Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Một số biện pháp dạy tốt phân môn luyện từ và câu lớp 4 phần mở rộng vốn từ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (384.04 KB, 14 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐẠI LỘC

TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐẠI ĐÔNG
-----****-----

CHUYÊN ĐỀ
MỘT SỐ BIỆN PHÁP
GIÚP HỌC SINH HỌC TỐT PHÂN MÔN
LUYỆN TỪ VÀ CÂU LỚP 4
PHẦN MỞ RỘNG VỐN TỪ
Năm học: 2020 - 2021

Người thực hiện : Nguyễn Thị Thu Oanh
Giáo viên tổ
:4

1


Tên chuyên đề:
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH HỌC TỐT
PHÂN MÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU LỚP 4
PHẦN MỞ RỘNG VỐN TỪ
I. LÝ DO :
Ở Tiểu học môn Tiếng Việt có vị trí đặc biệt quan trọng. Nó là nền tảng, cơ sở
giúp học sinh học tất cả các môn học khác. Mục tiêu của mơn Tiếng Việt trong
chương trình tiểu học mới là hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử
dụng Tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết ) để học tập và giao tiếp trong mọi hoạt động.
Mục tiêu đó đã đặt ra cho những người thầy giáo phải suy nghĩ, tìm tịi những
phương pháp dạy học môn Tiếng Việt sao cho đem lại hiệu quả cao.
Qua những năm giảng dạy, tôi nhận thấy hầu hết giáo viên rất coi trọng môn


Tiếng Việt, dành rất nhiều thời gian cho môn học này nhưng chất lượng môn Tiếng
Việt vẫn chưa đạt như mong muốn. Đặc biệt là phần mở rộng vốn từ cho học sinh.
Chính từ những lý do trên, tơi đã tìm hiểu và viết chuyên đề “ Một số biện pháp
dạy tốt phân môn Luyện từ và câu lớp 4 phần Mở rộng vốn từ” để tổ 4 cùng
tham khảo, góp ý đi đến thống nhất các giải pháp trong việc dạy học phân môn
Luyện từ và câu 4 phần Mở rộng vốn từ..
II. THỰC TRẠNG :
Luyện từ và câu là một phân môn trong môn Tiếng Việt lớp 4 thường được biết
là khô khan, trừu tượng hơn các phân môn khác trong môn Tiếng Việt, các em rất
“chán” môn này. Nếu người giáo viên có phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực,
tổ chức hướng dẫn các hoạt động một cách linh hoạt, nhẹ nhàng, thì các em sẽ rất
hứng thú, chủ động nắm chắc kiến thức. Ngược lại, nếu giáo viên tổ chức bài dạy
đơn điệu, phương pháp áp đặt thì học sinh sẽ khó tiếp thu, chán học phân mơn này.
Ngồi ra trong các nội dung khác của Luyện từ và câu thì giáo viên thường xem
nhẹ phần mở rộng vốn từ, học sinh khơng biết thì giáo viên tìm giúp nên các em

2


thường rất thụ động dẫn đến vốn từ nghèo nàn, việc dùng từ khi viết câu, viết văn
chưa hay ảnh hưởng chung đến chất lượng môn Tiếng Việt.
III. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH:
Một điều giáo viên cần nắm vững nữa là phải nắm được nội dung phân môn
Luyện từ và câu nói chung cũng như phần mở rộng vốn từ nói riêng. Trong cả năm
học SGK Tiếng việt 4, mở rộng vốn từ chỉ có 9 tiết nằm ở các chủ điểm:
Thương người như thể thương thân( 2 tiết MRVT Nhân hậu- Đoàn kết)
Măng mọc thẳng( 2 tiết MRVT Trung thực- Tự trọng)
Trên đôi cánh ước mơ( 1 tiết MRVT Ước mơ)
Có chí thì nên( 2 tiết MRVT Ý chí- Nghị lực)
Tiếng sáo diều ( 2 tiết MRVT Đồ chơi – Trị chơi)

