Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Đẩy mạnh công tác tiêu chuẩn hóa ở các công ty đóng tàu việt nam trong tiến trình hội nhập (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (868.08 KB, 27 trang )

Bộ GIáO DụC V ĐO TạO
Trờng đại học kinh tế quốc dân


Lê thị kim chi

đẩy mạnh công tác tiêu chuẩn hóa
ở các công ty đóng tu việt nam
trong tiến trình hội nhập

Chuyên ngnh: QUảN TRị KINH DOANH

MÃ số: 62340102

H Nội – 2016


CÔNG TRìNH ĐƯợC HON THNH tại
Trờng đại học Kinh tế Quốc dân

Ngời hớng dẫn khoa học:
1. GS.TS Nguyễn Đình Phan
2. TS Nguyễn Ngọc Sự.

Phản biện:
1: TS. Phan Chí Anh, Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia H Nội.
2: GS.TS. Lê Viết Lợng - Đại học Hng Hải.
3: TS. Hong Xuân Long - Bộ Khoa học v Công nghệ.

Luận án đợc bảo vệ trớc Hội đồng chấm luận án
cấp Trờng Đại học kinh tế quốc dân


Vo hồi: 18h ngy 25 tháng 04 năm 2016

Có thế tìm hiểu luận án tại:
- Th viện Quốc gia
- Th viện Đại học kinh tÕ quèc d©n


DANH MụC CáC CÔNG TRìNH NGHIÊN CứU
CủA TáC GIả LIÊN QUAN ĐếN Đề TI LUậN áN


1.

Nguyn ỡnh Phan, Nguyn Ngc Sự, Lê Thị Kim Chi (2013), “Các
tiêu chí và chỉ tiêu đánh giá sự phát triển tiêu chuẩn hóa tại các cơng ty
đóng tàu Việt Nam”, Tạp chí quản lý kinh tế, Số 56 tháng 9-10.

2.

Nguyễn Đình Phan, Nguyễn Ngọc Sự, Lê Thị Kim Chi (2013), “Các
nhân tố tác động và thúc đẩy sự phát triển công tác tiêu chuẩn hố trong
các cơng ty đóng tàu Việt Nam”, Tạp chí quản lý kinh tế, Số 54 tháng
7.

3.

Lê Thị Kim Chi (2010), “Tăng cường quản lý chất lượng sản phẩm của
các doanh nghiệp đóng tàu Việt Nam”, Tạp chí quản lý kinh tế, Số 34
tháng 7.


4.

Lê Thị Kim Chi (2010), “Đổi mới công nghệ nhằm nâng cao chất lượng
và giảm ô nhiễm mơi trường ở các doanh nghiệp đóng tàu Việt Nam”,
Tạp chí Kinh tế & Phát triển, Số 157 (II) tháng 7.


1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trên cơ sở lợi thế của Việt Nam về vị trí địa lý biển, Đảng, Nhà nước đã khẳng định cần
thiết phải phát triển kinh tế biển, trong đó lấy ngành cơng nghiệp đóng tàu làm then chốt.
Với đặc điểm là một ngành có nhiều yếu tố kỹ thuật, nhiều cơng đoạn, đòi hỏi sự kết hợp
nhịp nhàng chuẩn xác, các giải pháp cần phải thực hiện đồng bộ, trong đó cần đặc biệt quan
tâm tới giải pháp tăng cường công tác tiêu chuẩn hóa tại các cơng ty đóng tàu của Việt
Nam vì việc áp dụng nghiêm túc các tiêu chuẩn vào q trình sản xuất và quản lý đóng tàu
là một trong những công cụ hiệu quả để nâng cao chất lượng. Cơng tác tiêu chuẩn hóa
trong các cơng ty đóng tàu bao gồm hoạt động xây dựng, cơng bố và áp dụng tiêu chuẩn;
tiêu chuẩn hóa đã trở thành một bộ phận không thể tách rời của hoạt động sản xuất kinh
doanh và quản lý đóng tàu.
Từ những năm 60 của thế kỷ trước, Nhà nước ta đã coi trọng và chỉ đạo thực hiện cơng
tác tiêu chuẩn hóa khơng chỉ trong lĩnh vực đóng tàu mà trong mọi hoạt động của nền kinh
tế. Tuy nhiên, vào thời kỳ đó, hoạt động tiêu chuẩn hóa chỉ được thực hiện theo cơ chế kế
hoạch hóa tập trung, làm theo mệnh lệnh mà không bắt nguồn từ nhu cầu thực tế. Cơng tác
tiêu chuẩn hóa chủ yếu phục vụ u cầu quản lý của các cơ quan nhà nước chưa thu hút
được sự tham gia rộng rãi của các doanh nghiệp, chưa có cơ chế để huy động được các
nguồn lực xã hội. Do vậy, cơng tác tiêu chuẩn hóa chỉ được thực hiện hời hợt, không được
đánh giá, sửa đổi thường xuyên, các tiêu chuẩn lạc hậu và chỉ mang tính hình thức, khơng
phát huy được vai trị đối với sự phát triển kinh tế. Mặt khác, vai trò của cơng tác tiêu

chuẩn hóa cũng khơng được nhận thức đầy đủ, mọi người cho rằng tiêu chuẩn hóa chỉ là
vấn đề mang tính kỹ thuật đơn thuần mà bỏ qua vai trị của tiêu chuẩn hóa, đặc biệt là tiêu
chuẩn hóa cơng ty đối với kinh tế, quản lý và pháp luật.
Đến năm 2006, khi luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật được ban hành, cơng tác tiêu
chuẩn hóa đã thay đổi từ tư duy đến tổ chức và phương pháp thực hiện. Đối với các cơng ty
đóng tàu, trong bối cảnh mở cửa nền kinh tế để phát triển và hội nhập, cơng tác tiêu chuẩn
hóa cơng ty cũng đã có những bước đầu đổi mới nhưng chưa thực sự khởi sắc, vẫn còn một
số điểm bất cập như:
- Hệ thống tiêu chuẩn còn lạc hậu, kém hiệu quả và chưa theo kịp trình độ phát triển của
cơng nghệ đóng tàu, chưa đáp ứng được các yêu cầu từ khách hàng.
- Các quy định về xây dựng, ban hành và áp dụng tiêu chuẩn trong các công ty đóng tàu
chưa được thực hiện nghiêm túc, chưa thành hệ thống đầy đủ, đồng bộ, tỷ lệ hài hòa với
tiêu chuẩn khu vực và quốc tế chưa cao.
- Công tác tiêu chuẩn hóa chưa nhận được sự quan tâm thích đáng.
Trong bối cảnh này, giải pháp hữu hiệu cho các cơng ty đóng tàu Việt Nam là tập trung
nâng cao chất lượng, giảm chi phí thơng qua các cơng cụ quản lý, cách thức tổ chức đóng
tàu và áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật hiện đại hay nói cách khác là thực hiện tốt cơng tác
tiêu chuẩn hóa trong các cơng ty đóng tàu. Khi đó, những lợi ích thiết thực cho mỗi công ty
sẽ được đảm bảo, một mặt thúc đẩy nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ, góp phần
vào sự tăng trưởng bền vững, tạo thế cạnh tranh cho sản phẩm, bảo vệ môi trường, các lợi
ích cộng đồng khác; mặt khác góp phần thuận lợi hóa thương mại, hạn chế và tiến tới xóa
bỏ các rào cản kỹ thuật không cần thiết đối với thương mại quốc tế trong ngành đóng tàu.
Tuy nhiên, để có thể làm tốt cơng tác tiêu chuẩn hóa tại các cơng ty đóng tàu Việt Nam,


2

chúng ta cầần phân tícch đánh giáá thực trạnng hoạt động xây dự
ựng, công bố,
b áp dụnng tiêu

chuẩn trongg các cơng ty đóng tààu, từ đó lààm rõ nhữn
ng điểm yếuu kém và đưa
đ ra cáchh thức
th
hực hiện ph
hù hợp.
“Đẩy mạnh
m
cơngg tác tiêu chuẩn
c
hóa ở các
.
cơng ty đón
ng tàu Việt Nam trongg tiến trình
h hội nhập”
2. Mục đích
đ
nghiên
n cứu của luận
l
án
- Hệ thốnng hóa và góp phần phát
p
triển các vấn đềề lý luận chhủ yếu củaa tiêu chuẩẩn hóa
t
chí đánnh giá
công ty, cụ thể: Nội duung các ngguyên tắc củủa tiêu chuuẩn hóa cơnng ty; các tiêu
sự
ự phát triểnn của tiêu chuẩn
c

hóa cơng ty; các nhân tố ảnh hưởngg đến hoạt động tiêu chuẩn
h của cơnng ty.
hóa
- Phân tíích, đánh giá
g thực trạạng, chỉ raa ưu điểm, thành tíchh và hạn chhế, khuyếtt điểm
trrong hoạt động
đ
tiêu chuẩn
c
hóa của các cơơng ty đóng tàu, nguyyên nhân của
c các hạnn chế,
k
khuyết
điểm
m đó.
- Đề xuấất một số biện
b
pháp chủ
c yếu nhhằm đẩy mạnh
m
công ttác tiêu chu
uẩn hóa củủa các
cơng ty đónng tàu Việt Nam.
N
3. Đối tư
ượng và ph
hạm vi ngh
hiên cứu
- Đối tượ
ợng nghiên cứu:

Luận án tập trung nghiên
n
cứu cơ sở lý luuận và thự
ực tế về cơnng tác tiêu chuẩn hóaa để từ
đ nhận diệện các nhânn tố ảnh hư
đó
ưởng đến cơơng tác tiêuu chuẩn hóóa cơng ty và
v xây dựnng các
chỉ tiêu đánnh giá sự phát triển tiêu chuẩn hhóa cơng tyy; đánh giáá thực trạngg và đề xuuất các
g pháp đểể đẩy mạnh cơng tácc tiêu chuẩnn hóa tại các
giải
c cơng tyy đóng tàu Việt Nam trong
tiiến trình hộội nhập.
- Phạm vi nghiên cứ
ứu:
Hai hoạt động
đ
chính
h trong các cơng ty đónng tàu là đó
óng mới vàà sửa chữa tàu.
t Để tập trung,
lu
uận án chủ yếu nghiênn cứu công tác tiêu chuuẩn hóa phụ
ục vụ cho hhoạt động tổ chức đónng mới
tààu thủy. Thhời gian và không
k
gian
n nghiên cứ
ứu được cụ thể
t như sauu:

Về thời gian:
g
Nghiêên cứu, đánnh giá dựa trên nhữngg dữ liệu điiều tra từ 2006
2
– 20133, qua
đ đề ra biệện pháp thúúc đẩy hoạạt động tiêu chuẩn hóóa của các cơng ty đóng tàu chho đến
đó
n 2015 - 2020.
năm
Về khôngg gian: Nghhiên cứu, khảo
k
sát điềều tra đượcc tiến hành tại 25 cơnng ty đóng tàu
t có
q mơ vừaa và lớn củaa Việt Nam
quy
m.
4. Lưu đồ và phươ
ơng pháp nghiên
n
cứu
u
4.1. Lưu đồ nghiên
n cứu

((Nguồn: Táác giả)
Hình trên
n là lưu đồ nghiên cứ
ứu tổng quáát mà tác giiả đã xây ddựng và sử dụng trongg suốt
q trình viếết luận án. Trong quáá trình nghiêên cứu tác giả tiếp cậnn theo hướ
quá

ớng từ trên xuống
x


3

dưới, nghĩa là từ nghiên cứu phần cơ sở lý luận, đánh giá thực trạng sau đó đề xuất các giải
pháp, đồng thời tác giả cũng kết hợp với thực tiễn để phân tích và đánh giá.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận chung là duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, tác giả đã
thực hiện tổng hợp các phương pháp sau: Phương pháp tổng hợp và phân tích, phương
pháp kế thừa; phương pháp chuyên gia; phương pháp thống kê và so sánh; phương pháp
điều tra, thu thập và xử lý thông tin.
5. Mô tả chi tiết tình hình điều tra
Trong luận án, tác giả sử dụng phương pháp điều tra thống kê với mục đích khẳng định
độ tin cậy của dữ liệu khảo sát để sử dụng cho phân tích, đánh giá thực trạng cơng tác tiêu
chuẩn hóa tại các cơng ty đóng tàu.
5.1. Xác định mẫu nghiên cứu
- Tổng thể nghiên cứu của luận án là lãnh đạo doanh nghiệp và 03 lãnh đạo cấp phịng,
ban tại các cơng ty đóng tàu.
- Do tác giả làm trong ngành đóng tàu nên thuận tiện trong việc thu thập đầy đủ danh
sách của đối tượng khảo sát nên tác giả đã sử dụng phương pháp lấy mẫu thuận tiện để đảm
bảo qui mô mẫu.
5.2. Phương pháp điều tra
- Gửi phiếu điều tra, phỏng vấn trực tiếp đến doanh nghiệp và đăng ký ngày giờ gặp đại
diện doanh nghiệp.
- Đến doanh nghiệp phỏng vấn và xin tài tiệu, thu biểu mẫu.
- Thu thập biểu mẫu.
- Thẩm vấn lại những doanh nghiệp nghi vấn là cung cấp thơng tin khơng đầy đủ, chưa
chuẩn xác.

