Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

Phát huy tốt việc tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường vào giảng dạy bộ môn công nghệ 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (18.23 MB, 32 trang )


CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
CẤP HUYỆN
Kính gửi: - Hội đồng Sáng kiến huyện Duy Xuyên.
Tôi ghi tên dƣới đây
TT

Họ và tên

01

Bà: Đỗ Thị
Kim Cúc

Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến “Phát huy tốt việc tích hợp
giáo dục bảo vệ mơi trường vào giảng dạy bộ môn Công nghệ 7”;
1. Chủ đầu tƣ tạo ra sáng kiến: Không;
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Dạy học;
3. Ngày sáng kiến đƣợc áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: 05/09/2018;
4. Mô tả bản chất của sáng kiến
Định hướng cho học sinh hiểu và ý thức được một số vấn về đề môi trường
đang được quan tâm hiện nay, có liên quan trực tiếp tới q trình học tập mơn
Cơng nghệ.
Làm rõ được vai trị của việc bảo vệ mơi trường đối với nhân loại nói
chung và với cuộc sống của người dân địa phương nói riêng. Từ đó, xây dựng
một mơi trường trong sạch, không bị ô nhiễm.
Nêu lên các giải pháp bảo vệ mơi trường nhìn từ góc độ Cơng nghệ (Bảo vệ
hệ sinh thái, bảo vệ Tài nguyên thiên nhiên, chống xói mịn đất, hạn chế hiệu
ứng nhà kính…). Bảo vệ nguồn nước, bảo vệ nguồn tài nguyên đất, tài nguyên


1


sinh vật, tài ngun rừng, bầu khơng khí….Tun truyền bảo vệ môi trường,
giữ vệ sinh môi trường nơi ở, nơi làm việc, học tập…
Giáo dục học sinh trở thành các tuyên truyền viên trong công tác bảo vệ
môi trường.
Việc giáo dục bảo vệ môi trường không chỉ cho hôm nay mà cịn cho cả
ngày mai. Nhằm xây dựng một mơi trường “ xanh, sạch, đẹp và an toàn” và
một xã hội trong lành.
Nghiên cứu đề xuất một số biện pháp giúp học sinh học tập có hiệu quả
mơn Cơng nghệ lớp 7 nhằm gây hứng thú trong học tập cho học sinh, góp phần
nâng cao chất lượng dạy học bộ môn. Đồng thời, giúp giáo dục ý thức bảo vệ
môi trường và yêu quý môi trường cho các em: “Giáo dục cho học sinh ý thức
bảo vệ môi trường là một giải pháp bảo vệ môi trường cho tương lai”. Mặc
khác, nâng cao chất lượng dạy và học môn Công nghệ trong trường THCS
Nguyễn Văn Trỗi , xã Duy Nghĩa, huyện Duy Xun, tỉnh Quảng Nam.
4.1. Phân tích tình trạng giải pháp đã biết
Từ những năm gần đây, những dấu hiệu cho thấy nạn suy thối mơi trường
ngày một rõ ràng hơn do nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân chủ yếu là
do tác động của con người. Phải gánh chịu nhiều hậu quả gây ra, con người đã
bắt đầu ý thức được về những ảnh hưởng có hại của mình đối với mơi trường
sống. Mơi trường có tác động trực tiếp tới sức khỏe của của con người: khơng
khí và nguồn nước bị ô nhiễm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người;
nhiều bệnh nan y phát sinh do ơ nhiễm mơi trường; nhiều người chết vì bệnh tật
do ô nhiễm môi trường gây ra; môi trường tác động đến điều kiện sống của con
người; khí hậu thay đổi, trái đất ngày càng nóng lên. Mấy năm gần đây, lũ lụt,
hạn hán xãy ra liên miên gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng: người chết, sạt lỡ
đất, xói mịn, nhà cửa, của cải bị chơn vùi,….
Mặc khác, q trình phát triển kinh tế xã hội ( KT-XH) cũng phần nào tác

động đến môi trường. Phát triển KT-XH là quá trình nâng cao điều kiện sống về
vật chất và tinh thần của con người qua việc sản xuất tạo ra của cải vật chất, cải
tiến quan hệ xã hội, nâng cao chất lượng văn hoá. Phát triển là xu thế chung của
từng cá nhân và cả loài người trong q trình sống. Giữa mơi trường và sự phát
triển có mối quan hệ hết sức chặt chẽ: môi trường là địa bàn và đối tượng của sự
phát triển, còn phát triển là nguyên nhân tạo nên các biến đổi của môi trường.
Hiện nay như chúng ta đã biết môi trường đang bị hủy hoại nghiêm trọng,
gây nên sự mất cân bằng sinh thái, sự cạn kiệt các nguồn tài nguyên ảnh hưởng
đến chất lượng cuộc sống. Một trong những nguyên nhân cơ bản gây nên tình
2


trạng trên là do tiến trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, sự yếu kém về khoa
học xử lí chất thải, sự thiếu ý thức và sự thiếu hiểu biết của con người.
Vấn đề ô nhiễm môi trường đang trở thành vấn đề nóng bỏng hiện nay và
vấn đề này ngày càng trở nên trầm trọng, đe dọa trực tiếp đến sự phát triển KTXH của đất nước, đe dọa đến sự tồn tại, sự phát triển của các thế hệ hiện tại và
thế hệ tương lai. Để giải quyết vấn đề ơ nhiễm mơi trường trong thời kì đẩy
mạnh cơng nghiêp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay khơng chỉ địi hỏi cấp
thiết đối với các cấp quản lí, các doanh nghiệp mà đó là trách nhiệm của cả hệ
thống chính trị và của cả tồn xã hội.
Do đó, để bảo vệ cái nơi sinh thành của mình, con người phải thực hiện
hàng loạt các vấn đề, trong đó có vấn đề giáo dục mơi trường. Cũng vì thế ngày
5 tháng 6 hàng năm trở thành “ Ngày môi trường thế giới”. Ở nước ta ngày 15/
11/ 2004 Bộ chính trị đã ra nghị quyết 41/NQ-TƯ về bảo vệ mơi trường trong
thời kì đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nghị quyết đã xác
định : “ Bảo vệ môi trường là một trong những vấn đề sống còn của nhân loại,
là yếu tố đảm bảo sức khỏe và chất lượng cuộc sống của nhân dân, góp phần
quan trong vào việc phát triển kinh tế- xã hội, ổn định chính trị, an ninh quốc
gia và thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta”. Một trong những giải
pháp hàng đầu, đó là: Thường xuyên giáo dục, tuyên truyền, xây dựng thói quen,