Vì nội dung SGK được xây dựng theo quan điểm tích hợp. Các phân mơn như
Tập đọc, Chính tả, Kể chuyện, Luyện từ và câu, Tập làm văn tập hợp quanh một
chủ điểm. Nắm vững điều này sẽ giúp giáo viên dạy mở rộng vốn từ theo chủ điểm
cho học sinh tốt hơn.
IV. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
1. Xác định kiến thức cần thiết:
Để có một kế hoạch bài học tốt, người giáo viên tự tin, chủ động trên bục giảng,
hướng dẫn, tổ chức tốt các hoạt động làm bài tập người giáo viên cần :
Nghiên cứu nắm vững mục tiêu của môn học, mục tiêu cần đạt trong từng tiết,
trong từng bài tập. Đây là việc cơ bản phải làm nhưng trong khi dạy hàng ngày thì
nhiều giáo viên vẫn cịn xem sơ sài, hoặc chỉ dạy theo trình tự các bài tập của sách
khoa mà chưa chú ý đến mục tiêu cần đạt. Qua nghiên cứu, tôi xác định mục tiêu
của phần mở rộng vốn từ lớp 4 như sau:
- Cung cấp thêm các từ ngữ mới theo chủ điểm.
- Nắm được nghĩa của từ, các yếu tố Hán Việt, một số thành ngữ, tục ngữ thông
dụng
- Rèn luyện sử dụng từ, sử dụng thành ngữ, tục ngữ.
- Giáo dục học sinh u thích và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

3


Đó là mục tiêu chung, cịn khi xác định mục tiêu của từng bài dạy giáo viên
cần căn cứ vào tài liệu Chuẩn kiến thức, kĩ năng; tài liệu hướng dẫn tích hợp
giáo dục bảo vệ mơi trường, thực tế lớp học để xác định đúng mục tiêu cần đạt.
Ví dụ : Với bài Mở rộng vốn từ Nhân hậu – Đồn kết tuần 2. Tơi xác định
mục tiêu cụ thể như sau:
- HS biết thêm một số từ ngữ( gồm cả thành ngữ, tục ngữ và từ Hán Việt thông
dụng) về chủ điểm đang học : Thương người như thể thương thân
- Nắm được tiếng “nhân” theo hai nghĩa khác nhau:

1. Nhân có nghia là người.
2. Nhân có nghĩa là lòng thương người.
- HS NK : Nêu được ý nghĩa các câu tục ngữ ở bài tập 4.
- Giáo dục bảo vệ mơi trường: Giáo dục tính hướng thiện cho học sinh biết sống
nhân hậu và biết đoàn kết với mọi người.
Như vậy theo mục tiêu chung của các bài Mở rộng vốn từ, học sinh phải nắm
được nghĩa của các yếu tố Hán Việt nên để đạt được mục tiêu này người giáo viên
cần nghiên cứu bổ trợ thêm kiến thức cho bản thân về vốn từ Hán Việt: như mở
rộng vốn từ, nắm được đặc điểm cấu tạo, ngữ nghĩa của từ cho các em tra sổ tay từ
điển.
* Từ Hán Việt là những từ và ngữ tố Tiếng Việt bắt nguồn từ tiếng Hán và những
từ Tiếng Việt được người nói Tiếng Việt tạo ra bằng cách ghép các từ và ngữ tố
Tiếng Việt gốc Hán lại với nhau.( VD: giang sơn là sông núi, hi sinh là chết, xã tắc
là quốc gia,thái bình là bình yên, phụ nữ là đàn bà,…)
Để học sinh làm tốt dạng bài tập này, giáo viên cần hướng dẫn sử dụng từ điển
mà giáo viên có thể phơ tơ vài trang từ điển cung cấp cho học sinh. ( GV trang bị
cho các em ngay từ đầu năm). Ngoài ra để tiết kiệm thời gian trên lớp, giáo viên
nên yêu cầu mỗi học sinh chuẩn bị bài ở nhà, Cho học sinh sử dụng sổ tay để ghi
những từ ngữ đã được học sau mỡi bài.
Khi có kiến thức vững về phần này thì giáo viên rất tự tin, khơng bị phụ thuộc
vào đáp án ở sách giáo viên. Vì thực tế dạy cho thấy khi dạy cho học sinh nắm