5.3. Tình hình thu thập thông tin
Do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế tồn cầu, để vượt qua khó khăn các cơng ty đóng
tàu đang thực hiện tập trung vào các hoạt động, ngành nghề chính là đóng mới, sửa chữa
tàu, trong đó tập trung nâng cao chất lượng cho đóng mới. Sau khi nghiên cứu kỹ tình hình
thực tiễn, tác giả đã xác định cần mở rộng điều tra đến lãnh đạo 03 phịng, ban chun mơn
của các cơng ty đóng tàu thay vì chỉ gửi phiếu đến lãnh đạo doanh nghiệp theo dự kiến ban
đầu. Việc tiến hành điều tra đã phân hạng doanh nghiệp tập trung cho đổi mới quản lý, tổ
chức đóng mới tàu, do vậy tác giả đã chọn 25/120 cơng ty đóng tàu trên cả nước.
5.4. Sai số trong điều tra và những hạn chế của số liệu
Do đây là điều tra chọn mẫu nên cả 2 dạng sai số: sai số chọn mẫu và sai số phi chọn
mẫu đều có thể xảy ra. Độ chính xác của điều tra chọn mẫu sẽ được xác định bởi tác động
phối hợp của hai loại sai số này. Sai số phi chọn mẫu thường xảy ra đối với các điều tra
chọn mẫu. Cuộc điều tra này có thể có các sai số phi chọn mẫu như sau:
- Doanh nghiệp được chọn không tham gia trả lời (từ chối tham gia trả lời phỏng vấn,
không gửi phiếu trả lời, doanh nghiệp khơng cịn tồn tại …).
- Khơng trả lời đầy đủ các câu hỏi trong phiếu điều tra.
- Khó khăn gây nhầm lẫn về nội dung, khái niệm, định nghĩa trong quá trình thiết kế
phiếu điều tra và trong khi trả lời phỏng vấn hoặc điền phiếu điều tra.
- Người được hỏi không muốn hoặc không thể cung cấp thông tin chính xác theo câu hỏi
về doanh nghiệp của mình; thiếu kiến thức về các giá trị thực.


4

- Điều tra và nhập tin mắc lỗi trong việc đánh mã, nhập tin.
- Các lỗi khác khi thu thập thông tin, xử lý và báo cáo.
Tuy nhiên, sai số phi chọn mẫu của cuộc điều tra này đã được tác giả khống chế và giảm
thiểu bằng các biện pháp như: biên soạn bảng hỏi kỹ lưỡng, làm thử trước khi điều tra, thực
hiện kiểm tra bảng hỏi nhiều lần, phương pháp và tổ chức bài bản, chặt chẽ. Hơn nữa, trong
quá trình điều tra, tác giả đã liên hệ lại nhiều lần qua điện thoại hoặc email với các doanh

nghiệp để có được nội dung trả lời tốt nhất.
6. Những đóng góp mới của luận án
Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận
Thứ nhất: Trên cơ sở lý thuyết về tiêu chuẩn hóa, tác giả phát triển lý thuyết về tiêu
chuẩn hóa cơng ty trên các khía cạnh như: Phân loại, mục đích, đối tượng, các nguyên tắc
và các phương pháp xây dựng tiêu chuẩn; đồng thời xác định được các nội dung của công
tác tiêu chuẩn hóa: hoạt động xây dựng, cơng bố, áp dụng và thông tin tiêu chuẩn.
Thứ hai: Đã xây dựng các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển của tiêu chuẩn hóa cơng ty, bao
gồm: i) Nhóm các chỉ tiêu phản ánh trình độ phát triển của tiêu chuẩn hóa: Tỷ lệ hài hòa
với tiêu chuẩn quốc tế và khu vực; tỷ lệ tiêu chuẩn bên trong của doanh nghiệp và TCQT,
TCKV, TCVN doanh nghiệp áp dụng; tỷ lệ tiêu chuẩn phù hợp; tỷ lệ tiêu chuẩn lạc hậu của
doanh nghiệp; tỷ lệ tiêu chuẩn được áp dụng trong doanh nghiệp; tỷ lệ tiêu chuẩn được
hoàn thiện, điều chỉnh và bổ sung trong doanh nghiệp; tỷ lệ tiêu chuẩn sản phẩm; tỷ lệ tiêu
chuẩn q trình; tỷ lệ tiêu chuẩn về mơi trường ii) Nhóm các chỉ tiêu phản ánh tác động
của tiêu chuẩn hóa: Chỉ tiêu đánh giá sản xuất - kinh doanh; chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản
xuất – kinh doanh; chỉ tiêu tác động của tiêu chuẩn hóa đến tiến bộ khoa học – kỹ thuật; chỉ
tiêu đánh giá mức gây ô nhiễm môi trường.
Thứ ba: Các nhân tố ảnh hưởng đến cơng tác tiêu chuẩn hóa của cơng ty đã được nhận
diện, bao gồm: i) Nhóm nhân tố thuộc về vĩ mô: Ảnh hưởng của thị trường; Chính sách xuất
nhập khẩu; Luật pháp ii) Nhóm nhân tố thuộc về ngành và các công ty: Chiến lược, quy
hoạch phát triển của ngành và doanh nghiệp; Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của ngành và
công ty; Tiến bộ khoa học kỹ thuật; Trình độ phát triển cơng tác tiêu chuẩn hóa; Sự quan
tâm, chỉ đạo và quan điểm của lãnh đạo; Quy mô doanh nghiệp.
Những đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu:
Thứ nhất: Từ nghiên cứu thực tế tại các cơng ty đóng tàu Việt Nam, nhằm đẩy nhanh và
tăng cường hiệu quả hoạt động xây dựng, áp dụng và công bố tiêu chuẩn tại các cơng ty
đóng tàu Việt Nam, tác giả đã đưa ra 6 giải pháp có tính đồng bộ, phù hợp với thực trạng
của các cơng ty đóng tàu Việt Nam, trong đó có 2 giải pháp mới để thúc đẩy cơng tác tiêu
chuẩn hóa trong các cơng ty đóng tàu của Việt Nam, bao gồm: Tập trung phát triển tiêu
chuẩn hóa bên trong và Coi trọng cơng tác đánh giá sự phù hợp.

Thứ hai: Kết quả của luận án đã giúp lãnh đạo Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy có cơ
sở lý luận, thơng tin, quan điểm mới về vai trị cơng tác tiêu chuẩn hóa cơng ty và bước đầu
triển khai xây dựng, ban hành một số tiêu chuẩn kỹ thuật phục vụ hoạt động đóng mới tàu
thủy.
7. Tổng quan các kết quả nghiên cứu liên quan đến đề tài
Trên cơ sở kết quả tổng quan nghiên cứu , phân tích các cơng trình khoa học trong nước
và nước ngồi liên quan đến vấn đề tiêu chuẩn hóa, tác giả phát hiện những khoảng trống
trong nghiên cứu về tiêu chuẩn hóa, đó là:


5

- Về mặt cơ sở lý luận:
+ Cần bổ sung cơ sở lý luận và xây dựng được các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển của
tiêu chuẩn hóa cơng ty.
+ Cần nhận diện được các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến cơng tác tiêu chuẩn hóa.
- Về mặt thực tiễn:
+ Cần đánh giá thực trạng công tác xây dựng, ban hành và áp dụng tiêu chuẩn trong
ngành công nghiệp đóng tàu.
+ Cần hồn thiện hoạt động, tổ chức thực hiện, tổ chức bộ phận tiêu chuẩn hóa cơng ty ở
các cơng ty đóng tàu Việt Nam.
+ Cần đưa ra những gợi ý cho cơ quan quản lý nhà nước, Tổng công ty công nghiệp tàu
thủy về định hướng và các giải pháp đẩy mạnh công tác tiêu chuẩn hóa.
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CƠNG TÁC TIÊU CHUẨN HĨA
TRONG CƠNG TY
1.1. Tổng quan về tiêu chuẩn hóa
1.1.1. Khái niệm tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và tiêu chuẩn hóa
Trong luận án, tác giả đã nêu các khái niệm về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, tiêu
chuẩn hóa, cơng tác tiêu chuẩn hóa, được dẫn giải thơng qua các tài liệu như: Tổ chức tiêu
chuẩn hóa quốc tế ISO/IEC:2004 [3], [4]; Hiệp định của WTO về rào cản kỹ thuật đối với

thương mại (TBT); EC trong chỉ dẫn 98/34/EC; Theo Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ
thuật của Việt Nam ban hành năm 2006 [1]; Điều lệ về cơng tác tiêu chuẩn hóa ban hành
theo Nghị định số 141-HĐBT ngày 24/8/1982 của Hội đồng Bộ trưởng. Từ đó, tác giả đã
nhận xét chung đối với các khái niệm, cụ thể đã đưa ra các nhận định về tính khách quan,
tính xác thực và thực tiễn. Một số khái niệm như sau:
a. Tiêu chuẩn
“Tiêu chuẩn là tài liệu được thiết lập bằng cách đồng thuận và do một cơ quan được thừa
nhận phê duyệt nhằm cung cấp những quy tắc, hướng dẫn hoặc đặc tính cho các hoạt động
hoặc kết quả hoạt động để sử dụng chung và lặp đi lặp lại nhằm đạt được mức độ trật tự tối
ưu trong một khung cảnh nhất định”.
“Tiêu chuẩn là tài liệu được chấp nhận bởi một tổ chức được ghi nhận, tạo ra sự sử dụng
chung hoặc lặp lại, các quy tắc và chỉ dẫn hoặc các đặc tính cho các sản phẩm hoặc các quá
trình liên quan và các phương pháp sản xuất, mà với chúng sự chấp thuận khơng phải là sự
bắt buộc. Tiêu chuẩn cũng có thể bao gồm hoặc đề cập đến các yêu cầu về thuật ngữ, ký
hiệu, bao gói, khắc dấu hoặc gắn nhãn hiệu khi chúng được áp dụng cho một sản phẩm, quá
trình hoặc phương pháp sản xuất”.
“Tiêu chuẩn là một đặc tính chứa đựng trong một tài liệu đưa ra các đặc tính cần thiết
của một sản phẩm, như cấp độ của chất lượng, thể hiện, an tồn hoặc kích thước, bao gồm
các yêu cầu áp dụng cho sản phẩm khi chú ý đến tên gọi theo đó sản phẩm được bán, thuật
ngữ, ký hiệu, thử nghiệm và phương pháp thử nghiệm, bao gói, khắc dấu, gắn nhãn hiệu và
trình tự đánh phù hợp”.
“Tiêu chuẩn là quy định đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý dùng làm chuẩn để phân
loại, đánh giá sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, q trình, mơi trường và các đối tượng khác
trong hoạt động kinh tế - xã hội nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của các đối tượng
này.
Tiêu chuẩn do một tổ chức công bố dưới dạng văn bản để tự nguyện áp dụng”.