nếp sống và các phong trào quần chúng bảo vệ môi trường (BVMT). Việc giáo
dục bảo vệ môi trường (GDBVMT) ở nhà trường là một quá trình nhận thức
giúp các em hiểu biết về thiên nhiên và mơi trường, từ đó giúp các em có ý thức
quan tâm thường xun đến mơi trường, dần dần hình thành ở các em lịng u
thích, tơn trọng thiên nhiên, BVMT sống, phong cảnh đẹp, các di tích lịch sử của
đất nước.
Vì vậy, Bộ Giáo Dục & Đào Tạo nước ta đã đưa các nội dung BVMT vào
hệ thống giáo dục nhằm tác động lên thái độ, hành vi của học sinh bằng những
chương trình lồng ghép BVMT trong các môn học ở cấp Trung học Cơ sở và các
cấp học khác.
Thực tế trong những năm giảng dạy cũng như dự giờ đồng nghiệp ở
trường THCS Nguyễn Văn Trỗi tôi đã nhận thấy ý thức BVMT của đa số học
sinh chưa cao. Bên cạnh đó cịn tình trạng học sinh cho rằng việc BVMT là trách
nhiệm của chính quyền địa phương hoặc của người lớn. Thực trạng đó cho thấy
cơng tác GDBVMT cịn rất hạn chế. GDBVMT được lồng ghép trong nhiều môn
học ở trường Trung học cơ sở như: Lý, Hóa, Sinh, Cơng nghệ, Văn, Giáo dục
cơng dân, Địa lý, Lịch sử,…Trong đó mơn Cơng nghệ lớp 7 là một trong những
bộ mơn có thể đưa GDBVMT vào lồng ghép, tích hợp trong dạy học một cách
thuận lợi nhất vì các nội dung trong chương trình Cơng nghệ lớp 7 có thể
3


đề cập nội dung GDBVMT. Và để thực hiện nội dung lồng ghép BVMT vào
mơn học có hiệu quả, giáo viên phải có trách nhiệm xây dựng bài giảng có tác
dụng sâu sắc và có sự lan tỏa. Qua những bài học lồng ghép nội dung
GDBVMT, học sinh nhận thức được vai trị của mơi trường cũng như những tác
động tiêu cực của con người đối với môi trường chắc chắn các em sẽ quyết định
được hành vi của mình đối với môi trường. Từ những thực tế trên, với cương vị
là một giáo viên đang trực tiếp giảng dạy bộ môn Công nghệ 7 tôi rất băn khoăn
là làm thế nào để tích hợp GDBVMT vào giảng dạy có hiệu quả, mang tính giáo

dục cao, phù hợp với từng khối lớp, từng đối tượng học sinh, gây hứng thú học
tập cho học sinh nhưng lại không làm mất đi đặc trưng riêng của môn học. Từ
suy nghĩ trên nên tôi đã quyết định chọn và viết đề tài: “Phát huy tốt việc tích
hợp giáo dục bảo vệ mơi trường vào giảng dạy bộ mơn Cơng nghệ 7” để mong
góp một phần cơng sức nhỏ bé của mình, cùng chung tay nâng cao chất lượng
giáo dục nói chung, giáo dục bảo vệ mơi trường nói riêng. Tất cả vì một môi
trường: “ Xanh- Sạch - Đẹp” cho hôm nay và cho cả mai sau.
4.2. Nêu nội dung đã cải tiến, sáng tạo để khắc phục những nhƣợc
điểm của giải pháp đã biết
Sáng kiến “Phát huy tốt việc tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường vào
giảng dạy bộ môn Công nghệ 7” là sáng kiến nhằm góp phần đưa việc giáo dục
học sinh có ý thức tốt hơn đối với mơi trường sống, bên cạnh đó làm tăng tính
hứng thú cho mơn học.
Để tích hợp BVMT vào giảng dạy mơn Cơng nghệ nói chung, mơn Cơng
nghệ 7 nói riêng có hiệu quả là một việc không phải đơn giản và dễ dàng. Ngoài
việc giảng dạy đảm bảo được chuẩn kiến thức, kỹ năng của bộ mơn, giáo viên
cịn phải đưa những kiến thức giáo dục môi trường từ cuộc sống thực tế vào bài
giảng GDBVMT cho học sinh. Bên cạnh đó, giáo viên phải thường xun tìm tư
liệu về BVMT như tranh ảnh, các thí nghiệm có liên quan để phục vụ cho tiết
dạy GDBVMT.
Để giảng dạy các tiết có tích hợp BVMT đạt hiệu quả trước hết giáo viên
phải nắm chắc chắn chuẩn kiến thức, kỹ năng của bài đó, kết hợp tìm tư liệu có
liên quan(tranh, ảnh, đọan phim…)đến kiến thức BVMT của bài học đó qua báo
đài hoặc internet…, xác định được mục tiêu khi lồng ghép các kiến thức đó,
những đơn vị kiến thức đó phải dễ hiểu và sự vật hiện tượng mà giáo viên giới
thiệu phải nằm trong tầm hiểu biết của học sinh, tránh trường hợp nó trở thành
kiến thức trừu tượng, khó hình dung, rất dễ gây sự nhàm chán cho học sinh,
bằng phương pháp giảng dạy đưa những kiến thứ BVMT đơn giản, cụ thể gắn
liền với cuộc sống, với địa phương, kết hợp nhắc nhở của giáo viên sẽ là một
trong những yếu tố góp phần cho sự thành cơng cho tiết dạy có tích hợp BVMT.

