comments
4. Production
* Play game: xi dien.
Guides sts the way to play and divides
students into groups( 6 students in a group).
- goes a round to check students` working.

- calls 2-3 groups to practise in front of class.

- listens and comments.
- consolidates the lesson.
- comments the lesson.

listen to teacher guiding : ask a
nd answer about jobs and place
of work.
- play in groups.
+ Example:
+ St1: What does your father
do?
+ St2: He’s a doctor. What
does your father do?
+ St3: My father is a worker.

- ask and answer. Others listen
and comment.
- listen.
- listen.

5. Home link
- encourages sts to:
+ learn by heart vocabulary and structure
- says goodbye.

Students listen
- says goodbye.

Tài liệu tham khảo.

19/20


Đề tài: “Nâng cao chất lượng dạy và học môn Tiếng Anh- Lớp 4
qua tổ chức các hoạt động theo cặp, theo nhóm”.
1. -Quyển “Introduction to linguishtics and the English language” của Nguyễn
Thanh Bình
2. -Quyển “ Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học ở trường TH” của Bộ
giáo dục và đào tạo năm 2002.
3. -Quyển “ Five-minute Activities – A resource book of short activities”
Cambridge University press.
4. -Quyển “ Success in English teaching” Oxford
5. -Quyển “ Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học ở trường TH” năm
2004.
6. -Quyển “ Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên TH- Môn Tiếng

Anh” của nhà xuất bản giáo dục và một số tài liệu qua các chương trình học thay
sách.
7. Sách giáo viên, sách tham khảo Tiếng anh khối 3,4,5

20/20



×