4


được ngữ nghĩa của các yếu tố này thì sẽ nắm được ngữ nghĩa của phần lớn từ
vựng tiếng Việt.
Ví dụ: GV giúp học sinh hiểu được nghĩa của từ trung ( một lịng, một dạ) thì
sẽ hiểu được nghĩa của nhiều từ ghép khác như trung thành, trung hậu, trung kiên,
trung nghĩa). Ngoài ra để thuận lợi hơn, giáo viên cần sử dụng thêm các loại từ

điển như: Từ điển Hán Việt, từ điển thành ngữ, tục ngữ Hán Việt, từ điển tiếng
Việt, ……
Ví dụ: Mở rộng vốn từ Ước mơ ở tuần 9, SGK trang 87- 88 khi hướng dẫn học
sinh làm bài tập 4: Nêu ví dụ minh họa về một loại ước mơ nói trên( ước mơ đánh
giá cao, ước mơ đánh giá không cao, ước mơ đánh giá thấp), ở lớp tôi, đối với học
sinh NK có thể dễ dàng tìm được ví dụ nhưng học sinh chậm tiến thì gặp khó
khăn. Tuy nhiên khi tơi hướng dẫn các em hãy nhớ lại và tìm ví dụ ngay trong
những nhân vật mà các em đã được học ở các bài tập đọc trong chủ điểm như: ước
mơ của các bạn nhỏ trong bài Nếu chúng mình có phép lạ, ước mơ của bạn Lái
trong bài Đơi giày ba ta màu xanh,…Sau đó đặt câu hỏi gợi ý giúp học sinh nhận
ra đâu là ước mơ đánh giá cao, ước mơ đánh giá thấp…Như vậy theo cách hướng
dẫn này, học sinh chậm tiến sẽ tìm ra được nhiều ví dụ minh họa trong bài tập 4.
2. Tạo hứng thú cho học sinh:
Trong dạy học, tạo hứng thú cho học sinh là rất quan trọng. Nó gần như quyết
định hiệu quả của việc dạy học. Luyện từ và câu được đánh giá là khô khan trong
các phân mơn Tiếng Việt. Vì vậy tạo hứng thú cho học sinh lại càng quan trọng.
Khi học sinh có hứng thú, các em sẽ tự giác, chủ động học tập thì giờ dạy mới diễn
ra nhẹ nhàng, học sinh chủ động nắm được kĩ năng, kiến thức.
Để tạo hứng thú cho học sinh, tơi thường tạo cho các em khơng khí sẵn sàng
học tập ngay trong từng hoạt động như sau :
Giới thiệu bài : Đây cũng là một bước quan trọng. Đó khơng chỉ đơn giản là
nêu mục đích, u cầu của tiết học mà cịn là bước tạo khơng khí sơi nổi, thu hút
các em vào giờ học. Có thể giới thiệu bài bằng nhiều cách : liên hệ kiến thức trong
chủ điểm đang học bằng trò chơi, hỏi đáp….
5


VD : Sử dụng phương pháp hỏi đáp khi giới thiệu bài Mở rộng vốn từ Trung
thực - Tự trọng tuần 5 SGK trang 48-49 . GV đặt câu hỏi : Cậu bé Chơm trong
truyện Những hạt thóc giống có đức tính gì đáng q ?( trung thực).Vậy theo em,