4


Giáo viên nên linh hoạt trong quá trình giảng dạy, chuẩn bị cụ thể những
nội dung cần GDBVMT cho học sinh. Xây dựng những tiết học phát huy tính
tích cực của học sinh như dạy học tình huống, dạy học thơng qua các trị chơi,
đóng vai…Có như vậy, tiết học sôi nổi hơn, giúp học sinh khắc sâu kiến thức
hơn và nhớ lâu hơn.
Giáo viên cần liên hệ kiến thức thực tế, đặc biệt là tìm hiểu vấn đề mơi
trường ở địa phương, để từ đó các em có biện pháp và hành động cụ thể bảo vệ
môi trường, thường xuyên liên hệ với thực tế môi trường ở trường học, ở gia
đình, ở địa phương. Và đặc biệt, người giáo viên phải là một tấm guơng trong
vấn đề bảo vệ môi trường.
4.3. Nêu các điều kiện, phƣơng tiện cần thiết để thực hiện và áp dụng
giải pháp
Chuẩn bị tốt các điều kiện về cơ sở vật chất như phòng học bộ môn, các đồ
dùng dạy học cần thiết cho bài giảng như vật thật, tranh ảnh.
Máy tính, máy chiếu.
Nghiên cứu các tài liệu liên quan về một số phương pháp dạy học tích cực.
Sách giáo khoa và sách giáo viên mơn Cơng nghệ 7.
Các phần mềm quản lí được phép sử dụng trong trường học.
4.4. Nêu các bƣớc thực hiện giải pháp, cách thức thực hiện giải pháp
Do đặc trưng của bộ môn Công nghệ và thực tế áp dụng cho đối tượng học
sinh ở vùng khó khăn nên tôi chỉ lựa chọn một số phương pháp dạy học phù hợp
mà theo tơi thì dễ dàng áp dụng và đạt hiệu quả cao trong việc giáo dục bảo vệ
môi trường.
4.4.1. Xác định nội dung lồng ghép bảo vệ môi trƣờng vào từng bài
học trong môn Công nghệ 7
Bài 1: Vai trò, nhiệm vụ của trồng trọt. Ở mục I. Vai trò của trồng trọt,
giáo viên cần phải cho học sinh quan sát một số hình ảnh về vai trị quan trọng

của trồng trọt để giúp các em nắm được: Trồng trọt có vai trị rất lớn trong việc
điều hồ khơng khí, cải tạo mơi trường. Và ở mục III. Để thực hiện nhiệm vụ
của trồng trọt, cần sử dụng những biện pháp gì? Đối với biện pháp khai hoang,
lấn biển, giáo viên lưu ý cần phải có một tầm nhìn chiến lược để vừa phát triển
trồng trọt, tăng sản lượng nông sản, vừa bảo vệ tránh làm mất cân bằng sinh thái
môi trường biển và vùng ven biển.
Bài 2: Khái niệm về đất trồng và thành phần của đất trồng. Ở mục 2.
Vai trò của đất trồng, GV cung cấp những thông tin về những tác nhân gây ảnh
5


hưởng tới môi trường đất: nếu môi trường đất bị ô nhiễm (nhiều hoá chất độc
hại, nhiều kim loại nặng, nhiều vi sinh vật có hại.....) sẽ ảnh hưởng khơng tốt tới
sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng, làm giảm năng suất, chất lượng nơng
sản, từ đó ảnh hưởng gián tiếp tới vật nuôi và con người.
Bài 3: Một số tính chất chính của đất trồng. Ở mục II. Độ chua, độ
kiềm của đất, giáo viên nên cho học sinh quan sát một số hình ảnh về những việc
làm ảnh hưởng đến độ pH của đất: Độ pH của đất có thể thay đổi, mơi trường
đất tốt lên hay xấu đi tuỳ thuộc vào việc sử dụng đất như: Việc bón vơi làm
trung hồ độ chua của đất hoặc bón nhiều, bón liên tục một số loại phân hoá học
làm tăng nồng độ ion H+ trong đất và làm cho đất bị chua.
Bài 6: Biện pháp sử dụng, cải tạo và bảo vệ đất. Giáo viên cần cung
cấp thông tin cho học sinh: Đất không phải là nguồn tài ngun vơ tận. Cho học
sinh phân tích các ngun nhân làm cho đất xấu và nguy cơ diện tích đất xấu
ngày càng tăng: Sự gia tăng dân số; tập quán canh tác lạc hậu, không đúng kỹ
thuật; đốt phá rừng tràn lan; lạm dụng phân hoá học và thuốc bảo vệ thực vật;
……Từ đó có các biện pháp sử dụng và cải tạo phù hợp
Bài 7: Tác dụng của phân bón trong trồng trọt. Ở mục II. Tác dụng của
phân bón, giáo viên cung cấp kiến thức cho học sinh: Bón phân khơng đảm bảo
u cầu kĩ thuật gây tác hại gì ? Bón phân hữu cơ tươi, chưa phân huỷ cây trồng

không hấp thu được, làm ô nhiễm mơi trường đất, nước, khơng khí; bón q
nhiều phân đạm vơ cơ gây chua đất; lạm dụng phân hố học, hoặc bón khơng
cân đối làm giảm chất lượng sinh học của nông sản, gián tiếp gây bệnh cho
người và động vật. Ví dụ: Thừa đạm làm giảm tỉ lệ đồng trong cỏ khơ, gây bệnh
vơ sinh cho bị sinh sản; Thừa kali làm giảm magiê trong cỏ, gia súc nhai lại dễ
mắc bệnh co cơ.
Bài 9: Cách sử dụng và bảo quản các loại phân bón thơng thƣờng. Ở
mục II, III. Cách sử dụng và bảo quản phân bón, giáo viên yêu cầu học sinh biết
dựa trên cơ sở các đặc điểm của phân bón mà suy ra cách sử dụng, bảo quản hợp
lí các loại phân bón từ đó biết cách bảo vệ và chống ô nhiễm môi trường.
Bài 12: Sâu, bệnh hại cây trồng. Mục 1. Khái niệm về côn trùng. Qua
kiến thức về côn trùng, giáo viên hình thành cho học sinh có ý thức bảo vệ cơn
trùng có ích, phịng trừ cơn trùng có hại, bảo vệ mùa màng, cân bằng sinh thái
mơi trường.
Bài 13: Phịng trừ sâu, bệnh hại. Mục II. Các biện pháp phòng trừ sâu,
bệnh hại. Trên cơ sở phân tích ưu, nhược điểm từng biện pháp, giáo viên giúp
học sinh tự chỉ ra được biện pháp cần ưu tiên trong phòng trừ sâu, bệnh. Đối với
biện pháp hoá học biết cách khắc phục những tác động có hại cho mơi trường, từ
6