6


b. Quy chuẩn kỹ thuật
“Quy chuẩn kỹ thuật là quy định về mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản
lý mà sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, q trình, mơi trường và các đối tượng khác trong hoạt
động kinh tế - xã hội phải tuân thủ để bảo đảm an toàn, vệ sinh, sức khoẻ con người; bảo vệ
động vật, thực vật, môi trường; bảo vệ lợi ích và an ninh quốc gia, quyền lợi của người tiêu
dùng và các yêu cầu thiết yếu khác”.
“Hoạt động trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật là việc xây dựng, ban hành và áp dụng
quy chuẩn kỹ thuật, đánh giá sự phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật”.
c. Tiêu chuẩn hóa
“Tiêu chuẩn hóa là một hoạt động thiết lập các điều khoản để sử dụng chung và lặp đi
lặp lại đối với những vấn đề thực tế hoặc tiềm ẩn, nhằm đạt được mức độ trật tự tối ưu
trong một khung cảnh nhất định” (Nguyễn Đình Phan, 2005)
Chú thích:
+ Cụ thể, hoạt đồng này bao gồm quá trình xây dựng, cơng bố và áp dụng tiêu chuẩn.
+ Lợi ích quan trọng của TCH là nâng cao mức độ thích ứng của sản phẩm, quá trình và
dịch vụ với những mục đích đã định, ngăn ngừa rào cản trong thương mại và tạo thuận lợi
cho sự hợp tác về khoa học, cơng nghệ”.
d. Cơng tác tiêu chuẩn hóa
“Cơng tác tiêu chuẩn hóa là việc xây dựng và áp dụng các tiêu chuẩn được tiến hành dựa
trên kết quả nghiên cứu và ứng dụng khoa học, kỹ thuật và áp dụng kinh nghiệm tiên tiến
nhằm đưa ra các hoạt động sản xuất kinh doanh vào nề nếp và đạt hiệu quả.
Tiêu chuẩn hóa phải được coi là cơng cụ quản lý kinh tế kỹ thuật quan trọng trong quá
trình đưa nền sản nhỏ lên sản xuất lớn XHCN thúc đầy phát triển kinh tế, Khoa học-Kỹ
thuật góp phần nâng cao mức sống nhân dân”.
Theo Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật: Hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn là
việc xây dựng, công bố và áp dụng tiêu chuẩn, đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn.
1.1.2. Cấp tiêu chuẩn hóa và cấp tiêu chuẩn
Dựa theo quy mô tham gia vào hoạt động tiêu chuẩn hóa, xét về các khía cạnh đại lý,
chính trị hoặc kinh tế, người ta chia tiêu chuẩn hóa theo các cấp như sau: tiêu chuẩn hóa
quốc tế; tiêu chuẩn hóa khu vực; tiêu chuẩn hóa quốc gia; tiêu chuẩn hóa ngành/hội và tiêu

chuẩn hóa cơng ty (cơ sở).
Tương ứng với mỗi cấp tiêu chuẩn hóa là các cấp tiêu chuẩn như sau:
- Tiêu chuẩn quốc tế: Do các tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ban hành, được áp dụng
rộng rãi, được chấp nhận trong các hiệp định hay các điều luật quốc tế.
- Tiêu chuẩn khu vực: Do một tổ chức tiêu chuẩn hóa khu vực ban hành nhưng đã được
thừa nhận trong các hiệp định, thỏa thuận quốc tế hay được chọn để hài hòa trong các thỏa
thuận hợp tác khu vực.
- Tiêu chuẩn quốc gia: Là tiêu chuẩn của một số nước công nghiệp tiên tiến đã được các
nước thừa nhận và áp dụng trong quan hệ thương mại hay hợp tác khoa học, kỹ thuật.
- Tiêu chuẩn công ty: Là văn bản quy định các quy tắc và hướng dẫn cho các hoạt động
hoặc kết quả hoạt động lặp đi lặp lại và sử dụng chung liên quan đến tất cả các vấn đề kỹ
thuật, quản lý, tổ chức và điều hành của riêng cơng ty.
1.1.3. Chức năng của tiêu chuẩn hóa


7

Tiêu chuẩn hóa bao gồm các chức năng: Chức năng đảm bảo chất lượng; chức năng tiết
kiệm; chức năng thống nhất và lắp lẫn; chức năng đào tạo và giáo dục; chức năng hành
chính và pháp lý. Trong đó đảm bảo chất lượng là chức năng quan trọng nhất. Tiêu chuẩn
hóa ln ln là một trong những phương pháp tốt nhất để duy trì và ổn định chất lượng
của các doanh nghiệp.
1.1.4. Vai trị của tiêu chuẩn hóa
Tiêu chuẩn hóa có ý nghĩa quan trọng với năng suất và chất lượng, với thương mại quốc
tế và hội nhập, với tiến bộ khoa học công nghệ và với đời sống sức khỏe con người [3], [4],
[5], [24], [58], [59], [60]. Các vai trò cụ thể bao gồm: Tăng năng suất, tăng chất lượng sản
phẩm, thuận lợi hóa thương mại quốc tế và hội nhập, thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ,
nâng cao chất lượng đời sống con người. Tiêu chuẩn cịn góp phần tiết kiệm thời gian, giúp
cho q trình suy nghĩ hành động và thông tin liên lạc nhanh hơn; giảm nhẹ và rút ngắn
thời gian thiết kế, kiểm tra, thời gian chuẩn bị sản xuất và sản xuất; giảm nhẹ khối lượng

công việc.
1.1.5. Các xu hướng mới trong cơng tác tiêu chuẩn hóa vào đầu thế kỷ 21
Các xu hướng mới trong cơng tác tiêu chuẩn hóa bao gồm [54], [55], [56]:
- Vai trò quản lý nhà nước về tiêu chuẩn hóa được tập trung vào quản lý thống nhất việc
xây dựng và ban hành tiêu chuẩn quốc gia, đặc biệt là hệ thống quy định kỹ thuật nhằm
đảm bảo tính thống nhất của các quy chuẩn trong phạm vi quốc gia và phù hợp với yêu cầu
của các thỏa ước quốc tế phục vụ chính cho doanh nghiệp.
- Đổi mới phương pháp xây dựng tiêu chuẩn theo hướng hài hòa tiêu chuẩn quốc gia với
tiêu chuẩn quốc tế, không chỉ hiểu đơn thuần là chấp nhận một cách thụ động các giải pháp
tiêu chuẩn hóa trong các tiêu chuẩn quốc tế vào tiêu chuẩn quốc gia.
- Trong môi trường và cơ chế quản lý hội nhập, hoạt động áp dụng tiêu chuẩn sẽ được tự
do, sân áp dụng tiêu chuẩn mở rộng hơn nhiều để đón nhận tiêu chuẩn thích hợp để áp
dụng, chính cơ chế mới này làm cho q trình tiêu chuẩn hóa đi vào cuộc sống một cách tự
nhiên. Tiêu chuẩn sẽ được khẳng định giá trị nếu được nhiều nơi đón nhận để áp dụng,
chính cơ chế đó là thước đo đánh giá chất lượng tiêu chuẩn được xây dựng.
- Ngày nay trong xu thế chung của thế giới là hạn chế, tiến tới xóa bỏ các rào cản kỹ
thuật trong thương mại, cùng với biện pháp hài hòa tiêu chuẩn quốc gia với tiêu chuẩn quốc
tế, cần thiết phải phát triển hoạt động chứng nhận sự phù hợp theo hướng hòa nhập với
thông lệ quốc tế, tiến tới sự thừa nhận lẫn nhau kết quả chứng nhận cho hàng hóa, dịch vụ
trao đổi giữa các nước.
1.2. Tiêu chuẩn hóa cơng ty
1.2.1. Những vấn đề chủ yếu của tiêu chuẩn hóa cơng ty
Tiêu chuẩn hóa cơng ty: là tiêu chuẩn sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, q trình, mơi
trường do người đứng đầu công ty xây dựng và công bố để áp dụng trong các hoạt động
của công ty. Công bố tiêu chuẩn công ty là việc công ty sản xuất, kinh doanh thơng báo về
tiêu chuẩn áp dụng hoặc các đặc tính cơ bản của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình,
mơi trường [1].
Hệ thống tiêu chuẩn được xây dựng cho mọi lĩnh vực, mọi đối tượng và mọi phạm vi
hoạt động, tiêu chuẩn hóa cơng ty gồm các loại sau: tiêu chuẩn sản phẩm, tiêu chuẩn quá
trình, tiêu chuẩn hệ thống của quản lý chất lượng, tiêu chuẩn môi trường [4], [8], [9], [10],

[16].


8

Các mục đích của tiêu chuẩn hóa cơng ty, bao gồm: Thúc đẩy tiến bộ kỹ thuật, nâng cao
hiệu quả của sản xuất và công tác, nâng cao năng suất lao động xã hội; tạo ra một chuẩn
mực; an toàn, vệ sinh, môi trường; thúc đẩy tăng trưởng và nâng cao hiệu quả sản xuất –
kinh doanh; thúc đẩy thương mại tồn cầu.
Ý nghĩa đặc trưng của tiêu chuẩn hóa cơng ty đã được xác định, đó là cơng cụ hữu hiệu
trong hoạt động quản lý sản xuất, kinh doanh, giúp nâng cao năng suất, chất lượng, tạo lợi
thế cạnh tranh, qua đó doanh nghiệp có thể tạo được ảnh hưởng của mình đối với thị trường
trong nước, mở rộng khả năng xâm nhập thị trường quốc tế; và các nhiệm vụ của tiêu
chuẩn hóa cơng ty.
Đối tượng của tiêu chuẩn hóa cơng ty đã được xác định gồm các đối tượng hữu hình
như: thành phẩm, bán thành phẩm, cụm chi tiết, chi tiết, nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị,
dụng cụ và các đối tượng vơ hình như: quy tắc, quy trình, thủ tục, phương pháp tác nghiệp.
Những nguyên tắc cơ bản của hoạt động tiêu chuẩn hóa cơng ty đã được xác định [1],
[3], [12]. Đồng thời, xuyên suốt quá trình nghiên cứu, tác giả đã đưa ra các phương pháp
xây dựng tiêu chuẩn hóa cơng ty:
Thứ nhất, doanh nghiệp tự xây dựng dựa vào kết quả thử nghiệm của tổ chức.
Thứ hai, xây dựng dựa trên tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế.
Thứ ba, xây dựng dựa trên việc tham khảo tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn quốc gia, tiêu
chuẩn nước ngoài.
Thứ tư, trong trường hợp không thể áp dụng được một trong ba phương pháp trên, tổ
chức có thể th các tổ chức bên ngồi xây dựng tiêu chuẩn cơng ty giúp mình.
Tùy thuộc vào quy mơ, loại hình, chương trình tiêu chuẩn hóa và các điều kiện đặc thù
của công ty, bộ phận tiêu chuẩn hóa có thể được bố trí như sau: Phương án 1: Là một bộ
phận độc lập trực thuộc lãnh đạo cao nhất về kỹ thuật có vị trí khơng được thấp hơn các bộ
phận khác của công ty; Phương án 2: Là một bộ phận của một phòng ban nào đó trong

cơng ty. Đồng thời nhiệm vụ của bộ phận tiêu chuẩn hóa cơng ty và trình độ của cán bộ của
cán bộ tiêu chuẩn hóa cũng được phân tích.
1.2.2. Nội dung của cơng tác tiêu chuẩn hóa cơng ty
Mặc dù đã có nhiều thay đổi, song nhìn chung cơng tác tiêu chuẩn hóa hiện nay gồm
năm (05) nội dung chính sau: i) Hoạt động xây dựng tiêu chuẩn cơng ty; ii) Tình hình áp
dụng tiêu chuẩn; iii) Hoạt động đánh giá sự phù hợp; iv) Hoạt động thông tin tiêu chuẩn; v)
Tham gia vào hoạt động tiêu chuẩn hóa các cấp [1], [2], [7], [25], [37].
1.2.2.1. Hoạt động xây dựng tiêu chuẩn cơng ty
a) Quy định chung
b) Trình bày tiêu chuẩn công ty
c) Thể hiện nội dung của tiêu chuẩn công ty
d. Thủ tục xây dựng tiêu chuẩn công ty
- Tiêu chuẩn công ty được xây dựng với sự tham gia của các bộ phận, cá nhân có liên
quan, khách hàng và những tổ chức, cá nhân cần thiết khác và tuân thủ nguyên tắc đồng
thuận sao cho ý kiến của các bên liên quan đều được lưu ý và khơng có bất đồng cơ bản
nào đối với nội dung tiêu chuẩn.
- Thủ tục và phương pháp xây dựng tiêu chuẩn công ty phụ thuộc vào quy mô và đặc
điểm của từng doanh nghiệp, do lãnh đạo doanh nghiệp quyết định và tuân theo các bước
dưới đây:


9

+ Bước 1. Xây dựng kế hoạch
+ Bước 2. Soạn thảo dự thảo sơ bộ (dự thảo 1)
+ Bước 3. Lấy ý kiến góp ý cho dự thảo
+ Bước 4. Hoàn chỉnh dự thảo tiêu chuẩn
+ Bước 5. Xét duyệt và công bố tiêu chuẩn
1.2.2.2. Hoạt động áp dụng tiêu chuẩn
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty cần có biện pháp áp dụng một cách hiệu

quả các tiêu chuẩn có liên quan kể cả tiêu chuẩn nội bộ và tiêu chuẩn bên ngoài. Đối với
tiêu chuẩn nội bộ, việc áp dụng thường là bắt buộc trong phạm vi tồn cơng ty. Áp dụng
tiêu chuẩn bên ngồi có thể được tiến hành theo hai cách, đó là trực tiếp và gián tiếp. Áp
dụng trực tiếp là sử dụng tiêu chuẩn không qua một tiêu chuẩn hay tài liệu nào cả, áp dụng
gián tiếp là sử dụng tiêu chuẩn thông qua một tiêu chuẩn hay tài liệu khác. Đối với tiêu
chuẩn được các cơ quan có thẩm quyền cơng bố bắt buộc áp dụng, công ty phải áp dụng,
tuân thủ nghiêm túc trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
1.2.2.3. Hoạt động đánh giá sự phù hợp
Việc xây dựng tiêu chuẩn và áp dụng vào công ty cần phải xác định thời điểm xây dựng,
vì ở mỗi thời điểm nhu cầu và tình hình thực tế của cơng ty khác nhau. Do đó, có thể xảy ra
việc các tiêu chuẩn phù hợp ở một thời điểm này nhưng có thể khơng cịn phù hợp ở thời
điểm khác. Bên cạnh việc xây dựng các tiêu chuẩn, để đưa các tiêu chuẩn trở thành các tiêu
chuẩn quốc gia, ngành,… giữa các tiêu chuẩn phải hài hòa, thể hiện bằng việc được các tổ
chức thừa nhận hoặc có thể lấy các tiêu chuẩn quốc tế, khu vực, quốc gia, ngành... để áp
dụng vào công ty. Như vậy, đánh giá sự phù hợp là một thủ tục được quốc tế thừa nhận để
chứng tỏ rằng các yêu cầu cụ thể đối với một sản phẩm, quy trình, hệ thống, con người hay
tổ chức đã được đáp ứng. Sau khi tiến hành đánh giá sự phù hợp theo quy trình hướng dẫn
của tổ chức đánh giá, kết quả sẽ điều chỉnh để công bố áp dụng vào sản xuất.
1.2.2.4. Hoạt động thông tin tiêu chuẩn
Các hoạt động thông tin tiêu chuẩn trong nội bộ cơng ty có thể bao gồm các nội dung
sau: Các hoạt động thông tin tư vấn; Quản lý thư viện nội bộ; Phát hành nội bộ các tiêu
chuẩn, các hướng dẫn và các thông tin tiêu chuẩn khác; Thông tin cơng tác tun truyền
tiêu chuẩn hóa; Lập và quản lý các bản kê; Thiết lập và quản lý hệ thống đánh số, phân loại
và mã hóa.
1.2.2.5. Tham gia hoạt động tiêu chuẩn hóa các cấp
Cơng ty cần tích cực tham gia vào hoạt động tiêu chuẩn hóa các cấp, như cấp quốc gia,
ngành, hội, quốc tế, khu vực. Đây thực sự là biện pháp hữu ích để bảo vệ quyền lợi chính
đáng của chính cơng ty mình. Khi tham gia vào q trình xây dựng một tiêu chuẩn nào đó,
ngồi việc nắm được một nội dung tiêu chuẩn, học hỏi được kinh nghiệm của các bên có
liên quan, bản thân các quyền lợi chính đáng của cơng ty cũng được quan tâm chú ý tới,

điều đó làm cho cơng ty dễ dàng áp dụng và áp dụng có hiệu quả tiêu chuẩn đó hơn [23].
1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến cơng tác tiêu chuẩn hóa của cơng ty
Hoạt động tiêu chuẩn hóa cơng ty có thành cơng hay khơng phụ thuộc nhiều vào hai
nhóm nhân tố cơ bản sau: 1) Nhóm nhân tố thuộc về vĩ mơ: Thị trường; chính sách xuất
nhập khẩu; luật pháp. 2) Nhóm nhân tố thuộc về ngành và các công ty: Chiến lược, quy
hoạch phát triển của ngành và doanh nghiệp; đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của ngành và công
ty; sự tiến bộ khoa học kỹ thuật; trình độ phát triển cơng tác tiêu chuẩn hóa; sự quan tâm,


10

chỉ đạo và quan điểm của lãnh đạo; quy mô doanh nghiệp [17], [18], [19], [20], [21], [26],
[29].
1.2.4. Các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển của tiêu chuẩn hóa cơng ty
Nhằm góp phần đánh giá một cách tồn diện hơn khía cạnh phát triển bền vững trong
hoạt động tiêu chuẩn hóa, tác giả xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá sự phát triển của tiêu
chuẩn hóa trong các doanh nghiệp được mô tả tại bảng 1.1 [3], [4], [5], [32], [35].
Bảng 1.1. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá sự phát triển của tiêu chuẩn hóa cơng ty
1. Nhóm các chỉ tiêu phản ánh trình độ phát triển của tiêu chuẩn hóa
Bao gồm: Tỷ lệ hài hịa với tiêu chuẩn quốc tế và khu vực; tỷ lệ tiêu chuẩn bên trong
của doanh nghiệp và TCQT, TCKV, TCVN doanh nghiệp áp dụng; tỷ lệ tiêu chuẩn
phù hợp; tỷ lệ tiêu chuẩn lạc hậu của doanh nghiệp; tỷ lệ tiêu chuẩn được áp dụng
trong doanh nghiệp; tỷ lệ tiêu chuẩn được hoàn thiện, điều chỉnh và bổ sung trong
doanh nghiệp; tỷ lệ tiêu chuẩn sản phẩm; tỷ lệ tiêu chuẩn quá trình; tỷ lệ tiêu chuẩn
về mơi trường.
2. Nhóm các chỉ tiêu phản ánh tác động của tiêu chuẩn hóa
a) Chỉ tiêu đánh giá sản xuất - kinh doanh: Tăng năng suất lao động; nâng cao chất
lượng sản phẩm; tăng xuất khẩu
b) Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất – kinh doanh: Giảm chi phí; tăng khả năng
cạnh tranh; giảm thời gian chế tạo sản phẩm.

c) Chỉ tiêu tác động của tiêu chuẩn hóa đến tiến bộ khoa học – kỹ thuật
d) Chỉ tiêu đánh giá mức gây ô nhiễm môi trường
(Nguồn: Tác giả nghiên cứu và đề xuất)
1.3. Kinh nghiệm về cơng tác tiêu chuẩn hóa của một số cơng ty đóng tàu nước ngồi
1.3.1. Đặc điểm của tiêu chuẩn hóa ngành cơng nghiệp cơ khí tại các nước đang
phát triển tương tự Việt Nam
Cơ khí là một trong những ngành công nghiệp nền tảng, then chốt, là trụ cột của nền
công nghiệp của mỗi quốc gia. Sự phát triển của ngành cơ khí có ảnh hưởng hết sức quan
trọng đến sự phát triển của các ngành khác, đồng thời sự phát triển của ngành góp phần
thúc đẩy sự phát triển của các lĩnh vực khác. Khi tìm hiểu nghiên cứu ngành cơng nghiệp
cơ khí của các nước có trình độ cơng nghệ đang phát triển tương đồng Việt Nam như các
nước Đông Nam Á, đặc điểm chung về cơng tác tiêu chuẩn hóa trong ngành cơ khí như sau
[55], [56]:
- Lĩnh vực cơ khí chế tạo đã được lựa chọn để tiêu chuẩn hóa vì các sản phẩm tạo ra
hàng loạt là các chi tiết, qui trình do vậy cần phải tiêu chuẩn hóa để có thể lắp lẫn, sử dụng
lặp đi lặp lại. Khi được tiêu chuẩn hóa lợi ích đối với chế tạo các chi tiết máy móc, thiết bị
đó là thống nhất hóa được nhiều chi tiết, bộ phận trong sản xuất các sản phẩm cơ khí; giảm
được số lượng các kiểu loại; nâng cao chất lượng sản phẩm; nâng cao năng suất lao động;
đáp ứng tốt yêu cầu lắp ráp, sửa chữa, thay thế.
- Tập trung cho hoạt động xây dựng tiêu chuẩn tiêu chuẩn quốc gia: Trong đó tập trung
chính cho xây dựng tiêu chuẩn ngành. Về cơ bản, chính sách phát triển ngành cơng nghiệp
cơ khí của Chính phủ các nước cũng như Chiến lược phát triển ngành cơng nghiệp cơ khí
gần giống nhau, trong đó có nội dung tập trung cho phát triển cơng tác tiêu chuẩn hóa.
Trong mỗi lĩnh vực sẽ có 1-5 bộ tiêu chuẩn, ví dụ như đóng tàu sẽ có một số bộ tiêu chuẩn


11

và được gọi là tiêu chuẩn ngành, trong tiêu chuẩn ngành bao gồm đầy đủ các tiêu chuẩn
thành phần.

- Hiện nay, các nước Đông Nam Á đã nghiên cứu và đang áp dụng nhiều tiêu chuẩn của
tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế ISO (International Standard Organization). Ngồi ra cịn
sử dụng một số tiêu chuẩn công nghiệp các nước khác như: ANSI (American National
Standards Institute), ASME (American Society of Mechanical Engineer), AGMA
(American Gear Manufactures Association), AISI (American Institute of Steel
Construction), GOST (Nga), DIN (Đức), JIS (Nhật), GB (Guobiao - Trung Quốc)... để cải
cách đổi mới hoạt động xây dựng tiêu chuẩn hóa ngành cơng nghiệp cơ khí.
- Sản phẩm cơ khí có đặc điểm chung là được thiết lập dưới dạng mơ đun, cần có độ
chính xác cao, có tính lắp lẫn khá lớn, phổ biến, đây cũng là đặc thù chung của ngành, do
vậy, để đạt được tiêu chuẩn hố trong trường hợp này các nước Đơng Nam Á phải có được
sự nhất trí giữa các thành phần kinh tế của mỗi ngành công nghiệp: Các nhà cung cấp,
những người sử dụng và thậm chí cả Chính phủ. Tất cả phải đi đến thống nhất về những
tiêu chuẩn kỹ thuật được đặt ra nhằm áp dụng một cách thống nhất trong việc lựa chọn và
phân loại vật liệu, quá trình sản xuất sản phẩm và các bước trong việc tiêu thụ sản phẩm,
các dịch vụ đi kèm sản phẩm.
Tiêu chuẩn hóa trước đây chỉ áp dụng phần nhiều cho các chi tiết, cụm chi tiết nhỏ lẻ và
một số thiết bị máy móc cơng nghiệp cơ khí truyền thống nhưng hiện nay, tác động của tiêu
chuẩn hóa trong ngành cơ khí khơng cịn bó hẹp như trên nữa, tác dụng và lợi ích của nó đã
mang hiệu quả và ý nghĩa kinh tế khơng nhỏ. Một ví dụ đơn giản về tác dụng của tiêu
chuẩn hoá trong khâu tư vấn, tính tốn và thiết kế các hệ thống thiết bị cơ khí, có thể đơn
giản và giảm bớt từ 10 đến 15% khối lượng công việc do sử dụng các chi tiết và cụm chi
tiết được tiêu chuẩn, được thống nhất. Trong cơng nghiệp cơ khí chế tạo, q trình lắp ráp
và đặc biệt việc thay thế sửa chữa các phụ tùng cơ khí địi hỏi sử dụng tiêu chuẩn, không
thể thiếu tiêu chuẩn và thực hiện công tác tiêu chuẩn hoá khá cao, mang lại hiệu quả kinh
tế. Chính vì vậy các nước Đơng Nam Á đều đặt ra mức độ tiêu chuẩn xây dựng hài hòa cao
giữa các tiêu chuẩn quốc gia trong lĩnh vực cơ khí với các tiêu chuẩn quốc tế.
1.3.2. Kinh nghiệm của Công ty đóng tàu TSU (Nhật Bản)
Bộ phận tiêu chuẩn hóa được xây dựng nằm trong Phòng quản lý chất lượng của cơng ty.
Chính sách về tiêu chuẩn hóa trong cơng ty là “vừa xây dựng vừa áp dụng nhưng thiên về
xây dựng nhiều hơn”.