Với bài Mở rộng vốn từ: Trung thực – Tự trọng tuần 6 SGK trang 62. Tôi
GV: Để giúp các em biết thêm nhiều từ, nắm được nghĩa và cách dùng các từ
ngữ theo chủ điểm Trung thực- Tự trọng. Hôm nay chúng ta sẽ Mở rộng vốn từ
theo chủ điểm này.
Rõ ràng các cách giới thiệu bài trên đã tạo được khơng khí học tập, thu hút
được sự chú ý của học sinh.
Để thu hút học sinh vào bài học, ngồi giới thiệu bài thì trong khi tổ chức ,
hướng dẫn làm bài tập tơi cũng ln tạo khơng khí học tập để khơi gợi sự hứng thú
đối với học sinh.
Ví dụ: Khi tổ chức làm bài tập 3 ở tiết LTVC tuần 3 trang 33 SGK TV lớp 4 tập
một : Tôi hướng dẫn cách làm bài tương tự như trị chơi Rung chng vàng, cách
làm như sau:
- Bước 1: Cho học sinh nắm yêu cầu
- Bước 2 : Phổ biến cách làm : Học sinh suy nghĩ, lần lượt viết vào bảng con
các từ thích hợp trong ngoặc để hoàn chỉnh các câu thành ngữ. Sau thời gian quy
định HS sẽ đưa bảng. Em nào sai sẽ bị loại đứng sang một bên và phải hát một bài
hoặc làm 1 động tác gây cười cho cả lớp mới được quay lại “ sàn thi đấu”
- Bước 3: Cho HS làm bài. GV chốt lời giải đúng. Sau đó đọc thuộc các câu
thành ngữ đã hoàn chỉnh.
a, Hiền như bụt ( đất )
b, Lành như đất ( bụt )
c, Dữ như cọp
d, Thương nhau như chị em gái
Ngoài ra để tạo hứng thú học tập cho học sinh, người giáo viên cần phải biết
vận dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực như kĩ thuật chia nhóm, kĩ
thuật động não.

6



Đối với kĩ thuật chia nhóm, GV nên sử dụng nhiều cách khác nhau để gây hứng
thú đồng thời tạo cơ hội cho các em được học hỏi, giao lưu với nhiều bạn khác
nhau trong lớp. GV có thể chia nhóm theo số điểm danh, theo màu sắc, theo tên
các loại trái cây các em yêu thích,….Yêu cầu học sinh có cùng số điểm danh, cùng
một màu, cùng một loại trái cây u thích sẽ vào cùng một nhóm.
Tóm lại vì Luyện từ và câu được đánh giá là mơn học hơi khô nên việc gây
hứng thú đối với học sinh là rất quan trọng. Tuy nhiên phải làm sao trong lúc học
mà chơi , không biến giờ học thành giờ chơi.
3. Một số điều cần quan tâm:
a/ Hướng dẫn học sinh tìm từ theo chủ điểm, giải nghĩa từ một cách có
hiệu quả:
Đối với các bài mở rộng vốn từ thì bước quan trọng để tạo hiệu quả cho giờ
dạy đó chính là cách hướng dẫn học sinh tìm từ, và hiểu nghĩa của từ. Giáo viên
phải hướng dẫn làm sao để tránh tình trạng học sinh khơng tìm được thì giáo viên
cung cấp. Cách làm này sẽ dẫn đến học sinh thụ động, khơng tích cực trong giờ
học. Đối với các bài tập tìm từ ngữ theo nghĩa, giáo viên phải hướng dẫn học sinh
nắm yêu cầu và mẫu của bài tập, gợi ý cho các em dựa vào các bài Tập đọc, Chính
tả đã học trong chủ điểm để tìm từ. Hoặc nếu có điều kiện, giáo viên có thể cho
học sinh xem một đoạn đĩa hình có nội dung theo chủ điểm để giúp các em tìm từ
dễ hơn. Ví dụ khi hướng dẫn học sinh làm bài tập 1 Mở rộng vốn từ Nhân hậuĐoàn kết trang 17: Tìm các từ ngữ:
a, Thể hiện lịng nhân hậu, tình cảm yêu thương đồng loại.
b, Trái nghĩa với nhân hậu hoặc yêu thương.
c, Thể hiện tinh thần đùm bọc hoặc giúp đỡ đồng loại.
d, Trái nghĩa với đùm bọc hoặc giúp đỡ.
Với lớp có học sinh chậm tiến, GV có thể gợi ý HS dựa vào các bài Tập đọc
Dế Mèn bênh vực kẻ yếu…, bài Chính tả Mười năm cõng bạn đi học để tìm các từ
theo các yêu cầu của bài tập; hoặc cho học sinh xem một trích đoạn đĩa hình về
cảnh cứu trợ, ủng hộ đồng bào gặp thiên tai, ủng hộ người nghèo… để giúp các
em liên hệ tìm từ dễ hơn.
7