đó hình thành ý thức tự giác bảo vệ cây trồng, đồng thời BVMTsống. Có thể nêu
các ví dụ về những trường hợp ngộ độc thực phẩm do không tuân thủ các
nguyên tắc an toàn trong sử dụng các loại thuốc hoá học, những trường hợp
kháng thuốc trừ sâu….
Bài 20: Thu hoạch, bảo quản và chế biến nông sản. Giáo viên cần phải
giáo dục học sinh ý thức, trách nhiệm đối với cộng đồng qua việc thực hiện một
cách tự giác thu hoạch nông sản phải đảm bảo thời gian cách li sau khi sử dụng
các loại thuốc hoá học. Tuyệt đối tuân thủ các nguyên tắc vệ sinh an tồn thực
phẩm trong bảo quản và chế biến nơng sản, chỉ sử dụng những chất bảo quản

hoặc các chất phụ gia trong danh mục nhà nước cho phép và sử dụng đúng yêu
cầu kỹ thuật. Qua các ví dụ cho học sinh thấy được tác hại của việc trồng riêng
một luống rau sạch để nhà ăn bên cạnh những luống rau khơng đảm bảo an tồn
để đem bán, hoặc các ví dụ về sử dụng các hố chất độc hại trong bảo quản và
chế biến nông sản.
* Phần Lâm nghiệp
Bài 22: Vai trò của rừng và nhiệm vụ của trồng rừng. Mục I. Vai trò của
rừng và trồng rừng, giáo viên cần nâng cao nhận thức cho học sinh về vai trị của
rừng đến mơi trường sống: làm sạch khơng khí, điều hồ tỉ lệ O 2 và CO2, điều
tiết dòng nước chảy trên bề mặt và nguồn nước ngầm trong đất, chống rửa trơi,
xói mịn, giảm tốc độ gió, chống cát bay ….Cho học sinh phân tích để thấy
được nguyên nhân của các thảm hoạ thiên tai gần đây gây thiệt hại rất lớn về
người và của, hàng nghìn ha đất bị bạc màu, bị xói mịn trơ sỏi đá, nhiệt độ trái
đất tăng dần, môi trường bị ô nhiễm là vì rừng bị suy thối nghiêm trọng do việc
khai thác rừng bừa bãi gây nên. Cần thấy được rừng bị suy thối khơng phải chỉ
gây ảnh hưởng cục bộ một khu vực nào đó mà sẽ gây ảnh hưởng tồn cầu. Qua
đó giáo dục ý thức trách nhiệm cho mọi người trong việc bảo vệ và phát triển
rừng chính là BVMT sống cho con người. Giáo viên nên sử dụng các tư liệu
thực tế để minh hoạ, hoặc cho học sinh sưu tầm trước các tư liệu về sự tàn phá
rừng, tác hại của rừng bị suy thoái và tìm hiểu về nhận thức của người dân về
vai trò của rừng và ý thức bảo vệ rừng hiện nay như thế nào?
Bài 28: Khai thác rừng. Qua các biện pháp khai thác và phục hồi rừng,
giáo viên giáo dục học sinh có ý thức sử dụng hợp lí tài nguyên rừng hiện nay
đồng thời nâng cao ý thức bảo vệ rừng.
Bài 29: Bảo vệ và khoanh nuôi rừng. Qua nội dung của bài, giáo viên
giáo dục học sinh biết cách bảo vệ, ni dưỡng rừng đồng thời có ý thức bảo vệ
và phát triển rừng, tuyên truyền, phát hiện và ngăn chặn những hiện tượng vi
phạm luật bảo vệ rừng ở địa phương.
7



Bài 37: Thức ăn vật nuôi. Ở mục I. Nguồn gốc thức ăn vật nuôi, giáo
viên nên giới thiệu cho học sinh mơ hình khép kín VAC hoặc RVAC: vật nuôi sử
dụng các phụ phẩm nông nghiệp, sản phẩm thuỷ sản làm thức ăn, là một mắt
xích trong mơ hình VAC hoặc RVAC.
Bài 38: Vai trò của thức ăn vật ni. Ở mục II. Vai trị của các chất dinh
dưỡng trong thức ăn đối với vật nuôi, giáo viên cần cung cấp một số thông tin
cho học sinh về việc sử dụng các chất kích thích sinh trưởng có trong thức ăn vật
nuôi sẽ gián tiếp ảnh hưởng tới con người nếu con người sử dụng các sản phẩm
chăn nuôi chưa đủ thời gian cách li.
Bài 44: Chuồng nuôi và vệ sinh trong chăn nuôi. Giáo viên cần giúp
nâng cao nhận thức của học sinh về vai trò của chuồng nuôi và vệ sinh BVMT
trong chăn nuôi, vận dụng vào thực tiễn chăn ni gia đình: giữ gìn vệ sinh cho
vật nuôi và môi trường sống của con người.
Bài 46: Phịng, trị bệnh thơng thƣờng cho vật ni. Mục II. Nguyên
nhân sinh ra bệnh, Qua việc tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh cho vật ni, giáo
viên cần giáo dục góp phần nâng cao nhận thức cho học sinh về vai trị của vệ
sinh mơi trường trong chăn ni, có ý thức bảo vệ vật nuôi, BVMT. Nâng cao ý
thức tự giác phịng bệnh trong chăn ni gia đình cũng như trong cộng đồng.
Bài 49. Vai trị, nhiệm vụ của ni thuỷ sản. Ở mục I. Vai trị của ni
thuỷ sản, giáo viên giúp học sinh thấy được thuỷ sản là một mắt xích trong mơ
hình VAC, RVAC (sử dụng chất thải của chăn nuôi, sản phẩm phụ của trồng trọt;
cung cấp nguyên liệu cho chăn nuôi, nước tưới và bùn ao cho trồng trọt). Hạn
chế được sự nhiễm bẩn của môi trường (ăn mùn hữu cơ, ấu trùng muỗi …..), là
một mắt xích trong chu trình chuyển hố vật chất và năng lượng hoàn chỉnh
trong hệ sinh thái ao hồ.
Bài 54. Chăm sóc, quản lý và phịng trị bệnh cho động vật thuỷ sản
(tơm, cá). I. Chăm sóc tơm, cá. Giáo viên lưu ý cho học sinh vấn đề khi chăm
sóc cá phải chú ý về thời gian và cách thức cho cá ăn để tránh làm ô nhiễm môi
trường, dễ phát sinh bệnh cho cá.