Áp dụng các bộ tiêu chuẩn JIS mà TSU áp dụng vào khoảng 150 bộ tiêu chuẩn bao gồm
cho các phần: máy tàu, vỏ tàu và điện tàu1. Trong các bộ tiêu chuẩn cơng ty đóng tàu TSU
đã xây dựng được trong giai đoạn 2005-12/2010:2 Số tiêu chuẩn xây dựng hài hòa với tiêu
chuẩn quốc tế chiếm tỷ lệ khá cao, 90% tiêu chuẩn quản lý đóng tàu và 80% tiêu chuẩn quy
trình trình đóng tàu hài hịa với tiêu chuẩn quốc tế.
Cơng ty TSU khơng chủ động xây dựng các bộ tiêu chuẩn để gia công chi tiết (tiêu
chuẩn sản phẩm) mà công ty áp dụng các bộ tiêu chuẩn của quốc gia và tiêu chuẩn của một
số nước khác như Mỹ, Anh, Đức, Na Uy,…
1.3.3. Kinh nghiệm của Cơng ty đóng tàu COSCO (Trung Quốc)
1
2

Tiêu chuẩn JIS trong đóng tàu Nhật Bản.
Báo cáo hoạt động và sản xuất của công ty TSU năm 2010.


12

Trên cơ sở phát triển mạnh mẽ của tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc gia, cơng ty đóng tàu
COSCO đã áp dụng 100 bộ tiêu chuẩn GB (GB là các bộ tiêu chuẩn do Trung Quốc xây
dựng)3 chủ yếu cho bộ phận vỏ tàu, máy tàu.
Trong các bộ tiêu chuẩn cơng ty đóng tàu COSCO đã xây dựng được trong giai đoạn
2006-12/20114: Số tiêu chuẩn xây dựng hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế chiếm tỷ lệ trung
bình 62,5% tiêu chuẩn quản lý đóng tàu và 50% tiêu chuẩn quy trình đóng tàu hài hịa với
tiêu chuẩn quốc tế. Cơng ty COSCO cũng đã chủ động xây dựng các bộ tiêu chuẩn để gia
công chi tiết (tiêu chuẩn sản phẩm) nhưng trong 27 tiêu chuẩn xây dựng được khơng có bộ
tiêu chuẩn nào hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế, chiếm 0%.
1.3.4. Kinh nghiệm của Cơng ty đóng tàu Huyndai – Vinashin (Hàn Quốc – Việt
Nam)
Bộ phận làm công tác tiêu chuẩn hóa đã được biên chế vào Phịng quản lý chất lượng

của cơng ty. Chính sách tiêu chuẩn hóa của công ty là sử dụng các tiêu chuẩn quốc tế, khu
vực, ít sử dụng tiêu chuẩn quốc gia.
Trên cơ sở đó cơng ty đóng tàu HVS đã qn triệt và tận dụng tối đa đạo luật trên để tiến
hành áp dụng các bộ tiêu chuẩn công nghiệp KS vào hoạt động đóng tàu của mình. Cho tới
nay cơng ty đóng tàu HVS đã áp dụng 120 bộ tiêu chuẩn cơng nghiệp Hàn quốc vào đóng
tàu, các bộ tiêu chuẩn chủ yếu là cho phần vỏ, máy, điện của tàu thủy.
Trong các bộ tiêu chuẩn cơng ty đóng tàu HVS đã xây dựng được trong giai đoạn 20066/20115: Số tiêu chuẩn xây dựng hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế chiếm tỷ lệ khá cao, 90%
tiêu chuẩn quản lý đóng tàu và 93% tiêu chuẩn quy trình đóng tàu hài hịa với tiêu chuẩn
quốc tế.
Cơng ty HVS chủ động xây dựng các bộ tiêu chuẩn để gia công chi tiết (tiêu chuẩn sản
phẩm) và có tỷ lệ hài hịa với tiêu chuẩn quốc tế khá cao 86,6%, ngồi ra cơng ty áp dụng
các bộ tiêu chuẩn của một số nước khác như Nhật, Mỹ, Anh, Đức, Na Uy trong các cơng
đoạn phục vụ đóng tàu.
1.3.5. Bài học rút ra từ học tập kinh nghiệm của một số cơng ty đóng tàu nước
ngồi về cơng tác tiêu chuẩn hóa
Kinh nghiệm từ các cơng ty đóng tàu nước ngồi, để phát triển ngành đóng tàu bền
vững, cần phải triển khai đồng bộ nhiều giải pháp trong đó Tổng cơng ty cơng nghiệp tàu
thủy Việt Nam coi cơng tác tiêu chuẩn hóa như là chính sách bắt buộc để phát triển cơng
ty, cụ thể: Hồn thiện và phát triển tiêu chuẩn hóa bên trong của cơng ty; Thành lập bộ
phận tiêu chuẩn hóa dưới dạng phịng/ban phân cấp từ Tổng cơng ty đến các cơng ty đóng
tàu thành viên; Phải xây dựng một chính sách tiêu chuẩn hóa tại các cơng ty đóng tàu thành
viên; Học tập phương pháp và cách thức tổ chức xây dựng tiêu chuẩn.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TIÊU CHUẨN HĨA CỦA CÁC CƠNG
TY ĐĨNG TÀU VIỆT NAM
2.1. Khái qt ngành cơng nghiệp đóng tàu Việt Nam
2.1.1. Giới thiệu về sự phát triển trong các cơng ty đóng tàu
Hiện nay cả nước có khoảng 100 cơng ty đóng, sửa chữa tàu, trong đó có gần 30 cơng ty
đang hoạt động tốt. Đồng thời, bước đầu hình thành một số cơ sở công nghiệp phụ trợ và
3


http://220.181.176.160/stdlinfo/servlet/com.sac.sacQuery.GjbzcxServlet .
Báo cáo hoạt động và sản xuất của công ty COSCO năm 2012.
5
Báo cáo hoạt động và sản xuất của công ty HSV năm 2011.
4


13

các trường đào tạo nghề trên phạm vi cả nước. Một số sản phẩm của các công ty đã được
các bạn hàng quốc tế chấp nhận về chất lượng sản phẩm, giá thành.
2.1.2. Những vấn đề tồn tại đối với các cơng ty đóng tàu
Thứ nhất, các cơng ty cịn thiếu tầm nhìn chiến lược và chương trình hành động cụ thể
hướng đến phát triển ngành cơng nghiệp đóng tàu phù hợp với diễn biến phát triển mang
tính chu kỳ của ngành cơng nghiệp đóng tàu thế giới.
Thứ hai, hầu hết các cơng trình nâng hạ thủy của các cơng ty đóng tàu trong nước đều
phục vụ cho đóng mới. Hiệu quả sử dụng hạ tầng còn thấp; đầu tư dàn trải, trang thiết bị
chưa đồng bộ. Hiệu quả quản trị và ứng dụng IT để quản trị hệ thống (thiết kế - sản xuất tài chính) cịn thấp, chưa đảm bảo được quản trị chi phí và giao tàu đúng hạn.
Thứ ba, năng lực nghiên cứu và phát triển (R&D) cịn yếu; đầu tư cho R&D hầu như
khơng đáng kể; kỹ năng và đội ngũ nhân lực chưa được tăng cường theo kịp yêu cầu phát
triển của ngành.
Thứ tư, nhiều cơng ty đầu tư chưa hồn thiện, đầu tư chắp vá, q nhiều giai đoạn, ít có
cơng ty đóng tàu đạt chuẩn quốc tế.
Thứ năm, năng lực quản lý và tổ chức sản xuất sản xuất chưa phân định rõ ràng cho từng
công ty nên hoạt động này chồng chéo, thiếu khoa học làm ảnh hưởng tới chất lượng và
tiến độ đóng tàu.
Cuối cùng, cơng nghiệp phụ trợ trong nước phát triển tự phát, thiếu đồng bộ, phụ thuộc
quá lớn vào các nhà sản xuất vật tư thiết bị tại Trung Quốc và các nước Châu Á khác cũng
như tại Châu Âu.
2.1.3. Đặc điểm của các cơng ty đóng tàu ảnh hưởng tới cơng tác tiêu chuẩn hóa

2.1.3.1. Sản phẩm và thị trường
Ngành đóng tàu thường được xem là ngành quan trọng chiến lược ở các nước đang phát
triển. Lợi thế của ngành thường giảm khi nền kinh tế phát triển, chính điều này đã dẫn đến
vị trí nước đứng đầu sản lượng của thế giới (về sản lượng) ln thay đổi. Qua quy luật đó
ngành đóng tàu của Việt Nam có nhiều cơ hội phát triển. Theo đồ thị hình 2.1.2, năm 2015
Việt Nam chiếm 10% thị phần đóng tàu thế giới, điều đó cho thấy sản phẩm và thị trường
đóng tàu có triển vọng và ngành đóng tàu phải tạo thế mạnh để cạnh tranh với các nước có
ngành đóng tàu phát triển đồng thời cần áp dụng cải tiến đổi mới khoa học kỹ thuật, tăng
cường với hoạt động xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn vào hoạt động sản xuất.

(Nguồn: Chương trình giảng dạy Kinh tế Fulbright)
Hình 2.1.2. Thị phần đóng tàu thế giới


14

2.1.3.2. Quy trình đóng tàu
Qui trình đóng tàu thường được chia làm nhiều công đoạn công nghệ khác nhau, mỗi
công đoạn cơng nghệ lại có thể chia làm nhiều ngun cơng. Qui trình chế tạo được miêu tả
khái qt trong hình 2.2 và được chia thành các cơng đoạn chính sau:

(Nguồn: Tổng hợp dựa trên qui trình đóng tàu từ các cơng ty đóng tàu khảo sát)
Hình 2.2. Quy trình đóng tàu
2.1.3.3. Cơng nghệ và trình độ cơng nghệ của các cơng ty đóng tàu
Bảng 2.2 dưới đây mơ tả và xếp loại trình độ cơng nghệ các cơng ty đóng tàu khảo sát,
trong đó khơng có cơng ty nào có trình độ cơng nghệ hiện đại, 9 cơng ty có trình độ cơng
nghệ trung bình và trung bình tiên tiến.
Bảng 2.2. Đánh giá trình độ cơng nghệ của các cơng ty đóng tàu
Trình độ cơng nghệ
Tên cơng ty

Cơng nghệ lạc hậu
Các cơng ty đóng tàu Thịnh Long; Hải Long; Sài Gịn
Các cơng ty đóng tàu Phà Rừng; Shipmarin; Cam Ranh;
Cơng nghệ trung bình
Nha Trang
Cơng nghệ trung bình
Các cơng ty đóng tàu Bạch Đằng; Hạ Long; Sơng Cấm;
tiên tiến
Nam Triệu; Ba Son
Cơng nghệ hiện đại
Chưa có cơng ty nào
(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ điều tra khảo sát)
2.1.3.4. Quy trình tổ chức sản xuất đóng tàu
Từ quy trình đóng tàu nêu trên, để điều hành sản xuất, hiện tại các cơng ty đóng tàu đang
áp dụng phương pháp tổ chức quản lý sản xuất theo chức năng và sản phẩm.
2.2. Cơng tác tiêu chuẩn hóa trong các cơng ty đóng tàu Việt Nam