Ngồi ra, giáo viên có thể hướng dẫn tìm từ qua tranh trong SGK. Cách này
vừa thu hút được sự chú ý vừa giúp học sinh nhớ bài tốt hơn.
Ví dụ khi dạy bài Mở rộng vốn từ Đồ chơi- Trò chơi tuần 15 trang 147-148
SGK, GV hướng dẫn các em quan sát 6 bức tranh trong SGK( phóng to) để tìm ra
các từ ngữ chỉ tên các đồ chơi, trò chơi.

Tranh 1: Từ chỉ đồ chơi: diều- Trò chơi: thả diều
Tranh 2: Từ chỉ đồ chơi: đầu sư tử, đàn gió, đèn ơng sao- Trị chơi: múa sư tử,
rước đèn
Tranh 3: Từ chỉ đồ chơi: dây thừng, búp bê, bộ xếp hình nhà cửa, nồi xoong, –
Trị chơi: nhảy dây, cho bé ăn bột, xếp hình nhà cửa, nấu ăn
Tranh 4: Từ chỉ đồ chơi: máy vi tính, bộ xếp hình – Trị chơi: Trị chơi điện
tử, lắp ghép hình
Tranh 5: Từ chỉ đồ chơi: dây thừng, chạng ná – Trò chơi: kéo co, bắn chim.
( Lưu ý GV cần giáo dục HS khơng chơi trị chơi bắn chim vì vừa nguy hiểm, vừa
có hại đến mơi trường)
Tranh 6: khăn bịt mắt – Trị chơi: bịt mắt bắt dê.
Tóm lại, qua việc hướng dẫn quan sát tranh, giáo viên đã giúp học sinh tìm
từ tốt hơn.

8


Đối với các bài tập tìm từ theo hình thức cấu tạo, xác định nghĩa của từ, nghĩa
của thành ngữ, tục ngữ. Ngoài việc động viên học sinh huy động trí nhớ để tìm từ
thì cách có hiệu quả vẫn là cách hướng dẫn học sinh sử dụng từ điển tiếng Việt.
Ví dụ khi hướng dẫn học sinh làm bài tập tiết Mở rộng vốn từ Nhân hậu- Đoàn
kết SGK trang 33: Tìm các từ :

a, Chứa tiếng hiền

M: dịu hiền, hiền lành

b, Chứa tiếng ác

M: hung ác, ác nghiệt

Giáo viên hướng dẫn tìm từ trong từ điển: Khi tìm các từ bắt đầu bằng tiếng
hiền các em mở từ điển tìm chữ h, vần iên. Học sinh sẽ tìm được các từ như: hiền
đức, hiền hậu, hiền thảo,…Khi tìm từ bắt đầu bằng tiếng ác, các em mở trang bắt
đầu bằng chữ cái a, tìm vần ác. Học sinh sẽ tìm được các từ ác độc, ác ơn, ác hại,

Lưu ý : Để học sinh làm tốt dạng bài tập này, giáo viên cần động viên các em
mua từ điển học sinh ngay từ đầu năm học, hướng dẫn sử dụng từ điển. Tuy nhiên
tùy theo điều kiện của lớp, giáo viên có thể phơ tơ vài trang từ điển cung cấp cho
học sinh. Ngoài ra để tiết kiệm thời gian trên lớp, giáo viên nên yêu cầu mỗi học
sinh chuẩn bị bài ở nhà. Ngoài ra cần hướng dẫn học sinh tự chuẩn bị một quyển
sổ tay để ghi những từ ngữ đã được học sau mỗi bài.
b. Chú ý bồi dưỡng đối tượng học sinh năng khiếu; nâng cao chất lượng
đại trà:
Trong một lớp học bao giờ cũng có nhiều đối tượng như học sinh năng khiếu,
học sinh trung bình và có thể có cả học sinh chậm tiến. Các bài tập trong sách giáo
khoa theo yêu cầu của Chuẩn kiến thức, kĩ năng thì mọi đối tượng học sinh đều
phải đạt được. Ngoài ra, chúng nên dành cho những HSNK những bài ngoài chuẩn
kiến thức kĩ năng để các em khỏi thấy nhàm chán trong tiết học.
Ví dụ : Bài Mở rộng vốn từ: Nhân hậu – Đoàn kết GV gọi HS xung phong trả
lời bài 4sgk/ 17( VD: Các câu tục ngữ dưới đây khuyên ta điều gì a) Ở hiền gặp
lành .