Bài 56. Bảo vệ môi trƣờng và nguồn lợi thuỷ sản. Giáo viên giúp học
sinh tìm hiểu các ngun nhân ảnh hưởng đến mơi trường nuôi thuỷ sản:
Sinh hoạt của con người, các hoạt động công nghiệp, các hoạt động
nông nghiệp làm môi trường nước bị ô nhiễm nghiêm trọng;
Các hoạt động khai thác mang tính huỷ diệt với cường độ cao (dùng
điện, chất nổ…) làm cho các sinh vật bị tiêu diệt hết sạch khơng cịn khả năng
tái tạo;
8


Rừng đầu nguồn bị tàn phá gây ra các hiện tượng mưa lũ, hạn hán gây
tổn thất nguồn lợi thuỷ sản;
Đắp đập ngăn sông, xây dựng hồ chứa đã làm thay đổi môi trường sinh
thái, thay đổi bãi đẻ và các đường đi cũ theo mùa cũng bị thay đổi dẫn tới số
lượng lồi có thể bị thay đổi;
Thấy được ý nghĩa của việc BVMT thuỷ sản là để ngành chăn nuôi thuỷ
sản phát triển bền vững, cung cấp những sản phẩm sạch phục vụ đời sống con
người và phát triển nền kinh tế, từ đó đưa ra các biện pháp BVMT nước, nâng
cao ý thức bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản.
4.4.2. Xây dựng kế hoạch bài học có liên quan đến giáo dục bảo vệ
môi trƣờng cụ thể
Đối với học sinh THCS, cần giáo dục ý thức quan tâm đến môi trường,
trang bị cho các em những hiểu biết và kĩ năng cần thiết để các em có khả năng
xử lý một số vấn đề môi trường cụ thể.
Việc lựa chọn phương pháp để giáo dục bảo vệ môi trường một mặt phụ
thuộc vào môn học, mặt khác phụ thuộc vào điều kiện cụ thể của nhà trường.
Ví dụ: Bài 24. KHAI THÁC RỪNG
1. Mục tiêu về GDBVMT
Dạy xong bài này, giáo viên cần làm cho học sinh đạt được:
- Hiểu đúng mục đích của việc khai thác rừng và vai trò của phục hồi

rừng;
Phân biệt được các loại khai thác rừng, biết được đặc điểm, ưu, nhược
điểm của từng loại khai thác rừng;
Xác định được phương pháp khai thác rừng phù hợp trong từng điều
kiện địa hình cụ thể. Hiểu được điều kiện khai thác rừng hiện nay ở Việt Nam;
Giáo dục ý thức sử dụng tài nguyên rừng hợp lý và nâng cao ý thức bảo
vệ rừng, không khai thác rừng bừa bãi.
2. Chuẩn bị
Sưu tầm một số tranh ảnh về những khu rừng đang khai thác, rừng đã
khai thác trắng, rừng đã được phục hồi hoặc hình ảnh về hậu quả của việc khai
thác rừng bừa bãi: lũ lụt, đất xói mịn…
- Có thể sưu tầm băng đĩa hình giới thiệu về phương pháp khai thác
rừng.

9


Giáo viên cho học sinh tự tìm hiểu trước ở nhà về tình hình khai thác
rừng ở nước ta hiện nay, tìm hiểu về sự thiệt hại do thiên tai gây ra dối với nước
ta và trên thế giới trong những năm gần đây.
3. Gợi ý các hoạt động dạy học tích hợp GDBVMT
Giáo viên cho học sinh trình bày các vấn đề đã tìm hiểu trước theo hai
nội dung riêng biệt:
+ Tình hình khai thác rừng ở nước ta hiện nay;
+
Tình hình thiên tai và những thiệt hại mà nó gây ra cho lồi người trong
thời gian gần đây.
Giáo viên nêu vấn đề cho học sinh thảo luận: Hai nội dung này có mối
liên hệ gì với nhau hay khơng? Nếu có thì mối liên hệ này là gì?
Học sinh thảo luận để thấy được việc khai thác rừng bừa bãi, nhất là việc

tàn phá các khu rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ là một nguyên nhân quan trọng
dẫn tới các thảm họa thiên tai liên tiếp xảy ra gần đây, gây thiệt hại rất lớn về
người và của. (Trong q trình thảo luận giáo viên có thể gợi ý và định hướng
cho học sinh)
- Giáo viên tiếp tục nêu các vấn đề cho học sinh thảo luận:
+ Thế nào là khai thác rừng bừa bãi?
+
Để hạn chế tác hại của việc khai thác rừng bừa bãi, nên khai thác rừng
như thế nào?
+ Có những loại khai thác rừng nào? Ưu, nhược điểm của từng loại?
+ Các loại khai thác đó thường được áp dụng cho các loại địa hình nào?
+
Những nơi có độ dốc lớn hơn 150, nơi rừng phịng hộ có thực hiện khai
thác trắng được khơng? Tại sao?
+
Với điều kiện địa hình rừng Việt Nam hiện nay, nên áp dụng phương
pháp khai thác nào?
Sau khi thảo luận những vấn đề nêu trên, học sinh sẽ rút ra được những
kiến thức cần thiết về khai thác rừng và vận dụng được vào khai thác rừng ở Việt
Nam.
Giáo viên tiếp tục cho học sinh thảo luận: Nếu cứ khai thác rừng liên
tục, trong thời gian ngắn hoặc khai thác trắng mà khơng trồng rừng lại ngay có
tác hại gì?
Từ đó dẫn dắt cho học sinh tìm hiểu về vai trò và các biện pháp phục hồi
rừng sau khai thác.
10