15

2.2.1. Hệ thống tiêu chuẩn trong các cơng ty đóng tàu
Cấp, loại tiêu chuẩn hiện có của các cơng ty đã được xác định, bao gồm: Tiêu chuẩn
công ty, tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn quốc tế. Trong đó cấp tiêu
chuẩn cơng ty có nhu cầu xây dựng lớn so với các cấp tiêu chuẩn khác, điều đó cho thấy
nhu cầu áp dụng tiêu chuẩn cơng ty vào sản xuất là rất lớn và cần thiết cho mỗi cơng ty
đóng tàu.
Kết quả đánh giá cho thấy đa số cơng tác tiêu chuẩn hóa tại các cơng ty trên mới dừng
lại ở cấp độ II và III, như vậy nhiệm vụ hướng tới của các công ty đóng tàu là đạt cấp độ
IV.
2.2.2. Tình hình thực hiện các nội dung chủ yếu của công tác tiêu chuẩn hóa ở các

cơng ty đóng tàu Việt Nam
2.2.2.1. Tình hình xây dựng tiêu chuẩn tại các cơng ty đóng tàu
i) Các loại tiêu chuẩn do công ty xây dựng và công bố: Qua kết quả điều tra, tác giả đã
xác định được 8 loại tiêu chuẩn công ty cần xây dựng để áp dụng vào hoạt động sản xuất
kinh doanh, trong đó nhu cầu về tiêu chuẩn quy trình sản xuất là lớn nhất, chiếm 91,7% và
tiếp theo là tiêu chuẩn về nơi làm việc chiếm 75%.
Đồng thời, kết quả điều tra cũng cho thấy trong 8 lĩnh vực liên quan đến hoạt động sản
xuất kinh doanh của các công ty đóng tàu, đối tượng cần tiêu chuẩn hóa nhiều nhất là lĩnh
vực sản xuất (chiếm 100%), nghĩa là nhu cầu về các tiêu chuẩn phục vụ cho hoạt động
đóng tàu của các cơng ty là rất lớn vì các tiêu chuẩn hiện có đã lạc hậu, khơng phù hợp với
cơng nghệ và cịn thiếu, do đó đã khơng đáp ứng được năng lực đóng tàu xuất khẩu.
Về việc cơng bố các tiêu chuẩn các cơng ty đóng tàu thực hiện cịn chưa tốt do tính chất
tự nguyện, hiện nay nhiều cơng ty đóng tàu bỏ qua việc cơng bố tiêu chuẩn áp dụng cho
sản phẩm của mình.
ii) Quá trình xây dựng tiêu chuẩn: Kết quả phân tích cho thấy trong thời gian qua, do
hoạt động xây dựng tiêu chuẩn tại các cơng ty đóng tàu cịn chậm, chưa được thực hiện tốt,
chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn, các tiêu chuẩn khi được cơng bố cịn nhiều hạn chế.
iii) Kinh phí xây dựng tiêu chuẩn: Theo khảo sát, kinh phí dành cho xây dựng tiêu
chuẩn cịn bị hạn chế. Một phần do lãnh đạo công ty chưa quan tâm. Hơn nữa, trong trường
hợp được đồng thuận của lãnh đạo thì khơng có nguồn đầu tư. Cụ thể, trong những năm
gần đây, chi phí trung bình để xây dựng một tiêu chuẩn là khoảng 6 triệu đồng, chỉ đủ chi
cho việc biên dịch tài liệu và cho một số cuộc họp của các thành viên ban soạn thảo và hội
đồng nghiệm thu. Tuy nhiên, trên thực tế chi phí cho xây dựng một bộ tiêu chuẩn để đạt
được sự tương thích cần thiết giữa các quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật của các nước khác
nhau địi hỏi chi phí rất lớn.
iv) Những khó khăn, thách thức trong q trình xây dựng tiêu chuẩn: Đánh giá về
các khó khăn của các cơng ty đóng tàu trong q trình xây dựng tiêu chuẩn, 91,6% ý kiến
cho rằng đó là thách thức về tài chính, 75% thách thức về nhận thức về tiêu chuẩn hóa,
73,3% thách thức về nhân lực và 74,1% thách thức về công nghệ lạc hậu của công ty.
Thách thức về nhận thức về tiêu chuẩn hóa lớn hơn thách thức do cơng nghệ lạc hậu vì để

thúc đẩy hoạt động tiêu chuẩn hóa của cơng ty, điều kiện đầu tiên cần có là sự quan tâm,
chỉ đạo của lãnh đạo cơng ty.
2.2.2.2. Tình hình áp dụng tiêu chuẩn tại các cơng ty đóng tàu


16

i) Áp dụng tiêu chuẩn do công ty xây dựng: Các công ty bước đầu triển khai áp dụng
chủ yếu là tiêu chuẩn q trình đóng tàu, nhưng cịn nhiều bất cập vì để phát huy hết hiệu
quả thì cịn nhiều yếu tố liên quan khác như trình độ cơng nghệ, sự quan tâm của lãnh đạo.
ii) Áp dụng tiêu chuẩn Việt Nam: Hiện các cơng ty đóng tàu vẫn áp dụng các bộ tiêu
chuẩn đóng tàu do Cục Đăng kiểm Việt Nam ban hành nhưng đối chiếu với những yêu cầu
của phát triển ngành đóng tàu trong nước và hội nhập kinh tế thế giới, các tiêu chuẩn đóng
tàu cịn hạn chế về số lượng. Ngun nhân chính là do chưa thấy được lợi ích, hoặc khơng
đồng ý với nội dung tiêu chuẩn, nhiều doanh nghiệp thuộc ngành đóng tàu chưa tham gia
tích cực vào q trình xây dựng tiêu chuẩn dẫn đến chưa kịp hoặc khơng có khả năng thay
đổi cơng nghệ, trang thiết bị một cách thích hợp, thiếu kinh phí, thiếu đội ngũ chun mơn,
ít thơng tin kiến thức về tiêu chuẩn hóa để xây dựng tiêu chuẩn cho hàng hóa của doanh
nghiệp mình. Đây là điểm cần đến sự hỗ trợ của Nhà nước. Ngoài ra, các doanh nghiệp
cũng cần chủ động hơn và có sự phối hợp với Nhà nước chặt chẽ hơn trong việc xây dựng
thêm các tiêu chuẩn Việt Nam.
iii) Tiêu chuẩn quốc tế/khu vực: Các tiêu chuẩn quốc tế/khu vực được áp dụng hiện
nay: Đối với việc thiết kế chế tạo thi công các thiết bị trên boong tàu, điện tàu 90% các
cơng ty đóng tàu sử dụng bộ tiêu chuẩn JIS của Nhật Bản và DIN của Đức; đối với quản lý
điều hành khoảng 95% các cơng ty đóng tàu áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu
chuẩn ISO 9001:2008 và áp dụng hệ thống quản lý môi trường ISO 14000 [74]. Tuy nhiên,
khi áp dụng các tiêu chuẩn nước ngồi, các cơng ty đóng tàu gặp khó khăn về trình độ cơng
nghệ cũng như năng lực cơng nghệ.
2.2.2.3. Tình hình thực hiện hoạt động đánh giá sự phù hợp tại các cơng ty đóng tàu
Quy định này thường được thực hiện tốt đối với các tàu xuất khẩu. Tuy nhiên, đối với

các tàu được đóng phục vụ nhu cầu trong nước, hiện nay việc thực hiện quy định này còn
chưa tốt, một phần do ý thức trách nhiệm của cơ quan Đăng kiểm một phần do ý thức của
cán bộ thực hiện xây dựng quy trình [36].
2.2.2.4. Tình hình thực hiện thơng tin tiêu chuẩn tại các cơng ty đóng tàu
Để các tiêu chuẩn thực sự được triển khai trong thực tế, các cơng ty đóng tàu cần đẩy
mạnh hoạt động phổ biến tuyên truyền tiêu chuẩn đã ban hành. Cần chú trọng việc nâng
cao nhận thức cho cán bộ và công nhân viên công ty về vai trị của tiêu chuẩn hóa nói
chung và việc áp dụng các tiêu chuẩn cụ thể nói riêng. Các cơng ty cần lập các quy định và
văn bản hướng dẫn để việc triển khai áp dụng các tiêu chuẩn công ty vào hoạt động sản
xuất kinh doanh được tiến hành đồng bộ và thống nhất.
2.2.3. Tình hình thực hiện các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển công tác tiêu chuẩn
hóa trong cơng ty
2.2.3.1. Nhóm các chỉ tiêu phản ánh trình độ phát triển tiêu chuẩn hóa
Bao gồm tỷ lệ tiêu chuẩn lạc hậu; tỷ lệ tiêu chuẩn được hoàn thiện, điều chỉnh và bổ
sung; tỷ lệ tiêu chuẩn được áp dụng; tỷ lệ tiêu chuẩn phù hợp; tỷ lệ hài hòa với tiêu chuẩn
quốc tế và khu vực; tỷ lệ tiêu chuẩn bên trong của doanh nghiệp và TCQT, TCKV, TCVN
doanh nghiệp áp dụng; tỷ lệ tiêu chuẩn sản phẩm; tỷ lệ tiêu chuẩn quá trình; tỷ lệ tiêu chuẩn
mơi trường. Qua phân tích các chỉ tiêu đã đánh giá được thực trạng, trình độ phát triển của
các cơng ty đóng tàu như sau:
a) Tỷ lệ tiêu chuẩn lạc hậu của doanh nghiệp: Kết quả khảo sát hệ thống tiêu chuẩn
các doanh nghiệp đóng tàu cho thấy số lượng các tiêu chuẩn của những năm 80 đang tồn tại


17

chiếm tỷ lệ 30% tổng số tiêu chuẩn hiện có của mỗi công ty. Các tiêu chuẩn này lạc hậu,
kém hiệu quả, chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới và phát triển.
b) Tỷ lệ tiêu chuẩn được hoàn thiện, điều chỉnh và bổ sung trong doanh nghiệp: Qua
khảo sát chúng ta thấy các cơng ty đóng tàu có tỷ lệ tiêu chuẩn được hoàn thiện, điều chỉnh
và bổ sung như sau: Nhóm các cơng ty có tỷ lệ 8-10% gồm: Cơng ty đóng tàu Phà Rừng,

cơng ty đóng tàu Shipmarin, cơng ty đóng tàu Cam Ranh, cơng ty đóng tàu Nha Trang,
cơng ty đóng tàu Ba Son; nhóm các cơng ty có tỷ lệ 2-5% gồm: Cơng ty đóng tàu Bạch
Đằng, cơng ty đóng tàu Hạ Long, cơng ty đóng tàu Sơng Cấm.
c) Tỷ lệ tiêu chuẩn được áp dụng trong doanh nghiệp: Tính đến nay tỷ lệ tiêu chuẩn đã
xây dựng và công bố và được thực hiện chiếm 28% chủ yếu là các tiêu chuẩn qui trình.
d) Tỷ lệ tiêu chuẩn phù hợp: Trong thời gian qua, một số cơng ty đóng tàu như Nam
Triệu, Phà Rừng, Bến Kiền, Hạ Long, Bạch Đằng đã xây dựng được các bộ tiêu chuẩn qui
trình và tiêu chuẩn sản phẩm phù hợp với điều kiện, trình độ cơng nghệ sản xuất của cơng
ty chiếm 15%.
e) Tỷ lệ hài hịa với tiêu chuẩn quốc tế và khu vực
Tính hết thời điểm điều tra, số tiêu chuẩn hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế và khu vực
được xây dựng, ban hành và áp dụng trong giai đoạn 2001- 2005 của 5 công ty đóng tàu
điển hình chủ yếu là tiêu chuẩn cơng ty, tiêu chuẩn Việt Nam và 13 tiêu chuẩn ngành. Giai
đoạn 2006-2012, cịn 44 tiêu chuẩn cơng ty, 9 tiêu chuẩn Việt Nam. Theo kết quả đánh giá
hài hòa được các tổ chức Đăng kiểm Na Uy, Nhật Bản, Pháp, Mỹ, Đức chứng nhận, số tiêu
chuẩn cơng ty hài hịa với tiêu chuẩn quốc tế và khu vực là rất nhỏ, cụ thể năm 2001-2005
là 3 tiêu chuẩn và năm 2006-6/2012 là 12 tiêu chuẩn. Nhìn chung tỷ lệ các tiêu chuẩn do
các cơng ty đóng tàu xây dựng hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế là rất thấp.
f) Tỷ lệ tiêu chuẩn bên trong của doanh nghiệp và TCQG, TCKV, TCVN doanh
nghiệp áp dụng: Kết quả khảo sát cho thấy, tính đến hết năm 2012, trong số các cơng ty
đóng tàu được khảo sát, có 8 cơng ty đóng tàu (chiếm 32%) có hoạt động tiêu chuẩn hóa.
Qua số liệu cho thấy trong thời gian qua hoạt động xây dựng tiêu chuẩn rất hạn chế và chưa
được coi trọng tại các cơng ty đóng tàu, trong khi đó nhu cầu áp dụng tiêu chuẩn vào hoạt
động sản xuất đóng tàu tại các doanh nghiệp là rất lớn. Đồng thời nhận thấy phần lớn các
cơng ty đóng tàu có cơng tác tiêu chuẩn hóa là các cơng ty có quy mơ sản xuất lớn, tại các
cơng ty đóng tàu có quy mơ nhỏ, hoạt động này vẫn cịn hạn chế. Kết quả phỏng vấn sâu
cũng cho thấy các công ty có quy mơ sản xuất nhỏ cũng có nhu cầu hoạt động tiêu chuẩn
hóa nhưng bước đầu chủ yếu cho đầu tư học tập, cải thiện trình độ và thơng tin về tiêu
chuẩn hóa.
g) Tỷ lệ tiêu chuẩn sản phẩm: Theo báo cáo từ Tổng công ty công nghiệp tàu thủy, tính