b) Trâu buộc……c) Một cây….)

c. Gắn kiến thức bài học với thực tế:

9


Kiến thức tiếng Việt vốn bắt nguồn từ đời sống thực tế, nếu trong khi dạy, giáo
viên liên hệ thực tế để học sinh tìm kiến thức thì các em làm bài tập tốt hơn, hứng
thú hơn. Ngược lại sau mỗi hoạt động hoặc mỗi bài, giáo viên cần liên hệ thực tế
để giáo dục các em vận dụng những điều đã học vào cuộc sống. Có như vậy, các
em mới cảm thấy kiến thức bài học thật gần gũi, u thích mơn học hơn.
Ví dụ khác: Mở rộng vốn từ: Ý chí- Nghị lực tuần 13, Bài tập 3: Viết một đoạn
văn ngắn nói về một người do có ý chí, nghị lực nên đã vượt qua nhiều thử thách,
đạt được thành công. Với bài tập này, giáo viên có thể liên hệ ngồi việc viết về
những nhân vật mà các em được học, được xem trên báo, đài các em có thể viết về
những bạn trong lớp, trong trường hoặc chính người thân của em và sử dụng những
từ ngữ các em đã học để làm rõ nội dung mình cần viết.
V. KẾT LUẬN :
Để nâng cao chất lượng giảng dạy phân môn Luyện từ, trước hết mỗi giáo viên
không được xem nhẹ một phân môn nào trong môn Tiếng Việt, cũng như một
mảng kiến thức nào, lập kế hoạch bài học chú ý phương pháp, kĩ thuật dạy học tích
cực để thu hút học sinh chủ động nắm kiến thức. Phải luôn tôn trọng nghiêm túc
thực hiện giáo dục, giảng dạy theo nguyên tắc từ đơn giản đến nâng cao, khắc sâu,
quan tâm đối với tất cả đối tượng học sinh. Bên cạnh đó, khơng ngừng học tập
nâng cao trình độ kiến thức, tích lũy kinh nghiệm, học hỏi đồng nghiệp phải ln
tích cực tìm tịi cái mới áp dụng vào công việc dạy học nhằm đạt kết quả cao nhất.
Trên đây là những kinh nghiệm mà tơi đã rút ra được trong q trình giảng dạy, rất
mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy cơ để có thêm kinh nghiệm cũng như
các phương dạy tốt hơn.

VI. QUY TRÌNH TIẾT DẠY:
HĐ 1 : Khởi động
HĐ 2:
Đại Đồng, ngày 7 tháng 10 năm 2020
Người viết
Nguyễn Thị Thu Oanh
10


Giáo án:
Luyện từ và câu: MỞ RỘNG VỐN TỪ: TRUNG THỰC - TỰ TRỌNG
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết thêm được nghĩa một số từ ngữ thuộc chủ điểm Trung thực-Tự trọng
( BT1, BT2); bước đầu biết xếp các từ Hán Việt có tiếng trung theo hai nhóm
nghĩa ( BT3) và đặt câu được với một từ trong nhóm ( BT4).
II. Đồ dùng:
- Bảng phụ ghi bài tập 1. Từ điển để HS làm bài tập 2, 3
III. HĐ dạy học :
HĐ dạy
A. Khởi động: Trò chơi truyền hoa

HĐ học

Câu hỏi:
- DT chung là gì ? Cho VD

- 2HS

- DT riêng là gì ? Cho VD
- DT riêng ta viết như thế nào ?