4. Đánh giá
Giáo viên cho học sinh tự rút ra được bài học về tác hại của việc tàn phá

rừng bừa bãi, qua đó có ý thức tuyên truyền vận động mọi người hiểu đúng về
mục đích của việc khai thác rừng và tích cực tham gia trồng, bảo vệ và phát triển
rừng, nhất là rừng đầu nguồn.
4.4.3. Tích hợp kiến thức bảo vệ môi trƣờng bằng phƣơng pháp hoạt
động nhóm
Trong hoạt động nhận thức, nỗ lực của mỗi cá nhân học sinh là chưa đủ, cần
có sự tham gia của nhiều người. Do đó, giáo viên cần phải tổ chức cho học sinh
hoạt động hợp tác theo nhóm nhỏ. Tùy theo nội dung của từng bài học, từng vấn đề
thảo luận mà giáo viên phân chia nhóm cho phù hợp và phân bố thời gian hợp lí.
Việc tổ chức cho học sinh học tập theo nhóm gồm các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị thảo luận
- Phân chia nhóm, cử nhóm trưởng và thư kí, giới hạn thời gian thảo
luận;
-

Giáo viên nêu vấn đề, xác định nhiệm vụ thảo luận của từng nhóm;

-

Phát phiếu học tập cho từng nhóm;

-

Hướng dẫn cách thực hiện;

Giải đáp thắc mắc của học sinh trước khi chính thức đi vào hoạt động,
đồng thời ghi lại chủ đề và chỉ dẫn lên bảng hoặc máy chiếu…
Bước 2. Tiến hành thảo luận nhóm
Giám sát của giáo viên: Khi học sinh tiến hành hoạt động, giáo viên

chuyển từ vị trí người hướng dẫn sang vị trí người giám sát. Nhiệm vụ của giáo
viên lúc này là nhận biết tiến trình hoạt động của các nhóm, từ đó có những can
thiệp kịp thời để mang lại hiệu quả. Muốn vậy, khi giám sát hoạt động nhóm
giáo viên cần chú ý đến hoạt động mà các nhóm cần thực hiện;
-

Di chuyển, quan sát toàn bộ lớp để giám sát được mọi hoạt động;

+
Lắng nghe quá trình trao đổi của học sinh trong nhóm. Từ đó, giáo viên
có thể phát hiện ra những thú vị về khả năng đặc biệt của từng em, hướng dẫn
thảo luận của từng nhóm để điều chỉnh kịp thời;
+
Quan sát để xem có học sinh nào “đứng bên lề” hoạt động khơng? Nếu
có, giáo viên tìm cách đưa các em vào hoạt động chung của cả nhóm;
-

Nhận biết bầu khơng khí xem các nhóm hoạt động thật hay giả;

11


Trong suốt buổi thảo luận nhóm, giáo viên cần đi vịng quanh các nhóm
và lắng nghe ý kiến học sinh. Thỉnh thoảng cũng rất hữu ích nếu giáo viên xen
lời bình luận vào giữa cuộc thảo luận của các nhóm;
Nhắc nhở thời gian để các nhóm hồn thành hoạt động của mình đúng
thời gian quy định.
Bước 3. Kết thúc hoạt động nhóm
Đại diện từng nhóm lên trình bày trước lớp, có thể trình bày dưới hình
thức nói, viết hoặc kết hợp cả hai. Sau khi đại diện nhóm trình bày, giáo viên

cho các nhóm cịn lại góp ý;
Giáo viên chốt lại các ý kiến đưa ra định hướng đúng những vấn đề cần
nhớ sau khi thảo luận;
- Giáo viên nhận xét, hệ thống hóa những kiến thức, kĩ năng cần đạt
được.
Ví dụ: Bài 56: BẢO VỆ MƠI TRƢỜNG VÀ NGUỒN LỢI THỦY
SẢN – trang 152 (SGK Công nghệ 7)
Bài này gồm 3 nội dung: I. Ý nghĩa
II. Một số biện pháp bảo vệ môi trường
III. Bảo vệ nguồn lợi thủy sản
Giáo viên giao nhiệm vụ cho các nhóm về chuẩn bị các tình huống (mỗi
nhóm 1 tình huống, 1 nội dung). Cụ thể như
Chia lớp thành 6 nhóm, cử nhóm trưởng, thư ký. Nội dung của mỗi nhóm
cần thảo luận như sau:
Nhóm 1, 2. Tìm hiểu về tác hại của ô nhiễm môi trường đối với nuôi thủy
sản.
Nhóm 3, 4. Nội dung và các biện pháp bảo vệ mơi trường
Nhóm 5, 6. Nội dung quản lý nuôi thủy sản, khai thác nguồn lợi thủy sản
Sau đó các nhóm tự tìm hiểu tài liệu, kết hợp với liên hệ thực tế tại gia
đình và địa phương đưa ra cách giải quyết tình huống và nội dung kiến thức liên
quan.
Mỗi nhóm cử 1 đại diện trình bày trước lớp
Các nhóm khác nhận xét, phản biện để tìm ra kết quả hợp lý. Và đặc biệt
có thể áp dụng vào thực tế bảo vệ môi trường và nguồn lợi thủy sản tại địa
phương.

12


Giáo viên đóng vai trị là ban giám khảo, nhận xét và đưa ra kết luận cuối

cùng.
Thực hiện theo phương pháp này, học sinh học rất sôi nổi, thu hút tất cả
các thành viên trong lớp cùng tham gia, hiệu quả của tiết học rất cao.
4.4.4. Tích hợp kiến thức bảo vệ mơi trƣờng dƣới dạng các trị chơi,
hội thi tìm hiểu
Các trị chơi, hội thi tìm hiểu có ý nghĩa hết sức to lớn trong việc hình
thành ý thức bảo vệ mơi trường vì:
- Gây hứng thú cho học sinh khi nghiên cứu vấn đề về BVMT.
Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh đối với những
vấn đề về BVMT.
- Giúp học sinh mở rộng và nâng cao kiến thức về BVMT.
- Phát triển khả năng giao tiếp, khả năng làm việc hợp tác nhóm nhỏ.
- Hình thành khả năng tự học, tự nghiên cứu.
Để tổ chức giáo dục BVMT dưới hình thức này giáo viên cần tuân thủ các
bước sau đây:
Bước 1: Xác định tên chủ đề.
Bước 2: Xác định mục tiêu, nội dung.
Bước 3: Xác định thời gian, địa điểm.
Bước 4: Thành lập nhóm giám khảo
Bước 5: Tun truyền phát động trị chơi, hội thi.
Bước 6: Thiết kế chương trình.
Bước 7: Chuẩn bị cơ sở vật chất - thiết bị
Bước 8: Tiến hành trị chơi, hội thi.
Bước 9: Tổng kết, rút kinh nghiệm.
Ví dụ: Dạy bài 29: “BẢO VỆ VÀ KHOANH NUÔI RỪNG”
-Mục II. BẢO VỆ RỪNG
-Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi: “Làm thế nào để bảo vệ
rừng?”
13