đến năm 2012 các cơng ty đóng tàu đã xây dựng 23 tiêu chuẩn sản phẩm6. Điều này cho
thấy số lượng tiêu chuẩn sản phẩm của ngành đóng tàu Việt Nam cịn ít và thiếu khi so
sánh với các nước có ngành đóng tàu phát triển trên thế giới như Nhật Bản (khoảng 150
tiêu chuẩn sản phẩm), Hàn Quốc (khoảng 190 tiêu chuẩn sản phẩm).
h) Tỷ lệ tiêu chuẩn q trình: Tính đến năm 2013, ngành đóng tàu đã xây dựng được
88 tiêu chuẩn quá trình theo quy trình đóng tàu, con số này chỉ bằng 1/4 so với Nhật Bản và
bằng 1/5 so với Hàn Quốc.
6

Báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh Tập đồn cơng nghiệp tàu thủy Việt Nam 2012.


18

i) Tỷ lệ tiêu chuẩn môi trường
Theo kết quả điều tra, có khơng ít cơng ty đóng tàu Việt Nam hiện nay chưa hiểu biết
đầy đủ về các tiêu chuẩn kỹ thuật và tiêu chuẩn môi trường. Về vấn đề mơi trường, các
cơng ty đóng tàu chỉ đề cập đến góc độ bảo vệ mơi trường trong q trình sản xuất, ví dụ
như vấn đề xử lý chất thải, an tồn vệ sinh nơi làm việc…
2.2.3.2. Nhóm các chỉ tiêu phản ánh tác động của tiêu chuẩn hóa
- Các chỉ tiêu đánh giá sản xuất - kinh doanh đã được xây dựng, từ đó đi sâu phân tích
các chỉ tiêu đó ở các cơng ty đóng tàu, bao gồm các chỉ tiêu sau: Tăng năng suất lao động,
nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng xuất khẩu.
- Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh đã được xây dựng, từ đó đi sâu
phân tích các chỉ tiêu đó ở các cơng ty đóng tàu, bao gồm các chỉ tiêu sau: Giảm chi phí,
tăng khả năng cạnh tranh, thời gian chế tạo sản phẩm.
- Chỉ tiêu tác động của tiêu chuẩn hóa đến tiến bộ khoa học kỹ thuật đã được xây dựng.
- Chỉ tiêu đánh giá mức gây ô nhiễm môi trường đã được xây dựng.
2.2.4. Phân tích các nhân tố tác động và thúc đẩy sự phát triển cơng tác tiêu chuẩn
hóa trong các cơng ty

2.2.4.1. Nhóm nhân tố thuộc về vĩ mơ
Với các cơng ty đóng tàu Việt Nam, đặc biệt là những cơng ty đóng tàu xuất khẩu thì
việc áp dụng các tiêu chuẩn trở thành bắt buộc vì ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản
phẩm, đáp ứng nhu cầu khách hàng quốc tế và hiệu quả kinh doanh của công ty. Luận án đã
phân tích rất tỉ mỉ các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển của cơng tác tiêu chuẩn hóa, trên
thực tế việc tồn tại và phát triển sản phẩm phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố khác nhau,
trong đó có một số nhân tố quan trọng, đó là thị trường, chính sách xuất nhập khẩu, luật
pháp.
2.2.4.2. Nhóm nhân tố thuộc về ngành và các công ty
Luận án đã phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới cơng tác tiêu chuẩn hóa ở các cơng ty
đóng tàu bao gồm: chiến lược, quy hoạch phát triển của ngành và công ty, đặc điểm kinh tế
- kỹ thuật của ngành và cơng ty, sự tiến bộ khoa học kỹ thuật, trình độ phát triển của tiêu
chuẩn hóa, sự quan tâm chỉ đạo và quan điểm của của lãnh đạo, ảnh hưởng của quy mơ
doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, tác giả đã có một số nhận xét, đánh giá như sau:
- Việt Nam là quốc gia có ngành cơng nghiệp đóng tàu đang phát triển, tuy nhiên trong
thời gian qua trình độ khoa học cơng nghệ trong các cơng ty đóng tàu của Việt Nam vẫn
còn rất nhiều hạn chế và lạc hậu hơn nhiều so với các nước trong khu vực.
- Trình độ phát triển của cơng tác tiêu chuẩn hóa trong các cơng ty đóng tàu của Việt
Nam được đánh giá ở các khía cạnh sau: Phương pháp xây dựng tiêu chuẩn, đổi mới cơ chế
thúc đẩy áp dụng tiêu chuẩn, hoạt động chứng nhận và cơng nhận cịn nhiều hạn chế, yếu
kém. Hiện nay, các cơng ty đóng tàu đang tồn tại tình trạng các tiêu chuẩn cơng ty đã xây
dựng xong nhưng chưa thực sự đi vào hoạt động đóng tàu và chưa có cơ chế thúc đẩy việc
áp dụng một cách hiệu quả.
2.3. Đánh giá chung cơng tác tiêu chuẩn hóa của các cơng ty đóng tàu
2.3.1. Những kết quả về cơng tác tiêu chuẩn hóa
Hiện nay, cơng tác tiêu chuẩn hóa tại các cơng ty đóng tàu đã đạt được một số kết quả
chủ yếu như sau:


19


- Qua nhiều năm xây dựng và phát triển đến nay các cơng ty đóng tàu Việt Nam bước
đầu học tập kinh nghiệm xây dựng tiêu chuẩn của một số quốc gia có ngành đóng tàu phát
triển như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc.
- Các cơng ty đóng tàu đã xác định được con đường và nhiệm vụ phát triển hệ thống tiêu
chuẩn hóa cơng ty ở cơng ty của mình và từng bước giải quyết, phối hợp, gắn kết với việc
phát triển tiến bộ khoa học kỹ thuật.
- Lãnh đạo các cơng ty đóng tàu đã xác định, lựa chọn đối tượng cần tiêu chuẩn hóa
trong quy trình đóng tàu. Các loại tiêu chuẩn chính trong cơng ty đóng tàu bao gồm: Tiêu
chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn thiết kế, tiêu chuẩn về kế hoạch và kiểm soát sản xuất, tiêu
chuẩn về quy trình và chế tạo/sản xuất.
- Cơng tác quản lý năng suất chất lượng tại các công ty đóng tàu đã được quan tâm đầu
tư nhiều năm trở lại đây. Thực tế cho thấy, nhiều công ty đã ý thức được việc nâng cao
năng suất chất lượng là hoạt động tạo giá trị gia tăng, nên đã áp dụng rất nhiều hình thức
xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn.
- Một số cơng ty đóng tàu bước đầu đã đầu tư cho hạ tầng tiêu chuẩn hóa như đào tạo,
thông tin tiêu chuẩn cũng như hoạt động công nhận và chứng nhận sự phù hợp, cụ thể như
công ty đóng tàu Sơng Cấm, Hạ Long.
2.3.2. Những hạn chế và ngun nhân
Những hạn chế:
- Các cơng ty đóng tàu chưa tập trung phát triển tiêu chuẩn hóa bên trong. Điều đó được
thể hiện qua cơ cấu bộ máy của doanh nghiệp, về số lượng tiêu chuẩn xây dựng được ban
hành chưa nhiều, tỷ lệ hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế và khu vực còn thấp, phương pháp
xây dựng tiêu chuẩn chưa khoa học, tình hình áp dụng tiêu chuẩn.
- Các cơng ty đóng tàu chưa tăng cường bồi dưỡng và đào tạo kiến thức về tiêu chuẩn
hóa cho cán bộ cơng nhân viên.
- Các cơng ty đóng tàu chưa coi trọng khâu kiểm tra, đánh giá công tác tiêu chuẩn hóa.
- Mức độ đổi mới cơng nghệ, cải tiến cơng nghệ của các cơng ty đóng tàu cịn chậm, dẫn
tới trình độ tiêu chuẩn hóa cịn thấp.
- Các cơng ty đóng tàu chưa coi trọng cơng tác đánh giá sự phù hợp. Tại hơn 25 cơng ty

đóng tàu được khảo sát hoạt động chứng nhận sự phù hợp chỉ có khoảng 6 cơng ty bước
đầu mới thực hiện cịn hơn 19 công ty khác không thực hiện, chưa quan tâm. Trong số các
cơng ty đóng tàu có hoạt động chứng nhận sự phù hợp, số tiêu chuẩn qui trình chiếm 15%,
số các tiêu chuẩn sản phẩm chi tiết thiết bị chiếm 5%, số tiêu chuẩn phục vụ cho quản lý, tổ
chức chiếm 1%. Như vậy, nhìn chung hoạt động chứng nhận sự phù hợp tại các cơng ty
đóng tàu cịn hạn chế, thực hiện chưa tốt.
Ngun nhân: Các cơng ty đóng tàu thiếu một chính sách tiêu chuẩn hóa; Lãnh đạo
công ty chưa coi trọng công tác tiêu chuẩn hóa, cơng tác thực hiện yếu; Chất lượng nguồn
nhân lực vẫn là một rào cản lớn; Đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở tiêu chuẩn chưa đảm bảo
yêu cầu.
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH CƠNG TÁC TIÊU CHUẨN HĨA Ở CÁC
CƠNG TY ĐĨNG TÀU VIỆT NAM
3.1. Quan điểm về cơng tác tiêu chuẩn hóa cơng ty
Tác giả đã đưa ra các quan điểm về cơng tác tiêu chuẩn hóa từ q trình phân tích đánh
giá thực trạng cơng tác tiêu chuẩn hóa tại các cơng ty đóng tàu Việt Nam, gồm:


20

- Cần có nhận thức đúng đắn về vai trị, nhiệm vụ của cơng tác tiêu chuẩn hóa cơng ty.
- Lãnh đạo phải coi trọng và có cam kết về cơng tác tiêu chuẩn hóa trong cơng ty.
- Cơng tác tiêu chuẩn hóa của các cơng ty đóng tàu phải phục vụ đắc lực cho chiến lược
và quy hoạch phát triển của ngành và các công ty.
- Thực hiện các giải pháp toàn diện và đồng bộ thúc đẩy hoạt động tiêu chuẩn hóa.
- Nâng cao trình độ tiêu chuẩn hóa của cơng ty trên cơ sở của tiến bộ khoa học kỹ thuật.
- Mở rộng các hoạt động hợp tác quốc tế về tiêu chuẩn hóa.
3.2. Các giải pháp cơ bản để đẩy mạnh cơng tác tiêu chuẩn hóa
3.2.1. Tập trung phát triển tiêu chuẩn hóa bên trong
Tiêu chuẩn hóa bên trong là cơng cụ hữu hiệu giúp cho các doanh nghiệp tận dụng tiềm
năng của mình trong thị trường tồn cầu. Tiêu chuẩn cơng ty được hài hịa với tiêu chuẩn

quốc tế chính là những cơng cụ tốt nhất có thể sử dụng để đo lường, so sánh cũng như nâng
cao hiệu quả và giảm lãng phí. Thực hiện tốt tiêu chuẩn hóa bên trong có ý nghĩa đột phá,
quan trọng cho doanh nghiệp trong tiến trình hội nhập quốc tế nói chung và của ngành cơng
nghiệp đóng tàu nói riêng, đồng thời đem lại các lợi ích cho các cơng ty đóng tàu.
3.2.2. Tăng cường bồi dưỡng và đào tạo kiến thức về tiêu chuẩn hóa cho cán bộ,
cơng nhân viên
Phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao về tiêu chuẩn hóa sẽ là cơ sở để các cơng ty
đóng tàu phát triển cơng tác tiêu chuẩn hóa cơng ty theo chiều sâu và bền vững. Hơn nữa,
thường xuyên giáo dục nhận thức cho các thành viên trong công ty đảm bảo rằng người lao
động nhận thức được tầm quan trọng của các công việc cũng như sự đóng góp của họ vào
việc đạt được mục tiêu tiêu chuẩn hóa.
Việc xây dựng hệ thống tiêu chuẩn trong tồn ngành đóng tàu là những bước đi cần thiết
giúp các cơng ty phát triển và duy trì một hệ thống tiêu chuẩn tồn diện nhất, góp phần
nâng cao năng lực cạnh tranh của các cơng ty đóng tàu trong nước với các cơng ty đóng tàu
nước ngồi. Như vậy, làm tốt giải pháp này sẽ giúp phát triển nguồn lực các cơng ty như
khắc phục tình trạng thiếu cán bộ tiêu chuẩn hóa cũng như nâng cao trình độ tiêu chuẩn hóa
cho cán bộ.
3.2.3. Các cơng ty đóng tàu cần coi trọng khâu kiểm tra, đánh giá công tác tiêu
chuẩn hóa
Sự phát triển nóng trong thời gian qua đã dẫn tới tình trạng phát triển khơng bền vững
của ngành đóng tàu nói chung và các cơng ty đóng tàu nói riêng, điều đó được thể hiện qua
khâu quản lý, chất lượng sản phẩm, giá thành sản phẩm, thời gian hồn thành sản phẩm,…
đều ở mức thấp. Điều đó cho thấy cơng tác tiêu chuẩn hóa của các cơng ty đã khơng được
coi trọng và vai trị của cơng tác tiêu chuẩn hóa chưa được đánh giá đúng dẫn đến việc
đánh giá, kiểm tra cơng tác tiêu chuẩn hóa ở các cơng ty thường khơng được thực hiện. Vì
vậy giải pháp này sẽ thúc đẩy lãnh đạo công ty có trách nhiệm, quan tâm tới cơng tác kiểm
tra, đánh giá và đưa cơng tác tiêu chuẩn hóa gắn chặt với hoạt động thực tiễn của cơng ty.
3.2.4. Hồn thiện tổ chức bộ phận tiêu chuẩn hóa của cơng ty
Giải pháp này góp phần thúc đẩy việc lãnh đạo các cơng ty và tổng cơng ty đóng tàu
hồn thiện, phân cấp bộ phận tiêu chuẩn hóa. Đồng thời giải pháp cịn thể hiện tính hiện

thực hóa một cách đồng bộ trong các cơng ty đóng tàu, phát triển theo chiều sâu. Làm tốt
giải pháp này sẽ đem lại những hiệu quả sau đây: Lãnh đạo cơng ty dễ kiểm sốt và theo
dõi, vì chỉ cần tập trung ở một bộ phận đầu mối; đưa tổ chức công ty vào nề nếp, xây dựng


21

bộ phận tiêu chuẩn hóa chun trách từ cơng ty mẹ tổng cơng ty đến các cơng ty đóng tàu
thành viên và có chức năng nhiệm vụ thực hiện cơng tác tiêu chuẩn hóa.
Khi các cơng ty đóng tàu có một chính sách tiêu chuẩn hóa rõ ràng, cụ thể, hoạt động
tiêu chuẩn hóa sẽ được mở rộng thơng suốt từ cấp lãnh đạo công ty đến cán bộ công nhân
viên. Mọi thành phần trong công ty đều tuân theo cam kết. Việc buông lỏng trong quản lý
hoạt động tiêu chuẩn hóa đã diễn ra từ lâu, điều này cũng là cơ sở để các cơng ty đóng tàu
thực hiện quy hoạch, phát triển cơng tác tiêu chuẩn hóa cơng ty của doanh nghiệp mình
theo xu hướng hội nhập và phát triển.
3.2.5. Đổi mới công nghệ trong các công ty đóng tàu
Các cơng ty đóng tàu có xu hướng đổi mới cơng nghệ nhằm nâng cao chất lượng sản
phẩm, vì vậy các tiêu chuẩn công ty xây dựng buộc phải nâng cao trình độ để phù hợp với
tiến bộ khoa học kỹ thuật. Giải pháp này sẽ là động lực thúc đẩy các cơng ty đóng tàu xây
dựng tiêu chuẩn có trình độ khoa học kỹ thuật tiến bộ. Để đạt được điều này, cơng tác tiêu
chuẩn hóa phải được quan tâm, đầu tư của lãnh đạo công ty và của cơ quan quản lý cấp
trên. Như vậy, các công ty đóng tàu cần xác định lấy tiêu chuẩn hóa là cơng cụ mang tính
chiến lược trong cơng ty và cần được coi trọng và phát huy hết vai trò của mình. Làm tốt
giải pháp này cơng tác tiêu chuẩn hóa sẽ giúp các cơng ty đóng tàu tối ưu hóa các nguồn
lực, tăng năng suất chất lượng, thúc đẩy tăng trưởng.
3.2.6. Các cơng ty đóng tàu cần coi trọng công tác đánh giá sự phù hợp
Về mặt lý luận, chứng nhận sự phù hợp mà trước hết là chứng nhận sự phù hợp với tiêu
chuẩn là một biện pháp đảm bảo sự tin tưởng cần thiết đối với bên cung cấp là cơng ty có
khả năng cung cấp sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ đáp ứng được yêu cầu của khách hàng.
Nói cách khác chứng nhận đã là một công cụ để thúc đẩy việc áp dụng tiêu chuẩn. Hoạt

động đóng tàu gồm nhiều cơng đoạn, q trình khác nhau trong đó phải kể đến khâu chuẩn
bị, soạn thảo các quy trình cơng nghệ, quy trình quản lý, kiểm tra và tổ chức sản xuất. Hiện
tại, tại các cơng ty đóng tàu có khoảng hơn 70% các quy trình cơng nghệ khơng qua chứng
nhận sự phù hợp, khoảng 90% các tiêu chuẩn sản phẩm và tiêu chuẩn môi trường khi xây
dựng không thông qua công tác chứng nhận sự phù hợp7. Nếu thực hiện tốt công tác này
trong thời gian đầu khi chưa ban hành các tiêu chuẩn, các cơng ty đóng tàu sẽ chủ động áp
dụng các tiêu chuẩn quá trình đã xây dựng vào hoạt động sản xuất, quản lý đóng tàu.
3.3. Kiến nghị
3.3.1. Đối với Bộ Giao thông vận tải
Bộ Giao thông Vận tải là cơ quan ban hành các tiêu chuẩn, qui chuẩn quốc gia về
ngành đóng và quản lý tàu thủy. Hệ thống tiêu chuẩn, qui chuẩn quốc gia được chia thành
TCVN và TCCT.
- Về TCVN trong lĩnh vực đóng tàu cần phải được điều chỉnh, sửa đổi bổ sung hàng
năm vì trong thực tế thời gian vừa qua trình độ và cơng nghệ đóng tàu tại một số doanh
nghiệp đóng tàu đã thực sự phát triển, các cơng ty đóng tàu cũng đã đầu tư con người, máy
móc và cơng nghệ (như Cơng ty đóng tàu Hạ Long, Bạch Đằng, Bến Kiền, Sơng Cấm), cho
nên các TCVN phục vụ đóng tàu cần chỉnh sửa cho phù hợp với thực tiễn cũng như trình
độ hài hịa với các tiêu chuẩn quốc tế và khu vực.

7

Kết quả được điều tra khảo sát tại các cơng ty đóng tàu tính đến 12/2012.


22

- Cần đổi mới khâu đề xuất và tổ chức xây dựng tiêu chuẩn để thuận lợi cho doanh
nghiệp tham gia vào từ ngay giai đoạn đầu. Đồng thời hàng năm cần phải rà sốt đánh giá
tồn bộ các TCVN lạc hậu, chú trọng khâu đề xuất các tiêu chuẩn thuộc lĩnh vực cần thiết
trong ngành đóng tàu. Các tiêu chuẩn lạc hậu phải được công bố hủy bỏ và phải công bố

thời gian thay thế để tránh khoảng trống khi doanh nghiệp áp dụng.
- Phải có cơ chế khuyến khích hoặc bắt buộc đối với các cơng ty đóng tàu phải coi
cơng tác tiêu chuẩn hóa là nhiệm vụ bắt buộc để phát triển doanh nghiệp. Tập trung phát
triển tiêu chuẩn cơng ty và có kế hoạch xây dựng các tiêu chuẩn cơng ty chính phục vụ cho
hoạt động đóng tàu. Trình độ các tiêu chuẩn cơng ty do cơng ty xây dựng phải chiếm tỷ lệ
hài hịa 90% với TCVN, 50% với TCQT và 60% với TCKV.
- Phải coi TCCT là nền tảng để xây dựng TCVN. Hiện nay số lượng TCCT hiện có
tại các cơng ty đóng tàu để chuyển đổi thành TCVN là rất ít, cho nên Bộ Giao thơng Vận
tải cần phải có giải pháp và cơ chế để tăng mức độ tỷ lệ TCCT có thể chuyển thành TCVN.
- Phải có kế hoạch đào tạo, phổ biến kiến thức cho cán bộ làm công tác tiêu chuẩn
hóa tại các cơng ty đóng tàu. Xây dựng chính sách đồng bộ và mang tính chất bắt buộc cho
các cơng ty đóng tàu cần phải có bộ phận và cán bộ chuyên trách làm về công tác tiêu
chuẩn hóa.
- Khuyến khích ngành đóng tàu áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực
nếu trình độ công nghệ của doanh nghiệp đáp ứng được yêu cầu. Việc xây dựng tiêu chuẩn
cần áp dụng giải pháp chuyển đổi các tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực thành tiêu
chuẩn Việt Nam, như vậy sẽ rút ngắn thời gian xây dựng và tiết giảm kinh phí. Trên cơ sở
đó các TCVN sẽ được các cơng ty đóng tàu có thể áp dụng trực tiếp hoặc chuyển đổi thành
tiêu chuẩn cơng ty sẽ ln đảm bảo độ chính xác và có tin cậy cao.
* Các cơng việc cụ thể trong thời gian tới Bộ Giao thông Vận tải cần thực hiện
như sau:
- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến để nâng cao nhận thức cho cơ quan
Tổng công ty đóng tàu và các cơng ty đóng tàu thành viên nắm vững và thực hiện đầy đủ
các quy định của pháp luật về Tiêu chuẩn và Tiêu chuẩn hóa, chú trọng công tác đào tạo, tập
huấn và hướng dẫn cho các cơng ty.
- Đào tạo nâng cao trình độ, kiến thức quản lý về tiêu chuẩn và tiêu chuẩn hóa cho
cán bộ lãnh đạo Tổng cơng ty cơng nghiệp tàu thủy và các công ty thành viên trực thuộc.
- Giao trách nhiệm cho các đơn vị chủ quản ngành đóng tàu (Cục Đăng kiểm Việt
Nam, Cục Hàng hải Việt Nam) ban hành các tiêu chuẩn công ty khi Tổng cơng ty đóng tàu
hoặc các cơng ty đóng tàu thành viên soạn thảo. Tăng cường tiềm lực, đầu tư cơ sở vật chất

kỹ thuật cho các đơn vị thực hiện công tác quản lý thuộc ngành.
- Cục Đăng kiểm Việt Nam, Cục Hàng hải Việt Nam phải phối hợp với Tổng cơng
ty đóng tàu thường xun cập nhật và cung cấp hoạt động xây dựng tiêu chuẩn từ các tổ
chức tiêu chuẩn hóa quốc tế và khu vực để rút kinh nghiệm và điều chỉnh phương pháp xây
dựng tiêu chuẩn cho phù hợp với điều kiện thực tế của các doanh nghiệp đóng tàu Việt
Nam. Đồng thời phải cập nhật cung cấp các tiêu chuẩn quốc tế, khu vực liên quan đến các
ngành, lĩnh vực nói chung và lĩnh vực đóng tàu nói riêng để phổ biến áp dụng hoặc điều
chỉnh xây dựng mới.
3.3.2. Đối với Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy


×