- Nhận xét
- Giới thiệu bài
B. Bài mới :
HĐ1: Cậu bé Chơm trong bài Những hạt
thóc giống là người như thế nào? Để biết

1 HS đọc yêu cầu

rộng hơn vốn từ ngữ về chủ điểm Trung

- Chọn từ thích hợp trong ngoặc…

thực – Tự trọng ta vào học bài MRVT:

- Vài em đọc nghĩa của từ

Trung thực- Tự trọng.
HĐ2: HD luyện tập
Bài 1/62:
Nêu yêu cầu
Giải nghĩa từ:
- tự tin: tin vào bản thân mình.
tự ti: tự đánh giá mình thấp kém và thiếu tự
11


tin.
-tự trọng: coi trọng và giữ gìn phẩm giá của
mình.
-tự kiêu: tự cho mình hơn người và tỏ ra coi

thường người khác.

- Thảo luận nhóm lớn

-tự hào: lấy làm hài lịng,hãnh diện về cái - Trình bày, nhận xét
tốt đẹp mình có.

- 1 em đọc lại bài hồn chỉnh

-tự ái: khó chịu khi cảm thấy bị đánh giá * Thứ tự các từ cần điền: tự trọng,
thấp hoặc bị coi thường.

tự kiêu, tự ti, tự ái, tự hào

- HD thảo luận nhóm
Nhận xét, sửa bài.

- HS trả lời ( vì bạn Minh chưa bao

H: Tại sao em chọn từ đầu tiên là từ tự giờ để ai phiền trách điều gì nghĩa
trọng ?

là bạn ln coi trọng và giữ gìn
phẩm giá của mình)
- 1 HS đọc đề

Bài 2/63: Chọn từ ứng với mỡi nghĩa sau:
Nghĩa
- Một lịng, một dạ gắn bó


Từ
- trung thành

với lí tưởng, tổ chức hay
với người nào đó.
- Trước sau như một,

-trung hậu

khơng gì lay chuyển nổi.
-Một lịng một dạ vì việc

- trung kiên

nghĩa.
- Ăn ở nhân hâu, thành thật

-trung thực

trước sau như một.
- Ngay thẳng, thật thà.

– trung nghĩa
- Chọn từ ứng với mỗi nghĩa sau:

- 1 em nêu yêu cầu

- Thực hiện BC

-HD dùng từ điển để làm bài


- HS chọn từ tương ứng rồi ghi vào
12


- GV đọc nghĩa

BC.

- Nhận xét

- 1 em lên bảng nối

- GV chốt ý.

- Lớp nhận xét, sửa bài.
- Xếp các từ ghép trong ngoặc thành
2 nhóm theo nghĩa của tiếng trung:

Bài 3/63: Đọc đề.

( trung bình, trung thành, trung

- Đề yêu cầu gì ?

nghĩa, trung thực, trung thu,
trung hậu, trung kiên, trung tâm)
a) Trung có nghĩa là “ở giữa”
b) Trung có nghia là “ một lịng
một dạ”

- Nhóm bàn- làm vở
- Cả lớp, 1 em lên bảng
- Nhận xét, sửa bài

- HD dùng từ điển để làm bài theo nhóm
bàn
a) trung bình, trung thu, trung tâm
b) trung thành, trung nghĩa, trung thực,
trung hậu, trung kiên

- Đặt câu với 1 từ đã cho ở BT3

- HD nhận xét, sửa bài

- Làm vào VBT - 1 em làm bảng

Bài 4/63: Nêu yêu cầu

- Đọc bài làm, nhận xét.

- HD làm vở
VD: Trung thu năm nay, lớp em làm mâm
cỗ rất đẹp.
- Trung thực là một đức tính quý.
* GD các em cần phải có tính trung thực
trọng học tập và rèn luyện. Khi viết câu,
viết đoạn văn, em chọn từ ngữ cho phù hợp
với nội dung câu văn đó.
HĐ 3: Trị chơi: Đốn ơ chữ.
13



- Các em chọn câu, câu đó có nghĩa, dựa
vào nghĩa đó các em chọn từ phù hợp
C, Củng cố, dặn dò:
Nhận xét, dặn dò
Bài sau: Cách viết tên người, tên địa lí VN
Người day: Nguyễn Thị Thu oanh

14



×