-Ý nghĩa của trò chơi: Bảo vệ rừng là trách nhiệm của mọi người
-Giáo viên chọn 12 học sinh: đóng các vai (giấy A4, viết chữ rồi dán
trước ngực
+ Cán bộ kiểm lâm: 3 học sinh
+ Thợ săn: 2 học sinh
+ Người khai thác gỗ lậu: 2 học sinh
+ Người buôn gỗ lậu: 2 học sinh
+ Người dân địa phương: 2 học sinh
+ Thầy lang: 1 học sinh
Giáo viên chuẩn bị 100 chiếc kẹo: 20 màu đỏ tượng trưng cho các loại
gỗ quý, 20 chiếc màu xanh tượng trưng cho động vật sống trong rừng, 20 chiếc
màu trắng tượng trưng cho đất rừng, 20 cái vàng tượng trưng cho dựoc liệu, 20
chiếc màu tím tượng trưng cho các lâm sản khác.
- Xếp kẹo rải rác trên bàn giáo viên và bàn thứ nhất của học sinh
+
Các cán bộ kiểm lâm cố gắng giữ không cho số kẹo (rừng) mất đi;
những người khác tìm cách để lấy kẹo càng nhiều càng tốt
+ Trò chơi diễn ra khoảng 3 – 5 phút.
- Thảo luận:
+ Cán bộ kiểm lâm có thể giữ vẹn tồn số kẹo (rừng) khơng ?
+
Để có thể giữ vẹn toàn số kẹo (rừng) người kiểm lâm cần sự hỗ trợ của
những ai ?
+
Những người hỗ trợ cần phải làm gì để giúp người kiểm lâm có thể giữ
vẹn tồn số kẹo ( rừng) ?
4.4.5. Sử dụng hình ảnh trực quan vào giảng dạy để giáo dục bảo vệ
môi trƣờng.
Trong chương trình Cơng nghệ 7 có nhiều bài học địi hỏi phải có những

hình ảnh trực quan để học sinh dễ dàng hiểu sâu về nội dung của bài học. Từ
những hình ảnh trực quan giúp học sinh huy động sự tham gia của nhiều giác
quan kết hợp với lời nói, tạo điều kiện dễ hiểu, dễ nhớ và nhớ lâu, làm phát triển
năng lực chú ý, năng lực quan sát, óc tị mị khoa học của học sinh;
Tuy nhiên, nếu giáo viên không hiểu rõ phương tiện trực quan chỉ là
phương tiện nhận thức mà lạm dụng chúng hoặc khơng theo đúng u cầu sử
dụng chúng thì dễ làm cho học sinh phân tán sự chú ý, thiếu tập trung vào các
14


dấu hiệu cơ bản nhất. Thậm chí cịn làm hạn chế sự phát triển năng lực tư duy
trừu tượng của học sinh;
Trong q trình giảng dạy, bản thân tơi đã rút ra được những yêu cầu cơ
bản khi sử dụng phương pháp dạy học trực quan như sau:
+
Lựa chọn thận trọng các phương tiện trực quan sao cho phù hợp với mục
tiêu bài học;
+
Giải thích rõ mục đích trình bày phương tiện dạy học trực quan theo một
trình tự nhất định tùy theo nội dung bài giảng;
+
Các phương tiện đó cần chuẩn bị tỉ mỉ, chu đáo, tìm mọi biện pháp giải
thích rõ nhất những hiện tượng, sự diễn biến quá trình và kết quả của chúng;
những biện pháp hướng dẫn học sinh quan sát để phát hiện nhanh những dấu
hiệu bản chất của sự kiện, hiện tượng;
+
Cần tính tốn hợp lí số lượng phương tiện trực quan phù hợp với nội
dung của tiết học. Tránh tham lam trình bày nhiều hình ảnh, kéo dài thời gian
trình bày làm ảnh hưởng đến hiệu quả của tiết học;
+

Để học sinh tiến hành quan sát có hiệu quả, giáo viên cần xác định rõ
mục đích và yêu cầu của nhiệm vụ quan sát; hướng dẫn học sinh quan sát, cách
ghi chép các điều quan sát được. Trên cơ sở đó, giáo viên hướng dẫn học sinh
rút ra những kết luận đúng đắn, có tính khái qt và kết luận bằng ngơn ngữ rõ
ràng, chính xác;
+ Cần đảm bảo cho tất cả học sinh được quan sát;
+
Chỉ sử dụng các phương tiện dạy học khi cần thiết. Sau khi sử dụng xong
nên cất ngay để tránh làm mất tập trung chú ý của học sinh.
Sau đây là những hình ảnh đã được đưa vào sử dụng trong các tiết học:
Bài 1: Vai trò, nhiệm vụ của trồng trọt.

Hình ảnh về vai trị của trồng trọt
15


Một số hình ảnh về mất cân bằng sinh
thái Bài 2: Khái niệm về đất trồng và thành phần của đất trồng.

Sử dụng thuốc hóa học và sử dụng máy móc nặng phá hủy cấu trúc đất
Bài 3: Một số tính chất chính của đất trồng.

Hình ảnh bón vơi, bón phân hóa học ảnh hưởng đến độ pH của đất
Bài 6: Biện pháp sử dụng, cải tạo và bảo vệ đất.

Lạm dụng thuốc hóa học trong trồng trọt và hậu quả làm cho đất xấu đi
16


Bài 7: Tác dụng của phân bón trong trồng trọt.


Hình ảnh cây bị thừa đạm, thiếu magiê, thiếu canxi, thiếu kẽm

Hình ảnh so sánh lợi ích giữa bón phân hữu cơ và bón phân hóa học
Bài 9: Cách sử dụng và bảo quản các loại phân bón thơng thƣờng.

Tác hại của việc lạm dụng phân hóa học trong trồng trọt
17


Bài 12: Sâu, bệnh hại cây trồng.

Một số côn trùng có ích

Một số cơn trùng có hại

Bài 13: Phịng trừ sâu, bệnh hại.

Hình ảnh sử dụng hóa chất kích thích nông sản
Bài 20: Thu hoạch, bảo quản và chế biến nông sản.

Tiêm chất phụ gia vào dưa hấu – chuối bị ép chín bởi ngâm trong hóa chất
*Phần Lâm nghiệp.
Bài 28: Khai thác rừng.

Khai thác rừng bừa bãi

Biện pháp cải tạo rừng
18



Hành động vì mơi trường của học
sinh Bài 29: Bảo vệ và khoanh ni rừng.

Một số hành động vì mơi trường của học
sinh Bài 37: Thức ăn vật ni.

Mơ hình VAC khép kín

Mơ hình RVAC

Bài 38: Vai trị của thức ăn vật nuôi.

Sử dụng chất tạo nạc - chất tăng trọng trong chăn nuôi
19


Bài 44: Chuồng nuôi và vệ sinh trong chăn nuôi.

Công việc vệ sinh chuồng ni
Bài 46: Phịng, trị bệnh thơng thƣờng cho vật ni.

Một số biện pháp phịng bệnh cho vật ni
Bài 54. Chăm sóc, quản lý và phịng trị bệnh cho động vật thuỷ sản
(tôm, cá).

Nguyên nhân và hậu quả của nguồn nước bị ô
nhiễm Bài 56 : Bảo vệ môi trƣờng và nguồn lợi thuỷ sản.

20



Một số hoạt động của con người và công nghiệp gây ơ nhiễm nguồn nước

Hình thức khai thác thủy sản mang tính hủy diệt

Rừng đầu nguồn bị khai thác ảnh hưởng đến nguồn lợi thủy sản

Đắp đập, ngăn sông ảnh hưởng môi trường sinh thái của động vật thủy sản
4.5. Chứng minh khả năng áp dụng của sáng kiến
Tôi đã thực hiện các phương pháp nêu trên ở một số tiết dạy Công nghệ
khối 7 - Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi. Qua việc dạy học trên lớp có sử dụng
những phương pháp này, tôi nhận thấy học sinh hoạt động rất sơi nổi, tích cực.
Ý thức bảo vệ mơi trường của các em ngày càng nâng cao rõ rệt. Các em ln
ln giữ gìn vệ sinh trường, lớp sạch sẽ.
Sau khi áp dụng đề tài này vào quá trình giảng dạy, học sinh được bổ sung
kiến thức nhiều hơn về môi trường và bảo vệ môi trường. Ý thức bảo vệ môi
trường của học sinh được nâng cao rõ rệt. Học sinh luôn dọn dẹp trường, lớp
sạch sẽ. Quang cảnh sư phạm nhà trường luôn xanh, sạch, đẹp.
5. Những thông tin cần đƣợc bảo mật: Khơng;
6. Đánh giá lợi ích thu đƣợc hoặc dự kiến có thể thu đƣợc do áp dụng
sáng kiến theo ý kiến của tác giả
21


Qua kinh nghiệm giảng dạy bộ môn Công nghệ lớp 7 nhiều năm, bản thân
tôi đã áp dụng những phương pháp trên để giáo dục bảo vệ môi trường cho các
em học sinh lớp 7 trường THCS Nguyễn Văn Trỗi. Tơi thật sự hài lịng về kết
quả thu được, các em đã gần gũi hơn với thiên nhiên, có nhiều hành động cụ thể,
thói quen tốt trong việc BVMT. Các em ngày càng yêu thiên nhiên, hiểu được

tầm quan trọng của môi trường với cuộc sống và hơn nữa các em cịn biết cách
chăm sóc, giữ gìn hành tinh xanh như: tích cực tham gia các hoạt động quét dọn,
thu gom, phân loại rác thải,…Đặc biệt không cần nhắc nhở các em tự ý thức tưới
nước, nhổ cỏ, bắt sâu cho các cây kiểng, bồn hoa trong khuôn viên nhà trường
tạo khơng khí thân thiện, gần gũi trong mơi trường học tập. Mỗi ngày đến
trường là một niềm vui, tự hào của học sinh đối với ngơi trường mình học tập.
Bên cạnh đó, đề tài này cịn giúp cho giáo viên nắm rõ những nguyên
nhân dẫn đến việc các em học sinh chưa thật sự gần gũi với thiên nhiên và ý
thức BVMT của các em còn hạn chế. Đề tài còn đề ra những phương pháp giải
quyết hữu hiệu giúp giáo viên có thể từng ngày uốn nắn, giúp đỡ, hướng dẫn các
em trở thành người học sinh tốt, giúp các em hiểu biết về thiên nhiên và môi
trường, từ đó giúp các em có ý thức quan tâm thường xun đến mơi trường, dần
dần hình thành ở các em lịng u thích, tơn trọng thiên nhiên, BVMT sống,
phong cảnh đẹp và các di tích lịch sử của đất nước.
Tích hợp kiến thức giáo dục bảo vệ mơi trường cho học sinh là góp phần
hình thành thái độ, hành vi ứng xử, quan niệm đạo đức, ý thức sống có trách
nhiệm trước cộng đồng của các em học sinh trước xu thế phát triển của thời đại
về môi trường.
Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật
và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Duy Nghĩa, ngày 08 tháng 04 năm 2019
Ngƣời nộp đơn
Xác nhận và đề nghị của
Cơ quan, đơn vị tác giả công tác
Đỗ Thị Kim Cúc

22


23



PHỊNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƢỜNG THCS NGUYỄN

BÁO CÁO TĨM TẮT SÁNG KIẾN
Năm học 2018 - 2019

Kính gửi: Hội đồng Sáng kiến Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi;
I. TÓM TẮT SÁNG KIẾN:
TT

Họ và tên tác
giả
Bà: Đỗ Thị Kim
Cúc

Tên sáng kiến

“Phát huy tốt việc tích

giáo dục bảo vệ m
trường vào giảng dạy
mơn Cơng nghệ 7”


×